Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện quỳnh phụ tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.22 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THÀNH ĐẠT

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN QUỲNH PHỤ TỈNH
THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã ngành:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Giang

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIÊP – 2018

i

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm2017

Tác giả luận văn

Vũ Thành Đạt

ii

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam
cũng như q trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Xuất phát
từ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ q
báu đó!
Nhân dịp hồn thiện luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến cô giáo TS. Lê Thị Giang đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Hệ
thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong qua trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Quỳnh Phụ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tơi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm2017

Tác giả luận văn

Vũ Thành Đạt

iii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất ................................................................. 4

2.1.1.

Khái niệm quy hoạch sử dụng đất ...................................................................... 4

2.1.2.

Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất .......................................................... 4

2.1.3.


Nội dung của quy hoạch đất đai theo cấp huyện ................................................ 5

2.1.4.

Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngồi nước ...................................... 5

2.2.

Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai ..................................................................... 7

2.2.1.

Vai trò của CSDL đất đai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất..................... 8

2.2.2.

Nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai ................................................................... 11

2.2.3.

Thực trạng quản lý dữ liệu quy hoạch đất huyện Quỳnh Phụ .......................... 11

2.3.

Tổng quan về gis - webgis ................................................................................ 12

2.3.1.

Những vấn đề cơ bản về GIS ............................................................................ 12


2.3.2.

Giới thiệu về công nghệ ArcGIS ...................................................................... 16

2.3.3.

Ứng dụng GIS trên thế giới và Việt Nam ......................................................... 18

2.3.4.

Tổng quan về WebGIS ..................................................................................... 21

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 25

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 25

iv

download by :


3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25


3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ............................................................................... 25

3.4.2.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Quỳnh Phụ. ................. 25

3.4.3.

Quản lý, khai thác cơ sở quy hoạch sử dụng đất huyện Quỳnh Phụ. ............... 26

3.4.4.

Ứng dụng công nghệ WebGIS chia sẻ thông tin quy hoạch sử dụng đất
huyện Quỳnh Phụ ............................................................................................. 26

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 26


3.5.2.

Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu ............................................................... 26

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu của GIS .................................................................. 27

3.5.4.

Phương pháp WebGIS ...................................................................................... 27

PHẦN 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 28
4.1.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện quỳnh phụ ...................................... 28

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên. ........................................................................................... 28

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 33

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và mơi trường.............. 42

4.1.4.


Tình hình quản lý sử dụng đất huyện Quỳnh Phụ ............................................ 44

4.2.

Xây dựng CSDL quy hoạch sử dụng đất huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình ........ 46

4.2.1.

Các bước xây dựng ........................................................................................... 46

4.2.2.

Điều tra thu thập số liệu .................................................................................... 46

4.2.3.

Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ ................................................................................. 47

4.2.4.

Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian .................................................................. 48

4.2.5.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính.................................................................... 49

4.3.

Quản lý, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện

quỳnh phụ ......................................................................................................... 52

4.3.1. Quản lý thông tin thửa đất quy hoạch ................................................................... 53
4.3.2.

Quản lý cập nhật biến động, chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất huyện
Quỳnh Phụ ........................................................................................................ 54

4.3.3.

Khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Quỳnh Phụ .................. 54

v

download by :


4.4.

Ứng dụng công nghệ webgis để chia sẻ thông tin về csdl quy hoạch sử
dụng đất ............................................................................................................ 56

4.4.1.

Chia sẻ dữ liệu bản đồ lên ArcGIS Online ....................................................... 57

4.4.2.

Xây dựng Website thử nghiệm chia sẻ thông tin quy hoạch sử dụng đất
huyện Quỳnh Phụ ............................................................................................. 59


4.4.3.

Đánh giá kết quả đạt được ................................................................................ 61

PHẦN 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 64
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 64

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 65

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 66
Phụ lục .......................................................................................................................... 69

vi

download by :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GIS

Hệ thống thông tin địa lý


CSDL

Cơ sở dữ liệu

ESRI

Environmental System Research Institute

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

FAO

Tổ chức lương thực nông nghiệp liên hợp quốc

KHCN

Khoa học Công nghệ

TMDV

Thương Mại – Dịch Vụ

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

vii


download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ qua một số năm ........ 33
Bảng 4.2. Các trường thuộc tính Thơng tin thuộc tính của lớp
“HIEN_TRANG” ........................................................................................ 49
Bảng 4.3. Thiết kế trường dữ liệu thơng tin thuộc tính của lớp quy hoạch ................. 50
Bảng 4.4.

Các tham số tính chuyển hệ toạ độ giữa hệ quy chiếu VN-2000 và
WG 1984...................................................................................................................... 58

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí của CSDL đất đai trong GIS và cấu trúc tổng quan của CSDL
đất đai.. .......................................................................................................... .9
Hình 2.2. Hình ảnh minh họa cơng cụ chồng xếp 2 lớp thơng tin hiện…… …………10
Hình 2.3. Các bộ phận cấu thành của GIS .................................................................. 13
Hình 2.4. Hình minh họa lưu trữ dữ liệu……………….................. …………………15
Hình 2.5. Hình minh họa tìm kiếm dữ liệu .............................................................................................................. 16
Hình 4.1. Hình mơ tả cơ sở dữ liệu khơng gian lớp hiện trạng…………......... ……...51
Hình 4.2. Hình mơ tả cơ sở dữ liệu khơng gian lớp quy hoạch ................................... 51
Hình 4.3. Minh họa lớp hiện trạng hiển thị theo mã loại đất ...................................... 52
Hình 4.4. Bảng thuộc tính của lớp QUY_HOACH………… ………………….……54

Hình 4.5. Minh họa lớp quy hoạch hiển thị theo mã đất quy hoạch ………… ….…..55
Hình 4.6. Thuộc tính vị trí của thửa đất quy hoạch ….………………… …………...57
Hình 4.7. Hình minh họa trước và sau khi cập nhật thơng tin quy
hoạch………… ......................................................................................... .. 58
Hình 4.8. Hình minh họa cơng cụ tìm kiếm Select………… . ………………………. 58
Hình 4.9. Hình minh họa kết quả tìm kiếm thông tin các thửa đất quy hoạch tại
xã Quỳnh Khê …..…………… . ……….…………………..……………...59
Hình 4.10. Hình minh họa kết quả thống kê tổng diện tích đất quy hoạch từ đất
chuyên trồng lúa sang đất ở tại nơng thơn…...… .. ….…………………… 60
Hình 4.11. Hình minh họa kết quả xây dựng bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm
2016 huyện Quỳnh Phụ ………..….…… .. ………….…………………… 61
Hình 4.12. Đăng nhập kết nối với ArcGIS Online…………... …….………………… 62
Hình 4.13. Hình ảnh CSDL trên Website…… .. ……………………………………... 63
Hình 4.14. Quá trình thiết lập một Web AppBuilder…………… ... …………………. 64
Hình 4.15. Màn hình chính giao diện Website cung cấp thông tin về quy hoạch sử
dụng đất huyện Quỳnh Phụ……………… ........... .……………………….. 65
Hình 4.16. Minh họa thơng tin về thửa đất quy hoạch trên website……… .. …….….. 65

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thành Đạt
Tên luận văn: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03


Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
1. Mục đích nghiên cứu
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng
đất của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Ứng dụng cơng nghệ WEBGIS để chia sẻ thông tin về cơ sở dữ liệu quy hoạch
sử dụng đất.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp dùng để thu thập các loại thông tin về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Các loại bản đồ quy hoạch sử
dụng đất, các số liệu liên quan về thửa đất phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu
quy hoạch sử dụng đất.
- Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu dùng để chuẩn hóa, xử lý, biên tập và xây
dựng cơ sở dữ liệu khơng gian và thuộc tính bằng phần mềm ArcGIS Desktop.
- Phương pháp xử lý số liệu của GIS dùng để quản lý, tra cứu, hiển thị thông tin
quy hoạch sử dụng đất.
- Phương pháp WebGIS dùng để chia sẻ cơ sở dữ liệu đã được xây dựng lên
Website giúp cho mọi người có thể tiếp cận thơng tin về đất đai của huyện Quỳnh Phụ
một cách dễ dàng bằng Ứng dụng WebGIS trực tuyến ArcGIS Online.
- Phương pháp thống kê sử dụng chức năng phân tích dữ liệu của ArcGIS để phân
nhóm các đối tượng theo từng chỉ tiêu, mối tương quan các đối tượng.
3. Kết quả chính và kết luận
Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Quỳnh Phụ được xây dựng gồm: cơ
sở dữ liệu khơng gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính và được chia thành hai lớp là lớp quy
hoạch và lớp hiện trạng.
Với khả năng phân tích khơng gian của ArcGIS, chúng ta có thể dễ dàng tra cứu,
chiết xuất được các dữ liệu quy hoạch phục vụ công tác quản lý đất đai. Các chức năng
của cơng cụ Editor có thể cập nhật các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đáp ứng được công
tác cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.


x

download by :


Việc ứng dụng công nghệ WebGIS trong việc chia sẻ bản đồ tạo ra từ ArcGIS
Desktop lên ArcGIS Online sẽ giúp cho mọi người không chỉ các nhà quản lý mà cả
người dân cũng có thể tiếp cận thơng tin về quy hoạch sử dụng đất một cách dễ dàng
qua nhiều thiết bị thông tin khi họ được cung cấp địa chỉ truy cập.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Thanh Dat
Thesis title: "Application of GIS in building land use planning database of Quynh Phu
District, Thai Binh Province ".
Specialization: Land Management

Code: 60.85.01.03

Training institutions: Vietnam National University of Agriculture.
1. Research purposes
- Application of GIS in building land use planning database of Quynh Phu
District, Thai Binh Province.
- Application of WEBGIS technology to share information on land use planning
database in Quynh Phu District, Thai Binh Province.
2. Research methods

- Methods of collecting secondary data used to collect all kinds of information on
natural conditions, economy and social research sectors. Types of land use planning
maps, relevant data on land parcels used for the development of land use planning
database.
- Methods of database building use for standardization, processing, editing and
building the spatial database and attribute by using ArcGIS Desktop software.
- Methods of Data processing of GIS used to manage, look up and display
information on land use planning.
- Methods is WebGIS that used to share the database which has been built up web
side to help people can easily get the information about land by using WebGIS online
application ArcGIS Online.
3. Main results and conclusions
Database of land use planning Quynh Phu including spatial database, attribute
database and and is divided into two classes: the planning class and the current land-use.
With the capability of ArcGIS spatial analysis, we can easily extract the Data
planning of land management. The functions of the Editor tool can update the data in
the database that meet the work to update information on land use planning in the
locality.
The application of technology in sharing WebGIS maps created from ArcGIS
Desktop to ArcGIS Online will help people who are not only managers but also the
citizens can Access information on land use planning easily through.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển

đất nước. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phịng, cũng như yếu tố đầu vào quan trọng quyết định sự phát triển của nền kinh
tế xã hội.
Việt Nam đang ở thời kỳ điều chỉnh mạnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng
tăng nhanh tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp, kinh tế dịch vụ và giảm tỷ
trọng khu vực kinh tế nông nghiệp. Nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao, thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phân cơng lại lao động làm tăng nhu cầu sử dụng
đất, việc sử dụng đất một cách tiết kiệm có hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững
là cấp thiết. Vì vậy nắm rõ các thơng tin đất đai giữ vai trị rất quan trọng trong
cơng tác quản lý đất đai, nó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và
lập ra các kế hoạch hợp lý nhất cho các nhà quản lý phân bổ sử dụng đất cũng
như trong việc ra các quyết định liên quan đến đầu tư và phát triển nhằm khai
thác hợp lý nhất đối với tài nguyên đất.
Trong thời đại này, công nghệ thông tin được áp dụng ở mọi lĩnh vực. Đặc
biệt trong công tác quy hoạch sử dụng đất, tin học đóng vai trị thực sự quan
trọng giúp cho cơng tác quy hoạch được đơn giản hơn, chính xác và hiệu quả
hơn, giúp quản lý lãnh thổ, xử lý và tổng hợp thơng tin nhanh, đưa ra quyết sách
tồn diện, đúng đắn, kịp thời về các vấn đề có liên quan đến quy hoạch sử dụng
đất. Cơng cụ đó chính là cơng nghệ hệ thống thơng tin địa lý hay cịn gọi là GIS.
Hệ thống thơng tin địa lý ra đời là một bước tiến rất to lớn trong việc đưa ra các ý
tưởng, kết quả nghiên cứu địa lý học vào cuộc sống. Do vậy việc ứng dụng công
nghệ của hệ thống thông tin địa lý vào phục vụ công tác quản lý quy hoạch sử
dụng đất là một yêu cầu cấp bách và cần thiết.
Quỳnh Phụ là huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Thái Bình. Huyện có
diện tích tương đối rộng lớn khoảng 20.000 ha và mạng lưới giao thông thuận lợi
với nhiều tuyến đường giúp cho việc giao lưu buôn bán giữa các xã trong huyện
và giữa huyện với các huyện, tỉnh lân cận. Vì vậy việc quản lý đất đai nhằm sử
dụng triệt để, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ cảnh quan và


1

download by :


môi trường sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng
nghiệp hố hiện đại hố thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giữ một vai trò rất
quan trọng. Việc ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
chính là một việc cần thiết.
Nhận thức rõ sự cần thiết và quan trọng của việc ứng dụng công nghệ GIS
vào công tác quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, được sự nhất trí của Khoa Quản
lý đất đai, Viện đào tạo Sau đại học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Giang, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Ứng dụng cơng nghệ WEBGIS để chia sẻ thông tin về cơ sở dữ liệu quy
hoạch sử dụng đất.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện về
việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình với những điểm mới là đã làm rõ và hệ thống hóa cách thức
xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch đất đai bằng phần mềm ArcGIS.
- Luận Văn đã xây dựng được cơ sở dữ liệu không gian kết hợp với các lớp

cơ sở dữ liệu thuộc tính dựa trên các tài liệu, số liệu thu thập được đảm bảo cơ sở
dữ liệu được xây dựng là chính xác phù hợp cho phép thể hiện các thông tin quy
hoạch sử dụng đất.
- Ứng dụng được xây dựng trên công nghệ WebGIS theo chuẩn mở
OpenGIS thực hiện các chức năng hiển thị, tìm kiếm thơng tin quy hoạch trên
bản đồ số.

2

download by :


- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu nghiên cứu cho sinh viên, cán
bộ quan tâm đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Ngoài ra những thảo luận
về ứng dụng GIS và xây dựng Website có thể để các cơ quan đơn vị trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình tham khảo nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ
liệu quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh,
bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và

đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định (Luật đất đai 2013).
2.1.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
Tại điều 18, chương 2, Hiến pháp Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp
luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Đây là cơ sở pháp lý cao
nhất của quy hoạch sử dụng đất, khẳng định tính pháp chế cao của nhà nước ta.
Sau hiến pháp và luật đất đai có rất nhiều văn bản khác đề cập đến vấn đề quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất:
+ Nghị đinh 30/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (chính phủ) ban hành ngày
23/03/1989, quy định về quy hoạch, kế hoạch hố sử dụng đất.
+ Thơng tư 106/QHKH-RĐ của tổng cục quản lý ruộng đất (Bộ Tài ngun
và mơi trường) ban hành ngày 15/4/1991, có quy định hướng dẫn cụ thể về công
tác quy hoạch sử dụng đất đai ở các cấp.
+ Nghị định 34/NĐ-CP ngày 23/4/1994 của chính phủ về việc xây dựng,
trình chính phủ chiến lược quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
+ Quyết định số 434/QĐ-ĐC ngày 26/7/1998 của tổng cục địa chính về việc
phê duyệt dự toán, dự án đầu tư lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai thời
kỳ 1997-2010.
+ Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của chính phủ về quy hoạch và
sử dụng đất đai. Thông tư số 1842/2001/TDTT_TCĐC ngày 1/11/2001 của Tổng
cục địa chính hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất đai.
Để phù hợp hơn với điều kiện thực tế của đất nước, năm 1993 Luật đất đai
đã được công bố. Tiếp đến là các luật sửa đổi, bổ sung về đất đai vào năm 1998
và 2001. Để phù hợp hoàn thiện, sau hơn sau 10 năm phát triển, Luật đất đai năm
2013 được ban hành.

4

download by :



2.1.3. Nội dung của quy hoạch đất đai theo cấp huyện
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính
thống nhất đất đai toàn huyện,tỉnh và quốc gia. Tại Điều 40 Luật đất đai năm
2013, nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm :
Định hướng sử dụng đất 10 năm;
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và
cấp xã;
Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng
đơn vị hành chính cấp xã;
Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch
đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các
điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai 2013 thì thể hiện chi tiết
đến từng đơn vị hành chính cấp xã :
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước
mặn, đất làm muối, đất ni trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang
sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nơng nghiệp;
d) Chuyển đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
2.1.4. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước
2.1.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều
năm trước. Vì vậy họ có nhiều kinh nghiệm, và rất chú trọng công tác quy hoạch
sử dụng đất. Tuy nhiên mỗi quốc gia có những phương pháp quy hoạch sử dụng

đất khác nhau để phù hợp với đặc điểm của mỗi nước.
Quy hoạch sử dụng đất ở một số quốc gia trên thế giới thường được chia
thành hai trường phái lớn:

5

download by :


+ Trường phái 1: Lấy quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy
hoạch cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất yêu cầu của cơ
chế, kế hoạch hoá tập trung.
+ Trường phái 2: Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đảm bảo
các mục tiêu một cách hài hồ, sau đó mới đi sâu vào nghiên cứu quy hoạch
chuyên ngành, điển hình như các nước Đức, Anh, Úc, ...
Tuy nhiên, để có phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác
quy hoạch đất đai trên phạm vi toàn thế giới. Vào năm 1993 tổ chức lương thực
nông nghiệp liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra quan điểm quy hoạch đất đai nhằm
sử dụng đất có hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường gắn liền với pháp triển bền
vững và đáp ứng tốt các nhu cầu của hiện tại vào từng điều kiện cụ thể của mỗi
quốc gia. Phương pháp quy hoạch đất đai được áp dụng ở 3 cấp: Quốc gia,
Tỉnh, Địa phương.
Đối với các quốc gia đang phát triển thì quy hoạch đất đai chủ yếu phục vụ
cho việc phát triển và sản xuất nơng nghiệp đảm bảo cho an tồn lương thực.
Đối với quốc gia phát triển thì quy hoạch đất đai hướng vào bảo vệ, cải
thiện môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.
Tóm lại, tổ chức, bộ máy và cách làm của các quốc gia có thể khác nhau
nhưng tất cả đều có nguyên tắc chung là sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, bảo
đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và tương lai.
2.1.4.2. Ở Việt Nam

Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam gồm 3 cấp: Cấp quốc gia,
cấp tỉnh và cấp huyện (Luật đất đai năm 2013). Lồng nội dung quy hoạch sử
dụng đất cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm khắc phục tình trạng
trùng lắp trong công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, tăng tính liên kết vùng, tăng tính đồng bộ giữa quy hoạch của
các xã trên địa bàn huyện, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được
cân đối nhất là trong q trình phát triển các khu cơng nghiệp, khu dân cư mới
hài hịa, khu đơ thị mới trên phạm vi cả nước, khơng bị chồng chéo mục đích sử
dụng đất giữa các vùng. Điều này giúp tăng hiệu quả cao trong quản lý, sử dụng
đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phịng trong q
trình phát triển của đất nước, góp phần làm thay đổi cuộc sống nhân dân.

6

download by :


Đồng thời chủ trương giao đất nông nghiệp ổn định cùng các chính sách
đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, làm cho ngươi dân năng động hơn, bố trí hợp lý cây
trồng, vật nuôi, khôi phục và phát triển vườn cây ăn trái, cây cơng nghiệp có giá
trị cao, phát triển nuôi trồng thủy sản tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông
nghiệp, hạn chế được người dân tự ý chuyển đất nơng nghiệp sang vào mục đích
khác. “Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệu lực và ngày càng có
hiệu quả cao trong quản lý sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phịng trong q trình phát triển của đất nước theo cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa…đã góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, đất đai được sử
dụng phát triển cơng nghiệp theo hướng hàng hóa. Đất nơng nghiệp được cải tạo,
chỉnh trang phát triển theo hướng đô thị hóa. Đất có mục đích cơng cộng được
quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng khả năng

phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân…” (Nguyễn Quang Học, 2006).
Tuy vậy, công tác Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập,
thiếu đồng bộ. Quy hoạch chồng chéo giữa địa phương và Trung ương, thu hồi
đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng quá chậm, đặc biệt với các dự án khu
công nghiệp, khu đô thị mới.
Chất lượng quy hoạch sử dụng đất ở nước ta còn thấp, sự phối hợp giữa quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, quy
hoạch sử dụng đất ở địa phương chưa đồng bộ. Quy hoạch sử dụng đất vẫn chủ
yếu dừng lại ở việc giải quyết, sắp xếp quỹ đất theo mục đích sử dụng, chưa căn
cứ vào tiềm năng đất, chưa thực sự tính tốn đầy đủ tới mục tiêu, hiệu quả kinh
tế, xã hội và môi trường. Vấn đề này dẫn tới thực trạng sản xuất nơng nghiệp cịn
manh mún, rừng tiếp tục bị tán phá, diện tích đất trồng đồi núi trọc, đất bị xói
mịn cịn lớn. Việc sử dụng đất tại các khu cơng nghiệp, doanh nghiệp, đơ thị,
cơng trình hạ tầng ở tình trạng vừa thừa, vừa thiếu quỹ đất, nhiều nhà đầu tư
được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả
gây lãng phí quỹ đất.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội và triển vọng
cho ngành quản lý đất đai. Năm 2004, thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định
179/2004/QĐ – TTg về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin (CNTT) Tài nguyên và Môi trường đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020. Quyết định đã đưa ra 4 mục tiêu chủ yếu và 7 nhiệm vụ trọng

7

download by :


tâm. Trong đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường, xây dựng cơ
sở dữ liệu đất đai và hệ thống hồ sơ địa chính là một trong những nhiệm vụ cơ

bản nhất (Lê Thị Giang, 2017).
Ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1975/QĐ – TTg
phê duyệt Dự án “ Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai”. Theo quyết định
nội dung của Dự án là xây dựng, triển khai, quản lý, vận hành, khai thác, cập
nhật hệ thống thông tin đất đai quốc gia thống nhất gồm các dữ liệu đất đai
chuyên đề, qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, sẽ kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với các
ngành có nhu cầu, xây dựng quy chế cập nhật, khai thác, vận hành hệ thống lâu
dài đảm bảo tính đồng bộ, trách nhiệm đúng thẩm quyền của tổ chức, cá nhân
tham gia hệ thống từ cấp Trung ương đến cấp địa phương (Lê Thị Giang, 2017).
2.2.1. Vai trò của CSDL đất đai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.2.1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để
truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử (Lê Thị
Giang, 2017).
CSDL đất đai nằm trong Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống này sẽ
có nhiệm vụ thu thập, quản lý, phân tích CSDL đất đai, hiển thị kết quả trợ giúp
cho việc tìm kiếm và ra quyết định cho từng mục đích cụ thể. Hình dưới đây thể
hiện vị trí của CSDL đất đai trong GIS và cấu trúc tổng quát của CSDL đất đai.

Hình 2.1. Vị trí của CSDL đất đai trong GIS và cấu trúc tổng quan của
CSDL đất đai

8

download by :


2.2.1.2. Thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần:
- Cơ sở dữ liệu địa chính.

- Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất.
- Cơ sở dữ liệu đánh giá đất.
- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.
2.2.1.3. Vai trò của CSDL đất đai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Phục vụ tra cứu tìm kiếm, hiển thị thơng tin quy hoạch
Dữ liệu bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong cơ sở dữ liệu quy hoạch đất đai
được thể hiện là cơ sở để tra cứu tìm kiếm thơng tin quy hoạch sử dụng đất một
cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về khu
vực và định hướng quy hoạch sử dụng đất trong tương lai phát triển kinh tế xã hội.
- Phục vụ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt có thể đánh
giá định lượng đa chỉ tiêu để tìm vị trí tối ưu.
Phục vụ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt có thể đánh
giá định lượng đa chỉ tiêu để tìm vị trí tối ưu CSDL đất đai cung cấp thơng tin
cho việc xây dựng phương án quy hoạch, dữ liệu nền để lập bản đồ quy hoạch sử
dụng đất. Ngoài ra từ những dữ liệu đất đai và các yếu tố liên quan có thể áp
dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu kết hợp với GIS để tìm vị trí tối ưu cho
các đối tượng quy hoạch.
Từ trước đến nay, việc giải các bài toán quy hoạch thường nghiêng về mặt
định tính hơn định lượng. Với kiến thức chuyên mơn sâu rộng, các chun gia có
thể chỉ ra dễ dàng những vị trí phù hợp, tuy nhiên việc định lượng các yếu tố để
xem xét mức độ phù hợp hay ảnh hưởng bao nhiêu cũng rất cần thiết và quan
trọng. Khi sử dụng CSDL đất đai và áp dụng GIS thì chúng ta có thể tính tốn dễ
dàng hơn mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu. Các giá trị này được phân tích,
hiển thị trên bản đồ để tiến hành chồng xếp giữa các chỉ tiêu cho ra kết quả cuối
cùng. Khu vực nào có giá trị đánh giá cao nhất thì được lựa chọn.
-Hỗ trợ đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong CSDL đất đai là cơ sở để lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm lập quy hoạch. Mặt khác có thể khai thác lợi


9

download by :


thế của GIS là phân tích khơng gian để đánh giá biến động sử dụng đất. Với công
cụ chồng xếp các lớp bản đồ ở các thời điểm khác nhau, chúng ta dễ dàng có
được kết quả bản đồ biến động sử dụng đất trong 1 giai đoạn nhất định. Trên cơ
sở đó tiến hành thống kê, phân tích số liệu và dự báo, định hướng phát triển của
các loại hình sử dụng đất.

Hình 2.2. Hình ảnh minh họa cơng cụ chồng xếp 2 lớp thông tin hiện trạng
sử dụng đất để tạo bản đồ biến động sử dụng đất của GIS
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã
hội, môi trường.
Đây có thể coi là một bài tốn phân tích ngược lại của việc tìm địa
điểm.Giả sử chúng ta có 1 phương án quy hoạch thì cần phải tính xem mức độ
ảnh hưởng của phương án đối với các yếu tố xung quanh là như thế nào. Câu hỏi
dự báo “Nếu có một điều gì đó xảy ra thì sẽ ra sao?” cũng là một chức năng phân
tích của GIS. Dựa trên mối quan hệ giữa các thực thể theo tính chất hệ thống của
CSDL đất đai, GIS sẽ cho chúng ta những số liệu về mức độ ảnh hưởng.
- Hỗ trợ tính tốn bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tính tốn bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố tác
động đến lựa chọn phương án quy hoạch. Để xác định được tổng chi phí bồi
thường cần phải biết được diện tích đất cần thu hồi và đơn giá đất theo từng mục
đích sử dụng là bao nhiêu. Cơng việc này lại địi hỏi cần chồng xếp lớp dữ liệu
quy hoạch và các lớp dữ liệu liên quan như giao thơng, thửa đất.
Ngồi những vai trị chính như trên thì CSDL đất đai cịn có nhiều những ưu
điểm khác như: Chức năng quản lý truy nhập với nhiều người sử dụng, năng suất
cao hơn, chức năng sao lưu dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện di chuyển, bảo quản,

Chức năng bảo mật tốt, Chức năng tra cứu, thống kê, phân tích xử lý số liệu.

10

download by :


Như vậy có thể nói CSDL đất đai có vai trị trong hầu hết các bước của quy
trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.2.2. Nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai
2.2.2.1.Dữ liệu chung
Dữ liệu chung là phần dữ liệu quản lý riêng biệt được sử dụng chung
cho cả hai dạng dữ liệu (dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính). Các dữ
liệu này là các số liệu về hệ quy chiếu, hệ thống toạ độ, độ cao, hệ thống ảnh
phủ trùm, hệ thống biên giới và địa giới... (Phạm Văn Vân, 2010).
2.2.2.2. Dữ liệu không gian
Dữ liệu không gian bao gồm các thông tin không gian và được thể hiện
trên hệ thống bản đồ như: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
bản đồ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính...
Mơ hình dữ liệu của dữ liệu khơng gian trong hệ thống thông tin địa lý
được lưu trữ và tồn tại hai mơ hình dữ liệu: mơ hình Vector và mơ hình Raster
(Phạm Văn Vân, 2010).
2.2.2.3. Dữ liệu thuộc tính
Trong GIS, dữ liệu thuộc tính bao gồm tất cả các thông tin liên quan
đến đất đai được thu thập, điều tra thực địa, các loại sổ sách tài liệu, các hồ
sơ, các số liệu điều tra cơ bản... chúng được tổng hợp dưới các dạng bảng
biểu. Cơ sở dữ liệu được phân chia thành các cấp toàn quốc, tỉnh, huyện, xã
và trong các cấp lại được chia thành 2 mức độ: toàn quốc và theo tỉnh, toàn
tỉnh và theo huyện, tồn huyện và đến xã.
Khn dạng chuẩn của dạng dữ liệu này thường là khuôn dạng chuẩn

của các phần mềm như là: Excel, Access, Foxpro...đây là các phần mềm có
tính tương ứng với các phần mềm của GIS… (Phạm Văn Vân, 2010).
2.2.3. Thực trạng quản lý dữ liệu quy hoạch đất huyện Quỳnh Phụ
Hiện nay việc quản lý, lưu trữ dữ liệu quy hoạch đất của huyện Quỳnh
Phụ cịn gặp nhiều khó khăn do trang thiết bị cũng như trình độ chun mơn
của cán bộ phịng Tài ngun & Mơi trường huyện cịn hạn chế. Các loại hồ
sơ, sổ sách, bản đồ phần lớn đang lưu trữ bằng giấy, chưa được lưu trữ hồn
tồn bằng máy tính. Vì khối lượng lớn nên việc truy xuất, tìm kiếm dữ liệu
đất đai, dữ liệu quy hoạch đất cũng như công tác lưu trữ gặp khó khăn. Việc
ứng dụng tin học nói chung và ứng dụng cơng nghệ GIS nói riêng đang là
vấn đề cấp thiết của hệ thống quản lý dữ liệu quy hoạch đất của huyện.

11

download by :


2.3. TỔNG QUAN VỀ GIS - WEBGIS
2.3.1. Những vấn đề cơ bản về GIS
2.3.1.1. Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lý (Geography Information System) được hình thành
vào những năm 1960 và ngày càng phát triển mạnh trong 10 năm gần đây với
những ưu điểm lớn, là công cụ trợ giúp quyết định nhiều hoạt động kinh tế xã
hội, an ninh quốc phịng. Có rất nhiều định nghĩa về GIS, nhưng cho đến nay,
định nghĩa được nhiều người sử dụng là: GIS là một hệ thống kết hợp giữa con
người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích,
hiển thị các thơng tin địa lý để phục vụ mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định
(Lê Thị Giang, 2016).
Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thị
các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể.

Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin không gian,
phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng. Có thể nói các
chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS.
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu
như là một cơng nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ để biến chúng thành các thông
tin trợ giúp quyết định phục vụ các nhà quản lý.
Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống gồm các hợp phần: Phần cứng,
Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và Cơ sở tri thức chuyên gia.
2.3.1.2. Các bộ phận cấu thành của GIS

Hình 2.3. Các bộ phận cấu thành của GIS
GIS được cấu thành từ 5 bộ phận chính cơ bản: Phần cứng, phần mềm,
cơ sở dữ liệu, phương pháp, con người.

12

download by :


+ Phần cứng: Gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng
thực hiện các chức năng xuất, nhập và xử lý thông tin của phần mềm để người
sử dụng có thể thao tác. Hệ thống này gồm có máy chủ (server), máy khách
(client), máy quét (scanner), máy in (printer) được liên kết với nhau trong mạng
LAN hay Internet...
+ Phần mềm: Gồm các chương trình được thiết kế cho việc điều khiển phần
cứng, để lưu giữ, phân tích và hiển thị thơng tin địa lý phân tích các dữ liệu
khơng gian...
+ Cơ sở dữ liệu: Vị trí địa lý, thuộc tính của đối tượng, mối quan hệ không
gian của các thông tin, và thời gian. Cơ sở dữ liệu được sử dụng dưới 2 dạng số
liệu là cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính.

+ Phương pháp: Kỹ thuật và các thao tác được sử dụng để nhập, quản lý,
phân tích và thể hiện các dữ liệu không gian và đảm bảo chất lượng của nó (Số
hóa, xây dựng CSDL, phân tích khơng gian, xây dựng bản đồ).
+ Con người: Gồm người sử dụng, thiết kế, xây dựng, duy trì và bảo dưỡng
chương trình của GIS, cung cấp dữ liệu, giải thích và báo cáo kết quả.
Trong 5 thành phần chính của GIS, yếu tố con người đóng vai trị rất quan
trọng nhằm đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, đây là yếu tố quyết định
sự thành công của sự phát triển GIS (Lê Thị Giang, 2016).
2.3.1.3. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý
- Thu thập dữ liệu
Là q trình thu nhận dữ liệu mã hóa dữ liệu thành dạng có thể dùng trên
máy tính và ghi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu GIS.
Dữ liệu có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Nguồn tư liệu bản
đồ, tư liệu viễn thám, dữ liệu đo đạc, điều tra thực tế…

Việc thu thập dữ liệu là nhiệm vụ khó khăn và là quan trọng nhất
khi xây dựng các ứng dụng GIS.
- Lưu trữ dữ liệu
Có hai mơ hình cơ bản được sử dụng để lưu trữ dữ liệu địa lý: vector và
raster. Một hệ thống thơng tin địa lý cần phải có khả năng lưu trữ cả hai định
dạng dữ liệu này.

13

download by :


×