Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

thực trạng tỷ giá hối đoái ở việt nam trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.68 KB, 26 trang )

Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Lời nói đầu
Tỷ giá hối đoái hiện nay đã trở thành một trong những mối quan tâm
hàng đầu của những nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và những người
nghiên cứu, nó có tác động không nhỏ vào nên kinh tế, đặc biệt là những nền
kinh tế mở phụ thuộc rất nhiều vào ngoại thương cũng như thị trường tài
chính.
Việt Nam là một nước đang đi những bước đầu tiên tham gia vào quá
trình hội nhập quốc tế cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, vì vậy, hơn
bao giờ hết việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái đang trở thành vấn đề cấp bách.
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, trong bài viết này, em xin đề cập tới vấn
đề: "Tỷ giá hối đoái"
Cấu trúc bài viết gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái.
Chương II: Thực trạng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong
những năm gần đây.
Chương III: Một số giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện
chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái là vấn đề rộng và phức tạp, hơn nữa, trong quá trình
nghiên cứu, những khiếm khuyết và hạn chế là khó tránh khỏi. Vì vậy, em
rất mong được cô góp ý phê bình để những bài viết sau đạt chất lượng tốt
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 1 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48


MỤC LỤC
Lời nói đầu……………………………………………………… 1
Mục lục …………………………………………………………… 2
Chương I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái ………………………… 3
I. Khái niệm tỷ giá………………………………………… ……….3
II. Các chế độ tỷ giá. ………… 3
1. Chế độ tỷ giá cố định…………………………………………… 4
2. Chế độ tỷ giá thả nổi……………………………………… .5
III. Các nhân tố ảnh hưởng và một số biện pháp
chủ yếu điều chỉnh tỷ giá hối đoái……………………………… 6
1 Các nhân tố ảnh hưởng……………………………………… 6
2 Một số biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái………………… 8
Chương II: Thực trạng tỷ giá hối đoái ở việt nam
trong những năm gần đây……………………………………… 11
I. tình hình tỷ giá hối đoái trong những năm vừa qua………… 11
1 Những kết quả đạt được 21
2. Những mặt hạn chế 22
Chương III Một số giải pháp góp phần bổ sung hoàn thiện
chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam 23
Danh mục các tài liệu tham
khảo 26
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 2 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Chương I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái
I. Khái niệm tỷ giá:
Theo cách hiểu thông thường thì Tỷ giá hối đoái (thường được gọi
tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác

nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng
giá của một đồng tiền khác. Hay nói cách khác : Tỷ giá hối đoái là giá
chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ
nước khác.
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đoái, do cách
tiếp cận vấn đề khác nhau, đôi khi do cách diễn đạt khác nhau. Tỷ giá hối
đoái là giá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác. Tỷ giá hối
đoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác
nhau. Tỷ giá hối đoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển
của thương mại quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản,
hàng hoá không có biên giới quốc gia trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên
lãnh thổ quốc gia phát hành ra nó.
Trên phương diện kinh tế, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế vốn
có cuả nền sản xuất hàng hoá, nó cho thấy sức mua đối ngoại thực tế của
một đồng tiền trên thị trường quốc tế.
II . Các chế độ tỷ giá
Đối với mỗi quốc gia và ngay trên phạm vi quốc tế thì việc lựa chọn,
áp dụng chế độ tuỷ giá nào là hết sực quan trọng. Bởi vì các chế độ tỷ giá
khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến cân bằng
kinh tế đối ngoại (cán cân thanh toán quốc tế), xuất nhập khẩu, tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp …Cho đến nay, chúng ta đã
biết đến 3 chế độ tỷ giá cơ bản, đó là : Chế độ bản vị vàng, chế độ tỷ giá cố
định và chế độ tỷ giá thả nổi.
Trong đó, chế độ tỷ giá thả nổi lại được chia thành : Thả nổi tự do và
thả nổi co quản lý.
Việc áp dụng chế độ tỷ giá nào của mỗi quốc gia phụ thuộc vào: Trình
độ phát triển kinh tế, tính chất tham gia hợp tác quốc tế, tức độ mở cửa kinh
tế và tốc độ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 3 -
Bùi Thanh Duyên

Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Trong thực tế, dù áp dụng chế độ tỷ giá nào, đều có những điểm tích
cực và hạn chế của chúng. Điều nay đẫ được Samuelson mô tả như sau “Chế
độ tỷ giá cố định cung cấp cho ta một cái neo, nhưng con tàu bỏ neo nhiều
khi lại nguy hiểm hơn con tàu đang đi và nếu để các đồng tiền theo giá cả thị
trường tự do thì chúng ta lang thang, quanh quẩn như vị thuỷ thủ say khướt”.
1. Chế độ tỷ giá cố định
Một điều không thể không thừa nhận rằng trong lịch sử tài chính quốc
tế, chế độ tỷ giá cố định đã từng đóng một vai trò quan trọng. Có thể nói, sau
chiến tranh thế giới thứ II, Châu Âu bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt
quệ và đình đốn. Trong thời gian chưa đầy một thập kỷ, các nước Châu Âu
đã hồi phục được nền kinh tế của mình và đang trên đà phát triển với tốc độ
kinh tế ngày càng cao. Một trong những nhân tố quan trọng giúp các nước
này và thế giới tư bản nói chung phục hồi và thịnh vượng là nhờ vào việc áp
dụng chế độ tỷ giá cố định trên phạm vi quốc tế trong một thời gian dài, mà
những nguyên tắc của nó được thể hiên trong hiệp ước Bretton Woods.
Những ưu điểm của tỷ giá cố định là :
Tỷ giá giữa các đồng tiền được ấn định cố định , không thay đổi cho
nên đã khuyến khích được thương mại quốc tế phát triển, phát huy được lợi
thế so sánh của mỗi quốc gia trong ngoại thương, thúc đẩy quá tình phân
công lao động quốc tế tăng năng suất lao động, giảm thất nghiệp và ổn định
giá cả .
Tỷ giá cố định đã khuyến khích được sự chung chuyển tư bản giữa
các quốc gia.Vốn tư bản được chuyển đến nhiều nghành nhiều quốc gia mà ở
đó ầu tư có hiệu quả cao. Nhu vậy, xét trong phạp vi quốc tế thì tổng đầu tư
sẽ nhiều hơn ,góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế trong mỗi quốc gia.
Những hạn chế :
Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá được hình thành không do ảnh

hưởng của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối mà bằng sự
ấn định chủ quan mang tính chất áp đặt của chính phủ. Vì tỷ giá là một công
cụ tài chính hết sức nhậy cảm và quan trọng, chịu tác động bởi nhiều yếu tố
kinh tế vĩ mô, như:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát lãi suất…Cho nên
sự biến động thường xuyên của nó với mức độ khác nhau là điều khó tránh
khỏi. Do đó, việc tỷ giá công bố (cố định) tách rời khỏi giá trị thực của đồng
tiền là tất yếu.
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 4 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Nhìn chung, khi một đồng tiền được định giá thấp thì chính phủ đễ
duy trì nó hơn la khi nó được định giá cao. Những quố gia có đồng tiền định
giá cao phải bán nguồn dự trữ ngoại tệ của mình trên thị trường hối đoái,
nhưng điều này là có giới hạn vì nó còn phụ thuộc vào nguồn dự trữ ngoại tệ
của chính phủ. Ngược lại, những quốc gia có đồng tiền định giá thấp, chỉ cần
bán đồng tiên của mình trên thị trường hối đoái là dự trư ngoại tệ sẽ tăng lên.
Về khả năng thực hiên biện phấp này đối với chính phủ là không hạn chế,
song điều này sẽ gây lạm phát trong nước. Chính hạn chế này đã khiến hệ
thống Bretton Woods sụp đổ là một tất yếu.
2. Chế độ tỷ giá thả nổi.
Sau khi hên thống Bretton Woods sụp đổ hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều thả nổi tỷ giá. Tuy nhiên, thả nổi tỷ giá cũng được chia làm hai loại:
Thả nổi tự do và thả nổi có quản lý.
Chế độ thả nổi tự do là chế độ mà tỷ giá hối đoái không có sự can
thiệp nào của chính phủ, hoàn toàn do quan hệ cung cầu trên thị trường
quyết định. Chế độ tỷ giá này chỉ áp dụng ở các nước có nền kinh tế phát
triển cao.

Chế độ thả nổi có quản lý là chế độ mà về nguyên tắc, việc hình thành
tỷ giá hối đoái cũng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định, nhưng
không phải hoàn toàn. Trong những trường hợp cần thiết chính phủ sẽ có
những biên pháp can thiệp để dữ vững sức mua của đồng tiền trong nước.
Chế độ tỷ giá thả nổi đã được sử dụng hơn 20 năm nay cho ta thấy
những ưu điểm và hạn chế sau:
Ưu điểm:
Chế độ tỷ giá này được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu về
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, các quan hệ này thường xuyên biến động
theo nhiều nhân tố kinh tế. Do đó tỷ giá luôn luôn linh họat.
Hạn chế:
Tính không ổn định là dặc trưng cơ bản của chế độ tỷ giá thả nổi.
Mặc dù có một số quan điểm ủng hộ cho chế độ tỷ giá này và cho rằng biến
động của tỷ giá chỉ ở trong một giới hạn nhất định, phản ánh mức độ khác
nhau trong lạm phát giữa các quỗc gia và coi đó như là một công cụ bù trừ
trong điều chỉnh những thay đổi thực tế của các yếu tố kinh tế. Trong thực tế,
tính không ổn định của chế độ thả nổi tỷ giá thể hiên ở chỗ : tỷ giá biến động
một cách thường xuyên, không thể dự đoán được chiều hướng tăng hay giảm
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 5 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
của nó trong thời gian tới. Không ổn định về tỷ giá sẽ dẫn tới không ổn định
về thị trường ngoại tệ và thị trường hàng hoá.
Chế độ thả nổi là một trong những nguyên nhân làm tăng tốc độ lạm
phát. Thực tế đã chứng minh được rằng việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi đã
gây ra lạm phát ở hầu hết các quỗc gia, với tốc độ ngày càng cao. Tỷ giá của
một đồng tiền giảm xuống đã trở thành nguyên nhân lạm phát trong nền kinh
tế, do giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng lên. Vì vậy, chế độ tỷ giá thả nổi trong

một số trường hợp không những không kiềm chế được lạm phát mà còn làm
cho lạm phát diễn ra ngày càng nhanh hơn.
Qua việc phân tích hoạt động của các chế độ tỷ giá và phân tích hạn
chế của chúng, chúng ta thấy rằng: Để ổn định (đối nội và đối ngoại) và phát
triển kinh tế mỗi quốc gia, thì ổn định tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan
trọng, ổn định không có nghĩa là cố định tỷ giá mà là chủ động điều chỉnh
(can thiệp) tỷ giá đi theo những chiều hướng có lợi trong những điều kiện cụ
thể theo những mục tiêu đề ra. Ngày nay, để đạt được sự ổn định trong lĩnh
vực tỷ giá thì ngoài những cố gắng, lỗ lự của mỗi quốc gia còn đặt ra yêu
cầu khách quan không thể phủ nhận, đó là hợp tác có hiệu quả giữa các quốc
gia trong lĩnh vực này.
III. Các nhân tố ảnh hưởng và một số biện pháp chủ yếu điều
chỉnh tỷ giá hối đoái
1. Các nhân tố ảnh hưởng
Có rất nhiều nhân tố tác động gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái
với những mức độ và cơ chế khác nhau.
Trong thực tế, tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu
tố trên với mức độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời gian
và hoàn cảnh nhất định. Việc tách rời và lượng hoá ảnh hưởng của từng nhân
tố là việc làm không thể. Các nhân tố trên không tách rời mà tác động tổng
hợp, có thể tăng cường hay át chế lẫn nhau, đến tỷ giá hối đoái làm cho tỷ
giá hối đoái luôn biến động không ngừng.
Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cấn cân thương
mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch
nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được
ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại
tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài.
Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại,
khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh
toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu

§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 6 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược
chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng
hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó
chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung
ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá.
Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá.
Đầu tư ra nước ngoài, có ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái, cư dân trong
nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng
nhà máy, thành lập các doang nghiệp ) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu,
trái phiếu ). Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh
trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại
tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu
tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung
ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa
luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước
ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra
nước ngoài,tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp
ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng
vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một
nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có
môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với
giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi
suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của
Chính phủ. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước cũng ảnh hưởng rất lớn
tới tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất thực tế trong nước tăng làm cho nhu cầu về

nội tệ để đầu tư tăng do đó làm tăng sức mua của đồng nội tệ so với đồng
ngoại tệ, làm tăng tỷ giá của đồng nội tệ và ngược lại. Lãi xuất tiền gửi bằng
ngoại tệ tăng làm cho lượng ngoại tệ vào nhiều làm dịu nhu cầu về ngoại tệ
làm cho tỷ giá đồng nội tệ tăng lên…
Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước có lạm phát,
sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ
trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ
nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Như vậy lạm phát ảnh hưởng
đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp
làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm
đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài
nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp
các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ
lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao
hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối
đoái tăng.
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 7 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế, tốc độ lạm phát có ảnh hưởng lớn đến
tỷ giá hối đoái. Sự chênh lệch về tốc độ lạm phát của một nước so với một số
nước khác sẽ làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó so với đồng tiền
nước ngoài bị biến động. Một nước có mức lạm phát cao hơn các nước khác
thì sức mua của đồng tiền nước đó sẽ thấp hơn các nước khác. Khi đó thì tỷ
giá hối đoái của đồng tiền xẽ thấp hơn so với đồng tiền các nước khác và
ngược lại.
Tình hình về quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường hối đoái :
tại một thời điểm nào đó, nếu cung về ngoại tệ lớn hơn cầu về ngoại tệ thì tỷ

giá ngoại tệ sẽ bị sụt mạnh, tỷ giá tiền trong nước sẽ được nâng lên và ngược
lại, tình trạng này giống như quan hệ về cung cầu về hàng hoá trên thị
trường. Sự tác động của các giao dịch trên thị trường hối đoái và các hoạt
động đầu cơ ngoại tệ (chủ yếu trên thị trường tư nhân) làm cho tỷ giá biến
động.
Sự tăng truởng hay suy thoái của nền kinh tế cũng là một nguyên
nhân ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Mức độ tăng, giảm GDP thực tế cũng sẽ
làm tăng hay giảm nhu cầu về ngoại tệ, từ đó, làm cho tỷ giá hối đoái của
đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ tăng lên hay giảm đi. Theo quy luật cung
cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ
hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng
giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu
giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng.
Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tỷ
giá hối đoái đó là tâm lý số đông. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng
và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị
trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên
thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn
cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ
hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi
ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô
đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giá ngoại tệ
rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có
tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm
hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ
giảm nhanh chóng.
Là một phạm trù kinh tế phức tạp, tỷ giá hối đoái của một đồng tiền
ổn định hay thường xuyên biến động là do có sự tác động của nhiều nhân tố.
2 Một số biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 8 -

Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Ngày nay, dấu hiệu giá trị cũng như các phương tiện lưu thông hiện
đại được sử dụng rất phổ biến. Trong điều kiện ấy, vấn đề tỷ giá hối đoái và
cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở cả tầm vi mô và vĩ mô đều thực sự trở
thành vấn đề lớn trong chính sách tiền tệ của bất cứ quốc gia nào. Việc điều
chỉnh tỷ giá hối đoái có thể sử dụng 1 số biện pháp sau:
Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu: 1 trong số những biện pháp mà
ngân hàng Trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là biện pháp
điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, nhằm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại
tệ trong nước. Khi tỷ giá hối đoái trong nước bị giảm thấp đi, nếu
NHNN tăng lãi suất tái chiết khấu thì những nguồn ngoại tệ sẽ chảy vào
trong nước góp phần làm dịu bớt căng thẳng về ngoại tệ, do đó làm cho tỷ
giá hối đoái của đồng tiền trong nước nâng dần lên và ngược lại.Tuy nhiên,
chính sách lãi suất tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định, vì quan
hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là quan hệ tác động qua lại một cách gián tiếp,
chứ không phải quan hệ trực tiếp nhân quả.Các yếu tố để hình thành lãi suất
và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất không nhất thiết
phải kéo theo biến động của tỷ giá. Lãi suất cao có thể thu hút vốn ngắn hạn
từ nước ngoài, nhưng nếu tình hình kinh tế chính trị xã hội không ổn định thì
khó có thể thực hiện được vì vấn đề an toàn vốn phải đặt lên trên hết. Khủng
hoảng 1971-1973 ở Mỹ là một ví dụ. Mặc dù lãi suất trên thị trường New-
York cao gấp rưỡi thị trường London, gấp 3 thị trường Frankfurk nhưng vốn
ngắn hạn không được chuyển vào Mỹ mà lại được đưa đến Tây Đức và Nhật
Bản.
Can thiệp ngoại hối: Thông qua việc áp dụng biện pháp điều chỉnh
này, NHNN trực tiếp can thiệp vào thị trường hối đoái bằng các hoạt động
mua bán vàng và ngoại tệ nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu về hàng và

ngoại tệ trên thị trường, từ đó tỷ giá hối đoái của đồng tiền trong nước được
điều chỉnh.Tuỳ điều kiện quốc gia mà việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ này
có sự khác nhau về phạm vi, quy mô tác động. Với những nước có nền kinh
tế phát triển cao, các nghiệp vụ thị trường hối đoái được thực hiện trên quy
mô rộng lớn. đôi khi mở ra trên phạm vi cả một khu vực, thậm chí thế
giới.Điều chỉnh tỷ giá theo phương pháp này, Chính phủ thường gặp phải
phản ứng ngược chiều nhau của các doanh nghiệp cũng như các tầng lớp dân
cư trong xã hội bắt nguồn từ lợi ích kinh tế. Những mâu thuẫn này thường
xảy ra giữa những nhà xuất khẩu và nhập khẩu, giữa những người đang nắm
trong tay lượng ngoại tệ lớn và những người trong túi chỉ có nội tệ.
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, Chính phủ cần có lượng dự
trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi cần thiết. Điều đó có
nghĩa là cần lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. Nguồn vốn để hình thành quỹ
này là phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền nội tệ và sử dụng vàng để lập
quỹ bình ổn hối đoái.
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 9 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Hạn chế của công cụ này là nó chỉ tác động lớn khi khủng hoảng tiền
tệ ít nghiêm trọng. Hơn nữa, việc lập quỹ bình ổn hối đoái đòi hỏi các quốc
gia phải có một thực lực nhất định về kinh tế.
Phá giá tiền tệ: Phá giá đồng tiền là việc Nhà nước chính thức hạ thấp
sức mua của đồng tiền nước mình so với các ngoại tệ hay là việc nâng cao tỷ
giá hối đoái của ngoại tệ.Kết quả của phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ
giá hối đoái. Đây là điểm giống nhau giữa phá giá đồng tiền và điều chỉnh tỷ
giá hối đoái, nhưng không phải không có sự khác biệt.
Điều chỉnh tỷ giá hối đoái là việc làm thường xuyên, liên tục của Nhà
nước nhằm điều chỉnh,duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định sức mua

của đồng tiền, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát. Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh
theo nguyên tắc duy trì biên độ dao động cho phép tăng hoặc giảm một tỷ lệ
nhất định so với tỷ giá hối đoái chính thức. Nó khác hẳn với phá giá đồng
tiền- một biện pháp bất đắc dĩ của Nhà nước, chỉ áp dụng trong những
trường hợp hết sức cần thiết khi sức mua của đồng nội tệ thường xuyên bị
sụt thấp so với ngoại tệ. Tuy phá giá tiền tệ chỉ là biện pháp tình thế nhưng
nếu được sử dụng đúng đắn nó cũng phát huy những tác dụng nhất định:
-Kích thích các hoạt động xuất khẩu, từ đó góp phần tăng thu ngoại
tệ, hạn chế nhập khẩu, giảm chi ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế.
-Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn cũng
như các hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, làm tăng khả năng cung
ngoại tệ, kết quả làm cho sức mua đối ngoại của tiền trong nước sẽ tăng dần
lên.
-Khuyến khích các hoạt động du lịch vào trong nước và hạn chế du
lịch ra nước ngoài, kết quả làm cho quan hệ cung cầu về ngoại tệ bớt căng
thẳng.
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 10 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Chương II: Thực trạng tỷ giá hối đoái ở việt nam
trong những năm gần đây
Diễn biến phức tạp của tỷ giá trong thời gian qua chính là tấm
gương phản chiếu mọi hoạt động cuả đời sống kinh tế xã hội và là căn cứ
thực tế cho việc thực hiện tốt yêu cầu trên.
I. Tnh hình tỷ giá hối đoái trong những năm vừa qua
Trong quá trình thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái NHNN đã
thường xuyên phối hợp với các ngành hữu quan trong việc phát hiện những

bất hợp lý của chế độ tỷ giá hiện hành để đề xuất những giải pháp sửa đổi,
bổ xung, giúp cho chính sách tỷ giá ngày càng hoàn thiện hơn. Nhờ vậy,
NHNN luôn nhận được sự ủng hộ từ các ngành liên quan trong quá trình
hoạch định cũng như tổ chức thực hiện chính sách tỷ giá. Đây là nguyên
nhân cho sự tồn tại một cách vững chắc chế độ tỷ giá hiện hành. Đó là một
chế độ tỷ giá linh hoạt, năng động và có khuôn khổ, là một chế độ tỷ giá thả
nổi có sự quản lý của nhà nước.
Mục tiêu hàng đầu của chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là góp
phần ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam. Kết quả của việc điều hành
chính sách tỷ giá hối đoái của Nhà nước ta trong thời gian qua đã và đang
nhận được sự đồng tình của dư luận trong và ngoài nước. Những thành quả
mà chúng ta đã đạt được đó là:
Góp phần giữ vững sức mua của đồng Việt Nam, kìm hãm và đẩy lùi
lạm phát, đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế.
Góp phần tăng cường tính ổn định của môi trường kinh tế cũng như
giải pháp để duy trì, mở rộng và phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại,
đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội, kể cả những người cư
trú và không cư trú.
Củng cố lòng tin của mọi người vào đồng Việt Nam. Đây là một yếu
tố tâm lý đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự ổn định đời sống kinh
tế, chính trị xã hội. Nó khơi dậy , kích thích và thúc đẩy mọi tầng lớp dân
cư,mọi thành phần kinh tế đầu tư vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, làm
thay đổi nhanh chóng, làm lành mạnh hoá bộ mặt kinh tế của đất nước.
Để có căn cứ đánh giá chính xác chính sách tỷ giá hối đoái của
nước ta trong những năm qua và xây dựng các quan điểm điều hành tỷ giá
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 11 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48

Lớp Tài chính công 48
hối đoái trong thời gian tới, ta cần điểm qua các giai đoạn hình thành và phát
triển của chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta.
Trước năm 1988, từ ngày 25/11/1955 tỷ giá chính thức giữa đồng
Việt Nam và đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc là : 1NDT = 1.470
VND; 1Rup (Liên Xô) = 0,5 NDT, tỷ giá chéo là 735 VND= 1 Rup. Sau đổi
tiền ( 1959) tỷ giá VND so với Rúp và NDT thay đổi. Đến năm 1977 các
nước XHCN thoả thuận thanh toán với nhau bằng đồng Rúp chuyển nhượng
(RCN). Mỗi RCN có hàm lượng vàng là 0,98712 gr.
Bên cạnh tỷ giá trên, Nhà nước còn dùng tỷ giá thanh toán nội bộ để
thanh toán giữa các tổ chức và các đơn vị có thu chi ngoại tệ với ngân hàng
ngoại thương, tính thu chi ngân sách Nhà nước khi nhận viện trợ bằng đồng
Rúp và cấp phát cho các tổ chức kinh tế để thanh toán với các đơn vị ngoại
thương.
Tỷ giá hối đoái nội bộ được điều chỉnh như sau:
Năm 1958: 1 Rúp = 5,64 VND.
Năm 1986: 1 Rúp = 18 VND.
Năm 1987: 1 Rúp = 150 VND.
Năm 1988: 1 Rúp = 700 VND.
Đến tháng 3/1989 chế độ kết toán nội bộ bị huỷ bỏ.
Trong giai đoạn trước 1988, với chế độ độc quyền ngoại thương và
ngoại hối, Nhà nước trực tiếp can thiệp vào việc xác định tỷ giá, không xét
tới quan hệ cung cầu thực tế trên thị trường ngoại hối. Nhà nước đã thi hành
chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Quan hệ thương mại của chúng ta chủ yếu
là với các nước trong khối SEV với hình thức phổ biến là hàng đổi hàng theo
một tỷ giá cố định đã được thoả thuận theo hiệp ước song phương và đa
phương giữa các chính phủ.
Sau khi có chủ trương thu hút vốn nước ngoài (1985) và thông qua
luật đầu tư nước ngoài (1987) luồng ngoại tệ bằng USD lần lượt vào Việt
Nam. Tuy nhiên, chúng ta chỉ dùng tỷ giá chính thức do Ngân hàng Trung

ương áp đặt nên vẫn còn khoảng cách khá xa so với sức mua thực tế của
USD và thị trường chợ đen.
Đơn vị tính: VND/USD.
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 12 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Năm Tỷ giá chính
thức
Tỷ giá thị
trường
1985 15 115
1986 80 425
1987 368 1270
1988 3000 5000
1989 3900 4100
Tuy nhiên mức chênh lệch giữa 2 loại tỷ giá tính theo tỷ lệ % cũng dần
giảm rõ rệt ( năm 1985 là 666,67% năm 1989 chỉ còn 5,12%).
Từ khi chúng ta xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển
sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chế độ tỷ giá cố định và
đa tỷ giá với những điều chỉnh mang tính hành chính này không còn phù hợp
với quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta nữa. Việc từ bỏ chế độ này là một xu
thế tất yếu khi chúng ta mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Từ những năm 1989- 1990 khi quan hệ ngoại thương được bao cấp
với thị trường truyền thống Đông Âu và Liên Xô cũ bị gián đoạn khiến
chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng USD. Kể
từ đó, cơ chế tỷ giá cố định đã được thay thế dần bằng cơ chế điều tiết của
Nhà nước theo tín hiệu thị trường. Tuy nhiên để đi đến một chính sách tỷ giá
tự chủ,có thể kiểm soát được các biến động thị trường, cơ chế quản lý ngoại

tệ nói chung và cơ chế quản lý hối đoái nói riêng đã trải qua những điều
chỉnh lớn. Có thể chia thành những giai đoạn như:
Giai đoạn thả nổi tỷ giá hối đoái 1989- 1992: Trong giai đoạn này, tỷ
giá giữa VND/USD biến động mạnh theo hướng tăng liên tục kèm theo các
cơn sốt, các đột biến lớn. Thời kỳ này tỷ giá danh nghĩa tăng từ
4.200đ/1USD tới 12.720đ/USD. Theo thống kê của tạp chí ngân hàng, tỷ giá
hối đoái giữa VND/USD từ 1989-1992 biến động như sau:
Bảng 1: Tỷ giá danh nghĩa giữa USD/VND: 7.000
N¨m §i¹ ®iÓm Th¸ng 1 Th¸ng 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6
1989 Ng©n hµng 3.500 4.200 4.350 4.100 4.200
T nh©n 5.200 5.350 4.400 4.225 4.575
1990 Ng©n hµng 4.300 4.300 4.800 5.750 6.650
T nh©n 4.650 4.450 5.600 6.300 7.050
1991 Ng©n hµng 7.000 7.400 8.300 10.700 12.720
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 13 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
T nh©n 7.400 7.900 8.830 11.050 12.550
1992 Ng©n hµng 11.880 11.550 11.285 10.950 10.720
T nh©n 12.200 11.550 11.290 10.980 10.650
Số liệu trên cho thấy sự biến động mạnh của tỷ giá VND/USD từ năm
1990 trở đi. Đỉnh cao của mức tăng giá USD là cuối năm 1991. Ngày
4/12/1991 giá USD trên thị trường tư nhân tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh là 14.450 VND/USD và 14.580 VND/USD. Giá USD trong tháng
12/1990 đã tăng từ 60% đến 80% so với mức giá đầu năm.
Mặc dù trong giai đoạn 1989-1992 chính sách quản lý của nhà nước
đã có nhiều thay đổi, như chuyển từ hình thức quản lý theo tỷ giá kết toán
nội bộ bình quân cho tất cả các nhóm hàng sang tỷ giá theo nhóm hàng hoá

và duy trì tương đối ổn định các tỷ giá này, hoặc nếu có thay đổi thì cũng ở
mức độ nhỏ nhằm duy trì ổn định hệ thống giá vật tư và xuất khẩu, nhập
khẩu nên tỷ giá công bố vẫn xa mức tỷ giá hình thành trên thị trường.
Hơn nữa phần ngoại thương ngoài kế hoạch ngày càng lớn khiến cho
thị trường ngoại tệ ngầm ngày càng phát triển và có xu hướng phản ánh
tương quan giá trị thực giữa đồng nội tệ với đồng ngoại tệ.
Tình trạng leo thang của giá đồng USD đã kích thích tâm lý dự trữ
USD, nhằm mục đích đầu cơ ăn chênh lệch giá. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm
lại không được dùng cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán
vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của
chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có những quyết định của chính phủ về
quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố.Giai đoạn này
ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Qua kiểm tra 26 đơn vị
sử dụng ngoại tệ ở Thừa Thiên Huế thấy tất cả đều có sai phạm:
Bán USD ra thị trường: 996,682 USD.
Cho vay lấy lãi : 102,694 USD.
Chuyển nhượng cho nhau hơn 2 triệu USD lấy chênh lệch 3,5 tỷ
USD.
Tình trạng tỷ giá hối đoái bị thả nổi thời kỳ này có nguyên nhân do cơ
chế quản lý ngoại tệ chậm sửa đổi,không theo kịp bước chuyển của nền kinh
tế thị trường. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những khó khăn
trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Do mất nguồn nhập siêu từ Liên Xô cũ nên
đất nước thiếu ngoại tệ nghiêm trọng.Điều này dẫn đến tình trạng phải mua
USD để trả nợ đến hạn do đó đã dẫn đến "cơn sốt" USD theo chu kỳ vào
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 14 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
cuối quý, cuối năm trong các năm 1990- 1991. Tình trạng leo thang giá USD

đã thúc đẩy lạm phát do đồng Việt Nam bị mất giá mạnh và do giá hàng
nhập khẩu tăng nhanh. Trước tình hình đó từ năm 1992 chính phủ đã chọn
con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ, đổi mới chính sách và cơ chế điều
hành tỷ giá theo hướng:
Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc
doanh có ngoại tệ phải bán cho Ngân hàng theo tỷ giá ấn định bằng biện
pháp kinh tế như: mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp
và ngân hàng trao đổi mua bán ngoại tệ với nhau theo thoả thuận.
Thay đổi cách quản lý ngoại tệ , đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối, bãi
bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa
Ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu. Thay vào đó,
trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng Nhà
nước công bố tỷ giá chính thức. Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá mềm
dẻo như trên cộng với sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước đối với lượng
ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã phá được tâm lý đầu cơ ngoại tệ
ngăn chặn được xu hướng tăng giá quá mức của USD trên thị trường. Từ
tháng 3/1992, giá USD bắt đầu giảm. Tỷ giá VND/USD vào thời điểm cuối
năm 1991 tại các thị trường tư nhân Hà Nội có lúc lên tới 14.500
VND/1USD, đến tháng 3/1992 chỉ còn 11.550 VND/1USD đến cuối năm
còn 10.650 VND/1USD và còn tiếp tục giảm tới cuối năm 1992.
Giai đoạn 1993-1996:
Trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Thân 1993, có khoảng 60000 Việt
kiều về ăn Tết mang theo lượng ngoại tệ 300-400 triệu USD dẫn tới cung
USD tăng, đồng USD giảm nhanh.Có ngày giá USD giảm xuống còn 9.950
VND/USD tại Hà Nội, 9.750 VND/USD tại Hồ Chí Minh ( 13/01/1993).
Việc tăng giá đồng nội tệ góp phần quyết định chuyển xuất siêu sang nhập
siêu vì vậy Nhà nước phải can thiệp nhằm nâng giá USD. Từ tháng 3/1993,
USD đã lên giá dần và duy trì hướng lên giá một cách ổn định.
Từ cuối năm 1994, USD liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ
chốt khác, đặc biệt so với đồng Yên( Nhật Bản). Tuy nhiên, trên thị trường

Việt Nam., giá USD vẫn tương đối ổn định. Tuy chỉ tăng 1,7% trong năm
1994 và 0,4% trong quý I năm 1995 nhưng đã tạo điều kiện cân đối giữa
xuất khẩu và nhập khẩu, phù hợp với chiến lược kinh tế hướng ngoại
Giai đoạn 1997-2000:
Từ năm 1997- 1998, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD giảm dần,
cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ làm cho giá trị đồng tiền của
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 15 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
các nước trong khu vực giảm nhanh( Đồng Rupiah Inđônêxia mất giá 130%,
đồng Baht Thái Lan mất giá 100%, đồng Ringgit Ma-lai-xi-a mất giá 60%
Đồng thời lượng vốn đầu tư vào Việt Nam giảm mạnh. Xu hướng của các
nhà đầu tư và dân chúng là rut VND để chuyển sang ngoại tệ tăng lên. Hơn
nữa do năm 1996, khối lượng L/C trả chậm khá lớn và phần lớn đến hạn trả
là năm 1997,do vậy làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong nước để trả nợ đến
hạn.Tất cả những điều kiện trên gây áp lực giảm giá VND.Trước tình trạng
đó Chính phủ đã thực hiện hai lần tăng giá từ 11.113đ/ 1 USD năm 1996 lên
13.908đ/1USD năm 1998. Việc điều chỉnh giá lần này là một quyết định kịp
thời. Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng mức tỷ giá hiện nay
chính là thời điểm dừng thích hợp. Việc tăng tỷ giá đã góp phần giảm nhập
siêu 20,3% năm 1997 xuống còn 17,6% năm 1998.
Trong năm 1999, với cơ chế điều hành tỷ giá mới, chế độ tỷ giá thả
nổi có sự điều tiết của nhà nước ở nước ta hiện nay càng có cơ hội phát huy
hiệu quả. Nếu trước tháng 2 năm 1999, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở
Việt Nam là cơ chế can thiệp trực tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức
với biên độ giao dịch ở thời điểm tương ứng có khi lên đến 10% thì từ ngày
25/02/1999 NHNN Việt Nam đã công bố 2 quyết định mới về tỷ giá:
Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 về việc công bố tỷ giá hối đoái

của đồng Việt Nam với các ngoại tệ.
Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác
định giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ.
Từ ngày 26/2/1999, NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân
trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
( TTNTLNH) của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Căn cứ vào đó các ngân
hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán
ngoại tệ giao ngay không vượt quá 0,1% so với tỷ giá này.
Việc điều chỉnh tỷ giá này nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của
hàng hoá xuất khẩu Việt Nam; giảm bớt sự mất cân bằng của đồng Việt
Nam so với USD, dịch chuyển tỷ giá dần tới trạng thái cân bằng của nó.
Nhờ cơ chế điều hành tỷ giá mới, tình hình tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
rất ổn định, không biến động nhiều lắm, tỷ giá giữa VND và USD giao động
trong khoảng 14.000 - 14.014 đ/ 1 USD.
Trong năm 2000, từ ngày 5/9, cơ chế tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ
của các NHTM được thực hiện theo quyết định số 289/2000?QĐ-NHNN7
ngày 30/8/2000 của Thống đốc NHNN quy định mới về nguyên tắc xác định
tỷ giá của các giao dịch hối đoái kỳ hạn , hoán đổi của các tổ chức tín dụng
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 16 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
được phép kinh doanh ngoại tệ. Còn nguyên tắc xác định tỷ giá giao ngay
vẫn được thực hiện theo quyết định số 65/1999/QD-NHNN7.
Trong quyết định số 189, Thống đốc NHNN quy định đối với giao
dịch giữa VND và USD, mức tỷ giá áp dụng cho từng kỳ hạn cụ thể tối đa
không quá trần của tỷ giá giao ngay áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng
dài hạn, hoán đổi( tỷ giá giao dịch do NHNN công bố cộng0,1%) cộng với
mức gia tăng cho phép( tỷ lệ % của mức giá giao ngay) quy định đối với

từng kỳ hạn cụ thể như sau:0,2% của trần tỷ giá giao ngay đối với kỳ hạn 30
ngày, 0,25% đối với kỳ hạn 31- 44 ngày, 0,4% đối với kỳ hạn từ 45 ngày đến
59 ngày; 1,48% đối với kỳ hạn từ 165 ngày đến 179 ngày, và 1,5% đối với
kỳ hạn 180 ngày.
Nếu trong năm 1999, đồng Việt Nam chỉ giảm 1% thì hết tháng 9
năm 2000 đã giảm 1,33% so với cuối năm 99 và đến cuối tháng 10 năm
2000 đã giảm 2,2% so với USD. Đặc biệt, trong tháng 10, VND đã giảm
trung bình 8đ/ngày. Nhìn chung, trong năm 2000, VND đã giảm giá 2,3%
trong khi đồng tiền của các nước trong khu vực châu á liên tục mất giá so
với USD ở mức giảm từ 8-25%.Hiện tượng giảm giá VND liên tục trong thời
gian qua là do ảnh hưởng của :
- Biến động ngược chiều về xu hướng lãi suất ở Mỹ , châu Âu và
châu á gây ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND.
Sau 3 lần tăng lãi suất trong năm 1999, từ đầu năm 2000 tới nay, Cục
dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục 3 lần tăng lãi suất, đưa lãi suất của Mỹ lên mức
cao nhất kể từ năm 1991.Với lãi suất Mỹ tăng cao, có tác dụng thu hút các
luồng vốn ngắn hạn bằng USD đổ vào Mỹ, khiến USD ngày càng có giá, cầu
về USD trên bình diện quốc tế ngày càng gia tăng. Vì vậy mà tỷ giá USD so
với các đồng tiền khác đều tăng.
- Giá dầu trên thị trường quốc tế tăng cao, trong khi giá cà phê, gạo
ngày càng giảm gây sức ép đối với cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái của
đồng Việt Nam.
- Các đồng tiền trong khu vực mất giá so với USD gây ảnh hưởng đến
tỷ giá hối đoái của VND.
Trong khi lãi suất tại Mỹ và châu Âu có xu hướng tăng thì lãi suất tại
khu vực Đông á và Việt Nam lại có xu hướng giảm sau khi tăng cao theo
chương trình chống khủng hoảng trong hai năm 1997,1998. Hai xu hướng
biến động ngược chiều này đã gây sức ép lớn làm giảm giá các đồng tiền
trong khu vực kể cả đối với VND.So với thời điểm đầu năm, các đồng tiền
trong khu vực đã mất giá từ 5-32% trong khi đó VND chỉ mất giá trên 2%,

§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 17 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
khiến cho khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể bị xói
mòn nếu VND không giảm giá theo. Tình hình trên khiến cho Việt Nam
muốn duy trì khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thương mại thì phải để
cho VND giảm giá.
Trong 7 tháng đầu năm 2001, kể từ đầu tháng 5- 25/6 , việc tỷ giá hối
đoái của USD so với VND tăng liên tục trong nhiều tuần trên cả thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường tự do đã tạo ra những phản ứng rất
khác nhau.Tính từ đầu năm đến tháng 7/2001, đồng USD lên giá chừng 3,7%
so với VND trong khi lên tới 12% so với đồng Euro và 4% so với đồng Baht
( Thái Lan). Có thể nhận thấy tỷ giá USD có biểu hiện nóng lên "đột ngột"
kể từ cuối năm 2000, nhưng đã phần nào dịu xuống trong tháng 3/2001 khi
ảnh hưởng giảm lãi suất của đồng USD ( do sự đảo chiều trong chính sách
tiền tệ của FED trước nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ) thực sự tác
động đến Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5/2001, tỷ giá tăng liên tục qua từng
tuần và nhiều khi qua từng ngày trên cả hai thị trường chính thức và tự do.
Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá tăng khoảng 96đ/USD trong tháng 5
và kể từ giữa tháng 6 tỷ giá tăng liên tục từ 8- 14đ/ USD mỗi ngày. Tỷ giá
USD trên thị trường tự do cũng có những biến động tương tự nhưng với mức
giao động cao hơn và chênh lệch tỷ giá tại hai thị trường có xu hướng dãn
rộng.
Diễn biến tỷ giá USD trong năm 2000 và nửa đầu năm 2001:
Trong n¨m
2000
1/2001 2/2001 3/2001 4/2001 5/2001 62001
Tû gi¸ liªn ng©n hµng 14 022-

14.501
14.543 14.558 14.573 14.595 14.696 14.865
T¨ng so víi th¸ng tríc(%) 33 24 15 22 101 169
Tû gi¸ TTTD(VND/1 USD) 14.160-
14.540
14.630 14.680 14.730 14.790 14.910 15.050
T¨ng (VND/ 1 USD) 90 50 50 60 120 140
Mặc dù tỷ giá có những biến động có vẻ như "bất thường" nhưng
NHNN không áp dụng những biện pháp can thiệp thị trường mạnh hoặc sử
dụng trở lại các biện pháp hành chính (như tăng tỷ lệ kết hối). Điều này
khẳng định thêm việc quyết tâm theo đuổi chính sách điều hành tỷ giá hối
đoái linh hoạt theo cung cầu thị trường của NHNN.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế thì sự biến động tỷ
giá một cách bất thường này là do các nguyên nhân:
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 18 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Do thực hiện chủ trương kích cầu, chúng ta liên tục hạ lãi suất VND
trong khi đó lãi suất USD trên thị trường quốc tế lại liên tục tăng dẫn tới lãi
suất USD trên thị trường Việt Nam buộc phải tăng theo và đã có lúc lãi suất
2 đồng tiền USD và VND cân bằng nhau.
Hậu quả là đã có sự chuyển dịch từ VND sang USD làm cho nhu cầu
USD tăng lên và cung về USD giảm đi đáng kể. Thêm vào đó, chênh lệch lãi
suất tiền gửi của USD tại Việt Nam với thị trường quốc tế khá lớn cũng ảnh
hưởng tới sự biến động tỷ giá. Do ảnh hưởng của tình hình cán cân thanh
toán sau khi tổng hợp cán cân thương mại, cán cân vốn và tài chính vãng lai
của nước ta trong thời gian qua.
Thị trường Việt Nam có đặc điểm mang tính truyền thống là chuộng

USD, thể hiện qua tình trạng khá phổ biến là ngoại tệ được sử dụng trong
thanh toán trong dân cư dưới hình thức tiền mặt , gửi vào ngân hàng dưới
dạng tiết kiệm và ít được chuyển ra VND ngay cả khi không có chênh lệch
lớn về lãi suất giữa hai đồng tiền.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Dragon Capital nguyên nhân
chính của lạm phát trong thời gian qua là sự tăng giá thức ăn và năng lượng
trên thế giới đã tác động đến giá của các mặt hàng có quyền số lớn như đã
nêu ở trên. Và nếu vậy thì theo họ các biện pháp chống lạm phát vừa qua mà
chủ yếu là thắt chặt chính sách tiền tệ là chưa hoàn toàn trúng.
Tỷ giá đồng nội tệ/USD tại mỗi thời điểm)/(tỷ giá đồng nội tệ/USD
tháng 1-2005. (Nguồn Dragon Capital)
Theo họ vấn đề là tỷ giá hối đoái. Đồng Việt Nam đã được neo vào
đồng USD từ lâu. Lấy tỷ giá của đồng nội tệ/USD của các nước Việt Nam,
Philippines (phil), Trung Quốc (China), Thái Lan và Malaysia ở mỗi thời
điểm chia cho tỷ giá tương ứng ở tháng 1-2005 (để có điểm gốc là 1 cho tiện
so sánh).
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 19 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Biến động tỷ giá như vậy từ 1-2005 đến tháng 4-2008
Trong thời gian này đồng USD đã mất giá đáng kể so với các đồng
tiền khác (như Euro, Yên hay Bảng Anh) và cũng mất giá so với các đồng
tiền của Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, nói cách khác các
đồng tiền này đã lên giá so với USD (Pillipines cỡ 27%, Trung Quốc cỡ
16%, Thái Lan và Malaysia cỡ 20% vào tháng 4-2008 so với tháng 1-2005)
như có thể thấy trên hình trên. Ngược lại đồng Việt Nam vẫn bị neo vào
đồng USD (thậm chí còn mất giá so với USD).


Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia
Theo cách nghĩ của lý thuyết kinh tế truyền thống đồng nội tệ (VND)
yếu sẽ kích thích xuất khẩu, VND mạnh (lên giá) sẽ kích thích nhập khẩu và
gây khó khăn cho xuất khẩu.
Tuy nhiên cách suy nghĩ này không hoàn toàn đúng. Với đồng VND
yếu (xem hình 3) xuất khẩu của Việt Nam đúng là đã tăng trưởng rất ngoạn
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 20 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
mục (năm 2007 tăng 22,5%, 4 tháng đầu năm 2008 tăng 27,6% (tất cả đều
được tính bằng USD nếu trừ đi phần USD mất giá thì thành tích tăng trưởng
xuất khẩu chưa hẳn đã tốt).
Thế nhưng nhập khẩu còn tăng nhanh hơn nhiều, 44% năm 2007 và
71% trong 4 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm trước, làm cho nhập
siêu ở mức báo động. Có thể thấy cách nghĩ truyền thống đã quá đơn giản
hóa vấn đề và không thể đứng vững.
Với khái niệm phản thân của mình, George Soros [Giả kim thuật Tài
chính, The Alchemy of Finance, tr.27-45 và 69-80] gợi ý cách suy nghĩ thực
tiễn hơn nhiều.
Theo các chuyên gia của Dragon Capital, chính chế độ tỷ giá hối đoái
này đã khuyếch đại tác động của sự tăng giá thức ăn và năng lượng thế giới
lên giá cả ở Việt Nam và gây ra lạm phát tăng nhanh so với các nước đó
1 Những kết quả đạt được
Thực tế trong giai đoạn vừa qua, tỷ giá hối đoái đã phản ánh tương
đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam và quan hệ cung cầu về ngoại tệ
của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã dần nới lỏng đối với cơ chế điều
hành tỷ giá,biên độ giao dịch cho các ngân hàng thương mại đã dần được mở
rộng liên tục so với tỷ giá chính thức.

Chính cơ chế điều hành tỷ giá dựa trên tỷ giá chính thức đã tạo điều
kiện cho NHNN dễ dàng kiểm soát và điều tiết thị trường ngoại hối. Việc
dao động trong một biên độ nhất định đối với tỷ giá hối đoái chính thức đã
giúp cho tỷ giá hối đoái có được sự ổn định tương đổi trong thời gian qua,
góp phần không nhỏ để đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời thông qua xu hướng tỷ giá của các ngân hàng thương mại,
NHNN có thể nắm bắt diễn biến của cung cầu ngoại tệ thực tế trong nền
kinh tế, nhận biết được xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái để có kế
hoạch điều chỉnh kịp thời, tránh được những đột biến và những cú sốc có thể
xảy ra đối với nền kinh tế.
Việc điều hành tỷ giá trong một biên độ dao động nhất định đã hạn
chế đầu cơ tỷ giá của các ngân hàng và các cá nhân( vì chênh lệch giữa giá
mua vào và bán ra đã được giới hạn tối đa). Cơ chế tỷ giá thống nhất cũng
tạo điều kiện cho việc hướng dẫn và vận hành thành công guồng máy ngân
hàng, tránh được các rủi ro cũng như ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái
đối với nền kinh tế đang chuyển đổi, tạo điều kiện chắc chắn cho các hoạt
động của nền kinh tế.
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 21 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
Phương án điều hành hiện tại cũng cho phép các ngân hàng thương
mại tự do xác định tỷ giá trong một biên độ mềm dẻo phối hợp, tạo cho các
hoạt động kinh doanh tiền tệ được tiến hành trên cơ sở khách quan tương
đối, tôn trọng quy luật giá trị, quy luật cung cầu thực tế của nền kinh tế, đem
lại lợi nhuận nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong quan hệ mua bán ngoại
tệ với các ngân hàng thương mại.
Việc chủ động điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND là một việc làm đúng
hướng để hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần cải thiện tình hình

thâm hụt cán cân thương mại và sức ép tiếp tục tăng giá USD. Việc điều
chỉnh này cũng góp phần giảm bớt lỗ trong hoạt động giao dịch ngoại tệ.
Đồng thời với việc thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt đã giúp các
nhà hoạch định xác định được sức mua thực tế của VND góp phần phòng
ngừa lạm phát có hiệu quả.
Nhờ ổn định tỷ giá hối đoái mà chúng ta đã tạo môi trường đầu tư
tương đối ổn định, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ lợi ích các thành
viên trong xã hội.
2. Những mặt hạn chế
Trước những biến động của thị trường, việc thay đổi tỷ giá chính thức
sở dĩ ở một chừng mực nào đó không giải quyết được ngay lập tức tạo biên
độ đủ cho các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh vì nếu thay đổi
tỷ giá chính thức lớn hơn sẽ gây ra những yếu tố tâm lý sai lệch về chính
sách tỷ giá của NHNN tạo những hoạt động đầu cơ gây xáo trộn thị trường.
Sự khác biệt giữa tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại và
thị trường tự do đã gây hạn chế rất lớn trong vai trò điều tiết lợi nhuận thu
được từ hoạt động xuất nhập khẩu. Chênh lệch này tạo ra sự bất bình đẳng
trong quan hệ thương mại, một số trường hợp không tạo được lợi thế cạnh
tranh đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu.
Trong thời gian qua, những biến động bất thường của tỷ giá gây tâm
lý lo ngại, không tin tưởng vào đồng tiền Việt Nam.
Sự dịch chuyển tỷ giá nhanh hơn trong thời gian qua cũng gây sức ép
lớn đến thị trường ngoại tệ. Tính nhạy cảm của công chúng đối với sự dao
động của tỷ giá rất lớn. Tỷ giá tăng lên làm sự bất ổn trên thị trường ngầm
tăng lên.
Khi tỷ giá USD/VND tăng sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu tính
bằngVND tăng lên tương ứng. Mà phần lớn hàng nhập khẩu của Việt Nam
đều là vật tư nguyên liệu tiêu dùng cho sản xuất trong nước; vì vậy,sẽ làm
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 22 -
Bùi Thanh Duyên

Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
đội giá thành các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ, mà các yếu tố đầu vào
phải nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này làm cho giá cả sản phẩm hàng hoá
dịch vụ gia tăng, lạm phát sẽ có cơ hội để bộc phát.
Chương III: Một số giải pháp góp phần bổ xung hoàn Thiện
chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm trên cần thiết phải áp dụng một
loạt những biện pháp sau đây trong đổi mới tỷ giá :
- Lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý, diều tiết của nhà nước
là thích hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta. Vì chế độ tỷ giá đó
cho phép chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập và nó vừa theo
quy luật cung - cầu thị trường, vừa phát huy vai trò quản lý, điều tiết linh
hoạt của nhà nước(NN) để đạt được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế.
- NHNN tăng cường thanh tra, giám sát thực hiện biên độ tỷ giá trong
các dịch vụ mua bán, ngoại hối, đảm bảo tính nghiêm túc trong việc thi hành
quyết định của thống đốc NHNN, bảo đảm quyền lợi của khách hàng. Đổi
mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần. Tỷ giá chính thức và
việc quy định biên độ giao dịch vẫn là một công cụ điều tiết và kiểm soát tỷ
giá rất hiệu quả và phù hợp với thực lực của NHNN.
Đứng trước tình hình đó, nếu NHNN lại tiếp tục chủ chương mở rộng
biên độ giao dịch liên tục với mức độ quá lớn trong khi đó tỷ giá chính thức
hầu như lại cố định sẽ tạo ra lực cộng hưởng nâng tỷ giá của thị trường tự
do từ chỗ chỉ xoay quanh thậm chí chỉ ngang bằng với tỷ giá giao dịch của
các NH Thương mại ngày nay càng tách xa và chênh lệch khá lớn. Đành
rằng mở rộng nhanh biên độ giao dịch là để tìm ra một tỷ giá phù hợp phản
ánh đúng hơn thị trường và quy luật cung - cầu song việc mở rộng biên độ
giao dịch quá lớn như vậy sẽ tạo ra cơn lốc tâm lý không tích cực của người
dân đối với chính sách tỷ giá của nhà nước.

NHNN tích cực mở rộng biên độ giao dịch từ từ, đồng thời phải tăng
dần tỷ giá chính thức. Có như vậy mới tránh được sự xáo trộn thị trường và
kiềm chế tỷ giá thị trường tự do.
Vì vậy, để điều hành tốt cơ chế tỷ giá nêu trên cần phải tập trung giải
quyết những vấn đề có tính then chốt sau:
Củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng – một cơ sở
hạ tầng rất quan trọng để NHNN can thiệp và điều chỉnh tỷ giá . Là một bộ
phận quan trọng của thị trượng tiền tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
phải hoạt động thông suốt, liên tục không bị giới hạn bởi không gian và thời
gian để tạo diều kiện cho các ngân hàng trong hoạt động mua bán ngoại tệ,
qua đó giải quyết nhanh chóng nhu cầu thanh toán ngoại tệ của các doanh
nghiệp.
Nâng cao dự trữ của Nhà nước tương xứng với nhịp độ tăng kim
ngạch xuất, nhập khẩu và khối lượng ngoại tệ đang có trên thị trường Việt
Nam. Tập trung dự trữ ngoại tệ vào một đầu mối trung tâm là NHNN. Ngoại
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 23 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
tệ của kho bạc nhà nước có được cũng phải bán ngay cho NHNN và khi cần
sử dụng thì mua lại ở NHNN.
Xác định được một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng
hoá rổ ngoại tệ mạnh để làm căn cứ cho việc ấn định tỷ giá đồng Việt Nam
chứ không nên chỉ neo giữ VND vào USD. Với cơ cấu ngoại tệ đa dạng, NN
vừa chủ động linh hoạt trong việc bố trí có lợi nhất các phương tiện thanh
toán quốc tế, cân đối cơ cấu các khoản nợ có liên quan tới luồng chuyển dịch
ngoại tệ vào đầu tư trực tiếp, vừa phân tán được độ rủi ro về tỷ giá, giảm
thiểu sự phụ thuộc vào đồng đô la.
Có chính sách khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu đa dạng hoá

cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế để nâng cao sự cân bằng
giữa cung và cầu ngoại tệ, qua đó góp phần đa dạng hoá tiền tệ của nền kinh
tế một cách cân đối hơn.
Chuẩn xác hoá các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất, thực
trạng cán cân thanh toán, nợ nước ngoài để giúp cho NN lựa chọn phương án
để điều chỉnh tỷ giá có hiệu quả hơn.
-Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nghiêm ngặt.
NHNN cần xây đựng quy chế thông tin, thống kê hệ thống hoá kịp
thời luồng ngoại tệ ra, vào trong nước. Từ đó dự báo về quan hệ cung cầu
trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại
hối.
Quản lý chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài, đặc biệt là vay ngắn
hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo lãnh trả chậm của các ngân hàng thương
mại cho các doanh nghiệp vay từ nước ngoài.
Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho các khách hàng ra
vào Việt Nam, trước hết là các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, nhà ga trung tâm
sau đến các thành phố, thị xã, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ tập trung ở
các địa phương. Song song với việc thực hiện các biện pháp trên, NHNN
phải từng bước đảm bảo cho đồng VN thực hiện tốt các chức năng của mình,
muốn vậy:
Phải tạo thêm nhiều phương tiện chuyển tải giá trị làm phưong tiện
lưu thông thanh toán để giảm bớt áp lực trong lưu thông .
Cải cách hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân mở tài khoản,
séc cá nhân và thanh toán qua hệ hống ngân hàng.
-Thưòng xuyên phát hiện những bất hợp lý trong giá xuất, nhập khẩu
hàng hoá và dịch vụ cũng như trong nội bộ luật thuế xuất nhập khẩu hàng
hoá, dịch vụ – một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới việc tính
toán và xác định tỷ giá.
- Chuẩn bị cho việc ra đời luật quản lý ngoại hối . Trước mắt cần tổ
chức triển khai có hiệu quả những nghị định của chính phủ quản ký vay nợ,

viện trợ, đầu tư nước ngoài và sử dụng tốt các công cụ như: cán cân thanh
toán quốc tế, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, trạng thái hối đoái, chính
sách lãi suất cũng như đưa ra các biện pháp kiểm soát được phần lớn luồng
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 24 -
Bùi Thanh Duyên
Bùi Thanh Duyên
Lớp Tài chính công 48
Lớp Tài chính công 48
ngoại tệ ngoài quy định của nhà nuớc, dần dần hạn chế và đi đến xoá bỏ
những biểu hiện ban đầu của hiện tượng đôla hoá
- Xây dựng phương pháp luận tính toán và xác định tỷ giá hoàn chỉnh
và công bố tỷ giá chính thức hàng ngày.
- Củng cố và hoàn thiện công tác thống kê, thông tin nhằm cung cấp
tình hình và số liệu liên quan đến tỷ giá một cách chính xác, đầy đủ kịp thời
phục vụ cho việc điều hành chính sách tỷ giá có hịệu quả.
- Xây dựng cơ chế quản ký ngoại hối phù hợp với xu hướng phát triển
của nền kinh tế VN, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tương quan với
các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN.
- Điều chỉnh lãi xuất tiền gửi bằng VND và tiền gửi bằng ngoại tệ,
kiểm soát một cách có hiệu quả nguồ vốn vay tín dụng thuơng mại nước
ngoài của các doanh nghiệp.
- Tiếp tục duy trì việc kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền tệ.
- Phối hợp với công tác chống buôn lậu, tăng cường khống chế, kiểm
soát chặt chẽ việc dùng ngoại tệ ở thị trường tự do vào mục đích buôn lậu.
- Cần có giải pháp hấp dẫn, thuận tiện trong tập trung và huy động
mọi nguồn ngoại tệ còn nằm rải rác trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế
- Cần chú ý đúng mức việc kiểm soát L/C nhập hàng trả chậm. Quản
ký chặt chẽ để hướng nguồn vay nước ngoài vào những ngành mà nhà nước
ưu tiên phát triển, chỉ vay nợ để phát triển sản xuất, không vay để tiêu dùng,

ưu tiên các khoản vay dài hạn, khống chế trần lãi suất vay nước ngoài trên
cơ sở lãi suất thị trường quốc tế.
- Quản lý, kiểm soát được hoàn toàn các luồng vốn ra vào ở VN trên
các lĩnh vực xuất, nhập khẩu đầu tư nước ngoài, vay, viện trợ, chuyển phí
mậu dịch, kiều hối
- Trong điều kiện giảm phát, lãi suất thay đổi liên tục như hiện nay có
thể có các ngân hàng phải giảm lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ.
- Từng bước giảm giá danh nghĩa của đồng nội tệ xuống tương ứng
với tỷ lệ lạm phát trong nước nhằm giảm bớt tâm lý thích dùng hàng ngoại
của người dân, tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
Điều này có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng thu
ngoại tệ.
- Nâng cao hơn nữa vai trò của VND trong lưu thông trên cơ sở đảm
bảo mối tương quan hợp lý giữa VND và USD với những nhân tố kinh tế cơ
bản quyết định tỷ giá trung và dài hạn nhằm khai thác tốt các nguồn ngoại rệ
của quốc gia trong điều kiện kinh tế ngoại thương, đầu tư như hiện nay. Có
như vậy, Việt Nam mới không mất cân đối ngoại tệ.
- Nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để sử dụng trong thanh toán và
dự trữ,bao gồm một số đồng tiền của một số nước mà chúng ta có quan hệ
thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở
cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND.
§Ò ¸n m«n lý thuyÕt tµi chÝnh tiÒn tÖ - 25 -

×