Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ÔN tập môn LUẬT hôn NHÂN và GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.28 KB, 19 trang )

ÔN TẬP MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Phần I: Nhận định đúng, sai? Nêu rõ cơ sở pháp lý?
1. Hôn nhân chỉ chấm dứt khi một bên vợ hoặc chồng chết.
- Nhận định sai. Theo quy định Luật HNGĐ 2014, có 02 trường hợp chấm dứt quan
hệ hơn nhân:
Ngồi trường hợp hôn nhân chấm dứt khi một bên vợ chồng chết theo quy định tại
Điều 65 Luật HNGĐ 2014 thì cịn trường hợp là chấm dứt quan hệ hơn nhân kể từ
ngày bản án, quyết định ly hôn của Tịa án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại
Khoản 1, Điều 57 Luật HNGĐ 2014.
2. Khi ly hôn giữa vợ chồng khơng cịn bất kỳ nghĩa vụ nào với nhau.
- Nhận định sai. Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 60, Luật

Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
người thứ ba sau khi ly hơn thì vợ và chồng sau khi ly hơn, quyền và nghĩa vụ
của vợ và chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên thứ ba
và vợ chồng có thỏa thuận khác.
Một trường hợp khác là tại Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi
ly hơn.
Khi ly hơn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do
chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
3. Chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận có thể xác lập trong thời kỳ hôn nhân.
Điều 38.
- Nhận định đúng. Trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần
hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không
thỏa thuận được thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết.
CSPL: Khoản 1, Điều 38 Luật HNGĐ.
4. Khi Toà án khơng cơng nhận nam nữ là vợ chồng thì tài sản chung chia đơi.
Sai. Khi tịa án khơng cơng nhận nam nữ là vợ chồng thì theo quy định tại khoản 1 điều
16 LHNGD tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên. Nếu khơng thỏa thuận
được thì u cầu tịa án giải quyết, có tính đến cơng sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên
bảo vệ quyền lợi chính đáng cúa phụ nữ và con tại khoản 2 điều 16 LHNGĐ


5. Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2015 đều được công nhận là vợ chồng.
- Nhận định sai. Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 được chia thành hai
trường hợp: từ trước ngày 03/01/1987 và từ ngày 03/01/1987 đến trước
ngày 01/01/2001. Trong trường hợp, nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 có đủ điều kiện kết
hơn mà khơng đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhauc như vợ chồng
1


thì theo quy định tại điểm b khoản 3 nghị quyết 35 kể từ sau ngày
01/01/2003 mà họ vẫn chưa đăng ký kết hơn thì khơng được cơng nhận là
vợ chồng.
CSPL: Khoản 2 Số: 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
6. Người đang có vợ, có chồng phải là người đã kết hôn với người khác theo quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hơn.

Nhận định sai. Người đang có vợ có chồng là người thuộc các trường hợp sau đây:
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hơn nhân
và gia đình nhưng chưa ly hơn hoặc khơng có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc
vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
- Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa
đăng ký kết hơn và chưa ly hơn hoặc khơng có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc
vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
- Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hơn theo quy định của
Luật hơn nhân và gia đình nhưng đã được Tịa án cơng nhận quan hệ hơn nhân
bằng bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hơn hoặc
khơng có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên
bố là đã chết. (điểm c khoản 2 điều 5 LHNGĐ)
CSPL: Khoản 4, Điều 2, Số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
7. Trong trường hợp, cha hoặc mẹ đã chết thì con không thể thực hiện thủ tục xác

nhận cha mẹ con.
- Nhận định sai. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha,
mẹ đã chết.
CSPL: Khoản 1, Điều 90 Luật HNGĐ.
8. Chỉ có UBND xã, phường, thị trấn mới có thẩm quyền tiến hành đăng ký kết
hơn.
- Nhận định sai. Ngồi UBND cấp xã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho công dân
Việt Nam và giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã với công dân của nước
láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam
(khoản 1 – Điều 18 – Nghị Định 123/2015/NĐ-CP) thì Ủy ban nhân dân cấp huyện
nơi cư trú của cơng dân Việt Nam thực hiện việc kết hơn có yếu tố nước ngoài (Điều
37 Luật Hộ Tịch 2014) bao gồm:
– Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi: Cơng dân Việt Nam là
người mang quốc tịch Việt Nam, người nước ngồi là người khơng có quốc tịch Việt
Nam (bao gồm cơng dân nước ngồi và người khơng có quốc tịch).

2


– Kết hơn giữa người nước ngồi với nhau thường trú tại Việt Nam: Là cơng dân nước
ngồi và người không quốc tịch cư trú, làm việc sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
– Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà có ít nhất một bên định cư ở nước ngồi.
– Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó theo pháp luật nước ngồi, phát sinh tại nước ngồi.
Bên cạnh đó, tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có những cơ quan đại diện thực hiện đăng ký
hộ tịch sẽ có thẩm quyền đăng ký kết hơn cho chủ thể có yếu tố nước ngồi, nếu việc
đăng ký đó khơng trái với pháp luật của nước sở tại (cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt
Nam ở nước ngoài) theo khoản 1- Điều 2 – TTLT 02/2016/TTLT-BNG-BTP
CSPL: Khoản 1 - Điều 37 Luật Hộ Tịch 2014, khoản 1 – Điều 18 – Nghị Định

123/2015/NĐ-CP và khoản 1- Điều 2 – TTLT 02/2016/TTLT-BNG-BTP.
9. Cha mẹ nuôi chỉ được chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi khi con nuôi
đã thành niên.

Nhận định sai. Trong Điều 25 Luật Nuôi con nuôi nêu rõ 04 trường hợp việc ni
con ni có thể bị chấm dứt:
1.

Con ni đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con
nuôi;

2.

Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ ni hoặc
con ni có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3.

Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4.

Vi phạm các hành vi bị cấm như lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc
lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; Giả mạo giấy tờ
để giải quyết việc ni con ni; Ơng, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh,
chị, em nhận nhau làm con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi….

Đặc biệt, sau khi chấm dứt việc nuôi con ni thì quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ

ni và con ni cũng chấm dứt từ ngày có quyết định của Tịa án có hiệu lực:

3


⇒ Con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự, khơng có khả năng lao động được giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân
khác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
⇒ Con ni có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu có đóng góp vào khối
tài sản chung của cha mẹ ni thì được hưởng phần tài sản tương xứng với cơng
lao đóng góp.
⇒ Con ni có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con
nuôi.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì có thể chấm dứt việc
ni con nuôi giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.
CSPL: Điều 25 Luật Ni Con Ni.
10. Một người chỉ có thể nhận một đứa trẻ làm con ni của mình và phải đảm bảo
điều kiện về kinh tế.
- Nhận định sai. Theo Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị
cấm trong việc nhận nuôi con nuôi, Theo đó khơng có quy định cấm việc 1 người
được nhận nhiều người làm con nuôi, cũng như giới hạn số lượng con nuôi., Như
vậy chủ thể nhận con nuôi được nhận nhiều con nuôi nếu đáp ứng các điều kiện
nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 Luật Ni con ni 2010:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện
về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con ni;
Có tư cách đạo đức tốt.
- Trường hợp thuộc khoản 3 Điều này thì chủ thể nhận con ni không cần thỏa
điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, kinh tế, nuôi dưỡng, giáo dục…..
CSPL: Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010.
11. Tất cả tài sản được xác lập trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của

vợ chồng.

Nhận định sai. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình có 03 trường hợp
tài sản được xác lập trong thời kỳ hôn nhân nhưng không được xem là tài sản
chung:
+ Tài sản hình thành trong hơn nhân mà vợ chồng có thỏa thuận đó là tài sản
riêng thì đó là tài sản riêng nhưng phải có căn cứ chứng minh đó là tài sản
riêng.
4


+ Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là
tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
( Khoản 1, Điều 40)
+ Trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng, hoặc có được
thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng ( Khoản 1, Điều 33).
11. Hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ
chồng.

- Nhận định sai. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng dùng trong hoạt động
sản xuất, đầu tư, kinh doanh....thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ
chồng, nếu vợ, chồng khơng có thỏa thuận khác (tài sản chung). Thỏa thuận được
xác lập bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực theo khoản 2 Điều 38
LHNGĐ 2014.
CSPL: Khoản 1, Điều 40 Luật hơn nhân gia đình 2014.
12. Kết hơn có yếu tố nước ngoài phải thực đăng ký tại UBND cấp huyện.
Nhận định Sai. Ngoài Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực
hiện việc kết hơn có yếu tố nước ngồi (Điều 37 Luật Hộ Tịch 2014) thì UBND cấp xã

thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã với
công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của
Việt Nam (khoản 1 – Điều 18 – Nghị Định 123/2015/NĐ-CP)
Bên cạnh đó, tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có những cơ quan đại diện thực hiện đăng ký
hộ tịch sẽ có thẩm quyền đăng ký kết hơn cho chủ thể có yếu tố nước ngồi, nếu việc
đăng ký đó khơng trái với pháp luật của nước sở tại (cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt
Nam ở nước ngoài) theo khoản 1- Điều 2 – TTLT 02/2016/TTLT-BNG-BTP
CSPL: Khoản 1 - Điều 37 Luật Hộ Tịch 2014, khoản 1 – Điều 18 – Nghị Định
123/2015/NĐ-CP và khoản 1- Điều 2 – TTLT 02/2016/TTLT-BNG-BTP.
13. Người có dịng máu trực hệ là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là
đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là
đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
- Nhận định sai. Vì Những người cùng dịng máu trực hệ là người này sinh ra người
kia kế tiếp nhau:
Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định: “Những
người cùng dịng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó,
người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.”
5


Vd: ** Ông bà của A sinh ra bố của A >>> Người có cùng dịng máu trực hệ.
** Bố của A sinh ra A >>> Người có cùng dịng máu trực hệ.
Những người có họ trong phạm vi ba đời:
Tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định: “Những người có họ
trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ
nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
anh, chị, em con chú, con bác, con cơ, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
VD: ** Ông A + Bà B >>> Đời thứ nhất;
** C và D >>> Đời thứ hai;

** E , F, G và H >>> Đời thứ ba.
CSPL: Khoản 17, Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình 2014.
14. Quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi bắt buộc phải có ít nhất một bên là
người nước ngồi.

Nhận định Sai. Vì Theo Khoản 25 Điều 3 LHNGĐ 2014 thì quan hệ hơn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngồi có chủ thể là “giữa cơng dân Việt Nam với nhau”
Quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi bao gồm.
- Giữa cơng dân Việt Nam và người nước ngồi: Cơng dân Việt Nam là người có
quốc tịch Việt Nam. Người nước ngồi là người khơng có quốc tịch Việt Nam, bao
gồm cơng dân nước ngồi và người khơng quốc tịch.
- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam: Là cơng dân nước
ngồi và người khơng quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
- Giữa người Việt Nam với nhau mà có ít nhất một bên định cư ở nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan
đến quan hệ đó ở nước ngồi. Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn với công dân
Pháp tại cơ quan có thẩm quyền của Pháp và theo pháp luật của Pháp. Sau khi kết
hôn họ về Việt Nam sinh sống. Quan hệ giữa hai bên là quan hệ hơn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngồi.
CSPL: Khoản 25 Điều 3 Luật HNGĐ.
15. Trong mọi trường hợp, thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con có yếu tố nước
ngoài là của UBND cấp huyện.
6


- Nhận định sai. Ngồi UBND cấp huyện có thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con
có yếu tố nước ngồi theo Điều 43 Luật Hộ Tịch 2014 thì cơ quan đại diện ở khu
vực lãnh sự nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc
nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam

với người nước ngoài cùng cư trú ở nước ngoài (chỉ thực hiện nếu không trái với
pháp luật của nước sở tại).
CSPL: Khoản 1 - Điều 9 - TTLT 02/2016/TTLT-BNG-BTP
16. Khi giải quyết ly hơn Tồ án phải tiến hành hồ giải.
- Nhận định sai. Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân & gia đình 2014 quy định về hịa giải cơ
sở thì pháp luật khơng bắt buộc phải hịa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt
được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.
Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hơn thì tịa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy
định tại điều 54 Luật HNGĐ 2014. Mặc dù bắt buộc nhưng có 04 trường hợp sau đây, vụ
án ly hơn sẽ khơng tiến hành hịa giải được (Điều 207 BLTTDS 2015):
- Người bị u cầu ly hơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi
Tịa triệu tập hợp lệ đến lần thứ 02;
- Vợ chồng khơng thể tham gia hịa giải vì lý do chính đáng;
- Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;
- Một trong hai vợ chồng đề nghị khơng tiến hành hịa giải.
Những trường hợp khơng được tiến hành hịa giải theo điều 207 thì vụ án ly hơn được
giải quyết theo trình tự rút gọn (theo khoản 1 – Điều 205 BLTTDS 2015)
CSPL: Điều 54 LHNGĐ 2014 và Khoản 1 Điều 205, Điều 207 BLTTDS 2015.
17. Đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì người cịn lại khơng có quyền định
đoạt đối với tài sản đó.
- Nhận định sai. Trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng
đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý
của chồng, vợ.
Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp
tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài
sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải
được sự thoả thuận của cả vợ chồng. (Khoản 1 Điều 44 Luật HNGĐ 2014)
CSPL: Khoản 1 và khoản 4, Điều 44, Luật HNGĐ 2014.
18. Khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi phải giao cho người vợ trực tiếp nuôi dưỡng.


-Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 81 LHNGĐ
Thứ nhất: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để một bên là người trực tiếp nuôi
dạy, chăm sóc cháu.

7


Thứ hai: Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực
tiếp ni con thì Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy
nhiên, Tòa án còn phải xem xét các yếu tố khác. tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về
mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm
việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần để quyết định việc
trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng sau khi ly hôn.
CSPL: Khoản 2 và Khoản 3, Điều 81, Luật HNGĐ 2014.
19. Chung sống như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn
đều không được công nhận quan hệ vợ chồng.

- Nhận định Sai. Nam nữ sống chung với nhau trong trường hợp này mà đủ điều
kiện kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ
chồng thì họ phải có nghĩa vụ đăng ký kết hơn kể từ ngày 01/01/2001 đến hết ngày
01/01/2003 (theo điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội)
Sau ngày 01/01/2003 nếu nam nữ chưa đăng ký kết hơn thì khơng được cơng nhận
là vợ chồng.
CSPL: Điểm a b, Khoản 2 Số: 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
20. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 đều được
pháp luật công nhận là vợ chồng.
Nhận định Sai. Nam nữ chung sống trước ngày 01/01/2001 được chia thành hai trường
hợp: từ trước ngày 03/01/1987 và từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001. Trong
trường hợp, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước
ngày 01/01/2001 có đủ điều kiện kết hơn mà không đăng ký kết hôn và đang chung sống

với nhau như vợ chồng thì theo quy định tại điểm b khoản 3 nghị quyết 35 kể từ sau ngày
01/01/2003 mà họ vẫn chưa đăng ký kết hơn thì khơng được công nhận là vợ chồng.
CSPL: Khoản 2 Số: 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
21. Người đang chấp hành hình phạt tù khơng được quyền đăng ký kết hơn.
Nhận định Sai. Vì người đang đi tù không bị tước quyền đăng ký kết hôn theo Điều 44
BLHS 2015 khơng có trường hợp nào tước quyền được đăng ký kết hôn của người đang
đi tù và cũng không thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hơn theo khoản 2
Điều 5 LHNGĐ 2014. Do đó, đối tượng này hồn tồn được quyền đăng ký kết hơn nếu
đáp ứng các điều kiện kết hôn tại Điều 8 LHNGĐ 2014.
Hiện nay, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hơn, nam, nữ phải cùng có mặt tại cơ quan có
thẩm quyền để thực hiện (Điều 18 Luật Hộ Tịch), khi trả kết quả, đăng ký kết hôn, bắt
buộc nam, nữ phải có mặt theo khoản 5 Điều 3 Thơng tư 04 năm 2020. Mặt khác, về
việc trích xuất phạm nhân, khoản 17 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. phạm
nhân chỉ được trích xuất ra khỏi trại giam để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét
8


xử, khám chữa bệnh, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo trong thời hạn nhất định mà
khơng được trích xuất để thực hiện đăng ký kết hơn.
Do đó, mặc dù không bị cấm đăng ký kết hôn nhưng người đang đi tù không thể thực
hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
CSPL: Điều 44 BLHS 2015, khoản 2 Điều 5 và Điều 8 LHNGĐ 2014.
22. Người đang chấp hành hình phạt tù không được quyền nhận người khác làm con
nuôi.
Sai. Vì người đang chấp hành hình phạt tù có thể ủy quyền cho người
khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhận con nuôi theo khoản 1
điều 143 BLDS.
23. Việc đăng ký hộ tịch liên quan đến hôn nhân và gia đình có thể uỷ quyền cho
người khác làm đại diện.
Nhận định Sai. Vì Theo khoản 1 Điều 2 Thơng Tư số: 04/2020/TT-BTP thì các trường

hợp khơng được phép thực hiện uỷ quyền khi đăng ký hộ tịch là: đăng ký kết hôn, đăng
ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con. Việc đăng ký kết hôn là quan hệ nhân
thân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý mà chỉ có các chủ thể trong quan hệ đó mới
được quyền quyết định có xác lập quan hệ đó hay khơng, do đó khơng thể uỷ quyền cho
người khác quyết định thay mình. Khi xác lập quan hệ hôn nhân, hai bên nam, nữ phải
trực tiếp có mặt tại cơ quan đăng ký kết hơn để bày tỏ ý muốn tự nguyện kết hơn của
mình, chứ khơng thể uỷ quyền cho người khác nhân danh mình làm thay.
CSPL: khoản 1 Điều 2 Thông tư số: 04/2020/TT-BTP.
24. Tất cả tài sản vợ chồng có được trước khi kết hôn đều là tài sản riêng của vợ
chồng.

Nhận định Sai. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật hơn nhân và gia đình năm
2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản riêng của hai vợ chồng
khơng chỉ có được trước thời kỳ hơn nhân mà cịn trong thời kỳ hôn nhân… như
sau:
– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng từ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy
định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của
vợ, chồng;

9


– Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng;
– Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài
sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu
trí tuệ;
– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của
Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu
đãi người có cơng với cách mạng;
– Quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Như vậy, chỉ được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nếu nó là tài sản của riêng
của một người như hình thành từ tài sản riêng, có trước khi kết hôn, được tặng,
cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân…..
CSPL: Điều 43 LHNGĐ 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP
25. Tài sản của con chưa thành niên phải do cha mẹ quản lý.
Nhận định Sai. Ngoài trường hợp con chưa thành niên có tài sản riêng phải do cha mẹ
quản lý thì cịn có các trường hợp khác, như con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản
lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý, tài sản của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực
hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài
sản riêng của con. Trường hợp Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý
được giao lại cho con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân
sự dầy đủ. trừ trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác. Trường hợp cha mẹ không quản lý
tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định
cảu Bộ luật dân sự, người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho
người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định
của pháp luật. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác
giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý.
CSPL: Điều 76 LHNGĐ 2014
26. Con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là con có cùng huyết thống với
cha mẹ.
10



- Nhận định sai. Theo Khoản 1 điều 88 Luật HNGĐ con chung là con sinh ra trong
thời kì hơn nhân hoặc con do người vợ có thai trong thời kì hơn nhân. Với khái
niệm này, Luật hơn nhân hiện tại xác định con chung là con được mang thai hoặc
sinh ra trong thời kỳ hơn nhân (tính từ thời điểm có giấy tờ kết hơn hợp pháp).
Con sinh ra trước ngày đăng kí kết hơn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con
chung của vợ chồng.
Theo Khoản 1 Điều 88 Luật hơn nhân gia đình 2014 có đề cập đến các trường hợp
được xem là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân, đó là:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hơn
nhân là con chung của vợ chồng. Với khái niệm này, Luật hôn nhân hiện tại xác
định con chung là con được mang thai hoặc sinh ra trong thời kỳ hơn nhân (tính từ
thời điểm có giấy tờ kết hơn hợp pháp).
2. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân
được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân. con sinh ra trong thời
kỳ hôn nhân thỏa mãn điều kiện là 300 ngày nhưng không phải là cha ruột của đứa
bé (đây là trường hợp khơng cùng huyết thống). Ví dụ: Trong trường hợp người mẹ
có thai trong thời kỳ hơn nhân với người đàng ông A, lại sinh con ở thời kỳ hôn
nhân với B (tức là con sinh ra vẫn trong thời gian 300 ngày từ khi chấm dứt cuộc
hôn nhân với A) cả 2 người đàn ông điều khơng u cầu tịa án giám định đứa trẻ
là con ai thì tịa án sẽ tun đứa con là con của người đàn ông sau. Lý do: để bảm
bảo lợi ích cho đứa trẻ (quyền ni dưỡng, giáo dục…) thì người mẹ và người đàn
ông sau đang là vợ chồng hợp pháp
3. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung
của vợ chồng.
Vậy cả 3 trường hợp pháp luật chỉ nhấn mạnh đến thời điểm đứa bé được mang
thai và sinh ra không hề nhắc đến vấn đề huyết thống của đứa trẻ. Như vậy dù
khơng phải là cha (có cùng huyết thống) nhưng theo quy định thì vẫn sẽ là cha của
đứa trẻ.
27. Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên là con chung của

vợ chồng.

Nhận định sai. Vì ngồi trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được công
nhận là con chung vợ chồng thì cịn các trường hợp quy định pháp luật tại khoản 1,
11


Điều 88 LHNGĐ 2014, có thể hiểu thực tế những trường hợp được xem là con
chung của vợ chồng như sau:
- Khơng cần biết có thai khi nào, nhưng cứ sinh trong thời kỳ hơn nhân.
- Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con.
- Vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện
mình có thai và sinh con.
- Vợ chồng chưa đăng ký kết hơn mà có con và thừa nhận đó là con chung.
Từ quy định pháp luật tại khoản 1, Điều 88 LHNGĐ 2014, có thể hiểu thực tế
những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng như sau:
- Không cần biết có thai khi nào, nhưng cứ sinh trong thời kỳ hơn nhân.
- Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con.
- Vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện
mình có thai và sinh con.
- Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung.
CSPL: Khoản 1, Điều 88 LHNGĐ 2014.
28. Kết hơn có yếu tố nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký theo pháp luật của
nước ngoài.

– Nhận định sai. Theo quy định của pháp luật hơn nhân gia đình về kết hơn có yếu
tố nước ngồi thì trong việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam và người nước ngồi
mỗi người sẽ phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
CSPL: Khoản 1, Điều 126 Luật HNGĐ 2014.
29. Khi nhận con ni thì bắt buộc người nhận ni phải lớn hơn con nuôi 20 tuổi.


- Nhận định sai. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con
riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con
ni thì không cần thỏa điều kiện người nhận nuôi lớn hơn con nuôi 20 tuổi.
CSPL: Khoản 3, Điều 14 Luật nuôi con ni 2010.
30. Khi vợ chồng khơng có con chung thì được nhờ người khác mang thai hộ.

- Nhận định sai. Khi vợ chồng khơng có con chung thì được nhờ người khác mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo, trên cơ sở tự nguyện của các bên và được thành lập
bằng văn bản, nhưng phải thỏa các điều kiện Theo khoản 2 và khoản 3 Điều
95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014,
Ngồi ra, việc mang thai hộ chỉ được thực hiện tại một số cơ sở khám chữa bệnh
nhất định. Cụ thể:

12


Theo Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
98/2016/NĐ-CP), cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể
từ ngày được Bộ Y tế cho phép;
- Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm
trong 02 năm.
CSPL: Điều 95 Luật HNGĐ 2014.
Phần II: Bài tập tình huống
Bài 1: Hùng và Mai đăng ký kết hơn năm 2008. Sau thời gian chung sống
hạnh phúc, kể từ tháng 8/2013, anh Hùng thường phát sinh tính ghen tng và đánh
đập chị Mai một cách vô lý. Do thấy cuộc sống hôn nhân không thể cứu vãn, chị Mai
quyết định nộp đơn xin ly hôn theo yêu cầu một bên với anh Hùng vào tháng 2/2019.

Giả sử trong quá trình tiến hành xét xử vụ án xin ly hơn này, chị Mai và anh
Hùng có tranh chấp tài sản là một căn nhà tọa lạc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Xét về nguồn gốc, căn nhà được mua vào năm 2012 từ tiền trúng xổ số của anh
Hùng vào thời điểm trên, và do anh Hùng đứng tên trên giấy chứng nhận sở hữu.
Hỏi, khi ly hôn tài sản trên được xác định là tài sản chung hay riêng và nêu cơ sở
pháp lý, biết rằng trước đó họ khơng có thỏa thuận nào về tài sản.
Bài làm:
Ta thấy anh Hùng và chị Mai khi ly hơn có tranh chấp với nhau về tài sản từ tiền trúng số
trong thời kỳ hôn nhân. Dựa vào các căn cứ bên dưới ta có thể khẳng định đây là tài sản
chung của vợ chồng anh Hùng và chị Mai trong thời kỳ hơn nhân. Biết rằng 2 anh chị
khơng có thỏa thuận gì về tài sản nên theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hơn nhân
và gia đình 2014 quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng có quy định “thu nhập
hợp pháp khác trong thời kỳ hơn nhân”
Vậy, Tiền trúng số có phải là thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân hay
không?
Vấn đề này được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy
định về thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân “1. Khoản tiền
thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều
11 của Nghị định này.” Ta thấy khoản 3 điều 11 Nghị định này quy định về Tài sản riêng
khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật: “Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ,
chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có cơng với cách mạng;
13


quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng”. Trong tình huống ta thấy anh
Hùng và chị Mai không thuộc trường hợp tại khoản 3 điều 11 nghị định này.
Ngồi ra, điều 43 luật Hơn nhân gia đình cũng quy định về trường hợp được xem
là tài sản riêng của vợ chồng thì tài sản căn nhà được mua từ tiền trúng thưởng vé số của
anh Hùng không được xem là tài sản riêng của anh (nếu anh Hùng có thể đưa ra những
bằng chứng có thể chứng minh nó là tài sản riêng của anh thì pháp luật sẽ công nhân căn

nhà là tải sản riêng của anh Hùng).
Như vậy, từ những phân tích trên có thể khẳng định “khoản thu nhập từ tiền trúng
xổ số được xem là khoản thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân” theo hướng dẫn tại
Nghị định 126/2014/NĐ_CP nêu trên. Vì vậy, tiền trúng xổ số của anh Hùng trong thời
kỳ hơn nhân và anh dùng tiền đó đển mua căn nhà và căn nhà đứng tên anh đi nữa thì vẫn
là tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật.
Bài 2: A và B là vợ chồng hợp pháp, trước khi kết hơn A có 1 căn nhà, sau khi
kết hơn vì hai vợ chồng khơng có cơng ăn việc làm ổn định nên đã dùng tầng 1 căn
nhà đó cho thuê mỗi tháng la 2 triệu đồng để có thêm thu nhập. Sau 5 năm A đã bán
căn nhà đó mà khơng cho B biết. B biết chuyện đã yêu cầu toà án xác định hợp đồng
mua bán đó bị vơ hiệu.
Hỏi tồ án sẽ giải quyết như thế nào ?
Căn nhà được A tạo lập trước khi hôn nhân và sau khi kết hôn cũng khơng có thỏa
thuận nhập vào tài sản chung của vợ chồng nên nó là tài sản riêng của A.
Theo quy định của Khoản 4 Điều 44 Luật HN và GĐ quy định " Trong trường hợp
vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất
của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ." Ta thấy theo
đề bài ra do A và B khơng có cơng việc ổn định chứ khơng phải khơng có cơng ăn việc
làm. Việc cho th nhà chỉ là nhằm có thêm thu nhập cho gia đình chứ khơng phải là
nguồn sống duy nhất của 2 vợi chồng A và B nên trong trường hợp này A bán nhà không
cần cho B biết là phù hợp với quy định của pháp luật.
Do vậy tòa án sẽ tuyên bố yêu cầu của B không được chấp nhận vì khơng có căn
cứ để xác định hợp đồng mua bán này là vô hiệu.
Bài 3: A và B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là 500 triệu đồng, đã
thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung để A kinh doanh riêng để tránh rủi ro
cho gia đình. Hai bên vẫn hạnh phúc và sống chung, mỗi người được 250 triệu đồng.
Sau khi chia tài sản thì A nói với B là lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình cịn A kinh
doanh để tích luỹ cho gia đình. Sau 3 năm A kinh doanh thu được khoản lợi tức là
200 triệu đồng, hàng tháng B được hưởng lương là 5 triệu đồng và chi tiêu dùng hết
14



cho đời sống gia đình. Sau đó A đã có hành vi ngoại tình và dùng số tiền lợi tức đó
cho người tình của mình. B u cầu ly hơn và u cầu địi lại số tài sản đó có được
không?
Theo quy định tại điều 38 Luật HNGĐ về chia tài sản chung trong thời kỳ hơn
nhân có quy định: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh
riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể
thoả thuận chia tài sản chung;”. Như vậy, sau khi A và B có thỏa thuận chia đơi tài sản
chung để kinh doanh riêng thì tài sản riêng của mỗi người là 250 triệu. Điều 40 Luật HN
GĐ quy định: “Phần tài sản cịn lại khơng chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”.
Do đó lương của B khơng nằm trong thỏa thuận chia tài sản vì tại thời điểm phân chia nó
chưa tồn tại. hơn nữa về ngun tắc nếu khơng có thỏa thuận phân chia tài sản chung
trong thời kỳ hơn nhân thì “thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh” của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung (khoản 1 điều 33 LHNGĐ).
Tuy nhiên theo Khoản 2 Điều 14 NĐ 126/2014 Hậu quả chia tài sản chung của vợ,
chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định: “Nếu vợ chồng khơng có thỏa thuận khác thì
phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng
có thỏa thuận”. thỏa thuận khác ở đây phải là thỏa thuận văn bản (khoản 2 Điều 38
LHNGĐ). Theo đề bài “A nói với B” nên đây chỉ là thỏa thuận với nội dung “Lương của
B sẽ chi tiêu cho gia đình cịn A để kinh doanh và tích lũy cho gia đình.” Khơng được
xem là “Thỏa thuận của vợ chồng”. Như vậy đối chiếu khoản 2 điều 14 NĐ 126/2014 thi
số lương 5 triệu/tháng của B vẫn là tài sản riêng của B. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp có thảo thuận khác
bằng văn bản”. Do vậy số tiền thu được do anh A kinh doanh từ tài sản riêng của mình
(sau 3 năm là 200 triệu) vẫn là tài sản riêng của A bởi lẽ hai người khơng có thỏa thuận
nào khác bằng văn bản.
Số tiền này A khơng đồng ý vào tài sản chung thì nó vẫn mặt nhiên là tài sản riêng
của A và A có tồn quyền định đoạt, (khơng vi phạm khoản 4 điều 44 “Trong trường hợp

vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất
của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của B”.
Việc Bphát hiện mối quan hệ bất chính cảu A và u cầu tịa án cho ly hơn là có cơ sở và
phù hợp với quy định của PL. Còn việc B yêu cầu “đòi lại số tài sản đã có” là khơng có
cơ sở. B khơng thể địi lại số tài sản đã có mà B chỉ có thể đòi lại những tài sản Riêng của
B đồng thời yêu cầu tịa án phân định “phần tài sản mà mình được chia trong khối tài sản
chung của vợ chồng”
Theo điều 95 về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn thì khi phân xử, tịa án phải bảo đảm 2
ngun tắc: (1) tài sản riêng của bên nào thì thuộc sở hữu riêng bên đó”, (2) tài sản chung
15


được giải quyết theo nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên, nếu khơng thỏa thuận
được thì theo ngun tắc chia đơi nhưng có xem và hồn cảnh mỗi bên, cơng sức đóng
góp mỗi bên, bảo vệ quyền và lợi ít hợp pháp của con chưa thành niên.
Vậy khi giải quyết tòa án áp dụng nguyên tắc (1) để công nhận những tài sản nào của
riêng B và chúng phải thuộc về B. B có quyền u cầu tịa án cơng nhận 5 triệu
lương/tháng (có được sau thời điểm phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân) là tài sản riêng của B (khoản 3 Điều 14 NĐ 126/2014) như đã phân tích ở trên. Đối
với khối tài sản chung của vợ chồng thì sẽ áp dụng nguyên tắc (2) để giải quyết. Theo
tình huống các bên đã thỏa thuận phân chia toàn bộ tài sản chung (500 triệu) đang có tại
thời điểm phân chia nên coi như tài sản chung đã khơng cịn. Nếu các bêncó thể chứng
minh được là mình cịn tài sản chung khác sau thời điểm thỏa thuận phân chia tài sản
chung thì họ vẫn có quyền u cầu tịa án phân chia theo nguyên tắc thứ (2)
Bài 4: A, B là vợ chồng có con là X, đồng ý để X đi làm con nuôi của bà K, khi
X lên 10 tuổi thì bà K lại rơi vào tình trạng khó khăn đặc biệt về kinh tế nên A,B
muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa X và bà K nhưng cả X và bà K đều
không đồng ý. Hỏi A,B có quyền u cầu chấm dứt việc ni con nuôi hay không ?
trong thời gian bà K đang không có đủ điều kiện ni dưỡng X thì A,B có nghĩa vụ
cấp dưỡng cho X hay không? Nếu X gây ra thiệt hại thì A,B có nghĩa vụ bồi thường

cho X khơng?
Trả lời:
Theo qui định của PL thì việc ni con nuôi chỉ được chấm dứt trong 4 trường hợp qui
định tại Điều 25 Luật Nuôi Con Nuôi. Đối chiếu với Điều 25 thì trường hợp trên khơng
phải là căn cứ để yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa bà K và X. Như vậy A và
B khơng có quyền u cầu. Tuy nhiên vì A và B là cha mẹ ruột của X nên có quyền yêu
cầu bà K cho mình được cấp dưỡng cho X. Đây không phải là nghĩa vụ mà chỉ là yêu cầu
không trái PL và phù hợp đạo lý. 2 bên có thể tự thỏa thuận. Nếu thỏa thuận được thì
hàng tháng A và B có thể gửi tiền cho bà K là được (khơng cần thơng qua tịa án làm gì).
Nếu bà K khơng nhận thì lúc đó họ có quyền yêu cầu tòa án can thiệp. Nếu bà K một mực
không nhận tiền trong khi vẫn để cho cháu X phải chịu đói khát thì ơng A bà B có quyền
yêu cầu VKS truy tố bà K với tội danh "hành hạ người khác" theo qui định tại Điều 145
BLHS. Sau đó khi bản án đã có hiệu lực PL thì căn cứ vào khoản 4 Điều 25 Luật HNGĐ,
ơng A bà B có quyền u cầu tịa chấm dứt việc ni con ni nói trên. Theo Điều 24 thì
kể từ thời điểm đăng ký việc ni con ni thì bà K có các quyền và nghĩa vụ của bậc
làm cha mẹ đối với con, do đó nêu X gây thiệt hại thì bà K phải có nghĩa vụ bồi thường
chứ không phải ông A bà B
Bài 5: Anh A kết hôn hợp pháp với chị B năm 2000, có đăng ký kết hơn.
Tháng 03/2004, anh A chung sống như vợ chồng với chị C, có một con chung sinh
16


năm 2005. Tháng 06/2005, chị B phát hiện được sự việc trên và yêu cầu anh A chấm
dứt quan hệ trái pháp luật với chị C, song anh A vẫn cố tình vi phạm. Để bảo vệ
quyền lợi cho mình, chị B đã làm đơn yêu cầu tòa án huyện K hủy việc kết hôn trái
pháp luật giữa anh A và chị C và tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị B. Tòa án huyện K
đã ra quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C.
Theo anh/chị, Tòa án đã giải quyết như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
Có 2 tr hợp có thể xảy ra :
- nếu A-C được ĐKKH : TA huỷ KH trái PL là đúng.

- nếu A-C chưa được ĐKKH : TA phải tuyên bố họ khơng phải là VC.
Tịa án giải quyết như vậy là sai. Vì anh A và chị C chưa thực hiện việc đăng ký kết hơn
trước cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo khoản 1 điều 9 LHNGD . Nếu có u
cầu hủy việc đăng ký hơn của chị B, thì tịa án khơng tun bố hủy kết hôn trái pháp luật
mà tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.
Bài 6: Vào năm 2009 bà Nguyễn Hân cư ngụ tại huyện Giồng Riềng, tỉnh
Kiên Giang và ông Lê Dân cư ngụ phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ. Qua sự giới thiệu của bạn bè giữa hai người quen biết rồi giữa hai người
phát sinh tình cảm, họ tổ chức đám cưới tại nhà của bà Hân Sau đám cưới hai người
chung sống với nhau như vợ chồng nhưng khơng có đăng ký kết hơn. Trong thời
gian chung sống giữa hai người có một con chung là Lê Lan sinh ngày 22/12/2010.
Thời gian sau này giữa hai người xảy ra mâu thuẫn, do ông Dân thay đổi bỏ bê vợ
con khơng quan tâm chăm sóc. Vì vậy, vào ngày 09/02/2017 bà Hân đã có đơn u
cầu xin ly hơn tại Tịa án nhân dân Quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ.
Cụ thể, hãy giải quyết các vấn đề sau:
a/ Đối với yêu cầu xin ly hơn của bà Hân, Tịa án xử lý như thế nào?
Trước tiên ta phải xét xem bà Nguyễn Hân và ông Lê Dân có phải là vợ chông
không?
việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký chia làm 3 trường hợp sau:
1. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987:
Trường hợp này vẫn được Pháp luật công nhận vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn.
2. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến nay:
 Trường hợp sống chung từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, nếu có đủ điều
kiện kết hơn theo quy định của Luật thì phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm,
cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003, nếu có yêu cầu ly hôn trong thời hạn này mà
họ vẫn chưa đăng ký kết hơn thì Tồ án áp dụng các quy định về ly hơn của Luật
hơn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

17



 Trường hợp sống chung kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến nay. Nam và nữ
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được
pháp luật công nhận là vợ chồng;
Theo phân tích trên ta có thể nói quan hệ sống chung như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn năm 2009 của Ơng Lê Dân và bà Nguyễn Hân khơng được pháp luật công
nhận là vợ chồng do ông bà không đăng ký kết hơn tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tại khoản 1 điều 9 LHNGĐ 2014. Nên tòa án bác bỏ đơn xin ly hôn của bà Hân
và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng và các yêu cầu về con và tài sản được
Tòa án áp dụng theo quy định tại Điều 14, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định
về Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn.
b/ Nguyên tắc giải quyết quyền lợi cho con chung Lê Lan được thực hiện theo
quy định nào?
Tịa án có thể giải quyết theo khoản 1 Điều 14 LHNGĐ Giải quyết hậu quả của
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn.
+ Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn thì khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
giữa vợ và chồng.
+ Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được
giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
Điều 15 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ
chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về
quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.
Trong trường hợp không đăng ký kết hơn nhưng có tranh chấp về ni con thì vẫn
được giải quyết theo quy định của Luật HN-GĐ. Theo khoản 2, và khoản 3 điều 81 Luật
HN-GĐ, vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên.
Trường hợp khơng thỏa thuận được thì tịa án quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi
căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường

hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con
hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Với trường hợp con chung Lê Lan, bà Nguyễn Hân và ông Lê Dân cần thỏa thuận
với nhau về người trực tiếp nuôi con sau khi khơng cịn chung sống như vợ chồng.
Trường hợp khơng thỏa thuận được, hai ơng, bà có quyền u cầu tịa án có thẩm quyền
giải quyết. lúc này tịa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để giao con cho một
bên nuôi dưỡng. thấy việc giao cho cha hay mẹ có lợi cho sự phát triển toàn diện về thể
18


chất lẫn tinh thần của đứa trẻ thì người đó được quyền trực tiếp nuôi con (lý do Lê Lan
lúc này mới 6 tuổi nên không thể xét nguyện vọng của cháu).
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Bài 7: Anh/ chị hãy giải quyết tình huống sau:
Hãy xác định pháp luật áp dụng để xem xét điều kiện kết hôn cho nam và nữ
trong các trường hợp sau:
1/ Anh Berit là công Anh kết hôn với chị Lan là công dân Việt Nam;
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2/ Anh Long là người không quốc tịch kết hôn với chị Hồng là công dân Việt
Nam (Anh Long cư trú tại Việt Nam);
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3/ Anh Clement là người mang hai quốc tịch (một Anh, một Hà Lan) kết hôn
với chị Thủy Tiên là công dân Việt Nam (Anh Clement cư trú tại Việt Nam).
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

19



×