Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ỨNG DỤNG KTQT QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.53 KB, 21 trang )


Khoá luận tốt nghiệp
GVHD
: Th.s Nguyễn Thị Kim Hương

TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ỨNG DỤNG
KTQT QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI
CÔNG TY ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
A.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
ĐIỆN MÁY VÀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I/ Quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của công ty
1/ Quá trình hình thành và phát triển
a/ Quá trình hình thành
Công ty Điện Máy và Kỹ Thuật Công Nghệ tiền thân là công ty Điện Máy
Cấp I Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 75/NI/QD ngày 17 tháng 09 năm
1975 của Bộ Nội Thương,nay là bộ Thương Mại. Nhiệm vụ của công ty trong giai
đoạn này là đại lý cho công ty Liên Doanh thuộc tổng công ty Điện Máy thực hiện
mua bán với các tổ chức kinh tế Nhà nước ở Miền Nam, tiếp nhận hàng hoá nhập
khẩu và viện trợ tại khu vực Đà Nẵng.
Ngày 04/06/1981 Bộ Nội Thương quyết định tách công ty Điện Máy Cấp I
Đà Nẵng thành hai chi nhánh: Chi nhánh Điện Máy Đà Nẵng và chi nhánh Xe Đạp
và Xe Máy Đà Nẵng.
Ngày 20/02/1985 theo quyết định 41/TCT do Bộ Thương Mại quyết định xác
nhập hai chi nhánh trên thành Cty Điện Máy Xe Đạp và Xe Máy Miền Trung.
Ngày 28/05/1993 theo quyết định 607/TM-TCB Bộ Thương Mại quyết định
thành lập doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên thành công ty Điện Máy Miền Trung.
Ngày 15/03/2000 đổi tên thành công ty Điện Máy và Kỹ Thuật Công Nghệ
theo quyết định số 892/2000/BTM. Tên giao dịch đối ngoại của Cty là GELIMEX.
Trụ sở chính của công ty đặt tại 124 Nguyễn Chí Thanh – thành phố Đà Nẵng.
b/ Các giai đoạn phát triển
 Giai đoạn 1975 đến 1990: Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của chế độ


bao cấp, mọi hoạt động của công ty phải chịu sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. Vì
vậy mà công ty thiếu sự sáng tạo trong đầu tư cũng như xác định giá cả, quảng cáo,
tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường, do đó mà hoạt động của công ty trong
giai đoạn này chưa đạt hiệu quả.
 Giai đoạn 1990 đến nay: Nền kinh tế của đất nước chuyển từ cơ chế bao
cấp sang cơ chế thị trường , với những ưu thế do cơ chế thị trường mang lại hoạt
động kinh doanh của công ty không ngừng phát triển về mọi mặt cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, phát triển về quy mô kinh doanh, cơ cấu tổ chức, địa bàn kinh doanh.
SVTH
: Nguyễn Thuỳ Dương - Lớp 23KT2 Trang 1


Tổng Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
P.Tổ chức hành chính & thanh tra bảo vệP.kế toán tài chính P.kinh doanh xuất nhập khẩuP.thị trường đối ngoại
Các đơn vị trực thuộc

Khoá luận tốt nghiệp
GVHD
: Th.s Nguyễn Thị Kim Hương

Hiện nay công ty là một trong những doanh nghiệp có quy mô rộng lớn và
hoạt động có hiệu quả tại khu vực Miền Trung và có hai chi nhánh đại diện trên hai
miền đất nước.
2/ Chức năng, nhiệm vụ của công ty
a/ Chức năng
 Chủ động trong giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán, huy
động liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh.
 Vay vốn tại ngân hàng Việt Nam, huy động vốn trong và ngoài nước để

phát triển kinh doanh, sản xuất theo đúng chế độ luật pháp Nhà nước quy định.
 Tố tụng, khiếu nại trước cơ quan pháp luật Nhà nước đối với các tổ chức,
cá nhân vi phạm hợp đồng kinh tế.
b/ Nhiệm vụ
 Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch của công ty theo pháp luật
hiện hành để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của hàng hoá với chất lượng cao
trong xã hội, bù đắp chi phí tự trang trải và phải làm tròn nghĩa vụ với NSNN.
 Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để
xây dựng và thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả.
 Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới.
 Nhận vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn Nhà nước giao.
 Đào tạo, bồi dưỡng, quản lý toàn diện cán bộ, công nhân công ty, áp dụng
thực hiện chính sách, chế độ Nhà nước và Bộ Thương Mại quy định đối với người
lao động.
II/ Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty
1/ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
SVTH
: Nguyễn Thuỳ Dương - Lớp 23KT2 Trang 2



Khoá luận tốt nghiệp
GVHD
: Th.s Nguyễn Thị Kim Hương

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Bộ máy quản lý được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, các phòng
ban, xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc công ty được chỉ đạo trực tuyến của Tổng giám

đốc và Phó giám đốc. Riêng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp quản lý các
cửa hàng kinh doanh của công ty đóng trên địa bàn thành phố.
2/ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý
Tổng giám đốc: Là người đứng đàu công ty do Bộ Trưởng Bộ Thương
Mại bổ nhiệm, là người có thẩm quyền quyết định cao nhất trong công ty, trực tiếp
chỉ đạo hoạt động kinh doanh, ban hành các quyết định.
 Phó giám đốc: Là người tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc đề ra
các phương án kinh doanh, các chiến lược phát triển công ty. Mỗi Phó giám đốc sẽ
chịu trách nhiệm chỉ đạo những công việc theo sự uỷ thác của Tổng giám đốc.
 Phòng tổ chức hành chính và thanh tra bảo vệ: Đảm nhận công tác tổ
chức, quản lý, tuyển mộ nhân lực cho công ty. Phòng có trách nhiệm theo dõi việc
thực hiện các chế độ chính sách, công tác đoàn thể, chăm lo đời sống cho cán bộ
công nhân viên và công tác xã hội của công ty, qua dó bình xét thi đua khen thưởng
cho từng đơn vị, cá nhân trong công ty. Quản lý và ngăn ngừa những hành vi vi
phạm nội quy, quy định của công ty, lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên, tổ chức
công tác thanh tra bảo vệ an toàn tài sản của công ty.
 Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: Đảm nhận công tác đàm
phán ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh giữa công ty với cá nhân,
tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Phòng có chức năng tham mưu cho Tổng giám
đốc các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng lựa chọn phương án kinh
doanh tối ưu để trình Tổng giám đốc phê duyệt.
 Phòng tài chính kế toán: Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về vấn
đề tài chính, có trách nhiệm lập kế hoạch tài chính, hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán
cho đơn vị trực thuộc, tổ chức theo dõi hạch toán, xác định lãi lỗ cho từng hoạt
động kinh doanh và toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng có trách
nhiệm quyết toán hàng năm với cơ quan chủ quản cấp trên. Ngoài ra, phòng có
nhiệm vụ cung cấp thông tin lẫn nhau trong nội bộ để làm tốt chức năng tham mưu
cho Tổng giám đốc.
 Phòng thị trường đối ngoại: Tham mưu cho Tổng giám đốc về thị
trường trong và ngoài nước, thực hiện tốt công tác đối ngoại, tìm kiếm khách hàng,

nghiên cứu sản phẩm mới, tổ chức thủ tục nhập khẩu, xây dựng mối quan hệ với
khách hàng trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh việc tiêu dùng hàng hoá của Cty.
 Các chi nhánh trung tâm thuộc công ty
SVTH
: Nguyễn Thuỳ Dương - Lớp 23KT2 Trang 3


Kế toán trưởng
PP kế toán phụ trách tổng hợpPP kế toán phụ trách vay vốn tín dụng
KT tiền mặt
KT ngân hàng
KT kho hàng
KT công nợ mua ngoài
KT công nợ bánThủ quỹ
KT các đơn vị trực thuộc
KT Tiêu thụ & thuế

Khoá luận tốt nghiệp
GVHD
: Th.s Nguyễn Thị Kim Hương

 Chi nhánh công ty tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận và các cửa
hàng: 374 Ngũ Hàng Sơn, 124 Nguyễn Chí Thanh, 170 Hùng Vương chuyên bán
các mặt hàng kinh doanh của công ty.
 Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu 165 Bạch Đằng.
 Trung tâm vật tư tổng hợp: Kinh doanh các mặt hàng vi tính và dịch vụ thương mại.
 Xí nghiệp kỹ thuật công nghệ Sài Gòn: Kinh doanh và nhập khẩu mặt hàng vi tính,
tổ chức đấu thầu các công trình, xử lý nước thải.
 Xí nghiệp lắp ráp xe máy: Chuyên kinh doanh lắp ráp các loại xe máy...nhằm xuất
khẩu ra thị trường thế giới.

III/ Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1/ Tổ chức bộ máy kế toán
a/ Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty hoạt động trên địa bàn rộng và
phân tán, để việc quản lý được chặt chẽ và đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng
cho nhà quản lý nên công ty đã áp dụng bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán.
Sơ đồ 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
b/ Chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên trong bộ máy
Hiện nay phòng kế toán gồm 9 người, trong đó có: 1 kế toán trưởng, 2 phó
phòng, 6 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ
SVTH
: Nguyễn Thuỳ Dương - Lớp 23KT2 Trang 4



Khoá luận tốt nghiệp
GVHD
: Th.s Nguyễn Thị Kim Hương

- Kế toán trưởng: Đồng thời cũng là trưởng phòng kế toán tài chính, có
nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo công tác hạch toán kế toán ở công ty. Kế toán trưởng còn
là người hỗ trợ đắc lực cho Tổng giám đốc trong việc ký kết hợp đồng kinh tế, xây
dựng các kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và cơ quan tài
chính cấp trên về hoạt động kế toán ở công ty.
- Phó phòng kế toán phụ trách tín dụng ngân hàng: Là người hỗ trợ cho
kế toán trưởng việc điều hành mọi hoạt động hạch toán và chịu trách nhiệm về
khoản vay vốn của công ty. Thường xuyên liên hệ với các ngân hàng trên địa bàn
thành phố dể vay vốn khi cần thiết.

- Phó phòng kế toán phụ trách tổng hợp: Căn cứ vào sổ sách của các
phần hành để tổng hợp lên báo cáo kế toán của văn phòng công ty và của toàn công
ty để xác định kết quả kinh doanh, đánh giá kết quả sử dụng vốn. Ngoài ra kế toán
tổng hợp còn phụ trách phần hành hạch toán tài sản cố định, theo dõi tình hình biến
động của TSCĐ và tính khấu hao phân bổ chi phí.
- Kế toán tiền mặt: Phụ trách theo dõi tình hình thu, chi tiền, đồng thời
kiểm tra báo cáo quỹ ở các chi nhánh gửi về.
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình biến động tỷ giá, tình hình biến
động của tiền gửi ở từng ngân hàng, theo dõi nợ vay ngân hàng, giao dịch với ngân
hàng để mở L/C phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá.
- Kế toán kho hàng: Theo dõi tình hình nhập khẩu hàng hoá phát sinh hàng
ngày, trị giá mua hàng, thuế nhập khẩu, lập báo cáo về lưu chuyển hàng hoá tại
công ty và định kỳ tham gia kiểm kê hàng hoá. Kế toán kho hàng còn thường xuyên
đối chiếu với các kho, các cửa hàng để quản lý chặt chẽ hàng hoá.
- Kế toán công nợ mua ngoài: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ phải thu,
các khoản tạm ứng và trích lập BHYT, BHXH, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên
văn phòng công ty.
- Kế toán công nợ bán: Theo dõi các khoản phải trả cho từng nhà cung cấp,
thuế GTGT đầu vào, các khoản phải thu, phải trả nội bộ.
- Thủ quỹ: Theo dõi và đảm bảo quỹ tại công ty, phụ trách khâu thu chi theo
chứng từ hợp lệ, phản ánh việc cấp phát và nhận tiền vào sổ quỹ tiền mặt. Thường
xuyên so sánh, đối chiếu tình hình tồn quỹ tiền mặt ở công ty với sổ sách kế toán
tiền mặt để kịp thời phát hiện sai lệch và sữa chữa những sai sót trong quá trình ghi
chép.
- Kế toán tiêu thụ và thuế: theo dõi doanh thu nội bộ và doanh thu bán ra
ngoài và thuế GTGT phải nộp.
- Kế toán ở các đơn vị trực thuộc: Ngoại trừ cửa hàng 35 Điện Biên Phủ,
cửa hàng 124 Nguyễn Chí Thanh là hạch toán phụ thuộc, còn các đơn vị còn lại đều
SVTH
: Nguyễn Thuỳ Dương - Lớp 23KT2 Trang 5



Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Tờ kê,bảng kê chi tiết
Thẻ và sổ chi tiết
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết

Khoá luận tốt nghiệp
GVHD
: Th.s Nguyễn Thị Kim Hương

hạch toán độc lập nhưng theo sự chỉ đạo thống nhất của công ty. Các đơn vị hạch
toán phụ thuộc định kỳ gửi về công ty chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Nhiệm vụ của kế toán ở các đơn vị hạch toán độc lập: Là theo dõi tình hình
nhập xuất, sử dụng hàng hoá nguyên vật liệu chính, công cụ dụng cụ và phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các
đơn vị tham mưu cho các giám đốc đơn vị về công tác tài chính, tính toán giá thành
sản phẩm của các đơn vị (đối với đơn vị sản xuất) xác định kết quả kinh doanh và
cuối tháng lập báo cáo gửi về công ty.
2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
b/ Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Xuất phát từ công tác kế toán, kết hợp với yêu cầu quản lý và đội ngũ nhân
viên kế toán của phòng kế toán và phù hợp với tình hình hoạt động, công ty đã áp
dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” có cải biên.
Sơ đồ 3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Ghi sổ hàng ngày

Ghi sổ vào cuối tháng (quý)
Quan hệ đối chiếu
a/ Trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra kế toán lập định
khoản, lấy số liệu ghi vào tờ kê chi tiết.
Đối với những đối tượng cần theo dõi chi tiết thì ghi vào sổ thẻ chi tiết kế
toán liên quan.
SVTH
: Nguyễn Thuỳ Dương - Lớp 23KT2 Trang 6


Công ty
Chi nhánh ĐM & KTCN tại Hà NộiChi nhánh ĐM & KTCN tại TPHCMTT kinh doanh XNK Điện máyTTKD tin học & thương mại dịch vụTT Vật tư tổng hợp
Xí nghiệp lắp ráp xe máyXí nghiệp may xuất khẩuNhà máy cơ khí kỹ thuật DeahanNhà máy chế biến gỗ xuất khẩu GELSTARChi nhánh ĐM & KTCN tại Nha Trang
Các cửa hàng
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp

Khoá luận tốt nghiệp
GVHD
: Th.s Nguyễn Thị Kim Hương

Đối với những nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt thì kế toán còn phải vào sổ
quỹ để tiện theo dõi và đối chiếu.
+ Cuối tháng kế toán tập hợp tất cả các tờ kê, bảng kê chi tiết, lấy số tổng
cộng ghi vào nhật ký chứng từ, ghi trực tiếp vào sổ cái.
+ Cuối kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp số liệu của kế toán chi tiết để lập bảng
kê tổng hợp chi tiết.
Tổng hợp số liệu ở bảng kê để ghi vào nhật ký chứng từ, sổ cái. Sau khi đối
chiếu chứng từ ở sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết lập bảng cân đối kế toán, báo cáo

kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài khoản.
B/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KTQT
QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY
I/ Công tác tổ chức kế toán chi tiết doanh thu và kết quả tiêu thụ tại Cty
Công ty Điện máy và kỹ thuật công nghệ là một doanh nghiệp Nhà Nước
trực thuộc Bộ thương mại, với mạng lưới kinh doanh rộng lớn bao gồm trụ sở chính
đặt tại 124 Nguyễn Chí Thanh, TP Đà Nẵng và các đơn vị trực thuộc trải khắp đất
nước.
Sơ đồ 4. Sơ đồ tổ chức mạng lưới kinh doanh
Với ưu thế của một doanh nghiệp lớn, Công ty đã khai thác thế mạnh
sẵn có của mình như vốn, những đặc quyền được nhà nước giao để kinh
doanh nhiều loại mặt hàng. Những mặt hàng kinh doanh của Công ty hiện
SVTH
: Nguyễn Thuỳ Dương - Lớp 23KT2 Trang 7



Khoá luận tốt nghiệp
GVHD
: Th.s Nguyễn Thị Kim Hương

nay là: Xe máy, hàng điện tử, điện dân dụng, vật tư kim khí, vật tư xây dựng
chủ yếu là mặt hàng kính xây dựng, linh kiện phụ tùng xe máy. Doanh thu
chủ yếu của Công ty là từ mặt hàng xe máy. Hiện nay, Công ty là nhà phân
phối độc quyền cho hãng DAERYANG INDUSTRY ở Việt Nam chuyên
bán xe máy Deahan. Công ty nhập linh kiện phụ tùng và bán lại cho xí
nghiệp xe máy lắp rắp.
1. Hệ thống chứng từ kế toán
a/ Các chứng từ sử dụng trong quá trình tiêu thụ
Ở Công ty, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh thông

qua việc lập một bộ chứng từ sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành nào trong Công ty thì nhân viên phần
hành đó thực hiện việc lập các chứng từ có liên quan. Toàn bộ các chứng từ được
lập đều có đầy đủ chữ ký của các bộ phận liên quan và chữ ký phê duyệt của Giám
đốc hoặc một người được uỷ quyền trong trường hợp Giám đốc đi vắng.
Đối với nghiệp vụ bán hàng, Công ty sử dụng các chứng từ sau:
- Đơn đặt hàng: Mỗi khách hàng khi đặt hàng tại Công ty sẽ có một mẫu
riêng của họ chứ không phải theo mẫu thống nhất do Công ty quy định.
- Hợp đồng kinh tế: Thể hiện những thoả thuận giữa khách hàng và Công ty.
Hợp đồng kinh tế được lập thành 4 bản:
+ Khách hàng giữ 2 bản.
+ Phòng Kinh doanh giữ 1 bản, để theo dõi tình hình xuất bán và thanh toán
của khách hàng, đồng thời có biện pháp đốc thúc khách hàng thanh toán đúng hạn.
+ Phòng Kế toán giữ 1 bản, để theo dõi việc xuất hàng, thanh toán để từ đó ghi
chép vào sổ sách.
- Hóa đơn GTGT: Xác định số lượng, chủng loại, đơn giá, số tiền bán hàng để
từ đó làm căn cứ ghi sổ. Hóa đơn thường được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu ở phòng
kinh doanh, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 thủ kho dùng làm căn cứ để ghi thẻ
kho và sau đó chuyển lên phòng Kế toán.
- Phiếu xuất kho: Theo dõi số lượng hàng hóa xuất kho và làm căn cứ để ghi
sổ kế toán. Phiếu này được lập cho 1 hoặc nhiều loại hàng hóa ở cùng 1 kho và
cùng 1 mục đích sử dụng. Phiếu xuất kho được dùng làm căn cứ để ghi thẻ kho và
chuyển lên cho phòng Kế toán.
- Phiếu thu.
- Giấy báo có.
- Hóa đơn vận chuyển. ( Xem các chứng từ này ở phần phụ lục )
b/ Trình tự ghi sổ của quá trình tiêu thụ
SVTH
: Nguyễn Thuỳ Dương - Lớp 23KT2 Trang 8



×