Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGỌC

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS.Nguyễn Duy Bình

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP – 2018

i

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Ninh, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc

ii

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS.Nguyễn Duy Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Tài nguyên nước, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng Tài ngun
và Mơi trường huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn.
Bắc Ninh, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc

iii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................. vii
Danh mục bảng ............................................................................................................ viii
Danh mục hình ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... xi
Thesis abstract............................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất ................................................................. 4

2.1.1.

Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.................................................................. 4

2.1.2.

Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất ........................................................... 5

2.1.3.

Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất .......................................................... 5


2.1.4.

Nội dung quy hoạch sử dụng đất ........................................................................ 7

2.1.5.

Công tác QHSDĐ trên Thế giới và ở Việt Nam ................................................. 8

2.2.

Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai ................................................................... 10

2.2.1.

Một số khái niệm chung ................................................................................... 10

2.2.2.

Thành phần cơ sở dữ liệu đất đai ...................................................................... 11

2.3.

Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (gis) và Webgis .................................. 14

2.3.1.

Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý ............................................................ 14

2.3.2.


Khái niệm về WEBGIS .................................................................................... 16

2.3.3.

Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý .................................................... 16

2.3.4.

Giới thiệu về phần mềm ArcGis ....................................................................... 17

2.3.5.

Ứng dụng của GIS hiện nay ............................................................................. 20

2.3.6.

Sự kết hợp giữa Web and Gis ........................................................................... 23

iv

download by :


2.3.7.

Đặc điểm của một hệ thống WebGIS ............................................................... 25

2.3.8.


Một số ưu điểm của ArcGis Online .................................................................. 26

2.3.9.

Ứng dụng của WebGIS ..................................................................................... 28

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 31
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 31

3.2.

Thờı gıan nghıên cứu ........................................................................................ 31

3.3.

Đốı tượng nghıên cứu ....................................................................................... 31

3.4.

Nộı dung nghıên cứu ........................................................................................ 31

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh .............. 31

3.4.2.

Tình hình quản lý sử dụng đất đai huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ............... 31


3.4.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất................................................ 31

3.4.4.

Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất ................................. 32

3.4.5.

Ứng dụng WebGis để chia sẻ CSDL QHSDĐ ................................................. 32

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu .............................................................. 33

3.5.2.

Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan............................... 33

3.5.3.

Phân tích thống kê và xử lý số liệu ................................................................... 33

3.5.4.


Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu ............................................................... 33

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 36
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài ..................................... 36

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ............................... 36

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 41

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và mơi trường.............. 46

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Lương Tài ........................................ 47

4.2.1.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai ............................................................... 47

4.2.2.


Hiện trạng sử dụng đất huyện Lương Tài ......................................................... 50

4.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất................................................ 51

4.3.1.

Phương án QHSDĐ huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh ..................................... 51

4.3.2.

Thiết kế khung cơ sở dữ liệu ............................................................................ 54

4.3.3.

Biên tập, chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu địa lý ..................................................... 55

4.3.4.

Xây dựng không gian đất đai nền và xây dựng dữ liệu thuộc tính ................... 57

4.3.5.

Tích hợp các dữ liệu khơng gian và thuộc tính tạo CSDL địa lý ..................... 63

v

download by :



4.3.6.

Thiết lập quan hệ giữa các dữ liệu với nhau ..................................................... 63

4.4.

Khai thác, sử dụng CSDL QHSDĐ .................................................................. 65

4.4.1.

Tổng hợp diện tích đất theo mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch................. 65

4.4.2.

Phân tích, đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất hiện trạng so với quy
hoạch ................................................................................................................. 68

4.4.3.

Tính toán các chỉ tiêu cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất .............................. 70

4.4.4.

Kế hoạch sử dụng đất năm 2017....................................................................... 74

4.5.

Sử dụng ứng dụng arcgis online chia sẻ CSDL QHSDĐ ................................. 81


4.5.1.

Chia sẻ CSDL QHSDĐ lên ArcGis Online ...................................................... 81

4.5.2.

Phân quyền sử dụng và quản lý đối tượng sử dụng .......................................... 83

4.6.

Đánh giá hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện
Lương Tài ......................................................................................................... 84

4.6.1.

Những thuận lợi trong việc ứng dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng
đất ..................................................................................................................... 84

4.6.2.

Khó khăn........................................................................................................... 84

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 86
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 86

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 87


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 88
Phụ lục .......................................................................................................................... 90

vi

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GIS

Hệ thống thông tin địa lý


QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TP

Thành phố

TT

Thơng tư

TTg

Thủ tướng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

vii

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Quy định về quan hệ giữa các kiểu đối tượng............................................ 34

Bảng 4.1.

Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2015 ....................... 50

Bảng 4.2.

Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2015 huyện................................ 50

Bảng 4.3.

Diện tích các loại đất trong nhóm đất nơng nghiệp ................................... 52

Bảng 4.4.

Diện tích các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp ............................. 53

Bảng 4.5.

Khung cơ sở dữ liệu QHSDĐ huyện Lương Tài ....................................... 55

Bảng 4.6.

Thông số kỹ thuật của hệ quy chiếu và hệ tọa độ ...................................... 57

Bảng 4.7.


Quan hệ giữa các lớp đặc tính .................................................................... 63

Bảng 4.8.

Quan hệ giữa lớp đặc tính và bảng thuộc tính ........................................... 64

Bảng 4.9.

Kết quả tổng hợp diện tích theo mục đích sử dụng hiện trạng (a) và
quy hoạch (b) ............................................................................................. 66

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Desert Shores Community, Las Vegas, Nevada, Mỹ................................... 9

Hình 2.2.

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trái phép ............................................... 9

Hình 2.3.

Mơ hình dữ liệu khơng gian đất đai ........................................................... 14

Hình 2.4.


Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS (nguồn ESRI) ........................................ 18

Hình 2.5.

Các thành phần cốt lõi của ArcGIS Desktop ............................................. 19

Hình 2.6.

Sự kết hợp giữa Web and Gis (nguồn ESRI) ............................................. 24

Hình 2.7.

Các thành phần của hệ thống WebGis (nguồn ESRI) ................................ 25

Hình 2.8.

Một số sản phẩm Web-GIS được xây dựng theo mơ hình bài báo nêu
ra................................................................................................................. 29

Hình 3.1.

Quy trình xây dựng CSDL QHSDĐ huyện Lương Tài ............................. 32

Hình 4.1.

Bản đồ hành chính huyện Lương Tài ......................................................... 37

Hình 4.2.


Geodatabase được thiết lập trong ArcCatalog ........................................... 55

Hình 4.3.

Bản đồ địa giới huyện Lương Tài .............................................................. 56

Hình 4.4.

Dữ liệu địa phận hành chính huyện Lương Tài ......................................... 58

Hình 4.5.

Dữ liệu địa phận hành chính cấp xã ........................................................... 58

Hình 4.6.

Dữ liệu thủy hệ huyện Lương Tài .............................................................. 59

Hình 4.7.

Dữ liệu giao thơng huyện Lương Tài ......................................................... 59

Hình 4.8.

Dữ liệu điểm địa danh huyện Lương Tài ................................................... 60

Hình 4.9.

Dữ liệu lớp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ........................................... 60


Hình 4.10. Dữ liệu lớp kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện ............................ 61
Hình 4.11. Dữ liệu lớp hiện trạng sử dụng đất cấp huyện ........................................... 61
Hình 4.12. Cấu trúc dữ liệu bảng thuộc tính của lớp QHSDĐ cấp huyện ................... 62
Hình 4.13. Tích hợp các dữ liệu khơng gian và thuộc tính .......................................... 63
Hình 4.14. Giao diện làm việc với CSDL QHSDĐ trên ArcMap................................ 64
Hình 4.15. Diện tích có và khơng có sự thay đổi về sử dụng đất ................................ 68
Hình 4.16. Diện tích sử dụng đất thay đổi cụ thể từng thửa ........................................ 69
Hình 4.17. Tổng diện tích đất nơng nghiệp chuyển mục đích sử dụng cần xin
phép ............................................................................................................ 70
Hình 4.18. Diện tích đất (LUC) chuyển sang đất (PNN) ............................................. 70
Hình 4.19. Diện tích đất (LUK) chuyển sang đất (PNN) ............................................. 71

ix

download by :


Hình 4.20. Diện tích đất (CLN) chuyển sang đất (PNN) ............................................. 71
Hình 4.21. Diện tích đất (NTS) chuyển sang đất (PNN) ............................................. 72
Hình 4.22. Diện tích đất (LUC) chuyển sang đất nơng nghiệp khác ........................... 72
Hình 4.23. Diện tích đất (CLN) chuyển sang đất nơng nghiệp khác ........................... 73
Hình 4.24. Diện tích đất (NTS) chuyển sang đất nơng nghiệp khác............................ 73
Hình 4.25. Tổng diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng..................................... 74
Hình 4.26. Nội dung hộp thoại Join Data .................................................................... 75
Hình 4.27. Kết quả kết nối dữ liệu Excel với bảng thuộc tính ..................................... 76
Hình 4.28. Tổng hợp diện tích đất chuyển mục đích sử dụng năm 2017 .................... 76
Hình 4.29. Tổng diện tích đất trồng lúa được bồi thường về đất trong năm 2017...... 77
Hình 4.30. Tổng diện tích đất ở nơng thơn có thu tiền SDĐ trong năm 2017 ............. 78
Hình 4.31. Khoanh đất hiện trạng của dự án số 26 ...................................................... 79
Hình 4.32. Khoanh đất kế hoạch năm 2017 của dự án số 26 ....................................... 79

Hình 4.33. Khoanh đất hiện trạng năm 2017 của dự án số 15 ..................................... 80
Hình 4.34. Khoanh đất kế hoạch năm 2017 của dự án số 15 ....................................... 81
Hình 4.35. Khoanh đất phải thu hồi để thực hiện dự án số 15 ..................................... 81
Hình 4.36. Nội dung dữ liệu sau khi được chia sẻ lên ArcGis online.......................... 82
Hình 4.37. Dữ liệu QHSDĐ huyện Lương Tài thể hiện trên web ............................... 82
Hình 4.38. Phân quyền sử dụng và chia sẻ dữ liệu khi mời thành viên ....................... 83

x

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc.
Tên luận văn: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy
hoạch sử dụng đất huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Quản lý đất đai;

Mã số: 60.85.01.03.

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu: Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các
yêu cầu về quy hoạch sử dụng đất theo pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tiễn
của địa phương. Thử nghiệm cơ sở dữ liệu đất đai trực tuyến cho phép truy cập bằng
trình duyệt web.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu;
Phương pháp tham khảo kế thừa; Phân tích thống kê và xử lý số liệu; Phương pháp xây
dựng CSDL.
Kết quả chính và kết luận:
Luận văn đã đánh giá điều kiện tự nhiên (Vị trí địa lý, địa hình, thủy văn, đất đai;

kinh tế - xã hội); Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; Tình hình quản lý và sử dụng
đất tại địa phương.
Luận văn đã xây dựng khung hệ thống CSDL đất đai, bao gồm: CSDL không gian
và CSDL thuộc tính với các lớp dữ liệu: địa giới hành chính các cấp, địa phận hành
chính các cấp, giao thông, thủy hệ, điểm địa danh. CSDL quy hoạch sử dụng đất huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh gồm các lớp dữ liệu: quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ, hiện
trạng SDĐ dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật về cơ sở dữ liệu và quy hoạch
sử dụng đất (TT75/2015/BTNMT; TT28 và TT29/2014/BTNMT…).
CSDL đã xây dựng cho phép giải quyết một số bài toán ứng dụng: Tra cứu thơng
tin; tổng hợp diện tích đất theo mục đích sử dụng; phân tích, đánh giá sự thay đổi về sử
dụng đất hiện trạng so với quy hoạch, xác định diện tích đất chuyển mục đích sử dụng
cần xin phép, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng, xác định các loại đất chuyển
mục đích sử dụng đất có bồi thường về đất và thu tiền sử dụng đất. Ứng dụng CSDL
quy hoạch trên ArcGIS Online giúp việc khám phá dữ liệu, theo dõi biến động hiện
trạng thực tế qua hệ thống bản đồ nền; Chia sẻ, cung cấp dữ liệu nhanh chóng, tiện lợi,
mọi lúc mọi nơi cho đa ngành, đa đối tượng sử dụng.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ngoc.
Thesis title: Application of Geographic Information System (GIS) for building land use
planning database in Luong Tai district, Bac Ninh province.
Major: Land Management;

Code: 60.85.01.03.


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives:
To build a database for land use planning in line with land use planning
requirements in accordance with the laws of the State and real conditions in the district.
A pilot online land database allows accessibility through web browser.
Materials and Methods:
The study uses methods of field investigation and data collection, inheritance of
the past studies, statistical analysis and data processing, and database development.
Main findings and conclusions:
The thesis has assessed the local natural conditions (geographic location,
topography, hydrology, land, socio-economic); socio-economic development;
management and use of land in the distrcit.
The dissertation has built the framework of the database system, including: spatial
databases and attribute databases with data layers: administrative boundaries and
territories at all levels, transportation network, hydrology, and landmarks. The land use
planning database of Luong Tai district, Bac Ninh province includes the following data
layers: planned land uses for short term (yearly) and long term (to 2030) periods,
current land use status based on current legal regulations on land use, on database
development and on land use planning (Circulars of TT75/2015/BTNMT, TT28 and
TT29/2014/BTNMT ...).
The developed database was applied for a number of problem solvings:
information and data queries; synthesize the land area according to the use purposes;
analysis and evaluation of changes in the current land use status compared to that of
planning, determination of the land area used for conversion, requests for land use
permission, land use application for new land area, and determination land that to be
transferred, to be changed in land use purpose, with land compensation and land use fee.
The database of land use planning with ArcGIS Online application enables data
discovery, land use change monitoring with the base map system; it allows fast,
convenient data sharing with multi-uses in different sectors regardless of their location.


xii

download by :


MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt khơng gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình văn hóa, kinh tế, xã
hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia và q
giá bởi tính có hạn của nó.
Ngày nay sự phát triển của kinh tế xã hội, cùng với sự gia tăng dân số đặc
biệt là sự phát triển của ngành cơng nghiệp và q trình đơ thị hóa. Đi theo đó là
sự ơ nhiễm mơi trường đã và đang làm cho đất dần bị suy thoái. Với vai trò đặc
biệt quan trọng của đất như vậy, cùng với những vấn đề sử dụng đất hiện nay đã
đặt ra nhu cầu cấp thiết hiện nay đó là: Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền
vững. Để đạt được u cầu đó thì cần phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất.
Tại điều 19, chương II Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước đều thuộc về
sở hữa của nhân dân”. Hiến pháp năm 1992, tại điều 18, chương II cũng nêu rõ:
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo Quy hoạch và Pháp luật, đảm
bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”. Hiến pháp năm 2013, tại điều 53,
chương III cũng nêu rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý..v.v.”
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung quản lý nhà nước
về đất đai ở Việt Nam được quy định tại điều 22 trong Luật Đất đai 2013 là công
cụ quan trọng của ngành Tài Nguyên và Môi Trường, giúp Nhà nước thống nhất

quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà
nước phân bổ hợp lý đất đai cho nhu cầu kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử
dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng
đúng mục đích.
Trên thế giới, hệ thống thông tin địa lý GIS ra đời vào đầu thập kỷ 70 và
ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của tiến bộ công nghệ máy tính, đồ
họa máy tính, phân tích dữ liệu khơng gian và quản lý dữ liệu. Hệ GIS đầu tiên

1

download by :


được ứng dụng trong công tác quản lý tài nguyên ở Canada với tên gọi là
“Canada Geographic Information System” bao gồm các thông tin về nông
nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và động vật hoang dã. Từ những năm 80 trở lại
đây, cơng nghệ GIS đã có sự phát triển nhảy vọt về chất, trở thành một công cụ
hữu hiệu trong công tác quản lý và trợ giúp quyết định. Phần mềm GIS đang
hướng tới đưa công nghệ GIS thành hệ tự động thành lập bản đồ và xử lý dữ liệu
phương tiện cao cấp.
Với công tác quy hoạch đô thị ngày càng phát triển, trước đây người ta
quan tâm ứng dụng công cụ tin học để vẽ các biểu đồ, đồ thị. Nhưng những năm
gần đây với việc ra đời của hệ thống thông tin địa lý đã được ứng dụng nhiều cho
quy hoạch trong cơng tác phân tích, xử lý, cập nhật và quản lý dữ liệu. Giúp cho
cơng tác quy hoạch được đơn giản hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn. Giúp
quản lý lãnh thổ, xử lý và tổng hợp thông tin nhanh, đưa ra quyết sách toàn diện,
đúng đắn, kịp thời về các vấn đề có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.
Ở huyện Lương Tài hiện nay đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
theo từng giai đoạn, nhưng mọi dữ liệu không gian đều ở dạng Microstation,
chưa đạt chuẩn hệ thống thơng tin địa lý nên gây khó khăn cho cơng việc phân

tích khơng gian.
Để góp phần vào nghiên cứu vai trị của GIS như một cơng cụ trợ giúp con
người trong việc quản lý thông tin tài nguyên đất đai, được sự phân công và
hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Duy Bình, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch
sử dụng đất huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các yêu cầu về
quy hoạch sử dụng đất theo pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tiễn của
địa phương.
Thử nghiệm cơ sở dữ liệu đất đai trực tuyến cho phép truy cập bằng trình
duyệt web.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Lương Tài – tỉnh Bắc Ninh;
- Các số liệu, tài liệu về tình hình sử dụng đất;

2

download by :


- Các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng, bản đồ chuyên đề của huyện;
- Các dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính về đất đai của huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh;
- Phạm vi thời gian: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Góp phần, bổ sung cơ sở lý luận về cơ sở dữ liệu đất đai nói chung, cơ sở

dữ liệu về quy hoạch sử dụng đất nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu xây dựng sơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất phục vụ
công tác quản lý, theo dõi, truy cập, khai thác và chia sẻ dữ liệu thông tin về quy
hoạch sử dụng đất cùng với các ngành và người sử dụng đất góp phần nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý đất đai.
Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự.

3

download by :


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có
hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ
chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn
liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường”. (Nguyễn Hữu Ngữ, 2010).
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 1993)
định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ
thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để
chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy
hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất
đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn
tài nguyên trong tương lai”. Ở đây, chức năng của quy hoạch đất đai được hiểu là
hướng dẫn sự quyểt định sử dụng đất đai nhưng cũng đồng thời bảo vệ cho tương
lai. Căn cứ vào quy định hiện hành về nội dung quy hoạch sử dụng đất có thể

hiểu quy hoạch sử dụng đất là sự tính tốn khoa học về số lượng, chất lượng, vị
trí, khơng gian...nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội. Nó là sự bảo đảm
cho các mục tiêu kinh tế xã hội có cơ sở khoa học và thực tế, bảo đảm cho việc
sử dụng đất phù hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hội đối với từng loại mục
đích sử dụng. Đây là căn cứ khoa học đề sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Việc điều tiết các quan hệ đất
đai như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đều
phải căn cứ vào quy hoạch.
Quy hoạch cịn là cơng cụ để phân bổ nguồn lực (kể cả nguồn vốn, lao động
và công nghệ) đồng đều các vùng miền trong cả nước. Quy hoạch sử dụng đất
bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất. Bởi kế hoạch sử dụng đất là các
biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Nếu quy hoạch thiếu tính
tốn, khơng xác định được thời hạn thực hiện, khơng có kế hoạch cụ thể sẽ gây ra
tình trạng “quy hoạch treo”. Kết quả này trái với chức năng, nhiệm vụ của quy

4

download by :


hoạch là thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, gây lãng phí khơng bảo vệ tương
lai phát triển (Chu Văn Thỉnh, 2007).
2.1.2. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
Về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết
định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích
cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và
tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng khơng chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự

nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi
vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các
cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định
hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết cho
mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai;
làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh
lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa – xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà
nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng
phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm
trọng quỹ đất nơng, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm
nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy
hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những
tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó
lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa
phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường (Đồn
Cơng Quỳ, 2006).
2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước và Chính
phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nói chung và về quy
hoạch sử dụng đất nói riêng như sau:
- Nghị định 30/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành
ngày 23/03/1989, quy định về quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất.

5

download by :


- Thông tư 106/QHKH - RĐ của Tổng cục ruộng đất (nay là bộ Tài nguyên

và Môi trường) ban hành ngày 15/04/1991, có quy định hướng dẫn cụ thể về
cơng tác và quy hoạch sử dụng đất đai ở các cấp.
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 01/12/1998.
- Quyết định số 434/QĐ-ĐC, ngày 26/07/1998 của Tổng cục địa chính phê
duyệt dự tốn, dự án đầu tư lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 1997 - 2010.
- Nghị định số 68/2001/NĐ-CP, ngày 10/10/2001 của Tổng cục địa chính
hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất đai.
- Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ – CP, ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi
hành Luật đất đai.
- Quyết định số 04/2005/QĐ – BTNMT, ngày 30 tháng 6 năm 2005 về việc
ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT, ngày 22/5/2006 về việc hướng dẫn
phương pháp tính đơn giá dự tốn xây dựng dự tốn kinh phí thực hiện lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ban hành 13/08/2009.
- Thông tư 19/2009/TT – BTNMT, ngày 20/11/2009 quy định chi tiết về
lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Luật đất đai 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013.
- Nghị định 43/2014/NĐ – CP, ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Thông tư 04/2013/TT-BTNMT, ngày 24/04/2013 quy định về xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai;
- Công văn số 1244/TTCQLĐĐ-CQHĐĐ, ngày 22/09/2014 V/v hướng dẫn
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm cấp huyện;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, quy định về thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;


6

download by :


- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT, quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư 75/2015/TT-BTNMT, ngày 28/12/2014 quy định về chuẩn
CSDL đất đai;
- Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT, ngày 23/03/2015 ban hành định mức
kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.1.4. Nội dung quy hoạch sử dụng đất
Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong một nước (khác nhau về
không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn lịch sử
khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau (Nguyễn Dũng Tiến, 2007). Trong giai
đoạn hiện nay, nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai (đặc biệt là đất chưa
sử dụng);
- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về
sử dụng đất trong kỳ quy hoạch (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất,
nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng và
chất lượng đất đai);
- Xác định diện tích các loại phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh (điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, phân phối hợp lý nguồn tài
nguyên đất đai, xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra chỉ
tiêu khống chế- chỉ tiêu khung để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất – 3
nhóm đất chính theo quy định của Luật đất đai năm 2013);
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các cơng trình, dự án;

- Xác định các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ
môi trường;
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất là: phân phối hợp lý đất đai
cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất phù
hợp vơi cơ cấu kinh tế; khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục
đích; hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp khơng gian sử dụng đất nhằm đạt
hiệu quả tổng hòa giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và mơi trường cao nhất.

7

download by :


Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành 3 cấp: quốc
gia, tỉnh, huyện. Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch sử
dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác nhau. Quy hoạch cấp trên là cơ sở và chỗ
dựa cho quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hóa quy
hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô.
2.1.5. Công tác QHSDĐ trên Thế giới và ở Việt Nam
2.1.5.1. Công tác quy hoạch sử dụng đất trên Thế giới
Theo Nguyễn Hữu Ngữ (2010), quy hoạch sử dụng đất đai được thừa
nhận trên thế giới cũng như ở Việt Nam là khâu nghiên cứu về đất đai nhằm
đưa đất vào sử dụng một cách có hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất đai được
tiến hành nghiên cứu theo ngành sử dụng đất đai và theo các cấp vùng lãnh
thổ rộng lớn tới những nơng trường, trang trại xí nghiệp ...thậm chí tới từng lơ
đất, thửa đất.
- Áo: Ở Áo, vai trị của Chính phủ bị hạn chế trong việc lập và thực hiện
quy hoạch. Cơ chế tiến hành ở đây là tất cả các cấp lập quy hoạch đều tiến hành
đồng thời bao gồm cả các tổ chức cũng như thành viên xã hội thông qua hội nghị

quy hoạch quốc gia. Hội nghị này đưa ra các quan điểm và mục tiêu cho cả nước.
Những ý kiến của hội nghị được đưa lên cấp trung ương và đưa xuống cấp vùng
địa phương.
- Đức: Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn. Chính phủ Liên bang cùng
với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng. Các hướng
dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau đó được xây
dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng.
- Đài Loan: Đài Loan chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất đai theo từng
cấp khác nhau, từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầu của quy
hoạch sử dụng đất đai trong từng giai đoạn và các cấp quy hoạch được tiến hành
như sau: - Quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan - Quy hoạch sử dụng
đất theo vùng - Quy hoạch phát triển tổng hợp của huyện, thành phố - Quy hoạch
đô thị - Quy hoạch sử dụng đất phi đô thị.
- Liên Xơ (cũ): Có 4 cấp quy hoạch gồm: - Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn
liên bang - Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và các nước cộng hòa. - Quy
hoạch sử dụng đất các vùng và huyện - Quy hoạch sử dụng đất liên xí nghiệp
và xí nghiệp.

8

download by :


Hình 2.1. Desert Shores Community, Las Vegas, Nevada, Mỹ
2.1.5.2. Cơng tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Đối với nước ta là một nước đang phát triển thì cơng tác quy hoạch sử dụng
đất là vấn đề đang được quan tâm chú trọng. Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều
giải pháp cho vấn đề quy hoạch sử dụng đất, song trên thực tế thì vấn đề này cịn
phải gặp rất nhiều khó khăn như trình độ cịn hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất
còn thiếu thốn do đó khó có thể áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.


Hình 2.2. Minh họa đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trái phép

9

download by :


Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã nhận
thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch. Nhà nước ta đang chỉ đạo
triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất cho cả nước và quy hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh, huyện.
Ngày 2/6/2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số
29/2014/TT-BTNMT Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. Hiện nay các địa phương đang thực hiện công tác này và định hướng
quy hoạch đến năm 2020.
Nói chung cơng tác quy hoạch đã được quan tâm nghiên cứu trong suốt quá
trình hình thành và phát triển ngành Địa chính, cho đến nay khi khoa học nghiên
cứu thiết kế quy hoạch đã trưởng thành và lớn mạnh, con người đã thiết kế quy
hoạch những thành phố, những siêu thành phố. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch phát triển các đơ thị trên tồn lãnh thổ
Việt Nam. Với trên 40 năm phát triển và trưởng thành, đội ngũ cán bộ quy hoạch
đã hoạt động theo một quy định thống nhất. Các chuyên gia quy hoạch Việt Nam
được đào tạo trong nước và ngoài nước đã trưởng thành trong công tác thiết kế
quy hoạch và trong công tác nghiên cứu khoa học quy hoạch.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
Nội dung và những quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được quy
định tại thông tư số 75/2015/TT-BTNMT, bao gồm các quy định về nội dung,
cấu trúc và kiểu thông tin; hệ quy chiếu không gian và thời gian; siêu dữ liệu;
chất lượng dữ liệu; trình bày dữ liệu; trao đổi và phân phối các cơ sở dữ liệu.

2.2.1. Một số khái niệm chung
- Dữ liệu: Là thông tin được trình bày dưới dạng số, chữ và ký hiệu được sử
dụng để mơ tả tình trạng, hành vi và những ảnh hưởng của một đối tượng địa lý.
Có một số quan hệ nội tại và khác biệt giữa dữ liệu và thông tin, như được định
nghĩa ở trên, dữ liệu là những giá trị được ghi, lưu lại trong máy tính, ý nghĩa của
giá trị thể hiện chính là thơng tin.
- Cơ sở dữ liệu (CSDL; tiếng Anh là database) là một tập hợp thơng tin có
cấu trúc.
- Cấu trúc cơ sở dữ liệu (cấu trúc CSDL): Là một cấu trúc cơ sở dữ liệu bao
gồm các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được quy định theo một chuẩn
thống nhất.

10

download by :


- Dữ liệu đất đai: bao gồm dữ liệu không gian đất đai, dữ liệu thuộc tính đất
đai và các dữ liệu khác có liên quan đến thửa đất.
- Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức
để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
- Dữ liệu không gian đất đai: bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và
các dữ liệu khơng gian chun đề.
- Dữ liệu thuộc tính đất đai: bao gồm dữ liệu thuộc tính địa chính; dữ liệu
thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu thuộc tính giá đất; dữ liệu
thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai.
- Các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất: bao gồm bản ký số hoặc bản
quét Giấy chứng nhận; Sổ địa chính; giấy tờ pháp lý làm căn cứ để cấp Giấy
chứng nhận; hợp đồng hoặc văn bản thực hiện các quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được công chứng, chứng thực theo

quy định của pháp luật.
- Đối tượng địa lý (Feature): là các sự vật, hiện tượng trong thế giới thực
(đường giao thông, sơng, nhà,…) có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến một vị
trí địa lý hoặc mơ tả một đối tượng không tồn tại trong thế giới thực nhưng cần
thiết cho các mục đích sử dụng cụ thể (địa giới hành chính, ranh giới thửa đất…).
- Chuẩn hố dữ liệu là quá trình biên tập dữ liệu theo chuẩn cấu trúc CSDL.
- Tích hợp cơ sở dữ liệu là quá trình chuyển các thơng tin, dữ liệu từ các
nguồn khác nhau đã được kiểm tra, xử lý, chuẩn hóa, thống nhất theo khung dữ
liệu vào một hệ thống quản trị dữ liệu phục vụ việc quản lý, sử dụng và khai thác
thông tin, dữ liệu được thống nhất.
2.2.2. Thành phần cơ sở dữ liệu đất đai
Theo quy định tại Thông tư 75/2015/TT-BTNMT thì một cơ sở dữ liệu đất
đai bao gồm: dữ liệu không gian đất đai; dữ liệu thuộc tính đất đai.
2.2.2.1. Dữ liệu khơng gian đất đai (Điều 4 Thông tư 75/2015/TT-BTNMT)
a) Dữ liệu không gian đất đai nền
- Nhóm lớp dữ liệu điểm khống chế đo đạc gồm lớp dữ liệu điểm thiên văn,
điểm tọa độ quốc gia, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính, điểm khống chế đo
vẽ chôn mốc cố định; lớp dữ liệu điểm độ cao quốc gia, điểm độ cao kỹ thuật có
chơn mốc;

11

download by :


- Nhóm lớp dữ liệu biên giới, địa giới gồm lớp dữ liệu mốc biên giới, địa
giới; lớp dữ liệu đường biên giới, địa giới; lớp dữ liệu địa phận của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); lớp dữ liệu địa
phận của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện); lớp dữ liệu địa phận của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là

cấp xã);
- Nhóm lớp dữ liệu thủy hệ gồm lớp dữ liệu thủy hệ dạng đường, lớp dữ
liệu thủy hệ dạng vùng;
- Nhóm lớp dữ liệu giao thông gồm lớp dữ liệu tim đường, lớp dữ liệu mặt
đường bộ, lớp dữ liệu ranh giới đường, lớp dữ liệu đường sắt;
- Nhóm lớp dữ liệu địa danh và ghi chú gồm lớp dữ liệu điểm địa danh,
điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; lớp dữ liệu ghi chú.
b) Dữ liệu không gian chuyên đề
- Nhóm lớp dữ liệu địa chính gồm lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu tài
sản gắn liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới và mốc giới của hành lang an
tồn bảo vệ cơng trình, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại
quy hoạch khác có liên quan đến thửa đất theo quy định của pháp luật về bản
đồ địa chính;
- Nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm lớp dữ liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; lớp dữ liệu khu chức năng cấp tỉnh; lớp dữ
liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; lớp dữ liệu khu chức năng cấp huyện; lớp
dữ liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai gồm lớp dữ liệu hiện trạng sử
dụng đất cấp tỉnh, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp tỉnh, lớp dữ liệu
hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, lớp dữ liệu ranh giới khu vực tổng hợp cấp
huyện, lớp dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã, lớp dữ liệu ranh giới khu vực
tổng hợp cấp xã, lớp dữ liệu kết quả điều tra kiểm kê.
2.2.2.2. Dữ liệu thuộc tính đất đai (Điều 5 Thơng tư 75/2015/TT-BTNMT)
a) Dữ liệu thuộc tính địa chính
- Nhóm dữ liệu về thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;

12


download by :


- Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất;
- Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về sự biến động trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài
sản gắn liền với đất;
- Nhóm các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất.
b) Dữ liệu thuộc tính quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Nhóm dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
- Nhóm dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Nhóm dữ liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
c) Dữ liệu thuộc tính giá đất bao gồm các nhóm dữ liệu sau
- Nhóm dữ liệu giá đất theo bảng giá đất;
- Nhóm dữ liệu giá đất cụ thể;
- Nhóm dữ liệu giá đất chuyển nhượng trên thị trường.
d) Dữ liệu thuộc tính thống kê, kiểm kê đất đai
- Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh;
- Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp huyện;
- Nhóm dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cấp xã;
- Nhóm dữ liệu kết quả điều tra kiểm kê.
e) Siêu dữ liệu đất đai
- Nhóm thơng tin mơ tả siêu dữ liệu đất đai;
- Nhóm thơng tin mơ tả hệ quy chiếu tọa độ;
- Nhóm thơng tin mơ tả dữ liệu đất đai;
- Nhóm thơng tin mơ tả chất lượng dữ liệu đất đai;

- Nhóm thơng tin mơ tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu đất đai.

13

download by :


×