Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGA

SỬ DỤNG THỨC ĂN XANH LÊN MEN LỎNG
TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT

Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã chuyên ngành:

60 62 01 05

Người hướng dan

1: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
2: TS. Tran Hiệ p

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nga

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê và TS. Trần Hiệp đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Dinh dưỡng và thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nga

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình và biểu đồ .............................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1

1.2.

Mục đích - yêu cầu .............................................................................................. 2

1.2.1.

Mục đích chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2


1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Đặc điểm tiêu hóa của lợn ................................................................................... 3

2.1.1.

Q trình tiêu hóa của lợn ................................................................................... 3

2.1.2.

Cơ chế tiêu hóa thức ăn ở lợn .............................................................................. 3

2.1.3.

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn ....................... 5

2.2.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn .......................................................... 7

2.2.1.

Khái niệm sinh trưởng phát dục .......................................................................... 7

2.2.2.


Quy luật sinh trưởng và phát dục ........................................................................ 8

2.2.3.

Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng, phát dục ........................................................................................... 9

2.3.

Nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn ..................................................... 14

2.3.1.

Thức ăn xanh ..................................................................................................... 14

2.3.2.

Một số loại thức ăn giàu năng lượng ................................................................. 15

2.3.3.

Một số loại thức ăn giàu protein ........................................................................ 16

2.4.

Thức ăn lên men lỏng ........................................................................................ 17

2.4.1.


Các yếu tố ảnh hưởng đến thức ăn lên men lỏng .............................................. 17

2.4.2.

Ảnh hưởng của thức ăn lên men lỏng đến đường tiêu hóa của lợn ......................... 19

iii

download by :


2.4.3.

Ảnh hưởng của thức ăn lên men lỏng đến các vi khuẩn trong đường tiêu hóa . 19

2.4.4.

Ảnh hưởng của thức ăn lỏng lên men về độ ph trong đường tiêu hóa....................... 19

2.4.5.

Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng thức ăn lỏng lên men.............................. 20

2.5.

Tình hình nghiên cứu thức ăn lên men ở trong nước và nước ngoài................. 23

2.5.1.

Tình hình nghiên cứu thức ăn lên men trong nước ........................................... 23


2.5.2.

Tình hình nghiên cứu thức ăn lên men nước ngoài ........................................... 25

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 27
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.2.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.3.

Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.4.1.

Đánh giá thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trước và sau khi
lên men .............................................................................................................. 27

3.4.2.

Ảnh hưởng của thức ăn lên men đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt 28


3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 29

3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm ........................................................................................... 29

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 35
4.1.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ............................................... 35

4.2.

Ảnh hưởng của khẩu phần sử dụng thức ăn hỗn hợp và thức ăn xanh lên men
đến hiệu quả chăn nuôi ...................................................................................... 37

4.2.1.

Lượng thức ăn thu nhận .................................................................................... 38

4.2.2.

Khối lượng của lợn qua các tháng nuôi ............................................................. 39

4.2.3.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng ni ............................................. 41


4.2.4.

Hiệu quả chuyển hóa thức ăn ............................................................................ 42

4.3.

Năng suất và chất lượng thịt .............................................................................. 44

4.3.1.

Năng suất thịt .................................................................................................... 44

4.3.2.

Chất lượng thịt ................................................................................................... 45

4.4.

Ước tính hiệu quả kinh tế .................................................................................. 46

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 50
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 50

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 51


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 52

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADF

Xơ không tan trong mơi trường axit

ADG

Tăng khối lượng tuyệt đối

Ash

Khống tổng số

CF

Xơ thô

CP


Protein thô

CT

Công thức

DM

Vật chất khô

ĐC

Đối chứng

EE

Mỡ thô

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KL

Khối lượng

ME

Năng lượng trao đổi


NDF

Xơ khơng tan trong mơi trường trung tính

TA

Thức ăn

TAHH

Thức ăn hỗn hợp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN1

Thí nghiệm 1

TN2

Thí nghiệm 2

TPHH

Thành phần hóa học

TPP


Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

TT

Tháng tuổi

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

VCK

Vật chất khơ

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................. 29
Bảng 3.2. Khẩu phần cơ sở, mức thay thế thức ăn xanh ............................................... 30
Bảng 4.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (n = 3) ....... 36
Bảng 4.2. Hàm lượng axít hữu cơ và độ pH của thức ăn lên men ................................ 37
Bảng 4.3. Tổng lượng thức ăn thu nhận ........................................................................ 38
Bảng 4.4. Khối lượng lợn qua các tháng tuổi ................................................................ 40

Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng tuổi ......................................... 42
Bảng 4.6. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn ........................................................................ 43
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thức ăn xanh lên men đến một số chỉ tiêu năng suất thịt ... 45
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thức ăn xanh lên men đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt .. 46
Bảng 4.9. Hiệu quả của việc sử dụng thức ăn xanh lên men......................................... 47

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1.

Tương tác trong thức ăn lỏng lên men giữa các vi sinh vật ....................... 18

Biểu đồ 4.1. Tổng lượng thức ăn thu nhận ..................................................................... 39
Biểu đồ 4.2. Khối lượng của lợn thịt qua các tháng thí nghiệm ..................................... 40
Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn ĐC và TN ............................................ 42
Biểu đồ 4.4. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của lợn ở hai lô ĐC và TN ......................... 44
Biểu đồ 4.5. Cơ cấu chi phí chăn ni lợn thịt trong lơ ĐC ........................................... 48
Biểu đồ 4.6. Cơ cấu chi phí chăn ni lợn thịt trong lô TN1 .......................................... 48
Biểu đồ 4.7. Cơ cấu chi phí chăn ni lợn thịt trong lơ TN2 .......................................... 49

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1. Tên tác giả: Nguyễn Thị Nga
2. Tên luận văn: “Sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt”
3. Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
5. Kết quả nghiên cứu chính
Trong chăn ni, chăn ni lợn chiếm vị trí quan trọng nhất và ngày càng có xu
hướng phát triển. Tuy vậy, trong những năm gần đây, nhu cầu xã hội đòi hỏi ngày càng
cao về chất lượng. Thức ăn nuôi lợn chiếm tới 70% chi phí chăn ni nhưng thức ăn chủ
yếu của chúng ta được nhập từ nước ngoài, đẫn đến giá thành sản xuất cao, sản phẩm
khó cạnh tranh. Cần thiết phải tìm ra phương pháp chế biến mới để có thể vừa đảm bảo
hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường so với sản phẩm ngoại ngập. Xuất phát từ vấn đề
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong
chăn ni lợn thịt”.
Đề tài có mục tiêu chung là sử dụng thức ăn xanh lên men nhằm nâng cao hiệu
quả chăn nuôi lợn thịt, hướng tới một nền chăn nuôi hiệu quả và bền vững. Để thực hiện
mục tiêu chung này đề tài có một số mục tiêu cụ thể như: Xác định được tỷ lệ thay thế
thích hợp thức ăn hỗn hợp bằng thức ăn xanh lên men; Đánh giá được tốc độ sinh
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất và chất lượng thịt của đàn lợn thí nghiệm
khi sử dụng thức lên men; Nâng cao được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợn thịt F1(YxMC). Đề tài có sử dụng một số
vật liệu nghiên cứu như: men vi sinh, cỏ voi, cây ngô, rau muống, dọc khoai, bèo tây,
cám gạo, khơ đậu tương, ngơ, bột cá…
Thí nghiệm được tiến hành trên 30 lợn thịt có khối lượng trung bình là 25,30 –
26,20 kg và được chia làm ba lô: lô ĐC và lô TN1, TN2, lợn thí nghiệm trong các lơ đều
đồng đều về giống, giới tính, khối lượng và độ tuổi. Ở lơ ĐC lợn được nuôi bằng khẩu
phần cơ sở gồm: ngô, cám gạo, đỗ tương, bột cá, muối, primix. Ở lô TN1 và lơ TN2 lợn
được ni với thức ăn thí nghiệm. Thức ăn thí nghiệm là thức ăn lên men từ hỗn hợp

các nguyên liệu. Thức ăn xanh (dọc khoai, bèo, rau muống, cỏ, cây ngô) được lấy về,
rửa sạch và nghiền nát bằng máy nghiền thức ăn 3A. Trong quá trình nghiền đồng thời
thêm bột ngô, cám gạo, khô đậu tương, bột cá, NaCl, premix, men vi sinh và nước. Các
nguyên liệu đều được nghiền nát và trộn đều. Men vi sinh được bổ sung theo tỷ lệ: 1 lít
men cho 60 kg chất khô hỗn hợp.
Qua nghiên cứu đề tài đạt được một số kết quả như sau:

viii

download by :


- Kết quả phân tích thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm cho thấy thức ăn
được phân tích đều có chất lượng tốt, thích hợp để sử dụng cho lợn thí nghiệm.
- Lên men làm tăng chất lượng thức ăn: sau 72h, 120h và 168h lên men CP tăng
tương ứng là 1,18%, 1,62 và 2,1%. Xơ NDF giảm tương ứng là 8,53%, 9,65% và
12,65% đối với TN1.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn ở lơ ĐC, TN1, TN2 lần lượt là: 3,59 ; 3,66 và
3,65 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
- Thức ăn lên men làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng KL: 18.472 và 18.179 đ/kg
tăng khối lượng ở lô TN1 và lô TN2 so với 25.993 đ/kg tăng KL ở lô ĐC, giảm chi phí
thức ăn từ 29 - 30% .
- Các chỉ tiêu đặc trưng cho năng suất và chất lượng thịt ở cả hai lơ ĐC và TN
khơng có sự sai khác, đạt chất lượng thịt bình thường. Thức ăn lên men không làm ảnh
hưởng đến chất lượng thịt lợn.
- Giá thành sản xuất 1 kg lợn hơi ở lô TN1 và TN2 lần lượt là 28.690 đ/kg,
29.010 đ/kg, thấp hơn lô ĐC là 31.830 đ/kg lợn hơi.
-Thức ăn lên men làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi (519,44 và 481,62
nghìn đ/con ở lơ TN1 và TN2 so với 274.310 đ/con ở lô ĐC, ở giá bán 35000 đ/kg lợn hơi).
Trên cơ sở kết quả của đề tài chúng tôi cũng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu hiệu

quả của việc sử dụng thức ăn lên men lỏng đến sinh trưởng của nhiều giống lợn khác
nhau, trên quy mô lớn hơn ở các trại hay nhiều tỉnh khác nhau để có thể đánh giá một
cách khách quan, tồn diện và chính xác hơn.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Nga
Thesis title: “Use of fermented liquid feed in raising pigs”.
Major: Animal Husbandry

Code: 60 62 01 05

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Main findings and conclusions
In animal husbandry, pig breeding has played the most important roles and has
increased. However, the needs of society are higher and higher about quality in recent
years. Pig feed cost account for 70% the cost for livestock but mainly importing from
abroad, leading to high production costs which less competitive in the market. New
processing methods need to be found to ensure both economic, social and environment
efficiency compared with imported products. From the this issues, we conducted a study
entitled “Use of fermented liquid feed in raising pigs”.
The main objective of project was using fermented feed to improve the
efficiency of pig raising, towards a sustainable and efficient animal husbandry. The
project has specific objectives: Determine the appropriate replacement rate for mix feed
by fermented green feed; Evaluate the efficiency of using feed, yield and meat quality
of pigs after using fermentation feed; Improve economic efficiency in pig production.

The research object was F1 pigs(YxMC). Study materials were probiotic, grass,
corn plants, water morning-glory, taro, rice bran, soybean meal, corn, fish powder...
The experiment was carried out on 30 pigs which had the average weight of
25,30 – 26,20 kg and was divided into three plots: control plot and plot TN1, TN2. The
experimental pigs in each plots were the same in breed, gender, weight and age. The
pigs in control plot were fed with base diets including: corn, rice bran, soybean meal,
fish powder, salt, primix. In plot TN1 and plot TN2, pigs were fed with fermented feed
from a mixture of ingredients. Green feeds (taro, spinach, water morning-glory , grass,
corn plants) were collected, washed and crushed with 3A feed grinder. During the
grinding process, adding corn meal, rice bran, soybean meal, fish powder, NaCl,
premix, probiotic and water in the mixture, then all ingredients were crushed and mixed
well. Probiotic were added with proportion: 1 liter of probiotic to 60 kg of dry mixture.
The main findings achieved:
- The chemical analysis results of the experimental feed showed that the feeds
analyzed having good quality and suitable for experimental pigs.

x

download by :


- Increase quality of fermented feed: After 72h, 120h and 168h, CP fermentation
increased 1,18%, 1,62% and 2,1% respectively;ME increased by 14,1%, 17% and
21,6%; NDF decreased 8,53%, 9,65%, 12,65%.
-Feed conversion ratios of pigs in plot ROC, TN1, TN2 were: 3,59; 3,66 and
3,65 kg feed / kg weight gain respectively.
- Fermented foods reduced feed cost / kg weigh gain: 18.472 and 18.179 VND /
kg weight gain in plot 1 and plot 2 compared to 25.993 VND / kg weight gain in control
plot, reducing feed cost from 29 - 30%.
- The specific characteristics of yield and meat quality in both RC and TN plot

were not different, reaching the standard meat quality. Fermented feeds do not affect the
quality of pork.
- The production cost of 1 kg of live pigs in plot TN1 and plot TN2 was
28.690 VND / kg, 29.010 VND / kg respectively, lower than that of control plot of
31.830 VND / kg.
- Fermented feeds increased economic efficiency in livestock production (519,44
and 481,62 thousand VND per pig in TN1 and TN2 compared to 274.310 VND/pig in
DC control plot, at a selling price of 35000 VND/kg).
Based on the results of the study, we also propose to study the effectiveness
of using liquid fermented feeds on the rising of different pig species on a larger scale
(in farms or in different provinces) to evaluate objectively, comprehensively and
more accurately.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Song song với sự phát triển của các ngành cơng nghiệp hiện đại thì nơng
nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an ninh
lương thực thực phẩm. Vì vậy trong suốt những năm vừa qua, nước ta đã đưa ra
nhiều chính sách để phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững. Ngày 4/2/2016,
hiệp định TPP được kí kết mang lại nhiều thuận lợi, tạo điều kiện cho nền nông
nghiệp Việt Nam tiếp xúc với nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, mở rộng thị
trường, thu hút đầu tư, hiện đại hóa sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng nhất và ngày càng
có xu hướng phát triển. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng số lợn trên
cả nước năm 2016 đạt 29,08 triệu con. Tuy vậy, trong những năm gần đây, điều

kiện vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về
thực phẩm có chất lượng tốt ngày càng lớn.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu để
sản xuất thức ăn chăn nuôi, điều này dẫn đến giá thành sản xuất cao, sản phẩm
khó cạnh tranh. Hàng năm, Việt Nam mất chi phí lớn cho việc nhập khẩu các
nguyên liệu thức ăn như ngơ, đậu tương, lúa mì,…từ nước ngồi. Theo Tổng cục
Thống kê (2014), Việt Nam đã chi gần 4,9 tỉ USD (gần 110.000 tỷ đồng) để nhập
khẩu TACN và nguyên liệu, cộng thêm chi phí vận chuyển, thuế,... làm cho giá
thức ăn chăn nuôi khi đến với người chăn nuôi bị đội lên khá cao, giảm lợi
nhuận. Trong khi đó, các nguyên liệu sẵn có như thức ăn xanh, phụ phẩm nông
nghiệp chưa được sử dụng hiệu quả. Do đó cần thiết phải tìm ra nguồn thức ăn và
phương pháp chế biến mới để có thể vừa đảm bảo hiệu quả về kinh tế (năng suất,
hiệu quả), xã hội (chất lượng tốt) và môi trường (tận dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên sẵn có). Việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tại chỗ (thức ăn
xanh, phụ phẩm công nơng nghiệp) có thể đảm bảo các yếu tố trên. Tuy nhiên,
thức ăn xanh và phụ phẩm thường giàu xơ, có giá trị dinh dưỡng thấp, khó tiêu
hóa nên sẽ không đảm bảo năng suất chăn nuôi và không thể ni lợn thâm canh
với số lượng lớn. Chính vì vậy, để nâng cao được dinh dưỡng của các loại thức
ăn xanh sử dụng cho lợn, cần có các giải pháp thích hợp để sử dụng tốt nguồn tài
nguyên này.

1

download by :


1.2. MỤC ĐÍCH - U CẦU
1.2.1. Mục đích chung
Sử dụng thức ăn xanh lên men nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt,
hướng tới một nền chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trước và
sau khi lên men.
- Đánh giá được tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất và

chất lượng thịt của đàn lợn thí nghiệm khi sử dụng thức ăn xanh lên men.
- Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn bằng thức ăn xanh lên men.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài cung cấp các thông tin khoa học trong việc sử dụng thức ăn xanh
lên men đến hiệu quả chăn ni lợn thịt. Đề tài cũng góp phần đưa ra hướng
nghiên cứu mới về dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn nhằm đảm bảo hiệu quả chăn
ni và đưa ra dịng sản phẩm chất lượng cao, phù hợp thị hiếu.

2

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA LỢN
2.1.1. Q trình tiêu hóa của lợn
- Miệng: thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn
trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần
lớn là nước (tới 99%) trong đó chứa enzym amylase có tác dụng tiêu hố tinh
bột, tuy nhiên thức ăn trơi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy
ra nhanh ở miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch
dạ dày. Độ pH của nước bọt khoảng 7,3.
- Dạ dày: dạ dày của lợn trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng

như là nơi dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ
yếu là nước với enzym pepsin và axit clohydric (HCl). Men pepsin chỉ hoạt động
trong môi trường axit và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Pepsin giúp tiêu hố
protein và sản phẩm là polypeptit và ít axit amin.
- Ruột non: ruột non có độ dài khoảng 18 - 20 mét. Thức ăn sau khi được
tiêu hoá ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng,
gan và tụy - thức ăn chủ yếu được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt
của mật và dịch tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào
tá tràng bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có
chứa men trypsin giúp cho việc tiêu hố protein, men lipase giúp cho tiêu hoá
mỡ và men diastase giúp tiêu hố carbohydrate. Ngồi ra ở phần dưới của ruột
non còn tiết ra các men maltase, saccharase và lactase để tiêu hoá carbohydrate.
Ruột non cũng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng đã tiêu hố được, nhờ hệ
thống lơng nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh
dưỡng tăng lên đáng kể.
- Ruột già: ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hố. Chỉ ở manh
tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hoá carbohydrate, tạo ra các axit béo
bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K, B. . .
2.1.2. Cơ chế tiêu hóa thức ăn ở lợn
Tiêu hóa là q trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ dạng phức
tạp đến dạng đơn giản để cơ thể con vật có thể hấp thu được. Lợn là lồi ăn tạp, nó

3

download by :


có thể tiêu hóa được nhiều loại thức ăn, nhiều dạng thức ăn. Bộ máy tiêu hóa của lợn
gồm 3 bộ phận chính là miệng, dạ dày và ruột.
 Tiêu hóa ở miệng: Ở miệng có 2 hình thức tiêu hóa là tiêu hóa cơ học và

tiêu hóa hóa học.
+ Tiêu hóa cơ học: lợn dùng răng để nhai và nghiền nát thức ăn, ở lợn
trưởng thành có 44 răng, do có bộ răng hàm phát triển nên nó có thể nhai thức ăn
dễ dàng. Nhưng vẫn phải chế biến thức ăn tốt để giảm năng lượng trong việc nhai
thức ăn.
+ Tiêu hóa hóa học: ở miệng chỉ có quá trình tiêu hóa tinh bột nhưng chưa
triệt để và thức ăn dừng lại ở đây không lâu. Các loại đường Maltotrioza,
Maltoza có thể hấp thu được ở miệng.
 Tiêu hóa ở dạ dày: dạ dày lợn thuộc loại dạ dày trung gian vì ngồi
phần thượng vị, than vị, hạ vị, nó cịn có thêm túi mù ở trong túi mù có 1 số loại
vi sinh vật có chức năng tiêu hóa như dạ dày kép. Tiêu hóa ở dạ dày có 3 hình
thức: tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học và tiêu hóa nhờ vi sinh vật.
+ Tiêu hóa cơ học: dạ dày có thể co bóp và nghiền nát thức ăn
+ Tiêu hóa hóa học: nhờ trong dịch vị có 1 số men tiêu hóa từ nước bọt
xuống như men pepsin, catepsin, kimozin, lipasa. Men pepsin là men phân giải
protein khi mới tiết ra nó ở dạng khơng hoạt động gọi là pepsinnogen nhờ axit
HCl ở dạng hoạt hóa tạo thành pepsin man này chỉ phân giải protein của thức ăn
để tạo thành dạng đơn giản. Men catepsin chủ yếu phân giải protein trong sữa
cho nên men này chỉ có nhiều ở lợn con. Men kimozin là men làm đơng vón sữa
để cho men catepsin dễ phân giải. Men lipasa là men phân giải lipit men này ở
trong dạ dày có hoạt tính yếu và chưa có axit mật nên lượng lipit phân giải được
ít. Tinh bột khi vào dạ dày cũng tiêu hóa được rất ít và tinh bột sống hầu như
không được phân giải ở dạ dày.
+ Tiêu hóa bằng vi sinh vật: q trình phân giải chất xơ bằng vi sinh vật
cũng được xảy ra ở túi mù nhưng với lượng rất ít khơng đáng kể.
Ngồi các men tiêu hóa thì trong dạ dày quan trọng cịn có HCl nếu HCl ở
dạng tự do cịn có nhiều tác dụng khác như: hoạt hóa men pepsinogen, làm
trương nở protein để cho men pepsin dễ phân giải, duy trì độ pH của dịch vị (2,5
- 3), diệt vi khuẩn có hại trong đường tiêu hố, kích thích tiết dịch tụy. Nó có tác
dụng tốt với điều kiện nồng độ trong dịch vị thích hợp (0,35 - 4%) trong dạ dày


4

download by :


có q trình hấp thu các chất dinh dưỡng nhưng khơng nhiều vì các chất dinh
dưỡng chưa được phân giải triệt để vì có sự tiết dịch vị ngược chiều với hấp thu.
 Tiêu hóa ở ruột:
+ Ruột non: tiêu hóa ở ruột non là q trình quan trọng nhất vì ở đây các
chất dinh dưỡng hầu như đã được phân giải triệt để. Ruột non chủ yếu là quá
trình tiêu hóa hóa học nhờ các men trong dịch tụy và dịch ruột. Ở ruột non chỉ có
q trình tiêu hóa hóa học. Q trình hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non rất
mạnh vì các chất dinh dưỡng đã được phân giải triệt để và ở trên màng ruột non
có nhiều nhung mao cho nên hấp thu dễ dàng.
+ Ruột già: chia làm 3 phần manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở ruột già
chủ yếu là phân giải chất xơ bằng vi sinh vật và có q trình tiêu hóa hóa học
nhưng rất yếu khơng đáng kể. Ở manh tràng có nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn
phân giải chất xơ, vi khuẩn lên men đường, vi khuẩn gây thối rữa protein, ở ruột
già đường glucose chỉ được lên men axitlactic và axit béo bay hơi. Mỗi loại thức
ăn từ khi vào miệng đến thải ra ngoài thường từ 15 - 20 h, ở ruột già có quá trình
hấp thu nước và đặc biệt ở kết tràng để tạo thành khuân phân.
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn
 Yếu tố giống:
Trong chăn nuôi lợn công nghiệp, con giống là yếu tố rất quan trọng. Cần
chọn lọc những đàn giống có thành tích sản xuất tốt như khỏe mạnh, chống bệnh
tốt, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nạc cao, hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao (FCR
thấp). Lợn lai thường có năng suất và hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao vì có
được những đặc tính tốt từ lợn bố và lợn mẹ.
 Yếu tố môi trường:

Do lớp mỡ dưới dạ dày, trên da khơng có tuyến mồ hơi (trừ phần da quanh
miệng) nên lợn không thể điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Dù tăng
nhịp thở nhưng thân nhiệt lợn vẫn tăng cao. Đây là lý do khiến lợn giảm ăn khi
thời tiết nóng. Do vậy chuồng trại ni lợn phải thoáng mát, đặc biệt vào mùa hè.
Với lợn 70kg, nếu nhiệt độ mơi trường vượt q 27,5oC thì mỗi một độ tăng
thêm, lượng cám ăn vào sẽ giảm 140g/ngày, tăng trọng giảm 55g/ngày.
Trong thời gian nuôi con, lợn mẹ ăn nhiều hơn và lợn con lớn nhanh hơn
nếu lợn mẹ được phun mát. Điều này làm cho khối lượng cai sữa cao hơn, độ

5

download by :


đồng đều cao hơn và điều kiện để phối giống lại cho lợn mẹ tốt hơn và như vậy
sẽ rút ngắn được những ngày lợn nái không sản xuất.
 Loại cám:
Ngồi việc đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì loại cám cũng ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng thức ăn của heo.
Thức ăn dạng bột: các loại bột như bắp, lúa, khoai mì nếu quá to sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Nghiền nhỏ thức ăn có tác dụng phá vỡ
vách tế bào thực vật, tăng bề mặt tiếp xúc của các chất dinh dưỡng với enzyme
tiêu hố giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nghiền nhỏ quá thì lại
dễ gây loét niêm mạc dạ dày, tăng độ nhớt dịch ruột, từ đó làm giảm lượng thức
ăn thu nhận và giảm tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng và tăng độ bụi trong trại.
Thức ăn dạng viên: thức ăn dạng viên có nhiều ưu điểm. Khi ép viên nhờ cơ
chế gia nhiệt nên có tác dụng sát khuẩn, sát trùng. Cám viên ít phát sinh bụi gây ảnh
hưởng đến hệ hô hấp của heo. Theo một số tài liệu, cám viên cải thiện được chỉ số
FCR 10% so với cám bột. Tuy nhiên, cám viên cũng có một số hạn chế như quá
trình gia nhiệt để ép viên một số vitamin và khống chất có thể bị phá hủy.

Để tăng được hiệu quả sử dụng thức ăn (tức là giảm FCR), ngoài việc đáp
ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thức ăn cũng cần được chế biến tốt để các chất
dinh dưỡng được tiêu hoá, hấp thu nhiều nhất. Lợn cai sữa sớm, hoạt tính
enzyme tiêu hố tinh bột (amylase, maltase) cịn thấp, lúc này các hạt giầu tinh
bột cần được làm chín thì lợn con mới tiêu hố hấp thu được.
 Dịch bệnh:
Dịch bệnh là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả chuyển hóa
thức ăn của heo. lợn mắc bệnh, nhất là các bệnh gây còi ở lợn sẽ làm lợn tăng
trọng ngày càng chậm, hiệu quả chuyển hóa thức ăn giảm, năng suất giảm sút.
Những bệnh gây nên hậu quả lợn còi tiêu biểu là PRRS, PMWS, Mycoplasma,…
Biện pháp đối phó với dịch bệnh là vệ sinh tiêu độc, làm khơ chuồng trại,
đảm bảo an tồn sinh học,…
 Quản lý cho ăn:
Đối với lợn con, cần cho lợn ăn nhiều lần trong ngày sẽ hạn chế được lượng
thức ăn lợn khơng sử dụng gây lãng phí thức ăn. Quá trình thay đổi cám nếu thực
hiện gấp gáp sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của lợn và ảnh hưởng xấu đến
hiệu quả sử dụng thức ăn.

6

download by :


2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA LỢN
2.2.1. Khái niệm sinh trưởng phát dục
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ trong q trình đồng hố và
dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng bộ
phận và toàn cơ thể. Trong chăn nuôi lợn, khả năng sinh trưởng của lợn liên quan
đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành
và hiệu quả chăn ni. Phát dục là q trình thay đổi về chất lượng, tăng thêm,

hồn chỉnh thêm các tính chất chức năng của cơ quan bộ phận cơ thể.
Để biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi, người ta thường sử dụng 3 độ
sinh trưởng sau đây:
+ Độ sinh trưởng tích luỹ
Độ sinh trưởng tích luỹ là khối lượng, kích thước, thể tích của tồn cơ thể
hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng. Độ sinh trưởng tích
luỹ thường được tính bằng gram hoặc kilôgram.
+ Độ sinh trưởng tuyệt đối
Độ sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng, kích thước, thể tích của tồn cơ
thể hay của từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian thường được
tính bằng gram/ ngày. Cơng thức tính như sau:
A=
Trong đó:

P2  P1
t2  t1

A là độ sinh trưởng tuyệt đối
P2, P1 là khối lượng cơ thể vật nuôi tại thời điểm T2, T1

+ Độ sinh trưởng tương đối
Độ sinh trưởng tương đối là khối lượng, kích thước, thể tích của tồn cơ
thể hay của từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với thời
điểm sinh trưởng trước, thường được biểu thị bằng số phần trăm và có cơng thức
tính như sau:
R (%) =

P2  P1
 100
( P2  P1 ) / 2


Trong đó: R (%) là độ sinh trưởng tương đối (%)
P2, P1 là khối lượng cơ thể tại thời điểm khảo sát sau và trước.

7

download by :


Theo quy luật chung, đồ thị độ sinh trưởng tích luỹ có dạng cong hình
chữ S với các pha sinh trưởng chậm, sinh trưởng nhanh, sinh trưởng chậm và
cuối cùng là pha cân bằng. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng cong gần như
parabol với pha sinh trưởng nhanh, đạt cực đại sau đó là pha sinh trưởng chậm.
Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng đường cong gần như hình hyperbol liên tục
giảm dần theo lứa tuổi (Trần Đình Miên, 1985); (Nguyễn Quế Cơi, 1995). Có
thể so sánh đường cong sinh trưởng thực tế với đường cong sinh trưởng lý
thuyết để từ đó có thể phân tích, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng của các
sự sai khác đó. Ngồi ra nghiên cứu độ sinh trưởng của vật ni cịn góp phần
quan trọng để dự đốn tốc độ sinh trưởng cũng như việc khai thác tốt nhất tốc
độ sinh trưởng của vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Giữa sinh trưởng
và phát dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu phát dục không đầy đủ sẽ
trở nên dị tật và nếu sinh trưởng khơng đầy đủ cơ thể sẽ bị cịi cọc, gầy yếu
(Nguyễn Hải Quân, 2002).
2.2.2. Quy luật sinh trưởng và phát dục
Lợn cũng như các lồi vật ni khác đều tn theo các quy luật sinh
trưởng: quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều, quy luật sinh trưởng phát
dục theo giai đoạn và quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kì.
2.2.2.1. Quy luật sinh trưởng phát dục khơng đồng đều
Quy luật này thể hiện thông qua sự khác nhau về tốc độ của các hệ như:
Hệ xương, hệ cơ và hệ mỡ. Hệ xương của lợn thường phát triển sớm nhất ở giai

đoạn ngồi thai. Q trình phát triển của hệ cơ ở cả giai đoạn trong thai và ngoài
thai đều phát triển mạnh và sớm. Ở giai đoạn ngoài thai, sự phát triển của hệ cơ
cũng thay đổi:
+ Từ khi đẻ đến 6 tháng tuổi: hệ cơ phát triển về cả số lượng và kích thước
tế bào nhưng chủ yếu là số lượng.
+ Từ 6 - 8 tháng tuổi: chủ yếu tăng kích thước và khối lượng.
Q trình tích lũy mỡ: sự tích lũy mỡ thay đổi theo thời gian, lúc đầu tích lũy ở
các cơ quan nội tạng, sau đó tích lũy trong cơ và cuối cùng tích lũy ở dưới da
2.2.2.2. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
+ Giai đoạn phát triển trong cơ thể mẹ (114-116 ngày)
Thời kì phơi: từ khi trứng thụ tinh hình thành hợp tử đến khi hợp tử bám
chắc vào niêm mạc tử cung.

8

download by :


Thời kì tiền thai: bắt đầu từ khi hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung đến
khi xuất hiện các nét đặc trưng về giải phẫu, sinh lí, trao đổi chất của các lá phơi.
Thời kì thai nhi: là thời kì cuối của giai đoạn trong thai, thời kì này tăng
trọng, kích thước của thai tăng lên rất nhanh. Tháng thứ nhất khối lượng phôi thai
là 1,7g tháng thứ 2 khối lượng đạt 680 g đến khi đẻ khối lượng đạt 1000-1400 g.
+ Giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ
Thời kì bú sữa: từ khi đẻ ra đến khi cai sữa.
Thời kì thành thục: thời kì này lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, các bộ
phận sinh dục bắt đầu hoạt động, có sự phân biệt rõ rệt về tính đực, cái.
Thời kì trưởng thành: cơ thể lợn phát triển toàn diện về cơ thể và khả năng
sinh sản.
Qua nghiên cứu thực tế sản xuất thấy rằng khối lượng sơ sinh thì sau 10

ngày tuổi tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 lần và sau 60 ngày tuổi tăng
gấp 10 lần. Điều đó được tác giả Trương Lăng (1993) nghiên cứu thể hiện qua
bảng 1.1.
Bảng 1.1. Sự sinh trưởng của lợn qua các ngày tuổi
Giống

Sơ sinh (kg)

10 ngày (kg)

20 ngày (kg)

Móng Cái

0,5 - 0,6

1,0 - 1,2

2,0 - 2,4

Yorkshire

1,2 - 1,3

2,4 - 2,6

4,8 - 5,2

60 ngày (kg)
5-6

12 - 13

2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng, phát dục
2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Mục đích của chăn ni lợn thịt cuối cùng là có sản phẩm thịt nên người
ta thường chú ý đế một số chỉ tiêu chứng tỏ giá trị kinh tế của lơn thịt như sau:
+ Khối lượng lúc bắt đầu nuôi thịt (kg): là chỉ tiêu quan trọng có ảnh
hưởng lớn tới khả năng tăng trọng cũng như tiêu tốn thức ăn trong q trình
ni thịt.
+ Thời gian ni thịt (ngày): cho biết năng suất ni thịt, thời gian quay
vịng của một lứa.
+ Khối lượng kết thúc nuôi thịt (kg/con): là khối lượng khi xuất bán để
giết thịt.

9

download by :


Chỉ tiêu cho thấy trình độ chăn ni của cơ sở, hiệu quả kinh tế của chăn
nuôi lợn.
+ Tăng khối lượng trong nuôi thịt (g/ngày): phản ánh rõ nhất về trình độ
chăn ni, chế độ chăm sóc, quản lý.
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg thức ăn/kg tăng khối lượng):
cho thấy hiệu quả kinh tế giữa đầu tư và lợi nhuận.
2.2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Tính trạng về khả năng sinh trưởng và cho thịt của vật ni nói chung và
của lợn nói riêng được gọi chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính
trạng số lượng do đó nó chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh

trong chăn nuôi.
+ Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Các giống gia súc khác nhau thì khả năng cho thịt không giống nhau, khả
năng này phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng của con vật. Đó là quá trình tích luỹ
protein của cơ thể dưới sự điều hồ của hệ thống enzime điều khiển quá trình
sinh tổng hợp protein.
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng quyết định đối với số lượng và chất lượng
thịt lợn. Thực tế cho thấy rằng, các giống lợn ngoại nuôi trong điều kiện dùng
thức ăn hỗn hợp để ni thì tăng trọng nhanh, thời gian ni ngắn, tiêu tốn ít thức
ăn để tăng 1 kg khối lượng ngược lại nếu dùng nhiều thức ăn thơ xanh thì lợn
ngoại tăng trọng chậm hơn lợn nội. Vì vậy, nếu ni lợn lấy thịt tốt nhất là ni
lợn lai kinh tế vì lợi dụng được ưu thế lai, sức sống mạnh hấp thu thức ăn tốt,
thời gian nuôi thịt ngắn hơn.
Theo Hazel (1993) cho biết hệ số di truyền với sự tăng trưởng ở lợn trong
thời gian theo mẹ là 0,15. Theo Đặng Vũ Bình ( 2000), các tính trạng có hệ số di
truyền trung bình từ 0,2 - 0,4 bao gồm các tính trạng thuộc về tốc độ sinh trưởng,
chí phí thức ăn của 1kg tăng khối lượng. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng
cũng là chỉ tiêu quan trọng trong chăn ni lợn thịt, tiêu tốn thức ăn có hệ số di
truyền trung bình và có thể dễ dàng được cải thiện thông qua chọn lọc lai tạo.
+ Ảnh hưởng của chăm sóc, ni dưỡng
Ngồi các yếu tố di truyền, các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn
đến các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của lợn.

10

download by :


- Ảnh hưởng của dinh dưỡng và thức ăn đến khả năng sinh trưởng
Dinh dưỡng là một trong các yếu tố quan trọng nhất của yếu tố ngoại cảnh, nó

ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, phát triển của vật ni. Đặc biệt
đối với chăn ni lợn thì dinh dưỡng có vai trị quyết định tới khả năng sinh
trưởng, phát triển của đàn lợn và chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi.
Dinh dưỡng được đảm bảo đầy đủ, cân đối cả về số lượng và chất lượng
thì con vật mới phát huy hết được tiềm năng di truyền của nó. Nếu khẩu phần ăn
khơng được đảm bảo đủ về số lượng, tốt về chất lượng thì các nhân tố di truyền
không những không phát triển theo hướng tích cực, mà thậm chí cịn ngược lại.
Tùy từng giai đoạn phát triển của vật nuôi mà điều chỉnh các thành
phần dinh dưỡng cho phù hợp, nếu nuôi lợn ở hai tháng cuối mà sử dụng thức
ăn thực vật có 4% dầu mỡ trở lên thì mỡ sẽ bị mềm và nhão. Nếu chăn ni
lợn dùng nhiều gluxit, protein thì phần mỡ được tổng hợp sẽ chắc. Vì vậy,
trong giai đoạn vỗ béo, ta dùng thức ăn có nhiều gluxit vì nếu khẩu phần ăn
nhiều mỡ thì giữa các thớ thịt cũng nhiều mỡ làm cho thịt trở lên mềm, mất
màu, thịt chóng bị ơi.
Theo Vũ Duy Giảng và cs. (1995), thức ăn rất quan trọng đối với khả năng
sinh trưởng của lợn, ví dụ: Thiếu các axit amin quan trọng sẽ làm giảm tính thèm
ăn và khả năng sử dụng thức ăn, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong cơ
thể gia súc, dẫn đến giảm sự phát triển của gia súc nói chung và lợn nói riêng.
Theo Nguyễn Nghi (1995), mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu
phần là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thịt
nạc, thịt mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt.
Ở giai đoạn khác nhau nhu cầu dinh dưỡng của lợn cũng khác nhau. Trong
giai đoạn đầu nhu cầu về năng lượng và protein thấp hơn giai đoạn sau. Bởi vì, ở
giai đoạn đầu để cấu tạo và phát triển cơ thể lợn cần nhiều protein. Càng về sau
hàm lượng protein càng giảm bớt, thức ăn chủ yếu là loại giàu năng lượng (chất
bột đường). Nhưng khối lượng cơ thể lợn ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn
trước, cho nên nhu cầu năng lượng và protein/con/ngày vẫn tăng. Tuy vậy, tỷ lệ
giữa protein, năng lượng và chất khoáng như: canxi, photpho... hàm lượng các
vitamin, các nguyên tố vi lượng cũng góp phần quan trọng trong q trình
chuyển hố các chất dinh dưỡng tạo thành thịt và tăng phẩm chất thịt.


11

download by :


- Phương thức nuôi dưỡng:
Phương thức nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, sức
sản xuất của con vật. Khi cho ăn khẩu phần ăn tự do thì tăng trọng nhanh hơn, tiêu
tốn thức ăn thấp hơn nhưng khi đánh giá chất lượng thịt thì thấy dày mỡ lưng lại
cao hơn so với khi cho ăn khẩu phần ăn hạn chế. Phương thức nuôi lợn theo hướng
nạc - mỡ cần thời gian nuôi dài hơn, khối lượng giết mổ lớn hơn, ngược lại phương
thức nuôi lợn hướng nạc yêu cầu thời gian nuôi ngắn hơn, khối lượng giết mổ nhỏ
hơn so với phương thức nuôi lợn hướng nạc - mỡ (Hammond, 1980).
+ Khối lượng bắt đầu nuôi thịt
Khối lượng bắt đầu ni thịt có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trọng
sau này. Nếu khối lượng khi bắt đầu đưa vào ni thịt cao thì trong q trình ni
lợn sẽ tăng trọng nhanh. Khối lượng khi đưa vào nuôi thịt phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: tuổi đưa vào ni thịt, trình độ chăm sóc lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa,
kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn con tập ăn cũng như thức ăn cho lợn con cai sữa...
+ Khối lượng kết thúc nuôi thịt
Khối lượng kết thúc nuôi thịt phụ thuộc vào đặc điểm của giống, khả năng
tăng trọng của lợn nuôi. Tuỳ theo đặc điểm của từng giống lợn mà định ra khối
lượng kết thúc nuôi khác nhau. Lợn ngoại và lợn có máu ngoại có khối lượng kết
thúc ni cao hơn so với lợn nội.
+ Các yếu tố ảnh hưởng khác
Các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, sự vận động của lợn, cân nặng sơ sinh,
tính biệt, tuổi, bệnh lý,... cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn.
- Môi trường
Trần Văn Phùng và cs. (2004) cho biết: môi trường xung quanh gồm nhiệt

độ, độ ẩm, mật độ, ánh sáng.
Nhiệt độ và độ ẩm: ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất và phẩm chất thịt.
Nhiệt độ thích hợp nuôi lợn vỗ béo là 15 - 180C, lợn sinh sản là 10 - 120C. Nhiệt
độ chuồng ni có liên quan mật thiết với độ ẩm khơng khí, độ ẩm khơng khí
thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.
Tác giả Nguyễn Thiện và cs. (2005) cho biết: ở điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm cao lợn phải tăng cường q trình tỏa nhiệt thơng qua q trình hơ hấp vì lợn
có rất ít tuyến mồ hơi để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra, khi nhiệt độ cao

12

download by :


sẽ làm cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hằng ngày giảm. Do đó, tăng trọng
bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng, phát
dục của lợn bị giảm. Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu
nhận thức ăn của lợn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng.
Trong chăn nuôi lợn thịt ở giai đoạn vỗ béo người ta thường sử dụng
thuốc an thần, che tối chuồng trại cho lợn nghỉ ngơi ít vận động thì cho thấy hiệu
quả rõ rệt, lợn sinh trưởng nhanh rút ngắn được thời gian nuôi. Những thay đổi
đột ngột về thời tiết, thức ăn lạ, vận chuyển, tiêm thiến, phân đàn, thay đổi
chuồng ni… đều có ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và phẩm chất thịt.
Ánh sáng: đối với lợn con sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu khơng đủ ánh
sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 0,5 - 1,5% so với lợn con được vận
động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có tác dụng làm tăng cường hoạt
động và q trình sinh lý của cơ thể vật nuôi. Dưới ánh sáng mặt trời cơ thể phát
sinh những phản ứng bên trong và bên ngồi có lợi, tăng cường sinh trưởng phát
dục, phục hồi cơ thể. Tuy nhiên, ánh sáng gay gắt cũng làm mỡ của những vật
nuôi vỗ béo bị oxy hóa mạnh. Do vậy, khi trời nóng bức khơng nên để vật nuôi

làm việc dưới trời nắng lâu.
Mật độ lợn trong chuồng ni: mật độ ni có ảnh hưởng chủ yếu đến
năng suất. Khi nhốt lợn ở mật độ cao hay số con/ô chuồng quá nhiều lợn sẽ ảnh
hưởng đến tăng trọng hằng ngày của lợn và ảnh hưởng đến chuyển hóa thức ăn.
Mật độ cao sẽ tăng sự tấn công lẫn nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ. Khi nuôi
lợn với mật độ thấp sẽ làm tăng được tốc độ tăng trọng và giảm mức tiêu tốn thức
ăn. Chăm sóc ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất, chuồng vệ sinh kém dễ gây ra
bệnh, chuồng nuôi ồn ào, không yên tĩnh đều làm giảm năng suất. Sức khỏe trong
giai đoạn bú sữa kém như thiếu máu, còi cọc thì đến giai đoạn ni thịt tăng
trọng kém (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận, 2005).
Thể chất, khối lượng sơ sinh: thể chất, khối lượng sơ sinh của lợn con
khoẻ hay yếu, khối lượng sơ sinh cao hay thấp và trong giai đoạn bú sữa sinh
trưởng và phát triển tốt hay xấu đều liên quan mật thiết đến khả năng tăng trọng,
thời gian nuôi thịt. Thực tiễn đã chứng minh, những lợn con có khối lượng sơ
sinh cao, trong điều kiện chăm sóc như nhau đem so sánh với những lợn con có
khối lượng sơ sinh thấp hơn, sau thời gian kết thúc ni thịt, lợn con có khối
lượng sơ sinh cao sẽ tăng trọng nhanh hơn.

13

download by :


×