Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TRƢỜNG THPT HÙNG VƢƠNG BỘ ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.98 KB, 19 trang )

BỘ ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

TRƢỜNG THPT HÙNG VƢƠNG
TỔ NGỮ VĂN

MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ 1:
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Khéo ăn thì no, khéo… thì ấm”.
A. lo

C. đo

B. co

D. cho

2. Nội dung nào khơng được phản ánh trong tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
A. Khí phách oai hùng của trang nam nhi đời Trần.
B. Sức mạnh và khí thế quân đội nhà Trần.
C. Nỗi thẹn của tác giả.
D. Tự hào về chiến công của cha ông ngày trước.
3. “Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lịng dân trời tỏ
Mười năm cơng vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất
tiếng vang như mõ” (Nguyễn Đình Chiểu). Các câu trên được viết theo thể loại nào?
A. Hịch

B. Văn tế

C. Cáo


D. Chiếu

4. (1) Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu)
(2) Bà mẹ thắp đèn làm căn nhà bừng sáng.
Từ “thắp” nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. Từ “thắp” trong câu (1) được dùng với nghĩa chuyển
B. Từ “thắp” trong câu (2) được dùng với nghĩa chuyển
C. Từ “thắp” của cả hai câu đều được dùng với nghĩa chuyển
D. Cả hai trường hợp từ “thắp” đều được dùng với nghĩa gốc.
5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Anh bỗng nhớ em như đơng về nhớ... /Tình u ta như cánh
kiến hoa vàng (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên).
A. gió

C. nắng

B. rét

D. ấm

6. “Hôm nay đi chùa Hương/Hoa cỏ mờ hơi sương/Cùng thầy me em dậy/Em vấn đầu soi
gương”(Chùa Hương- Nguyễn Nhược Pháp). Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:

Trang 1

Năm học 2020-2021


A. dân gian


B. trung đại

C. thơ Mới

D. hiện đại

7. Hình tượng trung tâm của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) là:
A. Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc dữ dội, đầy đe dọa.
B. Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình.
C. Hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa, bi tráng.
D. Hình tượng người lính dũng cảm, có lịng u nước và tinh thần đấu tranh bất khuất.
8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. xán lạn

B. trắng nỏn

C. cùi chõ

D. chuột chủi

9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Tự nhận mình là nghệ sĩ, nó
kệch...., hợm .... hết sức”.
A. kệch cởm, hợm hỉnh

B. kệch cỡm, hợm hĩnh

C. kệch cỡm, hợm hỉnh

D. kệch cởm, hợm hĩnh


10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Tính tình anh ấy khá dễ dãi nên những đứa trẻ ngày càng hư
hại.
A. dễ dãi

B. hư hại

C. khơng có từ dùng sai

D. cả hai từ đều sai

11. Các từ “xe cộ, cày bừa, chợ búa” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép đẳng lập

B. Từ ghép chính phụ

C. Từ láy bộ phận

D. Từ láy toàn bộ

12. “Nguyễn Tuân- một nhà văn tài hoa, un bác với vốn ngơn ngữ giàu có được sử dụng một cách
điêu luyện.” Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ

B. thiếu vị ngữ

C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ

D. sai logic


13. Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn: “Bầu trời xanh cao vời vợi với nắng vàng óng ả
đã dần nhường chỗ cho màu xám đục nặng nề bao phủ. Gió mùa đơng bắc kéo về từng đợt dài.
Rồi mưa phùn, rồi sương muối, kéo theo cái lạnh buốt đến tận xương. Dãy xoan trồng trước
cửa nhà tơi rùng mình trút xuống những chiếc lá cuối cùng, để còn trơ lại những cái cành gầy
guộc khẳng khiu nhưng mắc đầy những chùm quả trĩu trịt đang dần dần ngả sang màu vàng
sậm và khơ tóp lại. Mùa đông đã đến thật rồi!”.
A. Đoạn văn diễn dịch

B. Đoạn văn tổng phân hợp C. Đoạn văn quy nạp D. Đoạn văn

song hành
14. “Anh chưa kịp nói xong thì bị hắn ta cướp lời”. Từ “cướp” được dùng theo nghĩa:
A. Lấy của người khác bằng vũ lực.
B. Tranh lấy một cách trắng trợn dựa vào một thế hơn nào đó.
C. Tác động tai hại làm cho người ta bỗng nhiên mất đi cái rất quí giá.

Trang 2

Năm học 2020-2021


D. Nắm lấy (cơ hội) không để mất đi.
15. Trong các câu sau:
I. Đừng diễn đi diễn lại những vở kịch rẻ rúng đó!
II. Nhân dân hai nước kíp xóa bỏ mối thù truyền kiếp.
III. Người thương binh bị hai vết thương, một ở đùi, một ở Tây Nguyên.
IV. Ai dễ sa ngã thì bị khi dễ.
Những câu nào mắc lỗi:
A. I, II và III


B. I, III và IV

C. II, III và IV

D. I, II và IV

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến 20:
“Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đị giang
Khơng sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xơi mấy mà tình xa xơi...
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đị?
Hoa kh các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phịng
Thơn Đồi thì nhớ thơn Đơng
Cau thơn Đồi nhớ giầu khơng thơn nào?
(Tương tư – Nguyễn Bính, Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, Tr.49 – 50)
16. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
A. Tự sự


B. Miêu tả

Trang 3

C. Nghị luận

D.Biểu cảm

Năm học 2020-2021


17. Xác định thể thơ được tác giả Nguyễn Bính sử dụng?
A. 7 chữ

B. 8 chữ

C. Lục bát

D. Tự do

18. Chủ đề chính của bài thơ trên là gì?
A. Nỗi nhớ người yêu của chàng trai

B. Nỗi giận hờn, trách móc người yêu

C. Nỗi tương tư của chàng trai

D. Ao ước chung đôi


19. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
“Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”
A. Ẩn dụ

B. Hốn dụ

C. Nhân hóa

D. So sánh

20. Vẻ đẹp nổi bật ở tâm hồn người bình dân xưa trong tình yêu là:
A. Sự chung thủy son sắt
B. Khát khao yêu đương mãnh liệt
C. Chân thành, thẳng thắn, bộc trực trong tình cảm
D. Khát vọng tình u ln gắn với hơn nhân
ĐỀ 2:
Câu 1: Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Đứa……đứa….. / Khi tình u đến bỗng nhiên
hóa người”


A. quốc sắc, thiên tài



B. dở hơi, khùng điên



C. thông minh, xinh đẹp




D. sâu rượu, xấu xí

Câu 2: Bài thơ Thu điếu được làm theo thể thơ nào?


A. Thất ngôn tứ tuyệt



B. Ngũ ngôn tứ tuyệt



C. Thất ngôn bát cú



D. Thất ngôn

Câu 3: Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này
không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vng tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão
tung hoành của một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên là:


A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái
xấu cái ác




B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

Trang 4

Năm học 2020-2021




C. Cả hai đáp án trên đều đúng



D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 4: Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” thuộc đề tài nào?


A. Chiến tranh



B. Thiên nhiên



C. Tình bằng hữu




D. Thi cử

Câu 5: Từ “ngất ngưởng” trong câu “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” thể hiện phẩm chất gì
của tác giả Nguyễn Cơng Trứ lúc đang ở triều?


A. Tự ti



B. Tự kiêu



C. Tự hào



D. Tự tin

Câu 6: "Bãi cát" và "con đường" trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát tượng
trưng cho:


A. Những thử thách trong cuộc sống đối với tác giả và nhiều trí thức đương thời.




B. Những cái đích mà tác giả và biết bao trí thức đương thời đang mơ ước vươn tới.



C. Những nguy hiểm rình rập tác giả và những trí thức đương thời có cùng tư tưởng với ơng.



D. Con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của nhiều trí thức đương
thời.

Câu 7: Ý nào dưới đây chưa chính xác với tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc":


A. Bài văn tế được chọn để đọc trong buổi truy điệu các nghĩa sĩ trong trận tấn công đồn ở Cần
Giuộc



B. Bài văn tế là tiếng khóc cao cả: khóc cho các nghĩa sĩ và khóc cho Tổ quốc đau thương.

C. Bài văn tế đã xây dựng một tượng đài nghệ thuật hiếm có về người nơng dân nghĩa sĩ, tương xứng
với vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của họ.
D. Bài văn tế ca ngợi những người anh hùng Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Câu 8. Có thể thêm thành ngữ nào vào câu nói hay không: "Họ không đi tham quan, không đi thực tế
theo kiểu đại khái, qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường"?


A. Cưỡi ngựa xem hoa




B. Ma cũ bắt nạt ma mới



C. Đá thúng đụng nia

Trang 5

Năm học 2020-2021




D. Không thể thay

Câu 9: Trong phần mở đầu của Chiếu cầu hiền (Ngơ Thì Nhậm), tác giả ví người hiền như sao sáng
trên trời và quy luật của tinh tú là chầu về sao "Bắc Thần". "Bắc Thần" tượng trưng cho:


A. nhân dân.



B. tổ quốc.



C. triều đình.




D. thiên tử

Câu 10: Bốn dòng thơ “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm; Ghét đời U, Lệ da đoan; Ghét đời Ngũ Bá phản
vân; ghét đời Thúc Quý phân băng”. Đó là những triều đại mà ơng Qn ghét. Những triều đại đó
giống nhau ở điểm nào sau đây ?


A. Vua chúa vô đạo, thối nát.



B. Vua chúa gây chiến tranh để thoả mãn tham vọng quyền lực



C. Vua chúa xa xỉ và mê dâm.



Vua chúa không chăm lo đời sông của nhân dân.

Câu 11: Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang
cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?


A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, khơng do cướp giật mà có.




B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.



C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.



D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo.

Câu 12: Ý nào khơng đúng về hình ảnh bà Tú trong câu thơ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng"?


A. Cô đơn



B. Vất vả



C. Tội nghiệp



D. Yếu đuối

Câu 13 : Câu văn nào sau đây không nhằm gợi lên vẻ đẹp bình dị mà thơ mộng và tình yêu quê

hương?


A. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng
ruộng theo gió nhẹ đưa vào.



B. Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại
càng sẫm đen hơn nữa.

Trang 6

Năm học 2020-2021




C. Vịm trời hàng ngàn ngơi sao ganh nhau lấp lánh với vệt sáng của những con đóm đóm bay
là là trên mặt đất hay len vào cành cây.



D. Tiếng trống thu khơng, trên cái chịi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Câu 14: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, tác giả đã nhắc nhiều lần cái vầng sáng toả ra từ ánh đèn
nhỏ của gánh nước nhà chị Tí. Nó có ý nghĩa gì?



A. Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương.



B. Một thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị.



C. Nó gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam



D. Nó gợi ra những kiếp người nghèo khổ, những cảnh đời lay lắt sống vật vờ, tàn lụi đáng
thương trong màn đêm của xã hội cũ.

Câu 15: Cảnh vật trong thiên truyện “Hai đứa trẻ” được diễn ra theo trình tự thời gian nào?
A.Bình minh-trưa-chiều


B. Trưa - chiều - đêm



C. Khuya và về sáng.



D. Hồng hơn, đêm, đêm khuya.


Câu 16: Vì sao chị em Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đêm nào cũng cố
thức để được nhìn chuyến tàu qua? Đáp án nào sau đây khơng chính xác?


A. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là vì để chờ bán thêm một ít
hàng.



B. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là chính là vì khao khát thốt
khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống.



C. Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, vô danh trong xã hội,



D. Tác giả muốn thức tỉnh con người, hướng họ tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

Câu 17: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong đề lao ngày đêm cửa tù đợi phút cuối
cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngồi”. “Lời thơ xưa” ở đây là câu nào
dưới đây?


A. Sầu đong càng lắc càng đầy; Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.



B. Nhất nhật bất kiến như tam thu hề




C. Thân thế tại ngục trung; Tinh thần tại ngục ngoại



D. Nhất nhật tại tù; Thiên thu tại ngoại.

Trang 7

Năm học 2020-2021


Câu 18: Niềm "hạnh phúc" của "tang gia" ở trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ
Trọng Phụng là:


A. Đây là dịp để khoe khoang "đẳng cấp" của gia đình.



B. Trút được gánh nặng ni nấng, phụng dưỡng cụ cố tổ.



C. Đám con cháu được chia của theo di chúc.




D. Gia đình có dịp để mời mọc mọi người quen biết.

Câu 19: “Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
là cảnh tượng nào sau đây?


A. Rồi một hôm, quản ngục mở khố cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn...



B. Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn...



C. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm
đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gị, thì run run bưng chậu mực.



D. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt ri vào
kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Câu 20: Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “ Tháng ba mưa đám/ Tháng tám mưa…”
A.cơn

B. ngâu

C.dầm

D.giông


ĐỀ 3:
CÂU 1. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHƠNG cùng nhóm với các từ cịn lại:
A. Thiên thư
B. Thiên di
C. Thiên nhiên
D. Thiên tai
CÂU 2. Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học nhằm mục đích:
A. Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.
B. Đạt đến một hiệu quả diễn đạt nào đó.
C. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.
D. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.
CÂU 3. Nét độc đáo của câu ca dao sau là gì?
“Cha chài, mẹ lưới, con câu
Chàng rể đi tát, con dâu đi mò”
A. Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa
B. Sử dụng nhiều từ cùng trường từ vựng

Trang 8

Năm học 2020-2021


C. Sử dụng nhiều cặp từ trái nghĩa
D. Sử dụng nhiều từ bắt đầu bằng chữ c
CÂU 4. Nhóm từ nào dưới đây cùng trường từ vựng?
A. Nông dân, nông nghiệp, vụ mùa, năng suất
B. Sư tử, hổ, ngựa vằn, linh dương
C. Tác phẩm, tác giả, công chúng, lâm nghiệp
D. Công dân, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi.

CÂU 5. Trong câu: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng
thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.” Nhóm từ cùng trường từ vựng là nhóm
từ nào?
A. Đèn, lều, ngõ, vợ
B. Đau đớn, dật dờ, leo lét
C. Khóc, chạy, não nùng
D. Mẹ, vợ, chồng, trẻ
CÂU 6. Ca dao có câu:
“Bà già mặc áo bơng chanh,
Ngồi trong đám hẹ, nói hành nàng dâu.”
Cái hay của câu ca dao trên là gì?
A. Chơi chữ dựa trên các từ trái nghĩa
B. Chơi chữ dựa trên các từ đồng nghĩa
C. Chơi chữ dựa trên các từ cùng trường từ vựng
D. Cả A, B và C
CÂU 7. Ban đầu, tác phẩm “Chữ người tử tù” có tên là:
A. Dịng chữ cuối cùng
B. Dịng chữ cuối
C. Người tử tù
D. Đêm cuối
CÂU 8. Đáp án nào dưới đây không đúng về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao?
A. Tài hoa nghệ sĩ
B. Khí phách hiên ngang
C. Thiên lương trong sáng
D. Biệt nhỡn liên tài

Trang 9

Năm học 2020-2021



CÂU 9. Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch
bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo?
A. Chí Phèo – Bá Kiến
B. Chí Phèo – Thị Nở
C. Chí Phèo – Năm Thọ
D. Chí Phèo – Tự Lãng
CÂU 10. Câu thơ nào dƣới đây chép sai:
A. Tôi muốn tắt nắng đi
B. Ngoài đường đê cỏ non xanh biếc cỏ
C. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
D. Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà
CÂU 11. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ còn thiếu trong nhận định sau:
“…đã đặt được dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại.”
A. Tản Đà
B. Trần Tuần Khải
C. Hịang Ngọc Phách
D. Hồ Biểu Chánh
CÂU 12. Tun ngơn sau là của tác giả nào?
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sơng”
A. Nguyễn Cơng Trứ
B. Cao Bá Quát
C. Phan Bội Châu
D. Phan Châu Trinh
CÂU 13. Tiếng Việt vay mượn nhiều nhất từ ngôn ngữ nào sau đây?
A. Tiếng Hán
B. Tiếng Pháp
C. Tiếng Anh
D. Tiếng Nga

CÂU 14. Câu nào sau đây mắc lỗi về quan hệ nghĩa?
A. Hiện nay mạng lưới điện đã phủ khắp thôn xóm.
B. Mẹ mua cho em chiếc váy rất đẹp trong ngày sinh nhật.

Trang 10

Năm học 2020-2021


C. Sự cố gắng ấy đã đem lại cho anh những kết quả đáng khích lệ.
D. Tay nó cầm quyển sách, bước vội ra sân.
CÂU 15. “ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm
tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo
thơng tin ban đầu có 200 người mất tích. Cơng tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:
A. Phong cách ngơn ngữ chính luận
B. Phong cách ngơn ngữ báo chí.
C. Phong cách ngơn ngữ khoa học.
D. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
CÂU 16. Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:
A. Chất trữ tình chính trị sâu sắc
B. Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng
C. Mang hồn thơ phóng khống, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
D. Mang vẻ đẹp trí tuệ, ln có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy
tưởng triết lí.
CÂU 17. Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:
A. Đồng dao
B. Câu đối
C. Vè
D. Ca dao dân ca

CÂU 18. Trong phần 1 đoạn trích “Đất nước”, đất nước được cảm nhận ở những phương diện nào?
A. Phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc
B. Phương diện khơng gian địa lí
C. Phương diện thời gian
D. Tất cả các đáp án trên
CÂU 19. Cho hai đoạn thơ sau:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Trang 11

Năm học 2020-2021


Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ tồn dân nào khác?
A. Ngơ
B. Khoai
C. Sắn
D. Lúa mì
CÂU 20. Trong câu thơ “Ngày xn em hãy cịn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân
được sử dụng với nghĩa nào?
A.

Nghĩa gốc chỉ mùa xuân


B.

Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ

C.

Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn

D.

Tất cả đều đúng

ĐỀ 4:
1. Xác định thành ngữ trong khổ thơ sau: “Nay con cách trở quan san/ Hướng về quê mẹ đôi hàng
lệ rơi/ Con xa mẹ một đời thương nhớ/ Bóng mẹ già, mình hạc xương mai/ Ngày qua tháng rộng,
năm dài/ Mong con mẹ những u hoài” (Theo Sương Mai)
A. cách trở quan san

B. đôi hàng lệ rơi

C. mình hạc xương mai
2. Chọn một tác giả khơng thuộc phong trào Thơ mới ?

D. Khổ thơ khơng có thành ngữ

A. Thế Lữ
B. Đoàn Phú Tứ
C. Tế Hanh
D. Thanh Thảo

3. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ
A. Mùa xuân đã đến thật rồi
B. Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi
C. Em bé trơng dễ thương q
D. Bình minh trên biển thật đẹp.
4. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
……………………..là người có tấm lịng thật đơn hậu, chan chứa u thương. Ơng gắn bó sâu nặng,

Trang 12

Năm học 2020-2021


giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.
A. Kim Lân
B. Vũ Trọng Phụng
C. Thạch Lam
D. Nam Cao
5. Chọn đáp án không phải đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
A. Sinh động, hấp dẫn
B. Tính truyền cảm
C.Tính hình tượng
D. Tính cá thể hóa
6. Chọn một từ mà cấu tạo của nó khơng cùng nhóm với các từ còn lại ?
A. Người ngợm
B. Lượn lờ
C. Đắn đo
D. Mò mẫm
7. Xác định một từ/cụm từ sai về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lơ-gích, phong cách… trong câu sau: “Ngơn
ngữ báo chí là ngơn ngữ thơng tin thời sự cập nhật, truyền tụng những tin tức nóng hổi hằng ngày trên

mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội”.
A. Ngôn ngữ
B. Cập nhật
C. Truyền tụng
D. Mọi lĩnh vực
8. Chọn một tác phẩm khơng có khuynh hướng sử thi trong những tác phẩm sau:
A. Việt Bắc
B. Chiếc thuyền ngoài xa
C. Rừng xà nu
D. Những đứa con trong gia đình
9. Dịng nào dưới đây khơng phải là tục ngữ
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
B. Ếch ngồi đáy giếng
C. Uống nước nhớ nguồn
D. Giấy rách phải giữ lấy lề

Trang 13

Năm học 2020-2021


10. Chọn một từ mà nghĩa của nó khơng cùng nhóm với các từ cịn lại ?
A. Thủ quỹ
B. Thủ thỉ
C. Thủ kho
D. Thủ lợn
11. Chọn một tác phẩm không thuộc giai đoạn 1930 – 1945?
A. Mùa lạc
B. Lão Hạc
C. Tắt đèn

D. Sống mòn
12. Xác định một từ/cụm từ sai về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lơ-gích, phong cách… trong câu sau: “Trong
lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lịa, khơng hề phân biệt người tốt và kẻ xấu khi
đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết thơng hành cùng những “sát thủ”
trên đường phố”.
A. Lĩnh vực
B. Mù lòa
C. Lưỡi hái
D. Thông hành
13. Chọn một từ mà cấu tạo của nó khơng cùng nhóm với các từ cịn lại?
A. Bóng bàn
B. Bọ xít
C. Áo xanh
D. Bánh đa
14. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
……………………….Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh
giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoạc trong văn học.
A. Phân tích
B. Giải thích
C. Chứng minh
D. Bình luận
15. “Mèo mả gà đồng” là
A. Thành ngữ

Trang 14

Năm học 2020-2021


B. Tục ngữ

C. Câu đố
D. Thần thoại
DỰA VÀO ĐOẠN VĂN ĐƯỢC CUNG CẤP DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI TỪ 16 ĐẾN 20.
Các nhà khoa học cũng như người dân bình thường đều quan tâm đến câu hỏi về tác động của
biến đổi khí hậu. Ở bình diện địa phương, người ta quan tâm đến việc nhiệt độ trung bình và lượng
nước mưa có thể sẽ thay đổi ra sao, trên bình diện tồn cầu, ngồi những việc khác là câu hỏi lượng
nước trong các đại dương thay đổi như thế nào.
Điều chắc chắn là: Mực nước đang dâng lên, hiện giờ trung bình là khoảng 3 mm một năm.
Mực nước biển dâng lên có thể gây nguy hiểm cho hằng triệu người trong các vùng gần bờ trên toàn
thế giới. Điều gây tranh cãi hiện nay là những dự đốn: các nhà nghiên cứu liên tục cơng bố nhiều
cơng trình mới về đề tài này.
Một cơng trình mới đây đăng trên tạp chí chuyên ngành “Science” đã hãm phanh chút ít cho
tính bi kịch. Theo nhóm nghiên cứu của Tad Pfeffer từ Đại học Colorado, họ không tin rằng mực nước
biển sẽ dâng cao lên 2 m cho đến cuối thế kỷ như một vài mơ hình dự đốn trước đây.
Câu hỏi mà nhóm đặt ra là: Bao nhiêu băng tuyết từ Greenland và Nam cực phải tan chảy vào
các đại dương để tạo một mực nước biển nhất định? Dựa trên đó họ đã tính tốn nhiều kịch bản khác
nhau. Tiếp theo, họ đánh giá có bao nhiêu khả năng lượng băng tuyết như vậy tan chảy ra. Mang tính
quyết định là vận tốc chảy của các sông băng. Theo Pfeffer, đến nay người ta đã quan sát được trong
thời gian dài là các sông băng chảy vào biển tối đa khoảng 10 km một năm. Để cho mực nước biển
dâng lên thêm 2 m cho đến cuối thế kỷ, các sông băng trên Greenland phải chảy với vận tốc chưa từng
thấy – 27 km mỗi năm – cho đến cuối thế kỷ. Pfeffer cho rằng điều đó là rất khơng hợp lý – và vì thế
dự đốn mực nước biển sẽ dâng lên ít hơn nhiều. Họ cho rằng khoảng 0,8 m đến cuối thế kỷ là thực tế,
cũng có thể nhiều hơn một ít. Tuy nhiên, các nhà khoa học khơng muốn cơng trình của họ được xem
như là bằng chứng nói nhẹ đi cho biến đổi khí hậu, dưới bất kỳ hình thức nào. “Ngay cả khi mực nước
biển chỉ dâng thêm 20 cm trong vịng một thế kỷ cũng đã có nhiều hậu quả bi thảm rồi“, Shad O’Neel
từ Cơ quan địa chất Mỹ (USGS) nhận định.
16. Chủ đề của đoạn văn thứ nhất là gì?
A. Mối quan tâm của các nhà khoa học về biến đổi khí hậu
B. Mối quan tâm của người dân về nhiệt độ trung bình và lượng nước mưa
C. Mối quan tâm của mọi người về sự thay đổi lượng nước biển

D. Mối quan tâm của mọi người về biến đổi khí hậu

Trang 15

Năm học 2020-2021


17. Theo đoạn trích mực nước biển tăng sẽ gây ra nguy cơ gì?
A. Khiến cho tồn bộ phần đất liền biến mất
B. Gây nguy hiểm cho nhân loại
C. Gây nguy hiểm cho những người sống gần bờ
D. Gây nguy hiểm cho những người đánh cá
18. Cụm từ “hãm phanh chút ít cho tính bi kịch” nhằm chỉ điều gì?
A. Con người sẽ không rời vào bi kịch khi nước biển dâng cao.
B. Con người sẽ không rơi vào bi kịch khi nước biển dâng chậm.
C. Con người sẽ vẫn rơi vào bi kịch khi nước biển dâng chậm.
D. Con người có thể thốt khỏi bi kịch nước biển dâng nếu có cách phịng tránh tốt.
19. Ý kiến nào khơng được nói đến trong đoạn trích?
A. Mực nước đang dâng lên, hiện giờ trung bình là khoảng 3 mm một năm.
B. Trong thời gian dài là các sông băng chảy vẫn chảy vào biển.
C. Mực nước biển sẽ dâng lên thêm 2 m cho đến cuối thế kỷ.
D. Mực nước biển sẽ dâng lên khoảng hơn 0,8 m đến cuối thế kỷ.
20. Mục đích của các nhà khoa học khi chứng minh nước biển dâng lên chậm hơn dự kiến là?
A. Để nhân loại lạc quan hơn về tương lai của mình
B. Để nhân loại thấy nước biển dâng khơng phải là một bi kịch
C. Để nhân loại tránh được sự đề phịng khơng cần thiết
D. Để nhân loại hiểu rõ thực tế nước biển sẽ dâng như thế nào?
ĐỀ 5
1. Xác định thể loại của câu sau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”
A.Thành ngữ.

B.Tục ngữ.

C.Câu đố.

D.Ca dao.

2. Điền vào chỗ trống:
“Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Cau thơn Đồi nhớ... thơn nào”
(Trích Tương tư của Nguyễn Bính)
A.Giầu khơng.

B.Bằng lăng.

C.Chàng trai.

C.Em u.

Trang 16

Năm học 2020-2021


3.Câu này mắc lỗi gì“Nhân một chuyến đi thăm lại chiến trường xưa của anh ấy”.
A.Thiếu vị ngữ.

B.Thiếu chủ ngữ và vị ngữ.


C.Sai chính tả.

C.Dùng từ sai ngữ cảnh.

4. Truyện ngắn nào sau đây là của Nam Cao?
A. Con chó xấu xí.

B.Vợ nhặt.

C.Chí Phèo.

D.Vợ chồng A Phủ.

5.Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa chính là:
A.Ca ngợi tình u nam nữ. B.Ca ngợi tình yêu đất nước.
C.Ca ngợi tình mẫu tử.

C.Khuyên về lòng biết ơn cội nguồn.

6.Bài thơ “Tây Tiến” ra đời gắn liền với sự kiện nào?
A.Chống Pháp.

B.Chống Mĩ.

C.Chống Nguyên Mông.

D.Chống Minh.

7. “Dưới trăng quyên đã gọi hè”

Đầu tường lửa lựu lập lịe đâm bơng”
(Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
Từ “Lửa lựu dùng theo phương thức chuyển nghĩa nào?
A.Ẩn dụ.

B.Hốn dụ.

C.So sánh.

D. Nhân hóa.

8. “Cơ bé nhà bên
Có ai ngờ
Cũng vào du kích
Hơm gặp tơi
Miệng vẫn cười khúc khích
Mắt đen trịn
Thương thương q đi thơi”
(Trích “Q hương” của Giang Nam)
Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào?
A.Lục bát.

B. Đường luật.

C.Tự do.

D.Song thất lục bát,

9. Truyện cười dân gian “Tam đại con gà” là tác phẩm của dân tộc nào?
A.Kinh.


B.Nùng.

C.Ê đê.

C.Mường.

Trang 17

Năm học 2020-2021


10.Từ nào sau đây là từ láy?
A.Não nùng.

B.Thôi rồi.

C.Ớn lạnh.

C.San phẳng.

11.Từ nào sau đây là từ Hán Việt.
A.Dịng sơng.

B.Tha phương.

C.Người tình.

C.Nhà thơ.


12.Em hãy cho biết Puskin tác giả của bài thơ “Tôi yêu em” là người nước nào?
A.Pháp.

B.Anh.

C.Ba Lan.

C. Nga.

13.Sử thi “Xinh Nhã” là của dân tộc nào?
A.Mường.

B.Ê đê.

C.Nùng.

D. Ba na.

14.Trong truyện ngắn “Một bữa no” của Nam Cao, bà lão chết vì đâu?
A.Đói.

B.Chó cắn.

C.No.

D.Bị rét.

15.Truyện “Chiếc thuyền ngồi xa” của Nguyễn Minh Châu đề cập đến điều gì?
A. Cuộc sống lam lũ của người dân vùng chài.
B. Cảnh đói rét của người dân trước cách mạng.

C. Nỗi thống khổ của người dân vùng cao.
D. Nỗi bi đát của con người trong xã hội cũ.
16. Câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”:
A.Thành ngữ.

B.Ca dao.

C.Câu đố.

D. Tục ngữ.

17.Truyện “Thầy bói xem voi” là:
A.Truyện cổ tích.

B.Truyện ngụ ngơn.

C.Truyền thuyết.

D.Truyện cười.

Đọc văn bản sau và trả lời câu 18,19, 20:
(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta
biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng.
Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu
biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.

Trang 18

Năm học 2020-2021



(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn…
Điều đó hồn tồn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, khơng phụ thuộc vào bất kỳ
ai khác.
(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết khơng kém gì việc ni dưỡng thể xác,
nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đơi khi bỏ mặc tâm hồn
mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những
hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
( />18. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn (1).
A.Ẩn dụ.

B.Hoán dụ.

C.Nhân hóa.

D.Nói giảm.

19.Em hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang
vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hồn tồn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta,
khơng phụ thuộc vào bất kỳ ai khác?.
A.Chính chúng ta lựa chọn và quyết định để làm nên một tâm hồn tốt đẹp hay u ám.
B.Tâm hồn ta đẹp hay u ám phụ thuộc vào người khác.
C.Mối quan hệ giữa con người với môi trường sống.
D.Sự thích nghi.
20. Việc ni dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
A.Giúp cho môi trường tốt đẹp.
B.Hướng con người tới những giá trị tốt đẹp; tránh xa những điều tối tăm, u ám; Tâm hồn đẹp sẽ giúp
chúng ta tự tin, yêu đời; nhận ra những điều giản đơn nhưng vô cùng ý nghĩa đối với tâm hồn.
C.Giúp cho mọi người sống vui.
D.Hỗ trợ nhau trong cuộc sống.

***HẾT***

Trang 19

Năm học 2020-2021



×