Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.34 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH VĂN HÀ

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TIÊN LỮ TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Minh Tiến

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đinh Văn Hà

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến người thầy TS. Trần Minh Tiến đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Viện Thổ nhưỡng
Nông hóa và các anh chị em trong phịng Phát sinh học và phân loại đất đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Tiên Lữ, phịng tài ngun và mơi
trường, phịng Nơng nghiệp huyện Tiên Lữ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian

nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đinh Văn Hà

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ vıết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................... 3

2.1.1.

Khái niệm về đơn vị bản đồ đất đai .................................................................... 3

2.1.2.

Khái niệm đặc tính đất đai và tính chất đất đai .................................................. 3

2.1.3.


Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất nông nghiệp bền vững............................. 3

2.1.4.

Các Yếu Tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp ........................................... 7

2.2.

Các nghiên cứu chính về đánh giá đất đai ........................................................ 13

2.2.1.

Đánh giá thích hợp đất đai trên thế giới và sự ra đời phương pháp đánh
giá thích hợp đất đai của FAO .......................................................................... 13

2.2.2.

Quy trình đánh giá đất đai của FAO ................................................................. 13

2.2.3.

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................ 16

2.2.4.

Đánh giá đất đai ở Việt Nam ............................................................................ 17

2.2.5.

Một số kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho quy hoạch sử

dụng đất ở Việt Nam......................................................................................... 17

2.3.

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) trong đánh giá đất đai và là cơ
sở cho việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ..................................................... 20

iii

download by :


2.3.1.

Khái quát về hệ thống thông tin địa lý (GIS) ................................................... 20

2.3.2.

Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai trên thế giới .......................................... 21

2.3.3.

Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai ở Việt Nam ........................................... 21

2.3.4.

Phương pháp chồng xếp bản đồ trong sử dụng hệ thống thông tin địa lý
(GIS) ................................................................................................................. 22

Phần 3. Nộı dung và phương pháp nghıên cứu .......................................................... 23

3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 23

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 23

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 23

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 23

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội..................................................................... 23

3.4.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Lữ .............................................. 23

3.4.3.

Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên ......... 23

3.4.4.


Định hướng sử dụng các đơn vị đất đai của huyện Tiên Lữ ............................. 23

3.4.5.

Đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp cho huyện Tiên Lữ. ................................. 24

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 24

3.5.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .............................................................. 24

3.5.2.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai ............................................................................................................... 25

3.5.3.

Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo FAO ................................. 25

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 25

3.5.5.

Phương pháp SWOT......................................................................................... 25


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 26
4.1.

Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ................................................................. 26

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 26

4.1.2.

Đặc đıểm kınh tế, xã hộı ................................................................................... 30

4.1.3.

Tàı nguyên đất của tỉnh hưng yên..................................................................... 34

4.1.4.

Tài nguyên đất của huyện tiên lữ ...................................................................... 37

4.1.5.

Luận gıảı ý nghĩa của vıệc lựa chọn các đơn tính đất đaı để xây dựng bản
đồ đơn vị đất đaı cho huyện Tıên Lữ ................................................................ 38

4.2.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Lữ .............................................. 39


iv

download by :


4.3.

Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện tiên lữ tỉnh Hưng Yên ............ 40

4.3.1.

Kết quả nghiên cứu về đất sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Lữ .................... 40

4.3.2.

Xác định các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................................... 46

4.3.3.

Xác định và phân cấp các chỉ tiêu của bản đồ đơn vị đất đai ........................... 47

4.3.4.

Xây dựng bản đồ đơn tính ................................................................................ 48

4.3.5.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................ 62


4.3.6.

Mô tả các đơn vị đất đai ................................................................................... 64

4.4.

Định hướng sử dụng các đơn vị đất đai của huyện Tiên Lữ ............................. 66

4.4.1.

Các loại sử dụng đất chủ yếu ............................................................................ 67

4.4.3.

Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo kết quả xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai .................................................................................................... 70

4.5.

Đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp cho huyện Tiên Lữ .................................. 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 75
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 75

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 76


Tàı lıệu tham khảo ........................................................................................................ 77
Phụ lục .......................................................................................................................... 79

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

ĐGĐ

Đánh giá đất

QH&TKNN


Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Lữ ......................................................... 39
Bảng 4.2. Bảng phân loại đất và chú dẫn bản đồ đất huyện Tiên Lữ ............................ 42
Bảng 4.3. Thống kê diện tích các đơn vị đất theo đơn vị hành chính ........................... 43
Bảng 4.4. Thống kê diện tích các đơn vị đất theo đơn vị hành chính (Tiếp theo) ........ 44
Bảng 4.5. Các yếu tố đơn tính xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .................................... 47
Bảng 4.6. Bảng phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ......................... 48
Bảng 4.7. Bảng thống kê diện tích loại đất huyện Tiên Lữ ........................................... 51
Bảng 4.8. Bảng thống kê diện tích thành phần cơ giới huyện Tiên Lữ ......................... 53
Bảng 4.9. Bảng thống kê diện tích mức độ glây huyện Tiên Lữ ................................... 55
Bảng 4.10. Bảng thống kê diện tích độ phì nhiêu tầng đất mặt huyện Tiên Lữ .............. 57
Bảng 4.11. Bảng thống kê diện tích địa hình tương đối huyện Tiên Lữ ......................... 59
Bảng 4.12. Bảng thống kê diện tích chế độ tiêu thốt nước huyện Tiên Lữ ................... 61
Bảng 4.13. Đặc tính của các đơn vị đất đai huyện Tiên Lữ ............................................ 63

Bảng 4.14. Các loại sử dụng đất của huyện Tiên Lữ ...................................................... 67

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Quy trình đất giá đất đai của FAO .............................................................. 14

Hình 4.1.

Sơ đồ hành chính huyện Tiên Lữ ................................................................ 27

Hình 4.2.

Mơ hình Dem độ cao .................................................................................. 28

Hình 4.3.

Bản đồ đất vùng sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Lữ .............................. 45

Hình 4.4.

Bản đồ chuyên đề thổ nhưỡng .................................................................... 52

Hình 4.5.


Bản đồ chuyên đề thành phần cơ giới ......................................................... 54

Hình 4.6.

Bản đồ chuyên đề mức độ Glây .................................................................. 56

Hình 4.7.

Bản đồ chuyên đề độ phi tần đất mặt .......................................................... 58

Hình 4.8.

Bản đồ chuyên đề địa hình tương đối ......................................................... 60

Hình 4.9.

Bản đồ chuyên đề chế độ tiêu thoát nước ................................................... 61

Hình 4.10. Bản đồ đơn vị đất đai .................................................................................. 64
Hình 4.11. Bản đồ định hướng đề xuất cơ cấu cây trồng.............................................. 74

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đinh Văn Hà
Tên đề tài: “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông
nghiệp huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên”.

Ngành: Quản lý Đất đai

Mã số: 62.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai cho huyện và đánh giá được những thuận
lợi khó khăn cho sản xuất nông nghiệp theo định hướng phát triển của tỉnh.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Lữ.
- Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.
- Định hướng sử dụng các đơn vị đất đai của huyện Tiên Lữ.
- Đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp cho huyện Tiên Lữ.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu đơn tính để xây dựng bản đồ Đơn vị đất đai.
- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo FAO.
- Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp SWOT.
Kết quả chính và kết luận
Bản đồ đơn vị đất đai huyện Tiên Lữ được xây dựng trên cơ sơ lựa chọn 6 chỉ tiêu
đơn tính: Loại đất, thành phần cơ giới, mức độ Glây, độ phì nhiêu tầng đất mặt, địa hình
tương đối và khả năng tiêu thoát nước trên đồng ruộng.
Các căn cứ để lựa chọn phân cấp các chỉ tiêu dựa vào các nghiên cứu khoa học đã
có, hướng dẫn của FAO và áp dụng vào thực tế của huyện Tiên Lữ. Từ đó xây dựng
được bản đồ đơn vị đất đai gồm có 17 đơn vị đất đai.

ix


download by :


Trên diện tích 5.726,94 ha với 17 đơn vị đất đai, diện tích trung bình của mỗi đơn
vị đất đai là 336,88 ha trong đó, đơn vị đất đai số 9 có diện tích lớn nhất với 1.935,26
ha, đơn vị đất đai số 11 có diện tích là nhỏ nhất.
Trên cơ sở các đơn vị đất đai đã xây dựng, chúng tơi có một số đề xuất hướng sử
dụng và cải tạo trên các nhóm đơn vị đất đai chính như sau:
Đối với các cây trồng như: ngô, rau, cây họ đậu được đề xuất bố trí trồng trên các
bãi sông Luộc, chú ý trồng luân canh và bổ sung chất dinh dưỡng cho các vùng đất này.
Đề xuất trồng các giống lúa chịu ngập, các khu vực có địa hình trũng thì đào ao,
thả cá và trồng các loại cây ăn quả.
Đề xuất trồng một số vùng chuyên canh cây mầu cho huyện, mang lại giá trị kinh
tế cao cho bà con nơng dân.
Bố trí được 6 loại hình sử dụng đất trên huyện Tiên Lữ dựa theo đặc tính, tính
chất của các đơn vị đất đai.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dinh Van Ha
Thesis title: Land unit mapping to serve the orientation of agricultural land use in Tien
Lu district, Hung Yen province.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
- Create a land unit map for the district and evaluate the advantages and
disadvantages for agricultural production in accordance with the development
orientation of the province.
- Direction to use agriculture of the Hung Yen province, Tien Lu district.
Materials and Methods
* Study contents:
- Natural conditions Economic and social characteristics.
- Assessment of current land use status of Tien Lu district.
- The results of the land unit map of Tien Lu district, Hung Yen province.
- Orientation and improvement of land units of Tien Lu district.
- Proposed direction of agricultural production area for Tien Lu district.
* Methods:
- Method of collecting secondary materials.
- Method of determining single criteria for land unit mapping.
- Method of land unit mapping FAO.
- Data processing methods.
- Method of SWOT.
Main findings and conclusions
Land unit map of Tien Lu district was built on the basis of selecting 6 single
criteria: soil type, texture, gley level, topsoil fertility, relative topography and drainage
capacity in the field.
Being grounds for decentralization of indicators based on existing scientific
studies, FAO guidelines, and the practical application of Tien Lu district. Since then,
build a land unit map of 17 land units.

xi


download by :


On an area of 5,726.94 hectares with 17 land units, the average area of each land
unit is 336.88 hectares. In which, land unit 9 has the largest area with 1,935.26 hectares,
land unit 11 had the smallest area.
On the basis of established land units, we have some proposals for use and
improvement on main groups of land units as follows:
Crops such as maize, vegetables and legumes, are proposed to be planted on
the Luoc riverbed, attention should be paid to rotational crops and nutrient inputs to
these lands.
Propose planting of flooding resistance rice varieties, digging ponds in lowland
terrains, raising fish and planting fruit trees.
Propose some areas to plant cash crops for the district, bringing high economic
value to farmers.
Arrange 6 land use types in Tien Lu district based on land units’ characteristics.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai đóng vai trị quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Một mặt, đất đai phải dành cho sản xuất
nông nghiệp, đủ bảo đảm nhu cầu lương thực và thực phẩm nuôi sống con người.
Mặt khác, khi dân số tăng, nhu cầu về đất ở và các hạ tầng cơ sở phục vụ sinh hoạt
cũng phải tăng theo nên làm giảm diện tích đất canh tác, đòi hỏi con người cần phải
sử dụng đất đai đúng mục đích, chính vì vậy đánh giá đất đai có vai trị rất lớn để

giúp con người sử dụng đất một cách hiệu quả và làm cơ sở để định hướng quy
hoạch sử dụng đất cho các cấp, các ngành.
Trong sản xuất nơng nghiệp thì đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu không
thể thay thế được. Việc cải tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nơng
nghiệp đều dựa trên việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất. Từ đó
xác định được những tiềm năng, ưu thế cũng như những hạn chế của các hoạt
động canh tác hiện tại, tạo cơ sở đề xuất những giải pháp và xây dựng kế hoạch
sử dụng đất hợp lý.
Đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái xuất phát từ quan điểm phát triển
nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc,
đa dạng những cân bằng về sinh thái một cách tự nhiên, trong đó các yếu tố tác động
một cách tương hỗ cùng tồn tại và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi
trường trong lành.
Tiên Lữ là một trong 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên, nằm về phía Nam
của tỉnh, trên trục Quốc lộ 39A, 38B và tỉnh lộ 200. Với tổng diện tích tự nhiên
là 92,96 km2, mật độ dân số trung bình 1207 người/ km2.
Trên địa bàn huyện có các tuyến đường quốc lộ 39A, 38B, 200, huyện lộ 61,
201, 203B, 203C, đê 195 chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản
xuất và giao lưu hàng hố với Thái Bình, Hải Phịng, Hải Dương....và các huyện
khác trong tỉnh.
Trong thực tế cho thấy hiệu quả từ việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, lợi
thế từ đất đai mang lại là rất lớn. Nhiều địa phương đã và đang phối hợp với các
Viện nghiên cứu, áp dụng phương pháp đánh giá đất theo FAO để phân tích và
đánh giá tiềm năng của đất.

1

download by :



Đơn vị bản đồ đất đai là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất trong đánh
giá đất đai, các đơn vị đất đai riêng biệt thể hiện “đặc tính và tính chất” khác
nhau và có liên quan đặc biệt đến các điều kiện sinh thái và môi trường tự nhiên
của mỗi vùng. Các đặc tính đất đai ảnh hưởng đến tính thích hợp sản xuất của các
loại sử dụng đất và nó trả lời trực tiếp cho yêu cầu sử dụng đất. Xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai là một căn cứ cơ sở khoa học quan trọng để phục vụ cho quá tình
đánh giá đất đai.
Xác định các đơn vị bản đồ đất là một nội dung quan trọng trong quy trình
đánh giá đất của FAO giúp các chuyên gia có cơ sở để thực hiện các bước tiếp
theo của đánh giá đất được hiệu quả và chính xác.
Do đó, việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai nhằm đánh giá chính xác quỹ
đất cả về số lượng lẫn chất lượng, làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng đất đai
phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Tiên Lữ là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ
định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên” đã được
chọn lựa và thực hiện
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện và đánh giá được những thuận
lợi khó khăn cho sản xuất nông nghiệp theo định hướng phát triển của tỉnh.
- Định hướng sử dụng đất cho huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Toàn bộ quỹ đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Thành lập bộ bản đồ đơn vị đất đai về đất nơng nghiệp của tồn huyện Tiên
Lữ phục vụ cho đánh giá đất và cho các nhà quy hoạch làm cơ sở khoa học để quy
hoạch bố trí cơ cấu cây trồng trong nơng nghiệp của huyện nói riêng và quy hoạch
tồn vùng nói chung, phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững.
- Góp phần bổ sung lý luận khoa học cho đánh giá phân hạng thích hợp đất
đai theo FAO ở phạm vi cấp huyện.
- Góp phần định hướng nghiên cứu sử dụng đất hợp lý cho đất sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm về đơn vị bản đồ đất đai
Đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) được định nghĩa là một vạt hay một khoanh đất có
những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp cho từng loại hình sử
dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo
đất. Mỗi ĐVĐĐ có chất lượng đủ để tạo nên một sự khác biệt với các ĐVĐĐ
khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại sử dụng đất khác nhau.
Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
LMU cần đảm bảo tính đồng nhất tối đa hoặc các chỉ tiêu phân cấp phải
được xác định rõ;
Các LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại sử dụng đất sẽ được đề
xuất lựa chọn;
Các LMU phải vẽ được trên bản đồ;
Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm
quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng tư liệu ảnh;
Các đặc tính và tính chất của các LMU phải là đặc tính và tính chất khá
ổn định vì chúng sẽ là các nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại hình
sử dụng đất (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
2.1.2. Khái niệm đặc tính đất đai và tính chất đất đai
Đặc tính đất đai: là các thuộc tính của đất tác động đặc biệt đến tính thích
hợp của đất đó đối với loại sử dụng đất riêng biệt. Đặc tính đất đai thể hiện rõ các
điều kiện đất cho loại sử dụng đất. Đặc tính đất đai là các thuộc tính của: chế độ

nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thốt nước của đất, địa hình...
Tính chất đất đai: là các thuộc tính của đất có thể đo đếm hoặc ước tính
được, chúng được thể hiện qua các thuộc tính như: độ dốc, độ thoát nước, độ
sâu lớp đất, thành phần cơ giới... Tính chất đất đai được dùng để phân biệt các
LMU với nhau và để mô tả các đặc tính đất đai (Đào Châu Thu và Nguyễn
Khang, 1998).
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất nông nghiệp bền vững
- Khái niệm về đất: Ngay từ xa xưa con người đã có những hiểu biết nhất
định về đất. Đô - cu - trai - ep (1986) đã đưa ra khái niệm: đất là một thể tự

3

download by :


nhiên được hình thành do tác động tổng hợp của 5 yếu tố là khí hậu, sinh vật,
đá mẹ, địa hình và tuổi địa phương. Sau Đơ - cu - trai - ep, khoa học thổ
nhưỡng ngày càng phát triển theo hướng gắn chặt với cây trồng. Về mặt này,
Wiliam cho rằng: đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra
những sản phẩm của cây trồng. Theo FAO (1976), đất đai được nhìn nhận là
một nhân tố sinh thái. Theo nghĩa này, đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa
hình địa mạo, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng,
cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt
động của con người.
- Hệ thống sử dụng đất: Hệ thống sử dụng đất là một loại sử dụng đất cụ thể
thực hiện trên một đơn vị đất đai và có liên quan đến đầu tư, tu nhập và khả năng
cải tạo (FAO, 1983). Những hệ thống sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ với
các yếu tố liên quan đến sản xuất như kỹ thuật công nghệ, điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, tổ chức sản xuất, thị trường...
- Loại sử dụng đất chính: Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều

phương thức sử dụng (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998): sử dụng trên cơ
sở sản xuất gián tiếp (làm bãi chăn thả, chuồng trại...); Sử dụng vì mục đích bảo
vệ mơi trường (chống suy thối đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các lồi
q hiếm). Các hình thức sử dụng đất vừa nêu được coi như là loại hình sử dụng
đất chính.
- Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất: Là bức tranh mô tả thực trạng
sử dụng đất của một vùng với phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định như chuyên đề trồng lúa;
chuyên đề trồng màu; canh tác lúa - màu; trồng cây lâu năm; làm đất lâm nghiệp;
nuôi trồng thủy sản...(FAO,1976).
2.1.3.1. Quan điểm chung
Sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và
không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần
thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài ngun đất đai. Do đó đất
nơng nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”.
Sử dụng đất một cách hiệu quả, bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn
tại và tương lai phát triển của lồi người, chính bởi vậy việc tìm kiếm các giải

4

download by :


pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhà nghiên cứu đất và các tổ
chức quốc tế rất quan tâm và khơng ngừng hồn thiện theo sự phát triển của
khoa học. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable land use) đã trở
thành khá thông dụng trên thế giới hiện nay. Nội dung của sử dụng đất bền
vững bao hàm một vùng trên bề mặt trái đất với tất cả các đặc trưng về khí hậu,
địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, thực vật và động vật và cả những hoạt

động cải thiện quản lý đất đai như các hệ thống tiêu nước, xây dựng đồng
ruộng… do đó thơng qua hoạt động thực tiễn sử dụng đất đai, chúng ta phải xác
định những vấn đề liên quan đến yếu tố tác động đến khả năng bền vững đất đai
trên phạm vi cụ thể của từng vùng, để tránh những sai lầm trong sử dụng đất,
đồng thời hạn chế được những tác hại đối với môi trường sinh thái. Sử dụng đất
nông nghiệp bền vững đồng nghĩa với việc phải xây dựng một hệ thống nông
nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để tạo môi
trường bền vững cho cuộc sống của con người. Có rất nhiều định nghĩa về hệ
thống nơng nghiệp bền vững:
Mục đích của nơng nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về
mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con
người mà khơng bóc lột đất đai, làm ơ nhiễm mơi trường.
Để duy trì được khả năng bền vững đối với đất đai Smyth A.J and J.
Dumanski (1993) đã xác định năm nguyên tắc liên quan đến sử dụng đất:
- Duy trì nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất.
- Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thối hóa đất và nước.
- Có hiệu quả lâu bền.
- Được xã hội chấp nhận.
Năm nguyên tắc trên được coi là những trụ cột của việc sử dụng đất bền
vững. Nếu trong thực tế đạt được cả năm nguyên tắc trên thì khả năng bền vững
sẽ thành cơng, cịn nếu chỉ đạt được một vài mục tiêu chứ không phải tất cả thì
khả năng bền vững chỉ thành cơng được ở từng bộ phận.
Theo quan điểm và nguyên tắc của FAO thì loại hình sử dụng đất bền vững
áp dụng vào điều kiện ở Việt Nam cần phải thể hiện ở ba nguyên tắc sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: LUT cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận.

5


download by :


- Bền vững về mặt môi trường: LUT bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự
thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: LUT thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời
sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Như vậy, khái niệm sử dụng đất đai hợp lý bền vững do con người đưa ra
được thể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục
đích và mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định. Đối với sản xuất
nông nghiệp việc sử dụng đất hợp lý, bền vững phải đạt được trên cơ sở là duy
trì và nâng cao được khả năng sản xuất, khả năng phục vụ của đất đai; có thể
đứng vững được về mặt kinh tế đời sống và được xã hội chấp nhận; giảm được
nguy cơ cho sản xuất và môi trường; bảo vệ được tiềm năng của các nguồn lợi
tự nhiên.
2.1.3.2. Quan điểm về vùng sinh thái nông nghiệp và tài nguyên đất
Vùng sinh thái nông nghiệp là các vùng và các khu vực tương đối đồng nhất
về các điều kiện tự nhiên và sinh thái cho trồng trọt, chăn ni và nơng lâm
nghiệp nói chung.
Vùng sinh thái nông nghiệp được xác định theo nghiên cứu mặt bằng mà
trên đó tổng hợp các dữ liệu, bản đồ và các tư liệu về ảnh viễn thám, vệ tinh hiện
có. Những dữ liệu thường gồm các yếu tố khí hậu, địa hình, loại đất, thảm thực
vật tự nhiên và hiện trạng sử dụng đất.
Các chỉ tiêu để xem xét một vùng sinh thái nông nghiệp là đất, nước, khí hậu,
trong đó khí hậu là nhân tố vĩ mơ, khó thay đổi. Các nhân tố đất, nước thì ở mức
độ nhất định có thể thay đổi được, cải tạo được bằng các biện pháp kỹ thuật. Phân
vùng sinh thái trong nông nghiệp sẽ tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài ngun
nơng nghiệp có hiệu quả tối đa, phát huy đầy đủ tiềm năng sinh thái của vùng (Đào
Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
2.1.3.3. Khái niệm đặc tính đất đai và tính chất đất đai

Đặc tính đất đai: là các thuộc tính của đất tác động đặc biệt đến tính thích
hợp của đất đó đối với loại sử dụng đất riêng biệt. Đặc tính đất đai thể hiện rõ các
điều kiện đất cho loại sử dụng đất. Đặc tính đất đai là các thuộc tính của: chế độ
nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thoát nước của đất, địa hình...
Tính chất đất đai: là các thuộc tính của đất có thể đo đếm hoặc ước tính được,
chúng được thể hiện qua các thuộc tính như: độ dốc, độ thoát nước, độ sâu lớp đất,

6

download by :


thành phần cơ giới... Tính chất đất đai được dùng để phân biệt các LMU với nhau
và để mô tả các đặc tính đất đai (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
2.1.4 Các Yếu Tố tác động đến sử dụng đất nơng nghiệp
Dinh dưỡng đất hay cịn gọi là độ phì nhiêu có ảnh hưởng trực tiếp đế sản
xuất nơng nghiệp, là mơi trường sống của cây trồng và nó có vai trị quyết định
cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Theo giáo sư Nguyễn Vi, Độ phì
nhiêu thực tế được hình thành bởi cac nhân tố:
2.1.4.1. Độ phì nhiêu tự nhiên
Bất kỳ một nhóm đất, một loại đất nào đó đều chứa đựng bên trong đó là độ
phì nhiêu tự nhiên. Đó là đối tượng cơ bản, là chuyên đề nghiên cứu của khoa
học đất. Nội dung nghiên cứu ấy có thể tóm tắt như sau: nghiên cứu quá khứ,
hiện tại và dự báo tương lai của các loại đất dưới tác động tích cực và tiêu cực
của các quá trình tự nhiên và con người.
Trong nghiên cứu cơ bản về tính chất hóa học, lý học, sinh học phản ánh độ
phì nhiêu tự nhiên của hầu hết các nhóm đất, các loại đất. Trong nghiên cứu phân
vùng cũng như nghiên cứu hiệu lực phân bón qua nhiều giai đoan với quy mô cả
nước cũng như từng tiểu vùng, từng địa phương... được thể hiện rất phong phú và
đa dạng, cũng cần phải nhắc đến những đóng ngóp khơng nhỏ của đội ngũ nghiên

cứu và cải tạo các phương pháp phân tích phù hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm ở
Việt Nam.
Sự đồng nhất giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế được C.
Mác đã phát hiện ra tuy nhiên trong thực tế khơng phải lúc nào, nơi nào cũng tìm
ra sự đồng nhât ấy. Chính vì vậy nên đã dẫn đến 3 trường hợp sau:
- Độ phì nhiêu cao và độ phì nhiêu thực tế cũng cao. Đó là sự đồng nhất
giữa độ phì nhiêu thực tế và độ phì nhiêu tự nhiên.
- Độ phì nhiêu Tự nhiên cao nhưng độ phì nhiêu thực tế lại thấp vì trong đất
có chứa độc tố đối với một cây trồng cụ thể hoặc thiếu một chất quan trọng hạn
chế năng suất như vậy chỉ sau khi đất được loại trừ hoặc bổ sung chất ấy thì độ
phì nhiêu thực tế mới cao.
- Độ phì nhiêu tự nhiên thấp nhưng vẫn đảm bảo độ phì nhiêu thực tế khá
cao vì đã phù hợp với một số cây trồng khơng địi hỏi nghiêm khắc những chỉ
tiêu hóa tính hoặc những nhược điểm về lý tính đối với cây trồng này là thuận lợi
đối với cây trồng khác (Nguyễn Vy, 1998).

7

download by :


2.1.4.2. Các nhân tố vũ trụ
Trong các nhân tố hợp thành độ phì nhiêu thực tế, nhân tố vũ trụ có vị trí đặc
biệt quan trọng. Các nhân tố được xếp trong nhóm này gồm có:
- Nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ đất;
- Độ ẩm khơng khí;
- Lượng mưa (lượng mưa tuyệt đối cả năm, sự phân bổ theo mùa) và độ ẩm
của đất;
- Ánh sáng bao gồm tổng lượng, cường độ và thời gian chiếu sáng trong ngày;
- Gió bao gồm tốc độ, sự phân bố và hệ quả độ ẩm khi gió đi qua.

Tác động của nhiệt độ thể hiện trong khơng khí, trên mặt đất và cả trong các
lớp đất. Nhiệt độ chi phối đến khả năng nảy mầm, tốc độ phát triển của thân lá ra
hoa, thụ phấn... nhiệt độ cũng chi phối hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
Quá trình quang hợp chủ yếu do nhân tố ánh sáng song sự chi phối của nhiệt
độ cũn rất đáng kể vì ngồi cường độ quang hợp cần phải tính đến hiệu suất quang
hợp. Vì vậy năng lực phân bón vào mùa hè thường thấp hơn. Trong phạm vi nhỏ
con người có thể thay đổi một phần sự chi phối của nhiệt độ bằng cách tạo nên
những điều kiện giảm hoặc tăng nhiệt độ, gián tiếp sử dụng thơng qua các loại
phân có năng lượng chi phối quá trình sinh lý của cây trồng khi bất thuận về mặt
nhiệt độ, điển hình là các loại phân hữu cơ, kali và lân.
Các cây trồng khác nhau thì có u cầu về độ ẩm khơng khí khơng giống
nhau. Đó là lý do một số cây có xuất xứ từ ơn đới khó thích ứng ở nước ta, dẫn tới
tình trạng đầu vào quá lớn so với đầu ra và trong trường hợp có cây trồng phụ thì
giá trị nơng sản của cây trồng phụ lại cao hơn so với cây trồng chính.
Đất khơng thể có độ phì nhiêu thực tế khi trong đất khơng có một lượng nước
nhất định và độ ẩm của đất chủ yếu từ các yếu tố vũ trụ (nước mưa, nước tưới từ
sông suối, nước ngưng tụ do độ ẩm ban đêm... vì vậy lượng mưa bao gồm lượng
mưa tuyệt đối và sự phân bố theo mùa tác động khơng nhỏ đến độ phì nhiêu thực tế.
Ánh sáng bao gồm tổng lượng, cường độ và thời gian chiếu sáng trong ngày.
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh ảnh hưởng của ánh sáng đã chi phối và làm sai
lệch kết quả nghiên cứu.
Gió bao gồm tốc độ và sự phân bổ theo mùa là một yếu tố vũ trụ chi phối độ
phì nhiêu thực tế.

8

download by :


Đề cập đến sự chi phối của các nhân tố vũ trụ không thể không chú ý tới

các nghiên cứu của tổ tiên ta qua kho tàng ca dao, tục ngữ liên quan tới sản xuất
nông nghiệp, cần đúc kết một cách nghiêm túc (Nguyễn Vy, 1998).
2.1.4.3. Cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống
Cơ cấu cây trồng là các loại cây trồng có mối quan hệ tương hỗ với nhau và
với các nhân tố độ phì nhiêu tự nhiên, nhân tố vũ trụ thích ứng với một năng suất
kinh tế tối đa được bố trí hợp lý trên cùng một không gian dưới tác động của các
biện pháp kỹ thuật thích ứng với mục tiêu sử dụng sản phẩm để đạt lợi nhuận
cao nhất.
Nhìn một cách tổng qt nói đến cơ cấu cây trồng, trước hết phải kể đến
tính ưu việt của các giống mới, thành tựu nổi bật của di truyền học và lai tạo
giống. Thực tế đã chứng minh nhờ “ cách mạng xanh” ở nước ta, năng suất các
giống mới đã vượt xa các giống cũ, thể hiện sinh động ở sự tăng trưởng năng suất
và sản lượng thực trong 2 thập kỷ vừa qua, không những đã đáp ứng đầy đủ các
nhu cầu trong nước mà cịn dư thừa để xuất khẩu. Vì vậy, việc gắn cơ cấu cây
trồng với cơ cấu giống là tất yếu.
Việc gieo trồng các giống mới, tuy có năng suất tiềm năng rất cao nhưng lại
phải phù hợp với loại đất, vùng đất, các nhân tố vũ trụ tại chỗ... nghĩa là phải
được xem xét như một nhân tố hợp thành với độ phì nhiêu thực tế. Nhiều năm
trước với nhận thức phiến diện về vấn đề này, xem giống là “ thần tượng”, là cứu
cánh... nên đã gay nên thất bại ở nhiều nơi, làm giảm năng suất bình qn trên
diện rộng. Vì lẽ đó, để phát huy nhân tố hợp thành độ phì nhiêu thực tế này, tùy
tình hình cụ thể cần dựa vào một số nguyên tắc sau:
- Sự thích ứng của cây trồng đó, giống đó với độ phì nhiêu tự nhiên với các
nhân tố vũ trụ quan trọng nhất;
- Mục tiêu của nhóm sản phẩm: tự túc, tiêu thụ trên thị trường địa phương,
thị trường trong nước hay xuất khẩu, dùng làm lương thực, nguyên liệu cho công
nghiệp hay để điều chế dược phẩm;
- Chất lượng đặc biệt của cây trồng đó, giống đó;
- Vị trí chiến lược của cây trồng đó, giống đó trong việc sản xuất ra những
đặc sản quý hiếm mà các vùng khác trong nước hoặc các nước khác không trồng

được hoặc trồng được với chi phí cao hơn nhiều lần (các cây ăn quả thuộc các địa
danh truyền thống).

9

download by :


Các nhân tố hợp thành độ phì nhiêu thực tế thể hiện qua hình thái phát triển
của cây trồng. Sự phát triển của cây trồng vừa là đối tượng, vừa là chỉ tiêu phán
xét độ phì nhiêu thực tế nên trong thí nghiệm và trong sản xuất, cần kịp thời có
những quan sát vật hậu trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Nói chung, về mặt này, ở
nước ta vẫn cịn có những bất cập trong việc hội tụ các chuyên đề nhằm giải
quyết một mục tiêu. Chính vì vậy đã khơng ít sai lầm mắc phải do thiếu quan sát
vật hậu... nguyên nhân chủ yếu là thiếu tính hệ thống trong nghiên cứu cũng như
trong sản xuất (Nguyễn Vy, 1998).
2.1.4.4. Hiệu lực phân bón
Hiệu lực phân bón là một nhân tố đặc biệt quan trọng hợp thành độ phì
nhiêu thực tế. Hiệu lực phân bón là phương tiện đứng hàng đầu để tiếp cận năng
suất kinh tế tối đa nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp. Bằng
những thí nghiệm và thực nghiệm trên đồng ruộng, ta có thể biết được hiệu lực
của một loại phân bón trên một loại đất, đối với một loại cây trồng trong một
mùa vụ cụ thể.
Căn cứ vào kết quả trình bày trong các cơng trình của rất nhiều tác giả, có
thể nêu lên những nét điển hình để khái quát những kết quả nghiên cứu hiệu lực
phân bón qua các giai đoạn:
- Giai đoạn từ cuối thập kỷ 60 trở về trước.
Đây là thời kỳ tập trung vào nghiên cứu hiệu lực phân hóa học với một màng
lưới thí nghiệm khá rộng tiến hành ở các trạm, trại trung ương và địa phương.
- Giai đoạn gồm 2 thập kỷ 70 và 80.

Giai đoạn này đã chứng minh sự ảnh hưởng của việc chuyển đổi sử dụng
các giống mới có năng suất cao, đòi hỏi lượng dinh dưỡng lớn và sử dụng phân
bón khơng hợp lý làm giảm năng suất cây trồng, đòi hỏi người dân lại phải canh
tác thâm canh tăng vụ. Chính điều này đã làm phá vỡ đi sự cân bằng tự nhiên của
đất và lân đã trở thành yếu tố hạn chế năng suất. Trong suốt thời gian này, nếu
khơng bón lân thì hiệu lực của đạm cũng bị giảm, thậm chí khơng cho năng suất.
Lân khơng những làm tăng năng suất đột biến mà lượng đạm tiêu tốn cho một
đơn vị sản lượng cũng giảm đi đáng kể.
- Giai đoạn từ 1990 đến nay.
Cùng với những giống mới năng suất cao, sự ra đời của vụ đông với tư
cách là một vụ sản xuất chính với nhiều cây trồng khơng những địi hỏi một

10

download by :


lượng đạm và lân cao mà còn lấy đi nhiều kali trong lúc đã hàng chục năm chất
dinh dưỡng này được trả lại cho đất không đáng kể, đã làm xuất hiện một yếu tố
hạn chế mới với nhiều cây trồng như : lúa, ngơ, đậu đỗ, chè... Đó là hiện tượng
khủng hoảng kali xảy ra trên nhiều vùng đất, thậm chí trên những đất trước đó
rất giàu kali.
Đưa hiệu lực phân bón vào hệ thống các nhân tố hợp thành độ phì nhiêu
thực tế, chúng ta sẽ quan tâm tới hiệu lực phổ biến và hiệu lực đặc thù của một
chất dinh dưỡng cụ thể thông qua việc phát hiện kịp thời các yếu tố hạn chế
(Nguyễn Vy, 1998).
2.1.4.5. Năng suất kinh tế tối đa
Khi nói đến năng suất người ta nghĩ tới giá trị tình bằng tình với lợi nhuận
cao hay thấp chứ không câu nệ đến những con số tấn, tạ. Chấp nhận kinh tế hàng
hóa thì phải khơng ngừng nâng cao lợi nhuận. Thuộc tính cơ bản và khách quan

ấy ngày nay đã chiếm lĩnh đúng vị trí vốn có của nó.
Xét về mặt tự nhiên, thâm canh làm tăng năng suất nhưng đến một thời hạn
nào đó thì dù có đầu tư thêm vật tư kỹ thuật nói chung và phân bón nói riêng, tuy
năng suất vẫn có thể tăng nhưng lợi nhuận sẽ giảm, đặc biệt đối với nơi đã có
trình độ thâm canh cao sau một thời gian dài.
Việc xác định năng suất kinh tế tối đa không phải là một việc đơn giản, dễ
dàng. Nó gắn liền với độ phì nhiêu thực tế. Trên cơ sở các năng suất thu được
trong thí nghiệm, thực nghiệm với những mức đầu tư tương ứng mà tìm ra năng
suất cao đảm bảo tổng sản lượng cần có của xã hội mà xác định.
2.1.4.6. Vị trí địa lý
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại công tác di dân trước đây
tới tới một số vùng kinh tế mới là vị trí địa lý của vùng đất được chọn không phù
hợp, mặc dù loại đất ấy rất phì nhiêu. Nơng sản làm ra ở những vùng này chỉ đảm
nhiệm chức năng tự cung tự cấp không trở thành hàng hóa được do khơng được
thuận lợi về địa hình, xa đồng bằng dân cư và các thành phố lớn, phương tiện
giao thơng cịn nhiều mặt yếu kém.
Ngày nay tính chính lược của một nơng sản quy định bởi vị trí địa lý cũng
thể hiện khá rõ. Giá trị nông sản không giống nhau ở các vùng khác nhau do sự
chi phối của vị trí địa l mặc dầu đã có sự đồng nhất về các nhân tố hợp thành độ
phì nhiêu thực tế khác (Nguyễn Vy, 1998).

11

download by :


2.1.4.7. Khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật của người trực tiếp
sản xuất
Nói đến “đầu vào - đầu ra” người ta thường chú ý đến các nhân tố tiền
vốn và vật tư kỹ thuật mà xem nhẹ giá trị chất lượng lao động đặc biệt là lao

động kỹ thuật.
Nếu phân tích hai ngành sản xuất chính là công nghiệp và nông nghiệp ta
thấy rõ sự khắc nhau được thể hiện ở 2 mặt sau:
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên đặc biệt là
khí hậu và thời tiết. Con người khơng thể lặp lại một q trình sản xuất nơng
nghiệp thứ hai giống hệt quá trình sản xuất thứ nhất. Chính vì vậy việc tn thủ
các biện pháp kỹ thuật đòi hỏi người sản xuất phải được thực hiện một cách
nghiêm túc.
- Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong một quy mô rộng lớn hơn nhiều so với
sản xuất công nghiệp nên sự chỉ đạo cũng khó khăn hơn, địi hỏi người sản xuất
phải biết vận dụng có sáng tạo.
- Việc nâng cao dân trí về mặt khoa học kỹ thuật nơng nghiệp làm chưa
nhiều. Chưa nói tới những vùng sâu vùng xa, ngay cả ở vùng đồng bằng những
vùng thương xuyên canh tác về các cây trồng nông nghiệp chính, trình độ hiểu
biết thấp về cây trồng khơng hiểu nhiều về tính chất đất, tinh chất và tác dụng
của các loại phân bón vẫn cịn q thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, sản
lượng và hiệu quả kinh tế của việc đầu tư và cuối cùng là thu nhập của họ cũng
chưa được cải thiện đáng kể.
Do đó để hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề
nâng cao dân trí cho nơng dân và cơng nhân nơng nghiệp có tầm quan trọng đặc
biệt, xem như điều kiện tiên quyết để đạt được các mục tiêu đầu tư theo chiều
sâu, mục tiêu của việc phát huy độ phì nhiêu thực tế trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa.
Trong các nhân tố tác động đến độ phì nhiêu thực tế nêu trên thì 2 nhân tố
thể hiện rõ nhất có mối quan hệ chặt chẽ với đặc tính thổ nhưỡng của đất đó là:
độ phì nhiêu của đất và nhân tố vị trí địa lý, nó là nhân tố tiên quyết để thể hiện
rõ sự khác biệt giữa các vùng miền với nhau (Nguyễn Vy, 1998).

12


download by :


×