Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRẦN DƯỠNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồ Ngọc Ninh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Dưỡng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc TS. Hồ Ngọc Ninh, giảng viên Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ: Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy, Ban Tổ
chức Huyện ủy, Phịng Tài ngun và mơi trường huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Trần Dưỡng

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nông
nghiệp ................................................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp .............................. 5

2.1.1


Các khái niệm chung .......................................................................................... 5

2.1.2.

Lý luận về đất nông nghiệp ................................................................................ 6

2.1.3

Nội dung quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp ....................................... 10

2.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp ............ 21

2.2.1

Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với đất
nông nghiệp ...................................................................................................... 21

2.2.2.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý nhà nước đối với
đất nông nghiệp cấp huyện ............................................................................... 21

2.2.3.

Ý thức và nhận thức của người dân về việc quản lý và sử dụng đất
nông nghiệp ...................................................................................................... 21


iii

download by :


2.3.

Cơ sơ thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nơng nghiệp ......................... 22

2.3.1.

Các văn bản, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp của Việt Nam ........................................................................................ 22

2.3.2.

Cơ chế, chính sách và pháp luật đối với đất nông nghiệp ................................ 22

2.3.3

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa
phương ở Việt Nam .......................................................................................... 30

2.3.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Yên về quản lý nhà nước
đối với đất nông nghiệp .................................................................................... 33

2.3.5.


Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................... 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 35

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của huyện Tân Yên ............................................................ 35

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện.................................................................. 37

3.1.3.

Những thuận lợi, khó khăn của huyện Tân Yên ................................................ 43

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 45

3.2.2.

Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu ............................................................... 46


3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 46

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 47

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 48
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ....................................................................... 48

4.1.1.

Tổng quan về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .................................................................................. 48

4.1.2.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ....................................................................... 53

4.1.3.

Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................... 78


4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .............................. 83

4.2.1.

Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách................................................................... 83

iv

download by :


4.2.2.

Năng lực của đội ngũ cán bộ và bộ máy tổ chức quản lý nhà nước đối
với đất nông nghiệp .......................................................................................... 85

4.2.3.

Ảnh hưởng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý nhà
nước đối với đất nông nghiệp cấp huyện ......................................................... 87

4.2.4.

Ý thức và nhận thức của người dân về việc quản lý và sử dụng đất
nông nghiệp ...................................................................................................... 88

4.3.


Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .............................. 89

4.3.1.

Căn cứ và định hướng về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ........... 89

4.3.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Yên ............................................................................. 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục ........................................................................................................................ 102

v

download by :



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NNP

Đất nông nghiệp

SXN

Đất sản xuất nông nghiệp

CHN

Đất trồng cây hàng năm

LUA

Đất trồng lúa

HNK

Đất trồng cây hàng năm khác

CLN

Đất trồng cây lâu năm

NKH


Đất nông nghiệp khác

COC

Đất trồng cỏ chăn nuôi

QLNN

Quản lý nhà nước

QLĐĐ

Quản lý đất đai

UBND

Ủy ban nhân dân

GCN

Giấy chứng nhận

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất


GPMB

Giải phóng mặt bằng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Tân Yên, giai đoạn 20142016.............................................................................................................. 37
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2014 - 2016.................. 38
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Tân Yên giai đoạn 20142016.............................................................................................................. 39
Bảng 3.4. Đối tượng điều tra, số phiếu điều tra của các nhóm đối tượng .................... 45
Bảng 4.1. Kết quả kiểm kê, thống kê biến động diện tích đất nơng nghiệp giai
đoạn 2014-2016............................................................................................ 49
Bảng 4.2. Diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Tân Yên năm 2016 .................... 51
Bảng 4.3. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tân Yên
đến năm 2020 ............................................................................................... 56
Bảng 4.4. Quy hoạch tổng diện tích cây ăn quả huyện Tân Yên đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030............................................................................ 57
Bảng 4.5. Định hướng về diện tích và sản lượng cây ăn quả huyện Tân Yên đến
năm 2020, định hướng 2030 ........................................................................ 58
Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ và người dân về công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện .................................................... 59
Bảng 4.7. Kết quả cho thuê đất, giao đất, thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Yên giai đoạn 2014-2016 ........................................................... 63
Bảng 4.8. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Yên ............................................................................................. 64

Bảng 4.9. Giá đất nông nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang ban
hành giai đoạn 2014-2016 ............................................................................ 65
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ huyện, xã và người dân về công tác QLNN về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên .................................................... 67
Bảng 4.11. Thực trạng cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, lâm nghiệp huyện
Tân Yên năm 2014 ....................................................................................... 73
Bảng 4.12. Thực trạng cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, lâm nghiệp huyện
Tân Yên năm 2015 ....................................................................................... 74

vii

download by :


Bảng 4.13. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm
nghiệp huyện Tân Yên năm 2016 ................................................................ 74
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ huyện, xã và nông dân về công tác đăng ký đất
đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên năm 2016 ................................... 75
Bảng 4.15. Tình hình vi phạm về đất đai trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn
2014 - 2016 .................................................................................................. 76
Bảng 4.16. Tình hình đơn thư khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Tân Yên
giai đoạn 2014 – 2016 .................................................................................. 77
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ và người dân về việc thực hiện công tác thanh
tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật
và xử lý vi phạm về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ............................ 78
Bảng 4.18. Tổng hợp điều tra cán bộ huyện, xã về công tác quản lý nhà nước Đối
với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên giai đoạn 2014-2016 ...... 79
Bảng 4.19. Đánh giá của nông dân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp về công tác
quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân

Yên ............................................................................................................... 81
Bảng 4.20. Kết quả đánh giá của nông dân về ảnh hưởng của cơ chế chính sách ......... 85
Bảng 4.21. Trình độ cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................... 86
Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về cán bộ quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên ............................................................. 87
Bảng 4.23. Đánh giá của cán bộ xã, huyện về sự phối hợp giữa các cơ quan
chuyên môn về QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ........... 88
Bảng 4.24. Đánh giá của cán bộ về ý thức, nhận thức của người dân về việc quản
lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện....................................... 89
Bảng 4.25. Biến động đất nông nghiệp năm 2016 so với quy hoạch năm 2020 ............ 90

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trần Dưỡng
Tên đề tài: Tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Ninh
Ngành đào tạo: Quản lý kinh tế.

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước
(QLNN) đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề
xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của huyện thời

gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu
thứ cấp để thu thập thông tin về thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Yên. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 80 mẫu
gồm các đối tượng liên quan như cán bộ quản lý nhà nước về đất đai các cấp từ huyện
đến xã, các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu. Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng
trong nghiên cứu gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh nhằm làm rõ thực trạng quản lý
nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Yên cho thấy: Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên thời gian qua được thực hiện tốt; Công tác
quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất
nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên thời gian qua được thực hiện đúng quy trình,
quy định. Tuy nhiên trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp vẫn cịn nhiều
vấn đề tồn tại phức tạp, khó quản lý do đội ngũ cán bộ quản lý về đất đai còn nhiều hạn
chế, ý thức của người dân chưa tốt.
Công tác quản lý đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu
đối với đất nông nghiệp được thực hiện đúng quy định. Công tác trả kết quả tại bộ phận
một cửa liên thông được thực hiện tốt, trả đúng hẹn và không gây phiền hà cho người
dân. Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít trường hợp bị nhầm lẫn trong công tác quản lý đăng
ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân trên địa bàn.

ix

download by :


Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
được triển khai thực hiện đầy đủ các khâu, đúng trình tự thủ tục và được làm công khai

minh bạch. Kết quả thu hồi đất cơ bản đáp ứng được quỹ đất cho các dự án đầu tư vào
địa bàn và các dự án của nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trên thực tế
nảy sinh nhiều sự việc rất phức tạp khó quản lý, như người dân tự ý trao đổi, mua bán
ruộng đất trái phép không thông qua các cơ quan chức năng nên việc phát hiện, ngăn
chặn rất khó khăn.
Cơng tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các vi phạm đất nông nghiệp, số lượng các
vụ vi phạm có chiều hướng gia tăng do tác động từ nhiều nguyên nhân trong đó phát
triển kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, chính quyền huyện đã xác định được chính xác vi
phạm và hình thức vi phạm trên toàn địa bàn. Tuy nhiên khâu xử lý vi phạm cịn gặp rất
nhiều khó khăn khiến cho số lượng vi phạm đã được xử lý chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Thậm
chí nhiều vi phạm diễn ra cách đây nhiều năm vẫn chưa được xử lý xong.
2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
đất nông nghiệp ở huyện Tân Yên gồm: Cơ chế, chính sách về đất đai; Bộ máy tổ chức
và năng lực của người làm quản lý về đất đai; Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng
trong quản lý đất nông nghiệp; và nhận thức và ý thức của người dân trong sử dụng đất
nông nghiệp. Trong đó, bộ máy tổ chức và năng lực cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên.
3. Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên thời gian tới gồm: Tăng cường hoạt động
tuyên truyền, giáo dục và cập nhật về luật đất đai và quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp cho người dân; Tăng cường cải cách thủ tục hành chính về đất đai; Tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện; Hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy
Quản lý nhà nước về đất đai; Hoàn thiện các nội dung QLNN về đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện; Tăng cường thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết
khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. Trong các giải pháp nêu trên thì giải
pháp về tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đóng
vai trị quan trọng trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

x


download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Tran Duong
Thesis title: Strengthening the state management of agricultural land in Tan Yen
District, Bac Giang province.
Advisor: Dr. Ho Ngoc Ninh
Major: Economics Management

Code: 60 34 04 10

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives: This study aims to assess the current situation of state
management of agricultural land in Tan Yen District and provides policy measures and
solutions to strengthen the state management of agricultural land in Tan Yen District,
Bac Giang Province in the future.
Research methods: Secondary data was taken from available research,
reports, studies and policies that provide information on the state management of
agricultural land. The primary data was collected by surveys of 80 samples of
stakeholders including: land administration officials in districts, communes and
households in the study area. Data analysis methods used in the study, are descriptive
statistics and comparative statistics, to clarify the state management of agricultural
land in Tan Yen District.
Main findings and Conclusions:
1. Research results show that: the state management of agricultural land in Tan
Yen district has been improved and done well; the management of land allocation, land
lease, land recovery and conversion purposes of land use for agricultural land in Tan
Yen district, has been doing in accordance with the process and regulations. However,

in the conversion of agricultural land use, there are still many problems that are
complicated and difficult to manage due to the limited staff of land managers and the
poor sense of the people.
The state management to registration and issuance certificates of the right to use
and ownership of agricultural land, are implemented in accordance. The results of the
“one door services” are well done, sent on time and do not cause troubles to people.
However, there are still a few cases of confusion in the management of registration and
issuance of land use right certificates for local people.
The reclamation, compensation activities is fully implemented in all stages, in
the order of procedures and is made publicly and transparently. Results of land

xi

download by :


acquisition basically meet the land fund for investment projects in the area and the state
projects for economic and social development. However, in reality, there are many
complicated issues happened, such as people sell and purchase agricultural land illegally
and without permission from the authorities. Therefore, the detection and prevention
those cases are very difficult and complicated.
The number of violation cases relate to agricultural land, increase due to the
impact of many causes in which, economic development is the main cause. The
district government have identified the causes of all violations about agricultural
land in Tan Yen District. However, the handling of violations has encountered many
difficulties, causing the number of violations to be handled to account for only a
small percentage. Even more violations that have taken place many years ago have
not yet been processed.
2. Research results show that, the factors affect to the state management to
agricultural land in Tan Yen district are: land policies and mechanisms;

Organizational structure and capacity of people managing land; Coordination
between functional agencies in agricultural land management; and awareness of the
people in the use of agricultural land. In particular, the organizational structure and
staff capacity have a great influence on the results of state management of
agricultural land in Tan Yen district.
3. This study provides some solutions to strengthen the state management of
agricultural land in Tan Yen district in the future include: Strengthening propaganda,
education and updating about land law and state management of agricultural land to
people; Strengthening the reform of administrative procedures on land; Strengthening
training and professional fostering for the contingent of state officials in charge of
agricultural land in the district; Improve the management capacity of the state
management officials of land; Complete the contents of the State management of
agricultural land in the district; Strengthen inspection and supervision of law observance
and settlement of complaints and denunciations in land management and use. Among
the solutions mentioned above, the solution on enhancing the inspection and checking
of the management and use of land, play an important role in the state management to
agricultural land in Tan Yen district.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay với xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ, cùng q trình đơ thị hóa,
phát triển các khu cơng nghiệp, dịch vụ, sân golf; công tác quản lý nhà nước về
đất đai... chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn tới việc lấn chiếm, làm mất đi một
diện tích khơng nhỏ đất nông nghiệp trên cả nước, tài nguyên quốc gia q giá
này khi mất đi thì khơng dễ lấy lại, bởi phải phục hồi tái tạo trong thời gian lâu

dài. Chính vì vậy quản lý, bảo vệ đất nơng nghiệp là một vấn đề cấp bách cần
quan tâm đặc biệt. Đại hội Đảng lần thứ 6 (1986) đã xác định nông nghiệp là mặt
trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ ln quan tâm đến phát triển nơng
nghiệp và nơng thơn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nơng nghiệp có có vai trị đặc biệt trong
việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp yếu tố đầu vào cho phát
triển công nghiệp; làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ, góp phần
bảo vệ mơi trường sinh thái. Khi nền kinh tế tồn cầu nói chung, của nước ta nói
riêng lâm vào khủng hoảng (2008), thì càng thấy rõ vai trị của ngành nơng
nghiệp, nơng nghiệp được ví như bà đỡ của nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế
được ổn định, góp phần quan trọng trong q trình bảo vệ và xây dựng đất nước.
Từ một quốc gia thiếu đói về lương thực hiện nay nước ta đã vươn lên thành một
quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Cùng với những chính sách đổi
mới mạnh mẽ của nền kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp; Đảng, Nhà nước luôn
định hướng đúng đắn trong việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Nguyên
Viện trưởng Viện chính sách Chiến lược Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
Đặng Kim Sơn, nhấn mạnh: “Vai trị đặc biệt của nông nghiệp và kinh tế nông
thôn trong 25 (1986-2011) năm qua là một trong những yếu tố đột phá mà chúng
ta nhìn nhận ra. Và yếu tố đó tiếp tục được nhìn nhận trong tương lai, vì theo các
dự báo trong trung hạn và dài hạn, trong 50 năm tới, giá nông sản trên thế giới
tăng cao do biến đổi khí hậu, q trình cạn kiệt của nhiên liệu…, do vậy khả
năng phát triển của nông nghiệp trong tương lai là một tiềm năng to lớn chưa
từng có”.
Đối với huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cũng vậy, là một huyện miền núi
nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích đất tự nhiên là

1

download by :



20.834,13 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 16.093,34 ha (2016) chiếm 77,2 %
tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tổng giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy
sản năm 2016 đạt: 3.378 tỷ đồng chiếm 60,86 tổng giá trị sản xuất năm 2016 của
huyện (5.550 tỷ đồng).
Việc phát triển kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển kinh tế nơng
nghiệp; nơng nghiệp có vai trị trọng tâm then chốt đối với sự phát triển của toàn
huyện. Nhưng tài nguyên này cũng dần bị thu hẹp theo thời gian do q trình đơ
thị hóa, bùng nổ dân số, phát triển các khu công nghiệp, lấn chiếm đất và công
tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa thực sự tốt...
Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp và sự cần thiết phải quản lý tốt
đất nơng nghiệp trên địa bàn tồn huyện, nhằm phát huy tốt nhất thế mạnh của
mình, ln được lãnh đạo địa phương quan tâm đặc biệt và đặt lên hàng đầu. Với
ý nghĩa đó em đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài để nghiên cứu,
nhằm tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa việc quản lý, sử dụng
hiệu quả đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhà.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước (QLNN) đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông
nghiệp của huyện thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất
nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang những năm qua;

- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian tới.

2

download by :


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang những năm qua như thế nào?
- Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian qua?
- Cần phải làm gì để tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thời gian tới nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Để thực hiện nghiên cứu này, các đối tượng khảo sát thu thập thông
tin bao gồm: Các cán bộ, cán bộ quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp có liên
quan ở huyện, xã; người dân tại một số xã chọn điểm như xã Liên Sơn, Xã
An Dương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên cơ sở đó nhằm đề
xuất giải pháp tăng cường QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang những năm tiếp theo.

- Về không gian: Nghiên cứu thực tế về công tác quản lý nhà nước đối
với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian:
+ Thông tin thứ cấp để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng được thu thập
giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Thông tin sơ cấp khảo sát tại Phịng Tài
ngun và Mơi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn, UBND huyện, Phịng thống kê; đảng ủy, UBND
các xã, thị trấn trên địa bàn huyện được thực hiện năm 2016.
+ Thời gian thực hiện nghiên cứu: 10/2016 – 10/2017.

3

download by :


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Luận văn có những đóng góp mới như sau:
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề về lý luận quản
lý nhà nước về đất nông nghiệp. Rút ra được những bài học có thể vận dụng
vào thực tiễn ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, từ nay đến năm 2020 và
những năm tiếp theo.
- Đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang và phân tích chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất được phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020 và các năm
tiếp theo. Đây là những thông tin quan trọng giúp cho các nhà quản lý ở địa
phương có các phương án và chính sách quản lý hiệu quả hơn đối với đất
nơng nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện.


4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT NƠNG
NGHIỆP
2.1.1 Các khái niệm chung
a) Khái niệm quản lý
Có rất nhiều học giả trong nước và ngoài nước đưa ra giải thích khơng
giống nhau về thuật ngữ “quản lý” bởi tính đa nghĩa và sự khác biệt giữa nghĩa
rộng, nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, chế độ, xã hội, nghề
nghiệp nên thuật ngữ “quản lý” cũng có nhiều giải thích và lý giải khác nhau.
Tuy nhiên, luận văn sử dụng khái niệm về quản lý như sau: “Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm
đạt mục tiêu đã đề ra” (Hồ Văn Vĩnh và cs., 2003).
b) Quản lý nhà nước
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, gồm các cơ
quan hành chính nhà nước có trong hệ thống chính trị theo thể chế của từng quốc
gia. Trong cơ chế tổng hợp quản lý đất nước, Nhà nước là chủ thể duy nhất thực
hiện chức năng quản lý nhà nước. QLNN là quản lý xã hội mang tính quyền lực
của nhà nước, được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan
trọng là con người. Sự khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước với các hình
thức quản lý khác bởi tính quyền lực của nhà nước được thể hiện thơng qua bộ
máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội, nhằm thực hiện và bảo vệ
trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động, quyền lợi của xã hội. QLNN được thực

hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để thực hiện
chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở pháp luật. Như vậy, chúng
ta có thể định nghĩa, hiểu khái quát về QLNN như sau: “Quản lý nhà nước là
một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng
pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả
các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện,
nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” (Nguyễn
Hữu Hải và cs., 2010).

5

download by :


c) Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
Quản lý nhà nước đối với đất nơng nghiệp nói riêng cũng giống với
QLNN về đất đai nói chung bởi đất nông nghiệp là một thành phần nằm trong đất
đai và chịu sự tác động chung của sự quản lý nhà nước về đất đai. Như vậy quản
lý nhà nước về đất nơng nghiệp cũng như QLNN về đất đai có thể hiểu là: “tổng
hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo
vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc
tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế
hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn
lợi từ đất đai” ( Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
Đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai mà cụ thể ở đây là đất nông
nghiệp, nhà nước đóng vai trị là chủ thể quản lý; khách thể chịu sự quản lý là tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp... sử dụng đất nông nghiệp hoặc liên quan đến đất
nông nghiệp: những mối quan hệ phát sinh, vướng mắc về đất nông nghiệp. Nhà
nước quản lý thống nhất đối với đất nơng nghiệp trên phạm vi cả nước, có các
chế tài áp dụng đảm bảo quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm phải thực hiện cho

người sử dụng đất nông nghiệp và họ phải tuẩn thủ các quy định đã đề ra.
2.1.2. Lý luận về đất nông nghiệp
a) Khái quát về đất nông nghiệp
Căn cứ vào Điều 10, Luật Đất đai năm 2013, nhóm đất nơng nghiệp bao
gồm các loại đất sau đây:
i) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
ii) Đất trồng cây lâu năm;
iii) Đất rừng sản xuất;
iv) Đất rừng phòng hộ;
v) Đất rừng đặc dụng;
vi) Đất nuôi trồng thủy sản;
vii) Đất làm muối;
viii) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các
loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không
trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại

6

download by :


động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy
sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con
giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Theo Luật đất đai (2013) có các loại đất nơng nghiệp như sau:
1. Đất trồng cây hàng năm
1.1. Đất trồng lúa (đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại,
đất trồng lúa nương).
1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (đất trồng cỏ, đất cỏ tự nhiên có cải tạo).
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác (đất bằng trồng cây hàng năm khác, đất

nương rẫy trồng cây hàng năm khác).
2. Đất trồng cây lâu năm
2.1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm.
2.2. Đất trồng cây ăn quả lâu năm.
2.3. Đất trồng cây lâu năm khác.
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
3.1. Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn.
3.2. Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
b) Đặc điểm của đất nơng nghiệp
Đất đai nói chung và đất sản xuất nơng nghiệp nói riêng có những đặc điểm
cơ bản sau:
Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động đồng
thời là đối tượng của sản xuất và tư liệu sản xuất vơ cùng quan trọng. Đất đai có
tính cố định vị trí, khơng thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính
giới hạn về quy mơ theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố mơi
trường nơi có đất. Mặt khác, đất đai khơng giống các hàng hóa khác có thể sản
sinh qua q trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn. Chúng ta đều biết đất đai là
sản phẩm của tự nhiên, nó được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên q giá. Q
trình hình thành của nó là một sự thay đổi trạng thái vật chất tự nhiên (từ đá) trải
qua hàng triệu năm. Và nó tồn tại như một trạng thái hiển nhiên, có trước lao động
và khơng phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Tuy nhiên, từ khi con
người tồn tại trên trái đất này thì con người đã biết dựa vào thiên nhiên, sử dụng

7

download by :


lao động cải tạo điều kiện nguyên thuỷ của đất đai để phục vụ cho cuộc sống. Mà
trước tiên đó là những hoạt động còn sơ khai như đốt rừng làm nương rẫy, cày bừa

vun xới… rồi đến việc khoanh vùng bảo vệ đất đai, lập ra ranh giới vùng lãnh thổ
hay các quốc gia như ngày nay. Dần dần thì lao động của con người đã kết tinh
vào đất đai, tạo cho đất đai ngày một phì nhiêu và có giá trị hơn. Vì lẽ đó mà đất
đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động.
Đất đai là môi trường sống, không gian sống, nơi phát sinh loài người, nơi
con người, động thực vật tồn tại, phát triển.
Đất đai đồng thời là tư liệu lao động và đối tượng lao động
Trong sản xuất nơng nghiệp thì đất đai được coi là đầu vào trực tiếp của
quá trình sản xuất, đầu ra sau một q trình lao động là những sản phẩm nơng
nghiệp. Như vậy con người đã sử dụng lao động của mình tác động vào đất đai
để khai thác giá trị sử dụng của đất (chính là khai thác độ phì nhiêu của đất). Từ
đó nước, khơng khí, các khống chất và các chất dinh dưỡng khác có trong đất sẽ
ni sống cây trồng để tạo ra sản phẩm cung cấp cho con người.
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai không phải là mục tiêu cuối cùng của
lao động, mà mục tiêu đó chính là những sản phẩm nơng nghiệp. Có nghĩa con
người tác động vào đất đai chỉ là hình thức gián tiếp tác động tới cây trồng, như
vậy đất đai là tư liệu lao động. Thế nhưng, để có được những sản phẩm nông
nghiệp, con người phải tác động tới đất đai trước tiên thông qua những dụng cụ
lao động của mình. Như vậy đất đai là đối tượng lao động.
Chúng ta nhận thấy rằng, đất đai có một sự khác biệt rất lớn đối với các vật
chất tự nhiên khác, bởi chỉ có đất đai mới có thể đồng thời là tư liệu lao động và
đối tượng lao động. Như thế, đặc điểm này của đất đai đã cho ta thấy đất đai là tư
liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế và không thể loại ra khỏi quá trình sản
xuất như những tư liệu sản xuất khác có thể.
Đất đai bị giới hạn về mặt khơng gian và có vị trí cố định.
Tất cả chúng ta đều nhận thấy một điều hiển nhiên, đất đai có sự giới hạn
về khơng gian và có vị trí cố định. Trong một phạm vi ranh giới nhất định thì tổng
diện tích tự nhiên của một đơn vị hành chính là khơng đổi, và ngay cả diện tích tự
nhiên của tồn cầu cũng không đổi. Tuy nhiên, nếu xét trong cơ cấu các loại đất thì
có thể thay đổi bởi điều này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng loại đất đó của con

người. Đối với đất nơng nghiệp, theo quy luật của sự phát triển kinh tế xã hội thì có

8

download by :


xu hướng giảm dần và thay vào đó là đất phi nơng nghiệp tăng lên do có sự thay đổi
của cơ cấu lao động, cơ cấu ngành. Mặc dù con người có thể khai hoang đưa đất
chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp để bù đắp vào phần diện tích đất nơng
nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng, nhưng phần diện tích ấy cũng chỉ có giới hạn
mà thơi.
Đối với đất nông nghiệp, việc gặp phải giới hạn về khơng gian, vị trí cố
định và phân bố đất đai có thể sản xuất nơng nghiệp được khơng đều đã tạo ra
một số rào cản cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp ở một số nơi. Như thế yêu
cầu đặt ra ở đây là phải sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng
địa phương. Từ đó hình thành các vùng chun mơn hố, chun canh về sản
xuất nông nghiệp và phát triển trao đổi hàng hố.
Đất đai là tư liệu sản xuất khơng thể tự sản sinh, có chất lượng khơng đều,
khả năng sản xuất là vô hạn.
Như chúng ta đã khẳng định, đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là sản phẩm
của q trình phong hố đá. Phải trải qua hàng triệu năm thì q trình phong hố
đá mới cho ra đất. Như thế có thể coi đất đai là khơng thể tự sản sinh ra được.
Mặt khác, q trình phong hố sẽ tạo ra những loại đất khác nhau từ những loại
đá khác nhau. Như thế hàm lượng các chất dinh dưỡng (độ phì nhiêu) có trong
đất sẽ khác nhau ở mỗi nơi. Tuy nhiên việc có độ phì nhiêu khác nhau ở mỗi loại
đất là khó xác định vì đối với mỗi cây trồng khác nhau thì sự thích hợp và sản
phẩm là khác nhau.
Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đất đai sẽ được phân bổ một cách
phù hợp cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Như thế, tuỳ vào điều kiện của

mỗi địa phương, đất đai sẽ được sử dụng khác nhau. Những đất có điều kiện sản
xuất nơng nghiệp thì được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là một sự hữu hạn, thế nhưng khả năng sản xuất và cho ra sản phẩm
của đất đai là vô hạn. Đất đai khác với những tư liệu sản xuất khác, nó khơng hề
bị hao mịn, khơng hề bị đào thải ra khỏi q trình sản xuất. Nếu con ngươi biết
sử dụng hợp lý thì khơng những đất đai khơng bị xấu đi mà cịn ngày càng tốt
hơn sau mỗi q trình sử dụng (trong những giới hạn của khả năng sản xuất).
Tóm lại, với các đặc điểm trên, để đảm bảo cho mục tiêu phát triển sản xuất
nông nghiệp trong khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp đi do yêu cầu của phát
triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế thì đặt ra các vấn đề là phải có các biện pháp,

9

download by :


các chính sách đất đai để đất đai được sử dụng ngày một hiệu quả, hợp lý và bền
vững hơn.
c) Vai trị của đất nơng nghiệp
Đất đai nói chung và đất nơng nghiệp có vai trị vơ cùng to lớn và quan
trọng, nó là tiền đề đầu tiên của mọi hoạt động sống và của mọi quá trình sản
xuất tạo ra của cải cho con người tồn tại và phát triển. Đất đai tham gia vào
hầu hết các ngành sản xuất xã hội, tuy nhiên với mỗi ngành khác nhau thì vai
trị của đất đai là khác nhau. Đối với ngành sản xuất phi nơng nghiệp thì trước
hết ta nhận thấy nó chính là cơ sở, nền móng và điểm tựa để có thể xây dựng
được nhà xưởng, cầu cống giúp đi lại thuận tiện hay để xây dựng nhà cửa làm
các văn phòng hoạt động kinh doanh, làm nơi ở của con người… Thậm chí,
chính đất đai là đối tượng của một số hoạt động sản xuất như khai thác, chế
biến vật liệu xây dựng…
Đối với nông nghiệp, đất đai trước tiên cũng là điểm tựa để con người có

thể tiến hành được hoạt động sản xuất của mình và cây trồng có thể sinh trưởng
phát triển được. Quan trọng hơn, với những thuộc tính và bản chất tự nhiên như
tính chất hố học, lý học… mà đất đai đã cung cấp cho cây trồng chất dinh
dưỡng, giúp cây trồng tồn tại, sinh trưởng, phát triển, cung cấp sản phẩm cho con
người. Như vậy, trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai (đất nơng nghiệp) có vai
trị to lớn, nó vừa là điểm tựa vừa là cơ sở cung cấp chất dinh dưỡng để cây trồng
có thể sinh trưởng, phát triển được. Đó là nhờ độ phì nhiêu của đất đai - đây là
một yếu tố quyết định đến năng xuất và chất lượng cây trồng.
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp
2.1.3.1. Theo Luật Đất đai năm 2013, có 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai được quy định cụ thể tại Điều 22 là:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện văn bản đó
Đây là việc các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện, triển
khai tới các cơ quan liên quan, cơ quan ngành dọc cấp dưới, người dân tổ
chức thực hiện. Như sau khi Luật đất đai năm 2013 được ban hành, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 43, ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật đất đai, hay Nghị định số 35, ngày 13/4/2015 của Chính phủ về
quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Đây là những văn bản có tính pháp lý, quy

10

download by :


định cụ thể, chi tiết đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung,
đất nơng nghiệp nói riêng, từ đó các cơ quan chức năng như tỉnh, huyện, xã
căn cứ áp dụng, triển khai tới cán bộ, nhân dân thực hiện đúng quy định, đảm
bảo quyền và lợi ích cho người dân.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Nội dung này được quy định tại Điều 29,30,31 Luật đất đai 2013; Chính
phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự,
thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành
chính các cấp. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và
định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa
giới hành chính các cấp. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác
định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong
phạm vi địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính
trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch
hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể
hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa
giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó. Hồ sơ địa giới hành chính cấp
dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó
và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Về bản đồ hành chính: Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập
trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó. Việc lập bản đồ hành
chính được thực hiện theo quy định sau đây:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc lập bản đồ hành
chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành
chính tồn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.


11

download by :


Về đo đạc, lập bản đồ địa chính: Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được
thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng
kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ
địa chính. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản
lý bản đồ địa chính ở địa phương.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều
tra xây dựng giá đất
Căn cứ vào các văn bản, hướng dẫn của cấp trên; địa phương, đơn vị (cấp
huyện, xã) chủ động khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều
tra xây dựng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế sau đó trình cấp trên có
thẩm quyền phê duyệt, từ đó làm căn cứ để quản lý, để điều chỉnh bổ sung, quy
hoạch cho địa phương mình (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Sau khi thực hiện xong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm,
5 năm và định hướng dài hạn hơn. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất là việc thường xuyên bám sát vào quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt xem
việc thực hiện có đúng với quy hoạch đề ra không; việc quản lý này diễn ra
theo hệ thống như tỉnh duyệt quy hoạch, kế hoạch đối với cấp huyện, cần kiểm
tra xem cấp huyện có thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch đề ra khơng;
UBND huyện kiểm tra Phịng Tài Ngun & mơi trường; các xã, thị trấn trong
huyện có thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch đề ra không. Như vậy việc quản
lý được tiến hành theo trình tự một hệ thống với mục đích đảm bảo việc quản

lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được chặt chẽ, đúng quy định (Nguyễn
Khắc Thái Sơn, 2007).
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Đây là việc cơ quan chức năng có thẩm quyền theo dõi cơ quan chuyên
môn, cán bộ thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất có đúng quy định đề ra khơng; như giao đất có đúng thời gian, quy
trình thủ tục khơng, cho thuê đất có đúng đối tượng, hợp đồng, tiền thuê đất có

12

download by :


×