Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Proxy MIPv6 và ứng dụng trong quá trình chuyển giao trong mạng di đông 3g WCDMA UMTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.21 KB, 32 trang )



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




VĂN THỊ NGÂN

PROXY MIPv6 VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN GIAO TRONG MẠNG DI ĐỘNG 3G
WCDMA/UMTS

Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
Mã số: 60.52.70
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2012




Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NHẬT THĂNG


Phản biện 1: ……………………………………………


Phản biện 2: …………………………………………


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông
1

LỜI MỞ ĐẦU

Mặc dù Internet đã phát triển với tốc độ rất nhanh,
tuy nhiên nó vẫn không thể bắt kịp với nhu cầu sử dụng
ngày càng nhiều. Hơn nữa, khách hàng trông đợi nhiều
hơn ở Internet, không chỉ các dịch vụ truyền thống. Mạng
Internet hiện tại chủ yếu cung cấp các ứng dụng phân tán
khá đơn giản như truyền file, mail, truy nhập từ xa qua
TELNET. Mạng Internet ngày nay cần phải hỗ trợ lưu
lượng thời gian thực, có kế hoạch điều khiển nghẽn mạch
linh hoạt và các đặc điểm bảo mật. Ngoài ra, sự bùng nổ
về người sử dụng trên mạng Internet cũng khiến cho
chúng ta phải đối mặt với việc thiếu địa chỉ IP cho các
thiết bị mạng nếu chỉ sử dụng 32 bit địa chỉ của giao thức
IP phiên bản 4. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các
thiết bị di động, nhu cầu truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi
đòi hỏi không gian địa chỉ Internet phải được mở rộng hơn
nữa. Những hạn chế đó đã thúc đẩy sự nghiên cứu phát

triển cho một mạng Internet thế hệ mới trên toàn thế giới
Với việc sử dụng PMIP - MIP Đại diện, các máy chủ có
thể thay đổi địa chỉ của tập tin đính kèm vào Internet mà
2

không cần thay đổi địa chỉ IP.Không giống như MIP, chức
năng này được thực hiện bởi mạng quản lý, nó sẽ có trách
nhiệm theo dõi các chuyển động của máy chủ và bắt đầu
tín hiệu yêu cầu khi máy chủ có thay đổi. Tuy nhiên, trong
trường hợp liên quan đến các giao diện mạng khác nhau,
máy chủ cần sửa đổi tương tự như MIP để duy trì cùng
một địa chỉ IP trên giao diện khác nhau. Đây là một giao
thức quản lý tính di động được tiêu chuẩn hóa bởi IETF và
được xây dựng trên công nghệ truy cập của mạng di động
như WiMAX, 3GPP, 3GPP2 và WLAN.
Nghiên cứu ứng dụng PMIPv6 trong quá trình
chuyển giao trong mạng 3G WCDMA/UMTS, khi đó
PMIPv6 hỗ trợ thiết bị di động nhanh chóng cập nhật trạng
thái mới và không gián đoạn kết nối khi chuyển giao.
Về nội dung, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Proxy Mobile IP.
Chương 2: Giới thiệu về Proxy Mobile IPv6. Trình
bày về thành phần, hoạt động của PMIPv4, điểm nổi bật
của PMIPv6, đồng thời cũng trình bày về thành phần và
hoạt động của PMIPv6.
3

Chương 3: Nghiên cứu ứng dụng PMIPv6 trong quá
trình chuyển giao trong mạng 3G WCDMA/UMTS. Tính
toán ước lượng độ trễ chuyển giao, so sánh khi sử dụng

PMIPv6 với các giao thức khác. Đánh giá khả năng sử
dụng PMIPv6 trong quá trình chuyển giao trong mạng 3G
WCDMA/UMTS.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo,TS. Lê Nhật
Thăng đã tận tình hướng dẫn và cung cấp cho em nhiều tài
liệu phục vụ việc hoàn thiện luận văn này.













4

Chương 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PROXY
MOBILE IP
Mobile IP là một giải pháp tiêu chuẩn được đề xuất
bởi IETF để xử lý tính di động đầu cuối giữa các mạng
con IP và được thiết kế để cho phép một node có thể thay
đổi điểm kết nối một cách trong suốt với mạng IP. Vì
nhiều người sử dụng Internet di chuyển từ nơi này đến nơi
khác, cần đảm bảo truy nhập tài nguyên mạng và các dịch

vụ thuận tiện cho họ khi di chuyển.Mobile IP hoạt động ở
lớp mạng, ảnh hưởng đến việc định tuyến các gói tin và có
thể dễ dàng xử lý tính di động giữa các phương tiện truyền
thông.

1.1. CÔNG NGHỆ INTERNET VÀ GIAO THỨC IP
Về mặt công nghệ, mạng Internet kết nối các máy
tính và các mạng với nhau sử dụng bộ giao thức TCP/IP.
Đây là một bộ giao thức nổi tiếng được sử dụng rất phổ
biến. Hiện nay mạng Internet đang sử dụng giao thức
IPv4. IP là một giao thức không liên kết hoạt động ở tầng
5

mạng, nó cung cấp khả năng truyền các gói tin giữa các
máy tính trên mạng Internet. Giao thức IP được hỗ trợ bởi
rất nhiều các giao thức lớp dưới như ATM, Frame Relay,
ISDN, Ethernet và Token Ring Mặc dù TCP và IP được
phát triển để cung cấp phương tiện truyền tải trên mạng,
nhưng sau đó một số giao thức tầng ứng dụng đã được
thêm vào TCP/IP để cung cấp các dịch vụ như email,
Web Internet nhanh chóng được thương mại hoá sau khi
có sự xuất hiện của World Wide Web. Số lượng nhà cung
cấp phần mềm, thiết bị Internet, các nhà cung cấp dịch vụ
(ISP) ngày càng nhiều. Thương mại điện tử đang là lĩnh
vực phát triển nhất trong nền kinh tế Internet. Số lượng
người sử dụng Internet đang tăng rất nhanh.
Mặc dù Internet đã phát triển với tốc độ rất nhanh,
tuy nhiên nó vẫn không thể bắt kịp với nhu cầu sử dụng
ngày càng nhiều. Hơn nữa, khách hàng trông đợi nhiều
hơn ở Internet, không chỉ các dịch vụ truyền thống. Mạng

Internet hiện tại chủ yếu cung cấp các ứng dụng phân tán
khá đơn giản như truyền file, mail, truy nhập từ xa qua
TELNET. Mạng Internet ngày nay cần phải hỗ trợ lưu
lượng thời gian thực, có kế hoạch điều khiển nghẽn mạch
6

linh hoạt và các đặc điểm bảo mật. Ngoài ra, sự bùng nổ
về người sử dụng trên mạng Internet cũng khiến cho
chúng ta phải đối mặt với việc thiếu địa chỉ IP cho các
thiết bị mạng nếu chỉ sử dụng 32 bit địa chỉ của giao thức
IP phiên bản 4. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các
thiết bị di động, nhu cầu truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi
đòi hỏi không gian địa chỉ Internet phải được mở rộng hơn
nữa. Những hạn chế đó đã thúc đẩy sự nghiên cứu phát
triển cho một mạng Internet thế hệ mới trên toàn thế giới.
Trong mạng Internet truyền thống (IPv4), mỗi node
mạng có một địa chỉ IP duy nhất xác định điểm kết nối với
mạng. Do vậy để nhận được thông tin, nó phải được đặt tại
mạng tương ứng với địa chỉ đó. Điều này gây ra hạn chế
cho các đối tượng sử dụng đầu cuối có khả năng di động,
mỗi khi đến một điểm truy cập mới phải thay đổi thông tin
về cấu hình IP. Để giải quyết được thực trạng này, giao
thức Mobile IP đã ra đời.
1.2. TỔNG QUAN VỀ MOBILE IP
1.2.1. Sự cần thiết của Mobile IP
Nếu node di chuyển, nó phải đăng ký địa chỉ IP
khác, hoặc việc gửi gói tin phải thực hiện theo tuyến định
7

trước. Cả hai giải pháp này đều không thể chấp nhận được.

Giải pháp đầu tiên làm cho node không thể duy trì được
các kết nối lớp transport và các lớp cao hơn, phải gián
đoạn thông tin; trong khi giải pháp thứ hai lại làm tăng
đáng kể lưu lượng trên mạng, và vấn đề sử dụng tuyến
đường đặc biệt như vậy không thể có được quy mô sử
dụng rộng rãi. Mobile IP giải quyết vấn đề di động bằng
cách quản lý tương quan giữa địa chỉ nhà tĩnh và địa chỉ
thay đổi của node di động (còn gọi là CoA) khi chúng ra
khỏi mạng nhà. Lớp transport cũng như là các lớp cao phía
trên tiếp tục sử dụng địa chỉ nhà và cho phép chúng “phớt
lờ” sự chuyển động đang xảy ra, tức là sự chuyển động
của node di động được xem như trong suốt.
Mobile IPv6 về cơ bản kế thừa các phần tử cấu trúc
và nguyên tắc hoạt động của Mobile IPv4. Tuy nhiên do
được tích hợp hoàn toàn với giao thức IP nên nó có những
cải thiện đáng kể so với phiên bản truyền thống. Đó là việc
sử dụng các tác nhân ngoài không còn cần thiết nữa. Với
không gian địa chỉ rộng lớn, node di động (MN) dễ dàng
nhận được một địa chỉ CoA đồng vị ở mạng ngoài thông
qua các tính năng Neighbor Discovery hay Address Auto
8

Configuration.
1.2.2. Thành phần và yêu cầu của giao thức Mobile
IP
Mobile IP về cơ bản hoạt động trên cơ sở ba thành
phần sau đây:
 Node di động (MN): là một host hay router thay đổi
điểm kết nối từ một mạng này đến một mạng khác. Node
di động trong Mobile IP có khả năng chuyển vị trí mà vẫn

giữ nguyên địa chỉ IP. Vì vậy, nó sẽ duy trì liên lạc với các
node khác trong mạng từ bất kỳ vị trí nào chỉ với một địa
chỉ IP duy nhất.
 Tác nhân nhà (Home Agent - HA): là một router
tại mạng nhà của node di động làm nhiệm vụ truyền theo
đường hầm các gói tin tới node di động khi nó ở nơi khác,
nó cũng lưu giữ thông tin về vị trí hiện tại của node di
động.
 Tác nhân ngoài (Foreign Agent - FA): là một
router tại mạng nơi node di động chuyển tới, nó cung cấp
dịch vụ định tuyến cho những node di động đã đăng ký.
FA có nhiệm vụ mở gói tin truyền theo đường hầm
(detunnels) và gửi tới node di động. Với các gói tin được
9

gửi từ node di động, FA sẽ đóng vai trò như router mặc
định để đưa chúng vào mạng.
Node di động được gán cho một địa chỉ IP cố định
trên mạng nhà của nó. Khi đi ra khỏi mạng nhà của nó,
một địa chỉ CoA (Care of Address – chăm sóc địa chỉ) sẽ
được liên kết với địa chỉ nhà này. Node di động sử dụng
địa chỉ nhà của nó như là địa chỉ nguồn cho tất cả các gói
tin gửi đi.
1.2.3. Hoạt động cơ bản của giao thức
Về cơ bản, Mobile IP là một phương thức được
thực hiện theo các chức năng riêng rẽ nhau : phát hiện tác
nhân (Agent Discovery), đăng kí (Registration) và truyền
đường hầm (Tunneling).
 Phát hiện tác nhân: Các tác nhân nhà và tác
nhân ngoài có tể quảng bá khả năng có thể sử dụng trên

các đường truyền mà chúng phục vụ. Một node di động
mới đến có thể gửi một bản tin khẩn nài (solicitation) yêu
cầu quảng cáo từ phía các tác nhân đang hoạt động.
 Đăng kí: Khi node di động ra khỏi mạng nhà, nó
sẽ đăng kí một chăm sóc địa chỉ (CoA) với tác nhân nhà.
Tùy thuộc vào phương pháp gán địa chỉ mà node di động
10

sẽ đăng kí trực tiếp với tác nhân nhà hoặc là thông qua tác
nhân ngoài chuyển tiếp bản tin đăng kí đến tác nhân nhà.
 Truyền đường hầm: Để các gói tin được chuyển đi
đến node di động khi nó đang ở ngoài mạng nhà, tác nhân
nhà sẽ phải thiết lập một đường hầm để truyền các gói tim
đến địa chỉ chăm sóc CoA
1.3. TÌM HIỂU VỀ PROXY MOBILE IP
1.3.1. Điểm nổi bật của Proxy Mobile IP so với Mobile
IP
Proxy MIP cung cấp chức năng Mobile IP cho các
thiết bị di động chuyển vùng. Nó hỗ trợ tính năng di động
trong môi trường IP, cho phép người sử dụng có thể giữ cố
định địa chỉ IP và duy trì các ứng dụng trong khi thực hiện
chuyển vùng giữa các mạng IP. Việc chuyển vùng riêng lẻ
có thể không khiến cho thuê bao bị mất phiên liên lạc hoặc
kết nối. Các chức năng mà Proxy MIP cung cấp không phụ
thuộc vào bất kỳ khả năng phần mềm thiết bị đang hoạt
động.
11

1.3.2. Thành phần và hoạt động cơ bản của giao thức
Proxy Mobile IP

Chức năng cơ bản của BMW (Broadband
WirelessGateway), đóng vai trò PMIP client chính là tạo
yêu cầu đăng ký IP di động RRQ (RegistrationRequest) on
behalf of thuê bao, gửi tới HA và thực hiện truyền đường
ngầm giữa FA và HA.
Để thực hiện được chức năng trên, thì PMIP client
cần thu thập tất cả các nhánh MIP liên quan qua cơ chế
nhận thực EAP ( hoặc qua nhận thực thuê bao AAA).
Server AAA trả về BWG một tập các nhánh chuẩn dịch vụ
di động. Với các thông tin này client BWG/PMIP bắt đầu
quá trình MIP RRQ tới HA. Khi đó HA gửi trả lại bản tin
RRP (Registration Reply), bao gồm thông tin về địa chỉ IP
(HoA – Home Address) được gán cho MS, trả lại cho
PMIP client. Kết quả của quá trình MIP RRQ/RRP, PMIP
client tương tác với FA thiết lập một đường truyền dữ liệu
với tuyến đường ngầm đã giành trước dung lượng giữa FA
và HA.
12

Nếu quá trình đăng ký MIP thành công, thì BWG
thông báo cho MS gán địa chỉ IP qua DHCP hoặc cơ chế
ARP.
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong mạng Internet truyền thống (IPv4), mỗi node
mạng có một địa chỉ IP duy nhất xác định điểm kết nối với
mạng. Do vậy để nhận được thông tin, nó phải được đặt tại
mạng tương ứng với địa chỉ đó. Điều này gây ra hạn chế
cho các đối tượng sử dụng đầu cuối có khả năng di động,
mỗi khi đến một điểm truy cập mới phải thay đổi thông tin
về cấu hình IP. Để giải quyết được thực trạng này, giao

thức Mobile IP đã ra đời. Và để khắc phục được việc
chuyển vùng riêng lẻ có thể không khiến cho thuê bao bị
mất phiên liên lạc hoặc kết nối thì PMIP ra đời.






13

Chương 2:
GIAO THỨC PROXY MOBILE IPv6
(PMIPv6)
Proxy MIPv6 hỗ trợ quản lý tính di động node di
động trên nền mạng tòan IP, không giống như MIP, chức
năng này được thực hiện bởi mạng quản lý, nó sẽ có trách
nhiệm theo dõi các chuyển động của máy chủ và bắt đầu
tín hiệu yêu cầu khi máy chủ có thay đổi.

2.1. PROXY MOBILE IPv4
2.1.1. Đăng ký ban đầu
Thủ tục đăng ký ban đầu được mô tả như hình 2.1
bên dưới.

Hình 2. 1 Thiết lập kết nối vào mạng
14

2.1.2. Thay đổi đăng ký
Thủ tục duy trì kết nối mạng diễn ra theo hình bên

dưới.

Hình 2. 2 Duy trì kết nối mạng
2.1.3. Hỗ trợ chuyển giao
Thủ tục chuyển giao được mô tả như hình dưới.

Hình 2. 3 Chuyển giao AR
15

2.1.4. Hủy đăng ký
Thủ tục thực hiện hủy đăng ký theo hình bên dưới.

Hình 2. 4 Hủy bỏ đăng ký cho PMA trước đó
2.2. PROXY MOBILE IPv6
2.2.1. Tổng quan về hoạt động của giao thức Mobile
IPv6
Giao thức Proxy MIPv6 hoạt động trên nền mạng
tòan IP, quản lý tính di động của node di động, mà không
cần sự tham gia của node di động trong bất kỳ hoạt động
nào liên quan tới báo hiệu, giao thức PMIPv6 sẽ thực hiện
điều đó. Thực thể di động trong mạng sẽ theo dõi kiểm tra
các chuyển động của node di động, và sẽ khởi tạo báo hiệu
di đông và thiết lập yêu cầu trạng thái định tuyến.
Các cọc neo vị trí di động nội hạt_LMA (Local
mobility anchor) chịu trách nhiệm cho việc duy trì trạng
16

thái node di động và là điểm cuối hình học trước khi vào
mạng nhà của node di động.Cổng truy cập di động_MAG
(Mobile Access Gateway) là đơn vị thực hiện quản lý di

động cho một node di động, và nó nằm trên các liên kết
truy cập màcác node di động đi qua. MAG có trách nhiệm
phát hiện chuyển động của node di động đi và đến từ liên
kết truy cập, và nó bắt đầu đăng ký liên kết tới điểm di
động nội hạt của node di động. Có thể có nhiều LMA ở
miền Proxy MIPv6 để phục vụ các nhóm khác nhau của
các nút di động. Các kiến trúc của một miền Proxy MIPv6
được hiển thị trong hình 2.5.

Hình 2.5 Miền hoạt động của Proxy MIPv6
17

2.2.2. Quản lý cập nhật chính sách ràng buộc
Chính sách cập nhật ràng buộc thực hiện theo 14
bước. Chi tiết nội dung từng bước được mô tả trong cuốn
luận văn.
2.2.3. Đăng ký chính sách ràng buộc ban đầu
Thực hiện đăng ký ràng buộc ban đầu theo 7 bước.
Chi tiết nội dung từng bước được mô tả trong cuốn luận
văn.
2.2.4. Mở rộng thời gian sống ràng buộc
Thực hiện mở rộng thời gian sống ràng buộc có hai
trường hợp:
- Khi không chuyển giao
- Khi xảy ra chuyển giao
2.2.4.1. Khi không chuyển giao
Thực hiện theo 2 bước. . Chi tiết nội dung từng
bước được mô tả trong cuốn luận văn.
2.2.4.2. Khi có xảy ra chuyển giao
Thực hiện theo 5 bước. . Chi tiết nội dung từng

bước được mô tả trong cuốn luận văn.
18

2.2.5. Hủy đăng ký ràng buộc
Thực hiện theo 2 bước. Chi tiết nội dung từng bước
được mô tả trong cuốn luận văn.
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 đã nghiên cứu chi tiết thành phần
và hoạt động của từng giao thức của PMIPv4 và PMIPv6.
Điểm nổi bật của PMIPv6, hỗ trợ được IPv6, thủ tục thực
hiện cụ thể và chi tiết, quản lý ràng buộc hơn PMIPv4.











19

Chương 3:
ỨNG DỤNG CỦA PMIPv6 VÀO QUÁ
TRÌNH CHUYỂN GIAO TRONG
MẠNG DI ĐỘNG 3G WCDMA/UMTS
Nghiên cứu ứng dụng PMIPv6 trong quá trình
chuyển giao trong mạng 3G WCDMA/UMTS, khi đó

PMIPv6 hỗ trợ thiết bị di động nhanh chóng cập nhật
trạng thái mới và không làm gián đoạn kết nối khi chuyển
giao.
3.1. QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO
3.1.1. Trong thông tin di động 3G WCDMA/UMTS
Thông thường chuyển giao (HO: Handover) được
hiểu là quá trình trong đó kênh lưu lượng của một UE
được chuyển sang một kênh khác để đảm bảo chất lượng
truyền dẫn.
3.1.1.1. Chuyển giao cứng
Các thủ tục HO trong đó tất cả các đường truyền vô
tuyến cũ của một UE được giải phóng trước khi thiết lập
các đường truyền vô tuyến mới
20

3.1.1.2. Chuyển giao mềm/ mềm hơn
Các thủ tục trong đó UE luôn duy trì ít nhất một
đường vô tuyến nối đến UTRAN. Trong chuyển giao mềm
UE đồng thời được nối đến một hay nhiều ô thuộc các nút
B khác nhau của cùng một RNC (SHO nội RNC) hay
thuộc các RNC khác nhau (SHO giữa các RNC). Trong
chuyển giao mềm hơn UE được nối đến ít nhất là hai đoạn
ô của cùng một nút B. SHO và HO mềm hơn chỉ có thể
xẩy ra trên cùng một tần số sóng mang và trong cùng một
hệ thống.

Hình 3. 1 Chuyển giao mềm (a) và mềm hơn (b)
21

3.1.2. PMIPv6 hỗ trợ quá trình chuyển giao

Trong miền hoạt động của PMIPv6 có một thực thể
MAG_Cổng truy nhập di động, chứa thông tin chuyển
vùng của node di động để tính toán các đặc tính liên kết
node di động nhà. Nó gồm 3 chức năng chính, đó là:
- Phát hiện node di động di chuyển vị trí và khởi tạo
báo hiệu với LMA của node di động để cập nhật định
tuyến tới địa chỉ nhà của node di động.
- Thiết lập đường dữ liệu cho node di động sử dụng
địa chỉ nhà của nó để liên lạc từ liên kết truy nhập.
- Tính toán liên kết nhà của node di động trên liên
kết truy nhập.

22

Hình 3. 2 Kiến trúc Proxy MIPv6
3.1.2.1. Giao thức hỗ trợ
Phương thức hoạt động của PMIPv6 bao gồm 5
bước sau.
Đầu tiên là nhận thực truy nhập bằng cách đảm bảo
cho node di động kết nối tới mạng. Nhận thực thành công
bởi server chính sách (có thể là AAA server,…), MAG có
thể lấy các đặc tính của node di động để sử dụng cho việc
nhận dạng hiện tại.
Bước 2 là cần phải thực hiện cập nhật liên kết_BU,
khi đó MAG gửi một yêu cầu cập nhật chính sách liên kết
tới LMA để đăng ký điểm đăng nhập của node di động.
Sau đó, thực thể nhớ liên kết và một đường ngầm định
tuyến cho tiền tố nhà của node di động được khởi tạo. Tại
phía LMA, sẽ tạo thực thể nhớ liên kết, đường ngầm định
hướng tới MAG, một định tuyến cho tiền tố nhà của node

di động.
Bước 3. MAG tính toán giao diện nhà của node di
động trên giao diện truy nhập. Do đó, node di động sẽ luôn
tin đó là mạng nhà nhưng thực tế là đăng nhập vào một bộ
định tuyến mặc định mới.
23

Bước 4. Giao diện của node di động sẽ được cấu
hình với phương pháp cấu hình địa chỉ tĩnh hoặc động.
Bước 5. Với định tuyến gói tin, LMA sẽ định tuyến
tất cả các gói tin nhận được qua đường ngầm đã thiết lập
tới MAG. MAG sẽ định tuyến lại các gói tin này tới node
di động. Tất nhiên, MAG sẽ chuyển tiếp tất cả các gói tin
nhận được qua đường ngầm tới LMA và sau đó, chúng sẽ
được định tuyến trực tiếp tới đích.
3.1.2.2. Thủ tục chuyển giao
Thủ tục chuyển giao diễn ra như hình dưới.

Hình 3. 3 Hoạt động chuyển giao PMIPv6

×