Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Mẫu 3 NHẬN xét về 5 bộ SÁCH mĩ THUẬT ( chọn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.39 KB, 7 trang )

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 4 BỘ SÁCH GIÁO KHOA MĨ THUẬT LỚP 1
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018
CỦA NXBGD VIỆT NAM

Họ và tên GV: Phạm Thị Liên
Đơn vị công tác: Trường TH Nam Dinh
Môn: Mĩ thuật
Trong 4 bộ sách: Chân trời sáng tạo
Vì sự bình đẳng trong giáo dục
Kết nối tri thức và cuộc sống
Cùng học để phát triển năng lực
Tổ chun mơn đã nghiên cứu và có ý kiến nhận xét sau:
Đề xuất lựa chọn cuốn “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”
1. Bộ sách của tác giả: Nguyễn Tấn Cường - Nguyễn Thị Nhung (đồng chủ biên)
Lương Thanh Khiết - Trần Thị Hương Ly - Hà Thị Quỳnh Nga - Phạm Văn Thuận Nguyễn Thị Tuệ Thư
* Ưu điểm:
Lý do lựa chọn:
Nội dung sách thể hiện đầy đủ, chính xác nội dung giáo dục cốt lõi và các yêu cầu
cần đạt của chương trình giáo dục phổ thơng mơn MT lớp 1 về năng lực và phẩm chất, bảo
đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nội dung sách kế
thừa, tiếp nối, phát triển và điều chỉnh từ bộ sách học MT theo định hướng phát triển năng
lực (Đan Mạch) Nội dung kiến thức bảo đảm mạch kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp
- Về hình thức: Bộ sách có hình ảnh minh họa đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng,
hài hòa; phần chữ to, rõ ràng, phù hợp với học sinh lớp 1. Hệ thống kênh chữ và kênh hình
thiết kế hiện đại, mới mẻ, phong phú, đa dạng, sắp xếp phần chữ và phần hình hợp lý, có hệ
thống, khơng gây rối mắt cho người học.
- Về nội dung:
- Cấu trúc sách giáo khoa gồm: Phần hướng dẫn sử dụng sách rất cụ thể, rõ ràng, sáng
tạo, có 5 logo biểu trưng cho các hoạt động.


1


- Phần Mục lục thể hiện rõ tên chủ đề, tên các bài học trong chủ đề và số trang cụ thể.
Phần Dụng cụ và vật liệu thể hiện rõ hình ảnh và tên các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho mơn
học.
- Phần Nội dung chính của sách thể hiện rõ mục tiêu ,tên bài học trong chủ đề đó,
Sách gồm 18 bài tương ứng với 6 chủ đề chính (35 tiết/ năm học), bài đầu tiên có 1 tiết, các
bài cịn lại có 2 tiết, việc bố trí 2 tiết 1 chủ đề rất hợp lý cho người dạy và người học, và
thuận tiện cho việc sắp xếp thời khóa biểu . Cuối sách là phần Giải thích thuật ngữ mĩ thuật,
học sinh được làm quen, tiếp cận các thuật ngữ dùng riêng cho mĩ thuật như hình, khối,
mảng, nét, chấm,...
- Nội dung sách thể hiện đầy đủ, chính xác nội dung giáo dục cốt lõi và các u cầu
cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 với môn mĩ thuật lớp 1 về năng lực và
phẩm chất, bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn của học sinh
Nội dung sách kế thừa, tiếp nối, phát triển và điều chỉnh từ bộ sách Học mĩ thuật theo định
hướng phát triển năng lực Nội dung kiến thức đảm bảo mạch kiến thức từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp.
- Cuối sách là phần giải thích thuật ngữ mĩ thuật, học sinh được làm quen, tiếp cận
các thuật ngữ dùng riêng cho Mĩ Thuật như hình, khối, nét, chấm...
* Tính phù hợp:
- Sách phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp 1. Các nội dung, các thuật ngữ,
khái niệm, định nghĩa, …..bảo đảm chính xác, khách quan, phù hợp với trình độ học sinh.
- Mỗi bài dạy trong 2 tiết nên nhẹ nhàng, phù hợp với nhận thức của HS.
- Hướng dẫn cụ thể dễ hiểu giáo viên khơng chun cũng có thể dạy được( nếu
trường thiếu Gv chuyên)
- Hạn chế:
Trong từng chủ đề chưa linh hoạt khi lựa chọn dụng cụ cần dùng, cần mở rộng, bổ sung
thêm một số dụng cụ cần dùng để phù hợp với từng địa phương.


2


* Nhận xét và lý do không chọn các bộ sách còn lại
2. Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” - Của nhóm tác giả:
Đồn Thị Mỹ Hương (Tổng chủ biên) - Trịnh Đức Minh - Bạch Ngọc Diệp (Đồng Chủ
biên) - Nguyễn Gia Bảy - Nguyễn Quỳnh Nga - Trần Thị Thu Trang
* Ưu điểm:
- Về hình thức: Hình ảnh đa dạng phong phú, thuận tiện cho học sinh quan sát.
- Về cấu trúc: Sách có 8 chủ đề, có phần giới thiệu sách và giải thích các thuật ngữ rõ
ràng. Cuối học kì, cuối năm học đều dành ra 1 tiết để trưng bày, đánh giá sản phẩm, khá hợp
lý giúp học sinh nhận ra được kết quả học tập của bản thân, của bạn bè trong học kì, trong
năm học.
* Hạn chế:
- Một số chủ đề chưa phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1, ví dụ: Chủ đề 7: Trang
phục của em; Chủ đề 8: Trường em, nội dung kiến thức các chủ đề này khá nặng, khá khó.
- Logo biểu trưng các hoạt động khơng phải là hình ảnh hay kí hiệu mà là bằng màu
sắc, sẽ gây khó khăn cho học sinh khi thực hiện theo lệnh, học sinh lớp 1 khó ghi nhớ được,
ví dụ: màu đỏ - Hoạt động khởi động, màu cam - Hoạt động khám phá, màu xanh lá - Hoạt
động luyện tập, màu xanh dương đậm - Hoạt động vận dụng; màu sắc đôi khi trong q
trình in ấn khơng được rõ ràng làm học sinh khó nhận biết.
- Tồn bộ chương trình học có 8 chủ đề, mỗi chủ đề chia làm 4 tiết, số tiết nhiều sẽ
gây nhàm chán khi học cho học sinh đồng thời cũng rất khó sắp xếp kế hoạch dạy học cũng
như thời khóa biểu.
- Các mục hoạt động trong chủ đề rất nhiều, có 16 mục, được đánh số thứ tự từ 1 đến
16 dẫn đến nội dung bài học dàn trải, không cô đọng.
- Trong mỗi chủ đề chưa đưa ra yêu cầu dụng cụ cần dùng để học sinh chuẩn bị.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể nên quá trình thực hiện giáo
viên phải nghiên cứu thêm quyển "Bản thuyết minh sách giáo khoa" dẫn đến 1 bộ sách mà
có đến 4 đầu sách.


3


- Sau mỗi tiết trong mỗi chủ đề đều có phần thực hành và phần chia sẻ đặc biệt tiết
cuối lại chia sẻ tất cả sản phẩm của chủ đề , như vậy có thể khơng thể đủ thời gian để hs
hoàn thiện sản phẩm.
- Một số bài cấu trúc liên kết chưa chặt chẽ
Ví dụ
+ CĐ 2: Vẻ đẹp thiên nhiên 4t- Tiết 1 yêu cầu vẽ bức tranh hoa, lá. Tiết 2 lại mới
hướng dẫn các bước vẽ bơng hoa.
+ CĐ 3: Ngơi nhà và hình khối quen thuộc. Mục tiêu y/c phần thực hành là vẽ, xé,
dán, nặn được ngơi nhà thì t1 phần thực hành lại là vẽ đồ vật từ hình quen thuộc, t2 xé dán
các hình cơ bản, t3 lại tiếp tục y/c vẽ, xé dán hình ngơi nhà nên sử dụng sp tiết 2 và xé thêm
thì hs nhẹ nhàng mà phù hợp hơn đặc biệt phần tìm hiểu và hình minh họa trang 24, 25 của
chủ đề này là thiếu hợp lí cịn tiết 3 làm thiếp chúc mừng thì các bước hứng dẫn ở sách lại
vẽ bình hoa chứ khơng phải làm thiệp, hồn tồn khơng hợp lí.
+ Mỗi tiết ở CĐ 8 y/c quá cao.
3.Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của nhóm tác giả:
Đinh Gia Lê (Tổng Chủ biên) - Trần Thị Biền (Chủ biên) - Phạm Duy Anh
* Ưu điểm:
- Về hình thức: Hình ảnh minh họa đẹp, phong phú, đa dạng, có đủ hệ thống kênh
chữ và kênh hình.
- Về cấu trúc: Sách có 9 chủ đề, có phần giới thiệu sách và giải thích các thuật ngữ
dùng trong sách.
* Hạn chế:
- Các chủ đề phân phối chưa phù hợp, 9 chủ đề mỗi chủ đề khơng có số tiết cụ thể, số
tiết nhiều sẽ gây nhàm chán khi học cho học sinh đồng thời cũng rất khó cho người dạy và
người học
- Logo lệnh hoạt động chưa rõ ràng như logo thể hiện và logo thảo luận. Chưa có

phần hướng dẫn học sinh cách thực hiện đề học sinh tự tìm hiểu cách thực hiện trước khi
giáo viên hướng dẫn minh họa cách thực hiện.
- Mục tiêu trong chủ đề không được thể hiện rõ trong các hoạt đơng, hoặc có thì
khơng liên quan tới nội dung
4


- Tuy nhiên có 1 số tiết trong 1 số chủ đề GV sẽ hơi khó khăn trong việc vận dụng
sáng tạo các phương pháp để đạt hiệu quả. Phần thực hành hầu như yêu cầu sử dụng màu
nước, đồ vật thật để tạo sản phẩm. Trong khi hầu hết HS khơng có màu nước và nếu có thì
HS lớp 1 cũng chưa có ý thức sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
VD: Chủ đề 4, chủ đề 6, chủ đề 9
+ Chủ đề 9: Em là học sinh lớp 1, hình ảnh minh họa khó hiểu, u cầu của phần thực
hành khó đối với học sinh.
+ Chủ đề 4. Sáng tạo từ những hình cơ bản, Hình minh họa chưa thấy rõ nội dung
chủ đề
- Sách khơng có tiết trưng bày để học sinh đánh giá quá trình học tập của học kì hoặc
năm học.
- Ngơn ngữ sử dụng bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp...Tuy nhiên cách
diễn đạt muc tiêu trong một số bài hơi khó hiểu đối với HS lớp 1. Ví dụ Chủ đề 5- Màu cơ
bản trong MT: “HS nhận biết và bước đầu có Kĩ năng liên tưởng màu cơ bản với 1 số đồ
vật trong cuộc sống; biết sử dụng màu cơ bản trong trang trí đồ vật đơn giản.”
Mục tiêu liên tưởng màu cơ bản với 1 số đồ vật trong cuộc sống nhưng hình ảnh phục vụ
cho chủ đề thì lại là các con vật, cảnh vật, hoa quả,…
- Các hình ảnh trong mỗi chủ đề chưa chú thích thứ tự từng hình dẫn đến trong q
trình tìm hiểu (hình ảnh nhiều

diễn đạt mất thời gian,học sinh mất tập trung).

- Một số hình ảnh hơi trừu tượng đối với lứa tuổi lớp 1 . VD : Chủ đề 2 trang 13; chủ

đề 3 trang 17, chủ đề 4 trang 23.
4.Bộ sách “Chân trời sáng tạo” của nhóm tác giả: Nguyễn Xuân Tiên ( Tổng chủ
biên)– Hoàng Minh Phúc ( Chủ biên)- Nguyễn Thị Hiền- Nguyễn Minh Thiên HoàngNguyễn Hồng Ngọc – Lâm Yến Như
* Ưu điểm:
- Về hình thức: Hình ảnh đa dạng, đẹp,
- Về nội dung: Nội dung các chủ đề khá phong phú và đa dạng, có 8 chủ đề, mỗi chủ
đề có từ 1 đến 4 bài làm khó cho người dạy và người học, khơng thuận tiện cho việc sắp xếp
thời khóa biểu.

5


- Nội dung kiến thức đảm bảo mạch kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp. Có tiết dành riêng cho ơn tập học kì 1, học kì 2. Có gợi ý cho học sinh chuẩn bị đồ
dùng học tập. Có phần giải thích thuật ngữ rõ ràng bằng từ ngữ kết hợp hình ảnh.
* Hạn chế:
- Tổng số tiết chỉ: 31 tiết/ năm học là chưa thật phù hợp với chương trình.
- Một số ảnh minh họa chụp cảnh thiên nhiên chưa nói rõ ở địa điểm nào.
- Số tiết 1 chủ đề nhiều dễ gây cảm giác nhàm chán với hs lớp 1.
- Hình minh họa hướng dẫn các bước thực hành không đánh số gây khó hiểu cho học
sinh lớp 1
- Phần thực hành ở 1 số bài chưa nêu rõ được họat động cá nhân và nhóm
- Hình ảnh trong mỗi chủ đề chưa chú thích thứ tự từng hình dẫn đến trong quá trình
tìm hiểu (hình ảnh nhiều diễn đạt mất thời gian,học sinh mất tập trung)
- Có nhiều chủ đề, tiết học yêu cầu cao so với độ tuổi.
Ví dụ:
- Chủ đề 3; chủ đề 7;
- Chủ đề 5 ( tiết 2 - làm tranh đất nặn)
- Chủ đề 8 ( tiết 2)


5.Bộ sách “ Cánh Diều” nhóm tác giả: Phạm Văn Tuyến (Tổng Chủ biên) Nguyễn Thị Đông (Chủ biên) - Phạm Đình Bình - Nguyễn Hải Kiên Nguyễn Minh Quang
*Ưu điểm:
- Về hình thức: Hình ảnh đa dạng, đẹp, có tính sáng tạo.
- Về nội dung: Nội dung các chủ đề khá phong phú và đa dạng, có 7 chủ đề, mỗi chủ đề có
từ 1 đến 4 bài làm khó cho người dạy và người học, khơng thuận tiện cho việc sắp xếp thời
khóa biểu. Nội dung kiến thức đảm bảo mạch kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp. Có tiết dành riêng cho ơn tập học kì 1, học kì 2. Có gợi ý cho học sinh chuẩn bị đồ
dùng học tập. Có phần giải thích thuật ngữ rõ ràng bằng từ ngữ kết hợp hình ảnh.
* Hạn chế:
- Số tiết 1 chủ đề nhiều chưa phù hợp với hs lớp 1.
- Logo các hoạt động giống nhau chưa mang tính sáng tạo.
- Phần hướng dẫn học sinh thực hiện và thực hành sáng tạo còn đang lồng ghép cùng nhau
cần phân tách để học sinh dễ hiểu lệnh.
6


- Ngoài một số chủ đề khá phù hợp vẫn có chủ đề chưa phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh như Chủ đề 7 - Bài 16: Ngơi trường em u.
- Bên cạnh đó có một số hình ảnh chưa thật phù hợp để làm rõ nội dung bài trong một số
chủ đề. Ví dụ:
- Cách tạo nét xoắn ốc từ giấy tạo sp ở bài 5 CĐ 3.
- Bài 6 – Bàn tay kì diệu hình minh họa để tìm hiểu ND bài ở phần quan sát là dựa vào bóng
bàn tay ban đêm xét thấy quá trừu tượng với hs lớp nhỏ.
- Bài 12 CĐ 6 Tạo khối cùng đất nặn – đã SD hình ảnh tạo khối từ các vật liệu sắt, nhựa, vật
liệu tìm được chứ khơng có hình ảnh được tạo ra từ đất nặn qua đó thấy phần này thiếu
trọng tâm, chưa làm rõ ND bài và y/c cần đạt được.
Việt Trung, ngày 04 tháng 3 năm 2020
GIÁO VIÊN

Phạm Thị Liên


7



×