Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Xây dựng hệ thống thu thập và phân tích ý kiến phản hồi của sinh viên luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.8 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

ĐỖ SĨ TRƢỜNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH Ý
KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đồng Nai - Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***
ĐỖ SĨ TRƢỜNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU THẬP VÀ
PHÂN TÍCH Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA
SINH VIÊN

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã số

: 60.48.05

Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. VŨ ĐỨC LUNG

Đồng Nai – Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu nghiên
cứu, kết quả được trình bày trong luận văn này là trung thực. Những tư liệu được
sử dụng trong luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng, đầy đủ.
Học viên

Đỗ Sĩ Trƣờng


LỜI CẢM ƠN
--------o0o-------Để hoàn thành luận văn này ngoài những phấn đấu, nỗ lực của bản thân, tôi may
mắn nhận được nhiều nguồn động viên, giúp đỡ từ thầy cô, gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp. Đây là những nguồn động lực to lớn giúp tơi hồn thành khóa học
và thực hiện thành cơng luận văn này. Với lịng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời
cảm ơn đến:
Thầy TS. Vũ Đức Lung – người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên
môn quý báu, định hướng cho tôi những phương pháp nghiên cứu khoa học
chuyên sâu cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt q trình làm
đề tài.
Các thầy cơ trong khoa Cơng Nghệ Thơng Tin và Phịng Sau Đại Học trường
Đại Học Lạc Hồng đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và
thực hiện đề tài.
Các anh chị và các bạn đang công tác tại Trung Tâm Thông Tin Tư Liệu –
Trường Đại Học Lạc Hồng đã tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên cứu và giúp đỡ
tơi nhiều vấn đề chun mơn.

Gia đình và bạn bè là nguồn động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Biên Hòa, Tháng 06 Năm 2011


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ - BẢNG ........................................................ v
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................ 2
1.1 Tổng quan về công tác đảm bảo chất lượng ............................................. 2
1.2 Các mơ hình triển khai trên thế giới ......................................................... 4
1.2.1 Chuẩn AUN-QA (ASEAN University Network - Quality
Assurance) ...................................................................................................... 4
1.2.2 Mơ hình EFQM (European Foundation for Quality Management) .. 5
1.3 Các mơ hình triển khai ở Việt Nam ......................................................... 6
1.3.1 Tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn KĐCL trường ĐH ........................... 6
1.3.2 Công tác thu thập ý kiến phản hồi từ sinh viên ................................. 7
1.4 Mục đích của đề tài .................................................................................. 9
1.5 Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 10
1.6 Lợi ích của hướng nghiên cứu ................................................................ 10
1.7 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 11
1.8 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 11
1.9 Tính đóng góp mới của đề tài ................................................................. 11
1.10
Kết quả dự kiến đạt được .................................................................... 12

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 13
2.1 Các khái niệm ......................................................................................... 13
2.1.1 Khái niệm về kiểm định chất lương đào tạo: .................................. 13
2.1.2 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language processing - NLP):... 18
2.1.3 Từ đồng nghĩa .................................................................................. 20
2.1.4 Từ trái nghĩa: ................................................................................... 26
2.2 Phương pháp thực hiện ........................................................................... 31
2.2.1 Tách câu Tiếng Việt ........................................................................ 31
2.2.2 Phân tích cú pháp............................................................................. 39
2.2.3 Chuẩn hóa ý kiến ............................................................................. 48
2.2.4 Đơn giản hóa ý kiến......................................................................... 53
2.2.5 Nhận biết chủ đề đánh giá của ý kiến .............................................. 55
2.2.6 Nhận biết tính chất của ý kiến ......................................................... 57


2.2.7 Thống kê – Tổng hợp các ý kiến đánh giá ...................................... 62
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ........................................ 67
3.1 Thiết kế chương trình ............................................................................. 67
3.2 Xây dựng chương trình........................................................................... 68
3.2.1 Module 1: Đánh giá chất lượng đào tạo .......................................... 68
3.2.2 Module 2: Cập nhật thư viện từ ....................................................... 69
3.2.3 Module 3: Cập nhật từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa .......................... 70
3.2.4 Module 4: Phân tích ý kiến mẫu ..................................................... 71
3.2.5 Module 5: Phân tích – Báo cáo kết quả đánh giá ............................ 72
3.3 Thực nghiệm – đánh giá hệ thống .......................................................... 73
3.3.1 Cài đặt .............................................................................................. 73
3.3.2 Đánh giá ........................................................................................... 74
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. vi



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

CSDL

Cơ sở dữ liệu

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

ISO

International Organization for Standardization

EFQM

European Foundation for Quality Management

KDCL

Kiểm định chất lượng


ĐH

Đại học


DANH MỤC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ - BẢNG
Hình 3.1

Module đánh giá chất lượng đào tạo ............................................... 68

Hình 3.2

Module cập nhật thư viên từ ............................................................ 69

Hình 3.3

Module cập nhật từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa ............................... 70

Hình 3.4

Module phân tích ý kiến mẫu .......................................................... 71

Hình 3.5

Module phân tích – báo cáo kết quả ................................................ 72

Hình 3.6

Kết quả thống kê .............................................................................. 74


Bảng 2.1

Bảng liệt kê thư viện từ ................................................................... 45

Bảng 3.1

Thống kê kết quả đánh giá............................................................... 75


1

LỜI NÓI ĐẦU
Đảm bảo chất lượng là một vấn đề được ưu tiên hàng đầu hiện nay tại các
trường đại học tại Việt Nam. Một trong các phương pháp nh m nâng cao chất
lượng là thu thập các ý kiến phản hồi từ sinh viên để từ đó xem sinh viên mong
muốn gì, các Thầy cơ giảng dạy như thế nào, cơ sở vật chất của trường ra
sao, Tuy nhiên việc thu thập và tổng hợp lại ý kiến của hàng ngàn sinh viên
hàng năm là một công việc hết sức khó khăn và tốn nhiều cơng sức.
Để khắc phục việc này, trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu để
đưa ra phương pháp giúp thu thập và tổng hợp các ý kiến phản hồi được nhiều
sinh viên đưa ra nhất. Phương pháp trong đề tài này chia làm 3 phần. Đầu tiên
phân tích các ý kiến của sinh viên từ phức tạp thành các câu đơn giản. Tiếp đến
ứng dụng k thuật BNF để phân tích ý nghĩa của các ý kiến phản hồi b ng ngôn
ngữ tự nhiên của sinh viên trong lĩnh vực đánh giá chất lượng giảng dạy tại các
trường đại học. Cuối c ng so sánh ý nghĩa của các ý kiến đó để tìm ra các ý kiến
được sinh viên phản ánh nhiều nhất cũng như nhận biết chủ đề của ý kiến (Giảng
viên, bài giảng, cơ sở vật chất ) và tính chất của ý kiến (Tốt – Xấu, Khen –
Chê). Từ đó dễ dàng phân loại và tổng hợp các ý kiến đánh giá theo từng tiêu
chí.



2

CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về công tác đảm bảo chất lƣợng
Giáo dục đại học Việt Nam ngày nay đang đứng trước những thách thức
mới. Hiện tượng quốc tế hoá và tồn cầu hố, hiện tượng giáo dục đại học xuyên
biên giới, sự phát triển nhanh và mạnh của khoa học và cơng nghệ địi hỏi giáo
dục đại học Việt Nam phải vươn lên, phải đi trước, đón đầu để đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đảm bảo cho đất nước ngày
một phát triển ổn định và bền vững. Giáo dục đại học phải phục vụ cho công
cuộc đổi mới đất nước, phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố, góp
phần vào việc xây dựng và hình thành một xã hội học tập ở Việt Nam.
Để hòa nhập với thế giới nhanh chóng nhất thì vấn đề đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao phải được đặt lên hàng đầu. Trong đó chất lượng đào tạo là
yếu tố then chốt đã được các trường đại học hàng đầu thế giới thực hiện trong
nhiều thập niên qua. Hiểu được tầm quan trọng của đảm bảo chất lượng (ĐBCL)
giáo dục đại học, ngày 05 tháng 01 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ
chức Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học để đánh giá thực trạng
và đề ra phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam
trong thời gian tới. Hội nghị đã cho thấy chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng; ngành giáo dục chưa đòi hỏi người sử
dụng phải tham gia vào quá trình đào tạo; nhiều ngành đào tạo cịn chưa có
chương trình khung; từ đó dẫn đến việc thiếu công cụ, thiếu chế tài đối với giáo
dục đại học. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục mới được thực hiện từ năm
2003, kết quả đạt được còn hạn chế.



3

Hiểu được tầm quan trọng của công tác ĐBCL trong trường đại học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một số cơ chế, chính sách mới để khuyến khích
các trường đại học quan tâm đến chất lượng như u cầu các chương trình đào
tạo phải có các chuẩn đầu ra và thực hiện theo chuẩn đầu ra đó; việc giao chỉ tiêu
tuyển sinh phải gắn liền với chất lượng đào tạo và công tác kiểm định chất lượng
giáo dục. Đối với những trường công lập, việc cấp kinh phí đào tạo của Nhà
nước phải gắn với chất lượng đào tạo. Khung học phí cho các trường đại học
cũng phải dựa vào kết quả kiểm định, trường nào đã được kiểm định thì mới
được xây dựng khung học phí cao. Việc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học, hỗ
trợ hợp tác quốc tế cũng căn cứ vào chất lượng giáo dục của trường, thứ tự xếp
hạng của trường và ưu tiên trường đã được kiểm định chất lượng giáo dục.
Theo chủ trương, chính sách của nhà nước và cũng để hội nhập với Quốc
tế, cũng như khẳng định mình để tồn tại, trong những năm gần đây hầu như các
trường đại học Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến công tác ĐBCL đại học. Hàng
loạt các hoạt động nh m nâng cao chất lượng đào tạo đã được Bộ GD&ĐT và
các cơ sở đào tạo thực hiện, như thành lập các bộ phận chuyên trách về công tác
ĐBCL tại các cơ sở đào tạo đại học, tập huấn công tác này cho các cán bộ mới,
mời các chuyên gia nước ngoài đến để học hỏi các kinh nghiệm của thế giới, tiến
hành tự đánh giá và đánh giá ngồi các trường,

. Để thực hiện tốt cơng tác

ĐBCL trong các trường đại học, hầu như mỗi trường hiện nay đều đã có bộ phận
này và có trang thơng tin để tuyên truyền, công bố các hoạt động liên quan.
Phần tiếp theo sẽ giới thiệu các mơ hình đánh giá và đảm bảo chất lượng
được triển khai thông dụng hiện nay.



4

1.2 Các mơ hình triển khai trên thế giới
1.2.1 Chuẩn AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance)
Theo [5], với mục đích phát triển nguồn nhân lực thơng qua giáo dục đại
học trong khu vực ASEAN, năm 1995, Mạng lưới các trường đại học khu vực
Đông Nam Á đã được thành lập. Tính đến nay, đã có 27 trường đại học đến từ 10
quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của tổ chức này. Nh m đẩy mạnh
công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường ĐH trong khu vực, AUN đã
đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn
đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN. Đây cũng là cách mà mạng lưới
các trường đại học ASEAN nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo
giữa các trường trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế
giới, từng bước góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển
hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đơng Nam Á.
Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA có 18 tiêu chuẩn với 74 tiêu chí. Mỗi tiêu chí
được đánh giá theo 7 mức là:
o Mức 1: khơng có gì (khơng có tài liệu, kế hoạch, minh chứng );
o Mức 2: chủ đề này của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong mới
chỉ n m trong kế hoạch;
o Mức 3: có tài liệu, nhưng khơng có minh chứng rõ ràng;
o Mức 4: có tài liệu và minh chứng;
o Mức 5: có minh chứng rõ ràng về hiệu quả trong lĩnh vực xem xét;
o Mức 6: chất lượng tốt;
o Mức 7: xuất sắc.


5


Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đều có trọng số như nhau, điểm đánh giá
của tồn bộ chương trình là điểm trung bình cộng của cả 74 tiêu chí. 4.0 là
ngưỡng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN.
1.2.2 Mơ hình EFQM (European Foundation for Quality Management)
Theo [7], qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các mơ hình quản lý
chất lượng trên thế giới, EFQM là mơ hình được áp dụng ở đa số các trường đại
học ở Châu Âu cho việc việc quản lý chất lượng của các trường đại học. Điểm
đặc th của mơ hình này là nó dựa trên ngun lý quản lý chất lượng toàn diện
(Total Quality Management) để định ra các tiêu chí và các mức độ của từng tiêu
chí để đánh giá mức độ quản lý của một đơn vị. Khi áp dụng mơ hình này trường
sẽ biết được trình độ quản lý của đơn vị đang ở mức nào và xác định được các
điểm hạn chế để từ đó tìm ra phương hướng để phát triển tốt hơn. Mơ hình này
sẽ là một cơng cụ hiệu quả để tìm ra quyết sách ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn
ph hợp nh m phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực để có thể vươn lên và sánh
vai c ng những trường tiên tiến khác.
Để áp dụng mơ hình EFQM cần dựa vào quyển cẩm nang “Phương pháp
cải tiến chất lượng giáo dục bậc đại học dựa trên mô hình EFQM” (Method for
improving the quality of higher education based on the EFQM model, version 2,
1999) được soạn thảo bởi nhóm chuyên gia HBO. Tuy nhiên, để áp dụng được
cho từng trường cũng cần phải điều chỉnh chút ít để cơng cụ này ph hợp hơn,
việc điều chỉnh này có thể được thực hiện sau khi áp dụng mơ hình chính này
nhiều lần và cần phải tích lu kinh nghiệm ở mức độ nào đó.


6

1.3 Các mơ hình triển khai ở Việt Nam
1.3.1 Tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn KĐCL trƣờng ĐH
Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động kiểm định chất lượng
(KĐCL) trường đại học. Đó là một quá trình mà chính các trường đại học căn cứ

vào Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học do Bộ GD-ĐT ban hành
theo quyết định số 65 /2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 (sau đây
gọi là: Bộ Tiêu chuẩn KĐCL) tiến hành tự xem xét, tự phân tích, tự đánh giá về
tình trạng chất lượng và hiệu quả các hoạt động của trường bao gồm đào tạo,
nghiên cứu khoa học, kế hoạch tài chính, tổ chức cán bộ, quan hệ quốc tế, công
tác sinh viên và các công tác liên quan khác, nêu lên được các điểm mạnh, điểm
cịn tồn tại, từ đó có các biện pháp để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực
hiện nh m đạt được các mục tiêu đề ra.
Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho công tác đánh giá ngồi mà cịn thể
hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các
hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức năng nhiệm vụ được
giao và ph hợp với sứ mạng và mục tiêu của trường đại học.
Trong quá trình tự đánh giá, nhà trường dựa theo các yêu cầu của các tiêu chí
trong từng tiêu chuẩn KĐCL tập trung:
o Mơ tả, phân tích, giải thích và đưa ra những nhận định để làm rõ thực
trạng của nhà trường;
o Chỉ ra những điểm mạnh của trường;
o Phân tích và lý giải những điểm còn tồn tại của trường;


7

o Đưa ra được kế hoạch đầu tư nguồn lực để phát huy mặt mạnh và những
giải pháp khắc phục các tồn tại nh m cải tiến và nâng cao chất lượng các
hoạt động của nhà trường;
o Tự đánh giá đạt hay khơng đạt của từng tiêu chí;
Mục đích chính của hoạt động tự đánh giá là nhà trường tự đánh giá tổng thể
các hoạt động của mình theo những yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn KĐCL để từ đó
cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động của trường; đồng thời tự đánh giá là
một khâu trong quá trình kiểm định chất lượng. Tự đánh giá là một quá trình địi

hỏi nhiều thời gian, cơng sức, phải có sự tham gia của tất cả các phòng/ban, các
khoa/trung tâm/viện thuộc trường và tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh
viên. Hoạt động tự đánh giá địi hỏi tính cơng khai, trung thực và khách quan.
Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa
trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, bao quát hết các tiêu chí
trong Bộ Tiêu chuẩn KĐCL.
Tự đánh giá là một khâu quan trọng tạo cơ sở dữ liệu cơ bản, đảm bảo tính
khoa học chuẩn mực cho việc lập kế hoạch nâng cao chất lượng của nhà trường.
Tự đánh giá giúp nhà trường rà soát, tự xem xét thực trạng của trường mình,
từ đó xác định lại mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo, lập kế hoạch và hành động
theo kế hoạch. Sau đó lại tiếp tục xem xét, đánh giá lại thực trạng và điều chỉnh
sứ mạng và mục tiêu ph hợp với sự phát triển của nhà trường và địi hỏi của xã
hội
1.3.2 Cơng tác thu thập ý kiến phản hồi từ sinh viên
Một trong những công tác thường xuyên của bộ phận ĐBCL là việc thu thập
các ý kiến phản hồi từ sinh viên. Các trường đại học coi việc tổng hợp các ý kiến


8

đóng góp của sinh viên là một kênh thơng tin tham khảo để nhà trường thực hiện
các điều chỉnh nh m không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Qua đó phần
nào biết được chất lượng giảng dạy, sự ph hợp với đối tượng của từng môn học,
biết được chất lượng đào tạo của trường đang ở mức nào, hay nói đơn giản là
biết được mình đang đứng ở đâu. Đánh giá mơn học và giáo viên là một hình
thức mới để khẳng định tính chủ động của sinh viên và tiếng nói của họ đã trở
thành một nhân tố cho việc hình thành chương trình đào tạo của trường. Việc
đánh giá phản hồi của sinh viên sẽ mang lại những lợi ích sau:
o Giảng viên đại học buộc phải liên tục cập nhật kiến thức mới cho bài
giảng của mình. Khơng thể tồn tại chuyện một giảng viên đại học sử dụng

giáo trình "mười năm vẫn dạy tốt" hoặc một giảng viên dạy khơng ai hiểu
gì, nếu như sinh viên được quyền đánh giá giảng viên.
o Với những tiêu chí đánh giá thích hợp, lãnh đạo khoa và lãnh đạo trường
sẽ biết được chất lượng giảng dạy và đào tạo của trường mình hiệu quả
như thế nào. Chính sinh viên là một nhân tố quan trọng nhất trong việc
đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường.
o Việc đánh giá giảng viên đại học nếu được tổ chức tốt sẽ góp phần làm
cho các giảng viên tự nhìn nhận lại mình từ nội dung giảng dạy, phương
pháp giảng dạy cho đến cách sử dụng các phương tiện trong dạy học
Thông thường công việc này hiện nay được các trường thực hiện b ng cách in
ra các phiếu điều tra phát cho sinh viên sau đó thu thập lại và tổng hợp báo cáo.
Việc làm như vậy thứ nhất là tốn tiền bạc do chi phí in ấn các phiếu có khả năng
d ng máy quét thường rất cao, thứ hai là việc tổng hợp ý kiến cũng mất thời gian
và phức tạp do chủ yếu việc xử lý tiến hành thủ công, thứ ba là triển khai phát và


9

thu phiếu cũng sẽ khó do số lượng sinh viên cần thu thập lớn. Như vậy trong
phần này cũng đòi hỏi có một cơng cụ giúp thu thập ý kiến phản hồi một cách
nhanh gọn nhất và chí phí cả về thời gian lẫn vật chất ít nhất.
1.4 Mục đích của đề tài
Đánh giá chất lượng đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng ngày nay
đã trở thành một trong những hoạt động mang tính quyết định tới sự tồn tại và
phát triễn của nhà trường.
Một trong những công việc các trường thường xuyên thực hiện là đánh giá chất
lượng đào tạo b ng cách đánh giá môn học và đánh giá khóa học thơng qua việc
phát phiếu điều tra. Phần này thường các trường vẫn sử dụng cách làm thông qua
việc phát phiếu in, thu thập lại, d ng máy quét nhận dạng, rồi d ng phần mềm để
xử lý dữ liệu. Tuy nhiên công việc làm như vậy là rất tốn kém và mất nhiều thời

gian, tiền bạc cũng như cơng sức và khó khăn để xử lý dữ liệu cho người làm
công tác ĐBCL.
Bên cạnh đó, việc thu thập ý kiến đánh giá ngồi những câu thơng thường
theo mẫu sẽ có mục “Ý kiến khác”, những ý kiến này do cá nhân sinh viên tự
nhận xét b ng ngơn ngữ tự nhiên cho nên có thể xảy ra những trường hợp sau:
o Có những ý kiến tr ng nhau về mặt cấu trúc câu.
o Có những ý kiến khác nhau về từ và cấu trúc câu nhưng lại c ng ý nghĩa.
o Một ý kiến nhưng nhận xét về nhiều lĩnh vực khác nhau (VD: về giảng
viên, bài giảng, cơ sở vật chất
o

)


10

Với số lượng phiếu thăm dị lớn thì việc phân loại và tổng hợp những ý kiến
này là việc làm khó khăn và mất nhiều thời gian, cơng sức.
Trước những yêu cầu đó, nhu cầu đặt ra cần phải có một công cụ trực tuyến
hỗ trợ việc thu thập và phân tích ý kiến đánh giá một cách nhanh chóng và thuận
lợi nhất mà vẫn đảm bảo đúng quy trình đảm bảo chất lương đào tạo. Và đó
chính là tiền đề để xây dựng đề tại: « XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ
THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN»
1.5 Mục tiêu của đề tài
Đề tài tập trung xây dựng hệ thống hỗ trợ thu thập và phân tích ý kiến phản
hồi của sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng, bước đầu triễn khai và thực
nghiệm tại trường Đại Học Lạc Hồng. Với mục tiêu:
o Thu thập ý kiến đánh giá của sinh viên theo từng khóa học
o Xây dựng một hệ thống có thể tự động phân tích ý kiến đánh giá (b ng
ngơn ngữ tự nhiên) của sinh viên, từ đó hiểu được ý kiến đó đánh giá về

những lĩnh vực nào? (Giảng viên , bài giảng, cơ sở vật chất, lịch học

),

tính chất của đánh giá là gì? (Tốt hay xấu – Khen hay chê – Hài lịng hay
khơng).
o Tổng hợp và thống kê các ý kiến đánh giá theo từng tiêu chí mà nhà
trường đặt ra.
1.6 Lợi ích của hƣớng nghiên cứu
Hệ thống được xây dựng có thể phân tích ý kiến đánh giá và tổng hợp các ý
kiến này một các tự động, qua đó giúp:
o Giảm thiểu thời gian thực hiện thống kê


11

o Giảm thiểu nhân sự thực hiện thống kê
o Từ đó giảm chi phí tổ chức và thực hiện
1.7 Đối tƣợng nghiên cứu
Mơ hình hệ thống thu thập và phân tích ý kiến phản hồi b ng ngơn ngữ tự
nhiên của sinh viên trong lĩnh vực đánh giá chất lượng giảng dạy tại các trường
đại học – cao đẳng. Bao gồm:
o Phân tích ý kiến phức tạp thành các ý đơn giản
o Phân tích cú pháp và biểu diễn ngữ nghĩa câu tiếng việt trong lĩnh vực
đánh giá chất lượng giảng dạy tại các trường đại học
o So sánh giữa các ý kiến đánh giá từ đó thống kê những ý kiến đánh giá
theo từng tiêu chí
1.8 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc lĩnh vực đánh giá chất lượng đào tạo có
xử lý ngơn ngữ tự nhiên, có áp dụng một nhánh nhỏ trong xử lý ngơn ngữ tự

nhiên. Trong đó:
o Chỉ xử lý những ý kiến đánh giá thuộc lĩnh vực đánh giá chất lượng giảng
dạy tại các trường Đại học – Cao đẳng.
o Chỉ xử lý những ý kiến tường minh, có cấu trúc tương đối đơn giản.
o Không xử lý những ý kiến đánh giá phức tạp như: hàm ngôn, ẩn ý,
1.9 Tính đóng góp mới của đề tài
o Xây dựng bộ từ điển từ vựng mới trong lĩnh vực đánh giá chất lượng đào
tạo với khả năng mở rộng dễ dàng


12

o Xây dựng bộ phân tích cú pháp hạn chế cho phạm vi ứng dụng
o Bổ xung khả năng xử lý nhiều cấu trúc câu mới, phức tạp và có khả năng
mở mộng dễ dàng trong lĩnh vực ý kiến phản hồi của sinh viên ‎
1.10

Kết quả dự kiến đạt đƣợc

o Xây dựng công cụ hỗ trợ việc thu thập và phân tích ý kiến đánh giá chất
lượng giảng của sinh viên tại các trường Đại học – Cao đẳng.
o Thiết kế và cài đặt hệ thống với các thành phần và chức năng đầy đủ trong
mơ hình hệ thống tổng quát.
o Áp dụng thử nghiệm hệ thống đánh giá chất lượng giảng dạy tại trường
Đại học Lạc Hồng.


13

CHƢƠNG 2.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về kiểm định chất lƣơng đào tạo:
Theo [3], kiểm định chất lượng là một trong những hoạt động đảm bảo
chất lượng bên ngoài các trường đại học. Kiểm định chất lượng giáo dục đã có
một lịch sử phát triển lâu dài ở Hoa Kỳ và Bắc M , nhưng trước đây ít được các
nước khác biết đến. Trong q trình phi tập trung hoá và đại chúng hoá giáo dục
đại học, các chuẩn mực giáo dục đại học bị thay đổi và khá khác nhau giữa các
trường đại học do chất lượng tuyển sinh đầu vào bị hạ thấp, qui mơ tăng nhanh
nhưng tài chính tăng chậm, các yếu tố tiêu cực ở bên ngoài tác động đến nhà
trường. Đặc biệt, giáo dục đại học của thế giới đang dần dần chuyển từ nền giáo
dục đại học theo định hướng của Nhà nước hay theo định hướng học thuật của
nhà trường sang nền giáo dục đại học theo định hướng của thị trường. Trong bối
cảnh đó, kiểm định chất lượng trở thành một công cụ hữu hiệu của nhiều nước
trên thế giới để duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục đại học và không
ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Kiểm định chất lượng là một quá trình đánh giá bên ngoài (đánh giá đồng
nghiệp) nh m đưa ra một quyết định công nhận một trường đại học hay một
chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuẩn mực qui định
(SEAMEO, 2003). Một đánh giá không nh m mục đích đưa ra một quyết định
cơng nhận thì khơng phải là kiểm định chất lượng. Kiểm định, trong tiếng Anh M là Accreditation, còn trong tiếng Anh – Anh là Recognition. Hiện nay ở Việt
Nam, tuy đã thống nhất về nội hàm và thuật ngữ tiếng nước ngoài, nhưng trong


14

tiếng Việt vẫn có những người sử dụng thuật ngữ này theo nhiều cách: kiểm
định, kiểm nhận hay công nhận

Kiểm định chất lượng không phải là một hiện tượng mới. Với bản chất
xem xét, đánh giá và công nhận kết quả, quá trình này đã và đang được sử dụng
để công nhận hay cho phép mở mới một trường hay một ngành đào tạo. Kiểm
định chất lượng cũng được nhiều nước sử dụng để định kỳ xem xét, đánh giá và
cơng nhận các trường đại học hay các chương trình đào tạo đang duy trì các
chuẩn mực qui định.
Mục đích chính của kiểm định chất lượng là nh m đảm bảo đạt được
những chuẩn mực nhất định trong đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng
nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học. Một số nơi, kiểm định cịn
nh m mục đích giải trình với xã hội, với các cơ quan quyền lực hay với các cơ
quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phí. Một số khơng ít các tổ chức, cơ quan quan
tâm đến việc trường đại học/ ngành đào tạo đã được kiểm định hay chưa trước
khi đưa ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho trường đại học / ngành đào tạo
đó. Học sinh và phụ huynh, trước khi lựa chọn trường để đăng ký dự tuyển cũng
cân nhắc xem nhà trường hay ngành đào tạo có được kiểm định hay không.
Kiểm định chất lượng do một cơ quan hay một tổ chức chịu trách nhiệm
triển khai thực hiện. Cơ quan hay tổ chức đó có thể thuộc Nhà nước hoặc không
thuộc Nhà nước. Ở M và Bắc M , cơ quan kiểm định thuộc Hiệp hội các
trường đại học hay Hiệp hội nghề nghiệp. Ở nhiều nước châu Âu và châu Á,
kiểm định có sự tham gia của Nhà nước (Nhà nước lập ra các tổ chức kiểm định,
cấp kinh phí hoạt động và cho phép hoạt động với tính độc lập cao).


15

Kiểm định có thể là kiểm định trường hay kiểm định chương trình đào tạo.
Đối tượng kiểm định có thể chỉ có các trường tư hay cả trường cơng lẫn trường
tư.
Kiểm định cũng có thể tự nguyện hay bắt buộc. Các trường ĐH, các
chương trình đào tạo ở M có thể tham gia kiểm định một cách tự nguyện,

nhưng chỉ những sinh viên theo học tại các trường ĐH hay các chương trình đào
tạo đã được kiểm định mới có thể vay tiền của Nhà nước để đi học. Ở Hungary
kiểm định là bắt buộc đối với tất cả các trường ĐH.
Kết quả kiểm định có thể là “được kiểm định” / “khơng được kiểm định”,
được kiểm định có điều kiện (“được kiểm định nhưng ”). Một số nơi như
Philippins áp dụng 4-6 mức kiểm định khác nhau để tạo điều kiện cho các trường
phấn đấu vươn lên.
Thực tiễn kiểm định khá đa dạng và phức tạp, nhưng hầu như thống nhất một
qui trình và gồm có 4 bước như sau:
o Bước 1: Xây dựng hoặc cập nhật các công cụ kiểm định chất lượng
o Bước 2: Tự đánh giá của nhà trường
o Bước 3: Đánh giá từ bên ngoài (đánh giá đồng nghiệp)
o Bước 4: Công nhận những trường hoặc những chương trình đào tạo đạt
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Trong bước thứ nhất, các công cụ kiểm định chất lượng bao gồm các tiêu
chuẩn / tiêu chí, các văn bản hướng dẫn và đặc biệt là khung pháp lý cho loại
cơng việc này (ví dụ: Qui định về kiểm định

).


16

Ở đây, tiêu chuẩn được hiểu là mức độ yêu cầu và các đòi hỏi mà nhà trường
hay các chương trình đào tạo của nhà trường phải đáp ứng để được cơng nhận
đạt tiêu chuẩn kiểm định. Các địi hỏi này bao hàm những yêu cầu về chất lượng,
kết quả đạt được, tính hiệu quả, khả năng tài chính vững vàng, sự tuân theo các
quy định và luật lệ quốc gia, và sự ổn định của nhà trường (CHEA,
2001).
Với cách hiểu này thì tiêu chuẩn chất lượng khá trừu tượng, cịn rất định

tính. Để dễ đo đếm hơn, các tiêu chuẩn được chia thành các tiêu chuẩn con ít
định tính hơn, được gọi là tiêu chí (Ở một số nước như M và Bắc M , khái
niệm “tiêu chí” được d ng như “tiêu chuẩn”, nhưng ở châu Âu thì “tiêu chí”
được d ng theo nghĩa hẹp hơn tiêu chuẩn). Trong bản báo cáo này, các tiêu chí
được hiểu là các tiêu chuẩn con d ng để kiểm định công nhận một trường hay
một chương trình đào tạo của nhà trường.
Ở bước thứ 2, nhà trường sử dụng các công cụ kiểm định chất lượng để
triển khai tự đánh giá trong phạm vi một chương trình đào tạo hay trong phạm vi
tồn bộ nhà trường. Đây là một q trình tiêu tốn nhiều thời gian và công sức.
Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là viết một báo cáo phê và tự phê. Tự đánh giá
là một quá trình tự học tập, tự nghiên cứu và tự hoàn thiện theo các chuẩn mực
đã ban hành để nhà trường hay chương trình đào tạo được cơng nhận đạt tiêu
chuẩn kiểm định. Quá trình này thường kéo dài từ 6 tháng đến 18 tháng. Ở M ,
quá trình tự đánh giá thường kéo dài 18 tháng. Đó là khoảng thời gian cần thiết
để nhà trường tự nhận thấy những khiếm khuyết của mình và phấn đấu để khắc
phục những khiếm khuyết đó. Ở nhiều nước châu Âu, tuy trước đây chưa áp


17

dụng qui trình kiểm định nhưng đã sử dụng tự đánh giá như một cơng cụ tự hồn
thiện nh m không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tự đánh giá có ưu điểm là do chính những thành viên của nhà trường trực
tiếp thực hiện. Họ là những người hiểu rõ trường ĐH / chương trình đào tạo của
họ hơn ai hết. Nhưng tự đánh giá thường thiếu khách quan và do những người
không chuyên thực hiện. Ngược lại, đánh giá đồng nghiệp hay đánh giá bên
ngoài là một quá trình nh m làm tăng thêm giá trị của kết quả tự đánh giá. Đánh
giá đồng nghiệp do các chuyên gia tốt nhất trong c ng một lĩnh vực chun mơn
triển khai thực hiện. Q trình đánh giá đồng nghiệp nh m làm sáng tỏ thêm
những vấn đề chưa được đề cập đầy đủ trong báo cáo tự đánh giá và nh m tăng

thêm tính giá trị của chính bản báo cáo tự đánh giá. Một biện pháp để kiểm sốt
tính trung thực của báo cáo tự đánh giá và báo cáo của đoàn chuyên gia đánh giá
bên ngồi là cơng bố cơng khai hai báo cáo này trên các thơng tin đại chúng.
Khác với các hình thức đánh giá được sử dụng ở Anh quốc và một số nước
khác, khơng có một sự cơng nhận chính thức kết quả đạt được của từng trường
hay của từng ngành đào tạo sau mỗi đợt đánh giá, trong qui trình kiểm định chất
lượng, những trường đại học hay ngành đào tạo đạt được các tiêu chuẩn kiểm
định đều được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm định. Điều này
cũng tương tự như các doanh nghiệp đang được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn ISO. Việc một trường đại học hay một ngành đào tạo được công nhận đạt
tiêu chuẩn kiểm định là một sự xác nhận r ng nhà trường hay chương trình đào
tạo đó có đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo là sẽ đào tạo được những sinh
viên tốt nghiệp đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường.


×