TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======
MAI HỒNG NHUNG
ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
HÀ NỘI - 2019
download by :
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======
MAI HỒNG NHUNG
ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. TRẦN THỊ CHIÊN
HÀ NỘI - 2019
download by :
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo
phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2005 đến năm 2015” em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ.
Trước tiên cho phép em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ
Trần Thị Chiên - người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm cho em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cơ trong Khoa Giáo dục Chính trị đã tạo điều kiện cho em
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Đồng thời, cho em gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú tại các cơ quan
trực thuộc tỉnh Nam Định đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln động viên,
giúp đỡ em trong q trình làm khóa luận.
Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của quý thầy, cô để
khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Mai Hồng Nhung
download by :
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận“Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển giáo
dục và đào tạo từ năm 2005 đến 2015” được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của ThS. Trần Thị Chiên. Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng cá nhân tơi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và
không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Mai Hồng Nhung
download by :
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO Ở TỈNH NAM ĐỊNH .............................................................. 7
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 17
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 23
Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 24
2.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Nam Định ............................... 24
2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định chỉ đạo phát triển giáo dục và đào
tạo từ năm 2005 đến năm 2015 .................................................................... 31
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 42
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................... 43
3.1. Một số nhận xét ..................................................................................... 43
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu................................................................. 51
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56
download by :
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
Nội dung viết tắt
CNH – HĐH
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐCSVN
Đảng Cổng Sản Việt Nam
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
download by :
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) từ lâu đã là một trong những yếu tố rất
quan trọng, cần thiết trong sự phát triển của một đất nước. Việc GD&ĐT là
điều kiện giúp quyết định xã hội của đất nước đó có ổn định hay khơng, kinh
tế có phát triển”khơng. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo đóng vai trị to lớn
đối với sự phát triển đất nước, đồng thời nó cũng lưu giữ và phát triển những
giá trị truyền thống của dân tộc hay những kho tàng tri thức của nhân
loại.Việt Nam đất nước ngàn năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền
thống hiếu học từ lâu đời. Do đó, theo chiều dài của lịch sử suốt mấy ngàn
năm dựng nước và giữ nước, qua những biến cố, giai đoạn thăng trầm của lịch
sử, giáo dục và đào tạo luôn là một lĩnh vực được đề cao và coi trọng.
Trong thời kỳ tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH)
đất nước, giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.Nhận thức
được vai trò của giáo dục và đào tạo, Đảng Cộng Sản Việt Nam ( ĐCSVN) đã
khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu.
“Nằm ở phía Đơng Nam vùng đồng bằng sơng Hồng, tại đây đang lưu
giữ và bảo tồn nhiều truyền thống văn hóa lâu đời về các phong tục, tín
ngưỡng, làng nghề, lễ hội, di tích" lịch sử… Ngồi ra Nam Định là một trong
những mảnh đất nổi danh cả nước về truyền thống hiếu học.Tại nơi này, nhân
dân đặc biệt coi trọng việc học hành, nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của mỗi
gia đình, dịng họ, làng xã.
Nối tiếp truyền thống của cha ông, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN về
phát triển giao dục và đào tạo, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã tập trung đẩy mạnh
công tác giáo dục và đào tạo. Q trình đó đã gặt hái được nhiều thành cơng,
góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những thành tựu
đó vẫn cịn một số mặt hạn chế về chương trình giáo dục, hệ thống giáo dục,
quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên… Việc nhận thức đúng và thực hiện tốt
chủ trương của Đảng về phát triển GD&ĐT vào từng địa phương sao cho phù
1
download by :
hợp với điều kiện của từng khu vực là một vấn đề quan trọng của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Đinh.
Do đó, việc nghiên cứu q trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo phát
triển GD&ĐT từ năm 2005 đến năm 2015 nhằm đánh giá đúng thành tựu và
hạn chế, đồng thời cũng rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở cho chủ trương
của Đảng cũng như Đảng bộ tỉnh Nam Định về phát triển GD&ĐT trong
những năm tiếp theo. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ
tỉnh Nam Định lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2005 đến
năm 2015” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong đời sống xã hội, GD&ĐT là lĩnh vực có vai trị quan trọng đối
với mỗi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại, là nhân tố chìa khóa, là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy, đã có nhiều học giả trong và ngồi
nước, dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau nghiên cứu về vấn đề
GD&ĐT. Có thể kể đến một số nhóm cơng trình nghiên cứu sau:
Nhóm các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam:
Tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO)
với dự án: “Nghiên cứu tổng thể về giáo dục - đào tạo. Phân tích nguồn lực
VIE 89/022” Dự án đã triển khai điều tra, nghiên cứu công phu với các
phương pháp và cách tiếp cận khoa học trên mọi bình diện của cơng tác giáo
dục và đào tạo ở Việt Nam và đã xác định được 7 vấn đề gay gắt của giáo dục
Việt Nam cần được giải quyết là: suy giảm số lượng và suy thoái chất lượng
mọi bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân; quan hệ chặt chẽ giữa giáo
dục nghề nghiệp và kỹ thuật với sản xuất và việc làm; việc giảng dạy và bố trí
mạng lưới đại học khơng thích hợp với yêu cầu xã hội, quan hệ không chặt
chẽ giữa đại học với nghiên cứu, sản xuất và việc làm; đội ngũ giáo viên có
nhiều yếu kém và khó khăn trong cơng việc; nguồn lực tài chính và cơ sở vật
chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo thiếu thốn, sử dụng không hiệu quả; hệ
thống tổ chức, quản lý, pháp chế về GD&ĐT khơng thích hợp; sự phù hợp
của giáo dục và đào tạo với xã hội chuyển đổi.
2
download by :
Dự án “Phương pháp giáo dục Vương quốc Anh giúp nâng cao khả
năng tuyển dụng cho sinh viên trong bối cảnh Việt Nam”, dự án được hỗ trợ
bởi Quỹ Hỗ trợ Hợp tác Giáo dục Đại học (HEP) của Hội đồng Anh. Mục tiêu
của Quỹ HEP là thúc đẩy và tăng cường chương trình hợp tác giữa các trường
đại học Vương quốc Anh và Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm
của Vương quốc Anh và xây dựng năng lực cho các trường đại học Việt Nam
để đạt được mục tiêu đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam.
Ngân hàng thế giới (WB) cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam
đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Lựa chọn chính sách cải cách giáo dục đào
tạo” tại Hà Nội (8/1993). Buổi hội thảo đã nghiên cứu và chỉ ra sự tác động
của các nguồn lực, các chính sách lớn đến giáo dục và đặc biệt trong đó chú
trọng đến vấn đề giáo dục của Việt Nam.
Nhóm các nhà khoa học Việt Nam bàn đến vấn đề giáo dục và đào
tạo ở Việt Nam:
Hồ Chí Minh, “ Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục”, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1990. Tác phẩm đã tập hợp các bài viết, bức thư của Chủ tịch Hồ Chí
Minh gửi học sinh, các giáo viên nhân ngày khai giảng. Tác phẩm giúp chúng
ta hiểu rõ về tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh. Người mong muốn xây
dựng một nền giáo dục độc lập và tiến bộ, nhân dân có quyền tự do học hành,
xây dựng nền GD&ĐT mang tính dân tộc, tiên tiến, hiện đại, để đưa nước nhà
“sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Võ Nguyên Giáp, “Mấy vấn đề về khoa học và giáo dục”, Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1986. Với mục tiêu xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ
nghĩa, chủ trương phát triển toàn diện con người, tư tưởng chỉ đạo mạnh mẽ,
việc, cải cách triệt để nội dung và phương pháp giáo dục đã được ông thể hiện
xuyên suốt và nổi bật trong bài nói, bài viết của mình.
Phạm Văn Đồng, Về vấn đề giáo dục đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1989.Trong tác phẩm này, Phạm Văn Đồng tiếp tục khẳng định vai
trò của giáo dục và đào tạo, với ơng giáo dục là nhân tố có tầm quan trọng
góp phần làm nên sự nghiệp của một con người và là động lực làm nên lịch
sử của mỗi dân tộc, của cả nhân loại.
3
download by :
Nhóm cơng trình nghiên cứu về Nam Định và về giáo dục và đào tạo
ở tỉnh Nam Định:
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Quản lý hoạt động dạy học ở các lớp
bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại Trường cao đẳng Sư phạm Nam Định
của tác giả Nguyễn Thị Kim Hằng (2014) đã nghiên cứu thực trạng về quản lý
giáo dục, đồng thời cũng đề xuất các phương hướng, biện pháp nhằm nâng
cao công tác quản lý giáo dục.
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu
học huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định theo hướng chuẩn hóa của tác giả
Trần Văn Nam (2015) đã nghiên cứu về vấn đề chuẩn hóa đội ngũ giáo viên
cả về chất lượng và số lượng, cơ cấu; trong đó chất lượng là trọng tâm. Đồng
thời tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu
và nhiệm vụ giáo dục trong thời đại mới.
Các cơng trình nghiên cứu về GD&ĐT ở trên, dưới các góc độ nghiên
cứu khác nhau đã làm rõ được vị trí, vai trị và thực tiễn GD&ĐT ở Việt Nam
nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng. Đây là nguồn tài liệu tham khảo cho
tác giả trong q trình nghiên cứu và viết khóa luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ chủ trương, chính sách và quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Nam Định về phát triển GD&ĐT từ năm 2005 đến năm 2015,
tác giả rút ra một số kinh nghiệm góp phần vào việc phát triển GD&ĐT ở
Nam định trong giai đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về GD&ĐT ở Nam Định.
- Phân tích, làm rõ chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định vận
dụng đường lối, chủ trương của Đảng phát triển GD&ĐT ở Nam Định từ năm
2005 đến năm 2015.
4
download by :
- Đánh giá kết quả và hạn chế của sự nghiệp phát triển GD&ĐT từ năm
2005 đến năm 2015; đúc rút một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Nam Định
trong lãnh đạo phát triển GD&ĐT.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam
Định trong phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2005 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: khóa luận tập trung nghiên cứu làm rõ chủ trương và sự
lãnh đạo phát triển GD&ĐT của Đảng bộ tỉnh Nam Định.
- Về thời gian: khóa luận nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2015. Tuy
nhiên, lịch sử là một q trình, giai đoạn sau có liên quan đến giai đoạn trước.
Vì vậy, trong phạm vi khóa luận, tác giả có đề cập đến thực trạng phát triển
GD&ĐT ở Nam Định trước năm 2005.
- Về không gian: tác giả nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam Định.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: khóa luận dựa trên lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng về GD&ĐT.
- Khóa luận sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và logic: Phương
pháp lịch sử nhằm trình bày đúng quan điểm, chính sách, sự chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh Nam Định về phát triển GD&ĐT. Phương pháp logic nhằm phân tích,
đánh giá, tổng kết kinh nghiệm của Nam Định trong quá trình lãnh đạo phát
triển GD&ĐT từ năm 2005 đến 2015.
- Ngồi ra, khóa luận cịn sử dụng một số phương pháp khác: thống
kê, tổng hợp dữ liệu, so sánh...
6. Đóng góp khoa học của khóa luận
- Bước đầu khái quát những chủ trương, chính sách, sự chỉ đạo thực
hiện của ĐCSVN và Đảng bộ tỉnh Nam Định về sự phát triển GD&ĐT.
5
download by :
- Khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, tìm hiểu về vấn đề GD&ĐT ở Nam Định, từ đó giúp Đảng bộ tỉnh Nam
Định thực hiện tốt hơn vai trò lãnh đạo của mình trong quá trình lãnh đạo thực
hiện phát triển GD&ĐT trong giai đoạn tiếp theo.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
kết cấu của khóa luận gồm 3 chương và 6 tiết.
6
download by :
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO Ở TỈNH NAM ĐỊNH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục
Trong quan điểm về giáo dục của C.Mác, C.Mác còn cho rằng, cùng với
sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phân công lao động. Sự phân công
lao động này làm cho con người ta ngày càng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
hẹp, mỗi người là một mắt khâu của quá trình sản xuất xã hội vì vậy nó sẽ dẫn
đến sự phiến diện trong phát triển con người. Do vậy, theo C.Mác: “công tác
giáo dục sẽ làm cho người trẻ tuổi… có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất
này sang ngành sản xuất nọ tùy theo nhu cầu của xã hội hoặc tùy theo sở thích
của bản than họ. Do đó, cơng tác giáo dục sẽ làm cho họ thốt khỏi tình trạng
một chiều mà sự phân công lao động hiện nay đang buộc mỗi một người phải
theo” [2; tr.475].
C.Mác cho rằng, giáo dục khơng những làm cho con người thích nghi
với xã hội, phục vụ cho xã hội tốt hơn, mà hơn thế, quan trọng hơn, giáo dục
là cách thức làm cho con người được phát triển toàn diện các năng lực của
mình. Về quan niệm này, C.Mác đã chỉ rõ: “nền giáo dục sau này sẽ là nền
giáo dục làm cho mỗi một trẻ em, khi đến lứa tuổi nhất định, đều biết “kết
hợp trí dục và thể dục với lao động chân tay và do đó, kết hợp lao động chân
tay với trí dục và thể dục”, “kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục”
và “coi đó khơng phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất
xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người
phát triển toàn diện…” [2; tr.687- tr.688].
Kế thừa và phát triển quan điểm của Mác,V.I. Lênin đã phân tích, phê
phán sâu sắc tính chất giai cấp và những biểu hiện của nó trên lĩnh vực giáo
dục và nhà trường qua các chế độ xã hội. Đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh nước
Nga xây dựng chủ nghĩa xã hội, tại Đại hội Toàn Nga lần thứ nhất diễn ra vào
ngày 28/8/1918 bàn về công tác giáo dục, V.I.Lênin đã khẳng định vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của GD&ĐT, coi đó là một trong những điều kiện quan
7
download by :
trọng đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin
nói: “Sự nghiệp của nhà trường chúng ta cũng là đấu tranh đánh đổ giai cấp tư
sản; chúng ta tun bố cơng khai rằng: nói nhà trường đứng ngồi cuộc sống,
ngồi chính trị, là nối dối và lừa bịp” [30; tr.92 - tr.93].
V.I. Lênin còn cho rằng: “Những người lao động khao khát có tri thức,
vì tri thức cần cho họ để chiến thắng. Chín phần mười quần chúng lao động
đã hiểu rõ rằng tri thức là một vũ khí trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của
họ, rằng sở dĩ họ thất bại là do thiếu học thức; rằng giờ đây việc làm cho mọi
người có thể thực sự được học hành, là do bản thân họ quyết định. Sự nghiệp
của chúng ta sẽ thắng vì bản thân quần chúng đã bắt tay xây dựng một nước
Nga mới, xã hội chủ nghĩa” [30; tr.92 - tr. 93].
Để nâng cao năng suất lao động, thì điều kiện tiên quyết là nâng cao
trình độ học vấn và nâng cao văn hóa cho quần chúng nhân dân lao động.
Điều này chỉ có đạt được hiệu quả tối ưu nhất đấy là thông qua giáo dục và
bằng giáo dục. Trong Dự thảo cương lĩnh của Đảng Cộng sản Nga vào tháng
2/1919 ở nội dung bàn về nền giáo dục quốc dân, V.I.Lênin viết:
“Trong lĩnh vực giáo dục quốc dân, Đảng Cộng sản Nga tự đặt
cho mình nhiệm vụ phải hoàn thành sự nghiệp cách mạng tháng
Mười 1917 đã bắt đầu nhằm biến nhà trường từ một công cụ
thống trị giai cấp của giai cấp tư sản thành một công cụ để đập
tan nền thống trị đó, cũng như để hồn tồn xố bỏ sự phân chia
xã hội thành giai cấp”.
“Nhà trường phải trở thành một công cụ của chuyên chính vơ sản,
nghĩa là nhà trường khơng những phải truyền bá những nguyên lý
của chủ nghĩa cộng sản nói chung, mà cịn phải là một cơng cụ
truyền bá ảnh hưởng về tư tưởng, về tổ chức và giáo dục của giai cấp
vô sản vào những tầng lớp nửa vô sản và không phải vô sản trong
quần chúng lao động, nhằm hồn tồn đập tan sự kháng cự của bọn
bóc lột và thực hiện chế độ cộng sản,... Kết hợp chặt chẽ công tác
giáo dục với lao động sản xuất” [31; tr.141 - 142].
8
download by :
“V.I.Lênin đã cho rằng, khi cách mạng bước sang hoà bình, xây dựng
đất nước thì nhiệm vụ của giáo dục cũng phải có sự thay đổi theo cho phù hợp
với xã hội và tình hình đất nước. Sự thay đổi đó thể hiện ở các mặt: GD&ĐT
phải ln gắn liền, bám sát với thực tiễn cuộc sống, GD&ĐT là một yếu tố
quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, trở thành địn bẩy,
thành cơng cụ, thành nguồn nội lực bên trong của quá trình phát triển kinh tế xã hội và muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải tập trung mọi nỗ lực để
phát triển giáo dục, lấy giáo dục làm động”lực.
Bên cạnh những quan điểm về GD&ĐT nêu trên, V.I.Lênin còn đưa
ra quan điểm: “Học, học nữa, học mãi!”,“câu nói này đã trở thành câu
châm ngôn, thành khẩu hiệu của hàng triệu các thế hệ khơng chỉ ở Nga, mà
cịn là khẩu hiệu của nền giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó
có”Việt Nam.
V.I.Lênin bàn về nội dung của giáo dục, để đào tạo con người phát triển
toàn diện, theo quan điểm của C.Mác, cần đặc biệt quan tâm tới giáo dục trí tuệ,
giáo dục thể chất, thẩm mỹ, tổ chức giáo dục lao động và giáo dục đạo đức:
Về giáo dục đạo đức
Trong hoàn cảnh mới, kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác về giáo
dục đạo đức, V.I.Lênin cũng phân tích tính giai cấp, tính lịch sử của đạo đức
một cách sâu sắc với tư cách nó là một hình thái ý thức xã hội.V.I.Lênin đã
kiên quyết bác bỏ quan điểm cho rằng đạo đức là vĩnh hằng, bất biến. Theo
V.I.Lênin, mỗi thời kì lịch sử, mỗi giai cấp trong xã hội đều có những chuẩn
mực đạo đức riêng biệt (tất nhiên có kế thừa những phần tốt đẹp).V.I.Lênin
khẳng định việc giáo dục lòng yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc
tế vô sản có ý nghĩa cực kì to lớn và cần thiết trong việc hình thành phẩm chất
nhân cách con người xã hội chủ nghĩa.Giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa
cho thế hệ trẻ, trước hết là trách nhiệm của nhà trường Xơ Viết, của Đồn
Thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong, của đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ
Đảng, cán bộ Đoàn, các thế hệ cách mạng lớn tuổi phải là tấm gương sáng
cho thế hệ trẻ.
Về giáo dục trí tuệ (trí dục)
9
download by :
Phát triển trên quan điểm của C.Mác về giáo dục cộng sản, V.I.Lênin
coi trí dục là thành phần, là nội dung cơ bản. Trang bị cho thế hệ trẻ những tri
thức khoa học cơ bản, hệ thống, hiện đại, bồi dưỡng năng lực nhận thức, phát
triển trí tuệ... là nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường Xô Viết. “Học, học nữa,
học mãi” đó là lời huấn thị của V.I.Lênin đối với chúng ta. Lênin đòi hỏi thế
hệ trẻ hiểu chủ nghĩa cộng sản là những vấn đề, những kết luận mà tự chúng
ta rút ra chứ không phải là học thuộc lòng những khẩu hiệu về chủ nghĩa cộng
sản mà người khác đặt ra. V.I.Lênin nói rằng khơng thể tin vào việc dạy dỗ,
GD&DDT nếu như nó chỉ đóng khung trong bốn bức tường của nhà trường,
việc học tập tách khỏi cuộc sống thực tiễn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội của dân tộc.
Dựa vào nhận thức luận của V.I.Lênin với tư cách là cơ sở phương pháp
luận của mình, giáo dục học xã hội chủ nghĩa đã giải quyết những vấn đề về
bản chất của quá trình dạy học, mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính, vai trị của thực tiễn trong quá trình dạy học và rèn luyện kĩ năng
nghiệp vụ của các dạng lao động xã hội riêng biệt.
Về nội dung của trí dục, những ý kiến của V.I.Lênin có tính chiến lược
trong việc xây dựng nội dung tri thức các mơn học trong nhà trường. Tháng 21919, Lênin nói rằng: “thiết lập nền giáo dục phổ thông để giới thiệu những
tri thức lý luận và thực tiễn về tất cả các nghành chủ yếu của nền sản xuất xã
hội”, tư tưởng trên của ông đã quán triệt sâu sắc trong q trình dạy học, lựa
chọn nội dung các mơn học, nguyên tắc, phương pháp, hình thức dạy và học
của nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Về giáo dục lao động và kĩ thuật tổng hợp
Trước hết, V.I.Lênin cho rằng giáo dục lao động, tổ chức lao động sản
xuất, giáo dục kĩ thuật tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là nội
dung vừa là nguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa. Quan điểm đó qn triệt
tồn bộ quá trình giáo dục dạy học, tổ chức lao động sản xuất, giáo dục kĩ
thuật, nó được coi như là một phương tiện đào tạo con người xã hội chủ nghĩa.
Rèn luyện đạo đức, nhân cách qua lao động và hoạt động xã hội, tư
tưởng này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đào tạo thế hệ trẻ thành người lao
10
download by :
động mới. V.I.Lênin là người ý thức rất sâu sắc việc kết hợp quá trình giáo
dục với lao động sản xuất và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, nhờ vậy mới đào tạo
được thế hệ lao động trẻ cho xã hội chủ nghĩa. Những tư tưởng giáo dục của
V.I.Lênin lại có ý nghĩa thời sự nóng bỏng đối với các quốc hiện nay trong
quá trình cải cách giáo dục, bởi lẽ chúng không chỉ đơn thuần là nội dung
giáo dục mà đó cịn là những ngun tắc của giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, V.I.Lênin cũng rất quan tâm tới thể dục, quân sự, giáo dục
thẩm mĩ. Bản thân Lênin là một tấm gương trong việc kết hợp rèn luyện, tự
hoàn thiện mọi mặt để trở thành người phát triển cân đối, hài hịa nhân cách,
năng lực trí tuệ, thể chất, tình cảm, ý chí.
Vậy C.Mác và V.I.Lênin đã khẳng định về vai trò của GD&ĐT đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự tác động của phát triển kinh tế, xã
hội đối với GD&ĐT.“Đồng thời cũng chỉ rõ ý nghĩa của GD&ĐT đối với sự
phát triển con người, nguồn nhân lực cho xã hội và sự nghiệp CNH - HĐH
của mỗi quốc gia. Những quan điểm đấy có ý nghĩa về mặt lý luận và thực
tiễn đối với sự nghiệp GD&ĐT của các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần xây
dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Điều này, có ý nghĩa thiết thực đối với các
nước đang thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH theo định hướng xã hội chủ
nghĩa như Việt Nam hiện”nay.
1.1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục
“Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết
sức quan tâm đến việc nâng cao dân trí, chăm lo sự nghiệp GD&ĐT nước
nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh tư tưởng chiến lược: “Giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu” của Đảng và”Nhà nước.
“Tư tưởng của Hồ Chí Minh về việc xây dựng và phát triển sự nghiệp
GD&ĐT nước nhà được hình thành từ rất sớm. Người đánh giá rất cao vai trò
của GD&ĐT đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi GD&ĐT có
nhiệm vụ quan trọng là nâng cao nhận thức, dân trí, mở mang tri thức, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa mỗi quốc
gia, dân tộc tiến tới văn minh, giàu”mạnh. Người đã khẳng định “Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu” [ 20; tr.8] và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước
11
download by :
hết cần có con người xã hội chủ nghĩa” [20; tr.359].“Hồ Chí Minh mong
muốn đào tạo những con người khơng chỉ có lịng u nước, tinh thần đấu
tranh anh dũng, có phẩm chất đạo đức, lí tưởng cách mạng mà cịn phải có tri
thức khoa học, khả năng lao động sản”xuất...“Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng
những đã chỉ đạo Đảng và Nhà nước ta xây dựng một nền giáo dục mới, mang
tính chất dân chủ nhân dân tiến tới xã hội chủ nghĩa, mà Người còn đề cập
đến các nội dung liên quan đến giáo dục. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về GD&ĐT xuyên suốt gần 60 năm cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người, tư tưởng ấy thể hiện mong muốn hướng tới của một xã hội văn minh,
tiến bộ mà các thế hệ tiếp theo cần có trách nhiệm kế thừa và phát triển sao
cho ngày một xứng đáng”hơn. Tư tưởng ấy có thể khái quát thành một số luận
điểm lớn sau.
Xây dựng một nền giáo dục độc lập và tiến bộ, nhân dân có quyền tự
do học hành
Những năm hoạt động cách mạng tại Pháp, đồng chí Nguyễn Ái Quốc
cực lực lên án “chính sách ngu dân” của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
Trong tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1921-1925),
Nguyễn Ái Quốc viết: “Nhân dân Đông Dương khẩn khoản địi mở trường
học, vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng… Làm cho dân ngu để dễ trị,
đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng
nhất”. Trong cuốn “Đường kách mệnh” (năm 1925) và “Chánh cương vắn tắt
của Đảng” (2/1930), Nguyễn Ái Quốc cũng xác định rõ: Phải lập trường học
cho công nhân, nông dân, cho con em họ và “Phổ thơng giáo dục theo cơng
nơng hóa”. Đặc biệt, ở “Chương trình Việt Minh” (1941), Bác Hồ chủ trương:
“Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ. Gây dựng nền quốc dân giáo dục.
Cưỡng bức giáo dục từ bậc sơ học. Mỗi dân tộc có quyền dùng
tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình. Lập các trường chun
mơn huấn luyện chính trị, quân sự, kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân
tài… Khuyến khích và giúp đỡ nền giáo dục quốc dân, làm cho nòi
giống ngày thêm mạnh” [17; tr.36].
“Ngay khi Cách mạng Tháng Tám – 1945 thành công, Hồ Chí Minh đã
cơng bố những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng
12
download by :
hịa, trong đó nhiệm vụ thứ hai là phải chống nạn dốt, vì nạn dốt là một trong
những cách thức độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị nhân dân Việt Nam,
hơn chín mươi phần trăm đồng bào mù”chữ. Bác nhấn mạnh: “Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tơi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn
mù chữ” [17; tr.36].
Một tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tun ngơn độc
lập”,“ngày 8/9/1945, Người đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, để
giải quyết nạn mù chữ cho nhân”dân.
Xây dựng nền giáo dục và đào tạo mang tính dân tộc, tiên tiến, hiện
đại, để đưa nước nhà “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Trong “Thư gửi cho học sinh” vào ngày 5/9/1945, Bác viết: “Ngày nay,
các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của
một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người
cơng dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn
toàn những năng lực sẵn có của các em” [17; tr.37]. Bác động viên, khích lệ
học sinh chăm chỉ học tập để phát triển bản thân, làm rạng rỡ cho nước nhà:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay khơng, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [17; tr. 37].
“Cho đến bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành GD&ĐT vào ngày
15/10/1968, Bác lại nhấn mạnh nhiệm vụ của nền GD&ĐT nước ta là phải ra
sức phấn đấu để theo kịp với trình độ và chất lượng của các nước văn minh,
tiên tiến trên thế”giới: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng
tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn, nhằm giải
quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không
xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” [17; tr. 257- 258].
Xây dựng một nền giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạn,
thể chất và sức khỏe, nguyên tắc giáo dục
Về giáo dục tư tưởng chính trị
“Theo Hồ Chí Minh, trong từng cấp học, ngành học việc giáo dục chính
trị tư tưởng cần cụ thể, phù hợp với chương trình và mục tiêu đào tạo. Hồ Chí
13
download by :
Minh cho rằng, giáo dục chính trị, tư tưởng là phải làm cho mọi người hiểu
hơn về cái học đích thực, cái học hữu dụng và khái niệm về tri thức hồn
tồn. Người khun khơng được tách rời lý luận với thực tiễn, khi tiếp thu lý
luận ta phải áp dụng nó vào”thực tiễn: “Có kinh nghiệm mà khơng có lý luận
cũng như một mắt sang, một mắt mờ… Lý luận cốt để áp dụng vào công
việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù
xem được hàng vạn quyển lý luận nếu khơng biết đem ra thực hành thì
khác nào một cái hòm đựng sách” [22; tr.234].“Người nhắc nhở phải coi
trọng việc học lý luận vì lý luận là kim chỉ nam để tiến hành công việc
trong thực”tiễn.
Về giáo dục đạo đức cách mạng
Đạo đức là nền tảng trong giáo dục, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đạo đức cách
mạng là ở bất cứ cương vị nào, bất cứ cương vị gì đều khơng sợ khó, khơng sợ
khổ, đều một long, một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân,
đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội” [24; tr.216].
Đối với thanh niên, học sinh, thế hệ trẻ tương lai, Người đã xác định rèn
luyện nhân cách, đạo đức theo mục tiêu:
Về giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, trình độ chun mơn
Tha thiết với sự nghiệp khai sáng dân tộc, nâng cao dân trí, trong “Lời
kêu gọi tồn quốc chống nạn thất học” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi động
cho toàn dân sự hiếu học theo phương châm mới: “Mọi người Việt Nam phải
biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới… Trước
hết phải biết đọc, biết viết… Người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho
biết đi.Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ khơng
biết thì con bảo, người ăn, người làm khơng biết thì chủ nhà bảo” [21; tr.37].
Về giáo dục thể chất và sức khỏe
“Hồ Chí Minh coi sức khỏe như là vốn sống của con người, là hạnh
phúc của mỗi người, mỗi dân tộc. Theo Người việc học tập nói chung và rèn
luyện thể thao nói riêng, đều phải bắt đầu từ việc nhận thức về trách nhiệm và
nghĩa vụ của mỗi cá”nhân. Người viết: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là
bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó khơng tốn kém, khơng khó
14
download by :
khăn gì. Gái, trai, già, trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc
ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh
thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe” [21; tr.212].
Về nguyên tắc, phương pháp giáo dục, Hồ Chí Minh đề cập đến 4
nguyên tắc, phương pháp :
Một là, học phải đi đơi với hành
“Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ ý nghĩa to lớn của học kết hợp với hành
trong công tác giáo dục. Bởi theo Người, nó khơng chỉ là sự củng cố kiến
thức mà nó còn mở rộng việc nhận thức thực tiễn và áp dụng thực tiễn, hình
thành, định hướng nhân cách con người”mới. Hồ Chí Minh khẳng định: “Học
với hành phải đi đơi. Học mà khơng hành thì vơ ích. Hành mà khơng học thì
hành khơng trơi chảy”.“Lời dạy của Người có ý nghĩa quan trọng đối với sự
nghiệp giáo dục của nước ta hiện nay. Theo Người, nếu kết hợp được phương
pháp này thì người học sẽ đạt được hiệu quả cao và Người khuyên không nên
học tủ, học vẹt. Khi kết hợp học với hành cùng một lúc sẽ hình thành cả tri
thức lẫn kỹ năng thực”hành.
Hai là, lý luận gắn liền với thực tiễn
Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người cần phải tránh bệnh lý luận
trong quá trình giáo dục, Người nói: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn khơng có lý luận
hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực
tiễn là lý luận suông” [24; tr.496].“Người đã chỉ rõ, nếu lý luận kém hoặc coi
thường lý luận, không gắn lý luận với thực tiễn thì chúng ta rất dễ bị chủ
quan, duy ý”chí.
Ba là, học tập kết hợp với lao động sản xuất
“Nếu như nhà trường của chế độ cũ đào tạo ra những con người mọt
sách, tách rời lao động chân tay và coi thường lao động. Thì ngược lại, nhà
trường XHCN phải đào tạo ra lớp người mới, phải biết kết hợp lao động trí óc
với lao động chân”tay, Người dạy: “Lao động chân tay cũng phải có văn hóa,
mà người lao động trí óc cũng phải làm được lao động chân tay và lao động
chân tay khơng có trí óc thì đó là người bán thân bất toại” và “Nhà trường của
15
download by :
chúng ta là nhà trường xã hội chủ nghĩa, đó là nhà trường học đi đôi với lao
động” [ 25; tr.295].
Bốn là, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội
“Đây là một định hướng và nhận định lớn trong phương pháp giáo dục.
Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.
Ở mỗi mơi trường đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người. Mặc
dù ở mỗi mơi trường đều có những phương pháp giáo dục đặc thù, song tất cả
đều góp vào hình thành nhân cách con người tồn”diện.
Năm 1950, trong bài Nói về công tác chuẩn bị huấn luyện và học tập, trả
lời câu hỏi “Học ở đâu”, Người nói: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau
và học nhân dân. Khơng học nhân dân là một thiếu sót rất lớn” [ 23; tr.98].
Năm là, gắn giáo dục với tự giáo dục
“Trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, Người để lại những ý kiến
rất quý báu về vấn đề tự học, tự đào”tạo. Hồ Chí Minh ln ln nhắc nhở
mọi người là phải thường xuyên tự học tập: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục
suốt đời… Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, đã biết hết rồi. Thế giới
ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta tiếp tục
học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [ 24; tr.215].
Vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Thầy giáo là nhân vật trung tâm của nhà trường, đồng thời là nhân vật
trung tâm của sự nghiệp GD&ĐT. Nhận thấy điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh
hết sức đề cao sứ mệnh của người thầy giáo: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo
những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là
người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vơ
danh… Nếu khơng có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà
xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy, nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất
là vẻ vang” [17; tr.236].
16
download by :
Để làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt.
Bác nhắc nhở: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức; tài là văn hóa, chun mơn,
đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên,
thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con” [24; tr.492].
Đảng phải lãnh đạo và trực tiếp chăm lo cho sự phát triển của giáo
dục và đào tạo
Trong 23 bức thư và bài nói với giáo viên các cấp, đặc biệt trong bức thư
cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ngành GD&ĐTngày 15/10/1968,
một lần nữa nêu rõ: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp
cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và
chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này,
phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên
những bước phát triển mới” [17, tr.258].
Trong “Di chúc”, Bác đặc biệt nhấn mạnh về trách nhiệm của Đảng đối
với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ tương lai: “Đảng cần phải chăm lo giáo
dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về GD-ĐT nói lên lịng u nước,
thương dân và Bác đặc biệt quan tâm đối với “sự nghiệp trồng người”, việc
quan tâm tới giáo dục thể hiện tri thức uyên thâm và tầm nhìn xa trơng rộng
của Người. Đấy là một trong những biểu hiện cốt lõi của người anh hung dân
tộc, một danh nhân văn hóa thế giới
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh
Nam Định
* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
“Nam Định là một tỉnh ven biển phía Đơng Nam đồng bằng châu thổ
sơng Hồng, phía Đơng giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình,
phía Đơng và Đơng Nam giáp biển Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Hà”Nam.
17
download by :
“Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã
hội. Đường sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 42km với năm ga, rất thuận lợi cho
việc vận chuyện hành khách và hàng hóa; đường quốc lộ 10, quốc lộ 21 dài
108km đã được đầu tư nâng cấp thành đường chiến lược ven biển Bắc Bộ: hệ
thống sông Hông, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh
với chiều dài 251m cùng với hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh
Long mới được xây dựng rất thuận cho phát triển.”
Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của khu vực tăng trưởng kinh tế
Hà Nội- Hải Phịng – Quảng Ninh, cách Thủ đơ Hà Nội 90km, cách cảng Hải
Phịng 100km, đó là hai thị trường lớn để giáo lưu, tiêu thụ hàng hóa, trao đổi
kỹ thuật, công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý kinh”doanh.
“Trải qua nhiều thời kì và biến đổi, hiện nay tỉnh Nam Định gồm 10
đơn vị hành chính ( 1 thành phố, 9 huyện) : thành phố Nam Định, huyện Ý
Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Xuân Trường,
Giao Thủy, Hải”Hậu. Trên mảnh đất khoa cử này, việc học hành được nhân
dân coi trọng, đạo lý “Tôn sư trọng đạo” dường như đã trở thành phạm trù
đạo đức, phong cách sống để mỗi người, mỗi gia đình, dịng họ, làng xã noi
theo. Tại mảnh đất địa linh nhân kiệt phía Nam đồng bằng sơng Hồng đã góp
phần chung đúc nên tài năng nhiều bậc tiên hiền như: Nguyễn Hiền, Đào Sự
Tích, Lương Thế Vinh, Vũ Tuấn Chiêu, cố tổng bí thư Trường Chinh.
* Đặc điểm kinh tế - xã hội
Về kinh tế
Năm 1996, Nam Định được tách từ tỉnh Nam Hà. Trải qua hơn hai thập
kỷ xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ
tỉnh Nam Định đã không ngừng phấn đấu vươn lên, đề ra các chính sách,
đường lối nhằm cải thiện đời sống của người dân, giúp dân có cc sống ấm
no, hạnh phúc. Các chính sách về kinh tế đã được Đảng bộ tỉnh Nam Định
đưa ra qua các kì đại hội XV, XVI, XVII, XVIII, XIX đã chỉ rõ các ưu, nhược
điểm về tình hình kinh tế của tỉnh và đồng thời đưa ra các chính sách, giải
pháp kịp thời làm tăng trưởng kinh tế, giúp người dân thốt khỏi đói nghèo,
lạc hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
18
download by :
Từ năm 2001 – 2006, kinh tế Nam Định tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng
được cải thiện, sản xuất lao động được nâng lên, đã tạo điều kiện thúc đẩy
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển ở
giai đoạn tiếp theo.Đã có sự chuyển hướng tích cực về kinh tế: tỷ trọng ngành
nông - lâm - ngư nghiệp từ 40,9% (năm 2000) giảm xuống cịn 34,5% (năm
2005); cơng nghiệp xây dựng từ 20,94% (năm 2000) tăng lên 28,1% (năm
2005); ngành dịch vụ 37,4% (năm2005). Đến năm 2005, lao động trong
ngàng nông nghiệp là 76,9%, lao động trong ngành công nghiệp 13,25%.
Năm 2005, ở nơng thơn thì nhiều làng nghề truyền thống được khơi phục, có
80 làng nghề và giá trị sản xuất ước tính đạt 1.864 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so
với năm 2000.
“Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông - lâm - ngư nghiệp sang
công nghiệp dịch vụ đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nam Định. Đời
sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Tình
hình chính trị ổn định, quốc phịng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững, giáo dục và đào tạo được nâng cao. Tuy nhiên, so với các tỉnh trong cả
nước thì tình hình kinh tế của tỉnh Nam Định vẫn là một tỉn nghèo, lạc hậu và
chậm phát triển. Ngành nơng nghiệp thì vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng của
cơng nghiệp và dịch vụ cịn thấp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,
sức cạnh tranh yếu, đời sống của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, việc giáo
dục và đào tạo còn nhiều bất cập, hạn chế”.
Với đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã
hội đã tác động một phần không nhỏ tới giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định.
Bên cạnh đó, với vị trí địa lý như vậy, tỉnh Nam Định có vị trí quan trọng, tiếp
giáp với nhiều đầu mối giao thông quan trọng, có tiềm năng phát triển đa
dạng về kinh tế, du lịch; với những vị thế địa lý đó đã tạo nên một vùng địa
linh nhân kiệt, một vùng giàu truyền thống văn hiến, hiếu học. Tuy nhiên, bên
cạnh những điều kiện thuận lợi đó, Nam Định vẫn cịn nhiều mặt khó khăn và
hạn chế, kinh tế của tỉnh vẫn còn chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn
gặp nhiều khó khăn nên việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.
Việc đầu tư cho GD&ĐT khơng chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế mà nó còn là
một trong những điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh. Chỉ có thơng qua giáo
19
download by :