Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội (áp dụng thí điểm đối với sinh viên trường CĐSP quảng trị)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.82 KB, 8 trang )

Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải
quyết vấn đề trong các tương tác xã hội (áp
dụng thí điểm đối với sinh viên trường
CĐSP Quảng Trị)


Trần Thị Thanh Huyền


Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 20
Người hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Công Khanh
Năm bảo vệ: 2013
115 tr .

Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến năng lực giải quyết vấn
đề (GQVĐ) trong các tương tác xã hội. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực GQVĐ
trong các tương tác xã hội dành cho sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn đo lường (đảm
bảo độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt và độ hiệu lực). Tiến hành áp dụng thí điểm đánh
giá độ tin cậy, độ hiệu lực của bộ công cụ đối với sinh viên trường cao đẳng sư phạm
Quảng Trị. Tìm hiểu kết quả nghiên cứu: đánh giá độ tin cậy của trắc nghiệm; đánh giá
độ khó của từng item; độ phân biệt của từng item; đánh giá độ hiệu lực của trắc
nghiệm; năng lực GQVĐ của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Quảng Trị.
Keywords.Đánh giá giáo dục; Giáo dục đại học; Tương tác xã hội; Năng lực giải
quyết vấn đề
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội có vai trò đặc biệt quan
trọng với không chỉ riêng một ai mà đối với tất cả mọi người. Bởi để tồn tại và phát
triển con người ta phải tiếp xúc, quan hệ qua lại với rất nhiều cá nhân hay nhóm người
để trao đổi về các vấn đề của công việc và cuộc sống. Vì vậy, năng lực giải quyết vấn


đề giúp con người giải quyết tốt các tình huống xảy ra đối với bản thân, giữ thăng bằng
tâm lí, thiết lập mối quan hệ xã hội và có thể thích ứng trong môi trường mới lạ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức được xem là thời cơ nhưng cũng
là thách thức rất khốc liệt không chỉ đối với quốc gia mà còn đối với mỗi cá nhân con
người. Vì vậy, để tồn tại và thích ứng tốt trong một môi trường xã hội luôn luôn biến
đổi và phát triển không ngừng đòi hỏi mỗi người phải có năng lực thật sự để hội nhập
vào cuộc sống mới với những yêu cầu mới. Trong xu thế đó, con người buộc phải
nhanh chân trong cuộc chiến giành lấy tri thức, kỹ năng bằng cách học tập thường
xuyên, học tập suốt đời để trụ vững trong vòng xoáy cuộc sống. Những ai không biết
định hướng cuộc sống, không biết tự thân vận động chắc chắn sẽ bị bỏ lại phía sau,
thậm chí bị đào thải bởi quy luật của kinh tế thị trường. Chính điều đó thúc đẩy con
người phải không ngừng hoạt động sáng tạo, phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng,
kỹ xảo và phải năng động để giải quyết tốt những vấn đề mà cuộc sống đặt ra cho bản
thân mình. Vì vậy, việc hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho người học là một
vấn đề quan trọng và cấp bách nhất của dạy học và giáo dục.
Theo công bố ngày 9/12/2011 của Trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách
thuộc trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho thấy một thực trạng
đáng buồn là 61% sinh viên ra trường phải đào tạo lại từ đầu do thiếu kĩ năng làm
việc. Còn các nhà tuyển dụng thì than phiền rất nhiều về sản phẩm đào tạo. Bởi hầu hết
cử nhân được nhận việc đều phải đào tạo lại, trong đó 92% phải đào tạo lại nghiệp vụ,
61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
Từ thực tế trên cho thấy giáo dục nước ta vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc dạy
cho người học có năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác
xã hội. Vì thế, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, yếu về thực
hành chuyên môn, không có kỹ năng mềm, không thể giải quyết được những vấn đề
của công việc cũng như của cuộc sống đặt ra.
Điều này thể hiện ở chỗ giáo dục nước ta chưa có và chưa sử dụng bộ công cụ
đánh giá năng lực giải quyết vấn đề vào trong các kỳ thi tuyển sinh, đánh giá đầu vào,
đầu ra. Chính vì thế mà giáo dục chưa tập trung vào việc dạy cho người học năng lực
giải quyết vấn đề, khiến sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Xuất phát từ những lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng bộ công cụ đánh
giá năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội” để nghiên cứu.
Thông qua đề tài này chúng tôi muốn xây dựng được một bộ công cụ đánh giá
năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội có độ tin cậy và có độ hiệu lực
đảm bảo. Để đánh giá được độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ, chúng tôi áp
dụng thí điểm đánh giá đối với sinh viên trường CĐSP Quảng Trị.
* Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm một phần nhỏ vào hệ thống lý
thuyết về việc đánh giá năng lực của người học.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Đề tài cung cấp bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong các tương
tác xã hội, từ đó làm cơ sở để các trường đánh giá thực chất năng lực của sinh viên,
hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên từ đó trường có thể đề ra những biện
pháp giáo dục, rèn luyện hình thành năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong các
tương tác xã hội cho sinh viên.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này hướng đến mục đích chính là xây dựng bộ công cụ đánh giá năng
lực GQVĐ trong các tương tác xã hội dành cho sinh viên.
Để đạt được mục đích trên, đề tài này hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định cơ sở lý luận về năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội.
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng GQVĐ trong các tương tác xã
hội.
- Áp dụng thí điểm đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của bộ công cụ đối với sinh
viên trường CĐSP Quảng Trị.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực
GQVĐ trong các tương tác xã hội và áp dụng thí điểm đối với sinh viên trường CĐSP
Quảng Trị.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội là
cơ sở để các trường đánh giá được năng lực GQVĐ của sinh viên, phát hiện được điểm
mạnh, điểm yếu. Từ đó có biện pháp giúp hình thành và rèn luyện năng lực này cho
sinh viên để họ ra trường có thể tự mình giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống cũng
như trong công việc.
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là:
- Liệu bộ công cụ đánh giá năng lực GQVĐ trong tương tác xã hội có phù hợp
với khung lý thuyết và đáp ứng các tiêu chuẩn đo lường (độ khó, độ tin cậy, độ phân
biệt và độ hiệu lực đảm bảo)?
- Năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội của SV trường CĐSP Quảng Trị
biểu hiện như thế nào? Có điểm mạnh/điểm yếu ở khâu nào?
Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:
- Bộ công cụ đánh giá năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội đáp ứng các
tiêu chuẩn đo lường (độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt và độ hiệu lực đảm bảo).
4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: 469 sinh viên trường CĐSP Quảng Trị.
Đối tượng nghiên cứu: bộ công cụ đánh giá năng lực GQVĐ trong các tương tác
xã hội.
4.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, hồi cứu tư liệu: nghiên cứu các tài liệu trong
và ngoài nước liên quan đến năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội.
- Phương pháp trắc nghiệm: xây dựng bộ trắc nghiệm đo lường năng lực GQVĐ
trong các tương tác xã hội dựa trên 2 nhóm: năng lực duy trì các quan hệ xã hội và
năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội của sinh viên.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm
trong lĩnh vực Đo lường đánh và đánh giá trong giáo dục về mô hình lý thuyết và xây
dựng công cụ đo năng lực GQVĐ trong các tương tác xã hội dành cho sinh viên;
- Phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 15.0 và Quest

để xử lý và phân tích số liệu).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1. A.G.Covaliov (1971), Tâm lí học cá nhân, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Phạm Tất Dong (1977), Năng lực,Tạp chí Nghiên cứu GD, số11
3. Vũ Dũng (2008), Từ điển điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
4. Trần Khánh Đức (2003), Quản lý nhà nước về chất lượng GD – chính sách và
các mô hình, Tạp chí giáo dục, số 67.
5. Friedrich Engels (1944), Biện chứng của tự nhiên, Các Mác và Ăngghen toàn
tập, tập 20, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.641.
6. Phạm Minh Hạc (2006) Tiềm năng - Năng lực - Nhân tài, Nghiên cứu con
người, số 24.
7. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2013), “Tiếp cận năng lực giáo dục và áp dụng vào thiết
kế học phần đánh giá giáo dục trong trường đại học”, Báo cáo hội thảo READ,
Hà Nội, tr.223-228.
8. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn (2005), Từ điển bách khoa toàn thư VN,
tập 4, Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội.
9. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong KHXH, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
10. Nguyễn Công Khanh (2001), Ứng dụng SPSS for Windows: xử lý và phân tích
dữ liệu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
11. Nguyễn Công Khanh (2013), “Một số vấn đề về năng lực và xây dựng khung
năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”, Báo cáo tại
Hội thảo READ, Hà Nội, tr 250-258.
12. Nguyễn Công Khanh – chủ nhiệm đề tài (2011), “Nghiên cứu chỉ số trí tuệ xã
hội (SQ) của sinh viên các trường ĐHSP”, đề tài cấp Bộ, mã số B2009 -17 –
176.
13. Trần Kiều, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh (2001-
2004), “Nghiên cứu sự phát triển các năng lực trí tuệ (IQ, CQ, EQ) của học
sinh, sinh viên, lao động trẻ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước”, đề tài cấp

Nhà nước, mã số KX 05 – 06.
14. Phan Thanh Long (2008), Những vấn đề chung của Giáo dục học, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
15. N.X. Laytex (1978), Năng lực trí tuệ và lứa tuổi, tập 1 , Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Kark Marx (1962,) Bản thảo Kinh tế triết học 1844, Nxb Sự thật, Hà Nội,
tr.167.
17. Dương Thu Mai (2013) “Nghiên cứu đề xuất khung kiến thức/năng lực chung
về đánh giá giáo dục và trọng tâm cho từng đối tượng liên quan”, Báo cáo hội
thảo READ, tr.100 - 222.
18. Nguyễn Văn Tiến (2011) “Tổ chức tự học môn GDH cho SV Trường Đại học
Đồng Nai theo tiếp cận năng lực thực hiện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín
chỉ”.
19. M.M Rozental (1986), Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ, Hà Nội
20. Thorndike & Haghen, Đo lường và đánh giá trong tâm lý và giáo dục, Bản dịch
của ĐHQGHN.
21. Phan Thị Hồng Vinh (2007) Phương pháp dạy học Giáo dục học, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội
22. X.Rogiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các
năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội
B. TIẾNG ANH
1. Edward C.Chang, Thomas J. D'Zurilla , Lawrence J.Sanna (2002), Social
problem solving , American Psychological Association Washington, DC
2. Hanne De Jaegher, Ezequiel Di Paolo and Shaun Gallagher, 2010, Can
social interaction constitute social cognition?
3. Kathleen Santopietro Weddel (2006), Competency based education and
content standard, Northern Colorado Literacy Resource Centre, USA
4. L.Mrowicki (1986), Project Work English Competency-Based Curriculum.
Portland, OR: Northwest Educational Cooperative.
5. PISA (2003), Problem solving for tomorrow’s world
6. PISA 2012, Assessment and Analytical Framework Mathematics, Reading,

Science, Problem Solving and Financial lIteRAcy
7. Jean-Paul Reeff, Anouk Zabal,Christine Blech, 2006, The Assessment of
Problem-Solving Competencies
8. U.S.Department of Labor, The Secretary’s Commission on Achieving
Necessary Skills – SCANS (1991), What Work Requires of Schools,
Washington, DC: U.S. Government Printing Office.
9. U.S. Department of Labor, The Secretary’s Commission on Achieving
Necessary Skills – SCANS (1992), Learning a Living: A Blueprint for High
Performance, Washington, DC: U.S. Government Printing Office
10. Yunus et. al (2006), Problem Solving Abilities of Malaysian University
Students, , International Journal of Teaching and Learning in Higher
Education.
11. R.J Rummel, Social behavior and interaction
/>vsC&pg=PA133&lpg=PA133&dq=SOCIAL+INTERACTION-
+By+R.J.+Rummel&source=bl&ots=eKaeXHDo3_&sig=Qrey3NmrYdc6th
8YodBwy-9OoUc&hl=en&sa=X&ei=eDXYUePjD-
WziQfU5ICgBQ&authuser=1#v=onepage&q=SOCIAL%20INTERACTIO
N-%20By%20R.J.%20Rummel&f=false, ngày cập nhật 22.5.2013.

×