Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

giải pháp tăng trưởng xuất khẩu gạo của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 66 trang )

Queensfield Business School-Singapore
MỤC LỤC
Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT LÚA GẠO 5
1.1. Vai trò của lúa gạo 5
1.2. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo 6
1.3. Sản phẩm từ cây lúa phục vụ nhu cầu của đời sống 7
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG LÚA 8
2.1. Nghề trồng lúa trên thế giới 8
2.2. Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam 9
2.3. Bản đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam 12
2.4. Biểu đồ sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 1975-2005 12
2.5. Bảng thống kê sản xuất hai loại cây lương thực chính ở việt Nam
1990-2005 13
2.6. Thu hoạch và xuất khẩu gạo 14
Chương 3: TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGHỀ TRỒNG
LÚA Ở VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU GẠO.15
3.1. Những thuận lợi và triển vọng 15
3.1.1. Thuận lợi của Việt Nam cho việc sản xuất gạo 15
3.1.2. Việt Nam có các vùng trồng lúa chuyên môn hóa trồng lúa 16
3.2. Những trở ngại và thách thức 23
Chương 4: Thực trạng việc xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian
qua. 24
4.1. Xuất khẩu gạo giảm mạnh tại thị trường Châu Á, tăng mạnh tại thị
trường Châu Phi 24
4.2. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu là
sang Philippines, Malaysia, Cuba, Singapore. 25
4.3 Triển vọng xuất khẩu năm 2009 27
4.4. Thách thức xuất khẩu gạo năm 2010 28
1
Queensfield Business School-Singapore
Chương 5: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẦY MẠNH VIỆC


XUẤT KHẨU GẠO 31
5.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 31
5.1.1. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu 31
5.1.2.Các giải pháp về luật pháp, chính sách 33
5.1.3.Các giải pháp về đầu tư 35
5.1.4. Các giải pháp về thị trường 39
5.2. Chiến lược Marketing-mix 42
5.2.1. Chính sách sản phẩm 43
5.2.2. Chính sách giá 47
5.2.3. Chính sách phân phối 52
5.2.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 60
2
Queensfield Business School-Singapore
Lời Mở Đầu
Hòa mình cùng với sự phát triển chung của toàn cầu, chúng ta biết được
rằng, Việt Nam phải phấn đấu rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau để đưa
kinh tế nước nhà phát triển lên một tầm cao mới, thoát khỏi tình trạng nghèo đói,
lạc hậu. Cách đây 20 năm, hầu như Việt Nam chúng ta phải chú trọng đến nhập
khẩu, ngay cả những mặt hàng nông sản mà chúng ta có thế mạnh về nó.
Nhưng trong nhiều năm gần đây, Việt Nam là một nước có truyền thống xuất
khẩu gạo đứng đầu trên thế giới.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc xuất khẩu vẫn được ưu tiên
hàng đầu với nhiều mặt hàng khác nhau. Đó là một trong những cách thu ngoại
tệ về cho đất nước, đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn. Dựa vào nhiều
thế mạnh Việt Nam có được do việc sản xuất gạo, nên việc đẩy mạnh phát triển
xuất khẩu gạo tại Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm.
Nhìn chung về quá trình xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua,
theo đánh giá khách quan của các chuyên gia kinh tế, thì việc xuất khẩu nói
chung của Việt Nam chưa được hiệu quả cao. Đồng thời, được thực tập tại một
công ty kinh doanh về mặt hàng nông sản tại Hà Nội cũng đã để lại cho tôi

những trăn trở.
Năm qua, không chỉ nền kinh tế Việt Nam mà cả hệ thống nền kinh tế
toàn cầu đang đứng trước những thử thách lớn. Chính vì lẽ đó mà các cuộc hội
thảo được lớn được diễn ra, như hội thảo “Các giải pháp cho doanh nghiệp Việt
Nam trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu” do Viện Chiến lược Phát
triển kinh tế xã hội Việt Nam và Đông Nam Á thực hiện.
Bên cạnh đó, đất nông nghiệp Việt Nam ngày càng thu hẹp vì nhiều lý do:
lấy đất nông nghiệp để làm sân golf, làm khu công nghiệp, cho doanh nghiệp
nước ngoài thuê đất dài hạn toàn là những nơi bờ xôi ruộng mật.
Với chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng xuất
khẩu, trong đó có mặt hàng xuất khẩu gạo. Đứng trước vận mệnh của đất nước
trong bối cảnh hiện nay, để bảo vệ được đất đai không bị mất đi.
3
Queensfield Business School-Singapore
Chính các yếu tố đó, là động lực cho tôi chọn đề tài báo cáo tốt nghiệp
“Giải pháp tăng trưởng xuất khẩu Gạo của Việt Nam”
Xin chân thành cám ơn sự quan tâm, dẫn dắt của Thầy Nguyễn Quốc
Chính, Giám đốc Vicefo, Tiến sỹ Hà Văn Tuấn, Trưởng bộ môn Quản trị Kinh
doanh, Thầy Đỗ Đức Thọ, Trưởng khoa Hợp tác Quốc tế, và đặc biệt cảm ơn chị
Nguyễn Thu Thủy, biên tập viên Báo Vietnamnet qua những tài liệu cho quá
trình nghiên cứu đề tài.
Luận văn tốt nghiệp nội dung chính có kết cấu như sau:
Chương 1: Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo
Chương 2: Quá trình phát triển nghề trồng lúa
Chương 3: Thực trạng việc xuất khầu Gạo của Việt Nam trong thời
gian qua
Chương 4: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu
Gạo
Với đề tài thật đơn sơ, kiến thức người nghiên cứu thật khiêm tốn và thời
gian ngắn ngủi cho quá trình nghiên cứu. Chắc chắn rằng, sẽ còn nhiều khiếm

khuyết, xin quý Thầy Cô và Hội đồng Khoa học nhà trường giúp đỡ, hướng dẫn
thêm cho em, để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội 3/3/2010
Thực tập sinh thực hiện:
Joseph Nguyễn Văn Thống
Chương 1:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT LÚA GẠO
1.1. Vai trò của lúa gạo
4
Queensfield Business School-Singapore
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của
1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn
cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/người
năm tại các nước Châu Á, khoảng 10 kg/người/năm tại các nước châu Mỹ.
Ở Việt Nam, dân số trên 86 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm
lương thực chính.
1.1.1. Sản phẩm chính của cây lúa
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế
biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh chưng,
bún, rượu ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực
phẩm khác.
1.1.2. Sản phẩm phụ của cây lúa
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axêtôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
- Cám: Dùng để sản
xuất thức ăn tổng
hợp; sản xuất vitamin
B1 để chữa bệnh tê
phù, chế tạo sơn cao
cấp hoặc làm nguyên

liệu xà phòng.
- Trấu: sản xuất nấm
men làm thức ăn gia
súc, vật liệu đóng lót
hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
- Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giày, các-tông xây dựng, đồ gia
dụng (thừng, chão, mũ, giày dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác
của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí
bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp
5
Queensfield Business School-Singapore
làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung
cho cây trồng vụ sau.
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây
lấy hạt khác
Hàm
lượng
Loại
hạt
TINH
BỘT
PROTEIN LIPIT XENLULOZA TRO NƯỚC
Lúa 62,4 7,9 2,2 9,9 5,7 11,9
Lúa mì 63,8 16,8 2,0 2,0 1,8 13,6
Ngô 69,2 10,6 4,3 2,0 1,4 12,5
Cao lương 71,7 12,7 3,2 1,5 1,6 9,9
Kª 59,0 11,3 3,8 8,9 3,6 13,0
Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị
nhiệt lượng của lúa là 3594 calo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylose và

Amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ.
Amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp.
Protein: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng protein chủ yếu trong khoảng 7-
8%. Các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn lúa tẻ.
Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn
0,52%
Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như B1,
B2,B6, PP lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt (trong đó ở phôi 47%, vỏ cám
34,5%, hạt gạo 3,8%).
1.1.4 Sản phẩm từ lúa gạo phục vụ đời sống
Trong cuộc sống của người dân Việt Nam và một số nước trên thế giới thì gạo
đóng vai trò vô cùng quan trọng: là nguồn lương thực chủ yếu của con người.
Ngoài ra, lúa gạo còn đóng một vai trò quan trọng trong việc chế tạo ra một số
6
Queensfield Business School-Singapore
sản phẩm là nguồn thực phẩm phục vụ đời sống con người như làm phở, bánh
đa nem, bánh chưng, rượu…
Những mặt hàng được chế biến từ gạo không chỉ phục vụ cho cuộc sống con
người trong nước và còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại ngoại tệ về cho đất
nước.
Chương 2:
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG LÚA
2.1. Sản xuất lúa trên thế giới
7
Queensfield Business School-Singapore
Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa trồng có nguồn gốc ở Đông Nam
châu Á, trong đó Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam, là những nơi xuất hiện nghề
trồng lúa đầu tiên của loài người.
Sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2001-2005 (số liệu của FAO năm 2006):
- Có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các châu lục trên thế giới.

Trong đó, châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu Á 30 nước, Bắc Trung Mỹ
14 nước, Nam Mỹ 13 nước, Châu Âu 11 nước và Châu Đại Dương 5 nước
- Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa
bình quân xấp xỉ 4,0 tấn/ha.
- Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại
Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha.
- Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9
tấn/ha tại IRAQ.
Bảng tổng hợp sản lượng lúa thế giới và châu lục giai đoạn 2001- 2005
Đơn vị tính: Triệu tấn
Thế giới,
Châu lục
2001 2002 2003 2004 2005
8
Queensfield Business School-Singapore
- Toàn Thế
giới
+ Châu Á
+ Châu Âu
+ Châu Đại
Dương
+ Nam Mỹ
+ Bắc,Trung
Mỹ
+ Châu Phi
597.981
544.630
3.650
1.164
19.784

12.260
16.493
569.035
515.255
3.210
1.218
19.601
12.195
17.556
584.272
530.736
2.260
1.457
19.973
11.623
18.223
606.268
546.919
2.468
1.574
23.726
12.816
18.765
618.441
559.349
2.340
1.344
24.020
12.537
18.851

(Số liệu thống kê của FAO, 2006)
Giai đoạn 2001-2005, sản lượng lúa thế giới đều tăng, năm 2005 đạt
618.441 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa châu Á đạt 559.349 triệu tấn chiếm
90,45%; tương tự ở Nam Mỹ 24.020 triệu tấn (3,88%); ở Châu Phi 18.851 triệu
tấn (3,04%); ở Bắc Trung Mỹ 12.537 triệu tấn (2,03%); ở châu Âu và châu Đại
Dương 3.684 triệu tấn (0,6%).
2.2. Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở
các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam
Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã
thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt
được những tiến bộ như ngày nay.
9
Queensfield Business School-Singapore
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là
1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ/ha và sản lượng thóc
tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở
miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chịu thâm canh, dễ đổ, năng suất
thấp.
Nhà nông có câu: “Nhất thì, nhì thục”. Từ năm 1963- 1965, ở những vùng
chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bị
muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật, ta đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp
cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Đã chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa
xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ (80-90%) diện tích và thời kỳ
1985-1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn. Một số giống lúa
xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm
xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt
các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt
được những thành tựu đáng kể.
10

Queensfield Business School-Singapore
Giống lúa mới, thấp cây giống cũ, cao cây, thời gian sinh trưởng dài
Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu
tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính
riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ
vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã
không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu
từ 3-4 triệu tấn gạo/năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu
gạo.
11
Queensfield Business School-Singapore
Bản đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam
Biểu đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam từ 1975 - 2005
12
Queensfield Business School-Singapore
Bảng thống kê sản xuất hai loại cây lương thực chính
ở Việt Nam 1990-2005
Năm Diện tích (triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
Xuất khẩu
gạo
Tổng
số
Lúa Ngô Lúa Ngô
Tổng
số
Lúa Ngô (Tr.Tấn)

1990 6,476 6,042 0,432 3,18 1,55 19,897 19,225 0,671 1,62
1995 7,324 6,765 0,557 3,68 2,11 26,143 24,964 1,177 2,04
2000 8,399 7,666 0,730 4,24 2,74 34,539 32,530 2,005 3,50
2003 8,366 7,452 0,913 4,63 3,43 37,707 34,568 3,136 3,92
2004 8,435 7,444 0,990 4,86 3,48 39,611 36,158 3,453 4,00
2005 8,435 7,430 1,005 4,82 3,74 39,560 35,800 3,760 5,16
(Niên giám thống kê 2004, NXBTK HN 2005, báo N N số3-2328,4/1/2005)
Trong các loại cây lương thực lấy hạt ở Việt Nam thì lúa và ngô là hai
loại cây lương thực chính, song so với tổng sản lượng của hai loại cây này thì
sản lượng ngô chỉ vào khoảng trên dưới 10%. Sản lượng hai loại cây này tăng
liên tục trong những năm qua, nguyên nhân tăng năng suất và sản lượng lúa, ngô
là do những thay đổi về cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước, kết hợp đẩy
mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như giống mới, mức độ
thâm canh, thuỷ lợi.
13
Queensfield Business School-Singapore
Thu hoạch và xuất khẩu gạo
14
Queensfield Business School-Singapore
Chưong 3:
TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGHỀ TRỒNG LÚA Ở
VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU GẠO
3.1.Những thuận lợi và triển vọng
3.1.1. Thuận lợi của Việt Nam cho việc sản xuất gạo
- Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt
Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Hiện nay
diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 ha,
sản lượng dao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ
2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha,
phấn đấu năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và

xuất khẩu ở mức 3,5-4 triệu tấn gạo chất lượng cao.
- Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát
triển sản xuất lúa.
- Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng
100 triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi.
- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa.
- Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp
thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong
khu vực và thế giới.
- Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhiều giống mới
chịu thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống
chịu sâu bệnh.
- Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời
sống cho nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt
Nam.
15
Queensfield Business School-Singapore
- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa
gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị
trường thương mại nông sản của thế giới.
3.1.2. Việt Nam có các vùng trồng lúa chuyên
môn hóa trồng lúa.
Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 km,
sông núi nhiều, địa hình phức tạp nên đã hình
thành nhiều vùng trồng lúa khác nhau.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán
canh tác, sự hình thành mùa vụ và phương thức
gieo trồng, nghề trồng lúa được hình thành và

phân chia thành 3 vùng trồng lúa lớn: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng ven
biển miền Trung và Đồng bằng Nam Bộ.
• Vùng Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng do hệ thống sông Hồng (sông Lô và sông Đà) và hệ
thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) tạo thành.
Châu thổ sông Hồng có hình dạng giống như hình tam giác cân, có đỉnh là Việt
Trì, cạnh đáy là bờ biển dài 150km, từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Diện tích
toàn châu thổ khoảng 15.000 km2.
Thời tiết khí hậu chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), mùa đông lạnh, mùa
xuân ấm, mùa thu mát mẻ, mùa hạ nóng, địa hình ít bằng phẳng, nông dân sở
hữu ruộng đất manh mún, khó khăn trong việc quản lý nước nên tập quán canh
tác chủ yếu là lúa nước và gieo trồng theo phương pháp gieo mạ rồi cấy là
chính.
Các vụ lúa chính vùng Đồng bằng sông Hồng
Có 2 vụ lúa cổ truyền là lúa mùa và lúa chiêm, từ năm 1963 đã đưa vào cơ cấu
các giống lúa xuân nên hình thành 2 vụ chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa
mùa.
16
Queensfield Business School-Singapore
- Vụ lúa chiêm xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động.
Đầu và giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải dùng
giống có khả năng chịu rét.
Lúa chiêm xuân ít phản ứng hoặc không có phản ứng quang chu kỳ.
Lúa chiêm được gieo cấy vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và thu hoạch vào
cuối tháng 5.
- Lúa xuân (xuân sớm, chính vụ và xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo
cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau. Những năm gần
đây, trà xuân muộn với các giống Q5,KD18, CR203, lúa lai 2 và 3 dòng được
mở rộng và phát triển mạnh, chiếm 80-90% diện tích lúa chiêm xuân ở phía Bắc.
- Vụ lúa mùa: mùa sớm, mùa trung và mùa muộn, bắt đầu vào cuối tháng 5 và

kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.
Đối với trà mùa sớm, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ
105 đến 120 ngày như CR203, Q5, KD18
Đối với trà trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ
125 ngày trở lên như Nếp, Dự, Mộc Tuyền, Bao Thai, Tám thơm các loại.
Canh tác lúa ở vùng Đồng bằng sông Hồng
Làm đất
17
Queensfield Business School-Singapore
Làm mạ nền - Làm mạ dược - Cấy - Làm cỏ
Phòng trừ sâu bệnh
Phơi sấy, đóng gói, cất trữ bảo quản
Vùng đồng bằng ven biển miền Trung kéo dài từ Thanh Hóa tới Bình Thuận,
cực Nam Trung Bộ, được chia thành 2 vùng chính:
• Vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ:
Từ Thanh Hóa tới Nghệ An, Hà Tĩnh (Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh) do lưu
vực của sông Mã, sông Chu, sông Lam tạo thành, có diện tích 6310 km2,
tương đối bằng phẳng. Lượng phù sa bồi đắp ít hơn Đồng bằng sông Hồng, đất
đai kém màu mỡ hơn. Điều kiện thời tiết khí hậu và canh tác cơ bản giống vùng
đồng bằng sông Hồng.
18
Queensfield Business School-Singapore
• Vùng đồng bằng ven biển Trung
bộ và nam Trung Bộ:
Kéo dài từ Quảng Bình tới Bình Thuận,
có diện tích là 8250 km2. Đồng bằng nhỏ
hẹp do bị kẹp bởi dãy núi Trường Sơn
phía tây và biển phía Đông. Vì vậy, các
sông thường ngắn, độ dốc lớn, chế độ
thuỷ văn phức tạp. Mùa khô dễ bị hạn,

mùa mưa dễ bị lũ lớn. Đất có thành phần
cơ giới cát nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng
thấp, vùng đất cát ven biển chịu ảnh
hưởng của mặn. Điều kiện thời tiết khí
hậu càng vào phía trong càng ấm dần. Từ
đèo Hải Vân (Huế) trở ra còn có gió mùa
Đông Bắc, từ Đà Nẵng trở vào chỉ có
mùa khô và mùa mưa.
Các vụ lúa chính và tập quán canh tác ở vùng đồng bằng ven biển miền
Trung
Các vụ lúa chính
Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có 3 vụ lúa trong năm: vụ đông xuân, hè thu
và vụ mùa (còn gọi là vụ ba, vụ tám và vụ mười).
- Vụ đông xuân (vụ ba): bắt đầu từ cuối tháng 10 và thu hoạch vào tháng 4
(tháng 3 âm lịch).
- Vụ hè thu (vụ tám): bắt đầu từ cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 9
(tháng 8 âm lịch).
- Vụ mùa (vụ mười): bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào tháng 11 (tháng
10 âm lịch).
- Canh tác lúa ở vùng Đồng bằng ven biển miền Trung
- Những vùng không chủ động nước thường gieo mạ, cấy giống các tỉnh phía
19
Queensfield Business School-Singapore
Bắc.
- Những vùng chủ động nước gieo vãi (gieo sạ), giống các tỉnh phía nam.
Tóm lại, ở đồng bằng ven biển Trung Bộ do địa hình dốc và hẹp, nên yếu tố
chính để quyết định thời vụ, phương thức gieo cấy là nước và đất.
Cánh đồng lúa tại Hà Tĩnh
20
Queensfield Business School-Singapore

Một cảnh đồng ruộng ở Quảng Bình
• Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng Nam bộ (còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long), là vùng mới
được khai thác khoảng 500 - 600 năm trở lại đây. Diện tích toàn châu thổ là
36.000 km2, trong đó diện tích có thể trồng
trọt được khoảng 2,1 triệu ha và đã trồng lúa
1,5 - 1,6 triệu ha.
Đồng bằng sông Cửu Long tương đối bằng
phẳng, độ dốc không đáng kể (1cm/km). Sông
Cửu Long với 2 nhánh là sông Tiền và sông
Hậu, dài trên 120 km. Lượng phù sa của sông
Cửu Long lớn đạt 1000 triệu tấn/năm, 1m3
nước có 0,1 kg phù sa ở mùa khô (tháng 3-4),
0,3 kg phù sa ở mùa lũ cao (tháng 9,10).
Đất đai chủ yếu là phù sa sông Tiền, sông Hậu
khoảng 1.800.000 ha, đất phèn 1.100.000 ha,
đất mặn 320.000 ha, đất than bùn và đất thấp
Glây- mùn.
Thành phần cơ giới của đất phù sa là sét, chất
dinh dưỡng phong phú song thiếu lân.
21
Queensfield Business School-Singapore
Đất phèn ảnh hưởng chủ yếu của sun-phát sắt, sun-phát nhôm, độ pH thấp (4,5-
5).
Vùng đất mặn (rừng U Minh) có nhiều chất hữu cơ, dày 30 cm, có nơi trên 3m
và thiếu các nguyên tố phụ.
Nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long có chủng loại đất phong phú, hàm lượng
dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đối với các loại đất chua, phèn, mặn cần có biện
pháp cải tạo (bón lân, rửa mặn và phèn) để sử dụng và khai thác hiệu quả hơn.
Thời tiết khí hậu:

+ Nhiệt độ bình quân hàng năm cao (26 độ C ở thành phố Hồ Chí Minh) và ít
biến động.
+ Không có mùa đông giá lạnh và đầy ánh sáng. Mùa khô thường khô hơn vì
không có mưa phùn ẩm ướt vào tháng 2 - 3 như ở phía Bắc.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7, lượng mưa hàng năm 1500 - 2000 mm.
+ Độ ẩm không khí bình quân 82%.
Tóm lại, đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên, đất đai và khí hậu rất
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cho sản xuất lúa gạo.
Các vụ lúa chính ở đồng bằng sông Cửu Long
- Vụ mùa: Bắt đầu vào mùa mưa (tháng 5-6) và kết thúc vào cuối mùa mưa
(tháng 11), gồm các giống lúa địa phương dài ngày và thích nghi với nước sâu.
Vụ lúa mùa có diện tích khoảng 1,5 triệu ha.
- Vụ Đông Xuân: Là vụ lúa mới, ngắn ngày, diện tích khoảng 70-80 vạn ha, bắt
đầu vào cuối mùa mưa tháng 11 - 12 và thu hoạch đầu tháng 4.
- Vụ hè thu: Vụ hè thu là một vụ lúa mới, ngắn ngày, bắt đầu từ tháng 4 và thu
hoạch vào trung tuần tháng 8 và có diện tích khoảng 1,1 triệu ha.
Trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long theo 2 phương thức lúa cấy và lúa
sạ. Tùy theo địa hình có mức độ ngập nước khác nhau mà áp dụng cho phù hợp.
Hiện nay do tiến bộ kĩ thuật của sản xuất lúa, công tác thủy lợi cũng đã được
giải quyết khá mạnh mẽ nên nhiều vùng trước đây ngập nước đã được cải tạo.
22
Queensfield Business School-Singapore
Do vậy, phần lớn diện tích ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là gieo sạ, cuối
vụ vẫn còn một số diện tích lúa nổi. Thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
3.2. Những trở ngại và thách thức
- Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp
- Cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê đất dài hạn
- Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún, khó cơ giới hóa.
- Quá trình áp dụng giống mới chịu thâm canh, phát triển thành những vùng sản
xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó

phòng trừ.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng
nông sản.
- Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất
lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến
đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ.
23
Queensfield Business School-Singapore
Chương 4:
THỰC TRẠNG VIỆC XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA
Trong bối cảnh suy thoái nền kinh tế toàn cầu, việc nhìn nhận một cách
chi tiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là một vấn đề cần lưu
tâm. Trong đó, chúng ta đánh giá một cách khách quan về việc xuất khẩu gạo
của Việt Nam trong những năm qua, qua việc xuất khẩu gạo qua các thị trường
trên thế giới. Đặc biệt qua một số nước mà Việt Nam chú trọng xuất khẩu.
Theo báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2008 và triển
vọng 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn
(AGROINFO), xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 giảm mạnh tại thị trường
Châu Á và tăng mạnh tại thị trường Châu Phi. Năm 2008, cũng là năm thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng. Nếu như trong năm 2007,
gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia/vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008,
con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ).
4.1. Xuất khẩu gạo giảm mạnh tại thị trường Châu Á, tăng mạnh tại thị
trường Châu Phi
Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh
so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008). Trong
số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng
mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm
2008).

24
Queensfield Business School-Singapore
Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường
năm 2007-2008(%)
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi
đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các
năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo
lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này
đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất
khẩu) do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng
dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất. Thậm chí, sang năm 2009, sau khi
thu hoạch lúa vụ chính, nước này sẽ xem xét đến khả năng xuất khẩu gạo. Năm
2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh
so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007.
4.2. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu là
sang Philippines, Malaysia, Cuba, Singapore
Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì,
Philippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị
trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm
25

×