Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện tiền hải, tỉnh thái bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 113 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................
8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...........................
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ....................................................
1.2.1. Đội ngũ giáo viên .............................................................................
1.2.2. Phát triển ..........................................................................................
1.2.3. Quản lý, biện pháp quản lý .............................................................
1.2.4. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ..............................................
1.3. Cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, giáo dục về phát triển đội
ngũ giáo viên ..............................................................................................
1.3.1. Về kinh tế, chính trị, xã hội ..............................................................
1.3.2. Về Tâm lý học ..................................................................................
1.3.3. Về phát triển giáo dục .......................................................................
1.4. Các đặc trưng của trường trung học phổ thông trong xã hội hiện đại ........
1.4.1. Trường trung học phổ thông .............................................................
1.4.2. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ...........................................
1.5. Những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học
phổ thông.....................................................................................................
1.5.1. Phát triển đội ngũ giáo viên .............................................................
1.5.2. Yêu cầu ............................................................................................


1.5.3. Nội dung phát triển ĐNGV THPT ....................................................
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay .......
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................

2

1
3
3
4
4
4
4
5
6
6
6
6
7
8
13
14
13
17
18
20
20
23
29
29

31
32
36
38


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN CÁC TRƢƠNGD TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
TIỀN HẢI - TỈNH THÁI BÌNH ..............................................................
2.1. Khái qt về điều kiện tự nhiên,tình hình kinh tế, chính trị, văn
hố xã hội, giáo dục của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ........................
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .....................................................
2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực .................................................................
2.1.3. Về kinh tế, văn hoá xã hội ...............................................................
2.1.4. Về giáo dục huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ...................................
2.2. Thực trạng trường trung học phổ thơng và đội ngũ giáo viên
các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ..............
2.2.1. Thực trạng các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải ...........
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông
trên địa bàn huyện Tiền Hải .......................................................................
2.2.3. Thực trạng về các điều kiện phục vụ cho đội ngũ giáo viên ...........
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng trường và đội ngũ giáo viên các
trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải .............................................
2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thơng
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ...............................................................
2.3.1. Về quy hoạch, kế hoạch hoá đọi ngũ giáo viên THPT ....................
2.3.2. Về tuyển mộ đội ngũ giáo viên ĐNGV THPT ................................
2.3.3. Về sử dụng cơ cấu ĐNGV THPT ...................................................
2.3.4. Về đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hố ...................................................
2.3.5. Về chính sách, chế độ đãi ngộ, động viên khích lệ khen thưởng,

kỷ luật .........................................................................................................
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung
học phổ thông huyện Tiền Hải ,tỉnh Thái Bình ..........................................
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN TIỀN
HẢI - TỈNH THÁI BÌNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG HIỆN NAY .......................................................................
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ...................................................
3.1.1. Nguyên tắc kính kế thừa và phát triển .............................................

3

39
39
39
40
40
41
43
43
46
52
52
54
54
56
57
59
61

62
66

68
68
68


3.1.2. Nguyên tắc tính phù hợp ..................................................................
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả, khả thi .....................................................
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ..................................................................
3.2.1. Hồn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay .....................................
3.2.2. Tăng cường đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
THPT hàng năm .........................................................................................
3.2.3. Tiếp tục xây dựng và hồn thiện chính sách, chế độ, động viên
khích lệ tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên THPT .........................
3.2.4. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy trình tuyển chọn, sử dụng
đội ngũ giáo viên THPT ..............................................................................
3.2.5. Tăng cường kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ ĐNGV THPT ...........
3.3. Thăm dị về tính khả thi, tính cần thiết của các biện pháp ..................
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................
1. Kết luận ...................................................................................................
2. Khuyến nghị ............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................
PHỤ LỤC

4


68
68
69
69
73
80
85
91
94
97
98
98
99
101


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH- HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

CBQL

Cán bộ quản lý

ĐNGV

Đội ngũ giáo viên


GD-ĐT

Giáo dục đào tạo

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GDCD

Giáo dục công dân

GV

Giáo viên

GDTC

Giáo dục thể chất

KHTN

Khoa học tự nhiên

KHXH-NV

Khoa học xã hội-nhân văn

KTNN


Ký thuật nông nghiệp

QP-AN

Quốc phịng an ninh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI thế kỷ của khoa học và công
nghệ hiện đại. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại
hố với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công

nghiệp theo hướng hiện đại hội nhập với cộng đồng Quốc tế, để đáp ứng
được mục tiêu trên, nguồn lực con người Việt Nam càng trở lên có ý nghĩa
quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước.
Ngành giáo dục ngày càng có vai trị và nhiệm vụ quan trọng trong
việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới “Nguồn nhân lực chất lượng
cao” để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chính xác định được vai
trị và tầm quan trọng của giáo dục trong việc phát triển đất nước mà Đảng
và Nhà nước ta đã có những chính sách đầu tư cho giáo dục, Hiến pháp 1992
Điều 35 ghi rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Chỉ thị 40
CT/TW ngày 15 tháng /6/2004 của Ban chấp hành Trung ương đã khẳng
định “Phát triển giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng
toàn dân trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là lực lượng nịng cốt
có vai trị quan trọng”
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng ghi rõ: “Phát triển,
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát
triển khoa học, cơng nghệ và kinh tế tri thức”
Vì phát triển nguồn lực con người là chìa khố dẫn đến thành cơng của
mọi quốc gia trong thời đại ngày nay, phát triển nguồn lực người nhằm tạo
lên những con người của thời đại mới những con người của nền văn minh
hậu công nghiệp, của nền kinh tế tri thức.

2


Để thực hiện được mục tiêu giáo dục đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố
trong đó yếu tố căn bản là đội ngũ giáo viên, nghị quyết Ban chấp hành
Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Với tầm quan trọng của đội ngũ

giáo viên trong việc phát triển giáo dục mà Ban chấp hành Trung ương đã có
Chỉ thị số 40 CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục với mục tiêu tổng quát “Xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá; đảm bảo chất lượng, đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị phẩm chất
lối sống lương tâm tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển
đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”
Thực tế ngành giáo dục nước ta trong những năm đổi mới gần đây đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất
nước, nhưng cũng chưa đáp ứng được với u cầu của thời kỳ cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá đất nước và trong xu thế hội nhập quốc tế. Nguyên nhân
cũng là một phần lớn do đội ngũ giáo viên của chúng ta chưa được phát triển
đồng bộ như Chỉ thị 40 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương đã nhận định
“Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số
lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số...cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn
học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến
phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học, một
bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa
làm gương tốt cho học sinh, sinh viên. Năng lực của sự nghiệp giáo dục, chế

3


độ chính sách cịn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy
tiềm năng của đội ngũ này”

Từ những vấn đề nêu trên đã đặt ra cho ngành giáo dục cả nước một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết đó là phát triển đội ngũ giáo viên
có trình độ năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất
nước trong thời kỳ mới
Trong những năm qua ngành giáo dục tỉnh Thái Bình đã có nhiều
chuyển biến tích cực đặc biệt là cấp THPT với công tác bồi dưỡng và phát
triển đội ngũ giáo viên. Nhưng trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nhân
lực để phát triển đất nước. Trước yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục hiện tại và
trong thời gian tới cho thấy đội ngũ giáo viên THPT huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình cịn nhiều bất cập cả về số lượng và chất lượng điều đó đã ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả giáo dục .
Vì vậy đội ngũ giáo viên THPT huyện Tiền Hải phải tiếp tục được củng cố,
xây dựng và phát triển đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ
cấu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.
Để góp phần phát triển đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh Thái Bình chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường
Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông hiện nay” làm đề tài của luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường
THPT huyện Tiền Hải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng hiện nay
nói chung, đổi mới giáo dục THPT nói riêng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Tiền Hải tỉnh
Thái Bình.

4



3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp phát triển ĐNGV các trường THPT huyện Tiền Hải đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Việc phát triển đội ngũ giáo viên là việc làm quan trọng thường xuyên
của các cấp quản lý. Nếu đề xuất và triển khai đồng bộ những biện pháp phù
hợp có tính khả thi để phát triển đội ngũ giáo viên THPT sát hợp với thực tế
của địa phương thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các
trường THPT huyện Tiền Hải, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên phổ thơng
nói chung, giáo viên THPT nói riêng
5.2. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển ĐNGV các
trườngTHPT huyện Tiền Hải trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay
5.3. Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi nhằm phát triển đội ngũ giáo
viên các trường THPT huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình đáp ứng u cầu
đổi mới giáo dục phổ thơng trong giai đoạn hiện nay
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các
trường THPT công lập trên địa bàn huyện Tiền Hải từ năm 2006 tới nay làm
cơ sở xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT đến năm
2015; tầm nhìn năm 2020.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Q trình thực hiện đề tài chúng tơi đã sử dụng kết hợp các nhóm
nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

5



Tham khảo Luật giáo dục; các Văn bản Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu sách và các tài liệu khoa học có liên quan
đến đề tài nghiên cứu;
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn, quan sát, trao đổi kinh nghiệm,
lấy ý kiến chuyên gia, phân tích tổng hợp, đánh giá, bình luận và tổng kết
kinh nghiệm giáo dục
- Nhóm phương pháp dùng tốn thống kê trong quá trình xử lý các số liệu
nghiên cứu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung
học phổ thơng huyện Tiền Hải,tỉnh Thái bình.
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
hiện nay

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THƠNG
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều tác giả nghiờn cu v ti phỏt trin i ng giỏo viờn
nh- tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc năm 2003, Giỏo dc v
phỏt trin ngun nhân lực trong thế kỷ XXI ”của tác giả Trần Khánh Đức,

các luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục cũng có một số tác giả
viết về đề tài như là “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học
phổ thông chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông” của tác giả Trần Thị Vân Anh, tỉnh Nam Định
Đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Hải Hậu B tỉnh Nam Định” của tác giả Nguyễn Thị Dung, tỉnh Nam Định
Đề tài “Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Hùng
Vương, tỉnh Phú thọ trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Đặng Minh Tiến,
tỉnh Phú Thọ
Song ở tỉnh Thái Bình cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về
vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thơng; vì vậy chúng tơi
nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các
trường THPT huyện Tiền Hải; trên cơ sở đó đề ra biện pháp phát triển đội
ngũ giáo viên THPT để áp dụng khả thi trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh
Thái Bình
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Đội ngũ giáo viên
Có nhiều cách hiểu về đội ngũ khác nhau, ngày nay khái niệm về đội
ngũ dùng cho các tổ chức xã hội rộng rãi như đội ngũ cán bộ cơng chức, đội
ngũ trí thức, đội ngũ văn nghệ sỹ...đều xuất phát từ cách hiểu thuật ngữ quân
sự về đội ngũ “Đó là một tổ chức gồm nhiều người, tập hợp thành một lực

7


lượng: Đội ngũ chỉnh tề”. Theo lý luận về khoa học quản lý thì đây là một
đội cơng tác, trong đó các cá nhân kết hợp với nhau, thường xuyên trau dồi
kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau để đạt được mục tiêu và kế hoạch của tổ chức
đặt ra, Vậy đội ngũ lao động gồm những người lao động tức là nguồn nhân
lực được sử dụng vào một công việc nào đó.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, đội ngũ là một tập thể người gắn kết với
nhau, cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần
và hoạt động theo một nguyên tắc.
Có thể hiểu rõ hơn về đội ngũ, theo từ điển Tiếng Việt (2000) “Đội ngũ là
tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề
nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống (tổ chức)và cùng
chung một mục đích nhất định”[30, tr. 339]
Khi đề cập đến đội ngũ giáo viên, theo tác giả Virgil K.Row land đã
nêu lên quan niệm: “Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực
giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào
và có khả năng cống hiến tồn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo
dục”[19, tr.10].
Từ những quan niệm nêu trên ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên là một
tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục, được tổ chức thành một
lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã
đề ra cho tập hợp đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thơng qua
lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của Luật giáo dục
và Điều lệ nhà trường
1.2.2. Phát triển
Thuật ngữ phát triển theo triết học là: “Biến đổi hoặc làm biến đổi từ ít
đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”
Phát triển là q trình nội tại, là bước chuyển hóa từ thấp đến cao theo
đường xốy trơn ốc. Lý luận của phép biện chứng duy vật khẳng định: Mọi

8


sự vật, hiện tượng không chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà
cơ bản chúng ln biến đổi, chuyển hóa từ sự vật hiện tượng này đến sự vật
hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước

tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi.
Nguyên nhân của sự phát triển là ở sự liên hệ tác động qua lại của các
mặt đối lập vốn có bên trong các sự vật hiện tượng. Hình thái, cách thức của
sự phát triển đi từ những biến đổi về lượng đến những biến đổi chuyển hóa
về chất và ngược lại.
Con đường xu hướng của sự phát triển tiến lên từ đơn giản đến phức
tạp từ thấp đến cao từ kém hồn thiện đến ngày càng hồn thiện hơn.
Phát triển có thể là một qúa trình thực hiện nhưng cũng có thể là một
tiềm năng của sự vật hiện tượng.
Những đặc trưng cơ bản của phát triển được biểu hiện như:
- Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ tác động
qua lại và quy định lẫn nhau.
- Phát triển là q trình vận động khơng ngừng.
- Phát triển từ những thay đổi về số lượng được chuyển hóa thành
những thay đổi về chất lượng
- Phát triển thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Phát triển có thể diễn ra bằng cách chuyển hóa, xốy ốc và nhảy vọt.
Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng định hướng chiến lược cho sự phát
triển của đất nước đi lên một cách bền vững gọi là phát triển bền vững. Phải
đảm bảo cho nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển bền vững được chỉ đạo
bằng tư duy lý luận trên cơ sở có sự phát triển bền vững của mơi trường.
Trong đó phát triển bền vững giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng vì
nó quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế, văn hóa, xã hội
1.2.3. Quản lý, biện pháp quản lý
-Quản lý

9


Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động. Lao

động muốn đạt hiệu quả, năng xuất cao hơn thì địi hỏi phải có sự chỉ huy
phối hợp điều chỉnh...Hoạt động quản lý là hoạt động của người lãnh đạo
phối hợp và phát huy hết sức mạnh của các thành viên trong nhóm trong tổ
chức để đạt được mục tiêu đề ra.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khoa học quản lý tùy theo các quan
điểm tiếp cận khác nhau.
- Thuật ngữ quản lý (Từ Hán Việt )lột tả bản chất của hoạt động này trong
thực tiễn nó gồm hai q trình ln đan xen và và hịa quyện vào nhau.
“Quản” là qúa trình bao hàm sự coi sóc, giữ gìn nhằm duy trì hệ thống ở
trạng thái “Ổn định”.
“Lý” là quá trình bao hàm sự sửa sang sắp xếp đổi mới nhằm đưa hệ thống
vào thế “Phát triển”
Nếu trong hoạt động quản lý, nhà quản lý chỉ chú trọng đến “Quản”thì tổ
chức dễ dẫn đến trì trệ bảo thủ. Ngược lại nếu chỉ chú trọng đến “Lý” thì tổ
chức lại dễ rơi vào thế mất cân bằng bất ổn định. Chính vì thế người quản lý
phải luôn xác định và biết điều phối tốt sao cho trong “Quản” phải có “Lý”
và trong “Lý” phải có “Quản” làm cho trạng thái của hệ thống luôn ở vị trí
cân bằng động.
Như vậy: Quản lý chính là sự giữ gìn sự ổn định để phát triển và sự
phát triển luôn tạo ra được thế ổn định của hệ
Theo W.Taylor (1856-1915) thì “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng
chính xác cái cần làm và làm cái đó thế nào, bằng phương pháp tốt nhất và rẻ
nhất” [7, tr. 1]
Theo Henry Fayon (1841-1925) thì “Quản lý là quá trình đạt đến mục
tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: Kế hoạch hóa, tổ chức
,chỉ đạo (Lãnh đạo) và kiểm tra” Ơng cịn khẳng định “Khi con người lao
động hợp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà

10



họ phải hoàn thành và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt lên
mục tiêu của tổ chức” [7, tr. 46]
Theo Mary Parker Pollett thì quản lý là “Nghệ thuật hồn thành cơng
việc thơng qua người khác” là “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm tra công việc của các thành viên của tổ chức và sử dụng tất cả các
nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa
kinh điển nhất về quản lý là: Q trình tác động có chủ hướng, có chủ đích
của chủ thể quản lý (Người quản lý )đến khách thể (đối tượng quản lý) trong
một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình.
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người
quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong
giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên,
học sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục
Bản chất của hoạt động quản lý có thể mơ hình hóa qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mơ hình quản lý
Cơng cụ
Chủ thể quản lý

Đối tượng quản lý
Phương pháp

Trong đó: Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức.
Khách thể (đối tượng) quản lý là những con người cụ thể và sự hình
thành tự nhiên các quan hệ giữa những con người, giữa các nhóm người khác
nhau.
Cơng cụ quản lý và phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới
khách thể quản lý như: Mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ...


11


Phương pháp quản lý được xác định theo nhiều cách khác nhau. Nó có
thể là do nhà quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và
khách thể quản lý.
Các chức năng cơ bản của quản lý
- Chức năng kế hoạch hóa; Chức năng tổ chức; Chức năng lãnh đạo;
Chức năng kiểm tra
Mối liên hệ các chức năng quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau.
Sơ đồ 1.2 : Quan hệ các chức năng quản lý
Kế hoạch

Kiểm tra,
Đánh giá

Thông tin

Tổ chức

Chỉ đạo

Các chức năng chính của hoạt động quản lý ln được thực hiện liên
tiếp đan xen vào nhau, phối hợp và bổ xung cho nhau tạo thành chu trình
quản lý. Trong chu trình ấy yếu tố thơng tin ln có mặt ở tất cả các giai
đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu được khi thực
hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý.
Quản lý đội ngũ giáo viên.
Theo W.L.French định nghĩa “Quản trị tài nguyên nhân sự (Quản lý
phát triển tài nguyên nhân sự) là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát


12


triển, sử dụng, động viên và tạo mọi điều kiện cho tài nguyên nhân sự thông
qua tổ chức, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức ”[8, tr. 4]
Như vậy, quản lý ĐNGV tức là quản lý phát triển nhân sự mà ở đó xẩy
ra q trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý tới người lao động như
tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá năng lực thực hiện và đãi
ngộ nhằm đạt được mục đích phát triển ĐNGV của các nhà trường.
Theo nghiên cứu của Fred C.Lunenburg và AllanC.Orstein (Mỹ) trong
quá trình quản lý nhà trường, chúng ta có thể chỉ ra các thành tố cơ bản của
công tác quản lý đội ngũ trong lĩnh vực giáo dục nhà trường gồm có các
bước (Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển chọn, lựa chọn, sử dụng, đào tạo,
phát triển, đánh giá thực hiện và đãi ngộ).
Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra kết luận chung về quản lý như
sau: Quản lý là q trình tác động có định hướng, có mục đích, có tổ chức và
có lưạ chọn của chủ thể quản lý đến đối tượng (Khách thể) quản lý nhằm giữ
cho sự vận hành của tổ chức được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục
tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất
* Biện pháp quản lý
Biện pháp là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng.
Trong giáo dục người ta thường dùng quan niệm biện pháp là yếu tố hợp
thành của phương pháp phụ thuộc vào phương pháp. Trong tình huống sư
phạm cụ thể phương pháp và biện pháp giáo dục có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Biện pháp, theo chúng tơi chính là những cách thức cụ thể để thực
hiện phương pháp quản lý. Vì đối tượng quản lý phức tạp địi hỏi những biện
pháp quản lý rất đa dạng và linh hoạt, các biện pháp có liên quan chặt chẽ
với nhau tạo thành một hệ thông các biện pháp, các biện pháp này sẽ giúp
cho các nhà quản lý thực hiện tốt hơn các phương pháp quản lý của mình

mang lại hiệu quả tối ưu của bộ máy.

13


1.2.4. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
*Quản lý giáo dục
- Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch và hướng đích của
chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau từ tấ t cả các khâu các bộ ph ận của hê ̣
thố ng nhằ m đảm bảo cho các cơ quan trong hê ̣ thố ng giáo du ̣ c vâ ̣n hành tố i
ưu, đảm bảo cho sự phát triể n mở rô ̣ng cả về số lươ ̣ng cũng chấ t lươ ̣ng để đa ̣t
tới mu ̣c tiêu giáo du ̣c.
Mục tiêu của quản lý giáo dục chính là trạng thái mong muốn trong
tương lai đố i với hê ̣ thố ng giáo du ̣c , đố i với trường ho ̣c hoă ̣c đố i với những
thông số chủ yếu của hệ thống giá o du ̣c trong mỗi nhà trường . Những thông
số này đươ ̣c xác đinh
̣ trên cơ sở đáp ứng những mu ̣c tiêu tổ ng thể của sự phát
triể n kinh tế xã hô ̣i trong t ừng giai đoạn của phát triển của kinh tế đấ t nước.
Mục tiêu này gồm : Đảm bảo quyề n ho ̣c sinh vào các ngà nh ho ̣c các cấ p ho ̣c
các lớp học đúng chỉ tiêu và tiêu chuẩn . Đảm bảo chỉ tiêu và chấ t lươ ̣ng đa ̣t
hiê ̣u quả đào ta ̣o

phát triển tập thể sư phạm đồng bộ

nâng cao triǹ h đô ̣

chuyên môn nghiê p̣ vu ̣ và đời số ng vâ ̣t chấ t , xây dựng và hoàn thiê ̣ n các tổ
chức chính quyề n , Đảng, Đoàn thể , quầ n chúng để thực hiê ̣n tố t nhiê ̣m vu ̣
giáo dục đào tạo.
Đối tươ ̣ng của quản lý giáo du ̣ c là hoa ̣t đô ̣ng của cán bô ̣ , giáo viên ,

học sinh và tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch và
chương trình GD -ĐT nhằ m đa ̣t đươ ̣c những mu ̣c tiêu giáo du ̣c đã quy đinh
̣
với chất lượng cao.
*Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục , nhà trường
(Cơ sở giáo du ̣c ) chính là nơi tiế n hành giáo du ̣c -đào ta ̣o có nhiê ̣m vu ̣ trang
bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định.
- Nhà trường là một thiế t chế đă ̣c biê ̣t của xã hô ̣i , thực hiê ̣n các chức
năng kiế n ta ̣o các kinh nghiê ̣m xã hô ̣i cho nhóm dân cư nhấ t đinh
̣

14

. Nhà


trường là nơi tổ chức cho viê ̣c kiế n ta ̣o xã hô ̣i nói trên đa ̣t đươ ̣c các mu ̣c tiê u
xã hội đặt ra cho nhóm dân cư được quy định vào sự kiế n ta ̣o này mô ̣t cách
tố i ưu theo quản lý xã hơ ̣i . Từ đó ta thấy quản lý hoạt động giáo dục trong
nhà trường phổ thơng chính là xây dựng mối quan hệ quản lý dưới các hình
thức cơng tác tâ ̣p thể , cách đối xử giữa ho ̣c sinh và giáo viên . Do con đường
giáo dục lâu dài đặc biệt hàm súc về

trí tuệ và cảm xúc , do các tiǹ h huố ng

trong đời số ng nô ̣i ta ̣i tâm hồ n nên tâ ̣p thể của toàn trườ ng có sự biế n đổ i liên
tục. Tấ t cả những điề u đó đă ̣t ra yêu cầ u cao đố i vớ i viê ̣c quản lý nhà trường,
viê ̣c tổ chức hơ ̣p lý quá trin
̀ h giá o du ̣c-học tập, viê ̣c xây dựng các điề u kiê ̣n

vâ ̣t chấ t kỹ thuâ ̣t tổ chức sư pha ̣m và viê ̣ c ta ̣o ra những điề u kiê ̣n khác của
lao đô ̣ng của giáo viên và ho ̣c sinh.
1.3. Cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, Tâm lý, giáo dục về phát triển đội
ngũ giáo viên
Việc phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT chỉ có thể thực
hiện thành cơng khi dựa trên nền tảng cơ sở lý luận của kinh tế, chính trị, xã
hội, tâm lý, giáo dục.
1.3.1. Về kinh tế, chính tri, xã hội
Ngày nay Việt nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế vì vậy sự
nghiê ̣p phát triể n giáo du ̣c nói chung phát triể n đô ̣ i ngũ giáo viên nói riêng
phải được tiếp cận ở mọi vấn đề mọi lĩnh vực theo yêu cầ u và đò i hỏi thực tế
của xã hội . Phát triển giáo dục phải gắn l iề n với phát triể n kinh tế , chính trị
xã hội.
Xét trên quan điểm Kinh tế ho ̣c giáo du ̣c . Chúng ta không thể phát
triể n giáo du ̣c chỉ bằ ng hê ̣ thố ng chính sách giáo du ̣c mà còn đòi hỏi phải có
nguồ n ngân sách đủ để thực hiê ̣n các mu ̣c tiêu giáo du ̣c. Đầu tư cho giáo dục
không phải chỉ là công việc xây dựng trường học, mua sắ m trang thiế t bi ̣da ̣y
học mà còn phải đầu tư chủ yếu cho phát triển con người.

15


Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho vốn ngườ i (Investment in Human capital),
đầ u tư cho giáo du ̣c lơ ̣i ić h thu về không thể tiń h bằ ng đô la vì nó bao gồ m cả
giá trị kinh tế và phi kinh tế , các giá trị này chỉ thể hiện lợi ích sau một thời
gian khá lâu dài nhưng có giá tri ̣bề n vững . Như vâ ̣y đầ u tư cho giáo du ̣c là
đầ u tư cho phát triể n; đó là loại đầu tư hiệu quả nhất trong mọi loại đầu tư
của các Quố c gia trên thế giới. Chính vì vậy mà Anfed Marshall khẳ ng đinh
̣
rằ ng “Những khoản tiề n bỏ vào viê ̣c mở trường ho ̣c sẽ thừa sức đươ ̣c thanh

toán bằng sự xuất hiện của Moda, Bethoven, Sexphia, Newton”.
Chức năng kinh tế của giáo du ̣c chiń h là : Đào ta ̣o nhân lực là tái sả n
xuấ t sức lao đô ̣ng xã hô ̣i , tạo lực lượng trực tiếp sản xuất cho nền kinh tế và
quản lý xã hội.
Như lý luâ ̣n M ác-Lênin coi giáo du ̣c có vai trò quan tro ̣ng trong cách
mạng XHCN. Quy luâ ̣t kinh tế cơ bản của chủ nghiã xã hô ̣i đã xác đinh
̣ chức
năng kinh tế của của hê ̣ t hố ng giáo du ̣c quố c dân XHCN , giáo dục vừa là
mục đích vừa là sứ c ma ̣nh của kinh tế . Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhận
đinh
̣ mục tiêu của chế độ mới là làm cho mọi người dân “Ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng đươ ̣c ho ̣c hành , mọi người dân Việt Nam phải có kiến thức
mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nhà nước , giữ vững nề n đô ̣c lâ ̣p để
làm cho đất nước hưng thịnh , giàu mạnh . Người cũng va ̣ch ra mố i liên hê ̣
biê ̣n chứng giữa phát triể n giáo du ̣c và phát triể n kinh tế “Giáo du ̣c phải cung
cấ p cán bô ̣ ch o kinh tế . Kinh tế tiế n bô ̣ thì giáo du ̣c mới tiế n bô ̣ đươ ̣c . Nế u
kinh tế không phát triể n thì giáo du ̣c cũng không phát triển được . Giáo dục
không phát triể n thì không đủ cán bô ̣ giúp cho kinh tế phát triển. Hai viê ̣c đó
liên quan mâ ̣t thiế t với nhau” đồ ng thời Bác cũng rất coi tro ̣ng viê ̣c vâ ̣n du ̣ng
mố i quan hê ̣ này cho mu ̣c tiêu thiế t thực của đời số ng kinh tế và những
nhiê ̣m vu ̣ cách ma ̣ng tron g xu thế phát triể n lâu dài . Người nhắ c nhở toàn
Đảng, toàn dân: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây , vì lợi ích trăm năm
thì phải trồng người ”. Qua đó ta thấ y Bác đã nhấ n ma ̣nh nhân tố con người ,

16


đầ u tư cho con người phát triể n toàn diê ̣n về nhân cách và năng lực nhằ m ta ̣o
lên những con người của thời đa ̣i mới , những con người của nề n văn minh
hâ ̣u công nghiê ̣p, của nền kinh tế tri thức.

Giáo dục được nhìn nhận như là con

đường quan trọng nhất để phát

triể n xã hô ̣i , giáo dục trở thành “Quốc sách hàng đ ầu” của nhiều quốc gia .
Chức năng văn hóa -xã hội của phát triển giáo dục được thể hi ện rất rõ trong
chính sách , mục tiêu của nó đó là

nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồ i

dưỡng nhân tài làm cho mỗi người lao đô ̣ ng tự chủ năng đô ̣ng sáng tạo và
thông minh bên ca ̣nh đó kh ông ngừng giáo du ̣c tư tưởng , đa ̣o đức, chính trị
để mỗi người trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Chăm lo cho phát triể n giáo du ̣c là chăm lo đầ u tư cho phát triể n

con

người. Giáo dục phát triển dự a trên nề n tảng của kinh tế , chính trị , xã hộ i
nhưng giáo du ̣c cũng chin
́ h là nề n tảng, cơ ̣i gớ c và là bê ̣ phóng cho cho nền
chính trị, kinh tế , văn hóa, xã hô ̣i...phát triển bền vững.
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cu ̣ thể hóa
chức năng nhiê ̣m vu ̣ của các cấ p

các ngành đó là “Xây dựng đô ̣i ngũ nhà

giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các c

ấp ủy Đảng và chính


qù n, là một bộ phận c ơng tác cán bô ̣ của Đảng và Nhà nước

trong đó

ngành giáo dục giữ vai trị chính trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện” .
Đồng thời Chỉ thi 40
̣ cũng chỉ rõ: “Tổ chức điề u tra đánh giá đúng thực tra ̣ng
đô ̣i ngũ nhà giáo , cán bộ quản lý giáo dục về tình hình tư tưởng , đa ̣o đức ,
trình độ chun mơn nghiê ̣p vu ,̣ phương pháp giảng da ̣y , năng lực quản lý
trong nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Trên cơ sở kế t quả
điề u tra, căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục do Bô ̣ GD-ĐT, UBND các
tỉnh, thành phố tiế n hành xây dựng quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch đào ta ̣o , đào ta ̣o la ̣i,
bồ i dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục , đảm
bảo đủ về số lươ ̣ng , cân đố i về cơ cấ u , đa ̣t chuẩ n , đáp ứng yêu cầ u thời kỳ
mới”.

17


1.3.2. Về Tâm lý học
Tâm lý ho ̣c quản lý đươ ̣c ứng du ̣ng trong quản lý và phát triể n nguồ n
nhân lực rấ t phổ biế n hiê ̣n nay bởi vì bấ t kể chủ thể q uản lý nào cũng đều là
con người đề u có những đă ̣c điể m tâm l ý riêng biê ̣t. Vì vậy việc nghiên cứu
cấ u trúc và quy luâ ̣t tâm lý trong hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c của người giáo viên có
ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ĐNGV k hi xác đinh
̣ đươ ̣c cấ u trúc
tâm lý của nhân cách cũng như của kỹ năng và năng lực sư phạm của họ.
Dựa trên quan điể m Tâm lý ho ̣c quản lý của GS .TS Nguyễn Thi ̣Mỹ
Lô ̣c thì mô ̣t trong những yế u tố quan tro ̣ng trong viê ̣c phát triể


n ĐNGV

chính là người quản lý tạo được động cơ học tập , bồ i dưỡng phấ n đấ u vươn
lên, đô ̣ng cơ làm viê ̣c hăng say nhiê ̣t tiǹ h của người giáo viên , điề u đó đươ ̣c
thể hiê ̣n qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố cơ bản của thuyết kỳ vọng về động cơ

Thành quả=>
Kế t quả

Nỗ lực=>
Thành quả

Nỗ lực

Trị lươ ̣ng

Kế t quả
(Tiề n thưởng, Sự khen ngơ ̣i,
cảm giác hồn thành nhiê ̣m
vụ

Thành quả

Trong cơng tác phát triể n đô ̣i ngũ giáo viên thì viê ̣c tim
̀ hiể u n ắm bắt
đươ ̣c nhu cầ u tâm tư nguyê ̣n vo ̣n g của ho ̣ là rấ t quan tro ̣ng . Người lañ h đa ̣o
nhà trường thấu hiểu về tâm lý giáo viên có thể khơi dậy ở họ những đức tính
tớ t đe ̣p có thể giải quyế t tố t những xung đô ̣t trong tổ chức miǹ h từ đó xây
dựng đươ ̣c những tâ ̣p thể tổ chuyên môn đoàn kế t ta ̣o đươ ̣c đô ̣ng cơ làm viê ̣c

của nhà trường trên cơ s ở nắm bắ t sử du ̣ng thông tin phản hồ i kip̣ thời đô ̣ng
viên khen thưởng đúng lúc.

18


1.3.3. Về phát triển giáo dục
Mỗi giai đoa ̣n phát triể n kinh tế xã hô ̣i nói chung phát triể n giáo du ̣c
nói riêng đều đặt ra những mu ̣c tiêu, yêu cầ u phát triể n ĐNGV mang đă ̣c thù
riêng. Phát triển đội ngũ giáo viên THPT hiê ̣n nay đươ ̣c minh ho ̣a bằ ng các
quan điể m chỉ đa ̣o sau:
1.3.3.1. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992),
Luâ ̣t giáo du ̣c (2009), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ VIII, IX
,X, XI của Đảng và dự thảo chiế n lươ ̣c phát triể n giáo du ̣c 2009-2020 đã chỉ
rõ những quan điểm chỉ đạo phát triể n giáo du ̣c nước ta là:
Giáo dục và đào ta ̣o có sứ ma ̣ng đào ta ̣o con người Viê ̣t Nam

phát

triể n toàn diê ̣n, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước tro ng
bố i cảnh toàn cầ u hóa đồ ng thời ta ̣o lâ ̣p nề n tảng và đơ ̣ng lực cơng nghiê ̣p
hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước . Giáo dục đào tạo phải góp phần tạo lên mơ ̣t thế
hê ̣ người lao đô ̣ng có tri thức có đa ̣o đức có bản liñ h trung thực có tư duy phê
phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề
nghiê ̣p để làm viê ̣c hiê ̣u quả trong môi trường toàn cầ u hóa vừa hơ ̣p tác vừa
cạnh tranh
Phát triển giáo dục của dân , do dân và vì dân là quố c sách hàng đầ u .
Giáo dục phải chăm lo nhiều hơn đến việc học của các tầng lớp nhân dân, tạo
điề u kiê ̣n cho mo ̣i người , đă ̣c biê ̣t là con em các đồ ng bào dân tô ̣c thiể u số ,

học sinh ở các v ùng kinh tế châ ̣m phát triể n , học sinh khuyết tật, học sinh có
hồn cảnh khó khăn được tiếp cận với giáo dục có chấ t lượng.
Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa thỏa mãn nhu cầu của mỗi
cá nhân mang đến niềm vui học t ập cho mỗi người và tiế n tới mô ̣t xã hô ̣i ho ̣c
tập
Giáo dục phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội thơng qua việc
thiết kế chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các

19


ngành kinh tế đa dạng, giáo dục phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa
chọn trong học tập cho mỗi người học. Các chương trình, giáo trình và các
phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn tạo cơ hội cho mỗi người học
những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện
vọng và điều kiện học tập của mình. Mỗi trường học phải trở thành một mơi
trường sư phạm thân thiện ở đó người học được cảm thông, chia sẻ được bày
tỏ ý kiến riêng của mình và việc tới trường trở thành một nhu cầu của mỗi
người học.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính
nhân văn tiên tiế n, hiê ̣n đa ̣i.
Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh

trong hê ̣

thố ng giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục . Phát triển
những dịch vụ giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là cần thiết, nhằm thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện mở
rộng quy mô, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng

của nhân dân. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục và giữa các
cá nhân tham gia giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục.
Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí cịn
hạn hẹp. Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của mọi nền giáo dục nhưng chất
lượng cũng đòi hỏi những đầu tư thoả đáng. Cần tận dụng sự đầu tư của nhà
nước, những đóng góp của xã hội với nguồn lực cịn hạn hẹp để đạt đến chất
lượng giáo dục tốt nhất
1.3.3.2. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020
của chính phủ
* Mục tiêu chung
Phấn đấu xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại khoa học, dân tộc,
làm nền tảng cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phát triển bền

20


vững đất nước thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo
dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy
độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết
vấn đề có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh,
trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thơng.
Chất lượng giáo dục tồn diện của học sinh phổ thơng có sự chuyển biến rõ
rệt để phát triển năng lực làm người. Học sinh có ý thức và trách nhiệm cao
trong học tập, có lối sống lành mạnh có bản lĩnh, trung thực, có năng lực làm
việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã
hội ham thích học tập và học tập có kết qủa cao có năng lực tự học. Khả
năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong học tập và vận dụng kiến

thức vào thực tế cuộc sống của học sinh phổ thông Việt Nam tương đương
với học sinh các nước phát triển trong khu vực; tỷ lệ hồn thành cấp học
được duy trì ở mức 90% trở lên đối với cả ba cấp học
Đối với giáo dục trung học: Học sinh được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng
sống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông, được học
một cách liên tục và hiệu quả chương trình ngoại ngữ mới để đến cuối thập
kỷ thứ hai của thế kỷ 21 có trình độ ngoại ngữ ngang bằng với các nước
trong khu vực
1.4. Các đặc trƣng của trƣờng trung học phổ thông trong xã hội hiện đại
1.4.1. Trường trung học phổ thông
1.4.1.1. Chức năng nhiệm vụ của trường trung học phổ thông
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người

21


Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, giúp học sinh
củng cố và phát triển những kết quả giáo dục THCS, hồn thiện học vấn phổ
thơng và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều
kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển tiếp tục học đại
học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trường THPT là cấp học cuối cùng của ngành học phổ thơng, là nơi
hồn thiện kiến thức cơ bản tồn diện cho học sinh
Học sinh THPT là lớp người có độ tuổi từ 15 đến 18, hầu hết học sinh
trong lứa tuổi này thể hiện ước mơ hoài bão của mình. Họ có nhiều nỗ lực cá
nhân nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa năng lực bản thân với yêu cầu của xã hội
Đặc điểm về cấp học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hố nguyện

vọng của học sinh THPT theo hai hướng chính.
Một là: Đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục học cao hơn để vào
các trường Cao Đẳng, Đại học.
Hai là: Tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều
kiện học lên
Vì vậy, trường THPT là cái nơi đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát
triển, áp dụng các phương pháp, các biện pháp quản lý để thực hiện kế hoạch
được giao, nhiệm vụ năm học và xa hơn nữa là thực hiện mục tiêu giáo dục
lâu dài của nhà trường
Trường THPT có nhiệm vụ:
a) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của
chương trình giáo dục phổ thông;
b) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia vào quá trình tuyển
dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên;
c) Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường,
quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo Dục và đào tạo;

22


×