Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.32 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
Đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non”
1. Phần mở đầu
1. 1. Lý do chọn đề tài:
Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một
chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú,
nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ
được phát triển tồn diện, khơng chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà cịn ni
dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ”
Như vậy, lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm tiến bộ
về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo viên
mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch
giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non.
Trong những năm gần đây, nhằm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn
lực con người phù hợp với sự phát triển của xã hội; giáo dục mầm non thường xuyên
có những đổi mới để cùng với toàn ngành thực hiện thành công nghị quyết Hội nghị
lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số số 29-NQ/TW) về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế. Một trong những điểm mới nổi bật của bậc học mầm non trong những năm
qua đó là tiếp tục thực hiện ngày càng có chất lượng chương trình giáo dục mầm non
theo định hướng “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”.
Là một giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường trong
lớp cho trẻ mầm non là việc làm đã được các giáo viên thực hiện từ lâu, nhưng nhìn
chung việc xây dựng mơi trường mới chỉ mang tính hình thức, chưa triệt để, chủ yếu
trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ,
chưa kích thích tính tị mị, khám phá của trẻ. Do đó, khi học và chơi trẻ đang cịn rất
thụ động. Vì vậy, tơi nhận thấy muốn giúp trẻ chơi mà học, học bằng chơi, đảm bảo
tính cá biệt thì địi hỏi giáo viên phải xây dựng được môi trường cho trẻ hoạt động
trong lớp sao cho: Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu,


được đánh giá đúng và được tơn trọng; mỗi trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành
cơng; mỗi trẻ đều có cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thông qua
vui chơi, để trẻ phát triển hết khả năng, năng lực của mình. Hơn nữa, việc xây dựng
mơi trường học tập phù hợp cũng là một trong những nội dung tuyên truyền các bậc
phụ huynh nuôi dạy trẻ theo khoa học.
Bản thân tôi đã tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, suy nghĩ và tìm tòi để làm
sao tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo, đổi mới hình thức trong việc xây dựng và sử
1

download by :


dụng môi trường trong lớp theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Những
hiệu quả đạt được từ khi vận dụng sáng tạo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục trong lớp vào tổ chức thành
công nhiều hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động hàng ngày trở nên hấp dẫn,
phong phú và đạt hiệu quả cao hơn. Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động
làm việc nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình;
biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các
tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động; tư
duy, sáng tạo, thích thú tìm tịi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo
dục ở trường, ở lớp. Quá trình thực hiện áp dụng việc xây dựng môi trường giáo dục
trong lớp theo phương pháp lấy trẻ là trung tâm giúp tôi đã đúc rút được một số kinh
nghiệm và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non”.
1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài:
1.2.1. Điểm mới của đề tài:
Đề tài đã nêu ra những biện pháp xây dựng, sử dụng môi trường giáo dục trong lớp
cho trẻ 5-6 tuổi từ việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có nghĩa: Xây
dựng các góc hoạt động phong phú; có nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách

sáng tạo khác nhau; có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động để trẻ có thể:
chủ động, vui chơi, tìm tịi khám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác với bạn
bè, trị chuyện và chia sẻ ý kiến. Sử dụng mơi trường giáo dục hợp lý tức là: Tổ chức
nhiều hoạt động trong lớp; chia thành các nhóm và kiểm sốt hoạt động của trẻ; phân
công nhiệm vụ và phối hợp giữa các giáo viên phụ trách lớp; sắp xếp lại các góc trong
lớp để lấy khơng gian thuận tiện cho trẻ chơi.
1.2.2. Phạm vi áp dụng:
Đề tài này có thể áp dụng đối với lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong nhà trường trong
năm học này và những năm tiếp theo. Đề tài có thể áp dụng rộng rãi đối với các
trường mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thủy, các trường mầm non của tỉnh Quảng
Bình.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng nội dung cần giải quyết:
Năm học 2018-2019 bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi với
tổng số là 35 cháu. Bước vào thực hiện đề tài này lớp chúng tơi có được những thuận
lợi và gặp một số khó khăn sau:
2.1.1. Thuận lợi:
Lớp tơi được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Phòng GD-ĐT Lệ Thủy, ban
giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.

2

download by :


Nhà trường là một trong những đơn vị được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kiên
cố, trang thiết bị khá đầy đủ đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều vì vậy việc
dạy trẻ ở lớp rất thuận lợi. Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong q trình tự học,
tự rèn luyện, tìm tịi những nội dung mới để xây dựng môi trường và tạo hứng thú

cho trẻ khi tham gia hoạt động.
Tôi luôn luôn tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải rời xử lý sạch để
có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được
học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.
Đa số phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng đối với bậc học mầm non, tích
cực hỗ trợ giáo viên, lớp về tinh thần cũng như vật chất để xây dựng môi trường
trong lớp cho trẻ hoạt động.
2.1.2. Khó khăn:
Trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư mua sắm qua hàng năm khá đầy đủ
song còn thiếu tính đồng bộ, ảnh hưởng phần nào đến sắp xếp bố trí sử dụng cho trẻ
trong các hoạt động.
Đa số trẻ trong lớp còn nhút nhát, không chủ động, mạnh dạn tham gia và đưa ra
các nội dung chơi cho các hoạt động tập thể.
Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm bảo sản
phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn khó khăn.
Việc xây dựng môi trường giáo dục là một việc làm đòi hỏi giáo viên phải sự
sáng tạo, khoa học, khéo léo, đảm bảo tính thẫm mỹ cao mới kích thích sự chú ý của
trẻ cho nên cần có sự kỳ cơng lâu dài. Bên cạnh đó, ngoài các nguyên vật liệu tự kiếm
giáo viên cũng cần một số nguyên vật liệu mua của các các cơng ty sản x́t giá thành
cao.
Phương pháp trang trí truyền thống đơn giản, khơng có độ mở khơng làm trẻ
hứng thú.
Kết quả trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực cịn hạn chế, chưa hứng thú
vào mơi trường trong lớp; cụ thể qua đợt khảo sát đầu năm như sau:
T
Chưa Tỷ lệ Thỉnh Tỷ lệ Thường Tỷ lệ
Tiêu chí
T

%

thoảng %
xun
%
Trẻ hoạt động tích cực
1 vào mơi trường đã tạo 15/35 42,9
16/35 45,7
10/35 28,5
trong lớp
Kỹ năng sử dụng môi
2
14/35 40
13/35 37,1
9/22
25.7
trường trong lớp
Hứng thú tham gia các
3
16/35 45,7
17/35 48,6
12/35 34,3
hoạt động
3

download by :


Qua khảo sát thực tế nhận thấy kết quả tương tác giữa môi trường và chất
lượng hoạt động của trẻ chưa cao, bản thân tơi ln suy nghĩ để tìm ra những biện
pháp, hình thức, đặc biệt là áp dụng quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm để trẻ được hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm một cách tích cực, qua

đó kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ tham gia hoạt đợng
tích cực hiệu quả hơn.
2.2. Các giải pháp thực hiện:
2.2.1. Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
Tự học hỏi để nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp là điều đặt lên hàng đầu
cho mỗi giáo viên. Hiểu rõ điều đó, bản thân tôi đã tranh thủ mọi cơ hội, điều kiện có
thể để tìm tịi, học hỏi, sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau: Tham quan trường bạn,
dự giờ, tìm hiểu qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt mạng
internet là một kênh thông tin phong phú để tôi khám phá tìm hiểu, học hỏi kinh
nghiệm cho bản thân.
Luôn nắm vững đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi của trẻ để có các phương pháp tác
động phù hợp, kích thích tính tị mị, hứng thú ở trẻ.
Nghiên cứu chương trình GDMN mới để nắm vững mục tiêu, nội dung, phương
pháp giáo dục nhằm xây dựng môi trường cho trẻ phù hợp.
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề của trường, của phòng, của sở,
của Bộ GD&ĐT. Tham gia lớp học nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ.
Ln có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp trong trường, trong cụm như dự giờ,
tham quan để rút những kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ.
Bám sát tài liệu “Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non” do bộ giáo dục đào tạo biên soạn. Hơn nữa, năm
học 2018-2019 là năm thực hiện chuyên đề trọng tâm “Xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở GDMN”. Đây được xem như là kim chỉ
nam để tôi mạnh dạn áp dụng trong việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục
trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi tại trường.
2.2.2. Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Bản thân tích cực tham mưu với BGH nhà trường và phối hợp với phụ huynh để
mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các loại
đồ dùng đồ chơi phục vụ học tập vui chơi của trẻ.
Ví dụ: Ngay từ đầu năm học, tôi rà soát các loại thiết bị phục vụ giảng dạy về

các chủ đề trong năm học, các loại tranh môi trường xung quanh, các tập tranh
truyện, các loại sách chương trình GDMN mới, các tuyển tập thơ - chuyện - bài hát bé tập làm nội trợ, sách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở, bì
4

download by :


đựng sản phẩm cho trẻ để đề xuất nhà trường trang bị. Rà soát các hạng mục đồ dùng,
đồ chơi cần học của trẻ trong năm như: (bút màu, đất nặn, bút chì, kéo, giấy tại hình,
tranh lơ tơ các loại, bộ đồ dùng học tốn cho cơ và trẻ, vở toán...), đồ dùng cá nhân
như: (dép đi trong nhà, khăn lau mặt, bàn chải răng, ca uống nước...) theo Thông tư
02 quy định để phối hợp với phụ huynh mua sắm đảm bảo cho trẻ học tập. Trong quá
trình thực hiện, cịn thiếu những đồ dùng gì thì chúng tôi trực tiếp tham mưu đề xuất
để nhà trường có kế hoạch mua bổ sung cho lớp đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục
trẻ trong nhà trường. Vì vậy, đến thời điểm này lớp tôi được trang cấp đầy đủ tài liệu
giảng dạy, thiết bị dạy học như: ti vi lớn 51 in thay cho việc sử dụng đèn chiếu, máy
tính, bảng tương tác điện tử và còn đóng mới tủ nhơm kính đựng các đồ dùng cá nhân
trẻ phù hợp với số lượng trẻ ở lớp.
2.2.3. Phối kết hợp với phụ huynh.
Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bài học thành cơng trong q trình thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường và cũng là một chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tích cực, tự giác và có hiệu quả.
Vào buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã thông qua chương trình giảng dạy của
lớp, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác xây
dựng môi trường học tập trong lớp đối với trẻ mầm non, thực trạng môi trường của
lớp để phụ huynh có ý kiến đóng góp về ý tưởng, công sức, tiền của. Vì vậy mà phụ
huynh đã rất đồng thuận nhất trí ủng hợ kinh phí để trang trí các góc hoạt động trong
lớp và mua các loại xốp màu, giấy đề can, bìa mika, giấy rơ ki để trang trí tạo mơi
trường trong lớp học hấp dẫn trẻ.

Ở bảng tuyên truyền của lớp, tôi thông báo rõ thời gian biểu, kế hoạch giảng dạy
chủ đề lớn, chủ đề nhánh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong các giờ đón và trả
trẻ, mời phụ huynh tham quan lớp, tham quan triển làm đồ dùng đồ chơi tự làm, dự
giờ một số tiết dạy để phụ huynh hiểu rõ sự cần thiết của việc trang trí mơi trường và
việc làm đồ dùng đồ chơi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Từ đó, phụ huynh tự nguyện đóng góp nhiều loại sách báo, tranh ảnh, cây xanh ở góc
thiên nhiên, các loại nguyên vật liệu trong gia đình có thể tái sử dụng được như chai
nhựa các loại lon... Trong từng chủ đề, nhiều phụ huynh còn sưu tầm trên mạng nhiều
cách làm đồ dùng cho trẻ cho giáo viên tham khảo.
Trong các phiên họp phụ huynh giữa năm, tôi thường nêu gương những phụ
huynh có ý tưởng sáng tạo cùng với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm nguyên
vật liệu để tạo thêm động lực cho phụ huynh trong việc phối kết hợp với giáo viên
nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục các cháu.
2.2.4. Xây dựng mơi trường trong lớp.

5

download by :


Mơi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và
ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt hay không. Đặc biệt môi
trường bên trong lớp học rất quan trọng bởi chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và
vui chơi khác nhau cho trẻ.
* Trang trí mơi trường xung quanh lớp học:
Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu
tiên khi trẻ bước vào lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình. Trong ngơi
nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức ảnh trang trí phù hợp
theo chủ đề, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Vì vậy, để trẻ hứng thú khi đến lớp tôi đã mạnh dạn thay mảng tường các góc

hoạt động bằng nội dung tranh vẽ phong phú về chủ đề và hình thức hấp dẫn đẹp mắt
nhằm lôi cuốn trẻ tích cực tham gia các hoạt đợng.
Khi trang trí mảng tường phía dưới, tơi chỉ dành 1/3 diện tích để dán các tranh
ảnh có nội dung liên quan về chủ đề, 1/3 diện tích khác tơi dùng để tạo môi trường
mở cho trẻ hoạt động ở các góc học tập, góc xây dựng, góc phân vai, 1/3 diện tích
cịn lại tơi dành để trưng bày sản phẩm huy động từ trẻ và từ phụ huynh trong việc
trang trí mơi truờng, như vậy vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp trẻ hứng thú, tự tin khi
sản phẩm của mình được trưng bày lên tường.
Ví dụ: Chủ đề: “Thế giới động vật”
Góc xây dựng: Tơi chỉ dán một tranh mẫu về gợi ý nội dung xây dựng theo chủ
đề tuần đó, phần tường cịn lại tơi miếng dán âm dương dán sẵn và dán chữ (Bé dùng
nguyên vật liệu và dụng cụ gì để xây, cơng trình của bé) cùng với hình ảnh các
nguyên vật liệu bằng bìa cứng do các cháu làm như xi măng, gạch, cây xanh, xơ,
xẻng, bay, cào để ở rỗ nhựa trong góc, các loại hình khối để trẻ lắp ghép thành cơng
trình; khi chơi trẻ không chỉ được biết nội dung trong góc xây gì mà trẻ phải chọn
được các ngun vật liệu và dụng cụ để xây nên cơng trình đó, trẻ chọn các hình để
gắn để gắn lên tường nói lên ý định trẻ sẽ lắp ghép cơng trình gì.
Góc học tập: Để tạo ra sự lạ mắt và hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, tôi
đã ứng dụng các trị chơi thơng minh của phần mềm kidrmart với ngơi nhà tốn học
của nàng bị MILLER gồm các căn phòng: Phòng lắp ghép, Máy đếm số, Trạm phân
loại…..với các hình ảnh ngộ nghĩnh khác nhau phù hợp với chủ đề trẻ đang thực
hiện. Với căn phòng Máy đếm số, trẻ sẽ được đếm các con vật, chơi trị chơi làm một
con bọ với các loại đốm, đi, chân theo yêu cầu và theo ý thích; hay với “Trạm
phân loại” trẻ sẽ được phân nhóm các con vật theo nơi sống, theo đặc điểm bằng cách
dán lên các thùng trong trạm. Để tăng thêm phần hấp dẫn của trẻ với sách, tôi đã tạo
một khoảng không gian riêng với các loại hộp gắn tường để búp bê, rối tay và sách;
phía dưới tơi sử dụng các lốp xe được trang trí với các loại trái cây như dưa hấu, trái

6


download by :


wiki để làm bàn, ghế cho trẻ ngồi. Như vậy, trẻ được xem sách trong không gian ngồi
thoải mái vừa chơi với thú bơng, vừa chơi với sách rất thích thú, như mời gọi trẻ đến.
Góc nghệ thuật: Tơi dành khoảng trống cho trẻ trưng bày các sản phẩm của
mình theo từng chủ đề nhánh như các sản phẩm nặn, vẽ, xé dán, ghép hình.Và đặc
biệt hơn, tơi đã thiết kế cho trẻ một sân khấu biểu diễn âm nhạc có các loại nhạc cụ
phong phú được bố trí hợp lý như: đàn tơ rưng, đàn đá, đàn ogan, đàn ống được để
hai bên sân khấu; những nhạc cụ khác như trống cơm, trống lắc, đàn ghi ta, song
loan, thanh gõ, trống vỗ được gắn ở các móc trên tường vừa tiết kiệm diện tích, vừa
mang tính chất trang trí mà vẫn hấp dẫn trẻ….Với cách bày trí như vậy trẻ sẽ dễ dàng
lấy, sử dụng và cất sau khi chơi.
Trang trí hình ảnh theo hình thức cuốn chiếu theo các chủ đề nhánh của từng
tuần tức là mỗi tuần phải trang trí làm nổi bật nội dung chủ đề tuần đó.
Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, dưới mỗi bức tranh tơi dán các
dịng chú thích với kiểu chữ .vnAvant giúp trẻ luyện nhận biết, phát âm chữ cái. Các
hình ảnh được dán vừa tầm mắt của trẻ: Khơng q cao, khơng q thấp.
Ở phịng đón trẻ, từ đầu năm học tôi đã thay đổi các mảng tuyên truyền với hình
thức đẹp, nội dung phong phú cập nhật thông tin cần thiết gần gũi với trẻ, với phụ
huynh như mảng dành góc sinh nhật bé trong tháng, mảng dành cho bản tin của lớp
về chương trình giảng dạy, lịch sinh hoạt, mảng dành cho gia đình và bé; các thơng
tin về phịng tránh đuối nước, an tồn trường học…..
* Xây dựng góc hoạt động trong lớp.
Hoạt động góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ mầm
non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm nhận về thế
giới xung quanh. Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện, củng cố kiến thức đã học, là nơi
trải nghiệm, trao đổi, chia sẽ và trình bày ý kiến của mình hay khám phá những cái
mới và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các
góc hoạt động chính được duy trì thường xun, trẻ khơng cần phải di chuyển hoặc

đóng lại. Vì vậy, tơi đã suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí, sắp xếp các góc rất linh hoạt
phù hợp.
Trong lớp tôi đã xây dựng một số góc cố định như: góc xây dựng, góc nghệ
thuật, góc phân vai và một số góc di động có thể thay đổi cho nhau tùy từng chủ đề
như góc học tập, góc dân gian, góc vận động, góc kỹ năng của bé, salon tóc, trung
tâm thời trang... Cách bố trí như vậy giúp tôi dễ dàng làm mới môi trường trong lớp
qua từng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú trẻ khám phá.
Ví dụ:
+ Chủ đề “Bản thân” tơi đã xây dựng 3 góc cố định (góc xây dựng, góc nghệ
thuật, góc phân vai) trong lớp và góc “Kỹ năng của bé” nhằm giúp trẻ trải nghiệm các
kỹ năng năng sống phục vụ bản thân như chải tóc, tết tóc, cột tóc, cải – mở cúc áo,
7

download by :


xếp dép, cởi – mặc áo quần. Đến chủ đề “Nghề nghiệp” tơi thay bằng góc “Trung tâm
thời trang, salon tóc của bé” ở đó trẻ được hóa thân vào các nghề cắt tóc, thợ may
bằng kinh nghiệm của trẻ. Còn với chủ đề “Bé vui hội trung thu” trẻ được trải nghiệm
với các trò chơi dân gian, cách làm đèn trung thu ở “Góc dân gian”.
Như vậy, sự đa dạng các góc cho trẻ hoạt động trong lớp rất có ý nghĩa bởi: Trẻ
có thể “chơi mà học, học bằng chơi”; tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ thực hành và học
hỏi; trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn để có thể thực hiện theo hứng thú của mình. Hơn
nữa, góc chơi cịn giúp giáo viên có thể sử dụng để hỗ trợ cho kế hoạch dạy và học,
đặc biệt là hỗ trợ từng cá nhân trẻ và từng nhóm nhỏ.
Khi thiết kế các góc hoạt động, tơi ln chú ý sắp xếp hợp lý sao cho:
Góc yên tĩnh xa góc ồn ào (góc phân vai xa góc học tập, góc sách) hoặc các góc
có thể sắp xếp cạnh nhau như góc xây dựng và góc phân vai kề nhau tạo sự liên kết
các nhóm chơi ở trong hai góc, góc xây dựng tránh nơi đi lại; Góc thiên nhiên tơi đã
tận dụng khoảng hiên ngồi lớp cho trẻ hoạt động thoải mái tránh sự ồn ào cho các

góc khác.
Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp, tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạt động
như: Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới các góc, khoảng rộng ở các góc
cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ vận động. Ranh giới ở các
góc khơng che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của giáo viên.
Đặt tên góc đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp nội dung chủ đề đang thực hiện
VD: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình”, ở góc sách có thể đặt tên “Thư viện gia
đình bé” nhưng ở chủ đề “Thế giới thực vật” có thể đặt tên “Vườn cổ tích” hay “Thư
viện các loài cây”...
* Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động:
Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động có vai trị hỗ trợ giáo viên lập kế
hoạch học tập cho trẻ; kích thích trẻ tham gia, làm phong phú hoạt động chơi và học
của trẻ. Vì thế khi sử dụng học liệu và phương tiện trong góc hoạt động, tôi luôn chú
ý:
Đồ dùng, học liệu trong các góc tơi khơng bày q nhiều, tràn lan các chủ đề
mà ý định tơi muốn trẻ làm được gì, học được gì, ơn luyện kỹ năng gì hay khám phá
điều gì thơng qua chủ đề đó tơi mới bày ra. Trong góc ln có nhiều loại đồ dùng,
học liệu khác nhau: vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, mơ hình, ký hiệu bao gồm cả nguyên
vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái chế, đồ dùng thường ngày; có thể dùng theo nhiều
cách khác nhau và cung cấp những kiểu học khác nhau.
Ví dụ:
Chủ đề “Tết cổ truyền”.
Ở góc phân vai: Tơi vẫn để các đồ chơi nhóm bán hàng và nấu ăn nhưng tôi

8

download by :


chuẩn bị nhiều hơn các đồ dùng đồ chơi về các loại bánh, mứt, hoa, quả và các món

ăn mang đậm tính đặc trưng của dân tộc, tính địa phương. Qua đó, giáo dục trẻ biết
về cách chế biến các món ăn đặc trưng trong tết cổ truyền dân tộc.
Góc nghệ thuật: Ngoài các loại nhạc cụ như: đàn đá, đàn tơ rưng, đàn ocgan,
đàn ống; các loại trống và các loại nhạc cụ khác...thì ở đó ln có sắn các nguyên vật
liệu tự kiếm từ thiên nhiên và tái chế: các loại hạt, vỏ sò, vở thạch dừa, các loại lá
khô, rơm rạ, mo cau, chiếu lác, cát nhuộm màu....để cho trẻ có nhiều học liệu sử dụng
cho nhiều cách sáng tạo khác nhau, trẻ chủ động lựa chọn học liệu để sáng tạo theo ý
tưởng của mình.
Góc học tập: Ngồi những loại tranh ảnh lơ tơ, sách truyện...thì cịn có các loại
họa báo, lịch treo tường với các hình ảnh đẹp mắt, phong phú về nội dung cho phép
trẻ cắt dán thành các bộ sưu tập về các chủ đề động vật, thực vật, sản phẩm các nghề,
các lễ hội, các danh lam thắng cảnh...
Những đồ chơi nặng đặt ở dưới đất, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải để rời
đặt theo bộ nhằm phát huy các hoạt động tư duy ở trẻ.
Đồ dùng đồ chơi để ở dạng mở, để theo từng loại, có ký hiệu riêng, vừa tầm với
trẻ để trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn và dễ cất sau khi chơi xong.
Ví dụ: Nơi để xếp gạch xây dựng tơi vẽ hình viên gạch, dưới có chữ, ép plactic
dán ở kệ gỗ đó. Chỉ cần nhìn vào hình ảnh minh họa trẻ sẽ dễ dàng cất đồ chơi đúng
nơi trẻ đã lấy ra.
- Màu sắc, hình dáng các đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn.
- Thường xuyên vệ sinh các giá đồ cùng, đồ chơi sạch sẽ bằng cách huy động
cùng làm vào thời điểm cuối ngày.
- Các đồ dùng cá nhân của trẻ có nhãn, có ký hiệu riêng (hoặc có ảnh) đã được
tơi làm ký hiệu từ đầu năm học, giúp trẻ làm quen với số đồng thời giúp trẻ tự lấy, cất
đồ dùng mà khơng cần sự trợ giúp của cơ. Qua đó giáo dục trẻ có ý thức tự bảo quản
đồ dùng của mình.
Ví dụ: Tơi chuẩn bị cho mỗi trẻ mỗi bì hồ sơ, bên ngồi có dán chữ, ký hiệu và
ảnh của trẻ để trẻ để sản phẩm vẽ, vở toán, bút chì, bút màu. Đến khi học trẻ sẽ tự lấy
đồ dùng cần học và cất theo đúng vị trí của mình.
- Huy động sự tham gia của trẻ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh từ các

nguồn nguyên vật liệu mở (ưu tiên các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, sẵn có ở địa
phương và tái sử dụng) phù hợp với từng chủ đề nhưng có thể sử dụng cho nhiều hoạt
động khác nhau, nhiều chủ đề khác nhau.
Ví dụ: Góc nghệ thuật
Với những vỏ hộp thạch dừa nhỏ tơi xử lý sạch phun màu, trẻ có thể làm nhiều
đồ chơi như: làm chùm nho (Chủ đề: Một số loại quả); Làm thành các côn trùng như
con sâu; ghép thành những bông hoa (Chủ đề: Một số loại hoa và Tết thiếu nhi 1/6).
9

download by :


Hay những vỏ sị, vỏ hến xử lý sạch rời phủ màu tôi hướng dẫn trẻ làm thành những
con bướm, con cua, con gà (chủ đề: Thế giới động vật), xâu thành chng gió (chủ đề
trường MN) và những ngun vật liệu đó có thể chơi ở góc xây dựng xây ao cá, học
đếm, làm quen môi trường xung quanh. Hay từ những vỏ gáo dừa tôi cùng trẻ làm
thành những con rùa (Chủ đề: động vật sống dưới nước) rồi làm thành gáo dừa để
chơi đong nước ở góc thiên nhiên.
2.2.5. Hướng dẫn trẻ hoạt động:
* Ở hoạt động góc.
Hoạt động góc là hình thức tổ chức cho trẻ học hoặc chơi theo sở thích và cá
nhân hoặc nhóm nhỏ để trẻ thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục. Tại các góc hoạt
động trẻ được trải nghiệm, củng cố, rèn luyện những kiến thức, kỹ năng đã được học
trong hoạt động chung; được khám phá tìm tịi phát hiện những cái mới ở
xung quanh.
Vậy muốn trẻ chơi hiệu quả, tích cực, sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi thì ngay
từ đầu tơi phải biết cách giới thiệu cho trẻ làm quen các góc chơi; quản lý tốt trẻ chơi
trong các góc và hoạt động mọi lúc mọi nơi. Biện pháp này giúp trẻ tự tin khi lựa
chọn hoạt động, chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất
đồ chơi đúng nơi qui định.

Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu
năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa quen với đồ dùng đồ chơi trong lớp, chưa biết tên,
vị trí đồ chơi và các khu vực để chơi cụ thể: Cho trẻ lựa chọn góc mà trẻ muốn chơi
hoặc thu hút trẻ vào các góc khác nhau; giúp trẻ ổn định tại các góc; nói chuyện với
trẻ tại các góc và giúp trẻ tham gia các hoạt động trong góc như một người bạn- giúp
hỗ trợ việc học bằng chơi của trẻ; cùng với trẻ xây dựng những quy tắc đơn giản, rõ
ràng và tơn trọn lẫn nhau. Vì vậy, tơi phải giúp trẻ biết nơi để các để đồ chơi, các góc
chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu.
Khi trẻ quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì đầu giờ chơi tơi giới
thiệu nội dung chơi của chủ đề nhánh.
Khi chơi, tôi chú ý bao quát, động viên, hướng dẫn trẻ triển khai nội dung chơi,
chú ý những trẻ rụt rè nhút nhát. Có thể nhập vai cùng trẻ để gợi ý nội dung chơi khi
trẻ lúng túng hay gợi ý trẻ sáng tạo nên các nội dung chơi mới dựa trên ý tưởng của
trẻ.
Ví dụ: Chủ đề: “Cơn trùng”
Góc nghệ thuật: Các ngun vật liệu tơi chuẩn bị sẵn như cánh hoa, vỏ sị, lá
cây, cỏ, vỏ thạch dừa, keo dán, keo hai mặt, bìa đã phun màu nền. Khi chơi, trẻ đến
góc đã chọn nhưng còn lúng túng chưa biết làm gì với những nguyên vật liệu cô đã
chuẩn bị sẵn. Tôi đến và hỏi trẻ: Những cánh hoa hồng này con thấy giống cánh con
côn trùng nào mà cháu từng thấy. Nếu lấy cánh hoa làm cánh (bướm, chuồn chuồn..)
10

download by :


thì cháu sẽ chọn gì để làm mình? Cháu sẽ ghép và dán ở đâu? (trên giấy). Cô nghĩ
chắc chắn những con côn trùng cháu làm sẽ rất đẹp, rất ngộ nghĩnh và dễ thương.
Trong giờ chơi, tôi luôn giáo dục trẻ chơi cùng bạn, không giành đồ chơi của
bạn, cất dọn đồ chơi gọn gàng vào chỗ cũ sau khi chơi xong.
- Muốn quản lý trẻ tốt, tôi đã làm kí hiệu ở các góc hoạt động để theo dõi trẻ

nhằm giúp trẻ chơi ở tất cả các góc trong năm học. Kí hiệu của trẻ ở các góc trùng với
các ký hiệu của trẻ ở đồ dùng cá nhân trẻ.
* Ở hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Song song với việc tổ chức hoạt động học, hoạt động ở các góc chơi tơi ln chú
ý để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Trong các ngày lễ, ngày hội tôi tổ chức các hoạt động chiều, hoạt động theo ý
thích...cho trẻ tham gia, qua đó giáo dục trẻ biết chia sẽ quan tâm và chăm sóc người
thân. (Ví dụ: Ngày 8/3 tổ chức cho trẻ làm thiệp tặng mẹ, tặng bà, tặng cô giáo khơi
gợi ở trẻ lịng biết ơn và kính trọng mẹ, bà, cô giáo qua những sản phẩm
trẻ tự làm).
Tổ chức các lễ hội có nội dung phong phú, gẫn gũi đời sống trẻ: “Giai điệu mùa
xuân”, “Ngày hè”, “Mừng sinh nhật”. Các buổi đó trẻ khơng chỉ múa hát, đọc thơ, kể
chuyện mà còn được chơi các trò chơi dân gian: ném còn, đua thuyền, đua vịt, đi chợ
quê với quang gánh, rau, củ, quả, những đặc sản quê hương như bánh đúc, bánh
tráng...Tất cả được trang trí trong một khung cảnh quê hương có cây tre, bụi chuối,
trẻ được mặc áo quần bà ba, tứ thân, váy yếm, khăn đóng áo dài.... Qua đó, trẻ được
tăng cường mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với trẻ, trẻ và cô, trẻ với người lớn....Điều
này giúp trẻ tự tin khẳng định mình, biết cùng nhau hoạt động trong nhóm, biết chia
sẽ ý tưởng để hoàn thành sản phẩm. Ở các ngày lễ hội tổ chức trong lớp, trẻ khơng
cịn “chơi” chỉ để chơi nữa mà chơi thật trong cuộc sống.
* Kết quả đạt được.
Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, việc xây dựng
môi trường ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, trong hội thi “Xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường lớp tôi đạt giải ba;
- Đối với giáo viên:
Trình độ chun mơn được nâng lên rõ rệt
Xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ, ln tạo cơ hội cho trẻ
phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ; có kinh nghiệm
trong việc xây dựng mơi trường giáo dục cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.

Các tiết dự giờ, thao giảng thanh kiểm tra của trường đều đạt kết quả tốt.
Sự quan tâm thích đáng của phụ huynh kết hợp với q trình chịu khó học hỏi,
sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo, khéo léo, tận tụy của bản thân trong việc xây dựng
11

download by :


môi trường và làm đồ dùng, đồ chơi nên các cháu được học tập, vui chơi trong mơi
truờng an tồn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm các hoạt
động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học mà chơi, chơi mà học; được bổ
sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng.
Kết quả làm đồ, dùng đồ chơi theo các chủ đề trong năm như sau:
+ Chủ đề “Trường mầm non” có 10 cây đàn, 30 trống lắc, 1 đàn tơ rưng, 1 đàn
đá, 1 đàn ống, trống vỗ 3 cái, 10 ghế đá, 5 cầu trượt, 10 cái mũ, 10 cái cặp, 10 cái
dù,15 trống cơm một mơ hình xây dựng trường mầm non. Bộ thảm ngồi ở góc cho trẻ
ở góc học tập bằng lốp xe, chiếu cũ.
+ Chủ đề “Bản thân” 40 bộ áo quần cho trẻ học toán xếp tương ứng 1-1, học
đếm, 7 bộ sưu tập tranh trang phục cho bé trai bé gái, 40 bộ hình người cao hơn - thấp
hơn để trẻ so sánh. 40 cái bảng học toán để cho trẻ đếm, xếp tương ứng 1-1, 15 bộ rối
có bệ để trẻ đan tết tóc, 15 bộ áo quần để trẻ học kỹ năng sống mở, cài cúc áo, giá
siêu thị của bé.
+ Chủ đề “Gia đình”: 40 cái bát bằng nhựa, 40 cái cốc bằng nhựa, 5 cái làn, 3
máy xay sinh tố, 5 bàn là, 5 cái phích, 12 bộ sưu tập tranh các loại đồ dùng gia đình.
10 quyển sách dán sưu tập hình ảnh đồ dùng trong gia đình (đồ dùng để ăn, đồ dùng
để uống, nhu cầu gia đình)
+ Chủ đề “Nghề nghiêp”: Bộ đồ chơi góc thiên nhiên: cuốc, cào, bình tưới nước,
xẻng; Bộ tranh chơi trị chơi góc học tốn, 5 cái đàn ghi ta bằng gỗ, 10 cái quạt bằng
mo cau, 20 cái cào, 20 cái liềm, 30 hình ảnh các nguyên vật liệu và dụng cụ các nghề.
10 quyển tranh sưu tầm tranh về công cụ và sản phẩm các nghề, bộ đồ chơi salon tóc,

20 áo quần sản phẩm nghề may.
+ Chủ đê: “Thế giới động vật”: 40 con rùa, 40 con cua, 20 con ếch (làm vằng võ
ngao, gáo dừa), 40 con bướm, 20 con lợn, 20 con gà, 25 con chó, 40 mũ múa các con
vật, 40 bộ bảng học toán tách gộp hai nhóm đối tượng trong phạm vi 4.
+ Chủ đề: “Thế giới thực vật”: 10 cây ăn quả, 20 quả su hào, 20 củ cà rốt, 20 củ
cải trắng, 30 hoa sen, 15 cây hoa các loại.
+ Chủ đề: “Quê Hương- Đất Nước- Bác Hồ- Trường tiểu học”: 10 thuyền nan, 1
cây cầu, 1 trường tiểu học, 1 hồ sen, 1 lăng Bác Hồ cho trẻ lắp ghép, 3 chiếc nón kỳ
diệu cho trẻ chơi trị chơi chữ cái, 10 cặp sách
- Đối với trẻ:
Hình thành những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã
hội; phát triển kiến thức về môi trường xung quanh và những kinh nghiệm trong đời
sống; đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý và đáp ứng nhu cầu trẻ.
Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động; kiến thức, kỹ năng được củng cố,
nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt,
thể hiện rõ trong bản điều tra trẻ cuối học kỳ 1 vừa qua:
12

download by :


T
T
1

Tiêu chí

Chưa Tỷ lệ

%


Thỉnh Tỷ lệ Thường Tỷ lệ Ghi
thoảng % xun
% chú

Trẻ hoạt động tích
1 cực vào mơi trường
0
0
2/35
0,5
33/35
94,3
đã tạo trong lớp
2 Kỹ năng sử dụng
2 môi trường trong
0
0
3/35
0.8
32/35
91,4
lớp
3 Hứng thú tham gia
0
0
0
0
35/35
100

3 các hoạt động
- Đối với phụ huynh:
Đa số phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình. Giữa nhà trường - giáo viên - phụ
huynh có sự hợp tác tích cực. Nhiều phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến
phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật
liệu, trang thiết bị trong lớp.
Kết quả: Phụ huynh ủng hộ kinh phí trang trí mới 5 góc hoạt động trong lớp.
Phụ huynh đóng góp 8 xe ơ tơ bằng nhựa, 40 chai nhựa như chai dầu gội, chai
nước rửa chén, 35 quyển truyện tranh, 35 tờ lịch củ, 15 chậu góc thiên nhiên, 10 can
nhựa, 60 vỏ lon bia, 40 vỏ chai nước ngọt các loại, 10 can nhựa, 30 m bạt trắng để
dán tường xung quanh lớp..
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để
giáo viên tác động đến sự phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Có thể nói,
việc xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ mầm non
là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ 2 trong công
tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động
của trẻ. Thơng qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển tồn diện Thật
vậy, qua gần 1 năm học thực hiện các biện pháp trên trong việc xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp tôi, bước đầu gặt hái
được những kết quả đáng phấn khởi.
Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa
trẻ với môi trường xung quanh đã tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày tâm tư
nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn. Môi trường sạch sẽ, an tồn, có sự
bố trí các khu vực chơi và học trong lớp phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không
chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở
rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Nhờ vậy mà cơ hiểu
trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt
13


download by :


động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cơ giáo và bạn bè hơn. Khơng chỉ có
vậy, việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đã nhận được sự đồng tình ủng hộ,
tham gia đóng góp từ phía phụ huynh cả vật chất lẫn tinh thần để thỏa mãn mong đợi
của họ đối với sự phát triển của trẻ. Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi, tôi đã tìm tịi, học hỏi nhằm chuẩn bị mơi trường
giáo dục linh hoạt sáng tạo, cung cấp phương tiện, học liệu và những hoạt động đa
dạng, những tình huống có vấn đề và ngày càng phức tạp hơn, có tác dụng kích thích
tư duy, lơi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tự tìm tịi, giải quyết vấn đề một
cách sáng tạo, học mà chơi, chơi mà học một cách vui vẻ; qua đó trẻ trực tiếp lĩnh hội
được tri thức, giúp trẻ phát triển hài hòa các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngơn ngữ,
thẫm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
Từ những biện pháp nói trên, bản thân đã rút được những bài học kinh nghiệm
quý sau:
- Tăng cường công tác tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ
và tay nghề cho bản thân.
- Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà truờng trong việc mua sắm
các trang thiết bị, các loại đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy và học.
- Tích cực chủ động tìm tịi, học hỏi, sưu tầm các nguyên vật liệu khác nhau để
xây dựng môi trường học tập cho trẻ sạch, đẹp, an tồn, thân thiện nhằm thực hiện tớt
chương trình giáo dục mầm non mới theo định hướng “Xây dựng trường MN lấy trẻ
làm trung tâm”.
- Tổ chức tốt cho trẻ hoạt động với môi trường học tập trong lớp.
- Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và giáo viên, giáo viên
và trẻ; đồn kết, gắn bó với phụ huynh trong việc tuyên truyền phối hợp nâng cao
chất lượng CS-GD trẻ và hỗ trợ lớp về vật chất cũng như tinh thần trong các hoạt
động CS - GD trẻ.

- Tổ chức các hoạt động tập thể gần gũi vui tươi lành mạnh cho trẻ.
Kết quả của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
lớp cho trẻ hoạt động ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm
học 2018 -2019 bước đầu có những hiệu quả tích cực đối với giáo viên, đối với trẻ và
phụ huynh nhưng bản thân thân nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi,
tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đơn vị bạn để làm thế nào xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng và trẻ
mẫu giáo trong trường nói chung nhằm hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ
nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm
hỗ trợ trẻ phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẫm
mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
14

download by :


* Đối với nhà trường:
- Tham mưu với BGh nhà trường các cấp để có nguồn kinh phí mua sắm các loại
đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phù hợp phục vụ các hoạt động trong nhóm, lớp.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được đi tham quan trường bạn để học tập kinh
nghiệm trong việc xây dựng môi trường học giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
* Đối với địa phương
- Hỗ trợ thêm về nguồn kinh phí cho nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất, tu
sửa nâng cấp trường lớp như ốp đá tường quanh lớp học tạo điều kiện thuận tiên cho
giáo viên trong việc trang trí, xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong lớp học.
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của tôi khi áp dụng quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm trong q trình xây dựng mơi trường giáo dục cho trẻ được rút ra từ
thực tế giảng dạy ở lớp tôi. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những

giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động, khám phá của trẻ theo chương
trình giáo dục mầm non hiện nay /.

15

download by :


16

download by :



×