Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN skkn hướng dẫn học sinh trong giờ tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.09 KB, 6 trang )

PHỤ LỤC
A - PHẦN MỞ ĐẦU:.............................................................................................2
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:..................................................................................2
B - PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................3
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:..........................................................................................3
1- Mục đích nghiên cứu :................................................................................3
2- Phương pháp nghiên cứu :.........................................................................3
3- Đối tượng nghiên cứu:................................................................................3
II- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH :.........................................................................4
1. Chuẩn bị:...................................................................................................4
Giáo viên làm mẫu:.................................................................................................4
2. Tiến hành thực hành:...............................................................................4
3. Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả:........................................4
III- KẾT LUẬN:....................................................................................................4
IV- Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:........................................................................................5

1

download by :


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Hướng dẫn học sinh thực hành trong giờ học Tin học )
A - PHẦN MỞ ĐẦU:
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công
cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm
quan trọng của tin học và CNTT, cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng
dụng CNTT trong dạy học, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH,
mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng, thế giới
nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa


mơn tin học vào trong nhà trường ngay từ cấp tiểu học, học sinh được tiếp xúc với
môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để
học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
- Trong bối cảnh toàn ngành Giáo Dục và Đào Tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh trong họat động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức họat động
của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức họat động học tập nhằm giúp học sinh
chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
- Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến
thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ
thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, … Hình thành cho học
sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thơng tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao
động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
+ Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội.
* Đặc biệt khi học sinh học các phần mềm như:
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các mơn học
Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. ứng dụng
soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở bậc tiểu học.
+ Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ
môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hồ thẩm mĩ.
+ Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa
các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo
trong q trình chơi những trị chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn
sau những giờ học căng thẳng ở lớp, …
- Vì vậy việc tổ chức cho học sinh thực hành trong giờ học Tin học cũng

không kém phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao
kỹ năng sử dụng máy tính cũng như tăng thêm sự hiểu biết của học sinh về máy
tính.
2

download by :


- Qua việc nghiên cứu giảng dạy trên lớp cũng như những kinh nghiệm của
bản thân tôi thấy việc tổ chức cho học sinh làm thực hành nhiều trên máy là một
vấn đề hết sức cần thiết và phù hợp với đặc thù của môn học .

B - PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ngày nay với ngành công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo, để cho học
sinh được làm quen và tiếp cạnh được môn tin học là một vấn đề hết sức cần thiết.
Vì vậy dạy học môn tin học ở cấp bậc Tiểu học ta cần rèn luyện cho học sinh đạt
được:
- Nắm được cấu trúc chung của máy tính điện tử.
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của máy tính điện tử.
- Kỹ năng sử dụng và thao tác trên máy tính.
- Kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực hành.
- Kỹ năng phân tích, xử lý các thơng tin và các dữ liệu thu được từ các quan
sát.
- Học sinh thấy u thích mơn học, thích tìm tịi và khám phá những kiến
thức mới lạ.
- Khối lượng nội dung của tiết học phải bố trí hợp lý để HS có thời gian dành
cho các hoạt động và đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Tạo điều kiện để cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các hoạt động
trên máy (Thông qua máy chiếu Projecter).

+ Tạo điều kiện để cho học sinh thu thập và xử lý thông tin, nêu ra được
các vấn đề cần tìm hiểu.
+ Tạo điều kiện cho học sinh tiến hành thực hành nhiều trong giờ học.
+ Tạo điều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải
quyết vấn đề, tiến hành thực hành, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần
thiết.
+ Giúp cho học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp.
1- Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu việc học sinh làm thực hành nhiều trong giờ học mơn tin học
nhằm tạo cho "Học sinh tích cực hơn trong việc học tập". Đồng thời giúp học sinh
nắm vững kiến thức, từ đó học sinh tự tin hơn trong việc tiếp cận công nghệ
thông tin, nâng cao chất lượng dạy trong các bộ môn, tạo môi trường giáo dục
toàn diện hơn cho học sinh.
2- Phương pháp nghiên cứu :
Việc làm thực hành nhiều trong giờ học tin học là bước đầu giúp cho học
sinh u thích mơn học thích tìm tịi, khám phá kiến thức mới lạ, giúp học sinh
vận dụng kiến thức vào thực hành để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc,
sâu sắc hơn; tôi thực hiện bằng các phương pháp sau:
- Phát vấn, đàm thoại.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh.
- Kiểm tra thao tác, tìm kiếm thơng tin trên máy tính của học sinh.
3- Đối tượng nghiên cứu:
+ Học sinh khối lớp 3,4,5
+ Chương trình tin học tiểu học.
3

download by :


II/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Tổ chức HS làm thực hành nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng và vận
dụng máy tính phổ biến, kĩ năng phân tích và xử lí các thơng tin, các dữ liệu thu
được từ thực hành.
- Qua thưch hành học sinh có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và
an toàn trong khi thực hành.
- Làm thực là một hoạt động không thể thiếu trong giờ học tin học. Khi làm
thực hành thành cơng thì HS cơ bản đã nắm được kiến thức, nội dung của bài học.
Giáo viên phải suy nghĩ xem mình phải chuẩn bị những gì cho thực hành ở bài
học này và những gì cho thực hành ở bài học khác, nhưng tổ chức cho HS làm
thực hành ở những bài học khác nhau cũng có những đặc điểm chung:
1. Chuẩn bị:
- HS: tổ chức HS làm thực hành chủ yếu trong hoạt động nhóm nên GV có
thể chia lớp thành nhóm nhỏ (Mỗi nhóm 2 em ngồi một máy tùy thuộc vào tình
hình cơ sở vật chất trường, lớp), có phân cơng cụ thể cho từng thành viên trong
nhóm, mỗi thành viên thực hiện một cơng việc cụ thể (Trong nhóm tự phân cơng).
- GV phải chuẩn bị máy chiếu, bài thực hành, máy tính.
Giáo viên làm mẫu:
GV có thể thực hiện cho HS xem trước các bước hoặc có những câu lệnh
mà các em chưa từng thực hiện thì GV cũng có thể thao tác, đồng thời giải thích
cho HS hiểu và thấy.
2. Tiến hành thực hành:
Các nhóm HS đồng loạt tiến hành thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
Từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình như đã phân cơng
trong nhóm.
3. Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả:
Sau khi các nhóm thực hiện thực hành xong (có thể trong q trình thực
hành) các nhóm tự thảo luận, xử lý kết quả của nhóm.
III/ KẾT LUẬN:
- Việc làm thực hành trên máy tính thường quan sát trên màn hình và tiếp
xúc đến nguồn điện vì vậy GV yêu cầu các em ngồi đúng tư thế, khoảng cách để

khi làm việc không bị ảnh hưỡng về mắt và cũng như thân thể, đồng thời phải biết
thực hiện an tồn về điện. Trên bàn GV cần có cầu dao điều khiển điện cho cả
lớp, ở cầu dao này dùng dây chì loại nhỏ để dễ ngắt mạch khi có sự cố.
- Việc cho học sinh làm thực hành rất quan trọng, nên giáo viên phải tổ
chức cho học sinh làm đều đặn và thường xuyên (từ đó tạo cho các em thói quen
an tồn trong khi làm thực hành).
- Qua việc giảng dạy, dự giờ ở những tiết Tin học có tổ chức cho HS làm
thực hành thì thấy khơng khí lớp học rất sơi nổi, giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt
hơn, các em rất say mê trong những thực hành do chính tay mình làm sản phẩm,
qua đó những kiến thức được khắc sâu hơn vì kiến thức Tin học thường xuất phát
từ những thực hành chứng minh. Tuy nhiên để việc làm thực hành thành cơng hơn
thì giáo viên phải biết tổ chức hợp lý mới có kết quả tốt, phải chọn những phương
pháp tối ưu, dễ hiểu, dễ làm.
4

download by :


- Để nâng cao chất lượng của việc dạy và học mơn tin học ở cấp Tiểu học,
thì việc tổ chức cho học sinh làm thực hành là rất cần thiết và có vai trị quan
trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của đặc thù bộ môn. Làm những thực
hành từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến
thức, từ đó giúp học sinh tiếp cận được khoa học công nghệ ngày nay. Qua tìm
hiểu tình hình thực tế ở các tiết có làm thực hành cho thấy học sinh rất ham thích
làm thực hành, nhớ bài học lâu hơn, giúp học sinh kỹ năng làm các bài tập thực tế
hiệu quả hơn. Do đó cần phải quan tâm đến việc làm thực hành của học sinh ở các
nhóm nhất là cho học sinh biết rõ được mục đích thực hành.
- Giáo viên muốn dạy được tốt, nâng cao chất lượng học tập của học sinh
thì trường phải có phịng máy đầy đủ để học sinh có điều kiện thực hành, giáo
viên phải làm thực hành thử đi thử lại nhiều lần, kỹ càng trước khi lên lớp. Muốn

vậy giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng, thao tác
thực hành vững vàng … để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
IV/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
1. Giáo viên: Giáo viên phải được đào tạo đạt chuẩn để thích ứng với những
thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình
trong cơng tác giảng dạy cũng như trong cơng cuộc đổi mới giáo dục.
2. Học sinh: Phải có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết
quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi
cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lơgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật.
3. Chương trình và sách giáo khoa: Phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi
nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; tăng
cường loại câu hỏi phát triển trí thông minh; câu hỏi trắc nghiệm; giảm bớt những
kết luận áp đặt, tăng cường những gợi ý để học sinh tự nghiên cứu bài học.
4. Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai
chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới
phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Để
đáp ứng yêu cầu này thì phương tiện, thiết bị dạy học phải đầy đủ máy tính cho
học sinh thực hành (2em/máy), tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện hoạt
động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm.
Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy
học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp
tác.
5. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đánh giá là một khâu quan trọng khơng thể thiếu được trong qúa trình giáo
dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ
trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn,
chất lượng mới hơn trong cả một qúa trình giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới
của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát

triển trí thơng minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến
thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái
5

download by :


độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng
đồng.
6. Trách nhiệm quản lý: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đổi
mới phương pháp dạy học ở trường mình, đặt vấn đề này ở tầm quan trọng đúng
mức trong sự phối hợp các hoạt động toàn diện của nhà trường. Hiệu trưởng cần
trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên,
đồng thời cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp
dạy học tích cực thích hợp với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học
ở địa phương, làm cho phong trào đổi mới phương pháp dạy học ngày càng rộng
rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn.
* Đối với môn tin học:
- Cần trang bị đầy đủ máy tính cho các em (2em/máy) và phương tiện cũng
như những trang thiết bị dạy học đầy đủ hơn, để giáo viên đỡ mất thời gian trong
việc chuẩn bị trước khi lên lớp từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh
hơn nữa.
- Trong phân mơn Tin học ở bậc tiểu học có một số phần mềm học tập nên yêu
cầu phải cung cấp đầy đủ các thiết bị như: tai nghe, nối mạng INTERNET để giúp
HS tìm kiếm thơng tin và làm thực hành được tốt hơn.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ được đúc rút từ quá trình làm việc của bản
thân. Rất mong được sự tham gia đóng góp của các cấp chỉ đạo và các bạn đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Gio Linh, ngày 28 tháng 4 năm 2016

Người viết

Nguyễn Đăng Hải.

6

download by :



×