Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.56 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn : TS Cao Ý Nhi
Sinh viên : Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Lớp : Ngân hàng A
Khóa : 49
MSV : CQ492007
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách sâu sắc, toàn diện trên
phạm vi toàn thế giới. Nó là qui luật khách quan mà Việt Nam cần sớm nắm bắt vận dụng.
Việc tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội đồng
thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp.
Một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế là ngoại thương.
Quyết định tới sự thành công hay thất bại của chính sách kinh tế đối ngoại phải kể đến vai
trò quan trọng của chế độ tỷ giá hối đoái mỗi quốc gia. Tỷ giá hối đoái là một biến số kinh
tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế . Nó ra đời từ hoạt
động thương mại quốc tế và quay trở lại tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân
thanh toán của mỗi quốc gia. Là một nước đang đi những bước đi đầu tiên cả về phương
diện lí luận và thực tiễn, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu tỉ giá hối đoái đang trở thành vấn
đề cấp bách đặt ra cho chúng ta. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, đề án môn học “Lý
thuyết tài chính tiền tệ” sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề :
“ Tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay “

Cấu trúc đề án gồm hai phần:
Chương I : Lý luận chung về tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành và chính sách tỷ
giá hối đoái
Chương II : Quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay


Do tỷ giá hối đoái và vấn đề quản lý tỷ giá hối đoái hiện nay là những vấn đề rất phức
tạp không thể nghiên cứu triệt để chỉ trong một đề án môn học nên đề án môn học này chỉ
xoay quanh phạm vi: những khái niệm cơ bản về tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá,
chính sách tỷ giá , thực trạng vấn đề quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và những giải pháp
cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian tới. Trong
quá trình nghiên cứu, những khiếm khuyết hạn chế là khó tránh khỏi, vì vậy em rất mong
được sự phê bình góp ý của các thầy cô để những bài viết sau đạt chất lượng cao hơn.
2
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI , CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH VÀ CHÍNH SÁCH TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1 . Tỷ giá hối đoái
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Các quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, du lịch giữa các nước đã phát sinh quan hệ
thanh toán quốc tế. Do hầu hết các quốc gia đều có đồng tiền riêng, nên khi giao dịch quốc
tế phải chuyển đổi đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác theo một tỷ lệ nhất định.
Điều này đã dẫn đến khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền nước này thể hiện bằng sổ lượng đơn vị của
đồng tiền nước khác. Tỷ giá chính là sự so sánh giá trị giữa đồng tiền của các nước với
nhau
Mỗi một tỷ giá được đưa ra bao giờ cũng liên quan đến hai đồng tiền. Đồng tiền được
cố định ở một đơn vị được gọi là đồng yết giá. Đồng tiền kia được biểu hiện bằng số lượng
đơn vị biến đổi được gọi là đồng định giá. Để tránh nhầm lẫn, chuyên đề này sẽ sử dụng
cách biểu diễn tỷ giá trực tiếp với ký hiệu sau
E(A/B) = x
Với A là ngoại tệ với vai trò là đồng yết giá
B là nội tệ với vai trò là đồng định giá
VD : E(USD/VND) = 20.000 nghĩa là 1 USD = 20.000 VND

1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái

1.1.2.1. Phân loại theo nghiệp vụ kinh doanh
• Tỷ giá mua: là tỷ giá mà tại đó các tổ chức tín dụng sẵn sàng mua ngoại tệ
• Tỷ giá bán: là tỷ giá mà tại đó các tổ chức tín dụng sẵn sàng bán ngoại tệ
1.1.2.2. Phân loại theo cơ chế quản lý vĩ mô
• Tỷ giá danh nghĩa: là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền
khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng
• Tỷ giá thực: là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước
và nước ngoài
3
1.1.2.3. Phân loại theo quan hệ thương mại quốc tế
• Tỷ giá song phương: là tỷ giá được xác định giữa đồng tiền của hai nước trong
quan hệ thương mại quốc tế của hai nước đó với nhau
• Tỷ giá đa phương: là tỷ giá được xác định giữa đồng tiền của nhiều hơn hai nước
trong quan hệ thương mại quốc tế của các nước đó với nhau
1.1.2.4. Phân loại theo thời hạn thanh toán
• Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được xác định vào ngày hôm nay và việc tiến hành thanh
toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo
• Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc thanh toán xảy ra
sau đó từ ba ngày làm việc trở lên
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Là giá cả của ngoại tệ, tỷ giá chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị
trường hối đoái. Quan hệ cung cầu ngoại tệ lại chịu ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố, các
yếu tố này có thể tác động đến tỷ giá trong dài hạn hoặc trong ngắn hạn hoặc cả ngắn và
dài hạn.
1.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá trong dài hạn
• Lạm phát ( mức giá cả tương đối giữa hai nước )
Ảnh hưởng của mức lạm phát ở hai nước đến tỷ giá xuất phát từ thuyết ngang giá sức
mua (thuyết PPP). Theo thuyết này thì tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để phản
ánh tương quan lạm phát giữa chúng theo công thức :
ΔE = x 100%

Trong đó : ΔE : tỷ lệ phần trăm thay đổi tỷ giá sau một năm
π : tỷ lệ lạm phát / năm trong nước
π* : tỷ lệ lạm phát / năm ở nước ngoài
Vì π và π* là tỷ lệ lạm phát nên thường ít thay đổi trong ngắn hạn và chỉ thay đổi từ từ
trong dài hạn nên tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền quyết định xu hướng vận động
của tỷ giá trong dài hạn

Như vậy, về lâu dài, một sự tăng giá cả hàng hóa của một nước (tương đối so với nước
ngoài) làm cho đồng tiền nước này giảm giá, ngược lại, sự giảm xuống của mức giá tương
đối của một nước làm cho đồng tiền nước đó lên giá
• Thuế quan và hạn ngạch ở trong nước
4
Những hàng rào ngăn cản tự do buôn bán như thuế quan và hạn ngạch có thể tác động
đến tỷ giá. Khi một nước tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập
khẩu sẽ làm hạn chế nhập khẩu, nhu cầu về hàng nội địa sẽ tăng lên, cầu về ngoại tệ sẽ
giảm, cầu về nội tệ tăng làm cho đồng nội tệ có xu hướng tăng giá. Ngược lại nếu một
nước giảm mức thuế quan hoặc bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu sẽ làm tăng cầu
ngoại tệ và làm tỷ giá tăng, đồng nội tệ sẽ có xu hướng giảm giá
• Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài
Nếu phía nước ngoài tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập
khẩu thì sẽ hạn chế xuất khẩu hàng nội dẫn đến giảm cung ngoại tệ làm tỷ giá tăng và nội
tệ giảm giá. Ngược lại, nếu phía nước ngoài giảm mức thuế nhập khẩu hay bỏ hạn ngạch
đối với hàng nhập khẩu thì sẽ làm tăng cung ngoại tệ,tỷ giá sẽ giảm
• Ứng xử của công chúng: Sự ưa thích hàng nội hay hàng ngoại
Nếu sự ưa thích hàng ngoại của công chúng một nước tăng lên thì cầu về hàng nhập
khẩu của nước đó tăng làm tăng cầu về ngoại tệ dẫn đến ngoại tệ tăng giá. Nếu hàng xuất
khẩu của một nước được ưa thích tăng lên thì về lâu dài sẽ làm cho đồng tiền của nước đó
tăng giá
• Năng suất lao động và mức thu nhập giữa các quốc gia
Nếu năng suất lao động của một nước cao hơn nước khác thì những nhà kinh doanh ở

nước có năng suất lao động cao có thể hạ giá hàng nội tương đối so với hàng ngoại mà vẫn
thu được lãi. Kết quả là cầu về hàng nội tăng và đồng nội tệ có xu hướng tăng. Ngược lại
nếu năng suất lao động của một nước thấp hơn nước khác thì hàng hóa nước đó trở nên
tương đối đắt hơn và đồng tiền của nước đó có xu hướng giảm giá. Như vậy, về lâu dài,
năng suất lao động của một nước cao hơn tương đối so với nước khác dẫn đến đồng tiền
nước đó tăng giá.
Tương quan so sanh mức thu nhập của hai quốc gia cũng quyết định sự thay đổi tương
quan giá trị giữa hai đồng tiền về mặt dài hạn do nó ảnh hưởng đến nhu cầu xuất nhập
khẩu và nhu cầu đầu tư của hai nước. Nếu GDP tính théo đầu người của một nước tăng
nhanh hơn nước khác sẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu của nước đó tăng lên,cầu về ngoại tệ
tăng, dẫn đến ngoại tệ tăng giá. Nhưng khi thu nhập theo đầu người tăng nghĩa là tỷ suất
sinh lời của các khoản đầu tư vào nước này sẽ tăng nhanh hơn, luồng vốn đầu tư đi vào
nhiều hơn và lại làm cho bản tệ tăng giá. Hai ảnh hưởng này xảy ra đồng thời và tác động
vào tỷ giá . sự thay đổi của tỷ giá phụ thuộc vào ảnh hưởng ròng của hai tác động trên

5
Cũng cần lưu ý rằng,một nước có thể bé đến nỗi sự thay đổi trong năng suất lao đông
hoặc sự ưa thích hàng nội hơn hàng ngoại sẽ không có tác động đến giá cả tương đối của
hàng nội so với hàng ngoại. trong trường hợp này, những thay đổi trong năng suất lao động
và ứng xử của người tiêu dung tác động đến thu nhập của một nước nhưng không nhất
thiết tác động đến tỷ giá
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá trong ngắn hạn
• Mức lãi suất so sánh ở hai nước
Thay đổi mức lãi suất ở hai nước ảnh hưởng đến tỷ giá dựa trên thuyết ngang giá lãi
suất (Interset Parity - IP). Theo thuyết này thì tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để
phản ánh tương quan mức lãi suất giữa chúng theo công thức :
ΔE = x 100%
Trong đó : ΔE là tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau một năm
R là mức lãi suất %/ năm của nội tệ
là mức lái suất %/ năm của ngoại tệ

• Thay đổi lãi suất nước ngoài
Sự tăng lên của lãi suất nước ngoài làm tăng lợi tức dự tính của tiền gửi nước ngoài dẫn
đến cầu ngoại tệ tăng và làm cho ngoại tệ tăng giá. Ngược lại, sự giảm lãi suất nước ngoài
sẽ làm giảm lợi tức dự tính tiền gửi nước ngoài và làm cho đồng ngoại tệ sụt giảm
• Thay đổi lãi suất trong nước
Một sự tăng lên của lãi suất trong nước làm tăng lợi tức dự đoán về tiền gửi trong nước
và làm cho nội tệ tăng giá và ngược lại một sự sụt giảm lãi suất trong nước sẽ làm cho lợi
tức dự tính về nội tệ giảm và nội tệ giảm giá
• Thay đổi trong tỷ giá dự tính
Một sự giảm xuống của tỷ giá dự tính trong tương lai làm giảm lợi tức dự tính của tiền
gửi nước ngoài và làm cho nội tệ tăng giá. Một sự tăng lên của tỷ giá dự tính làm cho lợi
tức dự tính về tiền gửi nước ngoài tăng lên và nội tệ giảm giá.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá trong dài hạn là những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá
dự tính trong tương lai bao gồm mức giá cả tương đối, thuế quan và hạn ngạch, cầu xuất
khẩu, năng xuất lao động và thu nhập theo đầu người tương đối. Thuyết PPP gợi ý rằng
nếu một mức giá cả trong nước cao hơn mức giá cả nước ngoài được dự tính là kéo dài thì
6
nội tệ sẽ sụt giá về lâu dài. Điều này sẽ dẫn đến xu hướng làm tăng lợi tức dự tính về tiền
gửi nước ngoài và tỷ giá
• Sự thay đổi trong mức cung tiền tệ
Cung tiền tệ cao lên sẽ dẫn đến đồng nội tệ giảm giá trong dài hạn và từ đó dẫn đến tỷ
giá tương lai dự tính thấp hơn. Kết quả là làm cho tăng lợi tức dự tính về tiền gửi nước
ngoài với bất kỳ một tỷ giá hiện hành đã cho nào. Hơn nữa, cung tiền tệ cao hơn sẽ dẫn
đến một mức cung tiền tệ thực tế cao hơn bởi vì mức giá không tăng lên trong thời gian
ngắn. Kết quả là tăng cung tiền thực tế làm cho lãi suất trong nước giảm, điều này làm
giảm lợi tức dự tính về tiền gửi trong nước và tỷ giá tăng. Tuy nhiên trong thời gian dài, lãi
suất lại tăng trở lại, lợi tức dự tính tiền gửi trong nước tăng và tỷ giá giảm về lâu dài
• Những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai
Khi những cú sốc này diễn ra, nó sẽ tác động ngay lập tức đến tỷ giá. Các cú sốc xuất
hiện với tần số càng nhanh và cường độ càng mạnh làm cho tỷ giá cũng biến động càng

nhanh và càng mạnh
• Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương trên thị trường ngoại hối
Khi ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào làm tăng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại
hối làm cho tỷ giá tăng và ngược lại khi ngân hàng trung ương bán ngoại tệ làm tăng cung
ngoại tệ và làm cho tỷ giá giảm. Tần số và cường độ can thiệp càng mạnh càng khiến cho
tỷ giá biến động nhanh và mạnh trong ngắn hạn. Hơn nữa, tín hiệu can thiệp của ngân hàng
trung ương có tác dụng tâm lý rất mạnh đến các thành viên thị trường khiến cho tỷ giá thay
đổi nhanh chóng
1.1.4. Tác động của tỷ giá đến các hoạt động kinh tế
1.1.4.1. Tác động đến hoạt động ngoại thương
Khi tỷ giá biến động, nó sẽ làm cho giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu đắt lên hoặc rẻ đi
một cách tương đối từ đó ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và kim
ngạch ngoại thương. Chẳng hạn, khi tỷ giá tăng làm cho giá hàng xuất khẩu tính bằng
ngoại tệ rẻ hơn trên thị trường quốc tế do đó làm tăng khả năng cạnh tranh về giá, dễ tìm
kiếm thị trường tiêu thụ. Do vậy khối lượng hàng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tăng.
Đối với nhập khẩu, sự giảm giá của đồng bản tệ sẽ hạn chế nhập khẩu vì giá hàng nhập
khẩu bán bằng đồng nội tệ trên thị trường trong nước tăng làm cho cầu tiêu thụ hàng nhập
khẩu giảm, do đó khối lượng và kim ngạch nhập khẩu giảm. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu
giảm dẫn đến cán cân thương mại được cải thiện, lượng ngoại tệ chuyển vào trong nước có
xu hướng gia tăng. Do vậy, phá giá hay giảm giá nội tệ là một trong những biện pháp cải
7
thiện cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên tác
động của nó còn tùy thuộc vào cơ cấu xuất nhập khẩu và do vậy mức độ tác động sẽ khác
nhau ở các nước khác nhau và trong từng thời kỳ
1.1.4.2. Tác động đến mức giá cả trong nước
Tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng đến giá hàng nhập khẩu bán trên thị trường nội địa từ
đó tác động đến mức giá cả trong nước. Chẳng hạn, khi tỷ giá tăng, giá hàng nhập khẩu
bán bằng nội tệ tăng dẫn đến mức giá chung trong nước tăng. Nếu hàng nhập khẩu là hàng
tiêu dùng, nó trực tiếp làm tăng chỉ số CPI. Nếu đó là hàng tư liệu sản xuất, nó làm cho chi
phí sản xuất tăng dẫn đến mức lạm phát cũng sẽ tăng, gây bất ổn cho nền kinh tế. Nếu tỷ

giá giảm mức giá chung trong nước cũng sẽ giảm và khi tỷ giá ổn định nó là một trong
những yếu tố ổn định giá cả trong nước, ổn định nền kinh tế. Sự tác động trên được thể
hiện qua công thức :
CPI = α.P + ( 1 – α ).E.P*
Trong đó: CPI : chỉ số giá tiêu dùng
α : Tỷ trọng hàng hóa tiêu dùng nội địa
(1- α): Tỷ trọng hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu
E : Tỷ giá, P : giá hàng nội địa, P* : giá hàng nhập khẩu
1.1.4.3. Tác động đến môi trường đầu tư nước ngoài
Tỷ giá ổn định thúc đẩy đầu tư quốc tế vì khi tỷ giá ổn định sẽ hạn chế được những rủi
ro trong đầu tư quốc tế và người đầu tư có thể dự đoán được kết quả kinh doanh. Ngược
lại, tỷ giá biến động làm cho kết quả kinh doanh trở nên không chắc chắn, làm phát sinh
các rủi ro do đó hạn chế đầu tư, kìm hãm tăng trưởng
1.2. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái
1.2.1. Khái niệm
Cơ chế điều hành tỷ giá là những quy định của một quốc gia phản ánh sự kết hợp khác
nhau của các chế độ tỷ giá cố định và thả nổi
1.2.2. Nội dung
1.2.2.1. Đồng tiền lưu thông
Nội dung này quy định đồng tiền pháp định chính thức của một quốc gia. Một nước có
thể chỉ có một đồng tiền của nước đó được phép lưu hành hoặc sử dụng đồng tiền của
nước khác thay thế cho đồng tiền quốc gia
1.2.2.2. Cơ cấu tỷ giá
8
Một quốc gia có thể chỉ có một tỷ giá được gọi là hệ thống tỷ giá thống nhất ( một tỷ
giá ) hoặc nhiều tỷ giá được sử dụng cho các mục đích khác nhau hoặc cho các thể nhân
khác nhau ( đa tỷ giá ). Khi một nước sử dụng hệ thống đa tỷ giá, yếu tố thị trường phản
ánh trong tỷ giá bị bóp méo, tỷ giá không phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị
trường
1.2.2.3. Thị trường kỳ hạn

Quy định này phản ánh sự kiểm soát của ngân hàng trung ương hoặc chính phủ vào
hoạt động của thị trường kỳ hạn, kể cả giao dịch giao ngay và giao dịch hoán đổi của các
chủ thể kinh tế
1.2.2.4. Chế độ tỷ giá
• Chế độ tỷ giá cố định
Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá mà trong đó Ngân hàng Trung ương buộc phải
can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá xung quanh tỷ giá cố định do ngân hàng
trung ương xác định trong một biên độ hẹp đã định trước. Trong chế độ này, Ngân hàng
Trung ương buộc phải mua hay bán ngoại tệ, trực tiếp tác động đến cung cầu ngoại tệ
nhằm giới hạn tỷ giá trong biên độ đã định. Để can thiệp, ngân hàng trung ương phải có
nguồn dự trữ ngoại hối đủ mạnh
Hình 1.2.2.4.a : chế độ tỷ giá cố định : cầu tăng
Trong hình 1.2.2.4a, khi cầu ngoại tệ tăng từ D1 đến D2 tỷ giá tăng từ E1 đến E2, Ngân
hàng Trung ương phải bán ngoại tệ để tăng cung ngoại tệ, làm dịch chuyển đường cung
ngoại tệ từ S1 đến S2 và giá ngoại tệ trở về mức tỷ giá trung tâm E1 (giả định rằng biên độ
dao động là 0). Để duy trì mức tỷ giá E1, lượng ngoại tệ đã phải tăng từ Q1 lên Q3, nghĩa
là Ngân hàng Trung ương phải bán một lượng ngoại tệ ( Q3 – Q1), do đó dự trữ ngoại tệ
9
giảm, lượng tiền trung ương (MB) và tiền cung ứng (MS) giảm ảnh hưởng đến việc thực
hiện chính sách tiền tệ. MS giảm có thể dẫn đến giảm phát. Để tránh hậu quả giảm phát,
Ngân hàng Trung ương phải tiến hành các hoạt động “can thiệp triệt tiêu” như mua chứng
khoán trên thị trường mở để tăng MB và MS
Khi cung ngoại tệ tăng, Ngân hàng Trung ương can thiệp trên thị trường ngoại hối theo
chiều hướng ngược lại. Ngân hàng Trung ương mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối làm
cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá trở về mức cố định. Dự trữ ngoại tệ tăng, lượng tiền trung ương và
lượng tiền cung ứng tăng, MS tăng có thể dẫn đến lạm phát, do vậy, có thể can thiệp vô
hiệu hóa
Trong trường hợp không thể can thiệp, Ngân hàng Trung ương phải điều chỉnh tỷ giá
trung tâm, phá giá hoặc nâng giá đồng nội tệ
Chế độ tỷ giá cố định có ưu điểm:

- Tỷ giá ổn định do đó góp phần ổn định giá cả trong nước và ổn định kinh tế.
- Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế do hạn chế những rủi ro về biến động tỷ giá và
do có sự ràng buộc lẫn nhau giữa các nước.
- Chế độ tỷ giá cố định buộc Chính phủ phải có kỷ luật trong việc hoạch định và thực thi
chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tránh tình trạng cạn kiệt dự trữ ngoại hối hoặc lượng tiền
cung ứng tăng quá lớn.
- Hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ gây bất ổn nền kinh tế vì người đầu cơ không có tâm
lý trông chờ sự biến động về tỷ giá.
Hạn chế của chế độ này là :
- Tỷ giá cố định có thể sai lệch với tỷ giá được xác định dựa trên các thông số cơ bản
như tỷ lệ lạm phát, mức lãi suất, tăng trưởng kinh tế… do đó sẽ hạn chế tác động tích cực
của tỷ giá đối với nền kinh tế.
- Dự trữ quốc tế của Ngân hàng Trung ương có thể bị cạn kiệt do phải bán ngoại tệ trên
thị trường hối đoái để giữ tỷ giá ổn định.
- Ngân hàng Trung ương không được chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, bị
chi phối bởi các yếu tố bên ngoài, chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả.
10

×