Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

N03.TL1 - 451211 - Nguyễn THị Đoan Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.83 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MƠN: NGHỀ LUẬT VÀ
PHƯƠNG PHÁP HỌC LUẬT
ĐỀ BÀI: 03
Phân tích sứ mệnh, vai trò và những yêu cầu
về đạo đức của nghề thẩm phán ở Việt Nam

HỌ VÀ TÊN

: Nguyễn Thị Đoan Trang

MSSV

: 451211

LỚP

: N03 – TL1

NHÓM

: 05
Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC


MỤC LỤC........................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................3
I.Khái niệm nghề thẩm phán.....................................................................................................3

I.1.Định nghĩa........................................................................................................................................ 3
I.2.Đặc điểm đặc thù nghề nghiệp của Thẩm phán................................................................................4
I.3.Tiêu chuẩn của Thẩm phán............................................................................................................... 4
I.4.Nhiệm kỳ của thẩm phán.................................................................................................................. 5
I.5.Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán............................................................................................... 5

II.Sứ mệnh của nghề thẩm phán...............................................................................................6
II.1.Sứ mệnh nhân danh nhà nước, chịu trọng trách trước Đảng và nhân dân.......................................6
II.2.Sứ mệnh thực thi pháp luật và bảo vệ cơng lý, cơng bằng xã hội......................................................7

III.Vai trị của nghề thẩm phán..................................................................................................7

III.1.Vai trò của thẩm phán trong quá trình xét xử..................................................................................7
III.2.Vai trị của thẩm phán trong đời sống xã hội................................................................................... 8
III.3.Vai trò của thẩm phán trong hoạt động cải cách tư pháp, xây dựng pháp luật................................8

IV.Những yêu cầu về đạo đức của nghề thẩm phán ở Việt Nam...............................................9
IV.1.Luôn luôn đề cao ý thức bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công lý và công bằng xã hội.....9
IV.2.Sự tận tâm khi phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội...........................................................................9
IV.3.Sự độc lập, vô tư và khách quan trong thực thi cơng vụ................................................................10
IV.4.Lối sống trong sạch, liêm chính, trung thực..................................................................................10
IV.5.Tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao.....................................................................11
IV.6.Sự đúng mực trong ứng xử đối với các mối quan hệ xã hội...........................................................12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................14


2


LỜI MỞ ĐẦU
Mahatma Gandhi – nhà chính trị và lãnh đạo tinh thần người Ấn Độ có một
câu danh ngơn rất ấn tượng là “Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng
bạo lực”. Thật vậy, pháp luật sinh ra với sứ mệnh vơ cùng quan trọng, nó duy trì
trật tự xã hội, bảo vệ cơng lý, cơng bằng và xã hội, đẩy lùi cái ác, tôn vinh cái
thiện. Và Thẩm phán chính là một ngành nghề cao quý sinh ra để thực thi pháp
luật, đưa pháp luật vào thực tiễn, vào những vấn đề cụ thể. Xã hội ngày càng
phát triển, an sinh xã hội ngày một nâng cao, tầm quan trọng của những người
làm Luật và thực thi pháp luật cũng ngày một được coi trọng hơn. Nhận thức
được sự quan trọng của nghề Thẩm phán trong xã hội Việt Nam hiện tại, em xin
trình bày nội dung: “Phân tích sứ mệnh, vai trị và những yêu cầu về đạo đức
của nghề thẩm phán ở Việt Nam.”

NỘI DUNG
I. Khái niệm nghề thẩm phán
I.1.

Định nghĩa
Theo khoản 1, điều 1 Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số

02/2002/PL-UBTVQH11 ngày 4 tháng 10 năm 2002 về Thẩm phán và Hội thẩm
Toà án nhân dân, “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp
luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc
thẩm quyền của Toà án.”
Theo khoản 1, điều 65 Luật tổ chức Toà án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày
24 tháng 11 năm 2014, “Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo

quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.”

3


I.2.
Đặc điểm đặc thù nghề nghiệp của Thẩm phán1
- Lao động của Thẩm phán là lao động trí não, đầy khó khăn, phức tạp đặt dưới
sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của công dân.
- Hoạt động của Thẩm phán gắn liền với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế
liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức.
- Thẩm phán hoạt động theo một trình tự pháp lý chặt chẽ được quy định trong
pháp luật tố tụng.
- Khi xét xử, Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước để ra bản án, quyết định.
I.3.

Tiêu chuẩn của Thẩm phán
Đội ngũ Thẩm phán là lực lượng nòng cốt của Toà án nhân dân. Chức năng

xét xử của Toà án chủ yếu được thực hiện bằng cá nhân các Thẩm phán độc lập
hoặc cùng với các Hội thẩm trong các Hội đồng xét xử. Chỉ có đội ngũ Thẩm
phán có năng lực, có đầy đủ các tiêu chuẩn chun mơn, nghiệp vụ vững vàng,
có kinh nghiệm sống phong phú, có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt mới đảm
bảo thực hiện tốt nguyên tắc Hiến pháp: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và những phán quyết của Thẩm phán mới
cơng minh, khách quan, tồn diện.
Theo điều 67 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014, tiêu chuẩn chung để trở
thành Thẩm phán bao gồm:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hồ
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững

vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung
thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm cơng tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khoẻ đảm bảo hồn thành nhiệm vụ được giao.
1

Xem: TS. Phạm Văn Lợi, “Đặc thù nghề nghiệp của thẩm phán”, Viện NCKH Pháp lý, Bộ tư pháp

4


Như vậy, người Thẩm phán khơng chỉ có trình độ pháp lý mà phải có đạo
đức pháp lý. Trong bất cứ tình huống nào, người Thẩm phán cũng phải sẵn sàng
bảo vệ pháp luật, bảo lệ lẽ phải và công lý, sự công bằng, không một bước xa rời
pháp luật, không được phép lẩn tránh pháp luật, không được làm oan người vô
tội, làm lọt kẻ phạm tội.
I.4.

Nhiệm kỳ của thẩm phán
Theo điều 74 của Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014, nhiệm kỳ đầu của các

thẩm phán là 5 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào
ngạch thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
I.5.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán đều có được theo quy định của


pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn đều xuất phát từ tư cách chủ thể trong quan
hệ pháp luật, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Pháp luật trao cho chủ thể có
quyền như thế nào trên cơ sở cương vị, chức vụ mà chủ thể đó đảm nhiệm để
thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
I.5.1.

Nhiệm vụ

Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật. Điều này có nghĩa là đối
với thẩm phán, khơng có cấp trên nào ngoài pháp luật. Thẩm phán phải dựa trên
các quy định của pháp luật và bằng những kinh nghiệm sống của mình để giải
quyết vụ án đúng pháp luật, khơng chịu mọi sự can thiệp nào từ bên ngồi.
Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác
thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân cơng của Chánh án Tồ án nơi mình
cơng tác hoặc Tồ án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn.
(Điều 11 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân)
Thẩm phán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất,

5


mức độ sai phạm và hậu quả mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự. (Điều 6 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân).
I.5.2.

Quyền hạn
Theo Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Thẩm phán và Hội

thẩm Toà án nhân dân năm 2014, Thẩm phán có những quyền hạn như sau:

- Thẩm phán được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử. (Điều 9)
- Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết
định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định
của pháp luật. (Điều 12)
- Thẩm phán có thang bậc lương riêng, được hưởng thụ cấp trách nhiệm và các
phụ cấp khác do pháp luật quy định. Thẩm phán khi đi làm nhiệm vụ được miễn
phí cầu, phà, đường theo quy định của pháp luật. (Điều 17)
- Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứung minh Thẩm phán để làm nhiệm
vụ. (Điều 18)
II.

Sứ mệnh của nghề thẩm phán

II.1.
Sứ mệnh nhân danh nhà nước, chịu trọng trách trước Đảng và nhân
dân
Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống Tòa án nhân dân ở nước
ta đặt trong lịch sử hình thành và phát triển Nhà nước ta 75 năm qua, điều đó
cho thấy sứ mệnh của Tòa án nhân dân gắn liền với sứ mệnh của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát triển các quy định của các
bản Hiến pháp trước, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, Hiến pháp năm 2013
quy định“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”
Trong hệ thống Tòa án nhân dân, đội ngũ Thẩm phán là lực lượng lao
động nòng cốt, kết quả công tác của Thẩm phán quyết định hiệu quả của hệ
thống Tòa án nhân dân trong thực hiện quyền tư pháp, bởi khơng phải Tịa án

6



hoặc một chức danh tư pháp nào khác mà chỉ có Thẩm phán, Hội đồng xét xử
mới nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Trong lời phát biểu của Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai cơng tác Tịa án
năm 2019 như là một minh chứng rõ ràng cho tầm quan trọng của nghề Thẩm
phán “Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ cán bộ, Thẩm phán đã
làm nên truyền thống tốt đẹp của ngành Tịa án; ln được Đảng, Nhà nước,
nhân dân ghi nhận và trân trọng…”.
II.2.

Sứ mệnh thực thi pháp luật và bảo vệ công lý, công bằng xã hội
Trong xã hội hiện đại, công lý là điều kiện tiên quyết cho cuộc sống tốt đẹp,

là phẩm hạnh thiết yếu của một xã hội văn minh,hịa bình, hợp tác, tiến bộ, trật
tự và ổn định. Một quốc gia văn minh phải được quản lý trên cơ sở nền tảng của
đạo lý, công lý, lẽ công bằng. Chỉ khi người dân sống trong sự công bằng, giảm
đi sự bất công và đặt niềm tin tuyệt đối vào sự quản lý của Nhà nước thì đất
nước đó mới tránh khỏi nguy cơ tồn vong.
Những thẩm phán mang trong mình trọng trách rất cao cả là định đoạt,
xét xử dựa trên lẽ công bằng, đem những điều luật để áp dụng vào thực tiễn,
chính họ là những người thực thi công lý thực thụ. Đứng trên bàn cân giữa cái
thiện và ác để đưa ra phán quyết một cách công tâm, chính xác nhất, khơng để
bất cứ điều gì làm ảnh hưởng tới quan điểm về vụviệc. Một thẩm phán tốt hay
khơng, chính là cốt lõi của một q trình xét xử, bởi khi đưa ra một phát xét, họ
phải chịu trách nhiệm cho khơng chỉ chính bản thân của mình, mà cịn cả của tất
cả những người trong vụ án
III.

Vai trò của nghề thẩm phán


III.1. Vai trò của thẩm phán trong quá trình xét xử
Thẩm phán là người “cầm cân, nảy mực” trong một vụ kiện tại phiên tòa, là
người có kiến thức chun mơn cao, có con mắt tinh tường để đánh giá vấn đề
theo nhiều mặt, nhiều chiều, sử dụng sự thật khách quan kết hợp với tư duy chủ

7


quan để đưa ra những bản án, những quyết định vừa nghiêm khắc lại vừa nhân
đạo. Vì thế, thẩm phán là người có vị trí quan trọng nhất trong một phiên tồ, là
người bảo vệ cơng lý, cơng bằng cho cái thiện, trừng trị cái xấu, cái ác. Hay nói
cách khác, thẩm phán đóng vai trị chính trong “gánh vác” chức năng xét xử của
Tòa án.
III.2. Vai trò của thẩm phán trong đời sống xã hội
Thẩm phán là người nắm giữ cán cân công lý, là người đại diện cho lẽ phải,
bảo vệ đời sống của người dân. Nhờ có thẩm phán mà những vấn đề, những oan
sai liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của người dân mới được giải quyết
một cách triệt để. Đem lại công bằng cơng lý tới mọi người. Từ đó, thẩm phán là
tấm gương sáng để mọi người noi theo, là một con người có hình mẫu lý tưởng
trong xã hội.
Mặt khác, với vốn hiểu biết sâu rộng của mình, Thẩm phán cịn có vai trị
quan trọng trong cơng tác phổ biến và tuyên truyền pháp luật, đưa pháp luật gần
hơn với người dân, để người dân hiểu thêm những quy định của pháp luật,
hướng tới cái thiện và sự công bằng.
III.3. Vai trò của thẩm phán trong hoạt động cải cách tư pháp, xây dựng
pháp luật
Là một người am hiểu về luật pháp, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động
xét xử, có hiểu biết sâu rộng và tư duy logic vấn đề đặc biệt, Thẩm phán không
chỉ là người điều hành phiên tồ, ra những phán quyết, mà cịn là một nhân tố
quan trọng trong các phiên họp Đại biểu Quốc hội, các hội thảo, toạ đàm,… để

đóng góp ý kiến cũng như quan điểm của bản thân đối với các dự án luật đang
trong quá trình soạn thảo, các vấn đề cần xem xét trong cải cách tư pháp.

8


IV.

Những yêu cầu về đạo đức của nghề thẩm phán ở Việt Nam

IV.1.
Luôn luôn đề cao ý thức bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
công lý và công bằng xã hội
Thẩm phán là những người trực tiếp áp dụng pháp luật, mọi hoạt động của
Thẩm phán đều dựa trên và tuân theo các quy định, quy trình thủ tục chặt chẽ do
luật định. Tôn trọng pháp luật khơng chỉ là trách nhiệm, mà nó cịn là danh dự to
lớn của Thẩm phán, chỉ có như vậy mới bảo vệ được công lý và sự nghiêm minh
của pháp luật. Mặt khác, các tiêu chí về cơng bằng xã hội đã được thể chế hố
trong pháp luật, vì vậy bảo vệ pháp luật, tuân thủ pháp luật là bảo vệ sự cơng
bằng xã hội. Nói như Mahatma Gandhi: ”Luật lệ khơng cơng bằng tự nó đã là
một dạng bạo lực.” Hiểu và nắm vững pháp luật để áp dụng chính xác và đưa ra
đường lối giải quyết phù hợp đối với từng việc cụ thể chính là nghĩa vụ và trách
nhiệm của Thẩm phán.
IV.2.

Sự tận tâm khi phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội
Thẩm phán nhân danh Nhà nước thực hiện quyền lực xét xử để mang lại

công bằng cho xã hội. Theo nguyên lý đã được Hiến định “quyền lực phải có sự
phân cơng, phối hợp và kiểm soát”, Nhà nước đã thiết lập các cơ chế kiểm tra,

giám sát đối với hoạt động xét xử của Tồ án. Điều này địi hỏi Thẩm phán phải
ln ý thức được trách nhiệm của mình trước trọng trách được giao, tuân thủ
triệt để các nguyên tắc nghề nghiệp khi thực thi công vụ, chịu sự giám sát chặt
chẽ của Nhân dân và các cơ quan dân cử.
Đạo đức Thẩm phán ở nước ta hiện nay mang bản chất đạo đức xã hội chủ
nghĩa. Đạo đức xã hội chủ nghĩa là phục vụ nhân dân. Vì thế Thẩm phán là một
chức danh tư pháp quan trọng phải luôn lấy mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ
cơng lý, phục vụ xã hội làm mục tiêu cao cả. Nhấn mạnh tư tưởng phục vụ nhân
dân của Thẩm phán cũng chính là nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong xã hội ta:
“Quan tâm đến nhân dân, lo điều nhân dân lo, nghĩ điều nhân dân nghĩ, bảo vệ

9


quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân từ đó hình thành mối quan hệ
tốt đẹp giữa người với người.”2
IV.3.

Sự độc lập, vô tư và khách quan trong thực thi công vụ
“Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật” là nguyên tắc cốt lõi được ghi nhận trong Hiến pháp, trong các đạo
luật về tổ chức Tòa án nhân dân và pháp luật tố tụng. Sự độc lập của Thẩm phán
là một trong những điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho việc xét xử vô tư, khách
quan, công bằng, khơng thiên vị. Trong q trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán
phải tự đưa ra quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết sự việc,
chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật, không bị tác động hoặc can thiệp từ bên
ngồi.
Cơng bằng, vơ tư và khách quan là những yếu tố hiện thân của Toà án. Một
bản án thấu tình đạt lý là một bản án hàm chứa trong nó sự cơng bằng, vơ tư và

khách quan của người làm công tác xét xử mà biểu hiện cụ thể trong từng suy
nghĩ và hành động của mỗi Thẩm phán nói riêng và của các thành viên trong hội
đồng xét xử nói chung.3 Nghĩa là khi xét xử, Thẩm phán phải làm theo lẽ phải,
không thiên lệch về bên nào. Tất cả các đương sự, bị cáo không phân biệt thành
phần xuất thân, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, ngôn ngữ đều được Thẩm phán
xét xử dưới lăng kính pháp luật. Có như vậy mới củng cố niềm tin, xoá bỏ
những mặc cảm, những khuynh hướng cực đoan dễ xảy ra trong tâm lý của quần
chúng nhân dân, đồng thời mang lại hiệu quả giáo dục tích cực.
IV.4.
Lối sống trong sạch, liêm chính, trung thực
Lối sống trong sạch đối với Thẩm phán, trước hết là khơng sách nhiễu các
đương sự mà mình đang xử lý vụ việc, khơng vụ lợi, có ý thức tổ chức kỷ luật,

2

Xem: ThS. Hoàng Văn Linh (2007), “Một số suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán trong cải
cách tư pháp hiện nay”, Tạp chí Nghề Luật, Số 3, 2007, Học viện Tư pháp.
3
Xem: Nguyễn Văn Hiển, “Phẩm chất đạo đức của nghề thẩm phán”, Thông tin khoa học pháp lý, Số 5/2000,
Trang 40.
10


có trách nhiệm với cơng việc và nghề nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật,
quy chế của tổ chức trong khi hành nghề cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Liêm chính tư pháp là địi hỏi cơ bản của mọi quốc gia về một nền tư pháp
trong sạch, với đội ngũ cán bộ tư pháp liêm khiết, dấn thân cho việc duy trì, bảo
vệ lẽ phải và cơng lý. Liêm chính là giá trị hình thành nên nhân cách, là phẩm
chất cốt lõi của người Thẩm phán. Vì vậy, Thẩm phán khơng được lợi dụng
quyền năng pháp lý của mình để thúc đẩy lợi ích cá nhân; khơng được để bất kỳ

ai, khơng phụ thuộc vào vị trí cơng tác và địa vị của họ, các đồng nghiệp, người
thân thích, bạn bè hoặc người quen tác động, ngăn cản, làm sai lệch hoạt động
xét xử.
Trung thực, trước hết là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và chân lý trong
các quan hệ xã hội, trong cách ứng xử với mọi người, với tập thể và xã hội. Giá
trị của trung thực càng cao khi mà vì sự trung thực ấy người thẩm phán phải
hứng chịu những nguy hiểm, những mối đe doạ nhằm vào bản thân hoặc gia
đình họ.
IV.5.

Tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao
Sự nghiêm minh, công bằng của Nhà nước được thể hiện tại các quy định

của pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương phép nước và trật tự xã hội. Tuy nhiên, xét
xử không chỉ đơn giản là áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc. Hoạt động xét
xử là hoạt động “với con người” và “vì con người”. Phán quyết của Thẩm phán
nhân danh quyền lực Nhà nước vừa tạo ra chuẩn mực pháp lý, vừa tạo ra chuẩn
mực đạo đức cho xã hội. Vì vậy, khi nhân danh Nhà nước thực thi công lý,
Thẩm phán không phải áp dụng một cách máy móc mà dựa vào niềm tin và
chuyên mơn của mình để khẳng định rằng, phán quyết của mình là phù hợp đạo
lý, hợp với lẽ cơng bằng và dám chịu trách nhiệm về phán quyết của mình trước
pháp luật và trước dư luận xã hội. Điều đó có nghĩa là, quyết định của Thẩm
phán vừa phải thấu tình, vừa phải đạt lý như câu nói quen thuộc của người Trung
Quốc là làm sao cho người bị xét xử “tâm phục, khẩu phục”.
11


IV.6.

Sự đúng mực trong ứng xử đối với các mối quan hệ xã hội

Người dân đặt niềm tin vào công lý và công bằng xã hội thông qua cách

hành xử và tư cách của Thẩm phán. Đây là nhân tố quan trọng để bảo vệ phẩm
chất, nhân cách, niềm tin và sự tôn trọng của nhân dân đối với Thẩm phán và
Toà án.4 Điều này đặt ra yêu cầu, trong mọi hoạt động của mình, Thẩm phán
phải ln thể hiện sự đúng mực, hành xử văn hoá và khiêm tốn. Thẩm phán phải
chấp nhận mọi sự hạn chế cá nhân để ứng xử văn minh trong mọi hoàn cảnh.
Trong hoạt động nghề nghiệp, để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ của
mình, Thẩm phán phải đề cao tinh thần hợp tác. Hợp tác với các cơ quan tố tụng
để làm tốt cơng tác xét xử, hồ giải, có tái độ chân thành, nhiệt tình, lịch sự,
khiêm tốn, cẩn thận cảm thông, khoan dung và giúp đỡ mọi người.
Trong quan hệ với cộng sự và công chúng, Thẩm phán phải biết thông cảm
với người khác, nhất là đối với những bị cáo vì những lý do khác nhau mà mắc
vào vịng lao lý. Khi đặt mình vào vị trí của họ để nhận thức, suy nghĩ sẽ hiểu
được tình cảm và hành vi của họ, từ đó xác định được thái độ cư xử đúng đắn.
Bên cạnh đó, khi giao tiếp với các cơ quan, tổ chức có quan hệ cơng tác và
truyền thơng, báo chí; các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; trong các hoạt
động bên ngoài nhiệm vụ xét xử; trong cuộc sống hàng ngày tại nơi cư trú, trong
gia đình, ở nơi cơng cộng.
KẾT LUẬN
Như lời của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai cơng
tác Tịa án năm 2019: “Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ cán
bộ, Thẩm phán đã làm nên truyền thống tốt đẹp của ngành Tịa án; ln được
Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận và trân trọng…”. Nghề thẩm phán là một
nghề cao quý và đáng trọng vọng không chỉ trong xã hội Việt Nam mà cịn cả
trên thế giới, bởi cơng việc của họ là cao quý, bởi trọng trách lớn lao mà họ gánh
4

Xem: PGS,TS. Nguyễn Hồ Bình, “Xây dựng Quy tắc đạo đức Thẩm phán, tăng cường liệm chính tư
pháp”, Trang thơng tin điện tử Chánh án Tồ án nhân dân tối cao (toaan.gov.vn)


12


trên vai là cao cả. Là một người con dất Việt mang trong mình dịng máu đỏ da
vàng, hơn hết là một sinh viên Luật, mỗi chúng ta phải luôn ý thức được trách
nhiệm của mình với pháp luật và nhà nước, học tập theo những phẩm chất tốt
đẹp của người thẩm phán để trở thành con người có ích cho xã hội, cho đất
nước.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Văn Lợi, “Đặc thù nghề nghiệp của thẩm phán”, Viện NCKH Pháp
lý, Bộ tư pháp
2. ThS. Hoàng Văn Linh (2007), “Một số suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp của
Thẩm phán trong cải cách tư pháp hiện nay”, Tạp chí Nghề Luật, Số 3, 2007,
Học viện Tư pháp.
3. Nguyễn Văn Hiển, “Phẩm chất đạo đức của nghề thẩm phán”, Thông tin khoa
học pháp lý, Số 5/2000, Trang 40.
4. Đặng Thanh Nga, “Các phẩm chất nhân cách cơ bản của thẩm phán” Tạp chí
Luật học, Số 5/2002.
5. PGS,TS. Nguyễn Hồ Bình, “Xây dựng Quy tắc đạo đức Thẩm phán, tăng
cường liệm chính tư pháp”, Trang thơng tin điện tử Chánh án Tồ án nhân dân
tối cao, nguồn:
/>dDocName=TAND047393
6. Trang thơng tin điện tử Tồ án Nhân dân tỉnh Quảng Nam, “Thẩm phán trẻ:
Sứ mệnh, niềm tin và cơ hội dấn thân”, ngày 11/09/2020, nguồn:
/>

14



×