Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư đèo cả thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.39 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Vốn có một vai trò quan trọng đối với bất kỳ một Công ty nào. Vốn là tiền đề
để các Công ty có thể thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Để nâng
cao vai trò của vốn trong hoạt động của các doanh nghiệp, bên cạnh việc huy động
vốn cần có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng vốn tại
doanh nghiệp mình.
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá vấn đề quản lý và hiệu quả sử
dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả nhằm tìm ra được giải pháp quản lý và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đặt trong bối
cảnh đó, nghiên cứu đề tài: "Quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư Đèo
Cả: Thực trạng và giải pháp" là cần thiết, có cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một số vấn
đề lý luận về vốn của doanh nghiệp. Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: vốn, quản lý
và sử dung vốn của doanh nghiệp? Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp;
các nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp?
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn
của Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
trong thời gian tới. Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: Quản lý và sử dụng vốn của
Công ty cổ phần đt Đèo Cả hiện tại như thế nào? Công ty cần làm gì và làm như thế
nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Vấn đề quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả 3 năm
2010-2012.
- Nghiên cứu những vấn đề về quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu
tư Đèo Cả thể hiện qua các BCTC, báo cáo khác của Công ty. Các vấn đề đưa ra
trong luận văn được đánh giá mang tính chất tổng quát từ giác độ Công ty.


Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau mang tính chất truyền thống
trong nghiên cứu kinh tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
2

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ bản chất và
biểu hiện cũng như quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để đánh giá thực trạng quản lý và
sử dụng vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó nghiên cứu một số giải pháp mang tính
hệ thống và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đt Đèo
Cả trong thời gian tới.
Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu ba chương như sau:
Chương 1 : Tổng quan về vốn, quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ
phần đầu tư Đèo Cả.
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ VỐN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về vốn và bản chất của vốn
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về vốn
 Khái niệm:
Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được
huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư nhằm mục đích sinh lời.
 Đặc điểm chung:
Vốn kinh doanh có một số đặc điểm như sau:
- Vốn phải được thể hiện bằng một lượng tài sản có giá trị thực được sử dụng
vào quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra một lượng giá trị sản phẩm khác.
- Vốn phải vận động sinh lời, tạo ra giá trị mới lớn hơn gía trị ban đầu.
- Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể đầu tư

vào sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp
Có thể nhận thấy vai trò lớn của vốn trong hoạt động của doanh nghiệp:
- Vốn là điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp.
- Vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều
sâu.
- Thứ tư: Vốn là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch dự án.
3

1.2 Phân loại vốn
1.2.1 Căn cứ theo đặc điểm vận động của vốn
- Vốn cố định là số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên các tài sản cố
định.
- Vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động
của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
liên tục.
1.2.2 Căn cứ theo nguồn hình thành vốn (Nguồn tạo lập vốn)
Vấn đề tạo lập vốn hình thành từ các nguồn:
- Vốn chủ sở hữu: Là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và
các thành viên trong công ty liên danh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần.
- Vốn vay: Các doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại, từ
các tổ chức tín dụng, đơn vị kinh tế khác,… để lập hoặc thêm nguồn vốn của doanh
nghiệp.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguôn vốn này được chi cho các doanh
nghiệp nhà nước ngay từ khi thành lập, hay cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự
án BT theo quy định của nhà nước và theo nguyên tắc không hoàn trả.
- Huy động vốn trên thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là
nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán và các loại giấy ghi nợ trung
và dài hạn.
- Ngoài những nguồn vốn trên, doanh nghiệp còn có thể huy động vốn từ

những nguồn khác như: tín dụng thuê mua, vay từ cán bộ công nhân viên
1.2.3 Căn cứ theo yêu cầu đầu tư và sử dụng
- Vốn bên trong doanh nghiệp: Là toàn bộ tài sản hiện hữu tại doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư ra bên ngoài: Số vốn doanh nghiệp không trực tiếp sử dụng.
1.3 Quản lý vốn của doanh nghiệp
1.3.1 Quản lý vốn cố định
1.3.1.1 Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghịêp
Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ là khâu
đầu tiên trong quá trình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. Căn cứ vào các dự án
đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù
hợp.

4

1.3.1.2 Khấu hao tài sản cố định
Phương pháp khấu hao đường thẳng:
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo
công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao
trung bình hàng năm =
của tài sản cố định
Nguyên giá của tài sản cố định
Thời gian sử dụng
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm
chia cho 12 tháng.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo
công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao hàng


năm của tài sản cố định
= Giá trị còn lại
của tài sản cố định

x Tỷ lệ khấu
hao nhanh
1.3.1.3 Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư
dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các loại hoạt
động kinh doanh thường xuyên (sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh
nghiệp. Do đặc điểm của TSCĐ và vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kì sản xuất
kinh doanh song vẫn giữ được nguyên hình thái vất chất và đặc tính sử dụng ban đầu
(đối với TSCĐ hữu hình) còn giá trị còn lại chuyển dịch dần dần vào giá trị sản
phẩm.
1.3.2 Quản lý vốn lưu động
1.3.2.1 Sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý các hoạt động kinh doanh của mình. Một
trong những vấn đề phải quan tâm là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu
động.
1.3.2.2 Nội dung quản lý vốn lưu động
- Xác định nhu cầu thường xuyên tối thiểu về vốn lưu động của doanh nghiệp
- Bảo toàn vốn lưu động
- Quản lý các phần hành vốn lưu động
5

1.3.3 Quản lý vốn đầu tư
Đầu tư XDCB là sử dụng các nguồn vốn để tạo ra các sản phẩm xây dựng mới
để từ đó kiếm thêm được một khoản tiền lớn hơn.
1.3.3.1 Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB

Quy trình quản lý vốn đầu tư theo quá trình đầu tư như sau:
a) Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự toán đầu tư
b) Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn thực hiện đầu tư
c) Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác sử
dụng.
1.3.3.2 Những yêu cầu đặt ra trong quản lý vốn đầu tư XDCB
1.4 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.4.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt
động sử dụng vốn vào giải quyết một nhu cầu nhất định trong phát triển sản xuất (đầu
tư phát triển) và trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung:
Hiệu suất sử dụng vốn: Là chỉ tiêu phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một
kỳ quay được bao nhiêu vòng.

Suất hao phí vốn: Là chỉ tiêu nghịch đảo chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, phản
ánh một đồng doanh thu cần có bao nhiêu đồng vốn.

Tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn: Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận được tạo ra
trên một đồng vốn sản xuất trong kỳ.


6

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng
vốn cố định.

Suất hao phí vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh

thu cần phải bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng vốn cố định.

Tỷ lệ doanh lợi trên vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của
vốn cố định.

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:

Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
360
K = với: K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động.
L L: Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:

7

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB:
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở tầm vĩ mô
Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR):
Hệ số ICOR càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao.
Vốn đầu tư trong kỳ
ICOR =
Mức tăng GDP

Hệ số thực hiện vốn đầu tư H
u
:
Hệ số được tính theo công thức: H

u
= FA/I
Trong đó: FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ;
I: Tổng số vốn đầu tư trong kỳ.
Hệ số vốn đầu tư càng lớn, biểu hiện hiệu quả vốn đầu tư càng cao.
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở tầm vi mô
Thời hạn thu hồi vốn:
. Thời hạn thu vốn đầu tư giản đơn
. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư có chiết khấu
Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR):
Dự án có hiệu quả khi IRR

r giới hạn.

21
1
121
NPVNPV
NPV
)rr(rIRR



Chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV):
n CFi
NPV = 
I=0 (1+r)
i

NPV > 0 thì dự án đầu tư có hiệu quả và chỉ tiêu này càng lớn hơn không, hiệu

quả càng cao.
Trong đó:
CFi = Bi - Ci
Bi - Thu nhập năm i
Ci - Chi phí năm i
n - Khoảng thời gian hoạt động
của dự án
r
-

T
ỷ lệ chiết khấu

8

1.4.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một tất yếu trong cơ chế thị trường
cạnh tranh gay gắt, nó góp phần nâng cao khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng vốn
1.5.1 Những nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế
- Môi trường văn hoá - xã hội - chính trị
- Môi trường pháp lý
- Môi trường công nghệ
- Môi trường tự nhiên
- Thị trường hoạt động: Cạnh tranh, giá cả, cung cầu thị trường.
1.5.2 Những nhân tố chủ quan
Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tình hình tài chính

của doanh nghiệp mình đó là:
- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
- Chi phí vốn
- Nhân tố con người
- Nhân tố chiến lược của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐÈO CẢ
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả được thành lập dựa trên cơ sở liên doanh giữa
4 nhà đầu tư lớn: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai
Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Thạch B.O.T,
Công ty Cổ phần Á Châu theo quyết định của sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội ngày
05.04.2009. Công ty là đơn vị được Chính phủ và Bộ GTVT cho phép đầu tư, xây
dựng, vận hành, khai thác dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả một trong những dự án
trọng điểm Quốc gia.
9

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả có nhiệm vụ xây dựng vận hành khai thác dự
án trọng điểm quốc gia Hầm đường bộ qua Đèo Cả và có những chức năng sau:
- Khảo sát điều tra kinh tế kỹ thuật để lập quy hoạch phục vụ cho việc đầu tư
xây dựng các công trình đường bộ, cầu, hầm đường bộ;
- Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình cầu, hầm đường bộ;
- Thẩm định dự án đầu tư thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán;Kiểm tra chất lượng
công trình; Giám sát thi công chất lượng công trình;
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty
2.1.4 Một số hoạt động Công ty
2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn của Công ty tại Công ty cổ phần
đầu tư Đèo Cả
2.2.1 Hoạt động tạo lập vốn
2.2.1.1 Các nguồn cung cấp vốn
Các nguồn vốn dùng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty gồm:
Vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn ngân sách nhà nước, vốn chiếm dụng, vốn khác.
2.2.1.2. Cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn đề cập đến phương thức vốn dài hạn, nó bao gồm nợ dài hạn và
vốn chủ sở hữu.


10

2.2.1.3. Chi phí sử dụng vốn
Chi phí sử dụng vốn nợ ngắn hạn
Chi phí sử dụng vốn nợ dài hạn
Chi phí sử dụng vốn cổ phần (vốn đầu tư của chủ sở hữu)
Chi phí sử dụng vốn bình quân
2.2.2 Hoạt động quản lý và sử dụng vốn
2.2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định
a, Tình hình quản lý vốn cố định:
Cơ cấu Tài Sản Cố Định:
Bảng 2.1: Tỷ trọng TSCĐ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng

(%)
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Số
tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Tài sản dài hạn

192.066

100

262.818

100

450.643

100

Tài sản cố định
trong SXKD
16.184


8.43

27.691

10.54

35.212

7.81

Đầu tư xây
dựng cơ bản dở
dang
175.882

91.57

235.127

89.46

415.431

92.19

Với vai trò là chủ đầu tư của dự án, Công ty có cơ cấu TSCĐ không như các
công ty kinh doanh xây dựng khác (như nhà thầu xây dựng) là phải đầu tư vào máy
móc thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ công trình. Mà TSCĐ ở đây chủ yếu
phục vụ cho khối văn phòng, Ban quản lý dự án và 2 trạm thu phí công ty đang nắm
quyền kinh doanh. Vì vậy vốn cố định mua TSCĐ phục vụ kinh doanh của Công ty

chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn cố định của công ty ví dụ như cuối năm
2012 chỉ chiếm 7.81% còn lại TSCĐ đang ở dạng dở dang chiếm đến 92.19%.
Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty: Vào cuối năm, phòng Hành
chính nhân sự của công ty có nhiệm vụ nộp báo cáo và giải trình cho lãnh đạo của
công ty về những TSCĐ trong năm tới mà công ty cần thiết phải có để phục vụ cho
quá trình kinh doanh của công ty.
Tình Hình Khấu Hao TSCĐ Của Công Ty:
Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với TSCĐ hữu
hình:
Bảng 2.2: Tình trạng khấu hao TSCĐHH đến 31/12/2012 ĐVT: Triệu VNĐ
11

Nhóm TSCĐ
NG TSCĐ
tính đến
31/12/2012
Số KH lũy kế Giá trị còn lại
Số tiền % Số tiền %
Nhà cửa, vật kiến trúc

16.214

2.376

14.65

13.838

85.35


Máy móc thiết bị
3.836

324

8.45

3.512

91.55

Phương tiện vận tải,
truyền dẫn
15.135


2.212

14.62

12.923

85.38

Tổng
35.212

4.912

13.95


30.300

86.05

Cuối năm 2012 tổng nguyên giá TSCĐ của công ty là 35.212 triệu đồng với hệ
số hao mòn chung là 13.95%. Giá trị còn lại của các TSCĐ này là tương đối nhiều,
chiếm khoảng 86.05% so với nguyên giá bởi hầu hết các TSCĐ đều được đầu tư mới
và thời gian sử dụng đang ít. Cho nên trong thời gian tới Công ty nên có những kế
hoạch sử dụng có hiệu quả hơn các loại TSCĐ này.
b, Hiệu quả sử dụng Vốn cố định
Để xem xét đánh giá việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không cần đi
vào phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sau đây:
Bảng 2.3: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011-2010
Chênh lệch
2012-2011

Số
tiền
%
Số

tiền
%
1. DTT Triệu
đồng
12.526

32.985

61.915

20.459

163.3

28.930

87.7

2. LNST Triệu
đồng
1.860

3.749

4.763

1.889

101.6


1.014

27.0

3. Vốn cố định
bình quân
Triệu
đồng
8.092

21.938

31.452

13.846

171.1

9.514

43.4

4. Suất hao phí
VCĐ (3/1)
Lần 0.64

0.67

0.75


0.03


0.11


5. Tỷ lệ doanh lợi
trên VCĐ (2/3)
% 0.23

0.17

0.15

-5.89


-1.95


6. Hiệu suất sử
dụng VCĐ (1/3)
Lần 1.55

1.50

1.33

-0.05



-0.22


12

Theo số liệu bảng trên ta nhận thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty
đạt 1.55 vào năm 2010, đạt 1.50 vào năm 2011 và 1.33 lần vào năm 2012. Như thế tại
thời điểm năm 2010 một đồng vốn cố định tạo ra nhiều đồng doanh thu nhất với một
đồng vốn cố định tạo ra 1.55 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của
Công ty giảm liên tục trong 3 năm từ 1.55 xuống 1.50 và còn 1.33 ở năm 2012. Có sự
biến động này là do từ năm 2010 đến năm 2012 tốc độ tăng doanh thu thuần không
nhanh bằng tốc độ tăng của vốn cố định vì thế làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định
của Công ty giảm mạnh, Công ty đầu tư mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho
Trạm thu phí Bàn Thạch mới, tuy nhiên hiệu quả lại chưa đem lại ngày nên cũng làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.
Như vậy Công ty đã sử dụng vốn cố định chưa tốt và chưa mang lại hiệu quả.
Chủ yếu phần lớn đầu tư xây dựng cơ bản dở dang chưa đưa vào kinh doanh được.
Công ty cần có các biện pháp đẩy nhanh tiến độ công trình sớm đưa vào khai thác.
13

2.2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu tài sản lưu động của Công ty ĐVT: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Chênh lệch
(2010-2011)
Chênh lệch
(2011-2012)
Số tiền % Số tiền % Số tiền %


%

%
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 56.705

100

92.587

100

148.871

100

35.882

63.3

56.284

60.8

I. Tiền
4.018

7.1

2.156


2.3

1.090

0.7

-1.862


(1.066)

(49.4)

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
19.390

34.2

35.200

38.0

8.531

5.7

15.810

81.5


(26.669)

(75.8)

III. Các khoản phải thu khách h
àng
32.341

57.0

52.933

57.2

135.733

91.2

20.592

63.7

82.800

156.4

1. Trích trước cho ngư
ời bán
32.341



52.933


135.733






2. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD

0


10.328


15.169






IV. TSLĐ khác
956


1.7

2.298

2.5

3.517

2.4

1.342

140.4

1.219

53.1

1. Tạm ứng 137


695


261







2. Thuế GTGT được khấu trừ 804


1.583


3.221






3. Thế chấp, kí quỹ, ký cược 15


20


35






( Nguồn số liệu trích trong bảng cân đối kế toán năm 2010,2011,2012 )
14


Phân tích cơ cấu vốn lưu động tại Công ty:
Qua bảng số liệu trên cho thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty
từ năm 2010 khi mới thành lập sang đến năm 2011 có sự gia tăng nhanh từ 54.705
triệu đồng tăng lên 92.587 triệu đồng và đến năm 2012 đã là 148.871 triệu đồng. Điều
này cho thấy mức độ mở rộng sản xuất, kết quả hoạt động kinh doanh khả quan làm
cho quy mô vốn của Công ty không ngừng tăng lên.
Phân tích khả năng thanh toán của Công ty:
Khả năng thanh toán trong ngắn hạn:
Bảng 2.5: Bảng phân tích khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Vốn lưu động ròng Triệu đồng 55.872 90.760 43.293
2. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 68.07 50.68 1.41
3. Khả năng thanh toán nhanh Lần 66.92 49.42 1.38
4. Khả năng thanh toán tức thời Lần 4.82 1.18 0.01
Dựa vào bảng trên về các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán ở trên ta thấy
rằng khả năng thanh toán của Công ty đang diễn ra một cách bất thường. Tuy Công
ty không bị áp lực về thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nhưng hiện tại vốn lưu động
đang bị ứ đọng, lãng phí, điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Công ty.
Khả năng thanh toán trong dài hạn:
- Khả năng trả nợ lãi vay:
Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay
Khoản mục Đơn vị Đến 31/12/2012
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 6.351

Lãi vay Triệu đồng 437

Hệ số khả năng trả nợ lãi vay Lần 14.53

Từ bảng phân tích trên ta thấy rằng khả năng đảm bảo của Công ty đối với nợ
vay dài hạn hiện tại tương đối tốt. Tuy nhiên với tốc độ phát triển của dự án thì Công

ty cần phải nỗ lực thêm để có thể trả lãi vay của những hợp đồng vay lớn phục vụ cho
các gói thầu lớn trong dự án.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
15

Bảng 2.7: Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch
2011-2010
Chênh lệch
2012-2011
Nợ phải trả
883

1.827

215.422

944

213.595

Nguồn vốn CSH 247.888

353.578

384.092


105.690

30.514

Nợ/Vốn CSH 0.0036

0.0051

0.56

+0.0015

+0.55

Từ bảng số liệu trên cùng với phân tích về tình hình hiện tại của Công ty mới
bắt đầu đi vào kinh doanh đầu tư dự án đang trong giai đoạn thực hiện phần đầu nên
Công ty đang dùng vốn đầu tư của chủ sở hữu và nguồn lợi nhuận thu được từ 2 trạm
thu phí bổ sung vào nguồn vốn CSH là chính. Vì thế vốn nợ của Công ty đang ở mức
thấp, nên hiện tại đến năm 2012 Công ty vẫn có khả năng đảm bảo tương đối tốt nợ
vay bằng nguồn vốn CSH. Tuy nhiên tỷ số này ngày càng tăng dần theo lộ trình thực
hiện dự án cụ thể năm 2010 tỷ số này chỉ có 0.0036 lần và đến năm 2011 tăng lên
0.0051 lần, nhưng đến năm 2012 thì đã tăng lên đến 0.56 lần. Có điều này bởi Công
ty sẽ tiền hành vay nợ dài hạn để phục vụ vốn đầu tư. Nên đòi hỏi Công ty phải có
những bước đi đúng đắn để có thể cân bằng hợp lý được 2 nguồn vốn này, tránh rủi
ro cho Công ty trong kinh doanh.
 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Tình hình luân chuyển vốn lưu động của Công ty trong thời gian từ 2010 – 2012:
Bảng 2.8: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

Chênh lệch
2011-2010
Chênh lệch
2012-2011
1. Doanh thu thuần Triệu đồng

12.526

32.985

61.915


2. Lợi nhuận ST Triệu đồng

1.860

3.749

4.763


3. VLĐ bình quân Triệu đồng

28.353

74.646

120.729



Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển
4. Hệ số luân chuyển VLĐ

Vòng/năm

0.44

0.44

0.51

0

0.07

5. Thời gian một vòng
luân chuyển VLĐ
Ngày 818

818

706

0

-112

6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ Lần 2.26


2.26

1.95

0

-31

7. Mức tiết kiệm VLĐ Triệu đồng




0

-19.262

16

Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy năm 2010 và năm 2011 thì để tạo ra
một đồng doanh thu thuần thì Công ty cần bỏ ra 2.26 đồng vốn lưu động. Năm 2012
để tạo ra một đồng doanh thu thuần Công ty cần bỏ ra 1.95 đồng vốn lưu động. Như
vậy năm 2010 và 2011 Công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả so với năm 2012.
 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty:
Dưới đây là bảng số liệu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
trong thời gian từ 2010 – 2012:
Bảng 2.9: Bảng phân tích khả năng sinh lời vốn lưu động
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012
Chênh lệch
2011-2010

Chênh lệch
2012-2011
1. Lợi nhuận ST Triệu đồng 1.860

3.749

4.763



2. VLĐ bình quân Triệu đồng 28.353

74.646

120.729



Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Sức sinh lợi của VLĐ Lần 0.066

0.050

0.039

-0.016

-0.011



Từ bảng số liệu phân tích khả năng sinh lời vốn lưu động trên ta thấy khả năng
sinh lời của vốn lưu động tại Công ty giảm dần. Cụ thể năm 2010 sức sinh lợi của
vốn lưu động là 0.066 nhưng sang năm 2011 giảm xuống còn 0.050 và đến năm 2012
càng giảm mạnh xuống 0.039. Tuy sức sinh lợi vốn lưu động của Công ty giảm
nhưng điều này cũng có phù hợp với công ty đang trong giai đoạn đầu tư.


17

2.2.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư dự án đèo Cả
BẢNG 2.10: Nhu cầu vốn của dự án Đèo Cả Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Hạng mục
Kinh phí phần BOT Kinh phí phần BT Kinh phí NSNN Tổng cộng

Vốn đầu
tư CSH
Vốn vay Tổng cộng
Tỷ trọng
%
Vốn vay
Tỷ trọng
%
Vốn NSNN

Tỷ trọng
%


1 Chi phí xây dựng
1.073

4.289

5.362

67.10

2.629

32.90

-

0

7.991

Phần hầm Đèo Cả 1.972

4.290

5.362




-




Phần đường QL1A




1.057


-



Phần cầu dẫn




1.572


-



2 Chi phí thiết bị
264

1.054


1.318

85.42

225

14.58

-

0

1.543

Phần hầm Đèo Cả 263

1.054

1.318




-



Phần đường QL1A





85


-



Phần cầu dẫn




140


-



3 Chi phí khác
194

774

968

70.09


413

29.91

-

0

1.381

Chi phí QLDA
Chi phí tư vấn
Chi phí khác
4
Chi phí giải phóng
mặt bằng
-

-

-

0

-

0

490


100

490

5 Chi phí dự phòng
581

2.326

2.907

69.25

1.242

29.59

49

1.16

4.198

Dự phòng khối lượng 153

614

767



328




1.095

Dự phòng trượt giá 428

1.712

2.140


914




3.054

TỔNG CỘNG 2.111

8.444

10.555

67.64


4.509

28.90

539

3.46

15.603

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
18


Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
Bảng 2.11: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính của Dự án
TT Chỉ tiêu tính
toán
Đơn vị Giá trị
1 Chỉ số Chiết khấu % 11,03
2 NPV Triệu đồng

72.141
3 IRR % 11,11
Chi tiết tính toán xem phần phụ lục luận văn.
 Công tác tổ chức thực hiện vốn đầu tư dự án Đèo Cả của Công ty theo kế
hoạch (phương án tài chính) đặt ra
Từ kế hoạch đầu tư dự án được đặt ra, Công ty đã tiến hành tổ chức thực hiện
vốn đầu tư trong giai đoạn thực hiện dự án như sau:
Bảng 2.12: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch của Công ty xét đến

cuối năm 2012
Nguồn: Phòng Quản lý dự án Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả
Từ bảng 2.12 ta thấy rằng tình hình thực hiện vốn đầu tư bắt đầu trong giai
đoạn thực hiện đầu tư năm 2012 đã gần như đạt được với kế hoạch đặt ra.
ST
T
Loại vốn
VĐT kế hoạch

(Triệu đồng)
VĐT thực
hiện
(Triệu đồng)
Tỷ lệ VĐT thực
hiện / VĐT kế
hoạch (%)
1 Phần đầu tư BT
(vốn vay)
40.000

37.989

94.98

2

Ph
ần đầu t
ư BOT


(vốn vay)
0

0

0

3 Phần đầu tư BOT
(vốn đầu tư CSH)
197.000

379.329

192.55

4 Đền bù GPMB
(vốn NSNN)
41.000

39.671

96.76

19


2.2.2.4 Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của công ty
Cổ phần đầu tư Đèo Cả
Trên đây đã có cái nhìn tổng quát về tình hình và hiệu quả sử dụng vốn cố định
(vốn đầu tư XDCB) cũng như vốn lưu động. Việc quản lý, sử dung vốn cố định và

vốn lưu động sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động. Để
đánh giá được chính xác hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta sẽ đi nghiên cứu tình
hình quản lý và sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn kinh doanh thông qua
bảng phân tích sau:
Bảng 2.13: Hiệu quả quản lý và sử dụng VKD của Công ty

Từ bảng phân tích ta thấy vòng quay toàn bộ vốn trong năm 2010 là 0.10
vòng, năm 2011 là 0.11 vòng và năm 2012 là 0.13 vòng. Như vậy vòng quay toàn
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012


Chênh l
ệch

2011-2010

Chênh l
ệch

2012-2011
1. Doanh thu
thuần
Triệu
đồng

12.526

32.985

61.915

20.459

28.930

2. Lợi nhuận sau
thuế
Triệu
đồng
1.860

3.749

4.763

1.889

1.014

3. Vốn kinh
doanh bình quân
(V
bq
)
Triệu

đồng
124.386

302.088

477.460

177.702

175.372

4. Vốn chủ sở
hữu
Triệu
đồng
247.888

353.578

384.092

105.690

30.514

5. Vòng quay
toàn bộ vốn (1/3)
Vòng
0.10


0.11

0.13

0.01

0.02

6. Tỷ suất lợi
nhuận doanh thu
(2/1)
%
14.85

11.37

7.69

(3.48)

(3.68)

7. Tỷ suất lợi
nhuận VKD (2/3)
%
1.50

1.24

1.00


(0.26)

(0.24)

8. Tỷ suẩt lợi
nhuận VCSH
(2/4)
%
0.75

1.06

1.24

0.31

0.18

20


bộ vốn của Công ty trong 3 năm 2010-2012 còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh chưa cao.
Bên cạnh đó thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2010-2012 bị giảm dần từ
14.85% năm 2012 xuống còn 7.69% năm 2010. Điều này cũng tương đối hợp lý với
thực trạng đang đầu tư của Công ty tập trung chi phí để thực hiện dự án kinh doanh
dài hạn của mình.
2.3 Đánh giá quản lý và sử dụng vốn của Công ty
2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng vốn ở Công ty

Thứ nhất: Công ty CP đầu tư Đèo Cả là một doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực xây lắp đã khẳng định mình bằng kết quả kinh doanh ngày một
khả quan, uy tín của Công ty ngày càng được đánh giá cao bởi tiến độ cũng như chất
lượng các công trình đang thực hiện.
Thứ hai: Công ty khá chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn, điều này thể
hiện ở sự tăng lên về vốn chủ sở hữu từ năm 2010 là 247.888 triệu đồng lên 384.092
triệu đồng năm 2012 và sự tăng lên của nợ phải trả từ 883 triệu đồng năm 2010 lên
đến 215.422 triệu đồng năm 2012.
Thứ ba: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty tỏ ra ngày càng tốt,
mức doanh lợi vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên, đòn bẩy tài chính đã phát huy
tác dụng trong việc sử dụng vốn tại Công ty.
2.3.2 Những tồn tại nguyên nhân trong quản lý và sử dụng vốn ở
Công ty
-
1
Trong công tác tạo vốn:
Tồn tại: Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận mà doanh thu Công ty mang lại chưa
cao, chưa có các nguồn thu từ kênh kinh doanh đa dạng nên không đảm bảo được nhu
cầu vốn ngày càng lớn để đầu tư cho việc kinh doanh dự án của Công ty. Ngoài ra
hiện nay chi phí phát sinh từ các địa điểm kinh doanh của Công ty bị thất thoát lãng
phí nhiều mà Công ty chưa có sự quản lý kịp thời.
Nguyên nhân: Công ty đang quản lý kinh doanh 2 trạm thu phí tạo ra doanh
thu cho Công ty, hiện tại đây là nguồn thu chính cung cấp cho hoạt động của Công ty.
Tuy nhiên sự quản lý chỉ tạo ra được một nguồn doanh thu chứ chưa mang lại cho
Công ty các hoạt động kinh doanh đa dạng. Đồng thời việc quản lý 2 trạm thu phí
cùng với các nhánh đầu tư hiện tại chưa tạo cho Công ty được tính chủ động trong
21


việc sử dụng và quản lý nguồn vốn có hiệu quả, vốn không được tập trung điều phối

hợp lý, bị thất thoát lãng phí và các chi phí phát sinh không cần thiết.
-
2
Trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định:
Tồn tại: Cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định chưa cân đối và chưa thật sự hợp lý.
Khoản mục nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng khá lớn như năm 2010 chiếm đến
58.85% trong cơ cấu tài sản trong khi máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động thu
phí và điều hành thì lại chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2010 chỉ chiếm 6.96% ).
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao và có xu hướng giảm dần.
Cụ thể, tỷ lệ doanh lợi đạt được trên vốn cố định chỉ đạt được 0.23% năm 2010 và
giảm dần đến năm 2012 chỉ đạt 0.15%. Đồng thời hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng
ở mức thấp năm 2010 chỉ đạt 1.55 lần và đến năm 2012 giảm xuống còn 1.33.
Nguyên nhân: Hàng năm công ty không lập kế hoạch mua sắm tài sản cố định
cũng như kế hoạch khấu hao tài sản cố định. Do đó công ty không thấy được nhu cầu
tăng giảm vốn cố định trong năm kế hoạch và khả năng nguồn tài chính đáp ứng nhu
cầu đó.
Hiện nay Công ty đang thực hiện trích khấu hao theo phương pháp nhanh.
Phương pháp này chưa phù hợp với một Công ty đang có TSCĐ là máy móc thiết bị
ít và đang có nhu cầu huy động vốn lớn để đầu tư kinh doanh dự án như Công ty cổ
phần đầu tư Đèo Cả.
Về vấn đề bảo toàn vốn cố định: Trong quá trình sử dụng những biến động về
giá cả, sự suy đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm
cho sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại và thời điểm bỏ vốn ban đầu có sự
chênh lệch. Cho đến nay, Công ty cp đầu tư Đèo Cả vẫn chưa có kế hoạch đánh giá
lại tài sản để xác định giá trị thực của tài sản cố định.
-
3
Trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động:
Tồn tại: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động chưa hiệu quả
cụ thể hệ số luân chuyển vốn lưu động quá thấp tại năm 2010 và 2011 là xấp xi 0.44

vòng/năm, sang năm 2012 tăng lên được 0.51 vòng. Điều này làm cho thời gian một
vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2010 và 2011 là 818 ngày đến năm 2012 giảm
xuống còn 706 ngày, tuy nhiên vẫn còn quá cao. Và hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
năm 2010 và 2011 là 2.26 lần nhưng lại bị giảm sút xuống 1.95 lần năm 2012. Sức
sinh lợi vốn lưu động của Công ty thấp và ngày càng có xu hướng giảm dần cụ thể
năm 2010 là 0.066 lần đến năm 2012 thì chỉ đạt 0.039 lần.
22


Nguyên nhân: Khoản mục phải thu khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong nguồn
vốn lưu động của Công ty cụ thể năm 2010 chiếm 57% đến năm 2012 chiếm lên đến
91.2% trong tài sản ngắn hạn của Công ty. Vốn bị chiếm dụng của Công ty chiếm tỷ
trọng khá cao trong khoản mục phải thu khách hàng cùng với một phần phải thu theo
tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. Điều này làm ứ đọng vốn quá nhiều, ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán có sự bất cập: Tỷ lệ thanh toán hiện hành
và thanh toán nhanh quá cao thể hiện năm 2010 là 68.1 lần thanh toán hiện hành và
66.9 lần thanh toán nhanh, tuy nhiên sang năm 2012 thì đã về mức hợp lý với tỷ lệ
khả năng thanh toán hiện hành là 1.41 lần và 1.38 lần đối với khả năng thanh toán
nhanh. Nhưng sang năm 2012 thì khả năng thanh toán tức thời lại quá thấp chỉ đạt
0.01 lần. Điều này cho thấy cách quản lý vốn lưu động của Công ty chưa ổn định.
Vốn lưu động ròng quá cao cụ thể năm 2010 là 55.872 triệu đồng, sang năm
2011 tăng lên đến 90.760 triệu đồng và sang năm 2012 đã giảm xuống còn 43.293 triệu
đồng, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Lượng vốn lưu động khá cao nhưng Công ty
không tận dụng hết được số vốn lưu động hiện có. Điều này cho thấy vốn lưu động của
công ty đang bị ứ đọng lãng phí dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao.
-
4
Trong công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư kinh doanh:
Tồn tại: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh

của Công ty chưa đạt hiệu quả.
Nguyên nhân: Công ty đầu tư kinh doanh dự án tương đối dài hạn và tổng
mưc đầu tư lớn, tuy nhiên khi đi vào thực hiện dự án Công ty bắt đầu sử dụng vốn
vay nhiều và chủ yếu hiện tại là vay ngân hàng trong nước tuy có thời gian ân hạn
nhưng mức lãi suất vẫn cao tầm 11%-12%. Điều này dẫn đên các chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận của Công ty ở mức thấp.

Chương 3 - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG HIỆU QUẢ VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
ĐÈO CẢ
3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty từ nay đến 2016
Công ty dưới sự lãnh đạo, điều hành của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của
công ty đã quyết tâm phấn đấu tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Dự án Đèo Cả
23


nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành đi vào khai thác doanh thu trong năm 2016 thể hiện
trong công tác huy động vốn và công tác sử dụng vốn như sau:
a) Công tác huy động vốn
- Vốn vay
Tiếp tục trong thời gian tới Công ty sẽ làm việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân
của các hợp đồng đã ký kết cho xây dựng phần đường QL1A và cầu dẫn vào hầm
(phần BT). Ngoài ra Công ty Đèo Cả sẽ đẩy mạnh công tác thu xếp vốn cho Hợp
phần BOT.
- Vốn chủ sở hữu: Công ty Đèo Cả sẽ thực hiện lộ trình góp vốn theo biên bản
họp đã đề ra giữa các nhà đầu tư. Thực hiện minh bạch tài chính để tham gia mua bán
cổ phần ra ngoài cho các đối tác khách hàng để cùng tham gia đầu tư dự án.
- Vốn NSNN: Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để tiến hành giải ngân cho hạng
mục GPMB và khu TĐC theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết với bộ GTVT.
b) Công tác sử dụng vốn

. Giải ngân cho GPMB và TĐC
. Công tác giải ngân cho các gói thầu đến năm 2015
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại Công ty
3.2.1 Giải pháp về tạo lập vốn
3.2.1.1 Giải pháp thành lập Công ty theo mô hình Công ty mẹ - con
3.2.1.2. Giải pháp huy động vốn thông qua Thị trường chứng khoán
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
3.2.2.1 Giải pháp đối với vốn cố định
Từ những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty cp
đầu tư Đèo Cả, một số giải pháp đưa ra nhằm khắc phục tình trạng trên như sau:
-
1
Về cơ cấu đầu tư tài sản cố định trong quá trình quản lý sử dụng
-
2
Quản lý chặt chẽ TSCĐ Công ty
-
3
Phương pháp trích khấu hao TSCĐ phù hợp
-
4
Công ty cần lập quỹ dự trữ tài chính để đề phòng mất vốn
-
5
Hoàn thịên công tác phân cấp quản lý tài sản cố định
3.2.2.2. Giải pháp đối với vốn lưu động
-
1
Sử dụng chính sách tín dụng thương mại linh hoạt
-

2
Kế hoạch hoá vốn lưu động
-
3
Áp dụng các biện pháp quản lý TSLĐ khoa học
24


3.2.2.3. Giải pháp đối với vốn đầu tư kinh doanh
-
1
Đầu tư mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu
-
2
Đối với việc lập dự án
-
3
Đối với công tác sử dụng vốn
-
4
Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn
3.2.2.4. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát vốn trong quá trình sử dụng
Kết luận
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh như hiện nay thì các doanh nghiệp
đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ. Vấn đề đặt ra không chỉ là
sự tồn tại mà còn phải phát triển, phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt. Việc quản lý
và sử dụng vốn luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý, kinh doanh
của doanh nghiệp.
Là một Công ty chủ yếu kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực xây dựng,

Công ty CP đầu tư Đèo Cả đã có những phát triển vượt bậc trong đầu tư phát triển xã
hội. Với tiềm năng của Công ty nói riêng và của ngành xây dựng nói chung, Công ty
CP đầu tư Đèo Cả hoàn toàn có thể từng bước khẳng định hơn nữa vị thế của mình
trên thị trường trong nước cũng như bắt kịp vòng xoáy hội nhập quốc tế.
Đề tài “Quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả: Thực
trạng và giải pháp” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các những tồn tại trong
công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty và nguyên nhân của
những tồn tại đó. Luận văn này được thực hiện trên cơ sở ứng dụng lý thuyết đã học
kết hợp với phân tích thực trạng về quản lý nguồn vốn tại Công ty cổ phần đầu tư
Đèo Cả. Qua đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn
hạn chế nên luận văn không tránh khỏi các khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để có kiến thức toàn diện về đề
tài đã nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Từ Quang Phương đã rất tận tình và có
những chỉ dẫn thiết thực, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành bản luận văn
này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn khoa sau đại học, bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

×