Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ trên bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 5 trang )

Tổ 6B (Mai T. Cẩm Chung/ Lê Trà My/ Nguyễn T. Ngọc Ngà/ Lê T. Phượng/ Lê Xuân Quyến/ Ngô Văn Quỳ)
GIÁO ÁN
Bài 10: Thực hành
NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA
VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
I- Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.
- Nhận xét và giải thích được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng
núi trẻ với các mảng kiến tạo.
2. Về kĩ năng: Đọc được bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và núi trẻ.
3. Về thái độ: Cảm thông và có hành động chia sẻ thiết thực với người dân những vùng vừa trải
qua thiên tai.
II- Thiết bị dạy học:
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
III- Hoạt động dạy học:
Vào bài:
Nhật Bản được xem là xứ sở của động đất còn Inđônêsia là quê hương của núi lửa. Tại sao?
Ngoài 2 quốc gia trên, trên Trái đất còn có những nơi nào thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa nữa
không? → Vào bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính
* Hoạt động: Cả lớp/ Cá nhân
- GV nêu nhiệm vụ cần hoàn thành của giờ học
+ Xác định trên bản đồ các vành đai động đất,
núi lửa và các vùng núi trẻ.
+ Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành
đai đó.
- Phát phiếu học tập, GV gợi ý và yêu cầu HS
hoàn thành phiếu học tập.
1. Xác định các mảng kiến tạo và hướng dịch


chuyển của các mảng.
2. Xác định các vành đai động đất, núi lửa, núi
trẻ, mối quan hệ giữa chúng với các mảng kiến
tạo.
3. Giải thích sự phân bố một số vành đai động
đất, núi lửa, núi trẻ.
- Gọi 1 vài HS bất kì lên trình bày (kết hợp chỉ
bản đồ), các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung, chuẩn kiến thức.
I- Xác định các vành đai động đất, núi lửa và các
vùng núi trẻ
- Các vành đai động đất, núi lửa:
+ Vùng ven bờ Thái Bình Dương
+ Vùng núi ngầm đại dương Đại Tây Dương
+ Khu vực Địa Trung Hải
- Các dãy núi trẻ:
+ Hymalaya (châu Á)
+ Coocđie, Anđet (châu Mỹ)
+ Anpơ, Capca, Pirênê (châu Âu)
II- Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất,
núi lửa và các vùng núi trẻ
- Núi lửa thường tập trung thành các vùng lớn và
trùng với các vành đai động đất, với các miền tạo núi
hoặc trùng với những đường kiến tạo lớn của Trái
đất.
- Sự hình thành chúng liên quan với vùng tiếp xúc của
các mảng.
IV- Hoạt động củng cố:
Cho các em xem một vài hình ảnh về núi lửa, động đất và một đoạn phim về kiến tạo mảng.
V- Hoạt động nối tiếp:

Sưu tầm một số tư liệu về hoạt động động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên thế giới.
VI- Phụ lục:
Phiếu học tập
P. 1
Tổ 6B (Mai T. Cẩm Chung/ Lê Trà My/ Nguyễn T. Ngọc Ngà/ Lê T. Phượng/ Lê Xuân Quyến/ Ngô Văn Quỳ)
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 10
Học sinh: Lớp:
Thời gian hoàn thành: 20 phút
1. Dựa vào nội dung thuyết kiến tạo mảng và những kiến thức đã học, em hãy xác định và
điền tên các mảng kiến tạo lớn vào lược đồ dưới đây:
Dựa vào hình 7.3 (SGK), em hãy vẽ kí hiệu mũi tên lên lược đồ trên để mô tả hướng di chuyển
của các mảng kiến tạo.
2. Quan sát bản đồ: Các mảng kiến tạo; Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
dưới đây:
Em hãy:
a/ Xác định:
- Các vành đai động đất:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
P. 2
Tổ 6B (Mai T. Cẩm Chung/ Lê Trà My/ Nguyễn T. Ngọc Ngà/ Lê T. Phượng/ Lê Xuân Quyến/ Ngô Văn Quỳ)
- Những nơi tập trung nhiều núi lửa:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..
- Một số dãy núi trẻ trên Trái đất:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..
b/ Từ kết quả quan sát trên, nêu nhận xét:
- Mối quan hệ trong sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ.
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..
- Mối quan hệ trong sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ với ranh
giới của các mảng kiến tạo.
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
- Động đất và núi lửa thường xảy ra ở nơi các mảng xô vào nhau hay tách xa nhau?
…………………………………………………………………………………………………
- Các dãy núi trẻ thường xuất hiện ở nơi các mảng xô vào nhau hay tách xa nhau?
…………………………………………………………………………………………………
3. Dựa vào hình 7.3 kết hợp với các kiến thức đã học. Em hãy:
- Giải thích vì sao khu vực ven bờ tây Thái Bình Dương từ bán đảo Cam-sat-ca đến Nhật Bản,
Philippin, Inđônêsia hay xảy ra động đất và núi lửa
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..
- Nêu rõ nguồn gốc hình thành dãy núi ngầm khổng lồ giữa Đại Tây Dương
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
- Cho biết nguyên nhân nào tạo nên các dãy núi trẻ Himalaya, Coocđie, Anđet
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..
4. Điền vào chỗ trống cho trọn nghĩa câu nhận xét sau:
Động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường có ở ………………… của các mảng kiến tạo.
a/ Trung tâm
b/ Rìa
c/ Vùng tiếp xúc
P. 3
Tổ 6B (Mai T. Cẩm Chung/ Lê Trà My/ Nguyễn T. Ngọc Ngà/ Lê T. Phượng/ Lê Xuân Quyến/ Ngô Văn Quỳ)
Thông tin phản hồi:
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 10
1. Dựa vào nội dung thuyết kiến tạo mảng và những kiến thức đã học, em hãy xác định và
điền tên các mảng kiến tạo lớn vào lược đồ dưới đây:
Dựa vào hình 7.3 (SGK), em hãy vẽ kí hiệu mũi tên lên lược đồ trên để mô tả hướng di chuyển
của các mảng kiến tạo.
2. Quan sát bản đồ: Các mảng kiến tạo; Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ
dưới đây:
Em hãy:
a/ Xác định:
- Các vành đai động đất:
+ Vành đai quanh Thái Bình Dương
+ Khu vực Địa Trung Hải
+ Khu vực Đông Phi
P. 4
Tổ 6B (Mai T. Cẩm Chung/ Lê Trà My/ Nguyễn T. Ngọc Ngà/ Lê T. Phượng/ Lê Xuân Quyến/ Ngô Văn Quỳ)
- Những nơi tập trung nhiều núi lửa:
+ Khu vực Thái Bình Dương
+ Khu vực Đại Tây Dương
+ Khu vực Địa Trung Hải
+ Khu vực Đông Phi và Cận Đông

- Một số dãy núi trẻ trên Trái đất:
+ Anpơ, Capca, Pirênê (châu Âu)
+ Himalaya (châu Á)
+ Coocđie, Anđet (châu Mỹ)
b/ Từ kết quả quan sát trên, nêu nhận xét:
- Mối quan hệ trong sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ.
Sự phân bố động đất, núi lửa theo khu vực (thường tập trung thành một số vùng lớn) trùng với
những miền tạo núi hoặc trùng với những đường kiến tạo lớn của Trái đất.
- Mối quan hệ trong sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ với
ranh giới của các mảng kiến tạo.
Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường có ở khu vực ranh giới - nơi tiếp xúc
của các mảng kiến tạo.
- Động đất và núi lửa thường xảy ra ở nơi các mảng xô vào nhau hay tách xa nhau? Cả hai
- Các dãy núi trẻ thường xuất hiện ở nơi các mảng xô vào nhau hay tách xa nhau? Nơi các
mảng xô vào nhau. Ví dụ: Anđet (mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Mỹ), Himalaya (mảng Âu - Á
và mảng Ấn - Úc)
3. Dựa vào hình 7.3 kết hợp với các kiến thức đã học. Em hãy:
- Giải thích vì sao khu vực ven bờ tây Thái Bình Dương từ bán đảo Cam-sat-ca đến Nhật
Bản, Philippin, Inđônêsia hay xảy ra động đất và núi lửa
Nhìn trên bản đồ kiến tạo, chúng ta thấy khu vực này trùng khớp với vùng tiếp xúc giữa mảng
Âu - Á và mảng Thái Bình Dương. Mà vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn,
thường có các hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Cũng do đó mà khu
vực này được gọi là vành đai lửa Thái Bình Dương.
- Nêu rõ nguồn gốc hình thành dãy núi ngầm khổng lồ giữa Đại Tây Dương
Khi 2 mảng chuyển dịch xa nhau sinh ra một hố ngăn cách, là nơi (vùng) yếu của lớp vỏ Trái đất
và từ đó có sự xâm nhập của magma nóng chảy trong lòng Trái đất đi lên tạo thành các dãy núi ngầm ở
đáy đại dương. Dãy núi ngầm ở giữa Đại Tây Dương là kết quả của sự di chuyển xa dần nhau của mảng
Á - Âu với mảng Bắc Mỹ, giữa mảng Châu Phi với mảng Nam Mỹ.
- Cho biết nguyên nhân nào tạo nên các dãy núi trẻ Himalaya, Coocđie, Anđet
Do các mảng kiến tạo xô vào nhau

+ Himalaya: Mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ
+ Anđet: Mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Mỹ
+ Coocđie: Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ
4. Điền vào chỗ trống cho trọn nghĩa câu nhận xét sau:
Động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường có ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
a/ Trung tâm
b/ Rìa
c/ Vùng tiếp xúc
P. 5

×