Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU TRANG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số :

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà
trường, kết hợp với q trình cơng tác thực tiễn, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến q thầy, cơ giáo Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, hỗ trợ cho tơi trong suốt q trình học tập
cũng như q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám đốc, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
- Các thầy, cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn, cùng các thầy, cô trong khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Quận ủy Long Biên, UBND Quận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền
đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo

mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời có những ý kiến quý
báu trong quá trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Trang

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và biểu đồ............................................................................................ viii
Danh mục hộp ...................................................................................................................ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................. x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................. xii
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3


1.5.

Những đóng góp mới........................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................ 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của chợ trong nền kinh tế ........................................................................ 6

2.1.3.

Vai trò của quản lý hệ thống chợ....................................................................... 10

2.1.4.

Các loại hình chợ ............................................................................................... 10

2.1.5.

Các nội dung quản lý chợ .................................................................................. 15

2.1.6.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chợ ............................................................. 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chợ ở một số nước trên thế giới ...................................... 25

2.2.2.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý
và phát triển chợ ................................................................................................ 27

iii

download by :


2.2.3.

Các chủ trương, chính sách của thành phố Hà Nội về công tác quản lý và
phát triển chợ ..................................................................................................... 29

2.2.4.

Kinh nghiệm quản lý chợ ở một số địa phương trong nước .............................. 29


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 32
3.1.

Đặc điểm quận Long Biên ................................................................................. 32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 39

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 39

3.2.2.

Phương pháp phân tích ...................................................................................... 41

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 42

4.1.

Thực trạng công tác quản lý chợ trên địa bàn quận Long Biên, thành phố
Hà Nội ............................................................................................................... 42

4.1.1.

Xây dựng và ban hành các văn bản, quy hoạch, kế hoạch quản lý chợ của
quận Long Biên, thành phố Hà Nội ................................................................... 42

4.1.2.

Về quản lý quy hoạch ........................................................................................ 44

4.1.3.

Quản lý về đầu tư xây dựng .............................................................................. 54

4.1.4.

Quản lý hoạt động kinh doanh chợ.................................................................... 61

4.1.5.

Công tác kiểm tra, giám sát ................................................................................. 73

4.1.6. Đánh giá chung .................................................................................................. 73
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận

Long Biên, thành phố Hà Nội ............................................................................. 77

4.2.1.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 77

4.2.2.

Các chính sách về quản lý chợ .......................................................................... 78

4.2.3.

Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................... 79

4.2.4.

Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chợ ................................................. 80

4.2.5.

Nguồn tài chính - kinh phí ................................................................................. 82

4.2.6.

Ý thức của người kinh doanh trong chợ và người mua hàng ............................ 82

4.2.7.

Chế tài xử phạt .................................................................................................. 83


4.2.8.

Sự phối hợp giữa các bên liên quan .................................................................. 84

iv

download by :


4.3.

Định hướng và các giải pháp quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội ........................................................................... 85

4.3.1.

Định hướng về quản lý, phát triển kinh tế trên địa bàn quận Long Biên,
thành phố Hà Nội .............................................................................................. 85

4.3.2.

Các giải pháp quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận Long Biên, thành
phố Hà Nội ........................................................................................................ 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 95
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 95

5.2.


Kiến nghị ........................................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 97

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

DA

Dự án

HTX

Hợp tác xã

KT

Kinh tế

NBH


Người bán hàng

NMH

Người mua hàng

PA

Phương án

QL

Quản lý

QLĐT

Quản lý đơ thị

TCKH

Tài chính kế hoạch

TNMT

Tài ngun mơi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội ..................... 33
Bảng 3.2. Dân số và mật độ dân số trên địa bàn quận Long Biên................................ 35
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế trên địa bàn Quận giai đoạn
2010 - 2015 .................................................................................................. 37
Bảng 3.4. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra ............................................................ 40
Bảng 4.1. Công tác quy hoạch chợ giai đoạn 2010 - 2015 ........................................... 45
Bảng 4.2. Các chợ được xây mới, cải tạo giai đoạn 2010 - 2015................................. 46
Bảng 4.3. Các dự án xây dựng, cải tạo chợ giai đoạn 2016 - 2020 .............................. 48
Bảng 4.4. Các chợ xây dựng mới giai đoạn 2015 - 2016 ............................................. 49
Bảng 4.5. Hiện trạng các chợ hạng 2 trên địa bàn quận Long Biên ............................. 50
Bảng 4.6. Hiện trạng các chợ hạng 3 trên địa bàn quận Long Biên ............................. 51
Bảng 4.7. Tình hình chợ cóc, tụ điểm bán hàng ........................................................... 53
Bảng 4.8. Các chợ đang cải tạo và đang lập dự án cải tạo ........................................... 55
Bảng 4.9. Các công tác đảm bảo hoạt động của chợ .................................................... 61
Bảng 4.10. Đánh giá của người bán hàng về giá thuê ki ốt ............................................ 63
Bảng 4.11. Diện tích kinh doanh của người bán hàng trong chợ ................................... 64
Bảng 4.12. Đánh giá của người bán hàng và người mua hàng về hàng hóa kinh
doanh trong chợ ........................................................................................... 64
Bảng 4.13. Đánh giá của người bán hàng về một số nội dung cơ bản trong công
tác quản lý chợ ............................................................................................. 66
Bảng 4.14. Đánh giá của người mua hàng và người bán hàng về công tác quản
lý người bán hàng trong chợ ........................................................................ 67
Bảng 4.15. Đánh giá về công tác quản lý vệ sinh môi trường và an toàn thực
phẩm trong chợ ............................................................................................ 69

Bảng 4.16. Thực trạng khai thác điểm kinh doanh ở một số chợ ................................... 70
Bảng 4.17. Đánh giá về công tác tổ chức sắp xếp các điểm kinh doanh trong
chợ ................................................................................................................ 71
Bảng 4.18. Đánh giá về hoạt động trông giữ các phương tiện tiện và hàng hóa ............ 72
Bảng 4.19. Đánh giá về cơng tác phịng chống cháy nổ ................................................ 73
Bảng 4.20. Kết quả kiểm tra công tác nội quy PCCC, nội quy chợ và các
phương tiện PCCC ....................................................................................... 74
Bảng 4.21. Trình độ chuyên môn và độ tuổi của BQL chợ ............................................ 81

vii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội .................. 34
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế quận Long Biên năm 2015 ................................................ 36
Biểu đồ 4.1. Tình hình thực hiện quy hoạch chợ giai đoạn 2010 - 2015 ....................... 46
Biểu 4.1.

Sơ đồ quy trình thực hiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ ...................... 57

Biểu 4.2.

Sơ đồ các bước thực hiện phương án xã hội hóa xây dựng chợ ............... 60

Biểu đồ 4.2. Mức giá thuê chỗ bán hàng........................................................................ 62

viii


download by :


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1. Công tác thu chi của Ban quản lý chợ ............................................................ 68
Hộp 4.2. Cần rà soát lại hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn Quận .................................... 80
Hộp 4.3. Cịn tồn tại các chợ cóc, tụ điểm bán hàng .......................................................... 83
Hộp 4.4. Việc áp dụng các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh ............................................ 84
Hộp 4.5. Định hướng phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận Long Biên ................ 86

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
Tên Luận văn: “Quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý chợ trên địa bàn quận Long Biên đã
được quan tâm, kịp thời rà soát, lập phương án cải tạo sửa chữa, xây dựng mới những
chợ có cơ sở vật chất xuống cấp bằng nguồn vốn xã hội hóa. Bộ máy kinh doanh chợ
hoạt động hiệu quả do gắn quyền hạn với trách nhiệm. Các chợ trên địa bàn cơ bản
được phát triển đồng bộ. Tuy nhiên trong công tác quản lý chợ cịn một số bất cập, chưa

hình thành nếp sống văn minh thương mại, quản lý nhà nước đối với các chợ còn hạn
chế, còn tồn tại một số tụ điểm bán hàng, chợ cóc, chợ tạm. Các chế tài xử phạt chưa
được áp dụng triệt để, chưa phát huy được tính răn đe đối với cả người bán hàng và
người mua hàng.
Trong nghiên cứu này tôi tập trung phân tích đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý chợ trên địa bàn quận Long Biên từ đó đề xuất giải pháp hồn
thiện cơng tác quản lý hệ thống chợ trên địa bàn trong thời gian tới. Tương ứng với đó là
mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý chợ; (2) Đánh giá thực trạng công tác quản lý chợ trên địa bàn quận Long
Biên, thành phố Hà Nội; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
chợ; (4) Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý chợ trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Trong đề tài, tôi sử dụng số liệu thứ cấp như tình hình chung của quận Long
Biên và cơng tác xây dựng, quản lý chợ trên địa bàn quận Long Biên; các số liệu mới
được thu thập trên cơ sở khảo sát sâu ở 6 chợ trên địa bàn: 8 cán bộ lãnh đạo Quận và
phường, 15 cán bộ quản lý chợ, 120 người bán hàng, 120 người mua hàng trong các chợ
đã được phỏng vấn và thảo luận. Các nội dung phỏng vấn tập trung vào thực trạng công
tác quản lý chợ và các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chợ, các bất cập chính
trong quản lý chợ và các đề xuất kiến nghị của các bên. Phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh là những phương pháp chủ yếu để phân tích đề tài.
Thực trạng quản lý chợ được đánh giá trên 5 khía cạnh: cơng tác xây dựng và
ban hành văn bản, quản lý quy hoạch, quản lý về đầu tư xây dựng, quản lý hoạt động
kinh doanh chợ, công tác kiểm tra, giám sát. Công tác quy hoạch được kịp thời rà soát,

x

download by :


lập phương án cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới những chợ khơng cịn đảm bảo về cơ sở

hạ tầng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo,
sửa chữa lớn, nâng cấp chợ được thực hiện trên cơ sở quy hoạch chợ và theo đúng quy
trình. Các chợ trên địa bàn đều do các doanh nghiệp tư nhân và các Hợp tác xã quản lý
đã phát huy được tính hiệu quả do gắn quyền hạn với trách nhiệm. Hoạt động quản lý
chợ trên địa bàn Quận nhìn chung được người bán hàng, người mua hàng đánh giá tốt.
Công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên được thực hiện gắn với tiêu chí chợ văn minh
thương mại.
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy công tác quản lý chợ bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố: điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách về quản lý chợ, cơ sở hạ tầng, trình độ,
năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chợ, nguồn tài chính - kinh phí, ý thức của người kinh
doanh trong chợ và người mua hàng, chế tài xử phạt, sự phối hợp giữa các bên liên quan.
Trong thời gian tới, các nhóm giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý hệ thống
chợ trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đó là: (1) Nâng cao chất lượng
cơng tác quy hoạch: cần xây dựng quy hoạch hệ thống chợ với mật độ, quy mô, cơ cấu
hạng chợ phù hợp, các chợ phải quy hoạch tại các vị trí thuận tiện giao thơng; chú trọng
đến việc di dời hoặc xóa bỏ các chợ có vị trí khơng phù hợp hoặc hiệu quả hoạt động
kém, chợ tạm. (2) Hồn thiện cơng tác đầu tư xây dựng chợ: UBND các phường cần rà
soát quỹ đất trên địa bàn để ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới chợ phục vụ nhu cầu đời
sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn và khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác các chợ. (3) Hoàn thiện cơ chế, chính sách:
hồn thiện và thực hiện đúng theo quy định các chính sách về đất đai, tài chính; huy
động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng chợ. (4) Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ
quản lý chợ: để khắc phục tình trạng đa số cán bộ quản lý các chợ khơng có nghiệp vụ
chun ngành, chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm, cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức về công tác quản lý chợ cho số cán bộ hiện có và đào tạo những cán bộ
chuyên về công tác quản lý chợ lâu dài. (5) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát gắn
với tính hiệu quả của các chế tài xử phạt: tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột xuất để
kịp thời nắm được thực trạng quản lý chợ, chất lượng hàng hóa lưu thơng trong chợ,
cơng tác phịng chống cháy nổ,... (6) Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước: các phịng
chun mơn của Quận và UBND các phường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình

thực hiện tốt các nội dung liên quan đến công tác quản lý chợ.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Writer: Nguyen Thi Thu Trang
Thesis: The management of market system in Long Bien district, Hanoi city
Major: Economic management

Code: 60.34.04.10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
In recent times, the management of market system in Long Bien district has been
concerned and reviewed on time to make plan for the repair as well as new market
constructions. The business system of market has been worked efficiently because of
linkage between the rights and responsibility. The markets in the place developed
systematically. However, the management of market system in Long Bien district still
shows some drawbacks, prevent modern trade somehow, such as the existence of some
temporary markets which are not in plan. Besides, the punishment is not strict enough to
both buyers and sellers.
In the research, I focus on analyzing the situation and the effects which affect on
the management of market system in Long Bien district, in order to recommend some
solutions to complete the issue in the place in the next time. Following these specific
objectives, including: (1) Systematize the issue of theory and practice in the
management of market system; (2) Evaluate the situation of the management of market
system in Long Bien district, Hanoi; (3) Analyze the factors which affect to the
management; (4) Recommend some basic solutions to complete the issue in the place.

The writer is applying secondary data as the general situation of construction,
management of market system in Long Bien district; primary data are done by deep
investigating 6 markets with 8 leaders from commune and district, 15 staff of market
management, 120 sellers and 120 buyers are interviewed and discussed. The content of
interviews are concentrated on the situation of market management and the factors
which affect to the management, the main drawbacks in market management and
recommendations of stakeholders. Descriptive statistic and comparative statistic are
used mainly to analyze the research.
The situation of market management in Long Bien district was examined in 5
dimensions; the issue of documents, the management of plan, the management of
construction investment, the management of operating, examining and monitoring. The
plan is reviewed timely to make plan for restoring and new constructing from socialize
capital. All the projects of those are done officially, according to the market plan.
Markets are managed by private companies and cooperatives. Overall, it is said well by

xii

download by :


the sellers and the buyers. The issue of examining and monitoring is implemented
regularly, based on the criteria of trade culture.
The research showed some factors which affect to the management of market
system, including: socio-economic conditons, the polices, the capacity of staff, the
financial funds, the awareness of buyers and sellers, the punishment and the cooperation
of stakeholders.
In the next time, some solutions should be applied to complete the issue, they
are: (1) Continue to improve the quality of market plan: with suitable density, volume
and proportion types of market; it should be convenient traffic, relocate or move
markets which work inefficiently; (2) Complete the issue of construction investment:

The people’s committee communes should review the land fund to prioritize building
new markets and encourage various economic sectors; (3) About policies: complete and
practice the regulations in land, finance correctly; (4) Enhance the knowledge and skills
for permanent staff through education; (5) enhance the regular examining and
monitoring based on efficiency and punishment; (6) Enhance the structure of State
management, specialized departments to perform the issue of market management
better.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống, là nơi trao đổi hàng hoá,
cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống
hàng ngày của người dân. Trong nền kinh tế hiện nay, hệ thống chợ đóng một
vai trị hết sức quan trọng trong việc tổ chức lưu thơng hàng hố. Vai trị của
hệ thống chợ càng trở nên quan trọng hơn trong sự nghiệp phát triển kinh tế,
phục vụ đời sống nhân dân và đóng góp một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà
nước, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của đất nước.
Quận Long Biên được thành lập trên cơ sở tách ra từ địa giới hành chính
của huyện Gia Lâm, có tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng. Các loại hình
hiện đại của chợ như siêu thị, trung tâm thương mại được đầu tư phát triển và
đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của người dân như Trung tâm thương mại
Savico, Vincom, AEON, Mipec, Fivimart,... Song song với đó, cơng tác quản lý
chợ trên địa bàn quận Long Biên thời gian qua đã được quan tâm, phát triển.
Trên địa bàn Quận hiện có 28 chợ dân sinh với diện tích 75.921m2 và đã bố trí

chỗ ngồi ổn định cho 3.011 hộ kinh doanh do các Công ty tư nhân và Hợp tác
xã quản lý bằng nguồn vốn xã hội hóa, được phân bổ 14/14 phường, đảm bảo
mỗi phường có ít nhất 1 chợ dân sinh phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của
người dân. Các chợ đã được đầu tư về cơ sở vật chất, đảm bảo vệ sinh an tồn
thực phẩm, vệ sinh mơi trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chợ còn tồn tại một số
bất cập cần quan tâm như chưa hình thành nếp sống văn minh thương mại, quản
lý nhà nước đối với các chợ còn nhiều hạn chế, cơng tác tổ chức các hoạt động
trong chợ cịn một số yếu kém dẫn đến tình hình trật tự đơ thị xung quanh các
chợ chưa được đảm bảo, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, hiện tượng
chợ cóc, chợ tạm chưa được giải tỏa triệt để và cịn xảy ra tình trạng tái diễn.
Trong thời gian qua, đã có một số đề tài nghiên cứu về cơng tác quản lý
chợ như: “Tăng cường quản lý nhà nước mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Gia
Lâm” - Nguyễn Thu Giang (2011) - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; “Giải
pháp phát triển hệ thống chợ, siêu thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020” - Nguyễn
Xuân Chín (2011) - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; “Nghiên cứu giải pháp

1

download by :


hoàn thiện quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Đàm Quang Hưng
(2013) - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; “Nghiên cứu hệ thống chợ và siêu
thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” - Vũ Thị Nga (2013) - Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội; “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của
các hộ tại chợ Hà Đông” - Nguyễn Thị Thu Hà (2013) - Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội. Các đề tài đã nghiên cứu thực trạng và các hoạt động khai thác,
quản lý chợ tại các địa bàn khác nhau, mà chưa có đề tài tập trung nghiên cứu về
công tác quản lý chợ trên địa bàn quận Long Biên.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hệ
thống chợ trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận
văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
chợ; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý chợ.
- Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận Long Biên,
thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý hệ thống chợ trên
địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác
quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận nào về công tác quản lý chợ?
- Các cơ sở thực tiễn gì trong cơng tác quản lý chợ?
- Thực trạng quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận Long Biên thành phố
Hà Nội như thế nào?
- Công tác quản lý chợ đã đạt được những kết quả gì, cịn có những bất
cập gì?

2

download by :



- Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến quản lý hệ thống chợ trên địa bàn
quận Long Biên, thành phố Hà Nội?
- Định hướng và giải pháp chủ yếu nào nhằm hồn thiện cơng tác quản lý hệ
thống chợ trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý chợ trên địa bàn quận Long
Biên, thành phố Hà Nội.
- Đối tượng khảo sát: tư thương bán hàng; người mua hàng; cán bộ quản
lý chợ; lãnh đạo địa phương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Tập trung vào các công tác quản lý chợ như: ban hành các văn bản, chính
sách, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý hoạt động kinh doanh
chợ, công tác kiểm tra, giám sát và tập trung vào các nhóm chợ hạng 2 và hạng 3
mà không khảo sát các siêu thị, trung tâm thương mại.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2015 đến tháng 2/2016;
- Số liệu đã công bố: số liệu, báo cáo của Quận ủy, phòng Kinh tế, Phịng
Tài ngun mơi trường, Tài chính - kế hoạch Quận,... từ 2010 - 2014;
- Và các số liệu sơ cấp năm 2015.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI
- Đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý chợ qua việc phân tích các khái niệm cơ bản, vai trị của chợ cũng như
cơng tác quản lý chợ, các loại hình chợ, các nội dung và các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý chợ. Trên cơ sở phân tích các kinh nghiệm quản
lý chợ của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan và một số mơ hình quản
lý chợ của khu vực đồng bằng sơng Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh để

thấy được mơ hình quản lý chợ phù hợp với xu thế phát triển và tối ưu nhất.

3

download by :


- Trên cơ sở lý luận về công tác quản lý chợ, đề tài đã đánh giá thực
trạng quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận Long Biên về công tác quản lý
quy hoạch, đầu tư xây dựng, hoạt động kinh doanh chợ và công tác kiểm tra giám sát.
- Qua ý kiến của các đối tượng được điều tra, khảo sát để phân tích và làm
rõ các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý hệ thống chợ trên địa bàn cũng như
tác động của các yếu tố này tới công tác quản lý chợ.
- Dựa vào các định hướng phát triển của địa bàn, đề tài đề xuất các giải
pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm chợ
Trên thực tế, tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều khái niệm khác
nhau về chợ:
- Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành:
“Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc

những buổi nhất định”; “Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để
trao đổi hàng hóa, thực phẩm hằng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất
định (chợ phiên)”,...
- Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương
mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ: “Chợ là mạng lưới thương nghiệp được
hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội”.
- Theo Nghị định số 11/VBHN-BCT, quy định về phát triển và quản lý
chợ của Bộ Công thương ban hành ngày 23/01/2014 “Chợ là loại hình kinh
doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ
chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng
hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư”.
- Mở rộng khái niệm chợ cịn có một số thuật ngữ sau:
(1) Phạm vi chợ: Là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao
gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như bãi để xe, kho
hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.
(2) Chợ đầu mối: Là chợ có vai trị chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng
hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành
hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
(3) Điểm kinh doanh tại chợ: Bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki - ốt. Cửa
hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện
tích quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm.

5

download by :


Theo Đại từ điển Tiếng Việt - NXB Văn hóa Thông tin (2004) “Chợ là nơi
tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa, thực phẩm hàng ngày
theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định”. Đây là khái niệm có tính khái qt

cao với những cấu thành cơ bản nhất: nơi - không gian; ngày, buổi nhất định thời gian và nhiều người tụ họp để mua bán - có sự tham gia của nhiều người với
mục đích mua và bán. Cùng với q trình phát triển của kinh tế thương mại, khái
niệm chợ cũng cần được thay đổi cho phù hợp hơn, hoàn thiện hơn.
Từ những điểm tụ hội chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết
luận: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển
mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông
người mua, người bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành do
u cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo
các chu kỳ thời gian nhất định.
* Khái niệm quản lý chợ
Quản lý được hiểu theo nhiều nghĩa, nó có thể là sự trơng coi, sự giữ gìn
hay sự tác động. Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi
trường (Đào Thị Thu Hà, 2004).
Theo từ điển tiếng Việt - NXB Thanh niên (2001) quản lý là việc tổ chức,
điều khiển và theo dõi thực hiện.
Quản lý chợ là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý đối với sự hình thành, phát triển mạng lưới cũng như đối với các hình
thức quản lý trực tiếp hoạt động của các chợ nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt
ra từ trước.
2.1.2. Vai trò của chợ trong nền kinh tế
2.1.2.1. Chợ có vai trị quan trọng trong lưu thơng hàng hóa
Chợ là nơi gặp nhau giữa người bán và người mua. Nó thu hút số lượng
đơng đảo người tham gia, là trung gian liên kết giữa người sản xuất với người
tiêu dùng, người sản xuất với người sản xuất, người bán buôn với người bán
buôn, với người bán lẻ và với người tiêu dùng. Thông qua chợ người tiêu dùng
có thể mua được các sản phẩm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình, từ
các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày đến các phương tiện phục vụ tiêu
dùng cho sản xuất (Phạm Quang Thao, 2008).


6

download by :


2.1.2.2. Thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa
Việt Nam cũng như các nước khác, khi đã gia nhập WTO, thị trường hàng
hoá sẽ được mở rộng; các sản phẩm của nước ngoài sẽ tràn ngập thị trường trong
nước. Khi đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ thay đổi, họ sẽ hướng tới các
sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả phải chăng. Để thoả mãn nhu cầu này thì
buộc các nhà cung ứng hàng hố trên chợ hay đội ngũ thương nhân kinh doanh
tại chợ phải thay đổi theo, chính điều này dẫn tới hệ quả làm thay đổi sản xuất
hàng hoá trong nước theo hướng tích cực. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh và
mức tiêu thụ tốt trên thị trường, các nhà sản xuất buộc phải nâng cao chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm của mình (Phạm Quang Thao, 2008).
Trong bối cảnh mới, chợ sẽ là đầu mối để xuất khẩu một số mặt hàng sang
các nước, đặc biệt là hàng nông sản thực phẩm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối
với các hộ nơng dân. Nhu cầu về hàng hố của mỗi thị trường là khác nhau
nhưng đều đòi hỏi rất cao và khắt khe về chất lượng. Do đó, khi đưa hàng vào
chợ để buôn bán, xuất khẩu, các hàng hố khơng đảm bảo về chất lượng sẽ bị
loại bỏ. Để đạt được mức chất lượng tốt, thay vì áp dụng các phương thức sản
xuất cũ họ sẽ phải áp dụng những công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất hàng
hoá. Từ đấy, nền sản xuất hàng hoá trong nước nói chung và nền sản xuất nơng
nghiệp nói riêng sẽ phát triển ở tầm cao hơn (Phạm Quang Thao, 2008).
Ngồi ra, chợ cịn là nơi quảng bá sản phẩm, nhất là những sản phẩm
riêng có của mỗi vùng, địa phương đến các vùng khác, địa phương khác, mở ra
các cơ hội phát triển sản phẩm nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường trong nước
và xuất khẩu ra nước ngoài (Phạm Quang Thao, 2008).
2.1.2.3. Chợ thúc đẩy khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa phát
triển kinh tế tồn diện

Đại bộ phận các khu vực nơng thơn, vùng sâu, vùng xa hiện có nền kinh tế
phát triển chưa mạnh, nhiều nơi vẫn còn nặng về tự cung tự cấp. Thu nhập bình
quân của dân cư khu vực này rất thấp nên các loại hình thương mại bán lẻ hiện
đại thường không thu hút được sự quan tâm của người dân. Các khu trung tâm
thương mại, siêu thị hầu như chưa được quan tâm đầu tư xây dựng và nếu có thì
chúng cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả với cư dân trong vùng. Vì vậy, chợ
vẫn là nơi cung ứng và tiêu thụ hàng hoá chủ yếu tại các vùng này và là nhân tố
thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn (Phạm Quang Thao, 2008).

7

download by :


Chính nền sản xuất nơng nghiệp nhỏ, lạc hậu đã sản sinh ra nền thương
nghiệp nhỏ, mà hiện thân của nó là hệ thống chợ nơng thơn. Nghĩa là, giữa nền
sản xuất nơng nghiệp và hệ thống chợ đã có quan hệ tương hỗ và gắn bó với
nhau. Thơng qua hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, chợ đã làm thức dậy
trong người nông dân nhận thức về sản xuất hàng hoá. Làm cho hàng chục triệu
người sản xuất nhỏ hồ nhập vào trào lưu sản xuất hàng hố. Qua đó tác động trở
lại đối với sự phát triển của chợ về quy mô, số lượng, sự phân bổ mạng lưới… Sự
phồn thịnh của chợ chính là biểu đo đếm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp,
nông thôn (Phạm Quang Thao, 2008).
Cùng với sự khởi sắc của loại hình chợ chun doanh, chợ đầu mối đã góp
phần định hướng cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh
cao hơn, góp phần làm cho cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cây trồng, vật nuôi được
điều chỉnh hợp lý, lao động dôi dư ở nông thôn có lối thốt tích cực. Điều này thể
hiện rõ nhất ở khu vực miền núi, biên giới và đây là bài học không chỉ cho vùng
nông thôn mà là kinh nghiệm chung, nhất là vùng có mật độ dân số cao, diện tích
canh tác bình qn đầu người thấp (Phạm Quang Thao, 2008).

2.1.2.4. Góp phần phát huy và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc
Các giá trị văn hoá truyền thống được gìn giữ thơng qua các phiên chợ, chợ
hội, chợ lễ, chợ Tết… Văn hoá của chợ được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác
nhau như văn hố ẩm thực, văn hố giao tiếp… Chợ hình thành và phát triển góp
phần củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống, ngành nghề dịch vụ ở nông
thôn (Khuyết danh - Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).
Đối với người dân: đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy chợ
làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả việc
dựng vợ gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hị hẹn của lứa đơi, vì vậy người
dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như là
người dưới xuôi thường gọi. Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời, và
nó là những bản sắc văn hố vơ cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta
(Khuyết danh - Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).
Đối với chính quyền: ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địa
điểm duy nhất hội tụ đông người. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả các
thơn bản và các dân tộc. Vì thế, đã từ lâu, Chính quyền địa phương đã biết lấy chợ
là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

8

download by :


nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyên tạc
đường lối của Đảng. Từ phong trào kế hoạch hố gia đình đến kỹ thuật chăm sóc
cây trồng vật ni, vệ sinh phịng dịch… đều có thể được phổ biến một cách hiệu
quả ở đây. Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xi đều được bố trí ở trung
tâm cụm, xã (nhất là miền núi). Trong mỗi chợ đều giành vị trí trung tâm làm công
tác tuyên truyền (Khuyết danh - Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).
Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành một

địa điểm thu hút khách du lịch (như Chợ Tình ở Sa Pa, chợ Cầu Mây ở Nam
Định…). Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quan tâm
quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách du lịch trong
và ngồi nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia (Khuyết danh Thư viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ
đã hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt
của người dân, nhưng khơng vì thế mà chợ mất đi vai trị của mình mà có thể
nói chợ đã hồn thành vai trị lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ
chính là sự hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh
mới, đó là siêu thị và trung tâm thương mại (Khuyết danh - Thư viện Học liệu
mở Việt Nam, 2015).
2.1.2.5. Làm nền tảng cho sự chuyển đổi, phát triển các mơ hình kinh doanh mới
Theo quy luật phát triển thì về lâu dài các chợ cóc, chợ tạm đều phải xoá
bỏ, một số chợ hạng 1 sẽ được chuyển đổi thành các trung tâm thương mại, siêu
thị; các chợ hạng 2 và 3 từng bước được quy hoạch, tiến tới kiên cố hố. Mơ hình
quản lý kinh doanh sẽ dần dần chuyển từ Ban quản lý sang hợp tác xã, hoặc
doanh nghiệp quản lý và kinh doanh chợ (Phạm Quang Thao, 2008).
2.1.2.6. Chợ là nơi đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước
Hàng năm các khoản thu từ chợ đóng góp cho ngân sách Nhà nước là
khơng nhỏ thơng qua việc khai thác quản lý chợ. Đó là các khoản thu từ thuế,
phí chợ, phí trơng xe, phí mơi trường, vệ sinh… Hoạt động của chợ đã góp
phần tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội: mỗi một người bn bán ở chợ địi
hỏi từ 1 đến 2 người giúp việc bán hàng, một số người sản xuất hoặc khai thác
nguồn hàng… nên số lao động thực tế sẽ được nhân lên cao hơn nhiều lần
(Phạm Quang Thao, 2008).

9

download by :



2.1.3. Vai trị của quản lý hệ thống chợ
Cơng tác quản lý cần thiết đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, từ
mỗi đơn vị sản xuất - kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân; từ một gia
đình, một đơn vị dân cư đến một đất nước và những hoạt động trên phạm vi khu
vực, phạm vi toàn cầu. Quản lý giúp các tổ chức và các thành viên của nó thấy rõ
mục tiêu và hướng đi của mình. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đối với
mọi con người và tổ chức, giúp tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình, đạt
được thành tích ngắn hạn và dài hạn, tồn tại và phát triển không ngừng (Đào Thị
Thu Hà, 2004).
Để tồn tại và phát triển phù hợp với tình hình phát triển của địa phương,
đất nước, hệ thống chợ không thể hình thành một cách tự phát mà cần sự phối
hợp nhiều yếu tố để hướng tới mục tiêu chung. Hàng hóa được tạo ra ngày một
nhiều, đáp ứng tính chun mơn hóa, đa dạng hóa; trong khi mức sống của người
dân ngày càng cao đòi hỏi hệ thống chợ phải đáp ứng được các nhu cầu mua sắm
của con người để cạnh tranh với hàng loạt các hệ thống siêu thị, trung tâm
thương mại.
Quản lý giúp cho hệ thống chợ thấy được định hướng phát triển, đầu tư
xây dựng và khai thác sử dụng; để đạt được các kế hoạch đã đề ra cả trong ngắn
hạn và dài hạn. Quản lý chợ giúp cho phối hợp tất cả mọi nguồn lực như đất đai,
tài chính, nhân lực để đạt được hiệu quả trong xây dựng, quản lý và khai thác sử
dụng chợ. Thông qua quản lý chợ ý thức của người bán hàng và người mua hàng
dần tăng lên do có các quy định, nội quy sử dụng chợ và các chế tài xử phạt góp
phần đảm bảo trật tự xã hội trên địa bàn; góp phần đồng bộ hệ thống cơ sở hạ
tầng, tính mỹ quan của một địa phương, khu vực.
2.1.4. Các loại hình chợ
2.1.4.1. Theo thứ hạng (loại) chợ
Căn cứ Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi bổ sung
Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ đã xếp
hạng chợ theo các loại sau:

- Chợ hạng 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh (tối thiểu 3m2/ ĐKD),
được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; được đặt ở các vị trí
trung tâm kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành
hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên. Chợ có mặt bằng

10

download by :


phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch
vụ tại chợ: trơng giữ xe, bốc xếp hàng hố, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo
lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hố, vệ sinh an tồn thực phẩm và các
dịch vụ khác.
- Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 đến 400 điểm kinh doanh (tối thiểu
3m2/ĐKD), được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; được
đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xun
hay khơng thường xun. Chợ có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô
hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng
hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng. Quy mô xây
dựng chợ từ 1 đến 3 tầng.
- Chợ hạng 3: Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh (3m2/ĐKD) hoặc các
chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ chủ yếu phục vụ
nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
Quy mô xây dựng chợ từ 1 đến 2 tầng.
2.1.4.2. Theo tính chất và quy mơ cơ sở vật chất
Căn cứ Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi bổ sung
Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ:
- Chợ kiên cố: Là chợ được xây dựng theo một thiết kế hoàn chỉnh với đầy
đủ các yếu tố của một cơng trình kiến trúc có độ bền trên 10 năm. Thông thường

chợ được xây bằng gạch hoặc bằng khung cột bê tông cốt thép; mái che bằng bê
tơng hay lợp bằng ngói hoặc bằng tơn. Chợ có thể xây dựng một hoặc nhiều tầng,
phục vụ cho các hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ.
- Chợ bán kiên cố: Là chợ được xây dựng theo thiết kế nhưng chưa hoàn
chỉnh, bên cạnh những bộ phận được xây kiên cố bằng gạch, ngói, xi măng, gỗ,
sắt thép… cịn có những bộ phận xây tạm có độ bền dưới 10 năm (dãy, lán…).
- Chợ tạm: Là chợ mà cửa hàng, lều, lán dựng lên có tính chất tạm thời,
chưa được quy hoạch, chưa được xây dựng thành những cơng trình kiên cố.
Thơng thường, những chợ tạm được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu tranh
tre, nứa lá để tạm thời che mưa, che nắng, có thời hạn sử dụng ngắn.
- Chợ ngồi trời: Là những chợ khơng có mái che, khơng có khn viên rõ
ràng, họp chợ chủ yếu trên những bãi trống, các sườn đồi, dọc đường giao thông
hoặc trên các bến sông, bến cảng….

11

download by :


×