Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi vào lớp 10 chuyên môn sinh học số 1 SINH HỌC 4 0 thầy nguyễn duy khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.56 KB, 6 trang )

SINH học 4.0
Thầy Nguyễn Duy Khánh
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2022-2023
Môn: Sinh học
Đề thi và Hướng dẫn chấm có 07 trang

Câu 1. (1,5 điểm).
a. Có những loại miễn dịch nào? Có ý kiến cho rằng tiêm chủng vacxin là để chữa bệnh.
Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích.
b. Khi nghiên cứu sự vận chuyển máu trong hệ mạch, người ta vẽ được đồ thị A, B, C
phản ánh mối quan hệ giữa 3 đại lượng là huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện mạch.
Đồ thị A, B, C biểu diễn đại lượng nào nói trên? Giải thích.

D: Động mạch
E: Mao mạch
F: Tĩnh mạch

Câu

Đáp án

1

a.
- Có 2 loại miễn dịch: tự nhiên, nhân tạo.
- Ý kiến đó là sai vì vacxin khơng có chức năng chữa bệnh.
- Vì: Tiêm vacxin là đưa các tác nhân gây bệnh đã được làm yếu (kháng
nguyên) vào cơ thể nhằm giúp hệ miễn dịch cơ thể thích nghi dần bằng


việc tiết ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh tương ứng. Từ
đó cơ thể có khả năng miễn dịch với bệnh đó nhờ có sẵn lượng kháng thể
tương ứng với bệnh đó hay là khả năng đáp ứng nhanh với sự tấn cơng của
tác nhân gây bệnh đó.
b.
- Huyết áp giảm dần từ động mạch -> mao mạch -> tĩnh mạch, đồ thị A
biểu diễn huyết áp.
- Vận tốc máu giảm dần từ động mạch -> mao mạch, sau đó lại tăng dần
trong tĩnh mạch, đồ thị C biểu diễn vận tốc máu.
- Tổng tiết diện mạch của mao mạch là lớn nhất, đồ thị B biểu diễn tổng
tiết diện mạch.
(Hs nêu đúng tên 3 đồ thị mà khơng giải thích cho 0,25 điểm)

Điểm
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

Câu 2. (2 điểm).
a. Giải thích vì sao ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống với ADN mẹ.
Điều gì xảy ra khi ADN con tạo ra qua nhân đôi khác với ADN mẹ ban đầu?
b. Có 1 nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét 1 cặp gen dị hợp đều có chiều dài
5100 A0 nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Gen trội A nằm trên NST thứ nhất có 1200
Ađênin, gen lặn a nằm trên NST thứ hai có 1350 Ađênin.
- Tính số nuclêơtit từng loại trên mỗi gen?
- Tính số lượng từng loại nuclêơtit của các gen trong mỗi tế bào ở kì giữa giảm phân I?

1


- Có 1 số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra rối loạn giảm phân I, giảm phân
II diễn ra bình thường. Tính số lượng từng loại nuclêơtit trong mỗi loại giao tử khi nhóm tế
bào kết thúc giảm phân?
Câu

Đáp án

2

a.
- 2 ADN con sau nhân đơi giống với ADN mẹ do q trình nhân đơi diễn
ra theo các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc khuân mẫu: mạch mới phân tử ADN con được tổng hợp dựa
trên mạch khuân của ADN mẹ.
+ Nguyên tắc bổ sung: sự liên kết các nucleotit ở mạch khuân với các
nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T
và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
+ Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con tạo ra có 1 mạch của ADN
mẹ (mạch cũ) và 1 mạch mới được tổng hợp.
- Nếu ADN con tạo ra khác với ADN mẹ ban đầu khi xảy ra đột biến gen:
rối loạn trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN.
b.
- Tổng số nu của mỗi gen là: (5100 : 3,4). 2 = 3000 (nu)
Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là:
A = T = 1200 (nu)
G = X = 3000 : 2 – 1200 = 300 (nu)
Số nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là:

A = T = 1350 (nu)
G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu)
- Ở kì giữa của giảm phân I NST tồn tại ở dạng NST kép, do đó gen trên
NST cũng được nhân đơi. Số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào tại thời
điểm đó là:
A = T = (1200 + 1350) . 2 = 5100 (nu)
G = X = (300 + 150) . 2 = 900 (nu)
- Một số tế bào xảy ra đột biến dị bội ở cặp NST chứa gen nói trên, kết
thúc quá trình giảm phân tạo ra 4 loại giao tử: 2 loại giao tử bình
thường(A,a); 2 loại giao tử khơng bình thường (Aa, O).
Số nu mỗi loại trong các giao tử là:
Giao tử A:
A = T = 1200 (nu); G = X = 300 (nu)
Giao tử a:
A = T = 1350 (nu); G = X = 150 (nu)
Giao tử Aa: A = T = 1200 + 1350 = 2550 (nu)
G = X = 300 + 150 = 450 (nu)
Giao tử O:
A = T = 0 (nu); G = X = 0 (nu)
(Hs tính đúng số lượng Nu của 02 gen; 02 loại giao tử cho 0,25 điểm)

Điểm

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25


0,25

0,25
0,25

Câu 3 (1,5 điểm).
Ở cà chua, cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P) thu
được F1 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 4 loại kiểu hình, trong
đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỷ lệ 6,25% trong tổng số cây thu được ở F2. Biết các gen
2


quy định các tính trạng phân ly độc lập với nhau, mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, tính
trạng trội là trội hồn tồn, khơng có đột biến mới phát sinh.
a. Tính tỷ lệ cây dị hợp về 2 cặp gen trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ thu được ở F2?
b. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, tỷ lệ cây thân
thấp, hoa trắng thu được ở đời con là bao nhiêu?
c. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng đem giao phấn với các cây ở F2, thu được
F3 có tỉ lệ kiểu hình 1:1. Theo lý thuyết có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp với tỉ lệ kiểu
hình trên? Viết kiểu gen minh họa?
Câu

3

Đáp án
a. F1 thu được 100% thân cao, hoa đỏ.
QƯ: A: thân cao, a: thân thấp; B: hoa đỏ, b: hoa trắng.
F2 thu được 4 loại KH trong đó aabb = 6,25% = 1/16
AaBb/A-B- = 4/9

b. A-bb × aaB- = (2/3Ab, 1/3ab) × (2/3aB, 1/3ab)
aabb = 1/9
c. Để đời con F3 thu được tỷ lệ kiểu hình 1:1 có 06 phép lai sau:
AAbb × AABb; AAbb × AaBb; AAbb × aaBb;
Aabb × AABb; Aabb × aaBB; Aabb × aabb.
(Hs viết đúng 02/06 phép lai cho 0,25 điểm; 05/06 phép lai cho 0,5 điểm)

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 4 (1,5điểm).
a. Trình bày ý nghĩa của các quá trình sinh học đảm bảo cho bộ NST 2n của lồi sinh
sản hữu tính được ổn định qua các thế hệ cơ thể?
b. Sơ đồ dưới đây là quá trình phân bào của 1 tế bào (2n) thuộc cùng 1 mơ của 1 lồi
sinh vật với đầy đủ các giai đoạn khác nhau.

- Tế bào này là tế bào động vật hay thực vật? Giải thích.

- Tế bào đang thực hiện phân bào nguyên phân hay giảm phân? Giải thích.
- Xác định bộ NST 2n của lồi và thứ tự đúng các giai đoạn phân bào nói trên?
Câu

4

Đáp án

a.
- Quá trình nguyên phân: duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài qua
các thế hệ tế bào trong sự lớn lên của cơ thể.
- Quá trình giảm phân: tạo ra sự đa dạng của các loại giao tử với bộ NST n,
từ đó tạo cơ sở cho việc ổn định bộ NST 2n đặc trưng cho lồi sau khi thụ
tinh.
- Q trình thụ tinh: khơi phục bộ NST 2n sau giảm phân, duy trì ổn định

Điểm

0,25
0,25
0,25
3


bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ thể ở những lồi sinh sản hữu
tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
b.
- Tế bào này là tế bào thực vật:
+ Ở hình (a) có vách tế bào.
+ Có sự hình thành vách ngăn ở kì cuối (hình e).
- Tế bào đang thực hiện phân bào nguyên phân:
+ chỉ có 1 lần NST kép tách nhau và phân li về 2 cực (hình c).
+ ở hình c, mỗi phía của tế bào các NST bao gồm từng đơi có hình thái
giống nhau gồm 2 chiếc lớn và 2 chiếc bé, ở mỗi cực NST vẫn tồn tại
thành cặp tương đồng -> là một dấu hiệu phân biệt được quá trình nguyên
phân với giảm phân 2.
- Tế bào này có bộ NST 2n = 4: quan sát hình (d) dễ dàng xác định được
bộ NST ở hình d (kỳ đầu) là 2n kép = 4.

- Thứ tự đúng các giai đoạn của quá trình phân bào:
(a) → (d) →(b) →(c) → (e).

0,25

0,25

0,25

Câu 5 (1 điểm).
Sơ đồ phả hệ về sự di truyền 1 bệnh ở người do 1 gen quy định như sau:
Quy ước
: Nam không bị bệnh
: Nam bị bệnh
: Nữ không bị bệnh
: Nữ bị bệnh

I
4

3

1

2

5

6


7

11

12

II
8

9

10

III
13

14

?

Biết rằng khơng có các đột biến mới xảy ra.
a. Xác định chính xác kiểu gen của bao nhiêu người trong phả hệ trên? Viết kiểu gen
của những người đó.
b. Tính xác suất sinh con đầu lịng khơng bị bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13?
Câu

5

Đáp án
a. Bệnh là do gen lặn quy định, nằm trên NST thường

A: bình thường, a: bị bệnh.
Kiểu gen xác định chính xác
Người số 7, 14: KG aa
Người số 8,9,11,12: KG Aa
b.
- Xác suất sinh con không bị bệnh = 1 – Xác suất sinh con bị bệnh.
- Để con sinh ra bị bệnh thì 12, 13 mang KG Aa.
12 chắc chắn mang KG Aa (Vì nhận A từ mẹ và a từ bố), 13 mang gen Aa
với xác suất 2/3 (KH trội).

Điểm

0,25
0,25

0,25
0,25
4


Xác suất con bị bệnh =

2 1 1
.  -> xác suất cần tìm = 5/6
3 4 6

Câu 6 (1 điểm).
Khi thực hiện phép lai giữa 2 dòng hoa hồng thuần chủng, 1 nhà chọn giống đã thu
được 1 giống hoa hồng có màu sắc rất hiếm gặp. Để duy trì giống đó, nhà chọn giống đã
dùng phương pháp tự thụ phấn. Tuy nhiên qua 1 số thế hệ, các cây con trở nên yếu ớt, sức

chống chịu kém.
a. Hiện tượng đó là hiện tượng gì? Ngun nhân dẫn đến hiện tượng đó?
b. Làm thế nào để các nhà chọn giống duy trì được giống hoa hồng có màu sắc hiếm
gặp nói trên?
Câu

Đáp án

Điểm

6

a.
- Hiện tượng đó gọi là hiện tượng thối hóa giống.
- Ngun nhân: khi tiến hành tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ thì
trong quần thể tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần và tần số kiểu gen dị hợp
tử giảm dần, sự tăng dần của các cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn gây hại
đồng nghĩa với kiểu hình đột biến sẽ được biểu hiện ra thành kiểu hình làm
ảnh hưởng đến sức sống, khả năng chống chịu, tốc độ sinh trưởng của quần
thể sinh vật.
b.
- Để tránh hiện tượng thối hóa giống, nhà chọn giống, nhà chọn giống nên
sử dụng phương pháp ni cấy mơ tế bào thực vật.
- Vì bản chất của q trình ni cấy mơ tế bào thực vật là quá trình nguyên
phân, các cây con tạo ra có kiểu gen giống với kiểu gen của cơ thể mẹ nên
duy trì được giống hoa quý hiếm.

0,25
0,25


0,25
0,25

Câu 7. (1,5 điểm)
a. Hai lồi động vật A và B có mối quan hệ dinh dưỡng được biểu diễn bằng sự biến
động số lượng của chúng theo hình dưới đây.

- Xác định vai trị của lồi A và lồi B? Giải thích.
- Nhận xét gì về mối liên quan giữa kích thước cơ thể của loài A với loài B?
- Ý nghĩa của mối quan hệ giữa 2 loài A và B?
b. Dưới đây là sơ đồ lưới thức ăn trong đầm:
Rái cá
Mè trắng
Tảo sống nổi
Cá mương

Cá măng
5


Dựa vào mối quan hệ sinh thái giữa các loài sinh vật ở lưới thức ăn trên, hãy cho biết
nếu cá măng bị khai thác cạn kiệt thì có ảnh hưởng tới số lượng cá mè trắng khơng? Giải
thích.
Câu

Đáp án

7

a.

- Động vật ăn thịt con mồi: loài A là con mồi, lồi B là vật ăn thịt, vì sự biến
động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược
lại.
- Loài A là con mồi thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn lồi B.
- Ý nghĩa:
+ là động lực cho q trình tiến hóa.
+ thiết lập trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã và hệ sinh thái.
b.
- Nếu cá măng bị khai thác cạn kiệt sẽ ảnh hưởng lớn tới số lượng cá mè, số
lượng cá mè có thể sẽ giảm.
- Giải thích:
+ Mối quan hệ giữa cá mương và cá mè trắng là mối quan hệ cạnh tranh vì
cùng ăn tảo nổi.
+ Nếu cá măng bị khai thác cạn kiệt thì có thể số lượng cá mương sẽ tăng,
cạnh tranh thức ăn với cá mè. Vì vậy, số lượng cá mè có thể giảm.
+ Mặt khác khi số lượng cá măng giảm thì thức ăn của rái cá lúc này chủ
yếu là cá mè, cho nên số lượng cá mè có thể sẽ bị giảm.
(Hs nêu được từ 02 ý trở lên trong 03 ý trên thì sẽ cho 0,5 điểm)

Điểm
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25


HẾT

6



×