Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

QUAN điểm của TRIẾT học mác – LÊNIN về mối QUAN hệ BIỆN CHỨNG GIỮA vật CHẤT và ý THỨC sự vận DỤNG ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN mối QUAN hệ này TRONG CUỘC SỐNG, học tập của bản THÂN SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.33 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC. SỰ VẬN DỤNG Ý NGHĨA
PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỐI QUAN HỆ NÀY TRONG CUỘC SỐNG, HỌC
TẬP CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN VÀ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở
NƯỚC TA

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thảo Nguyên
MSSV: 47.01.901.188
Mã lớp học phần: 2111POLI2001

TPHCM – 2O22


Đề 1: Quan điểm của triết học Mác –Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này
trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới ở
nước ta hiện nay.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
NỘI DUNG...................................................................................................................2
Phần I: Cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.....................2
1. Khái quát về vật chất.................................................................................................2
2. Khái quát về ý thức....................................................................................................2
3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức........................................................3
4. Ý nghĩa phương pháp luận của mối hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức...............4


Phần II: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay............................................5
1. Cơ sở để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới.................................................................5
2. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới...............................6
3. Giải quyết những mối quan hệ biện chứng trong công cuộc đổi mới.........................7
Phần III: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên.....................................8
1. Những xu hướng biến đổi ý thức của sinh viên..........................................................8
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập, rèn luyện của sinh viên...................................9
KẾT LUẬN.................................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................12


MỞ ĐẦU
Những thành tựu trong công cuộc đổi mới trong thời gian qua đã và đang tạo ra
một thế lực mới để nước ta bước vào một thời kì phát triển mới.Nhiều tiền đề cần thiết
về cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đã được tạo ra, quan hệ giữa nước ta và các
nước trên thế giới ngày càng được mở rộng. Khả năng giữ vững độc lập trong hội
nhập với cộng đồng thế giới được tăng thêm. Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp
tục phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh đời sống
xã hội
Trước tình hình đó, cùng với xu thế phát triển của thời đại, Đảng và nhà nước
cần tiếp tục tiến hành đẩy mạnh công cuộc đổi mới tồn diện đất nước, trong đó đổi
mới kinh tế đóng vai trị then chốt, giữ vai trị chủ đạo. Đồng thời đổi mới kinh tế là
một vấn đề cấp bách, bởi giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức sẽ cho phép chúng ta vận dụng vào mối quan hệ giữa kinh tế
và chính trị, giúp cho cơng cuộc đổi mới của đất nước ngày càng giàu mạnh. Đồng
thời giúp bản thân mỗi sinh viên trang bị những nền tảng kiến thức nhất định áp dụng
vào trong đời sống xã hội, trong việc học tập rèn luyện để từ đó hồn thiện bản thân,
giúp bản thân đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới và

phát triển đất nước.
Và đó là lý do em chọn đề tài: “Quan điểm của triết học Mác –Lênin về mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của mối
quan hệ này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự nghiệp đổi
mới ở nước ta hiện nay” làm chủ đề cho bài tiểu luận của mình

1


NỘI DUNG
Phần I: Cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
1. Khái quát về vật chất
Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán",
V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác” . Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay được các nhà
khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển.
Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có, khơng thể tiêu diệt được, nó tồn tại bên
ngồi và khơng lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người, vật chất là một thực tại khách
quan. Khác với quan niệm ý niệm tuyệt đối của chủ nghĩa duy tâm khách quan,
"thượng đế"của tôn giáo ...Vật chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ
lửng ở đâu đó, trái lại phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát sự vật, hiện tượng
cụ thể,và do đó các các đối tượng vật chất có thật, hiện thực đó có khả năng tác động
vào giác quan để gây ra.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
 Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức
và không lệ thuộc vào ý thức.
 Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại
cho con người cảm giác.



Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó

2. Khái quát về ý thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách
năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan.
Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ não con người thì
tự nhiên trở thành ý thức. Mặt khác, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế
giới, do nhu cầu cải tạo giới tính tự nhiên của con người quyết định và được thực hiện
thơng qua hoạt động lao động. Do đó, ý thức … là cái vật chất được đem chuyển vào
trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.
Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú. Trên cơ sở những gì đã
có, ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì
khơng có trong thực tế. Ý thức có thể dự đốn, đốn trước được tương lai, có thể tạo ra
những ảo tưởng, hoang đường, những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu tượng và
có tính khái qt cao.
2


Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý thức bao giờ
cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại. Ý thức là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã
hội nên mang bản chất xã hội.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Thứ nhất: Vật chất có vai trị quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ
khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật

chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản
phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức
lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh
quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc
người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao
động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc
là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn
ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất
nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý
thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự
tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất
nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện
cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý
nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thơng tin
này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác
động của vật chất lên bộ óc con người.
Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất
Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở
lại cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ
không bị vật chất gị bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách
quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách
quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, mơi trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức
3



có khả năng tác động lớn đến vật chất. Bản thân ý thức tự nó khơng trực tiếp thay đổi
được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những
hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai
trị của ý thức khơng phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị
cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục
tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công
cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình
Ý thức khơng thể thốt ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được
chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác
định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc
tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận
tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử..
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực
hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách
mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật
khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong q trình thực
hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức.
Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất,
quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại
các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực
tiễn, đối với hiện thực khách quan.
4. Ý nghĩa phương pháp luận của mối hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Thứ nhất, phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu
từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những
đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.
Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ
vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế
hoạch mới có thể thành cơng.Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn
cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.

Thứ hai, phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con
người.
Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải ln
chủ động, phát huy khả năng của mình và ln tìm tịi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó,
con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ

4


cuộc giữa chừng. Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường
hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.
Thứ ba, ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động
trở lại vật chất thơng qua hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ
hiện thực khách quan, cần phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy mặt tích
cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.
Thứ tư, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi
nhận thức luận. Bên ngồi lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính
sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.
Phần II: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
1. Cơ sở để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới
Thứ nhất, kinh nghiệm tiến hành đổi mới của Đảng Cộng sản Liên Xô
Kết cục của sự nghiệp cải tổ là, năm 1991 chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bị tan rã. Đây là thất bại to lớn của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, nhưng cũng để lại bài học, kinh nghiệm sâu sắc cho
những người cộng sản chân chính trong bảo vệ và kiên trì cuộc đấu tranh cách mạng
theo chủ nghĩa Mác - Lênin phải luôn trung thành và nắm vững quan điểm duy vật
biện chứng trong quá trình thực hiện đổi mới. Cần khẳng định rằng, sự sụp đổ của chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu không phải là thất bại, sai lầm
của của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, phép biện chứng duy vật nói riêng. Nhiều

học giả ở các nước tư bản chủ nghĩa còn khẳng định rằng, điều đó là minh chứng cho
thấy chủ nghĩa Mác - Lênin là đúng đắn, chỉ có những người cộng sản ở Liên Xô và
các nước Đông Âu đã khơng hiểu đúng, khơng vận dụng đúng trong q trình lãnh đạo
cách mạng.
Thứ hai, lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trước ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa và uy tín của Liên Xô lúc bấy
giờ, chúng ta đã rập khuôn theo mô hình Xơ viết vào Việt Nam một cách máy móc,
thiếu sự sáng tạo nên mặc dù cố gắng vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn
cách mạng. Đảng ta đã nhận thức được đặc điểm to lớn của Việt Nam là xuất phát
điểm quá thấp, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ lạc hậu, kinh
tế chậm phát triển, lại bị ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh nhưng trong thực tiễn xây
dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đã nơn nóng, đốt cháy giai đoạn như: đẩy quan hệ sản
xuất lên trước một bước, đẩy nhanh việc cải tạo giai cấp tư sản, đẩy mạnh hợp tác hóa
nơng nghiệp, đưa hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao một cách ồ ạt; quản lý kinh tế bằng
phương pháp tập trung, quan liêu, kế hoạch hóa, xóa bỏ thị trường, phân phối bao cấp
5


một cách tràn lan; bộ máy nhà nước quan liêu, xa rời quần chúng đã đưa đất nước rơi
vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, lạm phát kéo dài, sản xuất đình
trệ, đất nước bị bao vây, cấm vận về kinh tế, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lịng
tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa bị suy giảm nghiêm trọng. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu
cấp bách là phải tiến hành cải cách, đổi mới trong quản lý kinh tế - xã hội.
Trước tình hình đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã đề ra chủ trương
đổi mới một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: Đảng phải luôn xuất
phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức
và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Dưới góc độ duy vật biện chứng có thể nhận thấy đổi mới là một tất yếu lịch sử
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, là một chiến lược cách mạng,
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nước ta đi vào đúng quỹ đạo, theo đúng quy

luật khách quan của lịch sử.
2. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới
Về lý luận: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Bởi vì, chủ nghĩa Mác - Lênin là một học
thuyết khoa học và cách mạng; chỉ ra quy luật vận động và phát triển của xã hội loài
người tất yếu sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; vạch ra đường lối đúng
đắn cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới đứng lên làm cách mạng để
giải phóng cho mình và cho cả nhân loại thốt khỏi áp bức bóc lột.
Về thực tiễn: sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
trên thực tế chỉ là sự sụp đổ của một mơ hình xã hội chủ nghĩa hiện thực dẫn tới hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới bị tan rã chỉ là nhất thời, vì xu thế tất yếu
của lịch sử nhân loại vẫn đang hướng tới một xã hội văn minh, tiến bộ hơn mà ở đó
con người được giải phóng một cách triệt để, tự do phát triển một cách toàn diện.
Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn diễn ra gay gắt. Mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc và các nước thuộc địa trước đây đã chuyển thành mâu
thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển và giữa các nước đế
quốc, các tập đồn tư bản độc quyền, các cơng ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản
lớn vẫn đang diễn ra gay gắt vì mục tiêu lợi nhuận. Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động
ở trong từng quốc gia và trên phạm vi quốc tế đang ngày càng được mở rộng, thành
cuộc đấu tranh rộng rãi của các tầng lớp nhân dân chống lại giai cấp tư sản vì chủ
nghĩa tư bản hiện đại có hiệu suất bóc lột giá trị thặng dư rất cao, với sự hỗ trợ đắc lực
của khoa học cơng nghệ thì máy móc tự động hóa đang dần thay thế lao động chân tay
làm cho nhân công ngày càng dư thừa, thất nghiệp làm cho xã hội ngày càng có sự

6


phân cực rõ rệt, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng tăng. Tất cả những đặc điểm mới
của chủ nghĩa tư bản hiện đại không hề làm mất đi bản chất bóc lột, bất cơng.
Vì vậy, Đảng ta đã nhận định: Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, lồi người nhất

định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội và Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30
năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và
xu thế phát triển của lịch sử.
3. Giải quyết những mối quan hệ biện chứng trong công cuộc đổi mới
Tổng kết 30 năm qua đổi mới, Đảng ta đã nhận thức và giải quyết 8 mối quan hệ
lớn, đó là: quan hệ đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị; quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ
giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến
bộ và cơng bằng xã hội; quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa; quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; quan hệ giữa Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Điều đó cho thấy, trên cơ sở vận dụng
phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam, Đảng ta đã bước đầu xác định được mối quan hệ hữu cơ, mối liên hệ nội tại giữa
tám mối quan hệ lớn, đáp ứng yêu cầu của phát triển đất nước với sự chi phối và thúc
đẩy lẫn nhau giữa các quan hệ. Trong từng mối quan hệ đều có hai mặt thống nhất và
mâu thuẫn. Các mối quan hệ không chỉ tác động, chi phối lẫn nhau theo tương tác
nhân - quả, mà còn thâm nhập, giao thoa, quy định lẫn nhau. Điều quan trọng trong
nhận thức các mối quan hệ là ở chỗ, tất cả các quan hệ đều thống nhất ở mục tiêu phát
triển, đều tất yếu thông qua đổi mới, đều phục vụ cho lợi ích cao nhất: phát triển đất
nước, vì lợi ích của nhân dân và của dân tộc.
Từ nhận thức về 8 mối quan hệ lớn và mối liên hệ hữu cơ giữa chúng, Đảng ta
xác định rõ mục tiêu của giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay là: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn
hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng
yếu, thường xuyên. Điều đó giúp cho chúng ta thấy rõ: Đổi mới mang tầm vóc và ý
nghĩa cách mạng, là q trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách
mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Thực tiễn của hơn 30 năm đổi mới
cho thấy, việc vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin

vào giải quyết những vấn đề mâu thuẫn nội tại nảy sinh trong quá trình đổi mới là
hồn tồn phù hợp. Trên quan điểm duy vật biện chứng để tổng kết, đánh giá Đảng ta
đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm quan trọng làm tiền đề, từ đó xác định phương hướng
7


cho chặng đường tiếp theo của sự nghiệp đổi mới, đó là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư
duy vận dụng sáng tạo, phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tăng cường tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận, dự báo chính xác và kịp thời có chủ trương, chính sách xử lý hiệu
quả những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn
phản ánh quy luật đổi mới và phát triển ở nước ta.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
cách mạng đặt ra vừa là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật. Để triển khai một
cách hiệu quả, đòi hỏi các thế hệ cách mạng hiện nay phải nắm được bản chất của
phép biện chứng duy vật, khơng ngừng học tập và rèn luyện mới có thể vận dụng một
cách đúng đắn phương pháp biện chứng duy vật vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
đang đặt ra mà không rơi vào ngụy biện, chiết trung để thực hiện thắng lợi mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
Phần III: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên
Trong xã hội ngày nay, tầng lớp sinh viên ngày càng trở lên quan trọng với cuộc
sống. Họ xuất thân từ mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội và cùng học tập trong mơi
trường đại học. Đây Có thể coi là bộ phận ưu tú của thanh niên nói chung vì họ đã
được sàng lọc qua các kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Trong môi trường đại học lực lượng
này được tập hợp có tổ chức, có quản lý chặt chẽ của nhà trường và các tổ chức đoàn
thể như hội sinh viên, đồn thanh niên, do đó dễ dàng thống nhất hành động theo
những mục tiêu chung. Hơn nữa sinh viên là lớp người có khả năng tiếp thu những cái

mới, nhạy cảm với những biến động của tình hình kinh tế xã hội. Cuộc sống ở mơi
trường đại học nảy sinh ở sinh viên những nhu cầu như tìm hiểu, mở rộng kiến thức,
nhu cầu tự học, tự đào tạo, ... ngày càng phát triển theo định hướng nghề nghiệp trong
quá trình học.
1. Những xu hướng biến đổi ý thức của sinh viên
Về cơ sở lý thuyết, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định
của vật chất với ý thức đồng thời vạch rõ sự tác động ngược trở lại vô cùng quan trọng
của ý thức đối với vật chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, Song sau khi ra
đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên tác động ngược trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Nói tới vai trị của ý thức là nói tới vai trị của con
người vì ý thức là ý thức của con người. Bản thân ý thức khơng thể thay đổi được gì
trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại hiện thực phải bằng lực lượng vật chất,
8


nghĩa là phải được con người hoạt động trong thực tế. Điều này cho thấy ý thức có vai
trị quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Thực tế cho thấy ý thức của sinh
viên thường biến đổi theo 2 xu hướng:
Xu hướng tích cực: khi đứng trước những mâu thuẫn hay khó khăn, bằng sự
thơng minh, sáng tạo và nghị lực, nhiều sinh viên biết tận dụng mọi cơ hội, mọi khả
năng để vượt qua những thử thách của cuộc sống sinh viên. Họ đi từ thành công trong
học tập đến những thành công trong nghiên cứu khoa học, trong hoạt động đoàn thể,...
Người Việt ta cũng có tiếng là thơng minh, hiếu học. Nền giáo dục Việt Nam ta mặc
dù gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất trước, trong và sau chiến tranh, đã
đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Ta đã đào tạo được một đội ngũ nghiên cứu
khoa học khá và cống hiến quan trọng cho cộng đồng khoa học quốc tế có thể nói sinh
viên Việt Nam khá thơng minh, sáng tạo, có khả năng tiếp nhận tri thức khá tốt.
Xu hướng tiêu cực: những sinh viên này biểu hiện thái độ thờ ơ, chán nản. Họ
khơng có mục tiêu về cuộc sống, chạy theo lợi ích cá nhân, giả dối, gian lận trong thi
cử. Họ nhận được kết quả khơng tốt trong học tập, ít có các mối quan hệ xã hội.

Sinh viên thường mắc "bệnh" thụ động trong học tập, sinh viên khơng chịu tìm
tịi sách, tài liệu phụ lục cho chun mơn của mình, mặc dù trong phương pháp giảng
dạy đại học nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu đầu sách cần
thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo.
Phần lớn sinh viên Việt Nam thiếu khả năng sáng tạo. "Lười đọc…." là lời tự thú
của nhiều sinh viên thời hiện đại. số đồng đều cho rằng "có đọc" nhưng chỉ đọc một số
cuốn theo phong trào và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có
sinh viên sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện. Một số đông sinh viên ít
đọc có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng nói chung họ rất thụ động
trong việc học. Thụ động bởi sinh viên chỉ đọc giảng viên yêu cầu thuyết trình một đề
tài, viết một bài tiểu luận hoặc khi được khuyến khích bởi một người khác về một cuốn
sách hay nào đó,tức chỉ khi bị áp chế hoặc được truyền cho niềm tin thì họ mới đổ xơ
đi đọc.
Có quá nhiều sinh viên vừa học, vừa chơi và cũng có quả nhiều sinh viên quên
mọi thứ trên đời để học. Cả hai kiểu học như thể đều mang lại những kết quả tiêu cực
khác nhau. Một bên là sự hụt hẫng về kiến thức, thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị
đuổi học còn bên kia lại là sự mệt mỏi, căng thẳng, những lo âu chồng chất trong
những năm học đại học khiến sức khỏe bị suy sụp, lạc lõng với những diễn tiến xung
quanh xã hội, lạ lẫm với những điều đang tác động đến cuộc sống hàng ngày

9


2. Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập, rèn luyện của sinh viên
Hơn bao giờ hết, hiện nay xã hội đang quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói
chung và tới giáo dục sinh viên nói riêng. Vì vậy, để có thái độ sống tích cực, sinh
viên cần có tính tự giác trong học tập, tự tìm tịi nghiên cứu, sáng tạo. Sinh viên phải
có được những phương pháp để tiếp thu tri thức thời đại, rồi vận dụng những tri thức
đó vào thực tế góp phần xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh, tươi đẹp. Bên cạnh
việc học tập, sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kỹ năng

mềm. Việc phát triển bản thân sẽ giúp sinh viên có năng lực chuyên môn tốt hơn khi ra
trường, đáp ứng những yêu cầu của thị trường
Trước hết, trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta
cần phải coi trọng thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm cho căn cứ cho mọi
hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, cần phải phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy vai trị
tích cực của ý thức, vai trị tích cực của nhân tố con người. Như vậy, để đạt được thành
công trong mọi lĩnh vực, con người cần trang bị các tri thức cần thiết và xác định đúng
đắn mục tiêu, phương hướng hoạt động và tổ chức thực hiện. Cùng với nỗ lực và ý chí
mạnh mẽ của mình để đạt được mục tiêu đề ra. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
liên hệ bản thân, cá nhân tôi thấy được rằng bản thân phải ln phát huy tính năng
động sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới
khách quan. Đặc biệt cần tránh tình trạng bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ
lại.
Thứ hai, bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc
sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được
những vật chất của cuộc sống cịn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế
khách quan.
Thứ ba, phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày.
Kết cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát
triển tri thức của bản thân. Trong đào tạo sinh viên, sự tác động của giảng viên chỉ là
điều kiện cần, còn nỗ lực của bản thân sinh viên là điều kiện đủ để phát triển năng lực
tư duy cá nhân mỗi em. Chỉ khi sinh viên tự giác, chủ động tìm tịi, đam mê khám phá,
lĩnh hội tri thức, vốn sống, tư duy logic và năng lực giải quyết hiệu quả tình huống
nghề nghiệp trong thực tiễn thì sinh viên mới thực sự nâng cao trình độ và năng lực tư
duy.
Thứ tư, cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và khơng chủ quan trong mọi
tình huống. Bản thân sinh viên phải nỗ lực học tập tích lũy, phải nhận thức đầy đủ,
đúng đắn kiến thức khoa học cơ bản, phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức
10



đó vào giải quyết vấn đề hiệu quả trong học tập và trong cuộc sống, phải tự giác tu
dưỡng, rèn luyện để vững vàng về tư duy khoa học, phát triển tư duy cá nhân của bản
thân.
Thứ năm, khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh
thần, cả yếu tố khách quan và điều kiện khách quan. Bản thân mỗi sinh viên phải biết
giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, để tạo ra một hệ thống chính
sách, biện pháp và cơ chế vận hành đảm bảo sự đúng đắn của lợi ích cá nhân và lợi ích
xã hội trong q trình đi làm. Tạo ra một mơi trường cơng bằng, dân chủ, quan tâm
đến lợi ích của từng người và lợi ích của cả cộng đồng.

11


KẾT LUẬN
Công cuộc đổi mới của nước ta đã và đang diễn ra hét sức mạnh mẽ, và đạt được
những thành tựu nhất định. Điều đó tạo ra một thế lức mới thúc đẩy nước ta bước vào
thời kỳ phát triển mới. Nhiều tiền đề cần thiết về cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đã được tạo ra, quan hệ giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng được mở
rộng. Khả năng giữ vững độc lập trong hội nhập với cộng đồng thế giới được tăng
thêm. Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng
cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế và đời sống xã hội .Các nước đều có cơ hội
phát triển. Tuy nhiên, do ưu thế công nghệ và thị trường thuộc về các nước phát triển
khiến cho các nước chậm phát triển đứng trước một thách thức to lớn. Nguy cơ tụt hậu
ngày càng cao, mà điểm xuất phát của nước ta quá thấp, lại phải đi lên từ mơi trường
cạnh tranh quyết liệt.
Vì vậy mà việc nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.Vận dụng
thúc đẩy việc học và hành của sinh viên hiện nay mang một ý nghĩa vơ cùng to lớn có
ý nghĩa thực tiễn cao. Sinh viên phải có được phương pháp để tiếp thu tri thức thời đại,

rồi vận dụng thật tốt những tri thức đó vào thực tế góp phần xây dựng một xã hội ngày
càng phồn vinh, tươi đẹp.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình triết học Mác-Lênin NXB Chính trị quốc gia 2019
2. Giáo trình những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – Bộ giáo dục và đào
tạo. Nxb chính trị quốc gia.
3.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
CTQG-ST.
4.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
CTQG
5.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb
CTQG
6.Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30
năm đổi mới, Nxb CTQG
7.Sinh viên là lực lượng quan trọng trong xây dựng đất nước (Báo Tiền phong
05/01/2020 10:55)
8. Sinh viên thời 4.0 phải nghĩ khác, làm khác! (Báo thanh niên, 16:37 - 27/12/2020)
9. Đổi mới là cơng cuộc sáng tạo mang tính tất yếu (Tạp chí của Ban tuyên giáo trung
ương, Chủ Nhật, 18/7/2021)
/>
13



×