Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

(Luận án tiến sĩ) Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.26 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

THÁI THANH Q

VAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀNỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

THÁI THANH Q

VAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9310102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Việt Tiến


2. TS. Hồ Đức Phớc

HÀ NỘI - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Nghiên cứu sinh

Thái Thanh Quý


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................ vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nghèo, giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững .................................................................................................... 11
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức quốc tế ........................................... 11
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả và tổ chức trong nước .................................... 14
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trị của Nhà nước và
chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo, giảm nghèo bền vững ...................... 23

1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về vai trị của chính quyền các cấp
đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi ...................................................... 25
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRỊ
CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG
MIỀN NÚI................................................................................................................ 27
2.1. Một số vấn đề về nghèo và giảm nghèo bền vững vùng miền núi ............... 27
2.1.1. Một số vấn đề về nghèo vùng miền núi ..................................................... 27
2.1.2. Giảm nghèo bền vững vùng miền núi: quan niệm, tiêu chí và vai trị ......... 33
2.2. Vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền
núi......................................................................................................................... 38
2.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối
với giảm nghèo bền vững vùng miền núi............................................................. 38
2.2.2. Nội dung vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững
vùng miền núi ..................................................................................................... 42
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm
nghèo bền vững vùng miền núi ........................................................................... 56
2.3. Kinh nghiệm về vai trị của chính quyền cấp tỉnh về giảm nghèo bền vững
vùng miền núi của một số địa phương và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An ..... 60


iii
2.3.1. Kinh nghiệm về vai trị của chính quyền cấp tỉnh về giảm nghèo bền vững vùng
miền núi của một số địa phương.......................................................................... 60
2.3.2. Bài học cho tỉnh Nghệ An về vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm
nghèo bền vững vùng miền núi ........................................................................... 67
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 69
Chương 3 THỰC TRẠNG VAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI
VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI TỈNH NGHỆ AN ............ 70
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình nghèo, giảm nghèo bền
vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ...................................................................... 70

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Nghệ An có ảnh
hưởng đến giảm nghèo bền vững ........................................................................ 70
3.1.2. Tình hình nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An ........................................... 72
3.1.3. Tình hình giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ................... 75
3.2. Vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền
núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017 .............................................................. 78
3.2.1. Xác định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững ......................... 78
3.2.2. Các chính sách ban hành về giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn .... 82
3.2.3. Tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi trên địa bàn ........ 90
3.2.4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi
trên địa bàn ....................................................................................................... 100
3.3. Đánh giá vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững
vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................................................................. 104
3.3.1. Những thành tựu ..................................................................................... 104
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................... 107
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 112
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA CHÍNH
QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI
TỈNH NGHỆ AN ................................................................................................... 113
4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có ảnh hưởng đến vai trị của
chính quyền cấp tỉnh và định hướng giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh
Nghệ An thời gian tới ........................................................................................ 113


iv
4.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương có ảnh hưởng đến vai trị của
chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An
thời gian tới....................................................................................................... 113
4.1.2. Định hướng giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian
tới. .................................................................................................................... 119

4.2. Quan điểm nâng cao vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền
vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An .................................................................... 121
4.3. Giải pháp nâng cao vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền
vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An .................................................................... 123
4.3.1. Hoàn thiện về hoạch định chiến lược và kế hoạch giảm nghèo bền vững ... 123
4.3.2. Hồn thiện các chính sách thực hiện giảm nghèo bền vững vùng miền núi ..... 126
4.3.3. Tổ chức thực hiện tốt giảm nghèo bền vững................................................ 134
4.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện giảm nghèo bền vững ................ 140
4.3.5. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cơng chức trong bộ máy chính quyền cấp
tỉnh có liên quan đến giảm nghèo bền vững ...................................................... 142
4.3.6. Đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương. ............................................. 143
4.3.7. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối
với giảm nghèo bền vững. ................................................................................. 144
4.4. Một số kiến nghị.......................................................................................... 146
4.4.1. Kiến nghị với Quốc hội ........................................................................... 146
4.4.2. Kiến nghị với Chính phủ ......................................................................... 146
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 152


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH
BHYT
CQCT

:


An sinh xã hội

:

Bảo hiểm y tế

:

Chính quyền cấp tỉnh

DTTS
GN
GNBV

:

Dân tộc thiểu số

:

Giảm nghèo

:

Giảm nghèo bền vững

:
:
:
:

:

Hội đồng nhân dân
Kinh tế - xã hội
Lao động- Thương binh và xã hội
Mục tiêu Quốc gia
Ngân sách địa phương

:

Ngân sách trung ương

UBND
WB

:
:

Ủy ban nhân dân
Ngân hàng thế giới

XĐGN
XHCN

:
:

Xóa đói giảm nghèo
Xã hội chủ nghĩa


HĐND
KT-XH
LĐ-TBXH
MTQG

NSĐP
NSTW


vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1: Tình hình dân số và thu nhập bình quân/ người khu vực miền núi............. 70
Bảng 3.2. Tình trạng nghèo của vùng miền núi tỉnh Nghệ An .................................... 72
Bảng 3.3. Thu nhập bình quân người nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An năm 2017 73
Bảng 3.4. Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của vùng miền
núi tỉnh Nghệ An năm 2017 ....................................................................................... 75
Bảng 3.5. Kết quả giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An ...................................... 76
Bảng 3.6. Tình hình tái nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An....................................... 77
Bảng 3.7. Đánh giá xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững cho vùng miền núi tỉnh
Nghệ An (đối tượng hỏi: cán bộ quản lý) ................................................................... 81
Bảng 3.8. Cơ sở hạ tầng vùng miền núi tỉnh Nghệ An................................................ 83
Bảng 3.9. Vốn thực hiện giảm nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................ 83
Bảng 3.10. Giáo dục và đào tạo nghề vùng miền núi tỉnh Nghệ An............................ 85
Bảng 3.11: Kết quả giải quyết việc làm vùng miền núi tỉnh Nghệ An ........................ 86
Bảng 3.12. Kết quả cho hộ nghèo vay vốn từ NHCSXH tại vùng miền núi tỉnh Nghệ
An ............................................................................................................................. 87
Bảng 3.13. Số người nghèo tham gia BHYT và số tiền chi BHYT cho người nghèo tại
vùng miền núi tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 89
Bảng 3.14. Hiệu quả của các chính sách giảm nghèo bền vững đã triển khai ở vùng
miền núi tỉnh Nghệ An............................................................................................... 98

Bảng 3.15. Nhận xét về sự phối hợp giữa các cấp chính quyền trong vấn đề giảm
nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An .......................................................... 100
Bảng 3.16: Tổng hợp các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện giảm nghèo vùng miền núi
Nghệ An .................................................................................................................. 101
Bảng 3.17. Mức độ của hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An ................................................. 102
Bảng 4.1. Dự báo về các tiêu chí vùng miền núi tỉnh Nghệ An ............................... 121
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nghèo của vùng miền núi và toàn tỉnh Nghệ An ............................ 73
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giảm nghèo năm sau so với năm trước vùng miền núi và toàn tỉnh 76
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ tái nghèo vùng miền núi và toàn tỉnh Nghệ An .............................. 77
Hình 2.1. Cái vịng luẩn quẩn nghèo đói .................................................................... 28
Hình 2.2. Cấu tạo chỉ số nghèo đa chiều .................................................................... 29
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh tỉnh Nghệ An.............................. 92


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo là một trong những vấn đề KT-XH bức xúc mà nhiều quốc gia trên thế
giới đang phải đối mặt. Nghèo không chỉ tồn tại ở nhiều nước. Đối với những nước
đang phát triển thì nghèo khơng những là vấn đề xã hội, mà cịn là thách thức lớn trong
suốt q trình phát triển của xã hội. Do vậy, trong những năm gần đây, các quốc gia,
các tổ chức quốc tế đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để GN, thu hẹp dần
khoảng cách giữa giàu và nghèo ở phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã sớm ý thức được nguy cơ của nghèo và tầm
quan trọng của GN, từ đó đã đầu tư nhiều công sức, tiền của để thực hiện chương trình
GN trong phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, kết quả GN ở Việt Nam thời gian qua chưa vững chắc và cịn nhiều
thách thức. Thực tế đó địi hỏi nước ta cần phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa để tìm ra

giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết tốt đối với chương trình GN.
Nghệ An là một trong những tỉnh nghèo. Thời gian qua, chính quyền tỉnh Nghệ
An đã đạt được khá nhiều thành tựu trong lãnh đạo phát triển KT-XH trên địa bàn, đời
sống của nhân dân được từng bước cải thiện. Cơ cấu các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh
tế dần chuyển dịch tích cực, thích ứng với cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà
nước. Để đạt được kết quả tích cực đó có cơng sức khơng nhỏ của tồn bộ hệ thống
chính trị, các sở, ban, ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn bộ người dân trong
tỉnh, trên hết vẫn cần nhấn mạnh tới sự quản lý hiệu quả của Đảng bộ, HĐND, UBND
tỉnh Nghệ An.
Cùng với sự phát triển KT-XH đó, GN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả GN trên địa bàn tỉnh chưa bền vững, chưa đựng
nhiều nguy cơ, đặc biệt khả năng tái nghèo cao (khoảng 10%), tập trung ở vùng miền núi
tỉnh Nghệ An.
Vùng miền núi tỉnh Nghệ An là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ, bao gồm 10
đơn vị hành chính cấp huyện, 1 thị xã và 220 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó 195 xã
miền núi, có 27 xã nằm tiếp giáp với biên giới Việt - Lào). Dân số toàn vùng 1.067.000
người chiếm 36,5% dân số toàn tỉnh, với 41 vạn đồng bào DTTS cùng sinh sống. Vùng
miền núi tỉnh Nghệ An có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, thường
xuyên bị thiên tai, lũ lụt; xuất phát điểm về KT-XH thấp, thuần nông, trình độ canh tác


2

lạc hậu. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ nền kinh tế cịn thấp, tình trạng
kém phát triển nên việc huy động nội lực cho phát triển KT-XH, thực hiện đảm bảo
cung cấp các dịch vụ công rất hạn chế, chưa thu hút đầu tư trong và ngồi nước; an ninh
biên giới, vùng dân tộc vẫn cịn phức tạp, dễ gây mất ổn định, đời sống của nhân dân,
nhất là đồng bào DTTS cịn nhiều khó khăn, thu nhập tính trên đầu người đạt thấp,
bằng 63,3% bình quân chung của cả tỉnh. Các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, đất ở, đất
sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nước sinh hoạt chưa được giải quyết căn bản.

Chính quyền tỉnh Nghệ An luôn xác định vùng miền núi là một trong ba vùng kinh
tế đóng vai trị làm động lực tăng trưởng của tỉnh, và Nghệ An chưa thể giàu mạnh, an
sinh xã hội chưa thể vững chắc, nếu chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của
vùng miền núi. Nhận thức rõ vị trí quan trọng vùng miền núi của tỉnh, trong thời gian
vừa qua cùng sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành của Trung ương
và với chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An, GN vùng miền núi
của tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, đến hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo vùng miền núi tỉnh Nghệ An còn ở
mức cao (17%) so với bình qn chung tồn tỉnh (12%) và cả nước (9%). Hộ nghèo
vùng miền núi vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt có 4 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%,
như huyện Kỳ Sơn (56.03%), Tương Dương (36.34 %), Quế Phong (39.45 %), Quỳ
Châu (37.49 %) (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, 2018). Đây là
những huyện thuộc diện huyện 30a. Điều này cũng đặt ra cho chính quyền các cấp
nhiều vấn đề trong việc GN thời gian tới
Một trong những nguyên chính đó là chính quyền cấp tỉnh tỉnh Nghệ An chưa
phát huy hết vai trị của mình về GNBV vùng miền núi. Điều này được thể hiện trong
công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch GN; ban hành chính sách GN; tổ chức thực
hiện GN; kiểm tra, giám sát GN trên địa bàn vùng miền núi của tỉnh.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài“Vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm
nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An” sẽ góp phần làm rõ thêm những vấn đề
lý luận và thực tiễn về vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với GN bền vững vùng
miền núi tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trị của chính quyền cấp
tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian tới.


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu với mục đích là đề xuất các
quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV

vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,
từ đó tìm ra “khoảng trống” cần tiếp tục nghiên cứu;
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV
vùng miền núi;
- Tổng quan kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về vai trị chính quyền cấp
tỉnh đối với GNBV vùng miền núi, từ đó rút ra các bài học cho tỉnh Nghệ An;
- Tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin để phục vụ cho việc
phân tích thực trạng vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi
tỉnh Nghệ An;
- Nghiên cứu, phân tích vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An từ năm 2014 - 2017. Từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế về vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An.
- Trên cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng vai trị của chính quyền cấp
tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An, luận án đề xuất các quan điểm, giải
pháp nâng cao vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh
Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án: vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với
GNBV vùng miền núi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Luận án nghiên cứu theo hướng thực thi các chức năng của chính quyền cấp tỉnh
đối với GNBV vùng miền núi dưới góc độ chun ngành Kinh tế chính trị. Do đó, luận



4

án tập trung nghiên cứu:
Một là, xác định chiến lược và kế hoạch GNBV vùng miền núi;
Hai là, ban hành các chính sách GNBV vùng miền núi;
Ba là, tổ chức thực hiện GNBV vùng miền núi. Nội dung này luận án chỉ nghiên
cứu:
- Xây dựng bộ máy thực hiện GNBV;
- Thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước Trung ương và các chính sách
do tỉnh ban hành về GNBV ;
- Phối hợp các tổ chức có liên quan về thực hiện GNBV.
Bốn là, kiểm tra, giám sát thực hiện GNBV vùng miền núi.
3.2.2. Về không gian
Luận án nghiên cứu GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An, bao gồm 11 huyện, thị
xã là: Thị xã Thái Hòa, huyện Anh Sơn, huyện Con Cuông, huyện Quỳ Châu, huyện
Kỳ Sơn, huyện Nghĩa Đàn, huyện Quế Phong, huyện Quỳ Hợp, huyện Tân Kỳ, huyện
Thanh Chương, huyện Tương Dương.
3.2.3. Về thời gian
Thứ nhất, luận án nghiên cứu vai trị chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 - 2017. Các số liệu thứ cấp luận án sử dụng để
nghiên cứu chủ yếu cũng trong giai đoạn này. Riêng số liệu về người nghèo, hộ nghèo và
GN luận án chỉ sử dụng số liệu giai đoạn 2015 - 2017, bởi vì :
Một là, từ năm 2011 - 2015, tiêu chí nghèo ở Việt Nam chỉ xét trên góc độ thu
nhập. Tháng 11 năm 2015, Việt Nam đưa ra tiêu chí và mức chuẩn nghèo mới theo
phương pháp tiếp cận đa chiều và tiêu chí mức thu nhập cũng tăng lên ( từ 400.000
đồng/người lên 700.000 đồng/người đối với vùng nông thôn, miền núi).
Hai là, tuy 2016 mới thực hiện tiêu chí và chuẩn nghèo mới, nhưng cuối năm 2015
tỉnh Nghệ An đã điều tra người nghèo, hộ nghèo theo tiêu chí và chuẩn nghèo mới
này. Vì vậy, số liệu công bố về người nghèo, hộ nghèo đầu năm 2016 thực chất là số
liệu của năm 2015 theo tiêu chí và chuẩn nghèo mới. Do đó, số người nghèo, hộ nghèo

năm 2014 ít hơn năm 2015 và giảm nghèo năm 2014 nhiều hơn năm 2015. Dựa số liệu
này sẽ phân tích khơng chính xác vai trị chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An.


5

Thứ hai, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao vai trị chính quyền
cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được thực hiện xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Thế nào là GNBV vùng miền núi?
- Vai trị chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi thể hiện ở những
nội dung nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến vai trị đó của chính quyền cấp
tỉnh?
- Vai trị chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh Nghệ An thời gian
2015 - 2017 có những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế?
- Để nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi tỉnh
Nghệ An cần có những quan điểm và giải pháp nào?
4.2. Khung nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu của luận án
4.2.1. Khung nghiên cứu
Luận án đề xuất khung nghiên cứu theo hướng các chức năng vai trị chính
quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền núi dưới góc độ Kinh tế chính trị như sau:


6

Sự cần thiết của nghiên cứu


Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh
đối với giảm nghèo bền vững vùng miền
núi:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch ;
- Ban hành các chính sách
- Tổ chức thực hiện
- Kiểm tra, giám sát

Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trị của
chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo
bền vững vùng miền núi:
- Chủ trương của NN và của địa phương;
- Hiệu lực của bộ máy
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương
- Năng lực, trình độ cán bộ.
- Cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất.

Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với
giảm nghèo bền vững vùng miền núi tỉnh Nghệ An:
-

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
Ban hành các chính sách
Tổ chức thực hiện giảm nghèo.
Kiểm tra, giám sát

Giải pháp nâng cao vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với giảm nghèo bền vững vùng
miền núi tỉnh Nghệ An:

- Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch
- Hồn thiện các chính sách
- Tổ chức thực hiện tốt giảm nghèo bền vững .
- Tăng cường thanh tra, giám sát;
- Nâng cao chất lượng công chức trong bộ máy chính quyền về thực hiện giảm nghèo
- Tăng cường sự phối hợp của các cấp chính quyền
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương.
- Tăng cường cơ sở vật chất

4.2.2.Sơ đồ nghiên cứu:
Tìm khoảng trống nghiên cứu và xây dựng phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận
Nội dung vai trò
CQCT đối với giảm
nghèo bền vững
vùng miền núi

Những nhân tố
ảnh hưởng đến
vai trò CQCT đối
với giảm nghèo
bền vững vùng
miền núi

Cơ sở thực tiễn
Kinh
nghiệm
vai trò CQCT
đối với giảm
nghèo bền vững

vùng miền núi

Bài học kinh
nghiệm

Thực trạng vai trò CQCT đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Nghệ An
Đánh giá thực trạng vai trò CQCT đối với giảm nghèo bền vững vùng miền núi Nghệ An

Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò CQCT đối với giảm nghèo bền
vững vùng miền núi Nghệ An

Nguồn : Tác giả


7

4.3. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu về vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền
núi tỉnh Nghệ An tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Do đó, luận án
lấy quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận.
4.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể và phương pháp thu nhập thông tin
Thứ nhất, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
lịch sử và lơgíc, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả làm phương pháp
cụ thể để nghiên cứu, luận giải vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng
miền núi tỉnh Nghệ An dưới góc độ chun ngành Kinh tế chính trị.
Luận án có kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đã có, bên cạnh đó, bổ sung và
phát triển các luận cứ và thực tiễn mới.
Thứ hai, phương pháp thu nhập thông tin.
Một là, các thông tin thứ cấp thu thập được từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Cục
Thống kê, Sở LĐ-TBXH , Sở Kế hoạch - Đầu tư, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An,

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
Hai là, các thông tin sơ cấp thu thập được thông qua:

.

- Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi
Mục đích chính của điều tra khảo bằng bảng hỏi là thu thập thơng tin sơ cấp cần
thiết để phân tích, đánh giá vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với GNBV vùng miền
núi tỉnh Nghệ An. Mẫu phiếu điều tra được xây dựng dựa trên bảng hỏi. Các phiếu
điều tra dành cho đối tượng là người nghèo được thực hiện trên phạm vi toàn vùng
miền núi tỉnh Nghệ An là 110 phiếu. Mỗi huyện, thị phát 10 phiếu ở 2 xã nghèo. Ở mỗi
xã đó phiếu điều tra được phát cho 5 hộ nghèo (mẫu phiếu số 01). Luận án chọn mẫu hộ
nghèo để phát phiếu điều tra là : 1 hộ nghèo do nguyên nhân khách quan, 1 hộ nghèo do
nguyên nhân chủ quan, 1 hộ cận thoát nghèo, 1 hộ nghèo, 1 hộ rất nghèo (Những hộ này
đều do giới thiệu của chính quyền địa phương sở tại). Luận án chọn mẫu như vậy sẽ
khái quát được tình hình nghèo của địa phương. Số phiếu thu về là 105 phiếu.
Để kết quả nghiên cứu của luận án được khách quan, khoa học và hợp lý, ngoài
việc điều tra khảo sát đối với hộ nghèo, luận án còn xây dựng bảng hỏi dành cho 2 đối
tượng :
(i) Đối tượng thứ nhất là cán bộ, công chức cấp tỉnh, những người có trách nhiệm
đối với cơng tác GN vùng miền núi (mẫu phiếu số 02, tổng số 100 phiếu, mỗi đơn vị













×