Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.49 KB, 28 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM Ở LỚP 4"


PHẦN I
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác
Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay Đảng và Nhà nước
ta đã nêu cao việc phát triển toàn diện- giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ
nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Người
giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng
lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống nhanh nhẹn, hoạt bát,
khéo léo,.. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn
dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người,.. Để làm tốt những điều đó, có lẽ
không đơn giản chút nào.
Như chúng ta đã biết, thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu
quả cao về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác.
Từ nhận thức trên, tôi nghĩ người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức
quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục
toàn diện: Người giáo viên vừa là người thầy vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc
phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó, có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của
mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi


hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Vì
vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở
lớp 4.


PHẦN II
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động
không ngừng, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục,
đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học.
Việc nghiên cứu những căn cứ trên cho ta hình dung về một em học sinh là thiếu
niên, nhi đồng đang ngồi trên ghế trường tiểu học, đó là những học sinh đang phát triển
nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, để đi
tới một nghiên cứu cụ thể, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất
quan trọng. Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận
tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo
sự thành công của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp. Song với lứa tuổi học


sinh lớp 4, sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưu đạt tới đỉnh cao, các em
cần có người hướng dẫn chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp để các em dần trở thành người
sống có ích trong xã hội, đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG
Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT mà
còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên Tiểu học không
chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt
động giáo dục, đó là việc rất nặng nề và cũng rất khó khăn đối với giáo viên.
Học sinh lớp 4 là lứa tuổi sắp bước vào tuổi dậy thì nên ngoài những thay đổi về thể chất,
các em cũng thay đổi về tâm lý tình cảm, dễ bị tác động xấu bởi những vấn nạn của xã
hội nếu các em không được giáo dục tốt.
Sĩ số lớp tôi là 26 em. Trong đó: Nữ 12 em, dân tộc: 9 em. Học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình: 5 em, học sinh yếu: 3 em, khuyết tật: 1 em.

Một số phụ huynh coi việc giáo dục trẻ lả bổn phận và trách nhiệm của nhà trường mà
đặc biệt là của giáo viên chủ nhiệm.
Một số học sinh học yếu nên có tâm lí chán học đến lớp ể oải, ít khi tập trung nghe giảng,
lơ là trong học tập (quên sách, vở, không làm bài tập, không học bài cũ, không soạn


bài,..); một số em có tính hiếu động thường trêu ghẹo, nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học
cũng như trong giờ giải lao những học sinh nằm trong các trường hợp trên tạm gọi là học
sinh “cá biệt”.
Từ thực tế trên, tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác
chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với những học sinh này.
a. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.
- Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt.
- Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học.
- Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm lớp 4.
- Đa số học sinh có hạnh kiểm tốt.
- Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Học sinh có đủ đồ dùng học tập.
b. Khó khăn:
- Một số phụ huynh chưa có sự quan tâm nhiều đến con em mình.
- Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở
trường cũng như ở nhà.


- Lớp có 34,6% học sinh con đồng bào dân tộc.
- Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều.

CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP

1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đối với công tác tổ chức lớp:
Trong công tác chủ nhiệm, nếu làm đúng vai trò trách nhiệm thì người thầy phải bỏ
ra nhiều thời gian, rất vất vả trong việc theo dõi, quản lý lớp. Nếu lớp đa số là học sinh
khá, giỏi thì các em có ý thức học tập rất tốt, hạn chế tối thiểu học sinh “cá biệt” giúp
cho GVCN bớt đi phần gánh nặng. Nhưng đối với những lớp phần lớn là học sinh trung
bình, học sinh yếu,… thì đòi hỏi người GVCN phải tốn nhiều thời gian công sức mới làm
tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy, người giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm trước
hết phải làm tốt công tác tổ chức lớp, thực hiện một số công việc như sau:
*Xếp chỗ ngồi:
GVCN phải xem trước học bạ của từng học sinh trong năm học trước để nắm được
học lực, hạnh kiểm của từng học sinh. Khi sắp chỗ ngồi nên chia đều những học sinh có
học lực khá hoặc giỏi ngồi xen lẫn với những học sinh có học lực trung bình hoặc yếu.


Sau khi xếp chỗ ngồi xong GVCN lập sơ đồ lớp và dán tại bàn giáo viên để giáo viên bộ
môn tiện theo dõi.
Lưu ý: Nếu trong lớp đã có học sinh “cá biệt” thì không nên cho các em ngồi gần nhau.
Không nên cho các em tùy tiện chọn chỗ ngồi, vì những học sinh ham chơi, hay đùa giỡn
thường thích ngồi gần nhau.
*Bầu Ban cán sự (BCS) lớp:
Khi GVCN đã nắm được học lực, hạnh kiểm của học sinh sẽ lựa chọn những học
sinh có đủ phẩm chất đạo đức để bầu làm lớp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng, tổ
phó. Đây là vấn đề rất cần thiết để giao trách nhiệm cho BCS lớp thay mặt GVCN điều
hành, quản lý lớp. Trong quá trình giao nhiệm vụ, nếu thấy trong BCS những học sinh
nào không làm tốt sẽ thay bằng học sinh khác để tiếp tục quản lý lớp.
Lưu ý: Tránh trường hợp học sinh không đủ năng lực nhưng GVCN vẫn bắt buộc phải
làm lớp trưởng hoặc lớp phó, từ đó làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập của các em và
tạo điều kiện cho những mầm móng học sinh“cá biệt” xuất hiện.
*GVCN xây dựng nội quy lớp:
Ngoài việc GVCN phổ biến cho học sinh biết về Nội quy nhà trường bắt buộc học

sinh phải thực hiện bên cạnh GVCN cần xây dựng Nội quy riêng cho lớp để các em thực


hiện. Có thể ở mỗi lớp GVCN xây dựng nội quy lớp khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm,
tình hình của lớp.
VD:
TRƯỜNG THTT BATƠ
LỚP 4A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NỘI QUY LỚP
1/ Đi học đúng giờ. nghỉ học phải có giấy phép của phụ huynh học sinh.
2/ Phải trật tự nghe giảng, làm bài nghiêm túc, thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.
3/ Lễ phép, vâng lời thầy cô, người lớn tuổi, tôn trọng bạn bè và yêu thương em nhỏ.
4/ Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, áo phải có bảng tên.
5/ Không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết. Để xe đúng nơi quy định.
6/ Tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, lớp tổ chức.
7/ Biết bảo vệ và giữ gìn của công. Giữ gìn vệ sinh phòng học. Không được nhả kẹo cao
su xuống nền gạch.
8. Không được viết, vẽ trên tường, bàn ghế.
9/ Không được mua quà vặt bày bán ngoài cổng trường.


10/ Không vứt rác sai qui định.
11/. Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông.
GVCN
………………………
Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập

trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài.
ví dụ: phía trên tay phải góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới sĩ số là các kí hiệu ở góc
bảng; + , b , v , s , 1,2,3
Chỉ vào kí hiệu + là cả lớp trật tự lắng nghe giáo viên giảng bài.
Chỉ vào kí hiệu b là cả lớp lấy bảng con cá nhân làm bài.
Chỉ vào kí hiệu s (GV ghi số trang) là học sinh mở sách.
Chỉ vào kí hiệu v là lấy vở ra để ghi hoặc làm bài tập tại lớp. Sau khi học sinh làm
xong thì giáo viên xoá các kí hiệu đó đi, học sinh sẽ cất sách hoặc vở vào cặp.
Kí hiệu 1, 2 ,3 có tác dụng nhắc nhở mỗi tổ khi chưa nghiêm túc trong giờ học.
Ví dụ: Trong khi giảng bài hoặc lớp làm bài tập, một học sinh ở tổ nào đó mất trật
tự giáo viên chỉ cần chỉ vào số thứ tự trên bảng là tổ đó biết giáo viên nhắc tổ mình, khi


đó tổ trưởng có trách nhiệm nhắc nhở thành viên trong tổ mình trật tự và tổ trưởng ghi
tên bạn làm việc riêng vào sổ để cuối tuần sinh hoạt nhắc nhở học sinh đó.
*Kết quả: Với phương pháp này giáo viên không mất nhiều thời gian, không tạo áp lực
đối với học sinh mà còn giúp cho lớp đi vào nề nếp tốt.
Sau khi xây dựng xong nội quy lớp, GVCN phổ biến trước lớp cho tất cả học sinh
đều biết và thống nhất thực hiện. Sau đó GVCN phát cho mỗi học sinh một bảng Nội quy
và bắt buộc các em phải giữ bảng Nội quy này và thường xuyên mang theo trong suốt
năm học để làm cơ sở giáo dục học sinh vi phạm, nếu học sinh vi phạm nhẹ có thể bắt
học sinh đọc lại bảng Nội quy trước lớp hoặc học thuộc bảng Nội quy...
Nội quy lớp là một công cụ hỗ trợ GVCN giáo dục học sinh vi phạm. Bên cạnh
GVCN phải xây dựng thang điểm thi đua của lớp hàng tuần ứng với nội quy của lớp,
trong đó có hình thức biểu dương, khen thưởng và kỹ luật cụ thể từng trường hợp và
được công khai vào buổi sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần.
Lưu ý: GVCN đóng vai trò hết sức quan trong trọng việc rèn luyện, giáo dục học sinh,
nên trong các buổi 15 phút đầu giờ GVCN phải thường xuyên đến lớp để theo dõi tình
hình. Bên cạnh tác phong của GVCN cũng rất cần thiết như: đầu tóc, trang phục, lên lớp
đúng giờ, những gì nói với học sinh thì phải thực hiện bằng được tránh tình trạng dễ dãi

qua loa, phải xử lý học sinh đúng quy định đã đặt ra dù cho học sinh đó vô tình hay cố ý


vi phạm. Từ đó giúp học sinh học hỏi được phong cách, tác phong trước tiên từ người
GVCN lớp, làm các em càng kính trọng hơn.
*GVCN khảo sát học sinh:
Sau khi làm xong công tác tổ chức lớp, GVCN tiến hành khảo sát để nắm được
những thông tin có liên quan đến hoàn cảnh, đời sống gia đình của các em. Qua đó giúp
GVCN biết được hoàn cảnh từng đối tượng học sinh, trong số đó dễ dàng nhận ra được
những học sinh sẽ rơi vào trường hợp học sinh “cá biệt” để kịp thời ngăn chặn, uốn nắn,
biết được những học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến nguy cơ bỏ học cao để báo
lên Ban giám hiệu (BGH) nhà trường kịp thời giúp đỡ.

PHIẾU KHẢO SÁT
1. Họ và tên học sinh: …………………………………………
2. Chổ ở hiện nay: …………………………………………….
3. Họ tên cha: …………….., tuổi…………., nghề nghiệp: …………..
4. Họ tên mẹ: ………………..., tuổi…………., nghề nghiệp:
………….
5. Gia đình có bao nhiêu anh, chị em; nghề nghiệp của anh, chị ……..


…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
6. Hoàn cảnh sống hiện tại của gia đình em thế nào,
…………………..
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
7.


Ước



của

em

sau

này

làm

gì:

………………………………………
8. Ngoài giờ học em thường làm gì để giúp đỡ gia đình:
………………
………………………………………………………………………….
9. Trong học tập và trong cuộc sống em gặp phải khó khăn gì: ……….
…………………………………………………………………………
10. Những người bạn thân của em tên gì, học lớp nào: ………………..
………………………………………………………………………….


Sau khi nắm được những thông tin của học sinh, GVCN sẽ phân luồng đối tượng,
xem những học sinh nào có thể dẫn đến sa sút về học tập và có nguy cơ sẽ trở thành học
sinh “cá biệt” sau đó lập sổ để theo dõi dành riêng cho những đối tượng này.


Mẫu: SỔ THEO DÕI HỌC SINH CÁ BIỆT

Họ và tên học sinh: ……………………………., lớp ……..
-Học lực, hạnh kiểm năm học trước: ……………………….
-Hoàn cảnh gia đình: ………………………………………
………………………………………………………………
-Những biểu hiện của học sinh: …………………………….
……………………………………………………………….
………………………………………………………………
………………………………………………………………
PHẦN THEO DÕI


Thái độ sửa chữa
Các hành vi vi phạm Hình thức xử lý (Có chấp hành kỹ
Tuần

(Đối chiếu với nội quy (Ghi hình thức luật hay không, khắc
lớp)

xử lý)

phục khuyết điểm
không)

1
2
3
4
5


Tổng hợp của GVCN
…………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
2. Tiếp xúc với cha mẹ học sinh:
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm GVCN phải cố gắng nắm được số điện
thoại liên lạc của gia đình, đây là điều kiện thuận lợi giúp GVCN trao đổi gián tiếp với
cha mẹ học sinh khi cần thiết. Ngoài ra GVCN cần phải tiếp xúc riêng để trao đổi thông


tin với cha mẹ của những học sinh đặc biệt là học sinh “cá biệt”, đây là điều rất cần thiết,
không thể thiếu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Thông qua công việc này giúp
giáo viên biết được các thói quen, sở thích, thái độ của học sinh thường biểu hiện ở gia
đình. Qua đó giúp cha mẹ học sinh biết được tình hình học tập, những dấu hiệu sa sút của
các em đồng thời giúp cha mẹ học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với gia
đình từ đó tạo được niềm tin đối với phụ huynh trong việc giáo dục con cái của họ.
*Kết quả: Mối quan hệ có tác động hai chiều này nhằm hạn chế bớt mặc cảm, tự ti ở
các em, giúp các em giảm bớt tâm lý lo sợ khi tiếp xúc với GVCN. Phụ huynh vui vẻ, hài
lòng khi GVCN trao đổi về những sai phạm của học sinh.
3. Tìm hiểu mối quan hệ bè bạn của học sinh:
Ngoài những thông tin mà GVCN tìm hiểu về học sinh “cá biệt”, bên cạnh cần phải
tìm hiểu mối quan hệ bạn bè của học sinh đó để biết những đối tượng mà học sinh này
đang chơi chung là như thế nào. Có thể GVCN tìm hiểu thông qua lớp trưởng, các học
sinh khác trong lớp, thông qua phiếu khảo sát… Có những học sinh ít giao tiếp với bạn
bè chỉ thích chơi mà học tập giảm sút, nên khuyến khích các học sinh khác trong lớp
thường xuyên tiếp xúc để có biện pháp giúp đỡ bạn, giúp các em sống trong môi trường
đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong bất kỳ trường hợp nào. GVCN có thể giáo dục
các em bằng cách nêu gương, điển hình giúp các em tự nhận thấy những khuyết điểm của



mình để từng bước sửa chữa. GVCN nên gặp riêng từng học sinh để trao đổi, giải thích
cho các em hiểu những sai trái của mình để các em có hướng khắc phục, không nên làm
các em cảm thấy mặc cảm trước lớp.
*Kết quả: Học sinh phát hiện bạn ham chơi, mãi chơi những trò chơi yêu thích (bắn bi,
xem phim,...) mà quên cả học hành đã khuyên bạn kịp thời và báo ngay cho GVCN biết.
4. Tạo sự gần gũi, quan tâm với học sinh
Tạo mối quan hệ gần gũi là thể hiện sự quan tâm đối với các em, nhưng người thầy
vẫn luôn giữ chuẩn mực, nghiêm khắc. Tiếp xúc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các
em, nhằm để động viên, khích lệ tạo cho các em có được chỗ dựa tinh thần vững chắc. Để
các em thấy sự quan tâm của người thầy như người cha, người mẹ của các em luôn dìu
dắt, nâng đỡ các em khi vấp phải những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Khi học sinh nghỉ học, dù có phép hay không phép, dù bất cứ lý do gì những buổi
học sau phải tiếp xúc để thăm hỏi các em, đôi khi cũng có những lý do khá đặc biệt người
thầy có thể chia sẽ với các em, làm cho các em cảm thấy vui hơn khi được thầy cô quan
tâm đến mình, từ đó những biểu hiện cá biệt dần dần biến mất.
*Kết quả: Học sinh mạnh dạn khi tiếp xúc với giáo viên. Bày tỏ được những khó
khăn, vướng mắc mà em đang gặp phải.


5. Công tác phối hợp
Để giáo dục được những học sinh “cá biệt”, bản thân của mỗi GVCN cần phải biết
phối hợp kịp thời, linh hoạt với tổ trưởng, (nếu trường hợp nghiêm trọng báo lên Ban
giám hiệu). Cung cấp danh sách, các thông tin về gia đình, cách giáo dục học sinh đó mà
GVCN đã thực hiện để kịp thời hỗ trợ trong việc theo dõi, nhắc nhỡ và giáo dục những vi
phạm của các em. Phối hợp với giáo viên bộ môn, thông qua đó giáo viên có thể theo dõi
thái độ học tập của các em ở từng môn học để có hướng bồi dưỡng, rèn luyện thêm cho
các em về kiến thức.

*Kết quả: Tổ trưởng, (Ban giám hiệu hướng dẫn), chỉ đạo sâu sát GVCN thuận lợi

trong việc thực hiện nhiệm vụ.
6. Giao nhiệm vụ cho học sinh:
Thường GVCN không giao nhiệm vụ cho những học sinh “cá biệt”, vì cho rằng
những học sinh này sẽ không làm được gì, coi thường các em mà chỉ luôn la rầy, nêu tên
là chính. Điều đó không khéo dễ làm hỏng các em hơn.
Cho nên đối với những đối tượng này, GVCN nên tạo cho các em một cơ hội để các
em thấy được vai trò của mình trong tập thể, đồng thời phát huy tính làm chủ của các em
và nhận thấy rằng mình không bị lạc lỏng, không bị bỏ rơi. Như tham gia các hoạt động


văn hóa văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao, các buổi lao
động nên phân công các em mang theo bao hoặc xúc rác,..khi hoàn thành nhiệm vụ
GVCN phải đánh giá kết quả bằng cách nêu gương trước tập thể lớp.
Ngày

Số lần

Nội dung báo cáo
vi phạm vi phạm

1/ Đi học đúng giờ. nghỉ học phải có giấy
phép của phụ huynh học sinh
2/ Phải trật tự nghe giảng, làm bài nghiêm
túc, thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.

3/ Lễ phép, vâng lời thầy cô, người lớn
tuổi, tôn trọng bạn bè và yêu thương trẻ
nhỏ.

4/ Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, áo phải có

bảng tên.
5/ Không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây


mất đoàn kết. Để xe đúng nơi quy định.
6/ Tham gia đầy đủ các hoạt động do
trường, lớp tổ chức.

7/ Biết bảo vệ và giữ gìn của công. Giữ gìn
vệ sinh phòng học. Không được nhả kẹo
cao su xuống nền gạch.

8. Không được viết, vẽ trên tường, bàn ghế.

9/ Không được mua quà vặt bày bán ngoài
cổng trường.

10/ Không vứt rác sai qui định.

11/. Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao
thông.


Sau đó lớp trưởng nhận xét xem còn ai chưa báo cáo, hoặc báo cáo không chính xác
để GVCN uốn nắn. Trong việc uốn nắn những học sinh vi phạm phải đúng người, đúng
tội theo Nội quy đã đề ra. Tránh trường hợp vị nễ, xử học sinh này nặng, xử học sinh kia
nhẹ làm mất đi tính nghiêm khắc, công minh của người thầy. Những học sinh vi phạm
phải chấp nhận hành vi vi phạm của mình. Điều này thông qua sự báo cáo của BCS lớp
phải thật sự chính xác công bằng. Những hình thức kỹ luật đã đưa ra bắt buộc học sinh đó
phải thực hiện, GVCN không bỏ qua với bất cứ trường hợp nào. Làm được điều đó sẽ

giúp cho nề nếp lớp học đi vào khuôn khổ nhất định, rèn luyện cho các em chấp hành tốt
Nội quy trường, lớp. Như vậy sẽ hạn chế tối đa trường hợp học sinh có biểu hiện tái
phạm.
Ngoài việc xử lý học sinh vi phạm, GVCN cần phải có hình thức biểu dương, khen
thưởng. Đây là hình thức rất có ý nghĩa, học sinh “cá biệt” thông thường vốn khó tính,
khó dạy nếu GVCN thiên vị lập tức sẽ có sự phản ứng ngược lại. Mỗi khi học sinh “cá
biệt” làm được một việc tốt, đạt điểm tốt thì phải động viên khuyến khích các em nên tiếp
tục phát huy. Nếu các em sai phạm thì cứ nhẹ nhàng xử lý như những học sinh khác,
tránh nóng vội, kỳ thị để các em tự nhận lỗi và sửa chữa.


** Kết quả, kiểm chứng
Sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên, GVCN có thể kiểm chứng kết quả xem các
giải pháp có thể làm thay đổi thái độ học tập của học sinh “cá biệt” hay không. Có thể
tổng hợp kết quả theo học kỳ và cuối năm học:

Họ tên HS

Các

Số lần vi phạm từngSố

biểu

tháng

hiện

Tháng


lầnKết quả

khắc
Tháng

Tháng

cuối

phục sửanăm

thứ nhất thứ hai …
Học sinh A
Học sinh B
Học sinh ...

PHẦN III
KẾT LUẬN
1. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một giáo viên nhận nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm, quản lý một lớp học vài chục
em học sinh muốn tất cả học sinh đó đều trở thành học sinh ngoan, kết quả học tập tốt
thật không dễ. Năm học nào cũng vậy, lớp học nào cũng vậy, thầy cô chủ nhiệm là những


người luôn đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách và mong muối duy nhất là làm thế
nào cho học sinh mình thành đạt, sự nghiệp trồng người là tiếng vang suốt cuộc đời đối
với các thầy giáo, cô giáo, làm tốt thì được học sinh nhớ. Lỡ làm điều gì sai thì học sinh
cũng không quên. Chính vì những điều đó mà những người thầy đang phục vụ trong
ngành giáo dục phải ra sức nghiên cứu học tập hơn nữa, làm thế nào để sản phẩm mình
tạo ra sẽ có ích cho xã hội. Thầy cô làm công tác chủ nhiệm, xem lớp chủ nhiệm như là

một mái ấm gia đình thì sẽ có được niềm vui trong công tác. Tuy nhiên thầy cô cũng
đừng tập trung nhiều vào đối tượng học sinh “cá biệt” mà hãy nghĩ đến cả một tập thể với
tình yêu thương nghề nghiệp thì nhất định sẽ thành công.
Với những kinh nghiêm tích lũy được, qua đề tài này tôi hy vọng sẽ đóng góp phần
nào cho công tác chủ nhiệm của thầy, cô trong những năm học tới.
2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI
Đề tài “Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4” đã và đang
được áp dụng ở lớp 4A và đã phổ biến tới các giáo viên chủ nhiệm của trường tiểu học thị
trấn Ba Tơ cùng thực hiện.
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra kinh nghiệm như sau:


Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với
đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,…
Hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh.
Đầu năm phải có một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp
bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện.
Xây dựng đội ngũ các bộ lớp năng động và sáng tạo. Giáo viên chủ nhiệm phải kết
hợp chặt chẽ với cán bộ lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. Biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của học sinh.
Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được
duy trì xuyên suốt năm học.
Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo viên bộ
môn và các đoàn thể trong trường.
Các em trong lớp rất ngoan ngoãn chăm chỉ học tập, so với tình hình đạo đức và
nề nếp học tập của năm nay (đã được 3 tháng) với năm ngoái thì chất lượng đạo đức và
nề nếp học tập của năm nay khá hơn rất nhiều biểu hiện qua đợt kiểm tra, thi chất lượng
giữa kì I. Đây là kết quả thực chất do các em phấn đấu và rèn luyện đã đạt được trong

năm học này. Từ đầu năm đến giờ không có em nào bỏ học, lớp đảm bảo sĩ số 100%.


Bảng thống kê kết quả rèn luyện những thói quen tốt của học sinh ở lớp 4A.

Từ

Tổng

Những thói quen

số

1/9/2013

26

Kết quả học sinh:
Thực

Thực

hiện

hiện

tốt

chưa tốt


26/26

0

Đi học đúng giờ.

đến
31/11/2013
1/9/2013

26

Lập thời gian biểu,

đến

thực hiện theo thời 10/26

31/11/2013

gian biểu.

1/9/2013

26

đến

16


không quên sách vở,
đồ dùng học tập

23/26

3

đến

bài và soạn bài trước 20/26

6

31/11/2013

khi tới lớp.

31/11/2013
1/9/2013

1/9/2013

26

26

Làm bài tập, học thuộc

Nghỉ học có giấy xin 26/26


0


đến

phép của bố, mẹ.

31/11/2013
1/9/2013

26

Đi lao động đúng theo

đến

quy định của trường, 26/26

31/11/2013

lớp đề ra.

1/9/2013

26

0

Trực nhật lớp sạch sẽ


đến

24/26

2

31/11/2013
1/9/2013

26

đến

Đi sinh hoạt đội theo
quy định chung

26 / 26 0

31/11/2013
1/9/2013

26

đến

Truy bài 15 phút đầu
giờ.

26/26


0

26/26

0

31/11/2013
1/9/2013
đến
31/11/2013
…….

26

Không

quên

khăn

quàng, măng non.
………………………..


×