Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số thủ thuật giúp học sinh lớp 9 lựa chọn được dạng biểu đồ thích hợp nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.06 KB, 10 trang )

PHỊNG GD&ĐT BÌNH XUN
TRƯỜNG THCS TAM HỢP

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: “Một số thủ thuật giúp học sinh lớp 9 lựa
chọn được dạng biểu đồ thích hợp nhất”.
- Lĩnh vực áp dụng: Cải tiến về phương pháp học tập bộ mơn Địa lí
cho học sinh lớp 9 ở trường THCS.
- Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Kim
- Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hợp

Tam Hợp, năm 2019

download by :

1


I) Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ KIM
- Ngày tháng năm sinh: 06/7/1982
Nữ
- Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hợp
- Chức danh; Giáo viên
- Trình độ chun mơn; ĐH Sử
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
II) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Kim
III) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông
tin cần được bảo mật (nếu có):
1. Tên sáng kiến: “Một số thủ thuật giúp học sinh lớp 9 lựa chọn được dạng


biểu đồ thích hợp nhất”.
2. Lĩnh vực áp dụng: Cải tiến về phương pháp học tập bộ mơn Địa lí cho học sinh
lớp 9 ở trường THCS.
3. Mô tả sáng kiến
3.1.Về nội dung của sáng kiến
a. Tầm quan trọng của việc hình thành cho học sinh kĩ năng lựa chọn đúng
dạng biểu đồ thích hợp nhất
- Biểu đồ là hình thức biểu hiện trực quan của số liệu có khả năng làm rõ các mối
tương quan về số lượng của các đại lượng, mối quan hệ giữa các đại lượng và qua
đó rút ra được kết luận cần thiết.
- Biểu đồ là phương tiện được dung phổ biến trong nghiên cứu, giảng dạy và học
tập bộ môn địa lý nhất là địa lý kinh tế - xã hội.
- Một bài tập vẽ biểu đồ bao giờ đề bài cũng có các dữ liệu: đối tượng vẽ, số lượng
của đối tượng, thời gian diễn ra của đối tượng, không gian phân bố của đối tượng.
Căn cứ vào các dữ liệu đó mà mỗi nội dung cần thể hiện của đối tượng có thể dược
vẽ theo các dạng biểu đồ khác nhau và ngược lại mỗi dạng biểu đồ cũng thể hiện
nhiều nội dung khác nhau của đối tượng. Nhưng quan trọng là dạng nào thích hợp
nhất, thể hiện nội dung đối tượng tốt nhất, được dùng phổ biến nhất.
- Trải qua một số năm giảng dạy bộ môn địa lý 9, tôi nhận thấy học sinh đại trà các
lớp và cả những học sinh tham gia đội tuyển HSG khi làm các bài tập về biểu đồ
thường hay lúng túng, mất nhiều thời gian khi đọc đề bài để tìm ra dạng biểu đồ
thích hợp nhất cho bài đó, nhất là những bài tập mà đầu bài chỉ cho cho bảng số
liệu và khơng có lời dẫn trực tiếp.
Vì thế việc lựa chọn đúng dạng biểu đồ thích hợp nhất là rất quan trọng. Vì
có lựa chọn đúng dạng biểu đồ cần vẽ thì mới xử lí đúng số liệu và vẽ đúng. Nhờ
đó học sinh sẽ khơng bị mất q nhiều thời gian khi làm bài tập.

download by :

2



b. Một số biện pháp lựa chọn bản đồ thích hợp nhất
Thứ nhất: Căn cứ vào đặc điểm của lời dẫn để tìm ra dạng biểu đồ thích hợp nhất.
- Với lời dẫn chỉ định: Khi gặp những bài tập có lời dẫn chỉ định ta sẽ xác định
được ngay loại biểu đồ cần vẽ. Thí dụ: “ Hãy vẽ biểu đồ hình trịn về cơ cấu sử
dụng đất của nước ta năm 2000 theo số liệu sau……”
- Với lời dẫn “mở ”: Tức là có gợi ý ngầm về một dạng biểu đồ nhất định .
Với những bài tập có lời dẫn mở, tơi thường hướng dẫn HS bám vào một số từ
gợi mở chủ đề để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất. Cụ thể như sau:
+ Vẽ biểu đồ đồ thị khi lời dẫn có các từ gợi mở: Tăng trưởng, biến động,
phát triển, qua các năm từ……..đến năm.
+ Vẽ biểu đồ cột khi lời dẫn có các từ gợi mở: Khối lượng, sản lượng, diện
tích, số dân, so sánh diện tích và sản lượng, trong năm…… và năm, qua các thời
kì.
+ Vẽ biểu đồ hình trịn khi lời dẫn có các từ gợi mở: Cơ cấu, tỉ trọng, phân
theo, trong đó, bao gồm, chia ra, chia theo.
+ Vẽ biểu đồ miền khi lời dẫn có các từ gợi mở: sự thay đổi tỉ trọng (cơ
cấu), sự chuyển dịch cơ cấu, phân theo, trong đó, bao gồm, chia ra, chia theo.
+ Vẽ biểu đồ cột chồng tuyệt đối khi lời dẫn có các từ gợi mở: Khối lượng,
sản lượng, diện tích, số dân, tình hình phát triển, tình hình biến động, trong
năm…… và năm, qua các thời kì.
+ Vẽ biểu đồ cột chồng tương đối( đã tính cơ cấu) khi lời dẫn có các từ gợi
mở: Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu(tỉ trọng), phân theo, trong đó, bao gồm,
chia ra, chia theo.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào lời dẫn thì HS nhiều khi bị lúng túng khi
gặp các biểu đồ cùng loại. Ví dụ trong lời dẫn có từ cơ cấu HS có thể lựa chọn
biểu đồ hình trịn, cột chồng, miền… Vì thế giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh
căn cứ cả vào bảng số liệu để tìm ra dạng biểu đồ thích hợp nhất.
Thứ hai: Căn cứ vào đặc điểm của bảng số liệu để tìm ra dạng biểu đồ thích hợp

nhất.
- Nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp: Mỗi
bảng số liệu đều phản ánh đặc điểm về số lượng, thời gian, không gian của đối
tượng.
- Đối với những bài tập không đưa ra từ gợi mở nào hoặc những bài tập có từ gợi
mở nhưng từ ấy có thể khiến HS phân vân giữa các dạng biểu đồ cùng loại thì giáo
viên cần hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu một cách tỉ mỉ, chi tiết để lựa chọn
dạng biểu đồ thích hợp nhất.
+ Sau một số năm giảng dạy tơi nhận thấy những bảng số liệu có đặc điểm như sau
thì vẽ được những dạng biểu đồ sau:

download by :

3


Đặc điểm bảng số liệu
- Bảng số liệu đưa ra dãy số liệu (tỉ lệ % hay số liệu
tuyệt đối) phát triển theo một chuỗi thời gian.

Dạng biểu đồ thích hợp
Đường biểu diễn

- Bảng số liệu là dãy số liệu tuyệt đối về quy mô,
khối lượng của một hay nhiều đối tượng biến động
theo một số thời điểm hay theo các thời kì (giai
đoạn).
- Khi trong bảng số liệu đơn vị có dấu “/”:
kg/người, USD/người….
- Trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng có

quan hệ hữu cơ với nhau diễn biến qua một chuỗi
thời gian như:
+ Diện tích (ha) và sản lượng (tấn)
+ Năng suất (tạ/ha) và sản lượng (tấn)

Cột

Kết hợp cột và đường

- - Khi bảng số lượn có 3 đại lượng trong đó có 2 đại
lượng có quan hệ với nhau ( cùng một đơn vị), một
đại lượng còn lại khác đơn vị.
Kết hợp cột chồng và đường
- Mốc thời gian từ 4 năm trở lên.
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các
đại lượng khác nhau (tấn, ha, mét) diễn biến theo
thời gian.

Chỉ số tăng trưởng

- Bảng số liệu có số liệu tuyệt đối hoặc tương đối,
các thành phần trong bảng số liệu hợp đủ giá trị
tổng thể tính tỉ lệ cơ cấu (%).
- Các đối tượng trải qua mốc thời gian từ 3 năm trở
xuống.

Hình trịn

- Nếu tổng thể có q nhiều thành phần ta khó vẽ
hình trịn


Cột chồng

- Các thành phần trong bảng hợp đủ tổng thể để
tính % nhưng có mốc thời gian từ 3 năm trở lên.

Miền

c. Ứng dụng thực tiễn
c.1. Với lời dẫn có chỉ định
*. Các bài tập trong SGK Địa lý 9
Bài tập số

Thuộc bài

Bài tập số 2

Lời dẫn có chỉ định

Bài 6- Sự phát triển Lời dẫn có chỉ định“Vẽ

Dạng biểu đồ
thích hợp
Hình trịn
4

download by :


SGK- trang 23

Bài tập số 2
SGK- trang 33
Bài tập số 3
SGK- trang 37
Bài tập số 1
SGK- trang 38
Bài tập số 2
SGK- trang 38
Bài tập số 1
SGK- trang 60
Bài tập số 3
SGK- trang 69
Bài tập số 5
SGK- trang 75
Bài tập số 1
SGK- trang 80

nền kinh tế Việt
nam

biểu đồ hình trịn”

Bài 6- Sự phát triển Lời dẫn có chỉ định“Vẽ
và phân bố ngành
biểu đồ cột..”
nông nghiệp
Bài 9- Sự phát triển Lời dẫn có chỉ định“Vẽ
phân bố ngành lâm biểu đồ 3 đường biểu
nghiệp, thủy sản
diễn”

Bài 10- Thực hành

Lời dẫn có chỉ định“Vẽ
biểu đồ hình trịn”

Lời dẫn có chỉ định“Vẽ
Bài 10- Thực hành trên cùng hệ trục tọa độ
4 đường biểu diễn thể
hiện chỉ số tăng trưởng”
Bài 16- Thực hành

Lời dẫn có chỉ định“Vẽ

Bài 20- Vùng Đồng
bằng Sơng Hồng

Lời dẫn có chỉ định“Vẽ
biểu đồ hình cột…”
Lời dẫn có chỉ định“ Vẽ
biểu đồ đường thể hiện
tốc độ tăng dân số, sản
lượng lương thực…”

Bài 26- Vùng duyên Lời dẫn có chỉ định“Vẽ

SGK- trang 99
Bài tập số 3
SGK- trang105

hải Nam Trung Bộ biểu đồ hình cột…”

(tiếp)
Bài 28- Vùng Tây Lời dẫn có chỉ định“Vẽ
Nguyên
biểu đồ thanh ngang…”

Bài tập số 3

Bài 31- Vùng Đơng Lời dẫn có chỉ định“Vẽ

Bài tập số 2
SGK- trang120

Nam Bộ

diễn
Hình trịn

Chỉ số tăng
trưởng
Miền

Cột

biểu đồ hình cột…”

Bài tập số 2

SGK- trang 116

Đường biểu


Lời dẫn có chỉ định“Vẽ
biểu đồ miền….”

Bài 18- Vùng trung
du và miền núi Bắc
Bộ

Bài 22- Thực hành

Cột

Cột

Chỉ số tăng
trưởng
Cột

Thanh ngang
Cột chồng

biểu đồ cột chồng…”

Bài 32- Vùng Đơng Lời dẫn có chỉ định“Vẽ
Nam Bộ (tiếp)
biểu đồ hình trịn”

Hình trịn

* Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Vĩnh Phúc năm học 2013- 2014


download by :

5


Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Diện tích và sản lượng lúa cả năm thời kì 19811998

Năm
Diện tích( triệu ha)
Sản lượng( triệu tấn)

1981
5,5
12,4

1985
5,7
15,9

1991
6,3
19,6

1995
6,8
25,0

1998
7,3

28,4

1. Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện sự thay đổi diện tích và sản lượng lúa ở nước
ta qua các năm từ 1981 đến năm 1998.
2. Lập bảng tính năng suất lúa qua các năm.
3. Qua bảng số liệu và biểu đồ, hãy rút ra nhận xét và giải thích tình hình sản
xuất lúa qua các năm trên.
=> Ở bài tập này đề bài đưa ra lời dẫn có chỉ định: Vẽ biểu đồ đường => HS
phải vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
c.2.Với lời dẫn có từ gợi mở
*. Một số bài tập trong SGK Địa lý 9
Bài tập số

Thuộc bài

Bài tập số 3
SGK - trang 10

Lời dẫn có từ gợi ý

Dạng biểu đồ
thích hợp

Bài2- Dân số và sự gia Lời dẫn có từ gợi ý “tình Đường biểu
tăng dân số hình gia tăng tự nhiên”
diễn

Bài tập số 3 Bài 32-Vùng Đông
SGK - trang 123
Nam Bộ (tiếp)


Lời dẫn có từ gợi ý “tỉ
trọng”

Cột chồng,
hình trịn

Bài tập số 1
SGK - trang 124

Bài 34-Thực hành

Lời dẫn có từ gợi ý “tỉ
trọng”

Cột

Bài tập số 1
SGK - trang 134

Bài 37- Thực hành

Lời dẫn có từ gợi ý “tỉ
trọng”

Cột đơn gộp
nhóm

*. Một số bài tập dành cho HS khá giỏi
+ Bài tập 1: Đề thi HSG huyện Bình Xuyên năm học 2014-2015

Cho bảng sau: Khách quốc tế
đến Việt Nam phân theo mục đích (1000 lượt
người)
Năm
1995
2000
2005
2010
2013

Du lịch
610,6
1138,9
2038,5
3110,4
4640,9

Cơng việc
308,0
419,6
495,6
1023,6
1266,9

Thăm thân nhân
273,8
400,0
508,2
574,1
1259,6


a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng của khách du lịch quốc tế ở
nước ta qua các năm.
6

download by :


b. Nhận xét và giải thích về sự gia tăng đó.
=> Căn cứ vào lời dẫn có từ “tốc độ tăng”. Căn cứ vào mốc thời gian ta thấy lớn
hơn 4 năm . Vì thế bài này biểu đồ thích hợp nhất là tốc độ tăng trưởng.
+Bài tập 2: Đề thi HSG huyện Bình Xuyên năm học 2016-2017 Giá
trị hàng hóa phân theo nhóm ngành của nước ta (đơn vị triệu USD)
Năm
Hàng xuất khẩu
Tổng số
Cơng nghiệp nặng và khống sản
Cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp
Nông- lâm- thủy sản

1999

2008

11541,4
3612,4
4235,7

62685,2

23193,5
24948,6

3693,3

14543,1

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hố phân theo nhóm
hàng của nước ta năm 1999 và 2008.
b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ nhận xét và giải thích sự thay đổi về cơ cấu giá trị xuất
khẩu hàng hố phân theo nhóm hàng của nước ta từ 1999 – 2008.
=>Trong bài tập này ta thấy trong lời dẫn có từ cơ cấu, bảng số liệu có các
thành phần hợp tổng lại có mốc thời gian nhỏ hơn 3 năm. Vậy biểu đồ thích
hợp nhất là biểu đồ hình trịn.
+ Bài tập 3: Đề thi HSG lớp 9 vòng tỉnh Vĩnh phúc năm học 2014 - 2015
Dựa vào bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu
vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2012 (đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
Khu vực kinh tế
Tổng số
Nông - lâm - ngư
nghiệp

2000

2005

2008

2010


2012

441,7

914,0

1.616,1

2.157,8

3.245,4
638,4

108,4

176,4

329,9

407,7

Công nghiệp - xây
dựng

1.253,5
162,2

348,5


599,2

824,9

Dịch vụ

171,1

389,1

687,0

925,2

1.353,5

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động tổng sản phẩm trong
nước của tổng số và các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích.

download by :

7


=> Bài này trong lời dẫn có từ gợi mở là “ sự biến động sản phẩm”. Bảng
số liệu có các thành phần hợp tổng. Mốc thời gian lại tờ 4 năm trở lên. Vì thế biểu
đồ thích hợp nhất là cột chồng tuyệt đối.
+ Bài tập 4: Đề thi HSG lớp 9 huyện Vĩnh Tường năm học 2015 - 2016
Tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007

Năm
2000
2001
2003
2005
2007

Tổng số dân
(nghìn người)

Số dân thành thị
(nghìn người)

77635,4
78685,8
80902,4
83110
85170

18771,9
19469,3
20869,5
22340
23370

Tốc độ gia tăng
dân số (%)
1,36
1,35
1,47

1,33
1,16

Em hãy:
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển dân số từ bảng số liệu đã cho?
b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 20002007?
=> Với bài tập này căn cứ vào bảng số liệu ta thấy có 3 đại lượng trong đó 2
đại lượng là tổng số dân và số dân thành thị có quan hệ với nhau( cùng đơn vị)
cịn 1 đại lượng là tốc độ gia tăng khác đơn vị. Mốc thời gian lớn hơn 4 năm. Vì
thế biểu đồ thích hợp nhất là kết hợp cột chồng và đường.
c.3. Với lời dẫn “kín”
* Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:

Năm

Điện
(Tỉ kwh)

Than (triệu tấn)

Phân hóa học
(nghìn tấn)

Vải lụa
(triệu mét)

1976
1991
1995
1997


3
9,7
14,7
19,1

5,7
4,0
8,4
10,6

435
450
931
994

218
280
263
300

1.Hãy lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện?
2.Nhận xét và giải thích tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp nước ra.
=> Trong bài tập này lời dẫn không đưa ra gợi ý nào về dạng biểu đồ cần vẽ. Vì thế
giáo viên phải hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu. Ta thấy bảng số liệu có 4

download by :

8



đối tượng với 4 đơn vị khác nhau diễn biến theo chuỗi thời gian từ năm 1976 đến
năm 1997 => Biểu đồ thích hợp nhất là chỉ số tăng trưởng.
+ Bài tập 2: Đề thi HSG huyện Vĩnh Tường năm học 2006-2007
Cho bảng số liệu dưới đây: Tổng sản phẩm trong nước( theo giá so sánh năm
1994) phân theo ngành kinh tế của Việt Nam thời kì 1995- 2003
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
1985
1986
1990
1999
2003
Nhóm ngành
Nơng- lâm- ngư
CN- XD
Dịch vụ

36382
26396
42948

37932
29284
41973

42003
33221
56744


60829
88047
107330

127651
305080
267481

1.Hãy lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện?
2.Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ biểu đồ đã vẽ.
=> Ở bài tập này đề bài đưa ra lời dẫn có từ gợi mở “ sự chuyển dịch cơ cấu”.
Căn cứ cả vào bảng số liệu, đó là chuỗi thời gian: “ thời kì 1985- 2003” => Biểu
đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.
3.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi
trong dạy học đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi mơn địa lí lớp 9 ở trường THCS.
4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
- Mang lại lợi ích xã hội:
+ Đem lại hứng thú giảng dạy cho giáo viên, giúp giáo viên bộ mơn địa lí trau dồi,
bổ sung phương pháp giảng dạy đặc biệt là phương pháp biểu đồ. Góp phần nâng
cao năng lực chuyên môn cho độ ngũ giáo viên địa lí bậc THCS.
+ Đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, hăng
say học tập của học sinh. Học sinh lớp đại trà lớp 9 và các em trong đội tuyển học
sinh giỏi lớp 9 đã có thể nhận biết các dạng biểu đồ một cách thành thạo. Nhờ đó
mà điểm các bài kiểm tra, bài thi học sinh giỏi có liên quan đến biểu đồ cũng cao
hơn.
5. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); khơng có
IV) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
* Đối với giáo viên
- Cần chuẩn bị chu đáo nội dung, kiến thức của tiết học.

- Áp dụng ngay từ tiết học thực hành về biểu đồ đầu tiên.
- Áp dụng thường xuyên trong các giờ học chính khóa và bồi dưỡng học sinh giỏi.

download by :

9


- Trước khi yêu cầu học sinh thực hành bài tập về biểu đồ, giáo viên cần yêu cầu
học sinh nêu những dấu hiệu cơ bản để nhận diện loại biểu đồ thích hợp nhất phải
vẽ. Cuối giờ thực hành có đánh giá, nhận xét, cho điểm những học sinh có kỹ
năng nhận diện loại biểu đồ tốt.
- Ra bài tập ở nhà, đề thi về nhận dạng biểu đồ thích hợp nhất cho học sinh làm.
* Đối với học sinh
- Có đủ đồ dùng (thước kẻ, com pa, bút chì, màu…).
- Học thuộc các dấu hiệu nhận biết từng dạng biểu đồ.
- Thường xuyên làm bài tập, đề thi về biểu đồ.
V) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu
có);
- Đã áp dụng cho học sinh đại trà và học sinh giỏi lớp 9 ở trường THCS Tam
Hợp .
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hồn tồn chịu
trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Tam Hợp, ngày 22 tháng 1 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

NGUYỄN THỊ KIM


download by :

10



×