Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

THÍ NGHIỆM sử DỤNG THỨC ăn XANH lên MEN LỎNG TRONG CHĂN NUÔI lợn THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 69 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG THỨC ĂN XANH
LÊN MEN LỎNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

Lớp

: CNTYE

Khoá

: 58

Ngành

: CHĂN NUÔI THÚ Y

Người hướng dẫn

: TS. TRẦN HIỆP

Bộ môn

: CHĂN NUÔI CHUYÊN KHOA



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được
cảm ơn và thông tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Huyền

2

2


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay
em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám đốc
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi cùng các thầy
cô giáo trong khoa đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong thời gian học tập tại
trường. Đặc biệt sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo TS. Trần Hiệp đã chỉ bảo
và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn sâu sắc tới anh Nguyễn Văn Thông – cán bộ kỹ thuật –
Khoa Chăn nuôi, các bạn sinh viên nhóm ASC – Khoa Chăn nuôi - những
người giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, giúp

đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
đạt trong cuộc sống, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu khoa
học.
Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính
mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Huyền

3

3


MỤC LỤC

4

4


DANH MỤC BẢNG

5

5



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADF
ADG
Ash
CF
CP
Cv
DM
GE
EE
FCR
ME
NDF
TA
TCVN
TPHH
TPP
TT
TTTA
VCK
KL
Cs
CT
ĐC
TN
TAHH
VSATTP


6

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


Xơ axit
Tăng khối lượng tuyệt đối
Khoáng tổng số
Xơ thô
Protein thô
Hệ số biến động
Vật chất khô
Mỡ thô
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Năng lượng trao đổi
Xơ trung tính
Thức ăn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thành phần hóa học
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
Tháng tuổi
Tiêu tốn thức ăn
Vật chất khô
Khối lượng
Cộng sự
Công thức
Đối chứng
Thí nghiệm
Thức ăn hỗn hợp
Vệ sinh an toàn thực phẩm

6


Phần I

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm tới 70% chi phí chăn nuôi và có khả năng
quyết định giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi nước ta chủ yếu là
nhập từ nước ngoài (70-80%). Theo Cục chăn nuôi, năm 2014 Việt Nam nhập
khoảng 11,7 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá khoảng 4,9 tỷ USD
(tương đương 108.000 tỷ đồng). Như vậy ngành chăn nuôi Việt Nam thực tế
đang làm lợi cho nông dân nước ngoài. Chính vì vây, giá thành sản phẩm thịt
sản xuất trong nước không thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Do đó cần
thiết phải thay đổi phương thức chăn nuôi để vừa đảm bảo hiệu quả về kinh tế
(năng suất, hiệu quả), xã hội (chất lượng tốt, VSATTP ) và môi trường (tận dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có) và cạnh tranh tốt với sản phẩm ngoại nhập.
Chăn nuôi hữu cơ tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tại chỗ (thức ăn thô xanh,
phụ phẩm công nông nghiệp) sẽ đảm bảo các yếu tố trên.
Mặt khác, một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn chưa cao là do người chăn nuôi ở nước ta
phụ thuộc nhiều vào thức ăn công nghiệp với giá thức ăn cao và biến động lớn.
Ngoài ra việc sử dụng tràn lan các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi như kháng
sinh, hormone kích thích sinh trưởng, chất tạo thịt nạc…làm giảm chất lượng
sản phẩm thịt lợn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà báo chí và các
phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trong thời gian vừa qua. Vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm đang là một vấn đề nóng của xã hội chúng ta ngày nay.
Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề này đó là khuyến khích người
chăn nuôi chủ động xây dựng khẩu phần dựa trên các nguồn thức ăn sẵn có giá
rẻ. Điều này sẽ giúp cho người chăn nuôi quản lý được chất lượng thức ăn sử
dụng cho lợn, giảm chi phí chăn nuôi và từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế và
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

7


7


Việt Nam đất chật người đông nên phương thức chăn thả, bán chăn thả sẽ
không khả thi và không phục vụ tốt cho đông đảo người dân, đặc biệt là các hộ
chăn nuôi nghèo. Như vậy để phát triển chăn nuôi hữu cơ thâm canh trên một
diện tích hạn chế, cần thiết phải sử dụng nguồn thức ăn xanh năng suất cao(chủ
yếu là các giống cao sản như cỏ VA06, cỏ Napier: 300 - 500 tấn/ha/năm, ghinê:
100 - 150 tấn/ha/năm, cây ngô: 40-70 tấn/vụ...) và các loại rau củ quả. Đây là
các loại thức ăn thường có giá trị dinh dưỡng thấp, khó tiêu hóa nên sẽ không
đảm bảo năng suất và không thể nuôi lợn thâm canh với số lượng lớn. Như đã
biết, GSNL có thể sử dụng các loại thức ăn thô là nhờ có hệ vi sinh vật trong dạ
cỏ. Chính vì vậy, để nâng cao được dinh dưỡng của các loại thức ăn thô xanh sử
dụng cho lợn, men vi sinh cần có hoạt động tương tự như hoạt động của vi sinh
vật dạ cỏ để lên men thức ăn xanh trước khi cho lợn ăn.
Công nghệ lên men vi sinh các sản phẩm và phụ phẩm để chế biến và bảo
quản thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm đã được nghiên cứu và ứng dụng ở
nước ta. Tuy nhiên, đa số tập trung vào lên men, chế biến và bảo quản các phụ
phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho loài nhai lại, đặc biệt cho bò. Rất ít nghiên
cứu công nghệ lên men thức ăn cho lợn. Trên thực tế đã có chế phẩm sinh học
(chế phẩm EM, men vi sinh hoạt tính NN1, chế phẩm đa enzym Viprotics, bổ
sung chế phẩm sinh học hỗn hợp EVP...) có khả năng lên men thức ăn cho lợn.
Tuy nhiên các loại nguyên liệu thức ăn được lên men từ các chế phẩm trên là các
loại nguyên liệu có giá thành cao như ngô, cám, gạo, đậu tương... chưa có chế
phẩm nào/công trình nào nghiên cứu lên men thức ăn thô xanh như là nguồn
thức ăn chính, chất lượng cao cho lợn, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi lợn
hữu cơ thâm canh. Chính vì vậy, đề tài tiến hành đánh giá tiềm năng và hiệu quả
của việc lên men thức ăn xanh làm thứ ăn cho lợn thịt.
2.2


Mục đích – yêu cầu

2.2.1. Mục đích
-

Xác định được tỷ lệ thay thế thức ăn tinh bằng thức ăn xanh lên men trong khẩu
8

8


-

phần của lợn thịt.
Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng thức ăn thô xanh đến năng suất và hiệu
quả chăn nuôi lợn thịt.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thức ăn lên men.
2.2.2 Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ số liệu liên quan đến khả năng sinh trưởng của đàn lợn
nghiên cứu.
- Các số liệu đầy đủ, khách quan.

9

9


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về tình hình chăn nuôi lợn bẳng thức ăn lên men lỏng ở thế giới

và Việt Nam
1.1.1 Sơ lược về tình hình chăn nuôi lợn bẳng thức ăn lên men lỏng ở thế
giới
Hệ thống cho ăn lỏng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm để sử dụng
sản phẩm phụ lỏng trong hệ thống cho ăn chăn nuôi lợn ở Tây Âu. Tuy nhiên, sử
dụng công nghệ này đã được giới hạn ở Bắc Mỹ và các khu vực khác trên thế
giới cho đến gần đây. Sự phổ biến ngày càng tăng của việc sử dụng hệ thống cho
ăn lỏng ở Bắc Mỹ đang được thúc đẩy bởi giá thực phẩm khô thông thường cao,
sự gia tăng đáng kể về tính sẵn có và chi phí sản phẩm phụ lỏng thấp từ sản xuất
nhiên liệu sinh học và tăng hiệu suất sinh trưởng, sức khoẻ và động vật. - lợi thế
mà hệ thống cho ăn lỏng cung cấp so với hệ thống cho ăn khô. Trên thực tế,
khoảng 20 phần trăm lợn kết thúc tăng trưởng ở Ontario, Canada được cho ăn
bằng hệ thống cho ăn lỏng (SLFA, 2007).
Các hệ thống cho ăn lỏng liên quan đến việc sản xuất thức ăn có kiểm soát
bằng máy tính và thường xuyên cho ăn chế độ ăn lỏng có thể được sử dụng
thành công trong tất cả các giai đoạn chăm sóc lợn. Thông thường, chế độ ăn
uống lỏng chứa 20 đến 30% chất khô. Trong một số hệ thống cho ăn lỏng, việc
lên men từng phần các thành phần hoặc chế độ ăn có thể xảy ra, dẫn đến sản
xuất axit hữu cơ và sự gia tăng các vi khuẩn có lợi như Lactobacilus
acidophilus (de Lange và cộng sự, 2006). Một trong những khía cạnh quan trọng
nhất của việc sử dụng thức ăn lỏng thành công là đảm bảo rằng tỷ lệ nước hợp
lý: hàm lượng chất khô và tần số cho ăn đạt được cho các giai đoạn sản xuất cụ
thể khi nó được sử dụng.
1.1.2 Sơ lược về tình hình chăn nuôi lợn bẳng thức ăn lên men lỏng ở Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam có 80% dân số sống chủ yếu bằng nông nghiệp,
10

10



trong đó chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân. Do
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, phần lớn các hộ chăn nuôi lợn hiện nay đa
số vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình.
Đã có rất nhiều hộ chăn nuôi vay vốn để đầu tư chuồng trại nuôi theo mô
hình bán công nghiệp. Sử dụng thức ăn chăn nuôi tổng hợp do các nhà máy thức
ăn chăn nuôi cung cấp nhưng cám công nghiệp đến được chuồng nuôi của bà
con có giá quá cao do phải gánh thêm nhiều nấc phân phối và phí vận chuyển.
Đặc biệt việc lợn ăn cám công nghiệp nhiều, thiếu rau xanh trong khẩu phần ăn
nên có sức đề kháng rất thấp. Nếu việc vệ sinh chuồng trại và phòng dịch không
đạt yêu cầu thì lợn rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó rất nhiều gia trại, nông trại đã lỗ
phải treo chuồng. Vì vậy thức ăn dạng lỏng tận dụng được các phụ phẩm của
ngành công nghệ chế biến thực phẩm như phụ phẩm của ngành làm rượu, làm
ethanol, làm bia, làm đậu nành, làm bánh kẹo..., hạ được giá thành sản phẩm,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm được chi phi phơi sấy các phụ phẩm
dạng ướt. Không những thế sử dụng thức ăn lỏng lên men giúp cho quá trình tiêu
hóa protein được cải thiện, pH giảm, kích thích hoạt động phân giải protein
trong dạ dày và làm chậm tốc độ làm sạch dạ dày, cho phép thêm thời gian để
tiêu hóa trong dạ dày sẽ diễn ra, nhờ vậy mà thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn.
THức ăn lên men lỏng là giải pháp giải quyết vấn đề cho người chăn nuôi Việt
Nam với hơn 80% là chăn nuôi nông hộ
1.1.3 Lợi ích của việc cho ăn lỏng so với cho ăn khô
Có rất nhiều lợi thế của việc sử dụng hệ thống cho ăn lỏng so với cho ăn
khô trong nuôi lợn. Bao gồm cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, sự linh
hoạt và kiểm soát các chương trình cho ăn, sử dụng các phụ phẩm lỏng rẻ tiền,
giảm tác động môi trường và cải thiện hoạt động của động vật (Jensen và
Mikkelsen, 1998; Russell và cộng sự, 1996; Canibe and Jensen, 2003; Brooks et.
Al., 2001, Lawlor và cộng sự, 2002). Việc cho ăn lỏng cũng có thể làm tăng sức
khoẻ ruột, giảm nhu cầu sử dụng thuốc cho thức ăn và cải thiện phúc lợi vật nuôi
11


11


(Brooks và cộng sự, 2001. Canibe và Jensen, 2003).
Chế độ ăn uống có chứa thành phần lên men đã cho kết quả cải thiện tăng
trưởng, làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở những vườn ươm và lợn đang nuôi
(Geary và cộng sự, 1996, 1999; Canibe và Jensen, 20
03; Scholten và cộng sự, 1999). Những lợi ích này có vẻ như là do sự sẵn
có của chất dinh dưỡng tăng lên, giảm sự phát triển và sự phát tán của vi khuẩn
gây bệnh như Yersinia, Salmonella và E. coli do pH thấp (Geary và cộng sự,
1996, 1999; Scholten và cộng sự, 1999, van Winsen và cộng sự, 2001,
Demeckova và cộng sự, 2001). Hơn nữa, hoạt tính của pepsin tăng do pH thấp
hơn dẫn đến sự tiêu hóa protein tốt hơn (Scholten et al., 1999). Sự hiện diện của
vi khuẩn axit lactic và axit hữu cơ (axit lactic và butyric) trong thức ăn lỏng lên
men cũng có thể có ảnh hưởng tích cực đến chức năng tiêu hóa và miễn dịch
(Simon và cộng sự, 2003, Mroz, 2003)
1.2. Thức ăn lên men lỏng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thức
ăn lên men lỏng
1.2.1 Thức ăn lên men lỏng
Chăn nuôi lợn bằng thức ăn dạng lỏng (liquid feeding) là công nghệ chăn
nuôi lợn đang được áp dụng rộng rãi ở châu Âu, nhất là sau khi EU ban bố lệnh
cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi vào năm 2006.
Hiện nay có nhiều trại lợn ở Hà lan, Đan mạch, Pháp, Bỉ, Đức… đang áp
dụng công nghệ lên men lỏng nhằm tận dụng những phụ phẩm ướt. Ở Bắc Mỹ
công nghệ này chỉ phát triển mạnh sau khi giá nguyên liệu truyền thống tăng cao
và người nuôi phải tìm đến những nguồn nguyên liệu rẻ tiền hơn, đó là các phụ
phẩm ướt. Hiện nay ở Ontario, Canada đã có 20% lợn thịt được nuôi bằng thức ăn
dạng lỏng, công nghệ mới này sẽ còn mở rộng hơn nữa ở Canada và Bắc Mỹ
trong thời gian tới.
12


12


Vũ Duy Giảng và Lê Quang Thành (2015) cho biết: Thức ăn lỏng là thức
ăn chứa các nguyên liệu thức ăn khô cùng với nước, tỷ lệ chất khô chiếm khoảng
20-30% khối lượng thức ăn. Thức ăn lỏng được chia thành các loại:
- Thức ăn lỏng không lên men (nguyên liệu khô trộn với nước ngay trước
khi cho ăn, tỷ lệ thức ăn/nước vào khoảng 1/2 - 1/3).
- Thức ăn lỏng lên men (thức ăn ngâm trong nước được lên men tự nhiên
hoặc lên men bằng vi khuẩn lactic).
- Thức ăn lỏng axit hoá bằng axit lactic (bổ sung 40 - 42g axit lactic/kg chất
khô vào hỗn dịch thức ăn để đưa pH về 4,0).
Nuôi dưỡng lợn bằng thức ăn dạng lỏng so với thức ăn dạng khô có nhiều
ưu điểm, đó là:
- Thức ăn dạng lỏng tận dụng được các phụ phẩm của ngành công nghệ chế
biến thực phẩm như phụ phẩm của ngành làm rượu, làm ethanol, làm bia, làm đậu
nành, làm bánh kẹo..., hạ được giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và giảm được chi phi phơi sấy các phụ phẩm dạng ướt. Trong khi đó thức
ăn khô muốn tận dụng phụ phẩm dạng ướt thì phải phơi sấy thành dạng khô, chi
phí cho việc phơi sấy làm giá thức ăn tăng cao
- Thức ăn dạng lỏng giảm được việc sử dụng kháng sinh và một số hoá
dược nhờ bổ sung các chế phẩm lên men sản sinh axit lactic hay bổ sung trực tiếp
axit lactic, làm cho pH đường ruột giảm thấp (4,0 – 4,5). Ở môi trường này vi
khuẩn bệnh như E. coli và Samonella bị ức chế và bị loại bỏ, hạn chế được tiêu
chảy và rối loạn tiêu hoá, nhất là ở lợn con sau cai sữa.
- Thức ăn lỏng lên men có pH thấp đã giúp tăng hoạt tính của pepsin ở dạ
dày, từ đó nâng cao được tỷ lệ tiêu hoá protein thức ăn. Khi pH đường ruột thấp,
vi khuẩn bệnh ở ruột bị loại bỏ, niêm mạc ruột được bảo vê, ruột khoẻ, nhờ vậy
khả năng tiêu hoá hấp thu thức ăn được nâng cao và chức năng miễn dịch của ruột

cũng được cải thiện.
- Sử dụng thức ăn lỏng dễ cơ giới hoá và tự động hoá việc cho ăn, giảm
13

13


chi phí lao động, thích hợp với chăn nuôi công nghiệp quy mô vừa và lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những cái lợi nêu trên thì thức ăn lỏng cũng có
những hạn chế:
- Thông thường thức ăn lỏng có nguyên liệu là phụ phẩm cho nên thành
phần dinh dưỡng dễ biến đổi từ mẻ phụ phẩm này đến mẻ phụ phẩm khác.
- Phụ phẩm dùng trong thức ăn lỏng thường có tỷ lệ nước cao (70-90%), vì
thế nếu nguồn phụ phẩm xa nhà máy thức ăn chăn nuôi thì chi phí vận chuyển sẽ
lớn. Lợn ăn thức ăn lỏng cũng thải ra lượng phân lớn hơn so với thức ăn khô và
dễ làm cho độ ẩm chuồng nuôi tăng lên.
- Có thể làm hao hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là các axit amin tổng
hợp bổ sung vào thức ăn lỏng. Các nghiên cứu ở Đan mạch cho biết khoảng 17%
lysine công nghiệp bổ sung vào thức ăn lỏng lên men bị mất trong 24 giờ bảo
quản do vi khuẩn coliform đã sử dụng chúng.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thức ăn lên men lỏng
Các yếu tố bao gồm: loại vi sinh vật có mặt, số lượng vi sinh vật có mặt,
nhiệt độ, pH,...
Số lượng vi khuẩn lactic có mặt thực tế trong thức ăn chăn nuôi hoặc số
lượng vi khuẩn lactic được thêm vào quyết định đến mức độ sản sinh acid lactic.
Số lượng vi khuẩn lactic nhiều sẽ làm sự sản sinh vi khuẩn lactic diễn ra nhanh
hơn so với quá trình sản sinh các vi khuẩn gây bệnh như samonella hoặc e.coli.
Olstorp et al. (2008) báo cáo rằng thành phần các loài vi khuẩn trong lên men
thức ăn chăn nuôi dạng lỏng thay đổi trong suốt quá trình lên men, họ chỉ ra
rằng Pediococus pentosaceus có mật độ chủ yếu khi bắt đầu xảy ra sự lên men,

nhưng sau 3 ngày, Lactobacillus plantarum trở thành loài có mật độ chủ yếu.
Sự phân bố và có mặt của nấm men cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của
thức ăn lên men cả tích cực và tiêu cực. Nấm men có khả năng gắn kết các vi
khuẩn có trong ruột trên bề mặt của chúng, bằng cách gây trở ngại trong gắn kết
các vi khuẩn này với biểu mô ruột. Do đó, nồng độ nấm men cao trong thức ăn
14

14


chăn nuôi lên men dạng lỏng sẽ làm giảm các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy vậy,
nồng độ nấm men cao có thể là kết quả của sự sản sinh mùi thối làm giảm tính
ngon miện của thức ăn.
Các thông số khác như nhiệt độ lên men, pH, tỷ lệ nước trong thức ăn cũng
có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm của thức ăn chăn nuôi lên men dạng lỏng.
Jensen and Mikkelsen (1998) đã báo cáo rằng nên lên men thức ăn chăn nuôi ở
nhiệt độ ít nhất là 20°C với pH < 4.5 vì các nguồn bệnh từ ruột như E.coli và
samonella không chịu được giá trị pH < 4.5. Beal et al. (2003) nghiên cứu về
ảnh hưởng của nhiệt độ lên men đến sự loại trừ Salmonella, kết quả cho thấy
thời gian yêu cầu để hạn chế các vi khuẩn này ở 30 0C ngắn hơn nhiều so với ở
200C. Do đó, dù nhiệt độ tối thiểu được lựa chọn tối ưu cho lên men thức ăn
chăn nuôi dạng lỏng là 200C thì ở nhiệt độ 300C vẫn thích hợp hơn bởi nó cho
phép sản sinh acid lactic nhanh hơn và sự loại trừ các nguồn bệnh liên quan đến
ruột cũng diễn ra nhanh hơn.
Lượng nước trong quá trình ủ men cũng ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn lên
men. Tỷ lệ nước trong thức ăn thường được sử dụng cho sản xuất thức ăn dạng lỏng
hoặc lên men thức ăn dạng lỏng có thể dao động giữa 1:1,5 và 1:4.
1.2.3 Ảnh hưởng của thức ăn lên men lỏng đến đường tiêu hóa của lợn
Quá trình lên men làm tăng cường sản xuất ra acid lactic, acid acetic và
etanol làm giảm pH. Khi cho ăn thức ăn lên men sẽ làm giảm pH trong dạ dày của

lợn và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh như E.coli và samonella phát triển trong
ống tiêu hóa.
1.2.4 Ảnh hưởng của thức ăn lên men lỏng đến các vi khuẩn trong đường
tiêu hóa
Số lượng và thành phần vi khuẩn trong đường tiêu hóa khi sử dụng thức ăn
lỏng lên men lỏng có thể thay đổi đặc biệt là sự gia tăng vi khuẩn lactic ở ruột
non và dạ dày. Lên men thức ăn lỏng ở nhiệt độ 20°C tỉ lệ vi khuẩn lactic trong
dạ dày và ruột non của lợn lớn hơn so với sử dụng thức ăn khô và thức ăn lỏng
15

15


(Canibe N and Jensen BB, 2003). Vì thế việc sử dụng thức ăn lên men lỏng có
thể làm tăng khả năng tiêu hóa của lợn.
Moran et al. (2001) đã báo cáo rằng: Số lượng vi khuẩn E.coli ít hơn vi
khuẩn lactic trong ruột của lợn con khi sư dụng thức ăn lỏng lên men trong khi ở
lợn sử dụng thức ăn khô thì số lượng vi khuẩn E.coli nhiều hơn.
Canibe and Jensen (2012) xem xét giá trị của thức ăn lỏng lên men trong việc
giảm các bệnh đường ruột ở lợn và đã chỉ ra rằng rõ ràng lên men thức ăn lỏng giảm
tỷ lệ mắc Salmonella.
Mặt khác thức ăn lỏng lên men làm tăng số lượng tế bào nấm men. Nấm
men có khả năng gắn các vi khuẩn đường ruột lên bề mặt của chúng, do đó có thể
ngăn chặn sự gắn kết của các vi khuẩn này lên các tế bào biểu mô ruột.
1.2.5 Ảnh hưởng của thức ăn lỏng lên men về độ pH trong đường tiêu hóa
Nghiên cứu của Canibe và Jensen (2003) đã chỉ ra những thay đổi trong độ
pH dọc theo đường tiêu hóa khi lợn được cho ăn thức ăn lỏng lên men, thức ăn
lỏng hoặc thức ăn khô. Theo kết quả nghiên cứu này khi lợn ăn thức ăn lỏng lên
men, thay đổi nhiều nhất là làm giảm pH trong dạ dày của lợn. Dạ dày là một
rào cản quan trọng chống lại tác nhân gây bệnh, làm giảm độ pH có thể tăng

cường hàng rào này và ngăn ngừa tiêu chảy do E.coli gây ra, đặc biệt là ở lợn
con cai sữa, lợn con theo mẹ mà thường không có khả năng sản xuất đủ lượng
của axít dạ dày. Ngoài ra, Radecki et al. (1998) cho rằng độ pH dạ dày thấp hơn
có thể cho phép tốt hơn hoạt động phân giải protein trong dạ dày do đó cải thiện
tăng trưởng của lợn ăn khi ăn thức ăn lỏng lên men.
Ngược lại với dạ dày, độ pH trong ruột non của lợn con ăn thức ăn lỏng
lên men thường cao hơn ở lợn con ăn thức ăn khô hoặc thức ăn lỏng.
1.2.6 Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng thức ăn lỏng lên men
1.2..6.1 Lợi ích của việc sử dụng thức ăn lỏng lên men
Lợi ích của lên men thức ăn lỏng cho lợn là nó cải thiện năng suất. Ở
khía cạnh này, Kil and Stein (2010) đã xác định thức ăn lỏng lên men là một
16

16


trong những chiến lược cho ăn hiệu quả nhất để thay thế việc sử dụng các chất
kích thích sinh trưởng. Tác động có lợi đã được quan sát với lợn con theo mẹ,
lợn cai sữa và lợn nuôi thịt.
Thức ăn lên men lỏng làm giảm số lượng vi khuẩn E.coli và Samonella trong
đường tiêu hóa, hạn chế bệnh tiêu chảy, nhất là lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa.
Missotten et al. (2010) đã tiến hành thử nghiệm về tăng trọng và hiệu quả sử
dụng thức ăn lỏng lên men và đã chỉ ra rằng có sự cải thiện 22.3% khả năng tăng
trọng và 10.9% hiệu quả sử dụng thức ăn khi sử dụng thức ăn lỏng lên men so với
thức ăn khô đối với lợn con cai sữa. Cho lợn ăn thức ăn ở dạng lỏng giúp lợn con
cai sữa được cung cấp nước và thức ăn cùng một lúc. Bằng cách này, lợn con không
cần học tập riêng biệt cho ăn và uống do đó hạn chế được việc lợn uống nước từ các
núm uống, tránh tiêu chảy và có thể tối đa hóa lượng thức ăn thu nhận. Jensen and
Mikkelsen (1998) đã tiến hành thử nghiệm vê hiệu quả của sử dụng thức ăn lỏng lên
men so với thức ăn lỏng và thức ăn khô và đã công bố rằng thức ăn lỏng lên men có

thể cải thiện hơn 4.4% khả năng sinh trưởng và 6.9% trong hiệu quả sử dụng thức
ăn. Mặc dù hiệu quả này không cao như ở con cai sữa nhưng bên cạnh đó có thể tăng
chất lượng thịt.
Thức ăn lỏng lên men giúp tăng tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Quá trình
lên men có thể kích hoạt các enzyme nội sinh (ví dụ phytase) trong ngũ cốc các loại
hạt có thể làm tăng khả năng tiêu hóa và sẵn có của một số chất dinh dưỡng (Brooks
PH et al, 2003). Sử dụng thức ăn lỏng lên men giúp cho quá trình tiêu hóa protein
được cải thiện, pH giảm, kích thích hoạt động phân giải protein trong dạ dày và làm
chậm tốc độ làm sạch dạ dày, cho phép thêm thời gian để tiêu hóa trong dạ dày sẽ
diễn ra, nhờ vậy mà thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn.
Một ưu điểm khác của thức ăn lên men là khả năng giảm các chất kháng dinh
dưỡng chứa trong thức ăn (Canibe N, Jensen BB, 2012). Lên men đậu cho 96 h
giảm nồng độ của các yếu tố antinutritional như α-galactosides, phytate, chất ức chế
trypsin, tannin và saponin (Shimelis EA, Rakshit SK, 2008).
17

17


Cho ăn thức ăn lên men lỏng có thể làm giảm lượng bụi trong chuồng nuôi,
giảm mùi hôi từ phân hơn so với sử dụng thức ăn công nghiệp, cải thiện môi trường
và giảm tác động của các bệnh đường hô hấp trên heo.
Bên cạnh đó việc sử dụng thức ăn lỏng lên men còn có những mặt hạn
chế, chất lượng của thức ăn phụ thuộc vào thời tiết, sử dụng thức ăn lỏng lên
men đôi khi được kết hợp với sự phát triển của bệnh chẳng hạn như hội chứng
ruột xuất huyết, xoắn dạ dày, viêm loét dạ dày (Brooks PH, 2008). Ngoài ra, quá
trình lên men có thể gây ra một sự mất mát của các chất dinh dưỡng cần thiết.
1.2.6.2 Hạn chế của việc sử dụng thức ăn lên men lỏng
Tính nhất quán của việc cung cấp sản phẩm phụ
Cần thiết phải có các thỏa thuận chính thức với các nhà cung cấp phụ phẩm

để đạt được số lượng và chất lượng sản phẩm phụ được sử dụng thường
xuyên. Điều này rất quan trọng bởi vì các hỗn hợp thức ăn khô và các chất bổ sung
được pha chế đặc biệt cho các sản phẩm phụ cụ thể được sử dụng trong thức ăn
lỏng và vì sự chuyển đổi giữa một số sản phẩm phụ có thể làm giảm hiệu suất tăng
trưởng do nhu cầu hệ thống tiêu hóa của lợn thích nghi với sự thay đổi chất dinh
dưỡng, thành phần khi có sự chuyển đổi giữa các sản phẩm phụ.
Hàm lượng nước cao của các sản phẩm phụ
Nhiều phụ phẩm có độ ẩm cao (70-90 phần trăm), hàm lượng chất khô
thấp. Kết quả là rất khó có thể biện minh về mặt kinh tế cho việc vận chuyển các
sản phẩm phụ lỏng từ xa với chi phí cao cho mỗi kilo chất khô. Hơn nữa, lượng
nước cung cấp cho lợn sử dụng thức ăn lỏng cao hơn so với sử dụng trong hệ
thống cho ăn khô thông thường. Do đó, thể tích phân chuồng có thể tăng cùng
với độ ẩm và độ ẩm tăng lên ở cơ sở chăn nuôi lợn.
Sự biến đổi trong hàm lượng chất dinh dưỡng

18

18


Hàm lượng chất dinh dưỡng của các sản phẩm phụ có thể thay đổi đáng kể
theo từng đợt và giữa các nguồn (Braun and de Lange, 2004). Việc lấy mẫu
thường xuyên và phân tích dinh dưỡng cho phép điều chỉnh chế độ ăn kiêng
chính xác hơn để tránh cho ăn các lượng chất dinh dưỡng dư thừa hoặc một
lượng hạn chế trong hệ thống cho ăn lỏng. Lý tưởng nhất là phải có giấy chứng
nhận chất lượng và các thành phần dinh dưỡng từ các nhà cung cấp đảm bảo
rằng các sản phẩm phụ không có chất gây ô nhiễm và đáp ứng các yêu cầu về
quy định (Braun and de Lange, 2004).
Hàm lượng muối cao trong một số phụ phẩm
Chất lỏng và chất thải bánh mì có thể chứa một lượng đáng kể muối. Nước

sữa ngọt là sản phẩm phụ còn lại sau khi sản xuất pho mát mềm, trong khi axit
trong nước sữa được sản xuất từ thời gian dài hơn để ép cho pho mát cứng và có
độ pH thấp hơn. Vì muối được thêm vào phô mai trước khi ép, chất lỏng còn sót
lại có thể chứa tới 10% muối trên cơ chất khô. Do đó, lợn nên được cung cấp
khả năng tiếp cận nước bổ sung với nước có trong thức ăn lỏng để tránh nhiễm
độc muối. Hàm lượng muối cao và độ pH thấp của chất lỏng trong nước sữa có
thể đẩy nhanh sự xuống cấp của sàn bê tong tại chuồng nuôi, thức ăn gia súc và
thiết bị ở các cơ sở chăn nuôi lợn. Tương tự, hàm lượng muối của một số phụ
phẩm bánh mì có thể yêu cầu giảm hoặc loại bỏ muối bổ sung trong chế phẩm
ăn kiêng và có thể giới hạn lượng sản phẩm phụ được sử dụng.
Mất axit amin tổng hợp trong quá trình bảo quản thức ăn lỏng
Các nghiên cứu được tiến hành ở Đan Mạch cho thấy khoảng 17% lysine
tổng hợp đã mất sau 24 giờ bảo quản thức ăn lỏng lên men (Pedersen và cộng
sự, 2002). Sự mất mát này có thể là do việc sử dụng các axit amin tự do do các
vi khuẩn được tìm thấy trong thức ăn lên men (de Lange et al., 2006). Niven et
al. (2006) cho thấy những tổn thất này chủ yếu do sự hiện diện của vi khuẩn
coliform có trong thức ăn lỏng và khi có một lượng lớn vi khuẩn Lactobacillus,
lysine rất ít bị mất. Do đó, để giảm thiểu mất axit amin tổng hợp, chúng nên
19

19


được thêm vào thức ăn lỏng sau khi đạt được sự lên men ổn định, khi thức ăn
lỏng có chứa hơn 75 mMol lactic acid, hoặc khi độ pH dưới 4,5 (Braun and de
Lange, 2004) .
Tính đồng nhất của thức ăn hỗn hợp
Braun and de Lange (2004) cho thấy có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng
khoáng trong mẫu thức ăn thu được lần thứ hai hoặc ở van cuối cùng thứ hai
trong dòng thức ăn ở một số trang trại thương mại mà họ khảo sát. Họ cũng lưu

ý rằng việc trộn lẫn thức ăn không quan tâm đến việc sử dụng thiết bị cho ăn
lỏng hiện đại cũng như khi sử dụng các phụ phẩm lỏng có độ nhớt cao hơn như
các chất hòa tan cô đặc và nước ngâm ngô (phụ phẩm của ngành công nghiệp
ethanol) để giữ các hạt khoáng chất trong môi trường huyền phù lâu hơn.
1.3. Đặc điểm giống lợn
1.3.1 Lợn Móng Cái
- Nguồn gốc: lợn Móng Cái có nguồn gốc ở huyện Móng Cái và huyện
Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Đặc điểm ngoại hình: đầu đen, giữa trán có một đốm trắng hình tam giác
hoặc hình thoi, đường chéo của hình kéo dài hết chiều dài của mặt lợn. Mõm và
4 chân trắng, nét đặc trưng nhất là vành trắng nối với nhau bằng một vành trắng
vắt qua vai làm cho phần đen còn lại trên lưng và mông có hình yên ngựa. Chỗ
lông trắng đen tiếp giáp có khoảng mờ 2 – 3 cm có da đen lông trắng.
+ Có 3 dòng là dòng xương to, dòng xương nhỡ, dòng xương nhỏ. Dòng
lợn Móng Cái xương to có phần trắng vắt qua vai thường hẹp hơn so với dòng
Móng Cái xương nhỡ và xương nhỏ, có con giữa vành trắng vắt qua vai có vùng
da đen ở giữa.
+ Lợn Móng Cái xương to có tai to cúp về phía trước, dòng xương nhỡ và
nhỏ có tai nhỏ và đứng.
+ Hình dáng: đầu to, tai đứng hơi ngả về phía trước, lưng võng, bụng xệ,
chân yếu, còn có hiện tượng đi bàn, số vú nhiều 12 – 14 vú.

20

20


- Khả năng sinh trưởng: Trọng lượng lợn sơ sinh 0,5 – 0,7 kg/con; lợn
con cai sữa đạt 6 – 8 kg; nuôi 6 tháng tuổi lợn đạt 30 – 40 kg; 12 tháng tuổi 60
kg; lợn trưởng thành có thể đạt 100 – 120 kg. Mổ thịt lợn 100 kg có tỷ lệ móc

hàm 79%; tỷ lệ nạc đạt 38,6%.
- Khả năng sinh sản: lợn Móng Cái thành thục về tính sớm. Lợn đực ở 2
tháng tuổi đã có thể giao phối. Lợn cái 3 tháng tuổi đã có hiện tượng động dục.
Chu kỳ động dục của lợn cái khoảng 21 ngày (18 – 25 ngày), kéo dài 3 – 4 ngày,
thời gian mang thai trung bình 114 ngày; sau cai sữa lợn con 5 – 7 ngày thì lợn
mẹ động dục trở lại. Lợn Móng Cái mắn đẻ, đẻ sai 10 – 12 con/lứa, tỷ lệ nuôi
sống cao 80 – 90% (Nguyễn Thiện và cs, 2004).
- Hướng sử dụng: chọn lọc nhân thuần nâng cao tầm vóc, cải tạo kết cấu
ngoại hình yếu, lưng võng, bụng xệ, tỷ lệ nạc thấp, mỡ nhiều. Cho lợn Móng Cái
lai với Yorkshire hoặc Landrace tạo nái nái nền; sau đó cho phối với các giống
lợn ngoại để tạo con lai mang 3/4 hoặc 7/8 máu ngoại nuôi thịt.
1.3.2. Lợn Yorkshire Large White (lợn Đại Bạch)
- Nguồn gốc: từ vùng Yorkshire nước Anh. Khả năng thích nghi với các
điều kiện sinh thái các vùng của giống lợn này rất cao.
- Đặc điểm ngoại hình: da lông trắng tuyền, tai đứng; có nhóm giống tai
hơi ngả về phía trước; trán rộng, mõm thẳng, ngực rộng, thể chất chắc chắn, bốn
chân khỏe, chịu đựng kham khổ khá, khả năng chống chịu với stress cao.
- Khả năng sinh trưởng: trọng lượng trưởng thành con đực 300 – 400kg,
con cái 250 – 300kg. Lợn nuôi thịt tăng trọng lượng bình quân 650 – 750
g/ngày; tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng: 2,8 – 3,1; nuôi 6 tháng đạt 90 – 100 kg.
Tỉ lệ nạc cao: 55 - 59%, có dòng 59 – 63,5%.
- Khả năng sinh sản: lợn sinh sản tương đối cao, đẻ 10 – 11 con/lứa; lợn
con sơ sinh đạt 1,1 – 1,2 kg/con. Yorkshire đang nuôi ở nước ta bình quân đạt
9,57con/ổ; khối lượng lợn sơ sinh đạt 1,24kg/con (Lê Hồng Mận và cs, 2013).

21

21



- Hướng sử dụng: nhân thuần hoặc cho lai với Móng Cái cho con lai sử
dụng làm nái nền; tiếp tục cho lai với các giống lợn ngoại khác tạo con lai 3/4,
7/8 máu ngoại để nuôi thịt.
1.3.3.Lợn lai F1 ( Yorkshire x Móng cái)
- Nguồn gốc: Được tạo ra giữa lợn đực Yorkshire và lợn nái Móng cái
- Đặc điểm: Tầm vóc trung bình màu lông trắng, rải rác có bớt đen nhỏ
trên mình. Có đốm nhỏ quanh 2 mắt. Thân dài vừa phải lưng hơi võng, 4 chân
vững chắc.
- Chỉ tiêu năng suất: số con đẻ ra một lứa từ 10-12 con.
- Số con cai sữa trên một lứa: 9-11 con
- khối lượng: Lợn cai sữa từ 40 ngày tuổi đạt từ 9-11 kg/con
- Ưu điểm: Lớn nhanh hơn lợn nội,
khả năng thích nghi với môi trường tốt hơn lợn ngoại
nuôi con khéo
- Nhược điểm: Yêu cầu điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn lợn nội
1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn
1.4.1. Khái niệm sinh trưởng phát dục
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ trong quá trình đồng hoá và
dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng bộ
phận và toàn cơ thể. Trong chăn nuôi lợn, khả năng sinh trưởng của lợn liên
quan đến khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn đến giá
thành và hiệu quả chăn nuôi.
Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng, tăng thêm, hoàn chỉnh thêm các
tính chất chức năng của cơ quan bộ phận cơ thể.
Để biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi, người ta thường sử dụng 3 độ
sinh trưởng sau đây:
+ Độ sinh trưởng tích luỹ
Độ sinh trưởng tích luỹ là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể
hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng. Độ sinh trưởng tích
luỹ thường được tính bằng gram hoặc kilôgram.


22

22


+ Độ sinh trưởng tuyệt đối
Độ sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ
thể hay của từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian thường được
tính bằng gram/ ngày. Công thức tính như sau:
A=

V2 − V1
T2− T1

Trong đó: A là độ sinh trưởng tuyệt đối
V2, V1 là khối lượng cơ thể vật nuôi tại thời điểm T2, T1
+ Độ sinh trưởng tương đối
Độ sinh trưởng tương đối là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ
thể hay của từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với
thời điểm sinh trưởng trước, thường được biểu thị bằng số phần trăm và có công
thức tính như sau:

V2 − V1
(V2+ V1)/2
R(%) =
x 100
Trong đó: R (%) là độ sinh trưởng tương đối (%)
V2, V1 là khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm khảo sát sau và trước
Theo quy luật chung, đồ thị độ sinh trưởng tích luỹ có dạng cong hình

chữ S với các pha sinh trưởng chậm, sinh trưởng nhanh, sinh trưởng chậm và
cuối cùng là pha cân bằng. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng cong gần như
parabonl với pha sinh trưởng nhanh, đạt cực đại sau đó là pha sinh trưởng chậm.
Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng đường cong gần như hình hyperbon liên
tục giảm dần theo lứa tuổi (Trần Đình Miên, 1985); (Nguyễn Quế Côi, 1995).
Có thể so sánh đường cong sinh trưởng thực tế với đường cong sinh trưởng lý
thuyết để từ đó có thể phân tích, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng của
các sự sai khác đó. Ngoài ra nghiên cứu độ sinh trưởng của vật nuôi còn góp
phần quan trọng để dự đoán tốc độ sinh trưởng cũng như việc khai thác tốt

23

23


nhất tốc độ sinh trưởng của vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Giữa
sinh trưởng và phát dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu phát dục không
đầy đủ sẽ trở nên dị tật và nếu sinh trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ bị còi cọc,
gầy yếu (Nguyễn Hải Quân, 2002).
1.4.2. Quy luật sinh trưởng và phát dục
Lợn cũng như các loài vật nuôi khác đều tuân theo các quy luật sinh trưởng:
Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều, quy luật sinh trưởng phát dục
theo giai đoạn và quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kì.
1.4.2.1. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều
Quy luật này thể hiện thông qua sự khác nhau về tốc độ của các hệ như:
Hệ xương, hệ cơ và hệ mỡ. Hệ xương của lợn thường phát triển sớm nhất ở giai
đoạn ngoài thai. Quá trình phát triển của hệ cơ ở cả giai đoạn trong thai và ngoài
thai đều phát triển mạnh và sớm. Ở giai đoạn ngoài thai, sự phát triển của hệ cơ
cũng thay đổi:
+ Từ khi đẻ đến 6 tháng tuổi: Hệ cơ phát triển về cả số lượng và kích

thước tế bào nhưng chủ yếu là số lượng.
+ Từ 6-8 tháng tuổi: Chủ yếu tăng kích thước và khối lượng.
Quá trình tích lũy mỡ: Sự tích lũy mỡ thay đổi theo thời gian, lúc đầu tích lũy
ở các cơ quan nội tạng, sau đó tích lũy trong cơ và cuối cùng tích lũy ở dưới da
1.4.2.2. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
+Giai đoạn phát triển trong cơ thể mẹ (114-116 ngày)
Thời kì phôi: Từ khi trứng thụ tinh hình thành hợp tử đến khi hợp tử bám
chắc vào niêm mạc tử cung.
Thời kì tiền thai: Bắt đầu từ khi hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung đến
khi xuất hiện các nét đặc trưng về giải phẫu, sinh lí, trao đổi chất của các lá phôi.
Thời kì thai nhi: Là thời kì cuối của giai đoạn trong thai, thời kì này tăng
trọng, kích thước của thai tăng lên rất nhanh. Tháng thứ nhất khối lượng phôi
thai là 1,7gam tháng thứ 2 khối lượng đạt 680 gam đến khi đẻ khối lượng đạt
24

24


1000-1400 gam.
+ Giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ
Thời kì bú sữa: Từ khi đẻ ra đến khi cai sữa
Thời kì thành thục: Thời kì này lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, các bộ
phận sinh dục bắt đầu hoạt động, có sự phân biệt rõ rệt về tính đực, cái.
Thời kì trưởng thành: Cơ thể lợn phát triển toàn diện về cơ thể và khả
năng sinh sản.
Qua nghiên cứu thực tế sản xuất thấy rằng khối lượng sơ sinh thì sau 10
ngày tuổi tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 lần và sau 60 ngày tuổi
tăng gấp 10 lần. Điều đó được tác giả Trương Lăng (1993) nghiên cứu thể hiện
qua bảng 1.1
Bảng 1.1. Sự sinh trưởng của lợn qua các ngày tuổi

Giống
Móng Cái
Yorkshire

Sơ sinh (kg)
0,5 – 0,6
1,2 – 1,3

10 ngày (kg)
1,0 – 1,2
2,4 – 2,6

20 ngày (kg)
2,0 – 2,4
4,8 – 5,2

60 ngày (kg)
5–6
12 – 13

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng, phát dục
1.4.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Mục đích của chăn nuôi lợn thịt cuối cùng là có sản phẩm thịt nên người
ta thường chú ý đế một số chỉ tiêu chứng tỏ giá trị kinh tế của lơn thịt như sau:
+ Khối lượng lúc bắt đầu nuôi thịt (kg): Là chỉ tiêu quan trọng có ảnh
hưởng lớn tới khả năng tăng trọng cũng như tiêu tốn thức ăn trong quá trình nuôi
thịt.
+ Thời gian nuôi thịt (ngày): Cho biết năng suất nuôi thịt, thời gian quay
vòng của một lứa.

+ Khối lượng kết thúc nuôi thịt (kg/con): Là khối lượng khi xuất bán để
giết thịt.
25

25


×