Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết vùng lục đầu giang (nghiên cứu trên địa bàn huyện quế võ và gia bình, tỉnh bắc ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
–––––––––––––––––––

TRẦN THỊ NHUNG

TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG
(Nghiên cứu trên địa bàn huyện Quế Võ và Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
–––––––––––––––––––

TRẦN THỊ NHUNG

TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG
(Nghiên cứu trên địa bàn huyện Quế Võ và Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

download by :




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả khảo sát và nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình
nghiên cứu khoa học nào.

Thái Ngun, tháng 5 năm 2019
Tác giả
Trần Thị Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân. Đầu tiên, tôi
xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến q Thầy Cơ tham gia giảng dạy lớp Cao
học Văn học Việt Nam khóa 11, quý Thầy Cơ cơng tác tại Phịng Sau Đại học
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu Trường THPT Quế Võ Số1-Huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh và các
bạn đồng nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Hằng
Phương, người đã hết lịng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình
chuẩn bị, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng luận văn
này sẽ khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của q Thầy
Cơ và các bạn đồng nghiệp để luận văn được bổ sung hoàn thiện nhằm giúp cho công
tác sưu tầm và bảo tồn kho tàng truyền thuyết và lễ hội dân gian ở vùng đất Lục Đầu
Giang đặc biệt là hai huyện Quế Võ, Gia Bình tỉnh Bắc Ninh cho mai sau.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả
Trần Thị Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



download by :



iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6
6. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................. 7
7. Những đóng góp của luận văn ................................................................................ 8
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 9
Chương 1. LỤC ĐẦU GIANG VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI, TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....................................... 9
1.1. Vùng đất Lục Đầu Giang ..................................................................................... 9
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội ............................................................. 9
1.1.2. Văn hóa truyền thống ...................................................................................... 12
1.2. Văn học dân gian vùng Lục Đầu Giang............................................................. 21
1.2.1. Loại hình tự sự dân gian ................................................................................. 21
1.2.2. Thơ ca dân gian ............................................................................................... 23
1.2.3. Tục ngữ phương ngôn và câu đố .................................................................... 25
1.3. Một số vấn đề lý luận và các nhóm truyền thuyết tiêu biểu vùng Lục Đầu Giang ... 27
1.3.1. Một số vấn đề lý luận về truyền thuyết........................................................... 27
1.3.2. Các nhóm truyền thuyết tiêu biểu vùng Lục Đầu Giang ................................ 29
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 31

Chương 2. GIÁ TRỊ TRUYỀN THUYẾT VÙNG ĐẤT LỤC ĐẦU GIANG .... 32
2.1. Giá trị nội dung của các nhóm truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang ............ 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


iv

2.1.1. Truyền thuyết Lục Đầu Giang phản ánh những giai đoạn lịch sử hào hùng
của dân tộc ..................................................................................................... 32
2.1.2. Truyền thuyết vùng Lục Đầu Giang ca ngợi công đức và tài năng hơn
người của các nhân vật lịch sử, nhân vật văn hóa.......................................... 37
2.2. Giá trị nghệ thuật của truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang .......................... 65
2.2.1. Cốt truyện ....................................................................................................... 65
2.2.2. Nhân vật .......................................................................................................... 66
2.2.3. Mơ típ .............................................................................................................. 68
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 75
Chương 3. TRUYỀN THUYẾT VÙNG LỤC ĐẦU GIANG TRONG
KHÔNG GIAN LỄ HỘI VÀ TÂM THỨC DÂN GIAN ..................................... 77
3.1. Truyền thuyết huyện Quế Võ với lễ hội dân gian về các vị Thánh ................... 78
3.1.1. Truyền thuyết về những người theo Gióng đi đánh giặc và các lễ hội ........... 78
3.1.2. Truyền thuyết Thánh Tam Giang với lễ hội ở xã Vân Dương ....................... 83
3.1.3. Truyền thuyết Thánh Nguyễn Minh Không với lễ hội rước nước ở chùa
Phả Lại ........................................................................................................... 85
3.1.4. Truyền thuyết Đức Thánh Trần với lễ hội đền thượng làng Lê Độ, đền
làng Hôm, đền làng Thịnh Lai… ................................................................... 87
3.2. Truyền thuyết huyện Gia Bình với lễ hội dân gian về các vị tướng .................. 88

3.2.1. Truyền thuyết các tướng Hai Bà Trưng với các lễ hội tiêu biểu .................... 88
3.2.2. Truyền thuyết Cao Lỗ Vương với lễ hội đền Cao Lỗ ở xã Cao Đức ............. 91
3.3. Truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang trong tâm thức dân gian ..................... 94
3.3.1. Tâm thức hướng về cội nguồn ........................................................................ 94
3.3.2. Tâm thức đoàn kết sức mạnh cộng đồng ........................................................ 96
3.3.3. Tâm thức bảo tồn và lưu truyền văn hóa ........................................................ 97
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 98
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 103
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vùng đất Lục Đầu Giang là nơi có địa thế phịng thủ hiểm yếu “Lục long
tranh châu”. Đây là cửa ngõ đường thủy để tiến vào thành Thăng Long. Chính vì
vậy vùng đất này trở thành nơi có bề dày lịch sử và có truyền thống văn hóa lâu đời.
Nhân dân hai bên bờ sông Lục Đầu rất cần cù lao động và rất sáng tạo. Họ cũng là
những con người yêu quê hương, yêu đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng
nước và giữ nước, những người dân vùng đất Lục Đầu Giang đã góp cơng sức thậm
chí cả máu xương của mình để lập nên những chiến cơng vang dậy, bảo vệ vững
chắc mảnh đất thiêng của tổ quốc.

“Hơn bảy trăm năm trải mấy triều
Khí thiêng phảng phất núi non cao”
(Á Nam Trần Tuấn Khải)
Trong hành trình khảo sát văn hóa và văn học dân gian ở các địa phương hai
huyện Quế Võ, Gia Bình nằm bên bờ sơng Lục Đầu, chúng tôi nhận thấy hệ thống
truyền thuyết dân gian và lề hội của mảnh đất này rất phong phú. Truyền thuyết dân
gian là một trong những thể loại quan trọng góp phần tạo nên nền văn hóa của mỗi
vùng đất cũng như nền văn hóa dân tộc. Các nhân vật trong truyền thuyết vừa là các
vị thần tự nhiên như: Pháp vân, pháp vũ, pháp lôi, pháp điện, sơn thần, thủy thần,
thạch thần… vừa là các nhân thần, đó là những nhân vật lịch sử được dân gian hóa.
Chính vì vậy thông qua những tác phẩm truyền thuyết ta thấy rất nhiều những tri
thức về cuộc sống của người xưa từ đời sống vật chất, công cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm, phong tục tập quán và đời sống tâm linh. Việc tìm hiểu cái hay cái đẹp
của các tác phẩm truyền thuyết tiêu biểu của vùng đất Lục Đầu Giang ta sẽ hiểu
được tâm tư, tình cảm và cả tư duy của nhân dân trong các giai đoạn lịch sử khác
nhau của dân tộc. Vì vây mỗi triều đại từ: Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần, hậu Lê và triều
Nguyễn… đều để lại những dấu ấn đậm nét lên phong tục tập quán, văn hóa, văn
học dân gian của những làng quê bên bờ sông Lục Đầu.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử nhiều ngơi đình, ngơi đền, ngơi chùa
bị chiến tranh tàn phá khơng cịn dấu vết, thần tích, thần phả cũng bị thiêu trụi bởi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


2

ngọn lửa oan nghiệt của chiến tranh. Khi chiến tranh đi qua nhân dân lại mải miết

làm kinh tế, dựng xây nhà cửa khang trang, làm đường giao thông to đẹp mà họ
quên mất việc khôi phục những di sản văn hóa, văn học dân gian có giá trị tinh thần
vô cùng to lớn của ông cha. Đây là một thực trạng đáng buồn, đáng lo ngại.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Lục Đầu Giang, hơn nữa còn
là một giáo viên dạy văn ở trường THPT nên tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu về
truyền thuyết dân gian vùng đất Lục Đầu Giang chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Gia
Bình của tỉnh Bắc Ninh là một việc làm vô cùng cần thiết, để giới thiệu những
truyền thuyết và lễ hội ở quê nhà cho thế hệ sau, giúp cho người dân thêm tự hào,
u q mảnh đất q hương mình. Đó cũng là cơ hội để người viết tích lũy thêm
kiến thức về kho tàng văn học dân gian ở địa phương. Vốn kiến thức này sẽ rất hữu
ích góp phần giảng dạy văn học dân gian và mở rộng liên hệ thực tế về sự ảnh
hưởng của văn học dân gian tới văn học viết. Điều đó giúp các em học sinh thấy
được sự phong phú và giá trị của thể loại truyền thuyết dân gian ở quê nhà nói
riêng, kho tàng văn học dân gian nói chung. Từ đó khơi dậy trong các em lòng tự
hào dân tộc, các em sẽ có ý thức trân trọng, biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn
văn hóa, văn học dân gian của cha ông.
2. Lịch sử vấn đề
2. 1. Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết ở Việt Nam
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại,
thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch
sử.Thể loại truyền thuyết ở nước ta ra đời sớm từ giai đoạn một nghìn năm Bắc
thuộc nhưng phải đến thế kỷ XIV, XV một số nhà nho như: Lý Tế Xuyên, Vũ
Quỳnh, Trần Thế Pháp, Kiều Phú, Ngơ Sỹ Liên…mới có ý thức dày công sưu tầm
truyền thuyết dân gian và tập hợp lại trong các cuốn sách: Báo cực truyện, Ngoại sử
ký, Việt điện U Linh, Lĩnh Nam trích quái và Đại Việt sử ký toàn thư… Nhưng việc
sử dụng thuật ngữ truyền thuyết vào việc nghiên cứu văn học dân gian ra đời muộn mãi
đến năm 1957 với sự chào đời của hai cuốn sách: Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam
của nhóm Lê Q Đơn ( gồm các ơng: Lê Thước,Trương Chính,Hồng Ngọc Phách,
Vũ Đình Liên, Huỳnh Lý, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu) và tác phẩm Sơ thảo lịch sử văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




download by :


3

học Việt Nam do các tác giả Văn Tân,Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi,Hồi
Thanh,Vũ Ngọc Phan biên soạn thì thuật ngữ truyền thuyết mới được dùng.
Trong cuốn giáo trình của trường Đại học Sư phạm xuất bản năm 1961- 1970
đã đưa truyền thuyết vào cơ cấu các thể loại văn học dân gian như: thần thoại, cổ
tích…Chúng đều thuộc loại hình tự sự dân gian có cốt truyện, có nhân vật. Năm
1971 các tác giả: Tầm Vu, Phan Trần, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc Côn và Kiều
Thu Hoạch đã đưa ra định nghĩa về truyền thuyết, chỉ ra những đặc điểm cơ bản của
thể loại văn học này. Đây là những đóng góp to lớn cho thể loại truyền thuyết.
Năm 1973 khi nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc mà
cha ơng để lại, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có những định hướng về thể loại
truyền thuyết “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử
mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào nó tâm tình thiết tha của
mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tửng tượng và nghệ thuật dân gian
làm nên những tác phẩm văn học mà đời đời con người ưa thích” [17,Tr 506].
Năm 1990 trong cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” của tác giả
Hoàng Tiến Tựu và cuốn sách “Văn học dân gian Việt Nam” của tác giả Lê Chí Quế
đã đưa ra khái niệm và cách phân loại truyền thuyết một cách hợp lý, rất có sức
thuyết phục. Năm 2002 cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của tác giả
Phạm Thu Yến đã có những định hướng khá toàn diện cho việc nhận diện thể loại
truyền thuyết từ đặc điểm nội dung đến các thủ pháp nghệ thuật quen dùng của thể
loại văn học dân gian này. Những năm gần đây đã có nhiều hướng nghiên cứu mới
về truyền thuyết trong đó nổi bật là hướng nghiên cứu liên ngành.

Điểm qua các cơng trình sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu về truyền thuyết dân
gian trong nhiều giai đoạn lịch sử chúng tôi nhận thấy thể loại truyền thuyết đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị ra
đời. Đây sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng để người viết áp dụng vào đề tài
nghiên cứu của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


4

2.2. Tình hình nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Bắc Ninh và vùng đất Lục
Đầu Giang
Cho đến nay việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nói chung, thể
loại truyền thuyết nói riêng tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được khá nhiều người quan
tâm. Bắng chứng rõ nhất là có rất nhiều những cuốn sách đã ra đời như: Việt điện u
linh tập và Lĩnh Nam chích quái của triều đại nhà Trần, được coi là hai tác phẩm đặt
nền móng cho việc tìm hiểu truyện kể và truyền thuyết dân gian trong đó có những
sự tích về: Thần Phù Đổng (Thánh Gióng), truyện rùa vàng, nguyễn Minh Khơng…
Đầu thời Nguyễn có cuốn sách Bắc Ninh phong thổ tạp ký ghi chép lại sự tích các vị
thần và Phật ở các đền chùa của Kinh Bắc. Tác phẩm Bắc Ninh tồn tỉnh dư địa chí
và cuốn Bắc Ninh dư địa chí của triều Nguyễn đã ghi chép lại những nét văn hóa
tiêu biểu của miền quê quan họ Kinh Bắc và các truyện kể dân gian về các vị thánh
thần. Cuốn sách Truyện cổ xứ Bắc của nhóm tác giả Xuân Cần, Anh Vũ sưu tầm có
nhiều thể loại truyện kể: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, giai thoại.
Cuốn sách Các nữ thần Việt Nam đã kể lại cuộc đời và chiến công của cá vị

nữ thần ở Việt Nam, trong đó có nhiều nữ thần người Kinh Bắc. Cuốn sách Lễ hội
Bắc Ninh của tác giả Trần Đình Luyện đã giới thiệu khá đầy đủ tên và nơi tổ chức
và thời gian tổ chức các lễ hội từ lớn đến nhỏ của Bắc Ninh, Truyền Thuyết thành
cổ Luy Lâu của Phạm Thuận Thanh chủ yếu đi vào giới thiệu những truyền thuyết
vùng huyện Thuận Thành. Người anh hung làng Dóng của Cao Huy Đỉnh giúp cho
người đọc có cái nhìn tồn diện từ nguồn gốc xuất thân, con đường Dóng ra trận,
con đường Dóng trở về quê nhà và bay lên trời. Danh Nhân lịch sử Kinh Bắc của
Trần Quốc Thịnh đã kể về cuộc đời và sự nghiệp của hai trăm tám ba danh nhân của
mảnh đất Kinh Bắc. Truyện cổ ca dao tục ngữ các làng quan họ của Lê Danh
Khiêm chủ yếu kể về thủy tổ Quan họ, những sự tích liên quan đến các làng Quan
họ và một phần nhỏ là ca dao - Tục ngữ. Thần tích sắc phong các vị thần thành
hoàng làng tỉnh Bắc Ninh của Lê Viết Nga liệt kê đầy đủ các thần tích, thần sắc và
lễ hội đình, đền ở tất cả các làng xã ở các huyện, thành phố của Bắc Ninh trong đó
có nhiều lễ hội, nhiều thần tích bị mai một khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi
tiếc nuối. Truyền thuyết về các vị tổ nghề của tỉnh Bắc Ninh, đã giới thiệu lịch sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


5

các làng nghề trong tỉnh Bắc Ninh và tóm tắt thần tích các vị tổ nghề đã được thờ
phụng trong các làng nghề tiêu biểu. Văn chương Bắc Ninh của hai tác giả Ngọc
Lâm và Khắc Đàm giúp người đọc thấy một phần nhỏ các tác phẩm Truyện cổ, ca
dao, tục ngữ và một vài tác phẩm văn thơ của người con Kinh Bắc… Ở những cuốn
sách này các tác giả đã dày công sưu tầm các thể loại văn học dân gian ở quê nhà
như: tục ngữ, ca dao, các giai thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết, dân ca quan họ, sự

tích và ý nghĩa một số các địa danh, trang sử các địa phương trong tỉnh, phong tục tập
qn, lễ hội đình chùa… trong khơng gian văn hóa thơn làng.
Bên cạnh đó dưới góc độ khoa học văn học, truyền thuyết dân gian Bắc Ninh
cũng đã được đề cập trong các cơng trình như: Truyện kể dân gian trong khơng gian
văn hóa xứ Bắc (năm 2011, luận án tiến sĩ của Nguyễn Huy Bỉnh).
Làng tranh dân gian Đông Hồ (năm 2012, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hạnh).
Tín ngưỡng thành hồng làng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (năm 2013 của...). Truyền
thuyết và lễ hội chùa Dâu (năm 2014, luận văn thạc sĩ của Trần Xuân Chương) Đại
học Quốc Gia Hà Nội. Tín ngưỡng bà chúa kho ở châu thổ Bắc Bộ (năm 2015, luận
án tiến sĩ của Phan Phương Anh), Đại học sư phạm Hà Nội.
Như vậy, cho đến thời điểm này chưa có một cơng trình nào đi sâu tìm hiểu
một cách tồn diện về truyền thuyết vùng đất Lục Đầu Giang, đặc biệt là truyền
thuyết ở hai huyện Quế Võ và Gia Bình của tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở tìm hiểu các
cơng trình nghiên cứu đi trước, với ý thức muốn giữ gìn những di sản văn hóa của
quê hương Kinh Bắc, chúng tôi chọn “Truyền thuyết dân gian vùng Lục Đầu Giang
(nghiên cứu trên địa bàn huyện Quế Võ và Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)” làm đề tài cho
cơng trình nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận văn là Truyền thuyết dân gian
vùng Lục Đầu Giang (chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
- Tìm hiểu thêm một số lễ hội dân gian tiêu biểu ở nơi đây
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi căn cứ vào các văn bản truyện
kể dân gian xứ rong Kinh Bắc đã được các nhà Nho, nhà nghiên cứu ghi chép trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :



6

các cuốn sách đã được xuất bản như: Người anh hùng làng Dóng, Danh nhân lịch sử
Kinh Bắc, kể chuyện lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc...
- Mặt khác, chúng tơi cũng tham khảo các thần tích, thần sắc ở các đền thờ,
đình thờ ở các địa phương vùng Lục Đầu Giang.
- Tư liệu nghiên cứu chủ yếu là các: Truyền thuyết dân gian vùng đất Lục
Đầu Giang trong một không gian cụ thể là hai huyện Quế Võ, Gia Bình của tỉnh
Bắc Ninh. Tập trung vào những nhóm truyền thuyết tiêu biểu về: Thánh Tam
Giang, Thánh Gióng, Nguyễn Minh Không, Cao Lỗ, các tướng thời Hai Bà Trưng,
Trần Thủ Độ, Thiên Tướng Hồng Bà...
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện giá trị của truyền thuyết với tư cách một thể loại văn học dân
gian và dấu ấn, vai trị của nó trong không gian lễ hội và tâm thức người dân.
- Từ đó góp tiếng nói khẳng định bề dày và trầm tích văn hóa ở những nơi
tiêu biểu của vùng đất Lục Đầu giang.
- Bước đầu định hướng chung về bảo tồn và phát huy giá trị truyền thuyết và
lễ hội dân gian đất Lục Đầu vùng Giang.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, mô tả một cách hệ thống truyền thuyết dân gian ở hai huyện nằm
bên bờ sông Lục Đầu là Quế Võ, Gia Bình và những nét văn hóa tiêu biểu của vùng
đất Kinh Bắc.
- Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết và mối liên hệ
giữa truyền thuyết với lễ hội ở vùng đất Lục Đầu Giang.
- Đưa ra một số định hướng chung về bảo tồn và phát huy giá trị truyền
thuyết và lễ hội dân gian nơi mảnh đất địa linh nhân kiệt này.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp sưu tầm điền dã: Đây là một trong những phương pháp quan
trọng mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này. Chúng tôi đã tiến hành điền dã đến
tận các làng có thờ các vị thánh và thần như: Thánh Tam Giang, Thánh Gióng, Cao
Lỗ Vương, Nguyễn Minh Khơng... của tỉnh Bắc Ninh, khảo sát các nơi thờ cúng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


7

sưu tầm các truyền thuyết, phỏng vấn những người cao tuổi có hiểu biết về lịch sử
ngơi đền, chụp ảnh tư liệu...
- Phương pháp khảo sát thống kê: Trên cơ sở những tài liệu truyện kể,
truyền thuyết... thu thập được qua quá trình điền dã, kết hợp với những nguồn tài
liệu sách, báo viết về các vị thánh, thần nói trên đã được công bố, xuất bản, các hồ
sơ di tích, lễ hội ở địa phương, chúng tơi tiến hành thống kê phân loại, sắp xếp
thành từng nhóm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những truyền thuyết ở hai huyện Quế
Võ, Gia Bình chúng tơi tiến hành phân tích, đánh giá và nhìn nhận về đặc điểm nội
dung và nghệ thuật truyền thuyết dân gian vùng đất Lục Đầu Giang.
- Phương pháp so sánh loại hình: Chúng tơi tiến hành mở rộng liên hệ so
sánh với một số truyền thuyết dân gian ở một số vùng lân cận để thấy được những
giá trị nổi bật trong những truyền thuyết vùng Lục Đầu Giang và chỉ rõ những nét
chung và riêng mang đậm dấu ấn văn hoá của vùng miền ở các truyền thuyết dân
gian này.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: là phương pháp nghiên cứu có sự kết
hợp phương pháp của nhiều ngành khoa học khác nhau: văn hóa học, Sử học, Dân

tộc học,... để tập trung làm rõ giá trị của truyền thuyết dân gian vùng đất Lục Đầu
Giang và ý nghĩa to lớn của các truyền thuyết trong đời sống văn hóa tâm linh của
nhân dân địa phương.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Lục Đầu Giang, vùng đất, con người, truyền thống văn hóa và
một số vấn đề lý luận
Chương 2: Giá trị của truyền thuyết vùng Lục Đầu Giang
Chương 3: Truyền thuyết vùng Lục Đầu Giang trong không gian lễ hội và
tâm thức dân gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


8

7. Những đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống và khá toàn
diện về các truyền thuyết ở Quế Võ, Gia Bình, hai huyện nằm bên bờ sơng Lục Đầu
và văn hóa lễ hội gắn với những truyền thuyết nơi đây.
Thêm một ý kiến khẳng định vị trí quan trọng của các truyền thuyết dân gian
vùng đất Lục Đầu Giang và những nét văn hóa tâm linh đặc trưng của các truyền
thuyết này. Từ đó, người viết mong muốn được góp phần cơng sức nhỏ bé của mình
vào việc gìn giữ và giới thiệu vốn văn hoá vừa phong phú vừa đặc sắc của quê
hương Kinh Bắc thương yêu.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


9

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. LỤC ĐẦU GIANG VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI,
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ VÂN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ
LOẠI TRUYỀN THUYẾT
Trong phạm vi cho phép của đề tài nghiên cứu, chúng tơi khơng có tham
vọng đi sâu vào mọi vấn đề thuộc về điều kiện tự nhiên, xã hội và vấn đề văn hóa
của vùng đất Lục Đầu Giang ở hai huyện Quế Võ, Gia Bình của tỉnh Bắc Ninh mà
chỉ đi vào tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự hình thành các truyền thuyết dân
gian và lễ hội của hai huyện này. Vì vậy trong q trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng
tơi chỉ tập trung vào những vấn đề sau: Vùng đất Lục Đầu Giang, con người và văn
hóa, văn học dân gian của vùng đất Lục Đầu ở hai huyện Quế Võ, Gia Bình của
tỉnh Bắc Ninh.
1.1. Vùng đất Lục Đầu Giang
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội
Về mặt vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng Lục Đầu Giang là điểm hẹn
của sáu dòng sông là: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sơng
Kinh Thầy, sơng Thái Bình mà thành. Chính vì vậy mà “người xưa coi đây là biểu
tượng hợp lưu của tứ đức trong vũ trụ” cũng bởi vì trong sáu dịng sơng nói trên có
bốn dịng sơng đều có một chữ đức trong tên của mình: sơng Thương (Nhật Đức),
sông Lục Nam (Minh Đức), sông Cầu (Nguyệt Đức),sông Đuống (Thiên Đức).
Nhân tâm trong trời đất đều được hội tụ lại ở qng sơng Lục Đầu này,đem lại sự

bình n, thịnh vượng cho cuộc sống của nhân dân. Bãi Nguyệt Bàn là một bãi bồi
toàn đất phù sa mầu mỡ, cây cối xanh tốt quanh năm. Nó lại nằm ở giữa dòng Lục
Đầu Giang giống như một hòn ngọc xanh q giá. Sáu dịng sơng giống như sáu
con rồng đều quay đầu về phía Bãi Nguyệt Bàn, nên nhân dân mới gọi hiện tượng tự
nhiên kì thú này là: Lục long tranh châu.
Thời phong kiến dịng sơng này trở thành dịng sơng huyền thoại đã ghi dấu
biết bao chiến cơng của cha ông trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đặc biệt là
chiến công của triều đại nhà Trần trong ba lần đại phá giặc Ngun Mơng. Dịng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


10

sông Lục Đầu là ranh giới chia tách giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương. Nằm bên
bờ phía Tây Bắc của dịng sơng là huyện Chí Linh của tỉnh Hải Dương, nằm ở phía
bờ Đơng Nam là hai huyện Quế Võ và Gia Bình của tỉnh Bắc Ninh. Hai huyện này
chạy men theo đơi bờ của dịng sơng Thiên Đức. Đây là vùng đất có vị trí chiến
lược quan trọng là cửa ngõ đường thủy để tiến vào kinh thành Thăng Long xưa và
cũng là thủ đô Hà Nội ngày nay. Quốc lộ mười tám chạy dọc giữa huyện Quế
Võ,quốc lộ ba tám nồi huyện Gia Bình với Hải Dương và Hải Phịng, cùng với cây
cầu Bình Than và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy qua đây,đã góp phần nối kết
vùng đất Lục Đầu với những trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại lớn là Hà
Nội, Quảng Ninh,Hải Phòng.Đây là tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc Việt
Nam. Không chỉ thuận tiện về giao thông đường bộ, vùng đất này cũng khá thuận
tiện về giao thơng đường thủy, phía Bắc của huyện Quế Võ là dịng sơng Cầu, phía
Nam là dịng sơng Đuống rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như

vấn đề an ninh quốc phịng. Q trình bồi đắp phù sa của hai dịng sơng Nguyệt
Đức và Thiên Đức đã tạo nên những bãi bồi rộng lớn chạy dọc theo đôi bờ của hai
dịng sơng này. Đây là nơi nhân dân ven sông trồng các loại cây hoa màu như:
chuối, ngô, khoai, đỗ, lạc, vừng…Chẳng thề mà nhà thơ Hoàng Cầm viết về quê
hương trong bài Bên kia sông Đuống (sông Thiên Đức) với hình ảnh về một miền
quê trù phú “Xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngơ khoai biêng biếc”.
Vùng đất Lục Đầu Giang về phía Bắc Ninh có diện tích 159, 482 km2, địa
hình khơng bằng phẳng,có độ dốc theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông, được thể hiện rõ qua dòng chảy của hai dòng sơng. Miền q này khơng hồn
tồn là đồng bằng mà có xen kẽ những đồi núi thấp như dãy núi Nam Sơn, núi Dạm,
núi Thiên Thai,núi Đông Du, núi Hiền Lương... Nhưng đồng bằng chiếm phần lớn
diện tích tự nhiên của hai huyện. Khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một
năm chia thành bốn mùa rõ rệt đó là: xn, hạ, thu, đơng.Mùa xn khí hậu thường
ấp áp và ẩm thấp vì có gió nồm và mưa phùn, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại
cây trồng phát triển xanh tốt.Mùa hè bầu khơng khí rất oi bức, nóng nực và hay có
những trận mưa rào nên những khu đồng chiêm trũng ở đây hay bị ngập úng, mực
nước của hai con sông dâng lên rất cao dễ gây ra vỡ đê và lụt lội. Nhân dân ở đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


11

còn nhớ mãi những trận lụt lịch sử năm 1968 và năm 1971. Mùa thu khí hậu rất mát
mẻ với sự xuất hiện của những làn gió heo may, lượng mưa không nhiều như mùa
hè, công việc cấy, cày của nhà nông được thuận lợi. Mùa đông thời tiết giá lạnh với
những trận gió mùa đơng bắc ùa về nhưng đây lại là thời tiết lý tưởng để những cây

trồng vụ đông phát triển đặc biệt là khoai tây và cải bắp… Xưa kia vùng đất Lục
Đầu Giang cũng có những cánh rừng rậm như rừng tre ngà ở làng Ngườm (Nghiêm
Xá), rừng gỗ lim ở làng Can Vũ, những khu rừng này gắn liền với truyền thuyết về
Thánh Gióng đi đánh giặc Ân. Nhưng nay phần lớn những khu rừng bị tàn phá chỉ
còn lại những cái tên: Đồng rừng, Bãi rừng, Bãi lim, Vườn Cam… Nên tài nguyên
rừng khơng lớn, vì chủ yếu là rừng trồng. Tài ngun khống sản chủ yếu chỉ có vật
liệu xây dựng như: đất sét, cát để sản xuất đồ gốm, gạch ngói các loại. Vùng đất
Lục Đầu Giang ngày xưa cịn có một hồ nước rộng lớn chạy dài suốt từ khu vực
huyện Yên Dũng của Bắc Giang đến hai huyện Gia Bình, Lương Tài của Bắc Ninh.
Hồ nước đó có tên gọi là hồ Lãng Bạc. Hồ nước này gắn liền với truyền thuyết Hai
Bà Trưng. Nhưng theo thời gian và những thay đổi về kiến tạo địa chất, một lượng
phù sa lớn từ dòng Lục Đầu đã bồi đắp thành những cánh đồng và làng mạc, phố
phường dân cư đông đúc.Chính những yếu tố tự nhiên này đã tác động lớn đến sự
hình thành và phát triển của nền văn hóa, văn minh nơng nghiệp lúa nước ở vùng
Lục Đầu Giang, trong đó có văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng.
Về điều kiện xã hội,dân số của vùng đất Lục Đầu Giang theo số liệu điều tra
năm 2015 là 167672 người, với hai mươi bảy dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là
dân tộc Kinh, Tày, Nùng.Trong số các dân tộc đang sinh sống ở vùng đất này thì
người Kinh chiếm số lượng lớn nhất, đơng đảo nhất.Họ là những người giữ vai trị
chủ đạo trong quá trình khai phá, dựng xây và phát triển các làng xã ở miền quê
này. Ngày từ thời nhà nước Văn Lang, Âu Lạc những người Kinh ở vùng đất này đã
có nền sản xuất văn minh tương đối phát triển. Họ phát triển kinh tế vừa dựa vào
việc khai thác những thứ có sẵn trong tự nhiên như: bắt cá, cua ốc, trai hến và hái
các loại hoa quả: khế, cam… Họ cịn biết cấy lúa, trồng ngơ và chăn nuôi gà, lợn.
Biết làm các nghề thủ công: rèn sắt, đan tre, đan cói, đúc đồng. Nhưng sản xuất
nông nghiệp, cấy lúa nước và trồng cây vẫn là lĩnh vực kinh tế chủ đạo. Các nơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




download by :


12

cụ phục vụ sản xuất của người dân Lục Đầu ngày càng tinh sảo. Sau một thời gian
dài cấy trồng cây lương thực người Kinh đã biết tích lũy cho mình những kinh
nghiệm phong phú và những phương pháp canh tác phù hợp hơn với điều kiện tự
nhiên, đất đai, khí hậu của miền đất này.Những kinh nghiệm ấy được lưu truyền đến
ngày nay qua những bài ca dao, những câu tục ngữ và phương ngôn của xứ Bắc.
Các dân tộc Tày, Nùng…chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Họ là những người về làm
dâu, làm rể ở vùng đất này hoặc mốt số người dân di cư từ mạn Bắc Giang, Lạng
Sơn… xuống vì thấy điều kiện sống ở đây thuận lợi nên họ cư trú lâu dài.Chính
điều này tạo nên điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, để nền
văn hóa của vùng đất Lục Đầu ngày một phong phú, đa dạng.
Cư dân vùng Lục Đầu Giang chịu ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo: Nho, Phật,
Đạo… sớm muộn khác nhau. Đạo phật có ảnh hưởng mạnh tới địa phương từ thời
nhà Lý, một loạt ngôi chùa được xây dựng trong thời gian này, những giáo lý của
nhà phật khá phù hợp với đạo lý truyền thống của người dân nên được đón nhân và
truyền bá rộng rãi.
1.1.2. Văn hóa truyền thống
Lục Đầu Giang là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt, một trong
những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa. Gia Bình và Quế Võ là hai
địa danh văn hóa tiêu biểu của vùng đất Lục Đầu Giang thuộc địa phận tỉnh Bắc
Ninh. Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Văn hóa miền đất này rất đa dạng
có sự hội nhập và tiếp thu có chọn lọc nhiều yếu tố văn hóa trong và ngồi nước.Có
những yếu tố văn hóa truyền thống của người Việt từ cách ăn ở, lao động sản
xuất,mối quan hệ trong gia đình đến mối quan hệ ngồi xã hội.Bên cạnh đó có
những yếu tố văn hóa là kết quả của sự hội nhập từ nước ngoài đặc biệt là hai nước
láng giềng Trung Quốc và Ấn Độ. Ở những địa phương này cịn lưu giữ nhiều giá

trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Văn hóa vật thể là những yếu tố văn hóa tồn tại hữu hình người ta có thể
ngắm nhìn bằng mắt, có thể cầm lên bằng tay, có thể cảm nhận qua các giác quan
như: thị giác, xúc giác, vị giác. Những yếu tố văn hóa này tồn tại qua nhiều thời đại
và được các thế hệ người dân giữ gìn và phát huy. Yếu tố văn hóa vật thể được nhắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


13

đến trước tiên là kiến trúc tổng thể của những thơn (làng) ở Quế Võ, Gia Bình cũng
mang những nét chung của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống đường giao thông
ở các làng quê vùng đất Lục Đầu cũng khá độc đáo. Phần lớn những con đường vào
các xóm đều rất nhỏ, chạy quanh co nên những phương tiện giao thơng hiện đại như
ơ tơ chỉ có thể đỗ ở đầu làng, không thể vào trong các ngõ xóm. Làng nào cũng có
từ hai đến ba trục đường chính chạy ở mặt phía trước làng, đường chạy giữa làng,
đường chạy phía sau làng. Những con đường này thường rộng gấp đơi đường trong
ngõ xóm, cây cối được trồng hai bên đường xanh tốt, phần lớn là những lũy
tre.Ngày xưa toàn là đường đất, nên trời mưa là lầy lội trơn trượt, nhưng ngày nay
theo chính sách phát triển giao thông nông thôn của Đảng và nhà nước những con
đường ở các làng quê đều đã được đổ bê tơng rất sạch sẽ.
Yếu tố văn hóa vật thể được nhắc đến tiếp theo là kiến trúc của những ngôi
nhà trong các thơn(làng), ngày xưa những gia đình giàu có thì xây nhà ngói sân
gạch khung nhà được làm bằng gỗ lim rất chắc chắn, cịn những gia đình nghèo thì
sống trong những ngơi nhà mái lợp bằng rơm rạ, khung nhà bằng tre, tường nhà là
vách đất, để có vách đất chắc chắn những người dân nghèo ở Lục Đầu Giang đã biết

dùng rơm rũ dối ngào lẫn với bùn đất và chát lên khung tre của ngôi nhà. Kiến trúc
nhà cửa ngày nay đã khác xưa nhưng vẫn còn kẻ giàu người nghèo nên nhà cửa vẫn
thể hiện rõ điều kiện kinh tế của từng gia đình. Nhà giàu xây cao tầng, xây biệt thự,
nhà vườn… trang trí cầu kì đẹp mắt, nhà nghèo là nhà cấp bốn cũ kĩ, thấp bé.
Văn hóa vật thể cịn được thể hiện rõ nét ở những ngơi chùa cổ kính có lịch
sử tồn tại lâu đời, có kiến trúc độc đáo như: Chùa Hàm Long được xây dựng từ thời
nhà Lý trên dãy núi Nam Sơn,dãy núi như hình con rồng cha, chỗ xây chùa là vị trí
miệng của con rồng nên mới có tên gọi Hàm Long.Đường lên chùa là những bậc đá
xanh, hai bên là những cây cổ thụ tỏa đầy bóng mát.Sân chùa khơng rộng nhưng
được trồng nhiều cây xanh. Mới vào đến sân chùa đã cảm nhận thấy bầu khơng khí
trong lành thanh tịnh chốn cửa thiền. Tịa nhà chính điện có bốn pho tượng đồng có
niên đại khoảng gần một trăm năm. Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng là nơi
nhốt vong an toàn nhất nên khách thập phương đến để cầu cúng và gửi vong hồn
những người trong gia đình bị mất vào giờ nặng rất đơng.Cách chùa Hàm Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


14

không xa là ngôi đền Tấm Cám và ngôi chùa Dạm, dưới chân núi là ngòi Con Tên,
Ngòi Con Tên chạy thẳng đến chân núi con Rùa tạo thành một quần thể danh thắng
đẹp và linh thiêng .Nếu như dãy núi Nam Sơn được ví như con rồng cha để người
dân Lục Đầu xây dựng chùa Hàm Long thì dãy núi Thiên Thai nằm bên bờ hữu
ngạn của dịng sơng Thiên Đức được ví như con rồng mẹ. Đây là dãy núi hội tụ
nhiều linh khí nên từ thời nhà Lý cũng xây dựng ở đây hai ngôi chùa là Chùa Đông
Lâm và chùa Tĩnh Lư thiên tự .Cửa sông Lục Đầu cịn có ngơi chùa thờ hai vị quốc

sư của triều đình nhà Lý là Dương Khơng Lộ và Khổng Minh Khơng (Nguyễn Minh
Khơng) đó chính là Chùa Phả Lại, có tên chữ là Chúc Thánh tự. Ngơi chùa này tọa
lạc trên đỉnh núi Phả Lại hướng ra cửa sông Lục Đầu (Lục Đầu Giang) thuộc xã
Đức Long, huyện Quế Võ.Quần thể đình,đền, chùa Phả Lại được xây dựng vào thời
Lý ở thế kỷ XI.Khuôn viên chùa rất rộng, cổng chùa mới được xây dựng lại thời
gian gần đây. Sân chùa có nhiều cây cối xanh tốt và có một tấm bia đá cổ Phả Lại
từ bi. Mái ngói của chùa rêu phủ u trầm tạo nên vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng.
Vùng Lục Đầu Giang cịn có hàng trăm ngơi đình, đền. Mỗi ngơi đình, đền ở
đây đều có kiến trúc độc đáo như: Đền Tam phủ cịn có tên là đền thờ “Ba vua”, ba
vị vua được thờ ở đây là Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ - vua của ba cõi tự nhiên
(trời-đất-nước) đã sáng tạo ra mn lồi. Đền xây từ rất lâu đời và được trùng tu,
tơn tạo nhiều lần trong đó để lại dấu ấn đậm nét nhất là những đường nét kiến trúc
nghệ thuật của thời Lê và thời Nguyễn. Cổng đền vừa được xây dựng lại rất to đẹp,
với những hình rồng phượng uy nghiêm. Trước cửa đền là một khoảng sân rộng với
nhiều cây cổ thụ có nhiều cành lá rậm rạp tươi tốt tỏa bóng mát quanh năm, trong
đó lâu đời nhất là cây đa lan có tuổi thọ hàng trăm năm, bộ rễ của nó xù xì như cây
đa nhưng lại ra lá và hoa giống như cây lan. Cây đa lan này tươi tốt quanh năm, tỏa
hương thơm ngát như một nét độc đáo khiến không gian đền thêm phần cổ kính,
thâm nghiêm. Ngơi nhà phía trước là đền thờ “Ba vua” (Thiên phủ, Địa phủ, Thủy
phủ). gồm ba tòa: tiền tế, trung đền và hậu cung. Tòa tiền tế được xây dựng theo
kiến trúc ba gian hai trái, mái đao cong, khung dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với
nhiều đường nét chạm trổ hình rồng, phượng, cây cỏ, hoa lá rất cầu kì tinh sảo.
Trung đền có kiến trúc tương tự như tịa tiền tế, là nơi đặt ban thờ Ngũ vị tiên ơng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :



15

Đức ông và Bà chúa Lục Đầu Giang. Đặc biệt, trên khám thờ có treo bức hồnh phi
cổ bằng tiếng Hán “Tam phủ linh từ” (đền tam phủ linh thiêng), cột hai bên treo câu
đối: “Vạn cổ nguy nga Tam Phủ điện/ Thiên thu đột ngột Lục đầu giang”. Ngăn
cách giữa trung đền và hậu cung là một khoảng sân khá rộng, lát gạch vuông thường
gọi là sân rồng. Hậu cung là nơi tối linh thiêng, đặt tượng thờ ba vị vua của ba cõi:
Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ trong dáng vẻ uy nghiêm. Mỗi vị vua mặc một màu
áo khác nhau: Đức vua Thiên phủ mặc áo màu đỏ đầu đội mũ đỏ, đức vua Địa phủ
mặc áo màu vàng, đầu đội mũ vàng, đức vua Thuỷ phủ mặc áo trắng, đầu đội mũ
trắng. Cách đền Tam Phủ không xa là đền thờ Cao Lỗ Vương cũng cổ kính, linh
thiêng nằm trên bãi bồi cao ven bờ Nam của dịng sơng Đuống thuộc thơn Đại
Trung (tên nơm là làng Lớ, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi đền
hướng mặt về Lục Đầu giang, bao quanh là trời mây, sông nước càng khiến cho
cảnh quan nơi đây trở nên n bình và thơ mộng. Đền có quy mô khá là rộng lớn,
với kết cấu kiến trúc kiểu "tiền Công, hậu Quốc". Khoảng sân rộng trước cửa đền
có những cây cổ thụ cành lá xanh tơt quanh năm. Trong đền có những bộ khung gỗ
với những nét chạm khắc hoa văn tinh xảo và mái ngói rêu phủ, đây là dấu tích của
kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn. Khám thờ của đền hiện còn
lưu giữ được nhiều di vật cổ như: tượng Cao Lỗ Vương đặt trong long khám tòa đại
bái, tượng An Dương Vương và tượng Thánh Giang Sứ (rùa vàng) đặt trong hậu
cung. Ba pho tượng này được xác định có niên đại thời Nguyễn. Lăng mộ tướng
quân Cao Lỗ được đặt tại làng Tiểu Than cũng mới được xây dựng lại những năm
gần đây.
Ở xã Vân Dương còn cụm di tích về q hương Thánh Tam Giang trong đó
có đền Vân Mẫu, được xây dựng gần mộ của bà, đó là khu vực cạnh làng Vân Mẫu,
trên một gị đất cao mé đầm chiêm, phía nam có cái giếng lớn gọi là giếng mắt rồng.
Đằng trước là năm gian nhà tiền tế, mộ Thánh mẫu ở giữa, hai bên là hai dải vũ,
phía sau là ba gian nhà hậu cung. Nghè Chu Mẫu là nơi thờ Thánh Tam Giang, nhà
cố trạch tương truyền là nhà ở thuở nhỏ của các Thánh.Trong đền có tượng Thánh

Mẫu, thần phả, sắc phong, bia đá và nhiều đồ thờ tự quý.Bên Gia Bình nổi tiếng về
nghệ thuật kiến trúc khơng chỉ có đền Tam Phủ và đền Cao Lỗ mà cịn có Đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN



download by :


16

Hương Vinh nằm ở đầu làng Hương Vinh. Đây là một làng q có lịch sử lâu đời.
Khn viên của đình là một thửa đất khá rộng. Ngơi đình cổ này được trùng tu tôn
tạo nhiều lần. Hiện nay công trình kiến trúc của đình có tịa nhà tiền tế, tịa nhà Đại
đình và tịa hậu cung. Trong đình cịn khám thờ, những đồ thờ tự, tế khí cịn lại khá
phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình.
Như vậy kiến trúc nhà ở, đình, đền, chùa và kết cấu hạ tầng giao thông làng
(thôn) là những yếu tố văn hóa vật thể vơ cùng q giá của vùng đất Lục Đầu
Giang. Mà ở phần trên chúng tôi mới chỉ liệt kê ra một vài địa danh tiêu biểu, kiến
trúc độc đáo là minh chứng rõ nét cho sự phong phú, đa dạng của văn hóa vật thể ở
địa phương này.
Văn hóa phi vật thể là những yếu tố văn hóa có giá trị về mặt tịnh thần, có giá
trị về mặt lịch sử… được nhân dân lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền
bằng phương thức truyền miệng và diễn xướng dân gian.Yếu tố văn hóa phi vật thể
đầu tiên được nhắc đến ở vùng Lục Đầu là lối sống sinh hoạt và những mối quan hệ
mang tính cộng đồng của những người dân trong những làng xã.Ở vùng đất Lục
Đầu Giang đơn vị xóm, làng, xã, huyện không đơn thuần chỉ là đơn vị hành chính
thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chế độ phong kiến ngày xưa và chế độ xã
hội chủ nghĩa ngày nay. Mà nó cịn có những tục lệ, những hương ước riêng của
từng làng xã, nên người xưa có câu nói “Phép vua thua lệ làng”. Những người trong

làng xã thường rất gắn bó, họ có tinh thần yêu thương đùm bọc lẫ nhau. Họ quan
niệm “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.
Sự quan tâm, giúp đỡ nhau vì hồn cảnh gia đình của những người dân lao động ở
các làng quê vùng Lục Đầu thật cảm động.
Văn hóa phi vật thể khơng chỉ được thể hiện trong nếp sống, tình làng nghĩa
xóm tốt đẹp nói trên, mà nó cịn được thể hiện trong các loại hình diễn xướng dân
gian.Đó là những loại hình nghệ thuật đặc sắc đã đạt đến trình độ điêu luyện Như:
hát chèo, hát tuồng,hát ả đào, hát quan họ, hát trống quân… Vùng đất Lục Đầu
Giang cũng là một trong những nơi sinh thành ra loại hình nghệ thuật hát chèo
truyền thống của đất nước.Nên loại hình nghệ thuật này phát triển ở vùng đất Lục
Đầu cũng khá phong phú với những hình thức như:hát chèo trong lễ hội rước nước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


17

hát chèo trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghi lễ tang ma, chèo sân khấu dân
gian.Hình thức hát chèo trong lễ rước nước được diễn ra ở hội chùa làng Phả Lại và
hội chùa Dạm (Lãm Sơn). Hát chèo trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghi lễ tang ma
nhằm mục đích giúp cho tang chủ vơi bớt đau buồn phiền muộn và cầu chúc cho
linh hồn người mất về nơi suối vàng có một cuộc sống mới tốt đẹp.Loại hình hát
chèo sân khấu dân gian thường do những ghánh hát nghiệp dư ở các làng biểu diễn, các
tích chèo được sân khấu hóa thường được lấy cốt truyện từ những câu chuyện dân gian
như: Quan Âm Thị Kính, Tống Trân - Cúc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ… Huyện Quế
Võ có hai ghánh hát chèo nổi tiếng là làng Thất Gian và làng Nga Hồng.
Bên cạnh loại hình nghệ thuật hát chèo vùng đất Lục Đầu cịn có thể loại hát

ca trù (hát ả đào) là bài hát có sự kết hợp thơ và âm nhạc. Nhạc cụ của hát ca trù khá
chuyên biệt gồm: Đàn đáy, Cỗ phách, Cặp sênh. Hát ca trù xuất hiện ở vùng đất Lục
Đầu Giang khá sớm điều đó được ghi trong sách Phong thổ Hà Bắc và còn thể hiện
trong lễ hội chín thơn: Trúc Ổ, Mộ Đạo, n Giả, La Miệt, Trạc Nhiệt, Mai Ổ, Đức
Tái, Tập Ninh, Đô Đàn của huyện Quế Võ. Chín làng này cùng thờ một vị phó
tướng của vua Hùng Vương thứ mười tám là Bình Thiên Hiền Đức Đại Vương. Lễ
hội diễn ra là lúc các làng lại mời ả đào về hát ca trù cho quan khách nghe. Trong
truyền thuyết về Dỗn Cơng có nhân vật Đào Nương là vợ của Dỗn Cơng. Đây là
hai vị tướng thời Hai Bà Trưng. Họ được thờ ở mười ngơi đình khác nhau ở huyện
Gia Bình, đó là lễ hội Thập Đình, trong lễ hội cũng có hát ca trù. Thơn Thất Gian
của xã Châu Cầu và làng Tiểu Than của xã Cao Đức đều có người làm nghệ sĩ hát Ả
đào (Cơ đầu).
Loại hình nghệ thuật hát trống quân cũng khá phát triển ở Quế Võ, Gia
Bình.Đây là thể loại dân ca có nhạc cụ khá đặc biệt. Nhạc cụ để hát trống quân là
chiếc trống đất, tức là mọi người phải đào hố và cho trống xuống hố, cách làm
trống đất để tạo ra âm thanh phục vụ hát trống quân khá phức tạp. Lời hát được
lấy từ các bài thơ lục bát chuẩn về vần, về luật. Đây thực chất là lối hát giao
duyên, hát đối đáp giữa một người nam và một người nữ. Không gian để hát trống
quân thường là sân đình, sân chùa. Thời gian diễn ra lễ hội hát trống quân thường
vào những lúc nông nhàn, thường là mùa thu vì đây là thời điểm khơng khí mát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


18

mẻ trong lành, trăng thu sáng vằng vặc. Người ta có thể hát trống quân suốt đêm,

từ lúc trăng bắt đầu lên cho đến lúc trăng tàn. Một canh hát trống quân theo quy
định phải có các bước: mở đầu là lời hát gọi, sau đó là lời hát chào, hát thách, hát
mời trầu, mời thuốc, mời nước, hát hoa, hát vận, hát giã bạn. Theo quy định thì
người nam phải hát trước, người nữ phải hát sau gọi là nam xướng, nữ tòng. Mỗi
lượt lời hát của nam hay nữ thường giãn cách bằng ba hoặc năm khẩu trống, sau
những khẩu trống giãn cách mà người hát sau không hát đối được là người đó bị
thua. Bên cạnh loại hình hát trống qn vùng đất Lục Đầu cịn nổi tiếng với những
làn điệu dân ca quan họ.
Mặc dù hai huyện Quế Võ, Gia Bình khơng có làng nào nằm trong danh sách
bốn chín làng quan họ cổ của Xứ Bắc nhưng những người dân nơi đây ai cũng thuộc
khá nhiều bài hát quan họ, có nhiều làng thành lập những đội văn nghệ là những
người hát hay trong làng. Đội hát quan họ của các làng sẽ biểu diễn vào các dịp: hội
làng, hội vùng. Trong những ngày lễ hội này khơng gian diễn ra cuộc hát quan họ
có thể ở sân đình, sân chùa hoặc bơi thuyền ở các ao làng phía trước cửa đình, cửa
chùa.Hát quan họ còn diễn ra trong đám cưới hỏi hoặc những lúc nơng nhàn trai gái
trong xóm ngồi làng có thể qy quần ở một gia đình nào đó trị chuyện tâm tình
và hát đối đáp với nhau.Một canh hát quan họ bao giờ cũng có ba chặng: chặng mở
đầu người hát theo giọng lề lối, tốc độ chậm,nhiều tiếng luyến láy và tiếng đệm.
Các bài quan họ thuộc giọng lề lối là: bài hát Cây gạo, Tình tang, Cái hời cái ả…
(người hát phải chọn khoảng mười bài để hát theo giọng lề lối). Chặng hứ hai là
giọng sổng và giọng vặt. Giọng sổng là giai đoạn chuyển tiếp từ giọng lề lối sang
giọng vặt. Những bài hát quan học thuộc giọng vặt khá phong phú về nội dung và
chiếm số lượng khá lớn như các bài: Qua cầu gió bay, Ngồi tựa mạn thuyền, Tương
phùng tương ngộ …Chặng thứ ba là giọng giã bạn, đây là những lời hát để chia tay.
Những bài hát giã bạn bao giờ cũng có giai điệu buồn thương thể hiện tình cảm lưu
luyến, đắm say, mặn nồng của các liền anh, liền chị.Không chỉ hát để phục vụ lễ hội
các đội văn nghệ của các làng còn hát phục vụ đám cưới của các gia đình. Tiền
thưởng cho đội văn nghệ tùy thuộc và kinh tế từng gia đình nhưng cái quan trọng là
tinh thần hát phục vụ nhân dân của các đội văn nghệ.Nhờ đó mà đám cưới nào cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




download by :


19

có hát quan họ.Một số làng đội văn nghệ phát triển khá chuyên nghiệp như làng
Quế Ổ, Nga Hoàng…Họ tập hợp những người hát hay ở các thôn lại cùng luyện tập
và đi hát ở các đám cưới ở khắp mọi nơi trong làng ngoài huyện. Trang phục biểu
diễn áo the,khăn xếp và các nhạc cụ đệm cho hát quan họ khá đầy đủ. Như vậy
những bài hát quan họ để hát vào các dịp như: hội làng, đám cưới, hát đối đáp của
trai gái các làng, hát cầu, hát canh… Dân ca quan họ là đặc sản, di sản văn hóa của
vùng đất Lục Đầu Giang nói riêng, tỉnh Bắc Ninh nói chung.Năm 2009 dân ca quan
họ Bắc Ninh đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại.
Lục Đầu Giang là vùng đất có nhiều đình, chùa và lễ hội. Làng q nào cũng
có một ngơi chùa thờ phật, mặc dù chiến tranh tàn phá đình chùa bị phá hủy nhưng
nhân dân các làng đều có ý thức xây dựng lại chùa trước tiên. Chính vì vậy làng q
nào cũng có người biết hát kể hạnh. Đây là bài hát mang tính nghi lễ, thường hát ở
chùa vào các dịp lễ hội. Nhằm ngợi ca công đức, phẩm hạnh của Đức Phật và bày tỏ
tấm lịng thành kính đối với tín ngưỡng của đạo phật. Người ta thường chọn những
bài thơ lục bát nói về đạo phật làm bài hát kể hạnh như:
“Đã là Phật Thánh trên trời
Tấm lòng độ lượng cứu đời cháu con
Khơng cần báo đáp ân non
Qn mình cứu cả đứa con nhầm đường”
Trong các loại hình diễn xướng dân gian ở hai huyện Quế Võ và Gia Bình
khơng thể khơng nhắc đến nghệ thuật múa rối.Đây là nơi có nhiều đồn mua rối cổ

truyền hoạt động biểu diễn ở các làng quê vào dịp hội đình, hội chùa hay những
ngày tết đến xuân về.Múa rối được phân làm hai loại là: múa rối cạn, múa rối nước.
Con rối thường được làm bằng gỗ mít, người nghệ nhân làm con rối thường dùng
sơn để tô vẽ các con rối, mỗi con rối mô phỏng một nhân vật nào đó, có thể là người
nơng dân đang lao động ngồi đồng áng,cày, cấy, đánh bắt cá hay trong công việc
gia đình.Đó có thể là chú Tễu, vua, quan…Khơng gian diễn ra múa rối can thường
là sân đình, cịn múa rối nước thường là ao, hồ trước cửa đình.Các tiết mục của mủa
rối thường ngắn gọn, hấp dẫn, gây cười. Người nghệ sĩ vừa khéo léo điều khiển con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



download by :


×