Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai mới chọn tạo tại huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ ĐÀO

SO SÁNH MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ NẾP LAI MỚI CHỌN
TẠO TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Việt Long

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày..... tháng.... năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Đào

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc ới PGS. TS. Nguyễn Việt Long, Giảng viên Khoa Nông học, Học viện nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn cây lương thực, Khoa Nông học - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, cán bộ viên chức
phịng Nghiên cứu và phát triển công nghệ cây trồng Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm GDNN –
GDTX Lâm Thao đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày..... tháng.... năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Đào


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis absttract ................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học.......................................................................................... 3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3


1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam ................ 4

2.1.1.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngơ trên thế giới ......................................... 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngơ ở Việt Nam .......................................... 6

2.2.

Tình hình sản xuất ngô và nhu cầu ngô nếp ở phú thọ ..................................... 9

2.3.

Các giống ngô lai........................................................................................... 11

2.3.1.

Giống ngô lai không quy ước ......................................................................... 11


2.3.2.

Giống ngô lai quy ước .................................................................................... 12

2.4.

Ngô nếp, nguồn gốc, phân loại và đặc tính .................................................... 13

2.4.1.

Nguồn gốc ...................................................................................................... 13

2.4.2.

Các loại ngơ nếp ............................................................................................. 13

2.5.

Phát triển dịng thuần...................................................................................... 14

2.6.

Nghiên cứu cải thiện chất lượng của ngô nếp ................................................ 15

2.6.1.

Cải thiện chất lượng ngô nếp bằng gen ngô đường ........................................ 15

2.6.2.


Cải thiện chất lượng ngô nếp bằng cách tăng hàm lượng protein .................. 16

2.6.3.

Cải thiện tính trạng vỏ mỏng để nâng cao chất lượng ngô nếp ...................... 17

iii

download by :


2.6.4.

Màu sắc hạt ảnh hưởng đến chất lượng của ngô nếp ..................................... 18

2.7.

Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ngơ nếp trên thế giới và ở Việt
Nam ................................................................................................................ 19

2.7.1.

Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ngơ nếp trên thế giới...................... 19

2.7.2.

Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống ngô nếp ở Việt Nam ...................... 21

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 26
3.1.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 26

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu: ..................................................................................... 26

3.1.3.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 26

3.2.

Vật liệu nghiện cứu ........................................................................................ 26

3.3.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 26

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 27

3.4.1.

Thiết kế thí nghiệm ........................................................................................ 27

3.4.2.

Điều kiện thí nghiệm ...................................................................................... 27


3.4.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 28

3.5.

Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 31

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 31

Phần 4

Kết quả và thảo luận .................................................................................... 32

4.1.

Diễn biến thời tiết - khí hậu trong thời gian thí nghiệm................................. 32

4.1.1.

Nhiệt độ ......................................................................................................... 32

4.1.2.

Độ ẩm khơng khí ............................................................................................ 33

4.1.3.


Lượng mưa ..................................................................................................... 33

4.2.

Đặc điểm sinh trưởng của các tổ hợp lai và các giống ngô thí nghiệm vụ
xn và vụ đơng 2016 tại Phú Thọ................................................................. 34

4.2.1.

Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ ........................................................................... 35

4.2.2.

Giai đoạn gieo đến tung phấn - phun râu ....................................................... 37

4.2.3.

Chênh lệch thời gian tung phấn – phun râu.................................................... 37

4.2.4.

Giai đoạn chín hồn tồn ................................................................................ 38

4.3.

Đặc điểm nơng sinh học của các tổ hợp lai và các giống tham gia thí
nghiệm vụ xuân và vụ đông năm 2016 .......................................................... 39

4.3.1.


Chiều cao cây của các giống thí nghiệm ........................................................ 39

4.3.2.

Chiều cao đóng bắp ........................................................................................ 40

4.3.3.

Đường kính thân ............................................................................................. 41

iv

download by :


4.3.4.

Số lá ................................................................................................................ 41

4.3.5.

Đặc điểm màu sắc hình thái ........................................................................... 42

4.4.

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ................................................................... 45

4.4.1.


Diện tích lá ..................................................................................................... 47

4.4.2.

Chỉ số diện tích lá ........................................................................................... 47

4.5.

Khả năng chống chịu sâu, bệnh và khả năng chống đổ của các tổ hợp lai
tham gia thí nghiệm ........................................................................................ 48

4.5.1.

Khả năng chống chịu sâu, bệnh ...................................................................... 48

4.5.2.

Khả năng chống đổ ......................................................................................... 50

4.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ................................................. 52

4.6.1

Số bắp hữu hiệu trên cây ................................................................................ 54

4.6.2.

Chiều dài bắp .................................................................................................. 54


4.6.3.

Đường kính bắp .............................................................................................. 54

4.6.4.

Số hàng trên bắp ............................................................................................. 55

4.6.5.

Số hạt/hàng ..................................................................................................... 55

4.6.6.

Khối lượng 1000 hạt ....................................................................................... 56

4.7.

Năng suất của các giống ngơ thí nghiệm........................................................ 56

4.7.1.

Năng suất bắp tươi ......................................................................................... 56

4.7.2.

Năng suất lý thuyết (NSLT) ........................................................................... 58

4.7.3.


Năng suất thực thu (NSTT) ............................................................................ 59

4.8.

Một số chỉ tiêu chất lượng .............................................................................. 60

4.9.

Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 61

Phần 5

Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 63

5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 63

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 63

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 65
Phụ lục

........................................................................................................................ 69

v


download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ, lúa mì, lúa nước của thế giới giai
đoạn 1961 – 2014 ........................................................................................... 4
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, của Việt Nam giai đoạn 1961 –
2014................................................................................................................ 7
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngơ của Phú Thọtừ năm 2005 – 2014 ........................... 10
Bảng 3.1. Nguồn gốc các THL và giống ngơ thí nghiệm vụ Xn và vụ Đơng
tại Lâm Thao, Phú Thọ năm 2016 ............................................................... 26
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết năm 2016 tại Phú Thọ ................................................... 33
Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai và các giống ngơ thí nghiệm
vụ Xn và vụ Đơng 2016 tại Phú Thọ........................................................ 36
Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai và các giống ngơ thí
nghiệm vụ Xn và vụ Đơng 2016 tại Phú Thọ......................................... 39
Bảng 4.4. Số lá của các tổ hợp lai và các giống thí nghiệm vụ Xn và Đơng
2016 tại Phú Thọ .......................................................................................... 42
Bảng 4.5. Đặc điểm màu sắc hình thái của tổ hợp lai và các giống ngô nếp vụ
Xuân , vụ Đông năm 2016 ......................................................................... 44
Bảng 4.6. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai ngơ nếp tham gia
thí nghiệm vụ Xn và vụ Đông năm 2016 tại Phú Thọ ............................ 46
Bảng 4.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai và các giống ngơ thí
nghiệm vụ Xn và vụ Đông 2016 tại Phú Thọ........................................... 49
Bảng 4.8. Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai và các giống tham gia thí
nghiệm vụ Xn và vụ Đơng năm 2016 tại Phú Thọ ................................. 51
Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai ngơ nếp thí nghiệm
vụ Xuân, vụ Đông năm 2016 tại Phú Thọ ................................................... 53
Bảng 4.10. Năng suất bắp tươi của các tổ hợp lai thí nghiệm ........................................ 57
Bảng 4.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp lai và các

giống ngơ thí nghiệm vụ Xn và vụ Đơng 2016 tại Phú Thọ .................. 59
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu chất lượng của các tổ hợp lai ngô nếp trong vụ Xuân
và vụ Đông 2016 tại Phú Thọ ...................................................................... 60
Bảng 4.13. Hoạch toán kinh tế cho 1 ha thu tươi ........................................................... 61

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ trên thế giới 1961 - 2014 ......................... 5
Hình 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ ở Việt Nam 1961 - 2014.......................... 7
Hình 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ ở Phú Thọ 2005 - 2014.......................... 10
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................... 27
Hình 4.1. Năng suất bắp tươi của các tổ hợp lai và các giống tham gia thí nghiệm
vụ Xn và vụ Đơng năm 2016 tạ phú thọ................................................... 58

vii

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCCC


Chiều cao cuối cùng

CCĐB

Chiều cao đóng bắp

CHH

Chín hồn tồn

CIMMYT

Trung tâm cải lương giống ngơ và lúa mì quốc tế

CV%

Hệ số biến động

Đ/C

Đối chứng

ĐKT

Đường kính thân

FAO

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc


G

Gieo

KT.1000

Khối lượng 1000 hạt

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TBT

Thu bắp tươi

TC – PR

Trỗ cờ, và phun râu

THL

Tổ hợp lai

TLCCĐB


Tỷ lệ chiều cao đóng bắp

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Đào
Tên luận văn: “So sánh một số tổ hợp ngô nếp lai mới chọn tạo tại huyện Lâm Thao,
Tỉnh Phú Thọ”
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Xác định những đặc điểm nông sinh học và năng suất của các tổ hợp ngơ nếp
lai mới tham gia thí nghiệm để lựa chọn được những THL có triển vọng để tiếp tục thử
nghiệm và đưa vào sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu:
- Vật liệu nghiên cứu gồm 10 tổ hợp lai và 2 giống đối chứng.
- Thí nghiệm được bố trí vào vụ Xn và vụ Đơng 2016. Thí nghiệmđánh giá tổ
hợp lai ngô nếp mới về thời gian sinh trưởng, phát triển, một số đặc điểm nông sinh học,
chống chịu, yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng trong thí nghiệm đồng ruộng.
Kết quả chính và kết luận:
Trong 10 tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có 3 tổ hợp laicó triển vọng là:THL4,
THL7, THL8.
-Các tổ hợp lai có thời gian sinh trưởng cả 2 vụ từ 92-95 ngày, chiều cao cây lần

lượt là THL4 (197,5- 235,2 cm), THL7 (222,6- 254,7 cm), THL8 (199,3- 236,6 cm)
- Ba tổ hợp lai có năng suất cao nhất là THL4, THL7, THL8, năng suất bắp tươi
lần lượt là THL4 (70,8 – 74,9 tạ/ha), THL7 (71,2 – 75,3 tạ/ha), THL8 (70,9 – 75,0
tạ/ha). Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lần lượt là THL4 (55,9 – 61,3 tạ/ha),
THL7 (57,5 – 61,5 tạ/ha), THL8 (56,0 – 60,9 tạ/ha).

ix

download by :


THESIS ABSTTRACT

Master candidate: Nguyen Thi Đao
Thesis title: "Evaluation newly bred hybrid waxy maizes in Lam Thao District, Phu
Tho Province"
Major: Crop Science
Educational organization:
Research Objectives:

Code: 60.62.01.10
Vietnam

National

University

of

Agriculture


- Identification of agronomic traits and yields of new hybrid maizes squirrels
participating in experiments to select promising hybrids for further testing and
production.
Materials and Methods:
- The study material consisted of 10 crosses and 2 control varieties.
- The experiment was conducted in the spring and winter seasons in 2016 at Lam Thao,
Phu Tho. The experiment evaluated new hybrid combinations for growth, development,
some agronomical characteristics, tolerance, yield components and quality in field
experiments.
Main findings and conclusions:
- Of the 10 hybrid combinations, three are promising: THL4, THL7, THL8.
- The promising hybrids show short time from growing to harvest in two experimetns
(92 to 95 days), the height of hybrids are as follow: THL4 (from 197,5 to 235,2 cm),
THL7 (from 222,6 to 254,7 cm), THL8 (from 199,3 to 236,6 cm).
Yield of three promising hybrids were: THL4 (70,8 to 74,9 quintals/hectare), THL7
(71,2 to 75,3 quintals/hectare), THL8 (70,9 to 75,0 quintals/hectare).

x

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây lương thực chính có năng suất
cao, có giá trị kinh tế lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong thực tiễn cuộc
sống của con người.
Cây ngô đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Giai đoạn 1995-1997 sản lượng ngô làm lương thực chiếm 17%, thức ăn cho

chăn nuôi 66%, nguyên liệu cho công nghiệp 5%,xuất khẩu > 10% (Ngơ Hữu
Tình, 2003). Ngơ cung cấp lương thực cho 1/3 dân số thế giới, các nước như: Ấn
Độ, Philippin, Mêxico và một số nước ở Châu Phi đã dùng ngơ làm lương thực
chính, có tới 90% sản lượng ngô của Ấn Độ, 66% của Philippin dùng làm lương
thực cho con người (Dương Văn Sơn và cs., 1997).
Ngoài ra, ngơ cịn được sử dụng làm ngun liệu cho các ngành công
nghiệp thực phẩm sản xuất rượu, cồn, tinh bột, bánh kẹo.... Người ta đã sản xuất
khoảng 670 mặt hàng từ ngô để phục vụ các ngành kinh tế khác nhau. Ngày nay
với sự phát triển vượt bậc của khoa học cơng nghệ, ngơ cịn là nguồn ngun liệu
quan trọng để chế biến Ethanol một nguồn nhiên liệu sinh học thay thế các nguồn
nhiên liệu tự nhiên như: Dầu mỏ, than đá đang dần bị cạn kiệt. Sử dụng Ethanol
làm giảm ơ nhiễm mơi trường vì có lượng khí thải CO2 thấp hơn xe chạy xăng
gần một nửa
Đầu thế kỷ XX, thế giới biết đến ngơ lai bởi nó là một thành tựu cực kỳ
quan trọng trong nông nghiệp, nhờ ứng dụng thành công ưu thế lai mà các giống
ngô lai lần lượt được ra đời, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng, góp
phần cung cấp lương thực cho nhân loại trên toàn cầu. Tuy nhiên để có giống ngơ
cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng
trong giai đoạn hiện nay thì các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu khả năng
chống chịu của các giống ngô lai với các điều kiện bất thuận của ngoại cảnh như
chịu hạn, rét…
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa và đã
được mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu giống, thâm canh và áp dụng các tiến
bộ kỹ thuật trong canh tác để cải thiện năng suất.Trong những năm gần đây, khi
mà đời sống ngày một nâng cao thì nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm càng
lớn. Người ta sử dụng ngô bào tử làm rau cao cấp, các loại ngô nếp, ngô đường,

1

download by :



được dùng làm quà ăn tươi, chết biến thành các món ăn được nhiều người ưa
chuộng như ngơ chiên, súp ngơ, snack ngơ hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất
khẩu, việc xuất khẩu các loại ngô thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
các nước Thái Lan, Đài Loan.... Ngồi ra ngơ cịn là thức ăn xanh và ủ chua lý
tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bị sữa. Tại các nước phát triển, tỉ lệ ngơ làm
thức ăn cho chăn nuôi chiếm trên 70%.
Tuy nhiên, năng suất ngơ nước ta cịn thấp là do ngơ được trồng chủ yếu ở
các vùng khó khăn. Các tỉnh miền núi diện tích ngơ tương đối lớn chiếm khoảng
34,8% diện tích ngơ của cả nước, nhưng lại gặp điều kiện bất thuận của yếu tố
ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, còn sử dụng các giống cũ,
lẫn tạp, thối hố… Vì vậy, để sản xuất ngơ của Việt Nam theo kịp các nước
trong khu vực cần phải thay đổi cơ cấu giống và tăng cường đầu tư thâm canh.
Giống là yếu tố hàng đầu trong các yếu tố để tạo nên năng suất, chất lượng của
cây trồng. Hiện nay hàng năm, hàng vụ có rất nhiều giống mới được tạo chọn tạo
ra có nhiều ưu điểm như: năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện
bất thuận tốt. Tuy nhiên việc xác định tiềm năng năng suất, tính ổn định, khả
năng thích ứng của các giống đặc biệt là những giống ngô mới với điều kiện sinh
thái, tập quán canh tác của từng vùng, từng địa phương là vô cùng cần thiết.
Với ngô nếp, có tinh bột thành phần chủ yếu là Amylopectin, có giá trị
dinh dưỡng cao, giàu Lizin và Tripophan, từ lâu nó là nguồn lương thực quý
của đồng bào dân tộc miền núi ở Đông Nam Á và là nguyên liệu quý cho công
nghiệp, đặt biệt là công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, bộ giống ngơ nếp có
năng suất và chất lượng cao cung cấp cho sản xuất ở nước ta hiện nay cịn nhiều
hạn chế. Những giống ngơ nếp địa phương có chất lượng tốt, phù hợp với người
tiêu dùng nhưng năng suất lại thấp.Một số giống nếp lai đơn được tạo ra,qua thí
nghiệm được đánh giá là các giống có triển vọng.Tuy nhiên, số lượng giống
chưa đáp ứng đủ nhu cầu trồng của nông dân. Theo dự báo, diện tích trồng ngơ
nếp ở Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng mạnh, nhu cầu sử dụng

ngô nếp cũng ngày càng tăng. Vậy nên việc tiếp tục chọn tạo ra những giống
ngơ nếp lai có giá trị và năng suất cao bổ sung vào bộ giống quốc gia là một đòi
hỏi rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So
sánh một số tổ hợp ngô nếp lai mới chọn tạo tại huyện Lâm Thao, Tỉnh
Phú Thọ”

2

download by :


1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Từ việc đánh giá những đặc điểm nông sinh học và năng suất của 10 tổ
hợp lai để thấy được các tổ hợp lại đều có triển vọng đưa vào sản xuất. Trong đó
các tổ hợp lai THL3, THL4, THL6, THL7, THL8 sẽ có năng suất vượt trội hơn
hẳn các tổ hợp lai còn lại.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Trên cơ sở đánh giá những đặc điểm nông sinh học và năng suất của 10
tổ hợp ngơ nếp lai mới tham gia thí nghiệm để lựa chọn được những THL có
triển vọng và tiếp tục thử nghiệm đưa vào sản xuất.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: 10 tổ hợp ngô nếp lai do phịng nghiên cứu và
phát triển cơng nghệ cây trồng, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo.
- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Thời vụ nghiên cứu: Vụ Xuân năm 2016, vụ Đông năm 2016.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu cho công
tác chọn tạo giống ngô nếp hiệu quả cao.

- Xác định được những tổ hợp ngơ nếp lai có triển vọng đưa vào sản xuất
và phục vụ công tác nghiên cứu.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU NGÔ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngơ trên thế giới
Qua hơn 7000 năm phát triển từ cây hoang dại, trong điều kiện chọn lọc tự
nhiên và chọn lọc nhân tạo, năng suất ngơ hạt bình qn trên thế giới cho đến đầu
thế kỷ 20 mới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, nhưng đến năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha
(FAOSTAT, 2004). Từ năm 2007 đến năm 2014 diện tích ngơ đã vượt qua lúa
nước. Năm 2014 với 184,8 triệu ha, năng suất 56,2 tạ/ha, sản lượng đạt 1037,8
triệu tấn. Với lúa nước năm 1961 có diện tích là 115,26 triệu ha, năng suất 18,7
tạ/ha và sản lượng là 215,27 triệu tấn; năm 2013 diện tích là 162,7 triệu ha, năng
suất 45,6 tạ/ha, sản lượng 741,5 triệu tấn. Còn lúa mỳ, năm 1961 có diện tích là
200,88 triệu ha, năng suất 10,9 tạ/ha, sản lượng 219,22 triệu tấn và năm 2013
diện tích là 220,4 triệu ha, năng suất đạt 33,1 tạ/ha, sản lượng 729,1 triệu tấn
(FAOSTAT, 2017). Sở dĩ năng suất ngô tăng nhanh là do việc phát hiện ra ưu thế
lai trong chọn tạo giống cây trồng mà ngô là đối tượng thành cơng điển hình
trong số các cây trồng lương thực, đồng thời không ngừng cải thiện biện pháp kỹ
thuật canh tác. Tình hình sản xuất ngơ của thế giới được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ, lúa mì, lúa nước của thế giới
giai đoạn 1961– 2014
Ngơ


Lúa nước

Lúa mỳ

Diện
tích
(triệu
ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(triệu
tấn)

Diện
tích
(triệu
ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(triệu

tấn)

Diện
tích
(triệuh
a)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(triệu
tấn)

1961

105,5

19,0

205,0

115,3

19,0

215,6


204,2

11,0

222,4

2010
2011
2012
2013
2014

163,9
172,3
178,6
185,6
184,8

51,9
51,8
48,9
54,6
56,2

851,3
886,9
873,8
1016,3
1037,8


161,6
162,7
162,3
164,3
162,7

43,4
44,3
45,2
45,0
45,6

701,2
721,6
733,0
739,1
741,5

216,0
220,4
219,1
218,1
220,4

29,7
31,6
30,7
32,6
33,1


641,9
697,5
672,7
711,0
729,1

Năm

Nguồn: FAOSTAT (2017)

4

download by :


Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)

Hình 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ trên thế giới 1961 - 2014
Có thể nói việc chọn ra giống cây trồng mới như giống thụ phấn tự do cải
tiến và giống lai, đồng thời với việc áp dụng thành công những tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới, đã dần dần thay thế các giống cũ trong sản xuất từ nửa cuối thế kỷ
trước đến nay, làm thay đổi căn bản ngành sản xuất ngô trên thế giới. Ngô lai tạo
ra bước nhảy vọt về năng suất, song lúc đầu nó chỉ phát huy hiệu quả ở Mỹ và
các nước có nền cơng nghiệp phát triển. Cịn đối với các nước đang phát triển
ngô lai không phát huy tác dụng cho đến những năm 80 của thế kỷ trước.
Hiện nay, Mỹ là nước có diện tích và sản lượng ngơ lớn nhất thế giới và
100% diện tích được trồng bằng giống ngơ lai. Năm 2013 năng suất ngơ trung
bình của Mỹ là 77,442 tạ/ha, sản lượng 273,832 triệu tấn, trên diện tích là 35,36

triệu ha (FAOSTAT, 2017), và là nước có năng suất xếp vào hàng cao nhất trên
thế giới. Thời gian gần đây, trong khi phần lớn các nước phát triển tăng khơng
đáng kể, thì năng suất ngơ ở Mỹ lại có sự tăng đột biến. Kết quả đó có được là
nhờ ứng dụng công nghệ sinh học. Trung Quốc là nước có diện tích ngơ đứng thứ
hai trên thế giới. Năng suất bình qn ngơ của Trung Quốc đã tăng từ 51,5 tạ/ha
(năm 2004) lên 58,6 tạ/ha (năm 2013), sảng lượng ngơ đạt 20,5 triệu tấn, về diện
tích ngơ đạt 35,04 triệu ha.(FAOSTAT, 2017).
Công tác nghiên cứu lai tạo giống ngơ hiện nay đang có bước chuyển biến
mới, đó là ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng thuần. Những năm
gần đây, việc nghiên cứu chọn ra những dịng đơn bội kép (Double haploid), bằng
ni cấy invitro đã giúp cho cơng việc chọn tạo dịng thuần một cách nhanh chóng,
tiết kiệm được hơn nửa thời gian so với việc tạo dịng bằng các phương pháp thơng

5

download by :


thường. Tạo dịng thuần bằng phương pháp invitro có thể dựa vào kỹ thuật nuôi
cấy một trong ba bộ phận sinh sản của ngô là bao phấn, hạt phấn tách rời và noãn
chưa thụ tinh. Gần đây, người ta đã nghiên cứu thành cơng phương pháp mới tạo
dịng thuần bằng dùng dịng kích tạo đơn bội. Các ứng dụng cơng nghệ gen phát
triển mạnh từ đầu những năm 90 tới nay và đang ra tăng nhanh chóng. Năm 2006
diện tích trồng cây biến đổi gen là 102 triệu héc-ta; năm 2007 tăng lên 114 triệu ha
cây trồng biến đổi gen, trong đó ngơ kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ có
19,3 triệu ha (chiếm 24%) (Nguồn: TTXVN, 4/2008). Diện tích ngơ biến đổi gen
lớn nhất ở Mỹ, chiếm đến 52% tổng diện tích ngơ (Ming – Tang Chang và cs,
2005). Ở Đông Nam Á, Philipin cũng đã sử dụng ngô chuyển gen từ mấy năm gần
đây. Theo Vũ Đức Quang và cs, hiện nay ở Việt Nam cũng đã trồng ngô, lúa và
bông biến đổi gen ở một số địa phương (Vũ Đức Quang và cs., 2005).

Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), đã xây dựng, cải
thiện và phát triển khối lượng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các quần thể và
giống thí nghiệm, cung cấp cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thơng qua
mạng lưới thí nghiệm giống Quốc tế. Các nguồn ngun liệu mà chương trình
ngơ CIMMYT cung cấp cho các nước là cơ sở cho chương trình tạo dịng và
giống lai (Ngơ Hữu Tình và cs., 1999). Năm 1985, chương trình ngơ lai của
CIMMYT được tiến hành với mục tiêu phát triển các vật liệu mới phục vụ chọn
tạo giống lai, tích luỹ và cơng bố KNKH và các nhóm ưu thế lai của các vật liệu
nhiệt đới và cận nhiệt đới mà CIMMYT đã có, đồng thời tiến hành tạo dịng
thuần. Gần đây, CIMMYT đẩy mạnh chương trình tạo giống ngô chất lượng
Prôtêin cao và đã đạt được những kết quả quan trọng
2.1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Ngô được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỷ 17 (Ngơ Hữu Tình và cs.,
1999), đã trở thành cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa nước. Song, với nền
canh tác quảng canh và chủ yếu dùng giống ngô đá và ngô nếp địa phương, nên
năng suất thấp. Những năm trước đây do chưa được quan tâm, chú trọng phát triển
nên cây ngơ chưa phát huy được tiềm năng của nó. Theo thống kê năng suất ngô
Việt Nam những năm 1960 đến 1975 chỉ đạt 1,0 tấn/ha, sản lượng 280 nghìn tấn.
Đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400
nghìn tấn, sản xuất ngơ ở thời kỳ này phát triển chậm là do sử dụng các giống ngô
địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ sự hợp
tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô

6

download by :


cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5
tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có

những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, do không ngừng mở
rộng diện tích trồng giống ngơ lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ
thuật canh tác theo địi hỏi của giống mới. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam giai
đoạn 1961 đến 2014 được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ, của Việt Nam
giai đoạn 1961 – 2014
Năm
1961
1975
1990
2000
2005
2010
2011
2012
2013
2014

Diện tích
(1000 ha)
260,20
267,0
432,0
730,2
1052,6
1125,7
1121,3
1156,6
1170,4
1177,5


Năng suất
(tạ/ha)
11,2
10,5
15,5
25,1
36,0
41,1
43,1
43,0
44,4
44,1

Sản lượng
(1000 tấn)
292,20
280,60
671,0
2005,9
3787,1
4625,7
4835,6
4835,6
5191,2
5191,7

Nguồn:Tổng cục thống kê (2016)

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (1000 tấn)

Hình 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Việt Nam 1961 - 2014

7

download by :


Trong giai đoạn 1990 – 2014 sản xuất ngô ở Việt Nam đã có chuyển biến
rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng. Qua bảng 2.2 cho thấy năm 1990, diện
tích trồng ngơ ở nước ta là 432.000 ha. Năm 2014 diện tích đạt 1.177.500
ha.Năng suất ngơ nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế
giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000
bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 73% (36/49 tạ/ha) và năm 2013 đã đạt
80,4% (44,4/55,2 tạ/ha). Năm 1990, sản lượng ngô Việt Nam đạt 0,67 triệu tấn,
năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn và năm 2014 chúng ta đạt diện tích, năng suất,
sản lượng lớn nhất từ trước tới nay: Diện tích là 1.177.500 ha, năng suất 44,1
tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 5 triệu tấn – 5.191.700 tấn. Để đạt được thành quả
đó trong thời gian qua là nhờ những tiến bộ và việc chọn được nguồn nguyên liệu
ban đầu phù hợp cho việc tạo dòng thuần là các giống lai ưu tú của chương trình
phát triển giống ngơ lai ở Việt Nam (Ngơ Hữu Tình và Phan Xn Hào, 2005).
Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử phát triển
ngô lai thế giới. Đây là bước tiến vượt bậc so với một số nước trong vùng, kết
quả này đã được CIMMIT và nhiều nước đánh giá cao.
Tuy nhiên ngành sản xuất ngô ở nước ta thực sự đã có bước tiến nhảy vọt
là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng
giống lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo địi
hỏi của giống mới. Các giống lai khơng quy ước: LS3, LS5, LS6, LS7, LS8,

...Nhờ việc sản xuất giống dễ dàng, giá giống rẻ, con lai có năng suất cao và thích
ứng rộng, các giống lai khơng quy ước đã được người trồng ngơ chấp nhận và
nhanh chóng mở rộng diện tích. Đây cũng là bước chuyển tiếp quan trọng từ
giống lai không quy ước sang giống lai quy ước. Nhờ chính sách đổi mới, sự
quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước và sự phát huy nội lực cao độ của người
làm công tác chọn tạo giống ngô, chương trình phát triển ngơ lai ở Việt Nam đã
thu được những kết quả quan trọng. Một loạt giống lai có TGST khác nhau được
chọn tạo bằng phương pháp truyền thống và đã áp dụng vào tất cả các vùng sinh
thái của Việt Nam: Các giống dài ngày như LVN10, HQ2000, T6, LVN98..., các
giống trung ngày như: LVN4, LVN12, LVN17, LVN22, VN8960, MB069..., Các
giống ngắn ngày: LVN9, LVN20, LVN24, LVN25, LVN99... ngồi ra các giống
của các Cơng ty giống cây trồng nước ngoài cũng được đưa vào trồng ở nước ta
góp phần quan trọng trong việc phát triển ngơ lai trong thời gian qua.
Như vậy để đưa nghề sản xuất ngô ở Việt Nam theo kịp với các nước

8

download by :


trong khu vực và đạt năng suất trung bình của thế giới chúng ta khơng cịn con
đường nào khác là khơng ngừng mở rộng diện tích trồng ngơ lai một cách hợp lý
và tăng cường đầu tư thâm canh.“Ngô lai là nguồn động lực mới, một nhân tố
mới, một định hướng chiến lược trong chương trình nghiên cứu và phát triển ngơ
ở Việt Nam”.
Chương trình ngơ lai Việt Nam chỉ là khởi đầu mà khơng có kết thúc bởi
lẽ sản xuất thì ln địi hỏi những giống lai có thế hệ mới tốt hơn với năng suất
cao, chất lượng tốt để đáp ứng lương thực cho người và thức ăn cho gia súc đảm
bảo an ninh lương thực của quốc gia.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đơn bội ngô đã bắt đầu tại Viện Di Truyền

Nông nghiệp Việt Nam từ năm 1995. Viện đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình
ni cấy bao phấn ngơ để tạo dịng đồng hợp tử phục vụ cho công tác chọn tạo
giống ngô. Hiện nay kỹ thuật nuôi cấy bao phấn là một trong những hướng
nghiên cứu tạo dịng thuần có nhiều triển vọng, phương pháp này cho kết quả khá
ổn định và có hiệu quả, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng giống, Viện Di Truyền
Nông nghiệp đã phát triển các phương pháp khác để tạo dịng thuần, như phương
pháp ni cấy nỗn chưa thụ tinh và dùng dịng kích tạo đơn bội (Lê Huy Hàm
và cs., 2005).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGƠ VÀ NHU CẦU NGÔ NẾP Ở PHÚ THỌ
Phú Thọlà một tỉnh nằm ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc, khí hậu
thời tiết khá phức tạp: mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 cịn mùa khơ
bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nên vào mùa khơ vẫn thường xẩy ra tình
trạng thiếu nước. Nhìn chung điều kiện tự nhiên cịn nhiều khó khăn cho sản xuất
nơng nghiệp.
Mặc dù là một tỉnh có các khu công nghiệp tương đối phát triển nhưng số
dân làm nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ khá cao, tập trung ở các huyện miền núi như:
Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê… cây trồng chủ yếu là chè, lúa và ngơ.
Theo thống kê thì tỉ lệ các hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá cao.
Vì vậy chú trọng phát triển nông nghiệp để nâng cao đời sống cho bà con
nông dân là việc làm rất cần thiết. Đối với trồng trọt, trong những năm gần đây
tỉnh cũng đã đẩy mạnh công tác giống, đặc biệt là các giống ngô lai mới và một
số giống ngơ nếp có năng suất cao đã được nhân rộng ở các huyện như: Lâm
Thao, Phù Ninh, Hạ Hịa. Kết quả thu được là diện tích, năng suất và sản lượng
ngô của tỉnh đã tăng lên đáng kể.

9

download by :



Số liệu về tình hình sản xuất ngơ của Phú Thọ được thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô của Phú Thọtừ năm 2005 – 2014
Năm

Diện tích
(1000 ha)

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

20,3
18.0
21,6
23,1
16,4
20,7
21,4
17,4
18,6
18,7

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng
(1000 tấn)

36,8
36,6
38,1
38,7
38,7
43,7
44,1
45,5
45,4
45,8

74,8
65,8
82,2
89,5
63,4
90,4
94,3
79,1
84,4
85,6
Nguồn: Tổng cục thống kê(2016)

Diện tích (1000 ha)
Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

Hình 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Phú Thọ 2005 - 2014
Qua bảng 2.2 cho ta thấy sản xuất ngô ở Phú Thọ cũng đạt được những
tiến bộ đáng kể. Diện tích năm 2005 đạt 20,3 nghìn ha đến năm 2008 tăng lên đạt
23,1 nghìn ha, tuy nhiên năm 2009 diện tích trồng ngơ của Phú Thọ lại giảm
xuống cịn 16,4 nghìn ha, đến năm 2014 diện tích trồng ngơ lại tăng đạt 18,7
nghìn ha. Năng suất ngơ tăng lên đáng kể năm 2005 năng suất đạt 36,8 tạ/ha,

10

download by :


năm 2014 năng suất đạt 45,8 tạ/ha sau 10 năm năng suất tăng 9 tạ/ha. Sản lượng
ngơ Có thể nói việc sử dụng các giống ngô mới đồng thời với việc áp dụng thành
công những tiến bộ khoa học mới đã làm tăng năng suất cây ngô lên đáng kể. Về
sản lượng ngô của Phú Thọ cũng không ngừng được tăng lên từ 74,8 nghìn tấn
(năm 2005) lên 85,6 nghìn tấn (năm 2014). Điều này chứng tỏ cây ngô ở Phú
Thọ ngày càng được chú trọng và phát huy tiềm năng vốn có của nó trong sản
xuất nơng nghiệp, có được những thành tựu này là nhờ áp dụng những tiến bộ
mới vào sản xuất, đặc biệt do mở rộng diện tích ngơ lai. Song Phú Thọ cần giữ
vững và phát huy hơn nữa để không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng ngô
đặc biệt là các huyện miền núi vùng đồng bào dân tộc.
Hiện nay ở Phú Thọ nhu cầu sử dụng ngô nếp để ăn tươi ngày càng cao
như:Được dùng để làm quà ăn tươi (luộc, nướng), chế biến thành các món ăn
được nhiều người ưa chuộng như ngô chiên, snack ngô, xôi ngô, bắp rang...Đây
cũng là một sản phẩm ăn uống lạnh mạnh nên được người dân sử dụng nhiều.
Ngồi sản phẩm chính, thân lá cây ngơ cũng được sử dụng làm nguồn thức ăn
xanh cho gia súc. Vì vậy, trong những năm gần đây ngơ nếp được chú trọng sản

xuất nhiều hơn và sản xuất theo hướng hàng hóa, nhất là trong vụ Đơng đã mạng
lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Nên việc đưa các giống ngô nếp mới
vào thử nghiệm ở Phú Thọ có ý nghĩa rất lớn đối với từng địa phương nhằm tìm
ra được giống ngơ phù hợp với điều kiện khí hậu ở Phú Thọ và mang lại hiệu quả
lớn nhất cho người nơng dân.
2.3. CÁC GIỐNG NGƠ LAI
Trước những năm1990, nước ta chỉ gieo trồng những giống ngô thụ phấn
tự do, các giống ngô lai tuy đã được nghiên cứu nhưng diện tích trong sản xuất
khơng đáng kể. Những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng
ngơ lai của nước ta tăng lên rất nhanh, diện tích trồng ngơ lai tăng từ 0% (1990)
lên 75% năm 2004 (Phạm Thị Tài và Trương Đích, 2005) và đạt 95% năm 2009.
Ngô lai là thành tựu nơng nghiệp quan trọng của lồi người trong thế kỷ XX, là
kết quả của việc ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống. Ngơ lai được chia làm
2 nhóm: Ngô lai không quy ước và ngô lai quy ước.
2.3.1. Giống ngô lai không quy ước
Ngô lai không quy ước (Non – conventional Hybrid): Là giống ngơ lai
trong đó có ít nhất một thành phần bố hoặc mẹ không phải là dịng thuần.
Các giống lai khơng quy ước được chia thành 4 nhóm chính:

11

download by :


- Giống lai giữa giống (Intervarietal Hybrid ): Khả năng lai giữa các giống
thường cho năng suất cao hơn từ 15 – 18% so với giống thụ phấn tự do có cùng
thời gian sinh trưởng.
- Giống lai đỉnh (Topcross hybrids): Là giống lai giữa dòng thuần và
giống. Các tổ hợp lai đỉnh có khả năng cho năng suất cao hơn 25 – 30% so với
giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trưởng.

- Giống lai giữa các gia đình (Interfamily Hybrid): Là lai giữa hai gia đình
rút ra từ một quần thể hoặc hai quẩn thể khác nhau.
- Giống lai đỉnh kép (Double topcross Hybrid): Là giống lai giữa một lai
đơn với một giống. Tổ hợp lai đỉnh kép cho năng suất cao hơn 20 – 30% so với
giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trưởng.
Nói chung giống ngơ lai khơng quy ước đang được mở rộng ở các nước
phát triển vì nó cho ƯTL và hiệu quả kinh tế cao nhất. Chúng có ưu điểm là có
nền di truyền rộng, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao hơn các giống thụ
phấn tự do, giá thành thấp.
2.3.2. Giống ngô lai quy ước
- Giống lai quy ước (Conventional Hybrid): Là giống lai giữa các dòng
thuần. Dựa vào số dòng thuần tham gia tạo giống, giống lai quy ước được phân
thành:
Lai đơn – (AxB). Trong đó A, B là dịng thuần.
Lai đơn cải tiến – (A’) ×B hoặc (A’) ×(B×B’). Trong đó A, B là
dịng thuần; A’, B’ là các dịng chị em
Lai ba – (B) ×C. Trong đó A, B, C là các dịng thuần.
Lai ba cải tiến – (A×B) ×(C×C’) với A, B, C, C’ là các dòng thuần; C, C’
là dòng chị em.
Lai kép – (B) ×(C×D). Trong đó A, B, C, D là các dịng thuần.
Các giống ngơ lai quy ước cho năng suất cao từ 8 – 14 tấn/ha, độ đồng
đều cao, cây sinh trưởng mạnh, có ưu thế lai cao. Giống ngô lai quy ước yêu cầu
thâm canh cao mới phát huy hết tiềm năng của giống.
Gần đây các nghiên cứu phát triển giống ngô của Việt Nam cũng đạt được
những thành tựu đáng trân trọng. Chỉ trong vòng 10 năm, Viện Nghiên cứu Ngô đã
lai tạo được 6 giống ngô lai không quy ước (LS 3, LS 4, LS 5, LS 6, LS 7, LS 8)

12

download by :



và 17 giống ngô lai quy ước chất lượng cao. Giống chín sớm có LVN1, LVN-5,
LVN20, LVN-25, G-5449 (G49), G5445 (G45) LVN-24, LVN-9, LVN-99, giống
chín muộn như LVN-4, LVN-17, LVN-12, P-11, P-60; giống chín muộn có LVN10, CPDK-888, QH-2000, LVN-98… có năng suất từ 5 – 12 tấn/ha. Những giống
ngơ này đã được công nhận là giống ngô quốc gia và đưa vào sản xuất đại trà, vì
có nhiều đặc tính ưu việt, như thời gian sinh trưởng đa dạng (sớm, trung bình và
muộn) thích hợp với từng loại đất canh tác và các điều kiện đặc thù của từng vùng
sinh thái, giá bán chỉ bằng 1/2 - 2/3 giá của các giống ngơ nhập ngoại.
2.4. NGƠ NẾP, NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC TÍNH
2.4.1. Nguồn gốc
Ngơ nếp là một trong những lồi phụ chính của lồi Zea mays L. Hạt ngơ
nếp nhìn bề ngồi tương tự với ngơ đá, nhưng bề mặt bóng hơn. Lớp ngồi cùng
của mặt cắt nội nhũ khơng có lớp sừng như ở ngơ tẻ, có tính chất quang học giống
như lớp sáp. Do vậy, ngơ nếp cịn có tên gọi khác là ngơ sáp . Ngô nếp là dạng ngô
tẻ do biến đổi tinh bột mà thành. Tinh bột của ngô nếp chứa gần như 100%
amylopectin, trong khi ngô thường chỉ chứa 75% amylopectin và 25% amyloza.
Amylopectin là dạng của tinh bột có cấu trúc phân tử gluco phân nhánh dựa trên
liên kết α.1-4 và α.1-6, ngược lại amyloza có cấu trúc phân tử gluco không phân
nhánh trọng lượng phân tử của chúng từ 1 đến 3 triệu. Đặc tính của ngơ nếp được
quy định bởi đơn gen lặn đó là gen wx. Gen wx là gen lấn át gen khác để tạo tinh
bột dạng nhỏ (Thompson, 2005). Theo Fergason (1994) ; Garwood

and

Creech(1972); Hallauer(1994), thì gen wx nằm ở locus 5S- 56 có biểu hiện của
gen opaque, do vậy hạt ngô nếp cũng giàu lyzin, triptophan và protein.
Có giả thuyết cho rằng, ngơ nếp có nguồn gốc ở Đơng Nam Á mà Trung
Quốc, Miến Điện, Philippin là quê hương đầu tiên của nó. Nhưng sau đó người ta
thấy rằng đó là kết quả của một đột biến thông thường của các giống ngô răng

ngựa biểu hiện gen Wx và gắn liền với các điều kiện trồng trọt khơng bình
thường đột biến thành gen lặn wx, chúng có thể xuất hiện ở các vùng khác nhau
của trái đất (Nguyễn Thị Lâm, 1997).
2.4.2. Các loại ngô nếp
Cho tới nay có một đặng trưng ở cây ngơ nói chung, nếu dựa vào qúa trình
sản xuất hạt giống thì ngơ được phân thành 2 kiểu: giống thụ phấn tự do và giống
lai. Cả hai kiểu giống này hiện đang được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới.

13

download by :


Tuy nhiên ở mỗi nước, mỗi giai đoạn khác nhau thì vai trị và ảnh hưởng của hai
kiểu giống này khác nhau. Hiện nay các nước phát triển chủ yếu sử dụng giống
lai (ở Mỹ gần 100% diện tihcs ngô được trồng bằng giống ngơ lai), cịn các nước
đang phát triển thì đồng thời sử dụng cả hai loại với tỷ lệ tùy thuộc vào điều kiện
tự nhiên, tiềm năng kinh tế, khoa học kỹ thuật và trình độ dân trí.
2.5. PHÁT TRIỂN DỊNG THUẦN
Nghiên cứu và cơng bố của George Harrison Shull về phương pháp phát
triển dòng thuần trong tạo giống ngô xuất bản tháng 5 năm 1909 đã trở thành
phương pháp tiêu chuẩn phát triển dòng thuần và thúc đẩy tạo giống ngô ưu thế
lai, ông viết trong những năm qua tôi đã mô tả một loạt các thí nghiệm với ngơ
Ấn Độ và đi đến kết luận: thông thường một ruộng ngô thế hệ các cá thể nói
chung tạo ra từ một sự lai rất phức tạp; sự suy thoái là do kết quả của tự thụ phấn.
Ơng đưa ra phương pháp phát triển dịng thuần trong tạo giống ngơ. Diện thích
năng suất và sản lượng ngơ ưu thế lai tăng nhanh sau năm 1908 và 1909, khi
George Harrison Shull nhà chọn giống người Mỹ công bố một cơng trình với tiêu
đề “Sự tổ hợp của một ruộng ngô”. Những nghiên cứu của ông đã tạo ra sự khởi
đầu khai thác ưu thế lai ở cây trồng, thực sự đay là một bước nhày vĩ đại của di

truyền học (Brewbaker, 1998). Nghiên cứu của Shull, 1909 đã chỉ ra rằng những
dịng ngơ thuần suy giảm năng suất và quần thể lai rất đồng nhất. Phương pháp
của ông đưa ra đã trở thành phương pháp tiêu chuẩn của chương trình chọn tạo
giống ngơ ưu thế lai (Shull, 1909).
Từ năm 1991 đến năm 2011 Trung tâm Cải tiến Ngô và Lúa mì Quốc tế
(CIMMYT) đã phát triển một số dịng thuần rất lớn 539 dịng, trong đó thành
cơng nhất là: CML144, CML159, CML161, CML163, CML176, CML197,
CML202, CML206, CML216, CML247, CML251, CML254, CML264,
CML287, CML311, CML312, CML376, CML387, CML395, CML444. Các
dòng có khả năng kết hợp tốt, khă năng chống chịu điều kiện bất thuận, chống
bệnh được phát triển thành công.
Kyuet al(2010) đã nghiên cứu đa dạng di truyền của 84 dịng thuần ngơ
nếp của Hàn Quốc sử dụng 50 chỉ thị phân tử SSR. Kết quả thu được tổng số 269
allele tại tất cả các lucus và trung bình 5,38 allel/lucus, giá trị đa dạng gen trong
phạm vi 0.383 đến 0.923 và 84 dịng thuần ngơ nếp phân thành 2 nhóm di truyền,
nhóm 1:33 dịng và nhóm 2 là 52 dịng. Hầu hết các dịng này khơng có mối liên
hệ rõ ràng với nguồn, phả hệ và vùng địa lý. Phân tích các dịng thuần ngơ nếp

14

download by :


×