Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.82 KB, 52 trang )

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, là
bậc học có nhiệm vụ hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên
tiểu học, đặc biệt những giáo viên chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có
trách nhiệm khơi dậy ở trẻ em những mầm mống tốt đẹp, hình thành bước đầu ở
các em khả năng thích ứng với cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội. Tôi thiết
nghĩ, học sinh Tiểu học là giai đoạn mở đầu của q trình học. Đó là giai đoạn  tất
yếu của một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học
sinh được hình thành và dần dần phát triển. Ví như xây dựng cơ bản, khi xây một
tòa nhà cao tầng hiện đại thì việc xây dựng nền móng là hết sức quan trọng và chỉ
có nhà chun mơn mới nhìn thấy được tầm quan trọng và giá trị đích thực của nền
móng đó.
Đối với học sinh lớp hai các em đang ở lứa tuổi thích chơi nhiều hơn học, mọi
hoạt động, mọi nề nếp học tập, sinh hoạt, mọi việc làm ở trường, ở lớp đối với các
em cái gì cũng mới lạ. Tất cả đều là vạn sự khởi đầu nan. Nên chúng ta cần phải
biết gieo vào tâm hồn các em, những cái đẹp, cái tốt. Xây dựng cho các em những
thói quen, nề nếp tốt để làm tiền đề, làm nền móng vững chắc giúp cho các em học
tốt ở các lớp sau.Vì vậy để giúp các em phát triển tốt về mọi mặt thì người giáo
viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm.
 GV chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc
hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài
về đạo dức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp
tục học tốt lên những lớp trên. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học
tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt
động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,… và cả hoạt động
tự học ở nhà của học sinh. Vì vậy, tơi khẳng định rằng công tác chủ nhiệm lớp ở
-1-


download by :


Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định đến chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh.
 Lứa tuổi của các em rất dễ nhớ mà cũng rất nhanh quên. Vậy làm thế nào
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Đó là vấn đề không đơn giản.
Là người giáo viên chủ nhiệm lớp hai tôi luôn trăn trở làm thế nào để công tác
chủ nhiệm mang lại hiệu quả tốt. Kết quả ấy nằm ngay trong chất lượng giáo dục
toàn diện của học sinh qua mỗi năm tôi dạy. Tôi nghĩ rằng: Nếu mình u thích
cơng việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. Trẻ cũng vậy, các em đạt được kết
quả giáo dục tồn diện thì chính các em cũng phải u thích việc học của mình. Để
đạt được điều đó trước hết các em phải thích học, những học sinh thích đi học là
những học sinh tìm được niềm vui khi đến lớp, có vui mới học được tốt. Tơi rất
mong muốn học trò mình là con ngoan, trò giỏi để sau này lớn lên các em trở thành
người công dân có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó về bản thân, tơi mong
ḿn mình là người được đồng nghiệp tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi
gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
của Trường nói riêng và giáo dục của huyện Lệ Thủy nói chung. Tôi luôn suy nghĩ
“ làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui”. Từ những băn
khoăn, lo lắng trên tôi quyết định chọn viết đề tài :
“Một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hai”.
II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Đây là một sáng kiến mới. Bản thân tôi trong quá trình làm công tác chủ
nhiệm lớp, đôi lúc còn có những vướng mắc. Điều này khiến tôi trăn trở phải làm
sao xây dựng tập thể học sinh, xây dựng các nội quy quản lý hành vi học tập của
học sinh trong lớp học cũng như làm tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm
nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Một số biện pháp tôi thể hiện trong đề tài này
sẽ giúp cho bản thân tôi cũng như giáo viên dạy khối 2 làm tốt công tác chủ nhiệm
và là một trong những dấu hiệu đầu tiên chủ nhiệm lớp giỏi.

1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Học sinh lớp 2 lớp tôi chủ nhiệm.
-2-

download by :


PHẦN II: NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2”.
I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Vai trò của người giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng có vị
trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc dạy, giáo dục học sinh là người trực
tiếp quản lý học sinh về mọi mặt, là người thay mặt nhà trường giải quyết các sự
việc, vụ việc có liên quan đến HS và phụ huynh của học sinh, là người nắm vững
tình cảm, tâm tư, nguyện vọng, sở thích của học sinh, đồng thời cũng là người điều
hành tổ chức các hoạt động tập thể của lớp chủ nhiệm.
Đối với HS lớp 2 xây dựng được một tập thể học sinh có phong trào học tập
tốt, có nề nếp tốt, phong trào thi đua sôi nổi là đã kết hợp được công tác quản lý
chủ nhiệm lớp, cần phải xây dựng mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa cô và trò,
giữa các thành viên trong tổ học tập, giữa các tổ với nhau cùng thực hiện hoạt động
chung của lớp, không để tình trạng các cá nhân học,chơi tự phát ngoài các hoạt
động chung, không hòa đồng với tập thể
Thực trạng của lớp: Nhiều năm liền và năm học 2018-2019 được lãnh đạo nhà
trường phân công chủ nhiệm lớp 2A được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường,
đặc biệt sự động viên của tập thể đồng nghiệp với những kinh nghiệm mà bản thân
đã tích lũy trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Bản thân tôi gặp những
thuận lợi, khó khăn sau
1. Thuận lợi:
Sĩ số lớp 2A có 18 học sinh trong đó có 11 nữ. Đa phần các em học sinh chăm

ngoan, học đúng độ tuổi phổ cập.
Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
Được sự chỉ đạo kịp thời của ban giám hiệu nhà trường về công tác chủ
nhiệm, luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh.
Nhà trường tổ chức thi GVCN giỏi, chuyên đề GVCN giỏi .
-3-

download by :


Sự kết hợp tay ba gia đình, nhà trường và xã hội luôn có sự phối hợp chặt chẽ
trong công tác giáo dục cho các em.
2.Khó khăn:
Học sinh đa phần là con em dân tộc Bru-Vân Kiều nên vốn Tiếng Việt của
học sinh còn nghèo, nhiều học sinh chưa hiểu vốn Tiếng Việt nên khó khăn trong
việc thực hiện các hiệu lệnh của giáo viên phục vụ cho việc học tập.
Phụ huynh là người dân tộc Bru-Vân Kiều nên sự quan tâm đến con em mình
cịn nhiều hạn chế.
Nhiều học sinh nhà ở cách xa trường từ 3-4 km đường đi khó khăn các em
phải tự đi bộ khơng có ai đưa đón.
Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn mồ côi bố, thiếu thốn tình cảm và sự quan
tâm như em Hồ Văn H, Hồ Thị K.L, Hồ T.D.
Học sinh ở lứa tuổi nhỏ còn rất hiếu động chưa có ý thức tự giác, sự chú ý của
các em còn thiếu bền vững chưa tập trung lâu dài dễ bị phân tán trong quá trình
học tập.
Vẫn còn một số em châm tiến trong học tập như em Hồ Văn H, Hồ Văn A,
Hồ Thị D, Hồ Diễm N. Bên cạnh đó có nhiều em rất hiếu động chưa ý thức được
việc học của mình, chơi những trò chơi chưa lành mạnh lắm, nhìn chung lớp chưa
ổn định, chưa có ý thức tự quản.
Qua một thời gian nhận lớp chủ nhiệm, quan sát, theo dõi, gần gũi, chia sẻ với

học sinh tôi rút ra được những nguyên nhân như sau:
3. Nguyên nhân của thực trạng:
Vào lớp hai nhưng do đặc thù là dân tộc Bru Vân Kiều nên hầu hết các em
đều chưa có ý thức về nề nếp trong học tập. Một số môn học đối với các em là
hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với các lớp một, gây nhiều lúng túng cho các em trong
mỗi giờ học ví dụ như việc sử dụng ngôn ngữ để học luyện từ và câu, để viết
văn…

-4-

download by :


Đến lớp học sinh được rèn nhiều kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết. Tất cả các
kĩ năng đó được rèn luyện thường xuyên trở thành thói quen, thành nề nếp trong
học tập.
Trên thực tế khi đi học rất nhiều em còn thiếu sách vở đồ dùng, các em hay
quên, việc soạn sách vở phụ thuộc vào bố mẹ, vì vậy các em không hoạt động học
tập cùng các bạn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp.
Học sinh từ nhiều bản học tập trung nên có sự thay đổi về môi trường cũng
như hình thức học tập. Tất cả mọi cái đều mới mẻ đối với các em. Các em phải tập
làm quen với việc học tập với nhiều hình thức khác nhau. Chính sự thay đổi mới về
tâm lý, trẻ em ở lứa tuổi tiểu học còn rất ngây thơ trong trắng như một tờ giấy
trắng, người thầy vẽ lên đó cái gì sẽ cho hình ảnh rõ nét của cái đó. Các em rất dễ
tiếp thu những thói quen tốt nếu như giáo viên có ý thức tốt đầu tư xây dựng. Trái
lại nếu không được giáo dục và rèn luyện đúng cách các em dễ sa vào thói hư tật
xấu mà rất khó sửa chữa về sau.
Từ những khó khăn trên là một giáo viên chủ nhiệm lớp 2 với mong muốn
được góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào việc giáo dục nhân cách, ý
thức kỉ luật, xây dựng cho học sinh những thói quen về nề nếp, học tập tốt, đạo đức

tốt. Để có được những kết quả tốt cho lớp của mình, tôi cố gắng học hỏi kinh
nghiệm của các đồng nghiệp đi trước và bạn bè ở trường bạn, cũng mạnh dạn viết
lên một số suy nghĩ, giải pháp trong quá trình được phân công làm công tác chủ
nhiệm năm học này.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1. Mô tả đề tài
Các em lớp 2 dân tộc Bru Vân Kiều còn rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi bước
chân vào lớp học. Chính vì thế mà ngay từ ngày đầu nhận lớp tôi đã đóng vai vừa
là cô giáo, vừa là mẹ, là chị, là bạn để dìu dắt nâng đỡ các em giúp các em thích
nghi với môi trường lớp học để các em rèn luyện và học tập tốt hơn.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh,
tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó
-5-

download by :


người giáo viên cần phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu thương học
sinh, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp. Đó chính là u cầu có tính quyết định
trong việc làm tốt công tác chủ nhiệm.
2. Các giải pháp.
Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước
tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành
công. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần
gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng
cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và
nhân cách và ứng xử hằng ngày, đặc biệt những học sinh lớp hai là những học sinh
đang phát triển nhân cách, tình cảm trí tuệ, để có những tri thức và kĩ năng cơ bản
trong giao tiếp. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải có
tính kiên trì, tận tình, chu đáo xây dựng được nguyên tắc bình đẳng và có kỉ luật

đảm bảo tính thống nhất về mục đích giáo dục là một trong những yếu tố quan
trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên. Đồng thời cần phối hợp một số
giải pháp cụ thể như sau:
a. Giải pháp 1. Tìm hiểu tình hình thực tế của học sinh.
Vào đầu năm học học sinh lớp hai các em còn bỡ ngỡ, sợ sệt chính vì thế là
một giáo viên tôi luôn dìu dắt, nâng đỡ các em thích nghi với môi trường mới, giúp
các em nhanh chóng chấp nhận những yêu cầu có liên quan đến những quy tắc
hành vi trong lớp, đến những chuẩn mực của quan hệ bạn bè, đến thời gian biểu
hằng ngày. Do vậy, ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã tìm hiểu nắm vững về
mọi mặt. Trong lớp có bao nhiêu học sinh con gia đình hộ nghèo, gia đình cận
nghèo con mồi côi, con công nhân, con nông dân... Từ đó có cơ sở để phân loại
biện pháp giáo dục. Tôi đã thăm dò đi đến từng gia đình để hiểu thêm hoàn cảnh,
đặc điểm riêng của từng em. Từ đó có những biện pháp giáo dục tích cực, phù hợp
với từng đối tượng, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn.
Đối với những em con hộ nghèo như em Hồ Văn H, Hồ Thị K.L, Hồ T.D,

-6-

download by :


mất bớ khi cịn nhỏ ở với mẹ và em Hồ Văn N mẹ thường xuyên bị bệnh phải nằm
viện tỉnh, bố một mình lam lũ nuôi vợ và bốn con ăn học, còn các em Nguyễn Văn
N, Hồ Thị D bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà đã già yếu. Với những học sinh
này thì tôi luôn kết hợp với nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn
thể khác tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em về mọi mặt tinh thần cũng như vật chất.
Vào đầu năm học em nào chưa đủ sách vở thì tôi mua dùm cho các em rồi vận
động phụ huynh trả dần trong năm.
Đối với những học sinh cá biệt về đạo đức ( quá nghịch, giao tiếp chậm, kỉ
luật chưa cao) tôi dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc nhưng không

cứng nhắc đặc biệt chú ý gần gũi các em, tin tưởng tạo mọi niềm tin và thường
xuyên nhắc nhở, khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp
nhằm gắn trách nhiệm với các em để từng bước điều chỉnh mình.
Lớp tôi có em Nguyễn Văn N hay trêu chọc bạn, tùy tiện đứng lên ngồi
xuống, tôi giao cho em chức nhóm trưởng quản lý các bạn trong nhóm mình. Các
em có bớ mẹ đi làm ăn xa như em Nguyễn Văn N, Hồ Thị D, tôi luôn nhẹ nhàng
mỗi khi các em có lỗi, luôn tạo ra sự gần gũi. Không phụ công của cô, chỉ qua ba
tuần học đầu tôi đã nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt.
Đối với những HS chậm tiến: tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó đọc, viết,
tốn ́u. Tơi lập kế hoạch giúp đỡ bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài cho các em vào cuối buổi học.
+ Kiểm tra thường xuyên trong q trình lên lớp.
+ Sắp xếp chỡ ngời hợp lý.
+ Gặp gỡ phụ huynh trao đổi việc học ở nhà cho các em .
+ Chú ý đến thái độ miệt thị, phân biệt không làm cho các em nhút nhát, xấu
hổ trước bạn bè.
b. Giải pháp 2. Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
-7-

download by :


toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh.
Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn
chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Muốn
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt
hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện,
học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có

“trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra mơi trường học tập thân thiện, an
tồn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây
dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh
lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh.
Cơng việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tơi tiến hành
từng bước như sau:
*Trang trí lớp học thân thiện:
Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải ln sạch sẽ, ngăn nắp và được
trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tơi hướng dẫn và
cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây:
Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho dây trầu bà, cây trường sinh vào
bình, đổ nước vào rồi treo trên vách tường. Dây trầu bà và cây trường sinh chỉ sống
bằng nước và rất ưa rợp, lại khơng có lá úa, rụng nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước
thường xuyên là cây sống.
Trang trí lớp đẹp, hài hịa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần
trang trí lớp, tơi giao trực tiếp cho từng nhóm: mỗi nhóm phải viết, vẽ, sưu tầm
tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn những bài đẹp nhất để trưng bày lên
bảng thân thiện.
Khi nhận xét hạnh kiểm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải căn cứ vào 5
nhiệm vụ của học sinh. Nhưng 5 nhiệm vụ đó chỉ có ở Sổ chủ nhiệm của giáo viên
nên khơng có học sinh nào nhớ được đầy đủ 5 nhiệm vụ, thậm chí có nhiều em
-8-

download by :


không nhớ nổi nhiệm vụ nào cả. Mà không biết nhiệm vụ cụ thể của mình là gì thì
làm sao các em làm đúng ? Do đó, tơi phải viết 5 nhiệm vụ của học sinh lên giấy

A0, trang trí, đóng khung thật đẹp treo lên tường để hàng ngày các em nhớ và làm
theo. Ngồi ra, tơi cùng với học sinh đề ra 10 yêu cầu cơ bản đối với học sinh của
một “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”như sau:
1. Khơng có học sinh chán học, bỏ học và nghỉ học khơng có lí do.
2. Lớp học phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính giáo dục
cao.
3. Phải sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học; sử
dụng tiết kiệm điện, nước.
4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, khơng
có học sinh xả rác bừa bãi.
5. Có tập thể bạn học thân thiện: khơng nói tục, chửi thề; phải ln hịa nhã
với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập.
6. Lớp học phải an tồn, khơng có nguy hiểm, khơng có tai nạn xảy ra.
7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng
sống, giữ gìn vệ sinh mơi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông.
8. Học sinh học đủ các môn học theo qui định, chất lượng học tập ngày càng
được nâng cao và vượt trội so với năm học trước.
9. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: thăm hỏi bạn khi
đau ốm, động viên chia sẻ với những bạn có hồn cảnh khó khăn, …
10. Lớp học là mơi trường bình đẳng nam nữ, khơng phân biệt giàu nghèo,
khơng có hiện tượng học sinh bị phạt, bị kiểm điểm phê bình trước tồn trường.
Hằng ngày, tơi nhắc nhở các em thực hiện theo 5 nhiệm vụ của người học
sinh và 10 yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Khi có học sinh
chưa hồn thành nhiệm vụ, tơi yêu cầu em đó đọc lại 5 nhiệm vụ của người học
sinh và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm được để sửa chữa, khắc phục. Nhờ

-9-

download by :



vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội qui của nhà
trường, của lớp ngày càng giảm dần.
* Xây dựng mối quan hệ thầy - trị:
Trước đây, quan hệ cơ, trị là quan hệ giảng giải - ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ
này được thay bằng quan hệ phân công - hợp tác. Cô thiết kế - trị thi cơng. Cơ làm
mẫu, giao việc - trị làm theo mẫu của cơ. Mỗi lời cơ nói ra phải là một “lệnh” (một
lời giao việc). Do vậy, mọi u cầu tơi đưa ra, học trị phải thi hành thật “ nghiêm”.
Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì
phải làm lại cho đúng mới thơi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong
việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tơi
và học trị là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc - học trị làm; tơi hướng dẫn học trị thực hiện.
Khi giao việc, tơi chỉ nói một lần với ngơn ngữ súc tích, lắng động. Với cách
làm này, tự nhiên cơ sẽ trở nên nói ít, học trị sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào
thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật
cũng đến nơi đến chốn.
Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình
thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói
năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trị noi theo. Khơng vì
bất cứ lí do gì mà tơi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xịa, qua loa trước mặt học
sinh. Khi nói chuyện, khi giảng bài, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm
của học sinh, tơi ln thể hiện cho các em thấy tình cảm u thương của một người
cơ đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của cơ trước sau
cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trị. Lịng nhân ái, bao dung, đức vị tha
của người cơ ln có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. “Lớp học
thân thiện” chỉ có được khi người cơ có tấm lịng nhân hậu, bao dung, hết lịng vì
học sinh thân u của mình. Có một người cơ như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ
chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.
* Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
- 10 -


download by :


Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình
ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có
nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẻ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học
yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ
(Học thầy không tày học bạn). Trong thực tế, lớp tôi chủ nhiệm học sinh không
phải ở một bản mà là của bốn bản lẻ tập trung lại nên hiện tượng các em chia bè
phái, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau là có xảy ra. Tuy các
em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm
bạn bè và chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan
tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đồn kết, gắn bó thì tơi sẽ
xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ
môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được
nâng cao.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đồn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp
đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác
của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
Trong mỗi tiết học, tơi thường xun chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các
em ngồi chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại ngồi chung nhóm với
bạn khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay
mặt ra chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại
cãi nhau, khơng ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi kết
quả thảo luận vào phiếu, dẫn đến khơng hồn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó,
tơi quyết định sẽ tặng thưởng cho từng nhóm có kết quả tốt. Do đó, những em hồn
thành tốt buộc phải tích cực nếu khơng sẽ khơng có phần thưởng. Cịn những em
khơng tích cực hợp tác, tơi sẽ cho ngồi riêng một mình và phải làm tồn bộ cơng

việc của một nhóm, làm đến đâu thì đạt thành tích đến đó. Bị ngồi một mình nên
khơng thể hồn thành công việc và không được phần thưởng, trong khi các bạn ở

- 11 -

download by :


các nhóm đều được phần thưởng. Các em đó sẽ không dám hờ hững nữa. Cứ như
vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải thiện.
Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không
để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tơi gặp gỡ trao đổi riêng
với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đi. Sau đó phân tích rõ ai
đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hịa và bắt tay
nhau vui vẻ trở lại.
Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của
tuổi học trị, tơi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi.
Những em có ngày sinh cùng tháng sẽ được tổ chức cùng một ngày vào giờ ra
chơi. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết định. Nhưng chủ yếu chỉ
là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà nhỏ khoảng vài chục ngàn
đồng do cơ chủ nhiệm đóng góp. Ở xã miền núi khó khăn, phụ huynh toàn là dân
tộc Bru-Vân Kiều nên các em chưa bao giờ được cha mẹ tổ chức sinh nhật, chưa
bao giờ được nhận một món quà mang ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy, khi được cả lớp tổ
chức sinh nhật, nhiều em rất xúc động.
*Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui vẻ lành mạnh.
Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trị chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích
của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể
và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”,
kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ
nhàng, tự nhiên, khơng gây căng thẳng, gị bó đối với các em. Ngồi ra, tổ chức

sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách,
bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động
tập thể cịn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau.
c. Giải pháp 3. Xây dựng tập thể lớp học hiệu quả.
Xây dựng tập thể HS là dấu hiệu đâu tiên của công tác chủ nhiệm lớp học
hiệu quả.

- 12 -

download by :


Đối với HS lớp hai xây dựng được một tập thể HS có phong trào học tập tốt,
có nề nếp tốt, phong trào thi đua sôi nổi là đã kết hợp được phương pháp quản lý
thành công. Cần phải xây dựng mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa cô và trò giữa
các thành viên trong tở, nhóm học tập, giữa các tở, nhóm với nhau cùng thực hiện
những hoạt động chung của lớp, không để tình trạng các cá nhân học, chơi tự phát
ngoài các hoạt động, không hòa đồng với hoạt động tập thể.
Việc đầu tiên GV xây dựng bộ máy cán sự lớp, yếu tố quan trọng khi lựa chọn
Chủ tịch hội đồng tự quản là những học sinh có đầy đủ tớ chất, học lực hồn thành
tốt, xây dựng được khối đoàn kết trong tập thể. Khi chọn ban cán sự lớp, làm thế
nào để mỗi địa bàn dân cư có một thành viên trong ban cán sự lớp. Làm được như
vậy thì trong quá trình hoạt động GV có thể dễ nắm tình hình học sinh trong lớp
thơng qua các em.
Khi chia nhóm, GV cần tạo sự đờng đều, mỡi nhóm phải đảm bảo nhiều đới
tượng có học sinh chưa hồn thành, học sinh hồn thành, học sinh hoàn thành tốt,
HS ở địa bàn xa-gần, HS ngoan, HS cá biệt...Như vậy thì trong quá trình học tập
các em có thể hỗ trợ nhau...
Sau khi kiện toàn bộ máy cán sự lớp, GVCN tổ chức bồi dưỡng kĩ năng làm
việc. Để kịp thời phát huy, nhanh chóng đưa lớp đi vào hoạt động tập thể đoàn kết

có nề nếp ngay trong những 2, 3 tuần đầu của năm học. Trong quá trình hoạt động
năng lực tự quản của đội ngũ cán bộ lớp và từng HS sẽ được nâng cao. Việc làm
này biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình quản lý thành tự
quản lý của lớp học.
d. Giải pháp 4. Xây dựng nội quy nề nếp học sinh
Chủ nhiệm lớp giỏi phải dựa vào sự hiểu biết của học sinh và những yêu cầu
mà GV mong đợi đối với hành vi của học sinh.
Những nội quy nề nếp được lập kế hoạch một cách hệ thống và đảm bảo
những quy tắc mà GV đề ra là khả thi và phù hợp, phụ thuộc vào đặc điểm, môi
trường lớp học. Những nội quy cần khác nhau được quán triệt cẩn thận. Giáo viên
nên dạy nội quy lớp học trong tuần đầu tiên đồng thời để HS tham gia triển khai
- 13 -

download by :


xây dựng nội quy nề nếp lớp sẽ tạo ra mối liên quan, sự phản ánh tích cực, sự hợp
tác có ý nghĩa giải quyết vấn đề có thỏa thuận, tư tưởng đồng thuận sẽ mang đến
nhiều lợi ích. Nếu không tạo ra nội quy nề nếp giáo viên và học sinh sẽ mất thời
gian để thiết lập trật tự cho một hoạt động học.
Nội quy là chuẩn kì vọng về biểu hiện hành vi, có chức năng ngăn cản hay
khuyến khích những hành động, hành vi nào đó.
+ Phù hợp với quy định của trường học.
+ Nội quy của lớp không được mâu thuẫn với quy định của trường học, quy
định của trường đưa vào áp dụng hiệu quả trong lớp học.
+ Nội quy phải dễ hiểu, nội quy phải được thông báo để học sinh hiểu rõ
nghĩa, không có sự mập mờ, từ ngữ nên phù hợp với học sinh lớp hai.
+ Nội quy áp dụng khả thi: Nội quy là những điều mà học sinh có thể thực
hiện theo. Nó phải nằm trong khả năng thể chất, trí tuệ và mức độ nhận thức.
+ Nội quy dễ giám sát mà không làm học sinh mất quá nhiều thời gian trên

lớp.
+ Luôn mang tính ứng dụng phù hợp với nhiều hoàn cảnh; Mục tiêu dạy học,
đặc biệt là phải gắn liền lời nói với hành động.
+ Truyền đạt rõ ràng: Khuyến khích cách cư xử như chúng ta mong đợi. Giáo
viên cần hiểu rằng càng ít nội quy càng tốt đủ để kiểm soát hành vi của học sinh
trong lớp.
+ Đây là nội quy lớp tôi chủ nhiệm:
- Đi học đều và đúng giờ.
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập khi lên lớp.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Khơng được ăn quà trong lớp.
- Đồn kết, lễ phép.
- Tích cực, tự tin.
- Tơn trọng thầy cô giáo, các bạn và nội quy nhà trường.
- 14 -

download by :



×