Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của naa, iba, rootone và chiều dài hom đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (polyscias fruticosa l harms)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

NGUYỄN PHAN PHƯƠNG ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, IBA, ROOTONE VÀ
CHIỀU DÀI HOM ĐẾN TỈ LỆ SỐNG
CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa L. Harms)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã ngành: 60420201

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2017

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

NGUYỄN PHAN PHƯƠNG ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, IBA, ROOTONE VÀ
CHIỀU DÀI HOM ĐẾN TỈ LỆ SỐNG
CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa L. Harms)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC


Mã ngành: 60420201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 8 năm 2017

download by :


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Lê Quang Hưng

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 11 tháng 11 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS. Nguyễn Tiến Thắng
PGS. TS. Trịnh Xuân Ngọ
TS. Hà Thị Loan

TS. Bùi Văn Thế Vinh
TS. Nguyễn Thị Hai

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

download by :


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 31 tháng 8 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Phan Phương Anh

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 23/08/1993


Nơi sinh: TPHCM

Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học

MSHV: 1541880001

I- Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, IBA, ROOTONE VÀ CHIỀU DÀI HOM ĐẾN TỈ LỆ
SỐNG CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa L. Harms)
II- Nhiệm vụ và nội dung:
➢ Nhiệm vụ:
Khảo sát ảnh hưởng của NAA, IBA, Rootone đến sự ra rễ và sinh trưởng hom
đinh lăng
-

Tìm ra nồng độ tốt nhất của NAA và nồng độ tương tác NAA và chiều

dài hom đến sự ra rễ và sinh trưởng hom đinh lăng.
-

Tìm ra nồng độ tốt nhất của IBA và nồng độ tương tác IBA và chiều

dài hom đến sự ra rễ và sinh trưởng hom đinh lăng.
-

Tìm ra nồng độ tốt nhất của Rootone và nồng độ tương tác Rootone và

chiều dài hom đến sự ra rễ và sinh trưởng hom đinh lăng.
➢ Nội dung:

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng nồng độ NAA và chiều dài hom đến sự ra rễ và sinh
trưởng cây đinh lăng.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng nồng độ IBA và chiều dài hom đến sự ra rễ và sinh
trưởng cây đinh lăng.

download by :


Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng nồng độ Rootone và chiều dài hom đến sự ra rễ và
sinh trưởng cây đinh lăng.
Các thí nghiệm được thực hiện tại vườm ươm lưới, Quận Bình Thạnh, Thành
phố Hồ Chí Minh
Vật liệu thí nghiệm
- Cây đinh lăng được lấy từ vườn trồng của công ty T Medicine được 3 năm
tuổi, cắt bỏ lá, cắt hom với chiều dài 10, 15, 20 cm, đường kính 20 mm, giâm hom
cách hom 10 cm, xử lý thuốc Viben C – 5SC trước khi giâm.
- Môi trường giâm hom sử dụng là tro trấu.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Lê Quang Hưng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

download by :


i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

download by :


ii

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến PGS. TS. Lê Quang Hưng, giảng
viên khoa Công nghệ sinh học – Trường Đại Học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài tiểu luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Trường Đại Học
Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, các thầy cơ trong Khoa Cơng Nghệ Sinh
Học nói riêng đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian
qua. Dưới sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cơ đã giúp em có được một nền tảng kiến thức
và có được hành trang để vững bước trên con đường tương lai, truyền đạt nhiều kinh
nghiệm cũng như cho chúng em nhiều ý kiến, kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập.
Em xin chân thành cảm ơn
Nguyễn Phan Phương Anh

download by :



iii

TÓM TẮT
ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, IBA, ROOTONE VÀ CHIỀU DÀI HOM ĐẾN TỈ
LỆ SỐNG CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa L. Harms)
Nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 được bố trí theo kiểu lơ sọc khối hồn tồn
ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Lô sọc đứng là NAA (0, 100, 200, 400 ppm). Lô sọc ngang là
chiều dài hom (10, 15, 20 cm). Kết quả cho thấy sau 90 ngày tỉ lệ sống cao nhất 90% ở
tổ hợp NAA 0 ppm và dài hom 20 cm cho tỉ suất lợi nhuận cao nhất là 10,74.
Thí nghiệm 2 được bố trí theo kiểu lơ sọc khối hồn tồn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Lô
sọc đứng là IBA (0, 100, 200, 400 ppm). Lô sọc ngang là chiều dài hom (10, 15, 20 cm).
Kết quả cho thấy sau 90 ngày tỉ lệ sống cao nhất 91,11% ở 2 tổ hợp IBA 100 ppm - dài
hom 15 cm và IBA 200 ppm - dài hom 15 cm với P (dài hom*IBA) < 0,05. Do giá thành
cao của IBA, tổ hợp IBA 0 ppm và dài hom 20 cm có tỉ suất lợi nhuận cao nhất là 10,45.
Thí nghiệm 3 được bố trí theo kiểu lơ sọc khối hồn tồn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Lô
sọc đứng là Rootone (0, 10, 15, 20 ml/ 4 L nước). Lô sọc ngang là chiều dài hom (10,
15, 20 cm). Kết quả cho thấy sau 90 ngày tổ hợp Rootone 15 ml/ 4 L nước và dài hom
15 cm có tỉ lệ sống cao nhất là 95,56% với P (dài hom*Rootone) < 0,05 và tỉ suất lợi
nhuận cao nhất là 11,58.

download by :


iv

ABSTRACT
EFFECTS OF NAA, IBA, ROOTONE AND CUTTING LENGTH ON
SUCCESS PERCENTAGE OF Polyscias fruticosa L. Harms.

The study included three experiments. The first experiment was carried out as strip plot
in RCBD, three replications with vertical strip of NAA (0, 100, 200, 400 ppm) and
horizontal strip of cutting length (10, 15, 20 cm). The results showed that after 90 days,
success percentage was highest of 90% with the combination of NAA 0 ppm and cutting
length of 20 cm with highest benefit/cost ratio of 10.74.
The second experiment was carried out as strip plot in RCBD, three replications with
vertical strip of IBA (0, 100, 200, 400 ppm) and horizontal strip of cutting length (10,
15, 20 cm). The results showed that after 90 days, success percentage was highest of
91.11% for both combination of IBA 100 ppm - cutting length of 15 cm and IBA 200
ppm - cutting length of 15 cm with P (cutting length*IBA) < 0.05. Due to high cost of
IBA, the combination of IBA 0 ppm and cutting length of 20 cm got highest benefit/cost
ratio of 10.45.
The third experiment was carried out as strip plot in RCBD, three replications with
vertical strip of Rootone (0, 10, 15, 20 ml/4 litres of water) and horizontal strip of cutting
length (10, 15, 20 cm). The results showed that after 90 days, success percentage was
highest of 95.56% with the combination of Rootone 15 ml/ 4 litres of water and cutting
length of 15 cm with P(cutting length*Rootone) < 0.05 and highest benefit/cost ratio of
11.58.

download by :


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. ii
TÓM TẮT................................................................................................................... iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Đặt vấn đề .................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................2
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................4
1.1. Cây đinh lăng và giá trị cây đinh lăng trong ngành dược ..............................4
1.1.1.

Cây đinh lăng...............................................................................................4

1.1.2.

Phân loại ......................................................................................................4

1.1.3.

Giá trị cây đinh lăng ....................................................................................9

1.2. Các nghiên cứu về đinh lăng trong và ngoài nước.......................................14
1.2.1.

Các nghiên cứu về tác dụng dược lý trong cây Đinh Lăng (Polyscias

fruticosa L. Harms) .................................................................................................14
1.2.2

Nghiên cứu về phương pháp nhân giống cây Đinh lăng (Polyscias


fruticosa L.Harms) ..................................................................................................16
1.2.3.

Cơ sở sinh lý của giâm hom ......................................................................18

1.2.4.

Quy trình kỹ thuật nhân giống đinh lăng (Viện nghiên cứu và phát triển

lâm nghiệp, 2015) ...................................................................................................21
1.2.5.

Các vật liệu hữu cơ được sử dụng làm giá thể (Trần Văn Tuyến, 2014) .24

1.3. Chất điều hòa sinh trưởng (plant growth regulator) ....................................25
1.3.1.

Chất điều hòa sinh trưởng NAA ...............................................................26

download by :


vi

1.3.2.

Chất điều hòa sinh trưởng IBA .................................................................28

1.3.3.


Chất điều hòa sinh trưởng Rootone thị trường .........................................29

1.3.4.

Chất điều hòa sinh trưởng trong phương pháp giâm hom ........................29

CHƯƠNG 2 ................................................................................................................32
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ ....................................................................................32
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................32
2.1. Mục tiêu của đề tài........................................................................................32
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................33
2.4. Địa điểm, thời gian và điều kiện ngoại cảnh ................................................35
2.4.1. Địa điểm thí nghiệm .....................................................................................35
2.4.2. Thời gian tiến hành thí nghiệm: ...................................................................35
2.4.3. Điều kiện ngoại cảnh ....................................................................................35
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................37
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................37
3.1.

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng nồng độ NAA và chiều dài hom đến sự ra rễ

và sinh trưởng cây đinh lăng. .................................................................................37
3.2.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng nồng độ IBA và chiều dài hom đến sự ra rễ và

sinh trưởng cây đinh lăng. ......................................................................................56
3.3.


Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng nồng độ Rootone và chiều dài hom đến sự ra

rễ và sinh trưởng cây đinh lăng. .............................................................................74
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................94
KẾT LUẬN ................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................96
PHỤ LỤC

download by :


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NAA: Naphthalene Acetic Acid
IBA: Indol Butyric Acid
IAA: Indol Acetic Acid
2,4 D: 2,4-Diclorophenoxy acetic Acid
SAS: Statistical Analysis Systems
ANOVA: Analysis of Variance, phân tích phương sai
LSD: Least Significant Different, khác biệt có nghĩa nhỏ nhất
P: probability, xác suất
TB: trung bình
L: lít
ppm: part per million, một phần triệu
đ: đồng

download by :



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Điều kiện khí hậu ........................................................................................36
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của nồng độ NAA và chiều dài hom đến tỉ lệ sống (%) của
hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày....................................................................38
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ NAA và chiều dài hom đến số chồi của hom
đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ............................................................................39
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ NAA và chiều dài hom đến chiều cao chồi (cm)
của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày .............................................................42
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của nồng độ NAA và chiều dài hom đến đường kính chồi
(cm) của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ....................................................44
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của nồng độ NAA và chiều dài hom đến số lá của hom đinh
lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ....................................................................................46
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của nồng độ NAA và chiều dài hom đến chiều dài lá (cm) của
hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày....................................................................48
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ NAA và chiều dài hom đến chiều rộng lá (cm)
của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày .............................................................50
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ NAA và chiều dài hom đến số rễ, chiều dài rễ
(cm), ngày ra rễ đầu tiên của hom đinh lăng sau giâm 90 ngày ................................52
Bảng 3.9 Chi phí hom của thí nghiệm ảnh hưởng nồng độ NAA và chiều dài hom
đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (đ) ..................................................................................54
Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng nồng độ NAA và chiều dài
hom đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (đ) ..........................................................................55
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nồng độ IBA và chiều dài hom đến tỉ lệ sống (%) của
hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày....................................................................57
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của nồng độ IBA và chiều dài hom đến số chồi của hom
đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ............................................................................58
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của nồng độ IBA và chiều dài hom đến chiều cao chồi (cm)
của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày .............................................................61


download by :


ix

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của nồng độ IBA và chiều dài hom đến đường kính chồi
(cm) của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ....................................................63
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của nồng độ IBA và chiều dài hom đến số lá của hom đinh
lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ....................................................................................65
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của nồng độ IBA và chiều dài hom đến chiều dài lá (cm) của
hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày....................................................................67
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của nồng độ IBA và chiều dài hom đến chiều rộng lá (cm)
của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày .............................................................69
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của nồng độ IBA và chiều dài hom đến số rễ, chiều dài rễ
(cm), ngày ra rễ đầu tiên của hom đinh lăng sau giâm 90 ngày ................................71
Bảng 3.19 Chi phí 90 hom của thí nghiệm ảnh hưởng nồng độ IBA và chiều dài
hom đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (đ) ..........................................................................72
Bảng 3.20 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng nồng độ IBA và chiều dài
hom đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (đ) ..........................................................................73
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của nồng độ Rootone và chiều dài hom đến tỉ lệ ra chồi (%)
của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày .............................................................75
Bảng 3.22 Ảnh hưởng của nồng độ Rootone và chiều dài hom đến số chồi của hom
đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ............................................................................76
Bảng 3.23 Ảnh hưởng của nồng độ Rootone và chiều dài hom đến chiều cao chồi
(cm) của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ....................................................79
Bảng 3.24 Ảnh hưởng của nồng độ Rootone và chiều dài hom đến đường kính chồi
(cm) của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ....................................................81
Bảng 3.25 Ảnh hưởng của nồng độ Rootone và chiều dài hom đến số lá của hom
đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ............................................................................83

Bảng 3.26 Ảnh hưởng của nồng độ Rootone và chiều dài hom đến chiều dài lá (cm)
của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày .............................................................85
Bảng 3.27 Ảnh hưởng của nồng độ Rootone và chiều dài hom đến chiều rộng lá
(cm) của hom đinh lăng sau giâm 30 đến 90 ngày ....................................................87

download by :


x

Bảng 3.28 Ảnh hưởng của nồng độ Rootone và chiều dài hom đến số rễ, chiều dài
rễ (cm), ngày ra rễ đầu tiên của hom đinh lăng sau giâm 90 ngày ............................89
Bảng 3.29 Chi phí 90 hom của thí nghiệm ảnh hưởng nồng độ Rootone và chiều dài
hom đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (đ) ..........................................................................91
Bảng 3.30 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ảnh hưởng nồng độ Rootone và chiều
dài hom đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (đ) ....................................................................92

download by :


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cây đinh lăng lá nhỏ (internet) ....................................................................5
Hình 1.2: Cây đinh lăng đĩa (internet) .........................................................................6
Hình 1.3: Cây đinh lăng lá răng (internet) ...................................................................7
Hình 1.4: Cây đinh lăng viền bạc (internet).................................................................8
Hình 1.5: Cây đinh lăng lá trịn (internet) ....................................................................9
Hình 2.6: Sản phẩm Cebraton của Traphaco (internet) .............................................12
Hình 2.7: Sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não của Medisun (internet) .........................13

Hình 3.1: Tỉ lệ sống % (ra chồi) của đinh lăng do ảnh hưởng của nồng độ NAA và
chiều dài hom sau 90 ngày giâm ................................................................................40
Hình 3.2: Tỉ lệ sống % (ra chồi) của đinh lăng do ảnh hưởng của nồng độ IBA và
chiều dài hom sau 90 ngày giâm ................................................................................59
Hình 3.3: Tỉ lệ sống % (ra chồi) của đinh lăng do ảnh hưởng của nồng độ Rootone
và chiều dài hom sau 90 ngày giâm ...........................................................................77

download by :


1

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Do đó dần dần có nhận
thức phân biệt được vị nào ăn được vị nào có độc. Kinh nghiệm dần dần tích lũy,
khơng những giúp cho con người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn
mà còn biết dùng làm thuốc chữa bệnh (Đỗ Tất Lợi, 1995).
Cây đinh lăng lá nhỏ hay cây gỏi cá, nam dương sâm (Polyscias fruticosa L.
Harms, đồng nghĩa: Panax fruticosum, Panax fruticosus) là một loài cây nhỏ thuộc
chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) vừa là cây cảnh trong nghệ
thuật bonsai, vừa là loại dược liệu quý sử dụng nhiều trong y học dân gian Việt Nam
và Trung Quốc.
Đinh lăng là loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Ở nước ta, đinh
lăng có từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện
để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng
như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá. Theo y học cổ truyền, rễ cây có
vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thơng huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh
lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu,
kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc với

nhiều công dụng và bài thuốc khác nhau.
Từ kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, cây đinh lăng đã được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu bài bản về tính ưu việt trên nhiều góc độ khác nhau trong nhiều năm.
Theo nghiên cứu của Ngô Ứng Long và cộng sự thuộc học viện Quân y, cây
đinh lăng cùng họ với nhân sâm. Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin giống như
sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể và những acid
amin không thể thay thế được như lyzin, cystein, methionin.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược
liệu TP HCM cũng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tác dụng của
cây đinh lăng trong suốt 7 năm (2000-2007). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương

download by :


2

đã chỉ ra đinh lăng có các tác dụng dược lý tương tự như sâm nhưng giá thành lại rẻ
hơn và dễ trồng hơn sâm. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả, cây có tác dụng tăng
thể lực, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa,
bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.
Qua các kết quả nghiên cứu trên, với những tác dụng quý của mình, đinh lăng
được gợi ý cho các đối tượng như dùng cho lực lượng vũ trang với tác dụng tăng lực,
tăng khả năng làm việc, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể; dùng cho vận động viên
thể thao để tăng độ dẻo dai, tăng sức bền, tăng thành tích thi đấu. Bên cạnh đó, đinh
lăng còn dùng cho phi hành gia trong thời gian rèn luyện để tăng sinh thích nghi, tăng
sức chịu đựng của cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm sự mệt mỏi trong điều kiện môi
trường bất lợi. Đinh lăng là sâm quý của người Việt bởi các tác dụng dược lý trên cơ
thể cũng như tính an tồn cho bệnh nhân sử dụng.
Tính cấp thiết của đề tài
Việc thu mua cây đinh lăng của Trung Quốc ở một số vùng nông thôn của Việt

Nam rất phổ biến. Mặt khác, hiện nay ở Việt Nam chưa có một vùng nào chuyên
trồng cây đinh lăng. Người dân chỉ trồng nhỏ lẻ nên việc thu mua này khơng rầm rộ
mà chỉ tận thu, chính điều này làm cho nguồn đinh lăng ngày càng cạn kiệt, khơng
thể tái sinh trong khi đó nhu cầu đinh lăng trong nước và thế giới ngày càng gia tăng.
Do vậy, cùng với việc bảo tồn nguồn đinh lăng hiện tại thì việc trồng mới là điều cấp
bách phải đặt ra.
Do giá trị y học to lớn và tính phổ biến của cây đinh lăng lá nhỏ- cây thuốc
quý dễ tìm hay ta có thể gọi nó là “cây sâm của mọi nhà”, mỗi gia đình nên trồng
trong vườn cây thuốc này để sử dụng. Xí nghiệp dược phẩm nước ta nên đầu tư kinh
phí để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất các chế phẩm sâm đinh lăng (dịch chiết rễ, bột
rễ...) cung cấp cho thị trường nội địa và có thể xuất khẩu ra nước ngồi. (Ngơ Ứng
Long,1977), (Phạm Thị Tố Liên, Võ Thị Bạch Mai, 2007).

download by :


3

Hiện nay, việc sản xuất đinh lăng chưa thành công trên diện rộng là do chưa
có nhiều nghiên cứu tồn diện về cây đinh lăng như: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu
hái, bảo quản, chế biến, nhất là kỹ thuật nhân giống.
Việt Nam có tiềm năng cây dược liệu lớn nhưng chưa được phát huy. Ngược
lại, tài nguyên cây thuốc đã bị xói mịn, nhiều lồi đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng do hai nguyên nhân chủ yếu là do q trình khai thác q mức, diện tích thu
hẹp và điều kiện sinh thái không phù hợp. Về phương diện quản lý chưa có chính
sách vĩ mơ để bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quí này.
Từ những yêu cầu của thực tế, để sản xuất với quy mô lớn ngồi đồng ruộng
cần có phương pháp nhân giống có số lượng lớn cây giống tốt, đồng đều và chất lượng
có hiệu quả vào sản xuất nên tơi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của NAA, IBA, Rootone
và chiều dài hom đến tỉ lệ sống cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L. Harms)”


download by :


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Cây đinh lăng và giá trị cây đinh lăng trong ngành dược

1.1.1. Cây đinh lăng
Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L. Harms họ Nhân sâm –
Araliaceae. Cây đinh lăng dân gian còn gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm.
Đặc điểm của cây đinh lăng:
-

Loại cây nhỏ thân nhẵn khơng có gai, cao 0,8-1 m.

-

Lá kép 3 lằn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ.

-

Lá chót có cuống lá dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa khơng đều.

-


Lá có mùi thơm.

-

Hoa đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám mọc thành cụm hình khuy
ngắn, gồm nhiều tán, quả dẹt màu trắng bạc.

-

Đinh lăng là cây được trồng phổ biến khắp nước ta.

1.1.2. Phân loại
Dựa vào đặc điểm hình thái bên ngồi thì hiện nay cây đinh lăng được phân
làm 6 loại (internet)
a. Cây đinh lăng lá nhỏ
Cây đinh lăng lá nhỏ (hay còn gọi là cây đinh lăng nếp) là giống cây đinh lăng
phổ biến nhất hiện nay và thường được bà con sử dụng các bộ phận khác nhau trên
cây để chữa bệnh.
Cây đinh lăng lá nhỏ thường có thân cây nhẵn, cây khơng có gai, chiều cao
cây thấp chỉ khoảng 0,8 đến 1,5m. Trong điều kiện chăm sóc tốt thì có thể cao đến
2m. Hình dáng cây khá thẳng, lá cây nhỏ và có hình cái lơng chim rẽ làm ba, lá thường
dài từ 20 đến 40 cm. Đầu nhọn nhưng khơng có lá kèm.

download by :


5

Hình 1.1: Cây đinh lăng lá nhỏ (internet)

Cây đinh lăng lá nhỏ thường được sử dụng là loài cây thuốc quý có thể chữa
trị các bệnh ho lâu năm, tê thấp, đau nhức xương, yếu sinh lý. Dùng để hồi phục suy
nhược cơ thể hay sử dụng cho phụ nữ sau khi sinh rất tốt. Ngồi ra phơi khơ lá đinh
lăng rồi lót trong gối cho trẻ em cịn phịng được co giật cho các bé. Tùy vào mục
đích sử dụng bạn sẽ sử dụng chọn lựa các bộ phận của cây với liều lượng thích hợp.
b. Cây đinh lăng đĩa
Cây đinh lăng đĩa mọc theo dạng thân bụi thường xuất hiện ở quần đảo Tây
nam Thái Bình Dương, bao gồm cả Đông Nam Á. Cây đinh lăng này thường có hình
dáng rất to, thân cây to với lá hơi trịn. Lá thường mỏng và có đường xẻ răng cưa phía
bên ngồi. Lá thường có màu xanh nhạt và rìa lá thường chuyển sang màu bạc khi lá
đã già. Loài cây thường rất ít thấy và khơng được dùng làm thuốc.

download by :


6

Hình 1.2: Cây đinh lăng đĩa (internet)
c. Cây đinh lăng lá răng
Cây đinh lăng lá răng thường khá nhỏ với thân cây nhẵn, lá có hình trịn có xẻ
răng cưa ở phía đầu ngồi. Mặt lá trơn bóng có màu xanh đậm. Vì dạng thân cây nhỏ
và có lá đẹp nên loài cây đinh lăng này thường chỉ được sử dụng để làm cây cảnh
trong nhà chứ khơng có tác dụng chữa bệnh.

download by :


7

Hình 1.3: Cây đinh lăng lá răng (internet)

d. Cây đinh lăng viền bạc
Loại cây đinh lăng này cũng có thân khá nhỏ, lá mỏng và thường xẻ giữa. Lá
màu xanh đậm với các viền bạc bên ngoài rất đẹp. Dáng cây đẹp nên thường được
trồng trang trí ở dưới các gốc cây đinh lăng bon sai. Cây đinh lăng này cũng khơng
có tác dụng chữa bệnh mà chỉ sử dụng để làm cảnh.

download by :


8

Hình 1.4: Cây đinh lăng viền bạc (internet)
e. Cây đinh lăng lá to
Thân cây cũng khá nhỏ những phần lá của cây rất to, lá mỏng và có màu xanh
đậm khơng có những viền bạc bao bên ngồi. Củ của cây đinh lăng lá to thường bị
nhầm lẫn với củ của cây đinh lăng lá nhỏ nên cần chú ý vì lồi cây này khơng có tác
dụng chữa bệnh.
f. Cây đinh lăng lá trịn
Cây đinh lăng lá trịn có thân cây nhỏ, lá thường rất to và trịn, chỉ có một
đường xẻ ở giữa lá. Bề mặt lá nhẵn bóng có màu xanh đậm nên rất đẹp. Cây đinh lăng
lá tròn cũng chỉ được dùng làm cây cảnh trong nhà nên khơng có tác dụng chữa bệnh.

download by :


9

Hình 1.5: Cây đinh lăng lá trịn (internet)
1.1.3. Giá trị cây đinh lăng
a. Giá trị dược liệu

Đinh lăng là loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Ở nước ta, đinh
lăng có từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện
để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng
như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá. Theo y học cổ truyền, rễ cây có
vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thơng huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh
lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu,
kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc với
nhiều công dụng và bài thuốc khác nhau.
Từ kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, cây đinh lăng đã được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu bài bản về tính ưu việt trên nhiều góc độ khác nhau trong nhiều năm.

download by :


×