Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Phân tích ý kiến chủ quan của người dùng từ dữ liệu WEB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.31 KB, 25 trang )



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN
THÔNG


Nguyễn Hồng Hạnh
PHÂN TÍCH Ý KIẾN CHỦ QUAN CỦA NGƯỜI
DÙNG TỪ DỮ LIỆU WEB

Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính
Mã số: 60.48.15

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013





Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN
THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Từ Minh Phương


Phản biện 1: ………………………………………………

Phản biện 2: ……………………………………………





Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông

1

MỞ ĐẦU
Khi đưa ra quyết định sử dụng một dịch vụ, hay mua một
món hàng nào đó, đa số chúng ta muốn tham khảo ý kiến của
những người đã sử dụng chúng. Sự phát triển của Web khiến
lượng thông tin ý kiến này rất dồi dào. Tuy nhiên cũng vì điều
này mà việc tìm ra nguồn ý kiến và theo dõi nó trên Web trở
thành một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Do vậy, nhu cầu về một
hệ thống tập trung xử lý, phân tích ý kiến chủ quan trở nên rõ
ràng và thiết yếu. Cụ thể, nhiệm vụ phân tích ý kiến chủ quan ở
đây là phân loại các văn bản (có thể là một câu, một đoạn văn)
chứa ý kiến về một đối tượng nào đó thành ý kiến tích cực hay
tiêu cực.
Có rất nhiều nghiên cứu về khai phá ý kiến đã được thực
hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều tập trung vào việc xử
lý tiếng Anh trên những tập dữ liệu lớn. Các nghiên cứu về tự

động phân tích ý kiến của người dùng từ các tài liệu tiếng Việt
còn khá ít, gây khó khăn cho việc xây dựng các ứng dụng thực
tế, cũng như kiểm chứng các kỹ thuật đã được áp dụng thành
công trong phân tích ý kiến trên tiếng Anh.
Vì vậy, luận văn này thực hiện nghiên cứu “Phân tích ý
kiến chủ quan của ngƣời dùng từ dữ liệu Web“ với dữ liệu
được thu thập từ các trang web sử dụng tiếng Việt. Đề tài tập
trung nghiên cứu những vấn đề, và phương pháp được dùng
trong phân tích ý kiến. Từ đó xây dựng và kiểm nghiệm một
vài mô hình thực nghiệm cho mục đích phân tích ý kiến và khả
năng áp dụng cho tiếng Việt.
Luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về phân tích ý kiến chủ quan
Chƣơng 2: Các phương pháp phân tích ý kiến sử dụng kỹ
thuật phân loại và xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Chƣơng 3: Thử nghiệm và đánh giá
Trong đó đề tài tập trung vào chương 2 và 3 nhằm nghiên
cứu và áp dụng các kỹ thuật phân tích ý kiến và việc xây dựng
mô hình ứng dụng có tính chính xác cao cho tiếng Việt.
2


Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH Ý KIẾN
CHỦ QUAN
Chương 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề phân tích ý kiến,
khái niệm và một số khó khăn trong quá trình phân tích ý kiến.
Tiếp đến là một số dạng phân tích ý kiến như: phân loại ý kiến,
phân tích cảm nhận của người dùng trên từng đặc tính của sản
phẩm, xác định xu hướng tình cảm từ các câu so sánh giữa các
sản phẩm, và một số nghiên cứu thực tế về các dạng này đã

được công bố.
1.1. Phân tích ý kiến
1.1.1. Giới thiệu
Thông tin có thể được chia ra làm hai loại chính, là sự
thật và ý kiến. Sự thật là những phát biểu khách quan về các
thực thể và sự kiện trong thế giới. Ý kiến là những phát biểu
chủ quan phản ánh tình cảm và nhận thức của con người về
những thực thể và sự kiện đó. Nội dung chính của nhiệm vụ
phân tích ý kiến chủ quan (opinion mining) hay còn được gọi là
phân tích xu hướng tình cảm (sentiment analysis) này là phân
tích những văn bản chứa ý kiến nhận xét đánh giá của người sử
dụng về một đối tượng để xác định những ý kiến đó là tích cực,
tiêu cực hay trung lập.
1.1.1.1 Khái niệm và mô hình phân tích ý kiến
Giống bất kỳ vấn đề khoa học nào, trước khi giải quyết
nó chúng ta cần định nghĩa hoặc mô hình hóa vấn đề. Việc mô
hình hóa này sẽ đưa ra các định nghĩa cơ bản, khái niệm cốt lõi
và các vấn đề cũng như các đối tượng mục tiêu. Chúng ta sử
dụng thuật ngữ đối tượng để gọi thực thể mục tiêu được nhận
xét. Một đối tượng có thể có một tập hợp các thành phần, và
thuộc tính, chúng ta gọi chung là đặc tính của nó.
Đối tƣợng: một đối tượng o là một thực thể, có thể là sản
phẩm, con người, sự kiện, tổ chức hoặc một chủ đề. Nó gắn
liền với một cặp o: (T, A), trong đó T là một phân cấp các
3

thành phần, thành phần con, và A là tập thuộc tính của o. Mỗi
thành phần lại có tập thành phần và thuộc tính của riêng nó.
Gọi một tài liệu ý kiến là d, có thể là nhận xét sản phẩm,
một bài viết trên diễn đàn, hoặc một bài nhật ký cá nhân, đánh

giá một tập các đối tượng. Trong trường hợp tổng quát nhất, d
bao gồm một chuỗi các câu d = < S
1
, S
2
, S
3
…,S
m
>.
Đoạn ý kiến về một đặc tính: một đoạn ý kiến về đặc
tính f của đối tượng o đánh giá trong d là một nhóm các câu nối
tiếp nhau trong d thể hiện ý kiến tích cực hoặc tiêu cực về f.
Đặc tính ẩn và đặc tính rõ ràng: nếu một đặc tính f
hoặc từ đồng nghĩa của nó xuất hiện trong một câu s, f được
gọi là đặc tính rõ ràng. Nếu không có f hay từ đồng nghĩa của
nó xuất hiện, nhưng lại ám chỉ f thì mó được gọi là một đặc
tính ẩn trong câu s.
Ngƣời giữ ý kiến: là một người hoặc tổ chức đưa ra ý
kiến đó. Người giữ ý kiến cũng được gọi là nguồn ý kiến.
Ý kiến và xu hƣớng ý kiến: Ý kiến về đặc tính f là một
quan điểm, thái độ, tình cảm hay sự đánh giá tích cực hoặc tiêu
cực về f của một người nắm giữ ý kiến. Xu hướng ý kiến của
một ý kiến về đặc tính f chỉ ra rằng ý kiến đó là tích cực, tiêu
cực, hay trung lập.
Bây giờ, chúng ta sẽ kết hợp tất cả lại để định nghĩa mô
hình phân tích ý kiến dựa trên đặc tính.
Mô hình của một đối tượng o được biểu diễn bởi một tập
hữu hạn các đặc tính F={f
1

, f
2
,…f
n
}, chứa đối tượng như một
đặc tính đặc biệt. Mỗi đặc tính f
i
Є F có thể được thể hiện với
bất kỳ một trong tập hữu hạn từ hoặc cụm từ W
i
= {W
i1
,
W
i2
,…W
im
} là từ đồng nghĩa của đặc tính, hoặc ám chỉ bởi một
trong tập từ chỉ đặc tính i
i
={i
i1
, i
i2
,…i
iq
} của đặc tính.
Mô hình một văn bản ý kiến: một văn bản ý kiến d chứa
các ý kiến về tập các đối tượng { o
1

, o
2
, …, o
q
} từ tập người
đưa ra ý kiến {h
1
, h
2
, …, h
p
}. Ý kiến về mỗi đối tượng o
j
được
thể hiện trên một tập con F
j
đặc tính của o
j
. Một ý kiến có thể là
một trong hai loại sau:
4

 Ý kiến trực tiếp: Một ý kiến trực tiếp là một bộ 5 ( o
j
, f
jk
,
oo
ijkl
, h

i
, t
l
) trong đó o
j
là một đối tượng, f
jk
là một đặc tính
của đối tượng o
j
, oo
ijkl
là xu hướng hoặc thái cực của ý kiến
về đặc tính f
jk
của đối tượng o
j
, h
i
là người đưa ra ý kiến và
t
l
là thời gian mà ý kiến được thể hiện bởi h
i
. Xu hướng ý
kiến oo
ijkl
có thể là tích cực, tiêu cực, hoặc trung tính.
 Ý kiến so sánh: Một ý kiến so sánh thể hiện một quan hệ
tương đồng hoặc khác biệt giữa hai hoặc nhiều đối tượng,

hoặc sở thích của người nắm ý kiến dựa trên một vài đặc
tính chung giữa hai đối tượng.
Mục đích của việc phai phá các ý kiến trực tiếp: Cho
một tài liệu ý kiến d, (1) phát hiện ra tất cả các bộ 5 ý kiến ( o
j
,
f
jk
, oo
ijkl
, h
i
, t
l
) trong d, và (2) xác định tất cả những từ đồng
nghĩa (W
jk
) và các từ chỉ đặc tính i
jk
của mỗi đặc tính f
jk
trong
d.
Câu chủ quan: Một câu khách quan thể hiện một vài thông
tin thực tế về thế giới, trong khi câu chủ quan thể hiện cảm giác
hoặc niềm tin của một cá nhân.
Ý kiến rõ ràng và ý kiến không rõ ràng: Một ý kiến rõ
ràng về đặc tính f là một ý kiến được thể hiện một cách rõ ràng
về f trong một câu chủ quan. Một ý kiến không rõ ràng về đặc
tính f là một ý kiến được ám chỉ trong một câu khách quan.

Câu có ý kiến: một câu có ý kiến là câu thể hiện rõ ràng
hoặc ám chỉ ý kiến tích cực hay tiêu cực.
1.1.1.2 Nhu cầu thông tin về ý kiến
1.1.1.3 Các ứng dụng với phân tích ý kiến
- Ứng dụng cho các trang web liên quan đến việc đánh giá
- Ứng dụng như một công nghệ thành phần
- Ứng dụng trong kinh doanh và chính phủ thông minh
- Ứng dụng trên các miền lĩnh vực khác nhau
1.1.2. Các thách thức trong phân tích ý kiến
1.1.2.1. Tƣơng quan với việc phân tích văn bản truyền
thống
5

Thường thì phân loại văn bản sẽ tìm ra là phân văn bản
thành các nhóm chủ đề khác nhau, và có thể có rất nhiều nhóm.
Với nhiệm vụ như vậy, chúng ta có thể phải giải quyết với ít
nhất là hai loại (phân loại nhị phân) hoặc hàng nghìn loại.
Ngược lại, với phân loại xu hướng ý kiến, chúng ta thường có
tương đối ít loại (tích cực, tiêu cực) được tạo ra từ miền ứng
dụng hoặc người dùng. Thêm nữa, khi các loại khác biệt trong
phân loại theo chủ đề có thể hoàn toàn không liên quan đến
nhau, còn các nhãn ý kiến đã được xem xét trong một số
nghiên cứu thì hoàn toàn trái ngược nhau (nếu nhiệm vụ là
phân loại nhị phân), hoặc là các loại được đánh số - tính điểm
(nếu việc phân loại dựa trên nhiều yếu tố).
1.1.2.2. Các thách thức về mặt kỹ thuật
- Xác định đối tượng
- Trích chọn đặc tính và nhóm các từ đồng nghĩa
- Phân loại xu hướng ý kiến
- Tích hợp

1.1.2.3. Thách thức khi xây dựng ứng dụng
- Nếu ứng dụng được tích hợp vào một cơ chế tìm kiếm đa
năng thì cần phải xác định xem người dùng có thực sự tìm
kiếm dữ liệu mang tính chủ quan hay không
- Xác định tài liệu hoặc phần tài liệu chứa ý kiến đánh giá
- Xác định xu hướng ý kiến tổng thể được thể hiện trong
đoạn tài liệu chứa ý kiến
- Biểu diễn thông tin ý kiến phân tích được dưới một dạng
hợp lý
1.2. Một số dạng phân tích ý kiến
1.2.1. Phân loại ý kiến khách quan – chủ quan, tích cực
– tiêu cực
Dạng này xem phân tích ý kiến như là một vấn đề phân loại
văn bản. Hai chủ đề nhỏ đã được nghiên cứu mở rộng gồm: 1 –
Phân loại văn bản chứa ý kiến có thể hiện ý kiến tích cực hay
tiêu cực, 2 – phân loại một câu hoặc một mệnh đề của câu là
6

chủ quan hay khách quan, và một câu hoặc một mệnh đề chủ
quan xem nó thể hiện ý kiến tích cực, tiêu cực, hay trung lập.
1.2.2. Tổng hợp phân tích ý kiến dựa trên đặc tính sản
phẩm
Mô hình này trước tiên sẽ khám phá các đối tượng được thể
hiện ý kiến trong một câu, và sau đó xác định xem ý kiến là
tích cực, tiêu cực, hay trung lập. Mục tiêu nhận xét là các đối
tượng và thành phần của nó, đặc tính chức năng… Một đối
tượng có thể là một sản phẩm, dịch vụ, một cá nhân hay tổ
chức nào đó, một sự kiện, một chủ đề v.v. Cụ thể, trong một
câu nhận xét một sản phẩm, nó xác định các đặc điểm của sản
phẩm đã được nhận xét và xác định xem nhận xét đó tích cực

hay tiêu cực.
1.2.3. Phân tích ý kiến dựa trên các câu so sánh
Việc đánh giá đối tượng có thể thực hiện theo hai cách
chính, trực tiếp thẩm định hoặc so sánh. Trực tiếp thẩm định,
gọi là ý kiến trực tiếp, đưa ra ý kiến tích cực, tiêu cực và đối
tượng mà không nhắc tới các đối tượng tương tự khác. So sánh
có nghĩa là so sánh đối tượng với các đối tượng tương tự ( như
các sản phẩm cạnh tranh).
1.3. Một số nghiên cứu phân tích ý kiến đã có
Nghiên cứu về khai phá ý kiến bắt đầu với việc xác định
các từ thể hiện ý kiến (hoặc cảm nhận) như: tốt, tuyệt, tuyệt
vời, chán, dở … Rất nhiều nhà nghiên cứu đã làm việc khai phá
các từ như vậy và xác định xu hướng ngữ nghĩa của chúng (tích
cực hay tiêu cực). Trong [9], các tác giả xác định một vài quy
tắc ngữ pháp có thể dùng để xác định các từ chỉ ý kiến và xu
hướng ngữ nghĩa của chúng từ một tập dữ liệu lớn. Sự phát
triển tiếp theo là phân loại cảm nhận các nhận xét về sản phẩm
ở mức văn bản. Mục tiêu của nhiệm vụ này là phân loại mỗi
bài phê bình xem chúng thể hiện cảm nhận tích cực hay tiêu
cực về một đối tượng nào đóMột vài nhà nghiên cứu cũng thực
hiện việc phân loại cảm nhận ở mức câu, xem mỗi câu thể hiện
tình cảm tích cực hay tiêu cực.
7

Chƣơng 2 – CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Ý
KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT PHÂN LOẠI VÀ XỬ
LÝ NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN
Cách tiếp cận chủ yếu trong nhiều ứng dụng khai phá ý
kiến hiện nay là dựa trên kỹ thuật phân loại văn bản. Nội dung
của chương 2 bao gồm một số kỹ thuật phân tích ý kiến dựa

trên các phương pháp phân loại: phân loại ý kiến ở mức văn
bản, mức câu, và kỹ thuật sinh bộ từ vựng ý kiến dùng để phân
tích ý kiến.
2.1. Phân loại ý kiến mức văn bản
Cho một tập văn bản ý kiến D, nhiệm vụ phân loại xác
định xem mỗi văn bản d Є D có thể hiện một ý kiến tích cực
hay tiêu cực về một đối tượng hay không. Một cách hình thức,
nhiệm vụ được định nghĩa như sau:
Cho một văn bản ý kiến d nhận xét về đối tượng o, xác
định xu hướng mà ý kiến thể hiện về o, cụ thể, khám phá ra xu
hướng ý kiến oo về đặc tính f trong bộ năm (o, f, so, h, t), trong
đó f=o, và h, t, o được giả sử là đã biết hoặc không liên quan.
2.1.1. Phân loại dựa trên học có giám sát
Phân loại, hay phân lớp, ý kiến là một trường hợp riêng
của học có giám sát (supervised learning), trong đó các đoạn
bình luận hoặc câu chứa ý kiến có thể nhận một trong hai nhãn
phân loại:“tích cực”, “tiêu cực” (một số phát biểu cho phép
phân biệt thêm nhãn “trung tính”). Quá trình phân loại được
thực hiện theo các bước được mô tả sau đây.
- Thu thập dữ liệu về nhận xét đánh giá từ các trang web, gán
nhãn phân loại cho dữ liệu
- Huấn luyện bộ phân loại trên dữ liệu đã chuẩn bị: lựa chọn kỹ
thuật phân loại và trích chọn đặc trưng. Quá trình huấn luyện
được lặp đi lặp lại nhiều lần để có được mô hình tốt nhất.
- Hiệu năng của mô hình phân loại sau đó được đánh giá bởi
tập dữ liệu kiểm tra đã chuẩn bị.
2.1.1.1. Mô hình ngôn ngữ n-gram
8

Nhiệm vụ của mô hình ngôn ngữ là cho biết xác suất của

một câu w
1
w
2
w
m
là bao nhiêu. Theo công thức Bayes:
P(AB) = P(B|A) * P(A), thì:
P(w
1
w
2
…w
m
) = P(w
1
) * P(w
2
|w
1
) * P(w
3
|w
1
w
2
) *…*
P(w
m
|w

1
w
2
…w
m-1
)
Theo công thức này, mô hình ngôn ngữ cần phải có một
lượng bộ nhớ vô cùng lớn để có thể lưu hết xác suất của tất cả
các chuỗi độ dài nhỏ hơn m. Rõ ràng, điều này là không thể khi
m là độ dài của các văn bản ngôn ngữ tự nhiên (m có thể tiến
tới vô cùng). Để có thể tính được xác suất của văn bản với
lượng bộ nhớ chấp nhận được, ta sử dụng xấp xỉ Markov bậc n:
P(w
m
|w
1
,w
2
,…, w
m-1
) = P(w
m
|w
m-n
,w
n-m+1
, …,w
m-1
)
Nếu áp dụng xấp xỉ Markov, xác suất xuất hiện của một

từ (w
m
) được coi như chỉ phụ thuộc vào n từ đứng liền trước nó
(w
m-n
w
m-n+1
…w
m-1
) chứ không phải phụ thuộc vào toàn bộ dãy
từ đứng trước (w
1
w
2
…w
m-1
). Như vậy, công thức tính xác suất
văn bản được tính lại theo công thức:
P(w
1
w
2
…w
m
) = P(w
1
) * P(w
2
|w
1

) * P(w
3
|w
1
w
2
) *…*
P(w
m-1
|w
m-n-1
w
m-n
…w
m-2
)* P(w
m
|w
m-n
w
m-n+1
…w
m-1
)
Với công thức này, ta có thể xây dựng mô hình ngôn ngữ
dựa trên việc thống kê các cụm có ít hơn n+1 từ. Mô hình ngôn
ngữ này gọi là mô hình ngôn ngữ N-gram.
Một cụm N-gram là một dãy con gồm n phần tử liên tiếp
của 1 dãy các phần tử cho trước (trong bộ dữ liệu huấn luyện),
và cụm ngram này không nhất thiết phải có nghĩa.

Ví dụ: cụm 2-gram “hát của” thuộc câu “Giọng hát của cô
ấy thật điêu luyện”.
Các phần tử được xét ở đây thường là kí tự, từ hoặc cụm
từ; tùy vào mục đích sử dụng. Dựa vào số phần tử của 1 cụm
N-gram, ta có các tên gọi cụ thể: N = 1: Unigram; N = 2:
Bigram; N = 3: Trigram
2.1.1.2. Phân loại Naïve Bayes
Phân loại Naïve Bayes sử dụng trong trường hợp mỗi ví
dụ được cho bằng tập các thuộc tính <x
1
, x
2
, …, x
n
> và cần xác
9

định nhãn phân loại y, y có thể nhận giá trị từ một tập nhãn hữu
hạn C.
Trong giai đoạn huấn luyện, dữ liệu huấn luyện được
cung cấp dưới dạng các mẫu <x
i
,y
i
>. Sau khi huấn luyện xong,
bộ phân loại cần dự đoán nhãn cho mẫu mới x.
Theo lý thuyết học Bayes, nhãn phân loại được xác định
bằng cách tính xác suất điều kiện của nhãn khi quan sát thấy tổ
hợp giá trị thuộc tính <x
1

, x
2
, …, x
n
>. Thuộc tính được chọn,
ký hiệu c
MAP
là thuộc tính có xác suất điều kiện cao nhất (MAP
là viết tắt của maximum a posterior), tức là:
= 

= 


 







, 

, , 

)
Sử dụng quy tắc Bayes, biểu thức trên được viết lại như
sau:



= 







, 

, , 





(

)
(

, 

, , 

)

= 








, 

, , 





(

)
Hai thành phần trong biểu thức trên được tính từ dữ liệu
huấn luyện. Giá trị P(c
j
) được tính bằng tần suất quan sát thấy
nhãn cj trên tập huấn luyện, tức là bằng số mẫu có nhãn là c
j

chia cho tổng số mẫu. Việc tính P(x
1
,x
2
,…,x
n

|c
j
) khó khăn hơn
nhiều. Vấn đề là số tổ hợp giá trị của n thuộc tính cùng với
nhãn phân loại là rất lớn khi n lớn. Để tính xác suất này được
chính xác, mỗi tổ hợp giá trị thuộc tính phải xuất hiện cùng
nhãn phân loại đủ nhiều, trong khi số mẫu huấn luyện thường
không đủ lớn.
Để giải quyết vấn đề trên, ta giả sử các thuộc tính là độc
lập về xác suất với nhau khi biết nhãn phân loại c
j
. Trên thực
tế, các thuộc tính thường không độc lập với nhau như vậy,
chẳng hạn đối với ví dụ chơi tennis, khi trời nắng thì xác suất
nhiệt độ cao cũng lớn hơn. Chính vì dựa trên giả thiết độc lập
xác suất đơn giản như vậy nên phương pháp có tên gọi “Bayes
đơn giản”. Tuy nhiên, như ta thấy sau đây, giả thiết như vậy
cho phép tính xác suất điều kiện đơn giản hơn nhiều và trên
10

thực tế phân loại Bayes có độ chính xác tốt trong rất nhiều ứng
dụng.
Với giả thiết về tính độc lập xác suất có điều kiện có thể
viết:




, 


, , 

|


= 



|






|


(

, 

)
Tức là xác suất đồng thời quan sát thấy các thuộc tính
bằng tích xác suất điều kiện của từng thuộc tính riêng lẻ. Thay
vào biểu thức ở trên, ta được bộ phân loại Naïve Bayes (có đầu
ra ký hiệu là C
NB
như sau):



= 


 







(

|

)
Trong đó P(x
i
|c
j
) được tính từ dữ liệu huấn luyện bằng số
lần x
i
xuất hiện cùng với c
j
chia cho số lần x
i
xuất hiện. Việc

tính xác suất này đòi hỏi ít dữ liệu hơn nhiều so với tính P(x
1
,
x
2
, …, x
n
| c
j
).
Quá trình học Bayes đơn giản là quá trình tính các xác
suất P(c
j
) và các xác suất điều kiện P(x
i
|c
j
) bằng cách đếm trên
tập dữ liệu.
2.1.1.3. Phân loại máy vector tựa (Support Vector
Machines)
Máy vec tơ tựa (SVM) là kỹ thuật học máy được xây
dựng cho bài toán phân loại nhị phân, tức là mỗi ví dụ có thể
nhận một trong hai nhãn. Các ví dụ phải được biểu diễn bằng
thuộc tính liên tục, và do vậy mỗi ví dụ tương ứng với một vec
tơ trong không gian. SVM dựa trên hai nguyên tắc chính sau:
- SVM tìm cách phân chia ví dụ có nhãn khác nhau bằng
một siêu phẳng sao cho khoảng cách từ siêu phẳng tới những ví
dụ có nhãn khác nhau là lớn nhất. Nguyên tắc này được gọi là
nguyên tắc lề cực đại (max margin). Trong quá trình huấn

luyện, thuật toán SVM xác định siêu phẳng có lề cực đại bằng
cách giải bài toán tối ưu cho một hàm mục tiêu bậc 2.
- Để giải quyết trường hợp các ví dụ không thể phân chia
bằng một siêu phẳng, phương pháp SVM sẽ ánh xạ không gian
ban đầu của các ví dụsang một không gian khác thường là có
số chiều cao hơn, sau đó tìm siêu phẳng với lề cực đại trong
11

không gian này. Để tăng tính hiệu quả khi ánh xạ, một kỹ thuật
được sử dụng là kỹ thuật dùng hàm nhân (kernel function) thay
cho tích có hướng của các vec tơ. Có 4 hàm kernel phổ biến
được đề cập trong thuật toán SVM là:
 Linear
 Radial basis function (RBF)
 Polyminal
 Sigmoid
2.1.2. Phân loại dựa trên học không giám sát
2.1.2.1. Sử dụng bộ từ vựng
Phương pháp trong [33] thực hiện phân loại dựa trên một
vài cụm từ cú pháp cố định có khả năng được dùng để bày tỏ ý
kiến trong tiếng Anh. Thuật toán bao gồm ba bước:
Bƣớc 1: Trích chọn các cụm từ chứa tính từ và trạng từ.
Lý do để làm điều này là nghiên cứu đã chứng tỏ rằng tính từ
và trạng từ là những từ chỉ báo rất tốt về ý kiến và tính chủ
quan. Tuy nhiên, mặc dù tính từ độc lập có thể chỉ báo tính chủ
quan, nhưng có thể ngữ cảnh không đủ để xác định xu hướng
ngữ nghĩa của nó. Do đó, một thuật toán trích chọn hai từ liền
nhau, trong đó một từ trong cặp là một tính từ/ trạng từ còn từ
kia là từ chỉ ngữ cảnh. Hai từ liền nhau được trích chọn nếu
POS tag của chúng phù hợp với mẫu trong bảng dưới đây. Ví

dụ, mẫu trong dòng 2 nghĩa là 2 từ liền nhau được trích chọn
nếu từ đầu tiên là trạng từ và từ thứ hai là tính từ nhưng từ thứ
3 (không được trích chọn) không phải là danh từ.
Bảng 2. 1: Bảng quy tắc trích chọn từ loại
Từ thứ nhất
Từ thứ hai
Từ thứ ba (không được
trích chọn)
Tính từ
Danh từ
Bất cứ từ loại nào
Trạng từ
Tính từ
Không phải danh từ
Tính từ
Tính từ
Không phải danh từ
Danh từ
Tính từ
Không phải danh từ
Trạng từ
Động từ
Bất cứ từ loại nào

12

Bƣớc 2: Ước lượng xu hướng của các cụm từ đã trích
chọn bằng cách sử dụng công thức tính pointwise mutual
information (PMI) như sau:





, 


= 



















()
Trong đó:
Pr(term
1

 term
2
) là xác suất xuất hiện đồng thời của
term
1
và term
2
Pr(term
1
)Pr(term
2
) là xác suất xuất hiện đồng thời nếu
term
1
và term
2
độc lập.
Do đó Pr(term
1
 term
2
) và Pr(term
1
)Pr(term
2
) là một
phép đo mức độ độc lập thống kê giữa chúng. Hàm log của tỉ
số này là lượng thông tin chúng ta lấy được về sự có mặt của
một từ khi quan sát từ còn lại.
Xu hướng ý kiến (oo) của một cụm từ được tính dựa trên

quan hệ của nó với từ tham chiếu tích cực, như “excellent”, và
với từ tham chiếu tiêu cực, ”poor”:
oo(term)= PMI(term, “excellent”) −PMI(term, “poor”). (2)
Các xác suất được tính bằng cách sử dụng câu truy vấn để
tìm kiếm và thu thập số lần xuất hiện của từ. Với mỗi tìm kiếm
truy vấn, một cơ chế tìm kiếm thường cho số lượng các tài liệu
có liên quan đến truy vấn, ta lấy số này làm số lần xuất hiện
của từ/cụm từ. Do đó, bằng cách tìm kiếm 2 từ đồng thời, và
riêng biệt, chúng ta có thể tính được các xác suất trong biểu
thức 1.
Bƣớc 3: cho một bài đánh giá, thuật toán tính oo trung
bình của tất cả các cụm từ trong bài, và phân loại nó thành “nên
dùng” (tích cực) nếu oo tính được dương hoặc “không nên
dùng” (tiêu cực) nếu oo âm.
2.1.2.2. Một số phƣơng pháp không giám sát khác
2.2. Phân loại ý kiến ở mức câu
Nhiệm vụ: Cho một câu s, hai nhiệm vụ con sau đây được
thực hiện:
13

 (1) Phân loại tính chủ quan: xác định xem s là câu
chủ quan hay câu khách quan
 (2) Phân loại ý kiến cho câu chủ quan: Nếu s là
chủ quan, xác định xem nó thể hiện ý kiến tích cực
hay tiêu cực.
2.2.1. Xác định câu mang ý kiến chủ quan
Công việc phân loại xu hướng tình cảm thường giả sử
rằng tài liệu đầu vào là tài liệu mang ý kiến chủ quan. Tuy
nhiên, với khá nhiều ứng dụng chúng ta cần xác định xem tài
liệu đã có chứa thông tin chủ quan hay không, hoặc xác định

phần nào của tài liệu là chủ quan. Các kỹ thuật như Support
Vector Machine, hay Navie Bayes cũng có thể áp dụng để thực
hiện nhiệm vụ phân loại ý kiến này.
2.2.2. Phân tích xu hướng cho câu ý kiến chủ quan
Công việc này được phát biểu như sau: Cho một đoạn văn
bản chứa ý kiến, giả sử rằng trong đó toàn bộ ý kiến nói về một
vấn đề hoặc sự vật nào đó, phân loại ý kiến thành một trong hai
cực tình cảm trái ngược nhau (thích, không thích), hoặc xem nó
ở mức độ nào giữa hai cực đó. Các kỹ thuật học máy cũng có
thể áp dụng cho nhiệm vụ này.
2.3. Kỹ thuật sinh ra bộ từ vựng ý kiến
Để thu thập danh sách từ ý kiến, 3 phương pháp chính đã
được nghiên cứu: thủ công, dựa trên từ điển, và dựa trên văn
bản. Phương pháp thủ công rất tốn thời gian và do dó thường
không được dùng riêng mà được kết hợp với một phương pháp
tự động nào đó như bước kiểm tra cuối cùng vì các phương
pháp tự động có thể gây ra lỗi. Sau đây chúng ta bàn về hai
phương pháp tự động.
2.3.1. Kỹ thuật dựa trên từ điển
Một trong các kỹ thuật đơn giản nhất của phương pháp
này dựa trên bootstrapping sử dụng một tập nhỏ từ ý kiến và
một từ điển trực tuyến, như WordNet [8]. Đầu tiên thu thập
một lượng nhỏ các từ ý kiến một cách thủ công với xu hướng ý
kiến đã biết, và sau đó phát triển tập từ vặng này lên bằng cách
14

tìm kiếm trong WordNet các từ đồng nghĩa và trái nghĩa của
chúng. Từ mới tìm được sẽ được thêm vào danh sách từ vựng.
Và cứ lặp lại như vậy. Quá trình kết thúc khi không tìm thêm
được từ mới nào nữa.

2.3.2. Kỹ thuật dựa trên quan hệ từ và tính nhất quán
Các phương pháp thuộc loại này phụ thuộc vào từ đồng
nghĩa hoặc các mẫu xuất hiện đồng thời, và cả một danh sách
từ ý kiến ban đầu để tìm ra các từ ý kiến khác trong một tập
văn bản lớn. Một trong những ý tưởng chính được đưa ra bởi
Hazivassiloglou và McKeown. Kỹ thuật bắt đầu mới một danh
sách các tính từ ý kiến, và dùng chúng cùng với một số ràng
buộc ngôn ngữ (hay quy ước) về kết nối để xác định các tính từ
ý kiến bổ sung là xu hướng của chúng. Một trong các ràng
buộc là về liên từ “và” chỉ ra rằng các tính từ được kết nối
thường có chung một xu hướng tình cảm. Các quy tắc hoặc
ràng buộc cũng được thiết kế cho các liên từ khác như “hoặc”,
“nhưng”…
2.4. Phân loại dựa trên thông tin quan hệ
2.4.1. Quan hệ giữa các câu và các văn bản
Một đặc trưng cơ bản của phân loại ý kiến mức văn bản
là một văn bản có thể gồm nhiều đơn vị văn bản nhỏ hơn (như
các đoạn văn hay câu) với những nhãn phân loại khác nhau,
thậm chí là trái ngược nhau, trong đó nhãn phân loại tổng thể
của toàn bộ văn bản là một hàm tập hợp các nhãn phân loại ở
mức thành phần của nó. Do đó, như một biện pháp thay thế
xem một văn bản như một túi đặc tính, có nhiều nỗ lực đã được
thực hiện để mô hình cấu trúc của văn bản theo phân tích về
các đơn vị thành phần văn bản, và để chỉ ra tính hữu ích của
mối quan hệ giữa các đơn vị này để có được nhãn phân loại
tổng thể cho toàn bộ văn bản một cách chính xác hơn. Việc mô
hình hóa các quan hệ giữa những đơn vị thành phần văn bản
này cũng có thể dẫn tới việc gán nhãn phân loại từng thành
phần tốt hơn.
2.4.2. Quan hệ giữa các thành phần thảo luận

15

Một điều thú vị trong phân tích ý kiến là khi các văn bản
được phân tích tạo thành một phần của một một cuộc bàn luận,
như trong trường hợp các lượt trong tranh luận chính trị, các
bài viết trên diễn đàn tranh luận, hay các nhận xét trong mỗi
bài viết của cá nhân. Việc sử dụng các quan hệ này có thể đặc
biệt hữu ích vì rất nhiều văn bản trong các trường hợp chúng ta
đã nói có thể rất phức tạp, và do đó rất khó phân loại, nhưng
chúng ta có thể dễ dàng phân loại một văn bản phức tạp nếu
chúng ta tìm được trong đó các từ chỉ báo về sự đồng tình với
một văn bản chỉ rõ xu hướng tích cực hay tiêu cực.
2.4.3. Quan hệ giữa các đặc tính của sản phẩm
Popescu và Etzioni xem việc gán nhãn các từ ý kiến liên
quan đến đặc tính sản phẩm như một quá trình gán nhãn tập
thể. Họ đưa ra một thuật giải lặp trong đó việc gán xu hướng
cho mỗi từ riêng biệt được điều chỉnh tập thể thông qua một
quá trình gán nhãn nới lỏng. Bắt đầu từ các nhãn từ “global”
được tính toán trên một tập văn bản thể hiện xu hướng tình cảm
cho mỗi từ cụ thể trong các trường hợp chung, Popescu và
Etzioni dần dần định nghĩa lại nhãn từ một nhãn chung tới một
nhãn riêng cho một văn bản đánh giá, rồi tới một nhãn riêng
cho một đặc tính sản phẩm, và cuối cùng tới một nhãn riêng
cho ngữ cảnh cụ thể mà từ đó xuất hiện. Họ đảm bảo xem xét
các ràng buộc cụ bộ ở mức câu mà ý kiến được kết nối bởi các
quan hệ từ như “nhưng”, “hoặc”, “và” để phân loại thành cùng
loại hay loại đối ngược.
Trên đây em đã trình này những kỹ thuật phân tích ý kiến,
gồm cả có giám sát và không giám sát. Chương sau của luận
văn sẽ tiến hành thử nghiệm một số ý tưởng từ các kỹ thuật này

để xem xét tính hiệu quả của chúng.

16

Chƣơng 3 – THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Mô hình phân tích ý kiến lựa chọn
3.1.1. Mô hình thử nghiệm

Hình 3. 1: Mô hình phân tích ý kiến
Hình 3.1 mô tả quá trình phân tích ý kiến ở mức câu:
- Bước 1: Tiến hành thu thập dữ liệu nhận xét của người
dùng.
- Bước 2: Phân loại nhận xét thành hai loại chủ quan, khách
quan
- Bước 3: Phân tích xu hướng ý kiến cho các câu ý kiến chủ
quan đã được phân loại ở bước 2 là ý kiến tích cực hay tiêu
cực. Luận văn sẽ tập trung kiểm nghiệm các phương pháp
phân tích ý kiến có giám sát và cả không giám sát cho
bước này. Cụ thể, hai thuật toán phân loại học máy Naïve
Bayes và Support Vector Machine kết hợp với mô mình
ngôn ngữ ngram đã được nói đến ở chương 2 sẽ được sử
dụng, và phương pháp dựa trên bộ từ vựng.
- Đối với phƣơng pháp học máy có giám sát, luận văn sử
dụng WEKA làm thư viện để giải quyết việc phân loại nhị
phân ý kiến tích cực/ tiêu cực. WEKA đã có tích hợp sẵn
rất nhiều thuật toán phân loại như Naïve Bayes, cây quyết
định, SVM…Tuy nhiên, ngoài thuật toán Naïve Bayes có
sẵn, để hiệu quả hơn, luận văn tích hợp thêm thư viện
17


libSVM vào WEKA để sử dụng cho thuật toán phân loại
SVM, với hàm nhân lựa chọn là Radial Basic Function.
- Đối với phƣơng pháp dựa trên bộ từ vựng không giám
sát, để xác định xu hướng ý kiến của mỗi câu, 3 nhiệm vụ
nhỏ được thực hiện. Thứ nhất, một tập các tính từ (thường
được dùng để thể hiện ý kiến, tình cảm) được xác định
bằng cách sử dụng phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Những từ này sẽ được gọi là từ ý kiến. Thứ hai, với mỗi từ
đó, ta xác định xu hướng ngữ nghĩa của nó, tích cực (thích)
hay tiêu cực (không thích). Cuối cùng, dựa trên xu hướng
ngữ nghĩa từng từ, xác định xu hướng ngữ nghĩa của cả
câu. Chi tiết cụ thể các bước trong phương pháp này sẽ
được trình bày ở phần 3.2.
3.1.2. Dữ liệu sử dụng
Dữ liệu luận văn sử dụng là một tập các câu nhận xét
thuộc nhiều chủ đề (sản phẩm, công nghệ, người nổi tiếng …)
được thu thập trên các diễn đàn mạng và báo điện tử
VnExpress, Vietnamnet, Dantri. Mỗi câu được đặt trong một
file riêng và được gán nhãn phân loại là tích cực (pos) hoặc
tiêu cực (neg). Tập dữ liệu sau quá trình gán nhãn như sau:
- Tổng số: 2940 câu ý kiến
- Tích cực (pos): 1684 câu
- Tiêu cực (neg): 1256 câu
3.2. Các thủ tục phân tích ý kiến ở mức câu
3.2.1. Xây dựng bộ từ vựng
Trong luận văn này, em sử dụng một phương pháp đơn
giản bằng cách xây dựng thủ công bộ từ vựng chủ yếu là tính
từ tiếng Việt để phán đoán xu hướng ngôn ngữ của các tính từ
tách được từ ý kiến của người dùng. Các từ chỉ trạng thái
mong muốn (như: đẹp, tuyệt vời, tốt…) có xu hướng tích cực,

và các từ chỉ trạng thái không mong muốn (như xấu, thất vọng,
dở…) có xu hướng tiêu cực. Bên cạnh đó, để phục vụ cho mục
đích xử lý các câu có ý kiến nhận xét được thể hiện dưới dạng
18

phủ định của một từ tích cực như “không đẹp”, “chưa tốt”, em
tạo thêm một bộ từ vựng chứa các từ phủ định này.
Luận văn xây dựng và sử dụng một bộ từ vựng gồm:
- Từ tích cực: 82 từ
- Từ tiêu cực: 78 từ
- Từ phủ định: 10 từ
3.2.2. Phân tích câu và tách các từ thể hiện ý kiến
Để xác định được các tính từ mang ý kiến, chúng ta sẽ
phải thực hiện việc gán nhãn từ loại cho từng câu ý kiến một.
Luận văn sẽ sử dụng thư viện vnTokenizer kết hợp với bộ gán
nhãn từ loại JvnTagger để thực hiện nhiệm vụ này. Sau đây là
một ví dụ kết quả của việc gán nhãn từ loại. Với câu đầu vào
„Máy ảnh chụp nét“. Câu được gán nhãn từ loại đầy đủ sẽ có
dạng: “Máy_ảnh/N chụp/V nét/A./.”. Trong đó, N là danh từ, V
là động từ, và A là tính từ.
3.2.3. Xác định xu hướng ngữ nghĩa cho từ trong câu
Thủ tục này khá đơn giản, chúng ta chỉ tiến hành tìm và
so sánh tính từ có được với hai bộ từ tích cực và tiêu cực, tính
từ đó nằm trong bộ từ nào thì nó sẽ mang xu hướng ngữ nghĩa
của bộ từ đó.
Tuy nhiên, trong quá trình xác định xu hướng tình cảm
của từ trong câu, chúng ta không đơn giản chỉ lấy xu hướng
ngữ nghĩa của từ ý kiến trong tập các từ làm xu hướng của toàn
bộ câu. Chúng ta còn xem xét có từ phủ định nào (như: không,
chưa …) xuất hiện gần từ đó hay không. Nếu có thì xu hướng ý

nghĩa của cả câu sẽ ngược lại. Gần ở đây có nghĩa là khoảng
cách từ phủ định và từ ý kiến không được vượt quá một
ngưỡng cho phép, luận văn đặt ngưỡng này là 4.
3.2.4. Xác định xu hướng ngữ nghĩa cho câu
Nhìn chung, chúng ta sử dụng xu hướng của các từ ý kiến
trong câu để xác định xu hướng của cả câu. Tức là, nếu ý kiến
tích cực/ tiêu cực chiếm đa số thì toàn bộ câu sẽ mang ý nghĩa
đó. Trong trường hợp số lượng từ mang ý kiến tích cực và tiêu
19

cực bằng nhau thì câu nhận xét đó được gán ý kiến của câu
trước nó.
3.3. Đánh giá kết quả
3.3.1. Phương pháp đánh giá
Phƣơng pháp đánh giá: Sử dụng một tập dữ liệu kiểm
thử (tập dữ liệu được gán nhãn thủ công) đưa vào bộ phân lớp
được xây dựng trên tập huấn luyện. Sau đó tính toán các giá trị
độ chính xác, độ bao phủ. Có nhiều cách chọn tập kiểm thử và
tập huấn luyện. Ở đây, chúng ta sử dụng phương pháp kiểm
thử chéo 10 lần (10 fold cross-vadidation ), đây là phương pháp
cho độ đánh giá tương đối khách quan.
Cách tiến hành đánh giá chéo 10 lần (10-fold cross
validation):
 Chia tập dữ liệu thành 10 phần.
 Sử dụng lần lượt phần 1, 2,…,10 làm tập kiểm thử, 9 phần
còn lại làm tập huấn luyện. Lấy độ chính xác, độ bao phủ
của từng lần thử nghiệm.
 Tính các độ đo bằng cách lấy giá trị trung bình của tất cả
các lần.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng một công cụ được

phát triển cho mục đích phân loại ý kiến thành tích cực, tiêu
cực LingPipe để so sánh với kết quả phân tích của các phương
pháp đã chọn lựa.
3.3.2. Kết quả thử nghiệm và đánh giá
Bảng 3.2 là kết quả thực nghiệm với các phương pháp đã
được trình bày ở trên. Ta có thể tổng kết lại ngắn gọn như sau:
- Tập dữ liệu huấn luyện và kiểm thử: Sử dụng tập dữ
liệu được mô tả ở phần 3.2.1, và bộ từ vựng đã xây dựng.
- Các thuật toán phân lớp: Naïve Bayes, SVM (có giám
sát) với mô hình ngôn ngữ unigram và bigram, dựa trên bộ
từ vựng (không giám sát)
- Phƣơng pháp đánh giá: đánh giá chéo 10 lần (10-fold
cross validation) với độ đo: độ bao phủ và độ chính xác
20

- Thƣ viện và công cụ: Weka, libSVM, vnTokenizer,
JvnTagger, LingPipe
Bảng 3. 1: Kết quả kiểm nghiệm các phƣơng pháp
phân loại ý kiến
Phƣơng
pháp
Ngram
Độ chính xác
Độ bao phủ


Neg
Pos
TB
Neg

Pos
TB
Naïve Bayes
Unigram
0.725
0.814
0.776
0.760
0.785
0.774
Bigram
0.732
0.785
0.762
0.703
0.808
0.763








SVM
Unigram
0.838
0.872
0.858

0.827
0.881
0.858
Bigram
0.825
0.842
0.835
0.779
0.877
0.835








LingPipe
Unigram
0.662
0.708
0.688
0.565
0.785
0.691
Bigram
0.748
0.805
0.781

0.735
0.815
0.781








Dùng bộ từ
vựng

0.638
0.932
0.843
0.866
0.787
0.811

Đối với phương pháp có giám sát Naïve Bayes và SVM,
một vấn đề được nhận thấy trong suốt quá trình kiểm nghiệm
đó là việc loại bỏ các từ stopword. Thật rõ ràng để thấy rằng
các từ này xuất hiện một cách thường xuyên trong đặc trưng n-
gram và chiếm lĩnh mô hình phân loại. Việc lựa chọn các từ
stopword phải thật cẩn thận để tránh việc loại bỏ đi những từ
khóa quan trọng, hay làm cho bộ phân loại bị ảnh hưởng bởi tư
duy cá nhân của người kiểm nghiệm. Ở đây, bộ từ stopword
gồm 570 từ tiếng Việt được sử dụng trong giai đoạn tiền xử lý

dữ liệu.
Theo bảng kết quả, ta thấy trên cùng một loại đặc trưng
(unigram hoặc bigram), hầu hết các trường hợp bộ phân loại
21

SVM cho kết quả tốt hơn bộ phân loại Naïve Bayes về độ
chính xác. Đối với cả unigram và bigram, hai phương pháp này
chênh lệch nhau khoảng 7-8% về độ chính xác. Điều này khá
hợp lý vì nhiều công trình nghiên cứu trước đó cũng đưa ra kết
luận rằng SVM cho kết quả tốt hơn Naïve Bayes. Trong đó, ở
đây độ chính xác của bộ phân loại SVM khá tốt, lên tới xấp xỉ
86% với unigram, độ bao phủ của SVM cũng cao hơn Naïve
Bayes
Với hai thuật toán phân loại này, độ chính xác và độ bao
phủ của chúng đều không chênh lệch đáng kể.
Đặc trưng unigram ở cả hai phương pháp Naïve Bayes và
SVM đều cho kết quả (độ chính xác và độ bao phủ) tốt hơn so
với đặc trưng bigram.
So với LingPipe, phân loại bằng SVM cho độ chính xác
cao hơn. Tuy nhiên, LingPipe cho kết quả với bigram tốt hơn là
unigram.
Đối với phương pháp sử dụng bộ từ vựng (không giám
sát), kết quả thu được cũng rất khả quan, độ chính xác và bao
phủ đều cao hơn 80%. Theo quan sát ta thấy độ chính xác cho
các câu nhận xét tích cực cao hơn hẳn so với những câu nhận
xét tiêu cực, phân loại câu tiêu cực có độ chính xác 63.8%
trong khi phân loại câu tích cực độ chính xác lên đến 93.2%.
Điều này có thể là do phân bố các từ tích cực, tiêu cực trong bộ
từ vựng. Kết quả phân loại dựa trên bộ từ vựng này vẫn thấp
hơn so với phân loại có giám sát dùng SVM.

Như vậy, các phương pháp phân loại ý kiến đều cho kết
quả rất khả quan. Chúng ta có thể sử dụng chúng để xây dựng
ứng dụng cho biết một ý kiến của người dùng về đối tượng nào
đó là tích cực hay tiêu cực với độ chính xác chấp nhận được.
Tuy nhiên, các phương pháp này cũng vẫn còn những
điểm hạn chế. Hiệu năng của phương pháp phân loại ý kiến có
giám sát (Naïve Bayes và SVM) phụ thuộc nhiều vào quá trình
trích chọn đặc trưng. Rõ ràng việc đơn thuần áp dụng mô hình
ngram vào kỹ thuật phân loại có thể chưa cho kết quả tốt nhất
22

với phân loại ý kiến – kiểu dữ liệu ý kiến có đặc trưng riêng rõ
rệt. Chúng ta có thể cải thiện bộ phân loại bằng cách trích chọn
đặc trưng một cách cẩn thận hơn bằng cách sử dụng các mẫu ý
kiến đặc thù, hay dùng gán nhãn từ loại (POS tagger) cũng là
một lựa chọn để kết hợp với ngram. Nhờ cách này chúng ta có
thể lợi dụng được tối đa ưu điểm của phương pháp học máy có
giám sát vào quá trình phân loại ý kiến.
Trong khi đó tính chính xác của phương pháp phân loại
dựa trên bộ từ vựng phụ thuộc vào bộ từ vựng ý kiến đã chuẩn
bị, cũng như hiệu năng của các công cụ sử dụng như
vnTokenizer và JvnTagger. Bộ từ vựng được xây dựng thủ
công nên không thể tránh khỏi những cảm nhận thiếu tính
khách quan. Với mỗi chủ đề, hay lĩnh vực khác nhau các từ thể
hiện ý kiến khen, chê cũng rất khác nhau. Bởi vậy, việc áp
dụng một tập từ vựng được xây dựng chung vào một miền lĩnh
vực nào đó có thể đưa lại kết quả không như ý. Bởi một từ ý
kiến có thể là tích cực khi nói đến trong một lĩnh vực này
nhưng lại trở thành tiêu cực ở lĩnh vực khác. Nhược điểm này
chỉ có thể cải thiện bằng cách xây dựng một bộ từ vựng cẩn

thận, phong phú và chính xác hơn, và có thể kết hợp bổ sung
với việc phân tích dựa trên miền lĩnh vực. Vấn đề xác định
miền lĩnh vực và đưa ra xu hướng ý kiến chính xác cho một từ
hiện vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết triệt để, cần tiến
hành nghiên cứu chuyên sâu thêm. Một điểm nữa mà phương
pháp dựa trên bộ từ vựng trong luận văn chưa xử lý đó là thông
tin trích dẫn. Cụ thể, một người có thể trích dẫn ý kiến của
người khác, và thể hiện ý kiến đồng tình hay không đồng tình
với ý kiến được trích dẫn đó. Nếu xác định được ý kiến được
trích dẫn là tiêu cực hay tích cực, và ý kiến của người trích dẫn
là đồng tình/không đồng tình với nó thì ta có thể phân loại ý
kiến của người đó là tích cực hay tiêu cực. Việc phân loại đơn
thuần chỉ dựa vào bộ từ ý kiến hay xu hướng của câu trước đó
có thể gây ra nhầm lẫn trong trường hợp trích dẫn này.

23

KẾT LUẬN
Trong luận văn, em đã trình bày một số kỹ thuật để khai
phá và phân tích của người dùng về các đối tượng thuộc nhiều
chủ đề khác nhau (thương hiệu, sản phẩm, người nổi tiếng)
thông qua những nhận xét của họ trên mạng. Mục đích chính là
tạo ra được một phán đoán chính xác về xu hướng tích cực hay
tiêu cực trong những câu nhận xét đó để hỗ trợ người sử dụng
đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý. Các phương pháp
phân loại ý kiến em đã thử nghiệm trên bộ dữ liệu tiếng Việt
cho độ chính xác khá khả quan, có thể sử dụng để xây dựng
một ứng dụng phân tích ý kiến cho kết quả chấp nhận được. So
với các phương pháp đã được áp dụng cho tiếng Anh, độ chính
xác này chênh lệch nhau không đáng kể. Công việc khai phá ý

kiến này không chỉ phục vụ từng cá nhân, mà còn rất có ích đối
với các công ty, tổ chức muốn nắm bắt được phản hồi của
khách hàng về sản phẩm của mình. Và nó sẽ ngày càng trở nên
quan trọng bởi có ngày càng nhiều người biểu hiện ý kiến tình
cảm của mình về sản phẩm, dịch vụ trên các diễn đàn, các
mạng xã hội.
Hiện tại, luận văn thực hiện việc phán đoán xu hướng ý
kiến trong nhận xét dựa trên bộ từ vựng tính từ tích cực, tiêu
cực được xây dựng thủ công. Hiệu quả của việc phân tích phán
đoán phụ thuộc vào bộ từ vựng này. Do được xây dựng thủ
công, bộ từ vựng này có thể không đầy đủ và mang nhiều quan
điểm chủ quan của người xây dựng, khiến cho hiệu quả phán
đoán ít nhiều bị ảnh hưởng. Để mở rộng và cải thiện hiệu quả
cho nhiệm vụ mà luận văn thực hiện, trong lương lai em sẽ tìm
hiểu về kỹ thuật xây dựng bộ từ vựng tính từ một cách tự động.
Nhờ vậy bộ từ vựng sẽ trở nên phong phú, mang tính khách
quan và hiệu quả của việc phân tích xu hướng ý kiến trong các
câu nhận xét sẽ được tăng lên. Đồng thời, em cũng sẽ xem xét
việc trích chọn đặc trưng kết hợp với ngram để bộ phân loại có
giám sát được chính xác hơn.

×