Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

(MN) một số biện pháp kích thích trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học vẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện ..............
Ngày/
TT

Họ tên tác giả

tháng/ năm
sinh

Nơi cơng tác

Chức
danh

Tỷ lệ (%)
đóng góp
Trình độ vào việc
chun
tạo ra
môn sáng kiến
(2)

1 ..............

Trường
Giáo viên Đại học
MN ..............


100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp kích thích
trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học vẽ tại lớp 5TA trường mầm
non .............. – huyện .............. - tỉnh ..............”

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ tên: ..............
- Chức vụ: Giáo viên trường MN ..............
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Một số biện pháp kích thích trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động tích cực trong hoạt
động học vẽ tại lớp 5TA trường mầm non .............. áp dụng cho lĩnh vực phát
triển thẩm mỹ đặc biệt là mơn tạo hình.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 21/8/2018
4. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tính mới:
Việc đưa ra một số biện pháp kích thích trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hoạt động
trong hoạt động học vẽ tại lớp 5TA trường mầm non .............. có những điểm mới
sau:
- Phát triển khả năng tạo hình cho trẻ bằng nhiều ngun liệu khác nhau,
có thể ngồi việc sử dụng màu nước, màu sáp như thông thường ta có thể cho trẻ
sử dụng thêm màu tự nhiên như: nước rau ngót, bột nghệ, quả mồng tơi, màu
gấc và vẽ trên các nguyên liệu khác nhau như: mo cau, quả dừa, nan tre, nón lá,
giấy
1


- Phát triển khả năng vẽ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi chứ khơng riêng gì trên
hoạt động học chính: Hoạt động chơi ngồi trời, hoạt động chơi góc.
- Trẻ được tiếp xúc với các hình thức vẽ khác nhau: ngồi việc trẻ ngồi

bằng bàn để vẽ như thơng thường thì giáo viên có thể cho trẻ sử dụng thêm giá
vẽ (trẻ đứng vẽ)
- Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ phong
phú hơn.
- Tôi lựa chọn đề tài này mong muốn bản thân sẽ tìm ra những biện pháp
tốt nhất để tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ.
- Các biện pháp của sáng kiến lần đầu tiên được áp dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi
của trường mầm non ...............
4.2. Tính khoa học:
Như chúng ta đã biết, con người sinh ra khơng phải ai cũng có sắn trong
mình những năng khiếu thẩm mỹ, cũng khơng ai có sẵn những tài năng bên
mình, mà phải địi hỏi thơng qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó
những tài năng và khả năng mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ việc
học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ mà
việc học của trẻ ở đây thông qua “chơi mà học, học bằng chơi”.
Chính vì vậy để giờ học tạo hình được hấp dẫn lơi cuốn trẻ, giáo viên nên
sử dụng thủ thuật vào bài học một cách linh hoạt, tạo cảm xúc và hứng thú cho
trẻ và cần được tiến hành đồng thời vào việc tích lũy có hệ thống những biểu
tượng tạo hình. Những biểu tượng tạo hình cần chính xác rõ ràng, màu sắc đẹp
và phong phú phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Cơ giáo cần
đưa các nội dung tích hợp sao cho phù hợp với từng bài một cách lô gíc sinh
động, có như vậy giờ học tạo hình mới có chất lượng và trẻ mới nắm được các
kỹ năng kiến thức tạo hình trong khi trẻ thực hiện giáo viên cần phải ln động
viên, khuyến khích trẻ. Đã có nhiều nghiên cứu cũng như các tài liệu về các biện
pháp tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học vẽ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt
động tạo hình cho trẻ mầm non. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc thành quả của
các tác giả đi trước tôi đã bước đầu hệ thống hóa và đưa ra một số biện pháp
kích thích trẻ hoạt động tích cực trong giờ học vẽ dựa trên cơ sở lý luận và cơ sỏ
thực tiễn mang tính khả thi.
Vì vậy các biện pháp sáng kiến mà tôi đưa ra được dựa trên những cơ sở

khoa học phù hợp với hứng thú trong độ tuổi của trẻ để thực hiện các kỹ năng
khi tham gia vào các hoạt động tạo hình.
Sáng kiến được trình bày theo đúng cấu trúc, đúng thể thức văn bản, ngôn
ngữ dễ hiểu phù hợp với giáo dục mầm non.
2


4.3. Tính Thực tiễn:
Năm học 2018- 2019 bản thân tơi được nhà trường phân công trực tiếp
giảng dạy tại lớp 5TA trường mầm non ..............
Lớp 5 tuổi A có tổng số là 38 cháu đến từ các xóm trong xã học tập tại lớp,
nhìn chung các cháu đều ngoan, hiếu động thích khám phá và có sức khoẻ tốt.
Nhà trường được xây dựng khang trang, được đầu tư trang thiết bị tương
đối đầy đủ đạt trường chuẩn cấp quốc gia mức độ I. Và được sự quan tâm của
lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh .............., Phòng Giáo dục và Đào
tạo .............. và lãnh đạo địa phương, sự ủng hộ của phụ huynh trong việc mua
sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Trong quá trình giảng dạy tại trường bản thân có một số thuận lợi và khó
khăn như sau:
* Thuận lợi:
Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm học cho việc
thực hiện chương trình giáo dục mầm non
Phụ huynh nhiệt tình với lớp, phối hợp với các cơ rất nhiệt tình trong mọi
cơng việc, mọi hoạt động.
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ các cơ giáo trong
việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ
dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.
Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp 5 - 6 tuổi, đã đạt giải trong cuộc thi giáo
viên dạy giỏi cấp huyện, có trình độ trên chuẩn và được sự tín nhiệm của nhà
trường và phụ huynh học sinh.

Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp trong
trường, với trường lớp thoáng mát, đầy đủ đồ dùng dạy học do đó rất thuận lợi
cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
* Khó khăn
Vì lớp học đơng so với định biên và mơi trường lớp hơi hẹp cho nên quá
trình hướng dẫn trẻ thực hiện trong giờ hoạt động tạo hình cịn gặp nhiều khó khăn.
Trẻ yếu về kỹ năng vẽ nhiều bài vẽ chưa đạt yêu cầu, sự sáng tạo và thể
hiện bố cục bức tranh còn yếu, chưa biết phối hợp các mảng màu, khả năng nhận
xét tranh còn kém.
Một số trẻ còn mải chơi, chưa tập chung chú ý trong giờ học vẽ cho nên
sản phẩm mà trẻ tạo ra cịn đơn giản chưa có thẩm mỹ.
3


Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của bậc học
mầm non nói chung, và hoạt động học vẽ của trẻ nói riêng.
4.3.1. Thực trạng về việc kích thích trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hoạt động
trong giờ học vẽ tại lớp 5TA trường mầm non ..............
Xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ, với những kinh nghiệm của bản thân
trải qua thực tiễn giảng dạy và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ,
chun mơn nghiệp vụ của mình. Có thái độ đúng mực và gần gũi với phụ
huynh vì vậy tơi ln được phụ huynh giành những tình cảm thân thiết và gần
gũi khi tiếp xúc trao đổi, qua đó tơi biết nhiều những thơng tin bổ ích về trẻ như:
Biết được hồn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, nề nếp thói quen của trẻ,
điều đó giúp tơi rất nhiều trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của mình là làm thế
nào để nâng cao kỹ năng vẽ cho trẻ, tạo hứng thú để trẻ học vẽ đạt kết quả cao
nhất. Vì vậy, tơi đã tiến hành khảo sát tình thực tế về hứng thú tham gia học
vẽ, kỹ năng vẽ của 38 trẻ tại lớp 5 tuổi A và thu được kết quả như sau:
Mức độ đánh giá

Nội dung

Tổng số trẻ
khảo sát
(trẻ)

Đạt
(trẻ)

Tỷ lệ
(%)

Chưa
đạt

Tỷ lệ
(%)

(trẻ)

Trẻ yêu thích, hào
hứng tham gia vào
hoạt động vẽ, biết
trân trọng cái đẹp.

38

21

55,2


17

Trẻ có thể phối hợp
các kỹ năng vẽ, tơ
màu để tạo thành
bức tranh đẹp.

38

11

28,94

27

Bố cục tranh cân đối

38

16

42,19

22

57,89

Trẻ có thể nói lên ý
tưởng và tạo ra sản

phẩm theo ý thích.

38

10

26,3

28

73,68

Trẻ biết nhận xét sản
phẩm.

38

15

39,47

23

44,7

71,05

60,52
4



4.3.2. Một số biện pháp kích thích trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động tích cực
trong giờ học vẽ tại lớp 5TA trường mầm non ..............
a. Khảo sát kỹ năng và hứng thú của trẻ.
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy kỹ năng vẽ của trẻ không đồng đều
nhiều trẻ kỹ năng còn chưa tốt. Vậy để nâng cao kỹ năng của trẻ, tôi luôn quan
tâm đến những cháu có kỹ năng chưa tốt, gợi ý từng bước, gần gũi động viên trẻ
kịp thời để tạo khơng khí phấn khởi cho trẻ khi tham gia vào hoạt động.
Để hình thành kỹ năng vẽ cho trẻ có kỹ năng chưa tốt, tôi lên kế hoạch rèn
trẻ vào các buổi chiều, hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động vui chơi, hoạt động
chiều. Tổ chức thi bé khéo tay giữa những bạn có kỹ năng chưa tốt để động viên
khuyến kích trẻ tiến bộ. Trong giờ học vẽ, tôi xếp những cháu vẽ tốt ngồi cạnh
trẻ vẽ chưa tốt để trẻ học hỏi các bạn vẽ tốt.Tơi gợi ý, khuyến khích để phát huy
trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ để tạo ra nhiều bức tranh đẹp cùng cơ trang trí
lớp học.
b. Chuẩn bị đồ dùng đa dạng, phong phú.
Muốn trẻ vẽ được một bức tranh đẹp thì đồ dùng của cơ như tranh mẫu,
vật mẫu, tranh gợi ý phải đẹp, chuẩn và mang tính chất thẩm mỹ. Tư duy của trẻ
là tư duy trực quan hình tượng, trẻ bị thu hút bởi màu sắc rực rỡ, những hình thù
ngộ nghĩnh sinh động, dưới con mắt của trẻ cái gì mới lạ cũng gợi cho trẻ sự tị
mị. Vì lẽ đó, muốn lơi cuốn được trẻ vào giờ học, thì ngồi những bức tranh
bằng màu nước, màu sáp, tơi cịn sưu tầm nhiều tranh nghệ thuật dân gian, tranh
Đông Hồ... và làm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi mẫu bằng những nguyên vật liệu
khác nhau: như tranh con chim bằng bằng lá cây khô.

5


Những đồ dùng mẫu đó đều đảm bảo về nội dung, màu sắc, sự an toàn và
sử dụng được lâu dài, để trẻ quan sát và nhận xét, giúp trẻ tích luỹ được nhiều

cảm xúc, vốn hiểu biết để thể hiện trong tranh vẽ của mình. Từ đó phát huy được
trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Đặc biệt qua các hoạt động vẽ đã phát hiện
được một số trẻ có năng khiếu về tạo hình về vẽ, giáo viên đã trao đổi với cha
mẹ học sinh cho các cháu vẽ thêm khi ở nhà, nếu có điều kiện cho các cháu
tham gia các lớp năng khiếu, để định hướng cho trẻ phát triển đúng đắn.
c. Cho trẻ sử dụng chất liệu, nguyên liệu vẽ khác nhau:
Các năm trước chúng ta thường cho trẻ vẽ trên một chất liệu đó là giấy.
Nhưng muốn tạo hứng thú cho trẻ và giúp trẻ hứng thú hơn trong khi vẽ thì tơi
đã sưu tầm thêm nhiều chất liệu khác để trẻ vẽ.
Ví dụ: Tiết vẽ hoa mùa xn.
Tơi sưu tầm: nón giấy, quạt mo, lọ hoa, bát, con giống bằng sứ, vải, sọ
dừa để trẻ thực hiện trang trí lên những đồ vật đó.
Cơ nói “các con ơi! Mùa xn tươi đẹp đã tràn về, trăm hoa đua nở, cây
cối đâm trồi nảy lộc. Hịa cùng với khơng khí đó hơm nay cơ sẽ tổ chức cho các
6


bạn lớp 5 tuổi A một cuộc thi vẽ hoa mùa xuân. Điều đặc biệt hơn là chúng ta sẽ
được trang trí trên rất nhiều chất liệu khác nhau đấy các con ạ”.
Nhờ những chất liệu này trẻ sẽ hứng thú hơn và sẽ có tính nghệ thuật hơn
khi trang trí những đồ vật trên. Qua đó trẻ cũng biết nâng niu, nhẹ nhàng, khéo
léo hơn khi vẽ.
Như trước trẻ thường chỉ được vẽ bằng bút sáp màu và màu nước. Nhưng
năm học này tôi mạnh dạn đưa cách dạy mới vào trong tiết vẽ của mình để trẻ
hứng thú hơn với tiết học vẽ thơng thường trước kia.
Ví dụ: Vẽ tranh hoa tặng cô giáo.
Tôi sẽ nghiền nát củ nghệ để lấy màu vàng nghệ để vẽ cánh hoa hoặc nhị,
lấy quả mùng tơi chín để trẻ cầm quả đó bóp vỡ rồi di trực tiếp trên giấy của
mình. Cịn lá rau ngót già tơi sẽ xay ra lấy nước màu xanh để vẽ lá. Nước lá cẩm
tím, vàng, hồng để vẽ lá, hoa, nhụy...


7


Vẽ hoa bằng màu tự nhiên: lấy quả mùng tơi chín để vẽ.
Cách khác cũng là màu nước nhưng tơi cho trẻ cầm quả bóng cao su nhúng
nước bột màu đã pha sẵn rồi đập xuống tờ giấy, khi bột màu tóe ra xung quanh
sẽ tạo thành những cánh hoa. Lấy các ngón tay ấn vào màu tự nhiên hay màu
nước và ấn vào giấy, các vân tay đó sẽ tạo thành những hình dáng cành cây, lá
cây hay bơng hoa.

8


Vẽ hoa bằng cách nhúng bóng vào màu nước và đập mạnh vào giấy để tạo
thành hoa.

Vẽ hoa trên chất liệu vải bằng cách ấn vân tay.

9


Vẽ trên chất liệu nón và giấy.

Vẽ trên chất liệu mo cau.
10


Vẽ trên chất liệu nan tre.
Với ý kiến mạnh dạn này của tơi, tơi đã nhận thấy trẻ rất thích thú và sáng

tạo khi tham gia hoạt động này.
d. Thường xuyên thay đổi hình thức để gây hứng thú cho trẻ.
Thu hút sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hứng thú với những
gì mới lạ, nhưng lại rất dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy tơi ln suy
nghĩ để thay đổi cách vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn nhất, bằng cách dùng
lời nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnh sử dụng các trò
chơi... tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua đó,
ngay từ đầu giáo viên đã lơi cuốn trẻ chú ý, khơng khí giờ học trở nên hào hứng,
khơng gị bó mà vẫn đạt được kết quả cao.Trong một hoạt động học tạo hình tơi
cũng có thể tích hợp, lồng ghép các bài hát, hay những bài thơ, câu chuyện để
trẻ hứng thú học bài.
Ví dụ 1: Vẽ đèn ơng sao
Trước hết tơi trang trí lớp theo khơng gian của ngày tết trung thu, có đèn
ơng sao, có bánh nướng, bánh dẻo, có hình ảnh rước đèn, múa sư tử.Trẻ rất bất
ngờ khi lạc vào không gian mới lạ, tôi tạo niềm vui và sự hào hứng cho trẻ bằng
cách hát bài "Chiếc đèn ông sao", cho trẻ quan sát các ông sao có sẵn để nhận
xét về các biểu tượng, nội dung, màu sắc, bố cục của đèn ơng sao. Sau đó cơ
11


giáo hỏi trẻ ý tưởng vẽ đèn ông sao của trẻ như thế nào? Con dự định vẽ đèn ông
sao tặng cho bạn nào trong lớp?
Kết thúc giờ học, cô giáo cho trưng bày tất cả các bức tranh để trẻ nhận
xét sản phẩm của mình của bạn, và tổ chức hát múa mừng Trung thu. Giờ học
kết thúc như một ngày hội thực sự, khơng khí vui tươi trong suốt một ngày.
Ví dụ 2: Vẽ về biển.
Cơ cho trẻ gập thuyền, ca nô, tàu thuỷ từ chiều hôm trước, và chuẩn bị 3
bến cảng: một bến vẽ thuyền, một bến vẽ ca nô, một bến vẽ tàu thuỷ.
Vào giờ học cô giáo cho trẻ lấy những đồ chơi đã gấp, chơi trò chơi về
đúng bến, với những bến cảng cô đã thiết kế sẵn, sau khi chơi xong cô hỏi trẻ:

các con thường thấy thuyền, ca nô, tàu thuỷ hoạt động ở những đâu? Vậy ai đã
đi biển rồi? Các con thấy biển như thế nào? Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ. Tiếp
đến cho trẻ xem 3 bức tranh về biển được sắp xếp nội dung, bố cục vào thời gian
khác nhau, để trẻ tự nhận xét bức tranh về biển theo ý kiến riêng của mình. Bằng
ngơn ngữ miêu tả, cô giáo hướng trẻ nhận xét vẻ đẹp của các bức tranh qua nội
dung, màu sắc, bố cục sắp xếp: về cảnh biển lúc bình minh, buổi trưa và buổi
chiều khi hồng hơn xuống.
Có thể nói với cách làm này hiệu quả ngôn ngữ miêu tả rất cao, giúp trẻ
tái tạo, hình dung một cách sinh động về tranh vẽ của mình. Khi trẻ đã có kiến
thức về biển, tơi sẽ hỏi trẻ con thích vẽ biển vào thời điểm nào? Con sẽ vẽ
những gì ở biển? Rồi gợi ý cách vẽ bãi cát, màu xanh của mây trời, của làn
nước, hình dạng của thuyền buồm, dãy núi, cánh chim hải âu bay lượn.
Kết quả: Không những trẻ khá vẽ được mà một số trẻ yếu cũng tạo ra
được bức tranh có nội dung và màu sắc thật sự sinh động .
Ngồi ra tơi cịn tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội, giúp
trẻ có cảm xúc tốt. Trên cơ sở đó trẻ bộc lộ trí tưởng tượng, sáng tạo trong tranh
vẽ bằng các đường nét đơn giản có tính khái qt cao, màu sắc tươi sáng và
quan trọng hơn là trẻ sẽ gửi vào đó những cảm xúc thật của mình về thế giới
xung quanh.
Giờ học "Vẽ hoa mùa xuân" tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách sáng tác
mấy câu thơ giới thiệu về hoa:
"Mùa xuân đã đến
Với bày trẻ thơ
Muôn hoa đua ở
Cây cỏ tốt tươi
12


Chúng như vui cười
Đón chào các bạn"

Cơ nói "Các con ơi, mùa xuân tươi đẹp đã về, muôn hoa đua nở, chim hót
véo von, cây cối đâm chồi nảy lộc. Nào chúng ta cùng đi dạo chơi mùa xuân nhé."
Trẻ rất thích được ngắm hoa dưới sân, trẻ được ngắm và miêu tả bằng lời
nói về đặc điểm của các loại hoa. Điều đó đã gây ấn tượng mạnh, hình thành
biểu tượng về hoa một cách chính xác. Kết quả bài vẽ của trẻ rất phong phú, đa
dạng, có nhiều sáng tạo trong miêu tả các loại hoa.
Với cách thay đổi hình thức vào bài, qua các tiết học, tơi thấy trẻ rất tập
chung chú ý, thể hiện sự phấn chấn, sảng khoái, hứng thú và bài vẽ cũng đạt kết
quả cao.
e. Phát triển khả năng vẽ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Ngoài việc tạo hứng thú cho trẻ ở tiết học vẽ, tôi cũng tạo hứng thú cho trẻ
vẽ ở mọi lúc mọi nơi, giờ đón trẻ, trả trẻ, trong giờ hoạt động ngồi trời, và cịn
tích hợp ở những nội dung khác. Cô cũng động viên trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi
trong các giờ hoạt động vui chơi, dưới sự hướng dẫn của cô. Trẻ biết cùng cơ làm
búp bê bằng len, trang trí khung ảnh, làm bưu thiếp bằng những nguyên vật liệu
khác nhau, cùng cơ vẽ trang trí mặt nạ, làm váy áo trình diễn thời trang.
Được hoạt động, được chơi với sản phẩm của mình tạo ra, trẻ rất thích thú
và tự hào, càng say mê vẽ và còn làm ra nhiều sản phẩm làm đồ dùng, đồ chơi
cho lớp. Và cũng chính từ những hoạt động này, khả năng thẩm mỹ, sự khéo léo
của đơi bàn tay được nâng lên rất nhiều.
Ngồi ra để phát huy hơn nữa khả năng vẽ cho trẻ tơi đã tiến hành tích
hợp trong những mơn học khác như: văn học, toán, MTXQ, hoặc xen kẽ vào các
hoạt động như: vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều.
Ví dụ: Khi tích hợp vào mơn tốn:
Cơ cho trẻ vẽ hoa, quả tương ứng với chữ số theo yêu cầu, cô yêu cầu trẻ
tô màu xanh vào khoảng trống có số 3, màu đỏ vào khoảng trống có số 4, màu
vàng vào khoảng trống có số 5 Sau khi tơ màu xong trẻ sẽ có bức tranh phối
màu nền sinh động, rồi tiến hành tô màu cho quả, hoa. Trẻ rất thích thú vừa được
luyện kỹ năng tơ màu, vừa rèn khả năng nhận biết phân biệt màu sắc cho trẻ một
cách tự nhiên nhất.

Tích hợp vào hoạt động tìm hiểu khám phá khoa học:
Sau khi cơ cho trẻ làm quen một nội dung nào đó cơ giáo gợi ý để trẻ vẽ
lại đồ vật, hiện tượng mà trẻ vừa được quan sát. Điều đó khơng những rèn kỹ
13


năng vẽ cho trẻ, mà còn khắc sâu cho trẻ sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng trẻ
vừa được trị chuyện hoặc quan sát.
Tích hợp với mơn văn học:
Kết thúc hoạt động cho trẻ làm quen văn học, cô cho trẻ tơ màu hoặc vẽ
nhân vật bé u thích nhất.
Chơi, vẽ trên sân trường
Cô cho trẻ quan sát trên sân trường và cho trẻ vẽ theo ý thích để kích thích
trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Cho trẻ vẽ trên giá vẽ ở sân trường để kích thích trẻ hứng thú học bài
f. Giáo viên biết cách đánh giá sản phẩm, dạy trẻ biết nhận xét tranh.
Trẻ rất coi trọng sản phẩm của mình, vì vậy trẻ rất vui khi sản phẩm của
mình được nhiều người thích thú, khen ngợi. Chính vì vậy việc nhận xét sản
phẩm của trẻ sao cho thật khách quan mà không làm mất hứng thú của trẻ là rất
quan trọng. Muốn dạy trẻ biết cách nhận xét tranh, giáo viên phải có sự hiểu biết
về tác phẩm hội hoạ. Đặc biệt khi nhận xét về tranh của trẻ, cần dựa trên yêu cầu
của tiết học, tôn trọng sản phẩm ý tưởng của trẻ và khả năng vẽ của từng trẻ.
Trong khi nhận xét tranh, cần lưu ý khen, động viên trẻ là chính, biết khơi gợi
cảm xúc, ý tưởng của trẻ, không nên trách phạt hoặc phê bình đối với trẻ chưa
thể hiện được yêu cầu của bài.
Ví dụ: Bài vẽ phương tiện giao thông của cháu Quốc Bảo chỉ vẽ được một
cái ô tô trên một đường thẳng ngang, không vẽ các chi tiết phụ, nhiều người
cười và chê bài chưa đẹp. Tôi nhẹ nhàng hỏi Quốc Bảo con vẽ phương tiện gì
đấy? Thế ơ tơ đang chở gì thế? Đường này vắng ô tô nhỉ, chỉ có một ô tô đang
chạy à?... Thật bất ngờ cháu Quốc Bảo đã trả lời "Đường này làm chưa xong nên

chưa có cây cơ ạ, ơ tô này chở hàng lúc rất sớm nên đường vắng lắm".. Tơi nói
với cả lớp "Các con ạ bạn Quốc Bảo đang vẽ ô tô chở hàng. Cô và các bạn rất
bất ngờ vì sự tưởng tượng phong phú của bạn Quốc Bảo. Nhưng tới đây con
đường này làm xong sẽ được trồng rất nhiều hoa và cây xanh, nhà cửa ở hai bên
đường sẽ được xây dựng lúc đó bức tranh khác của bạn sẽ vẽ khác với bức tranh
này, đúng không Quốc Bảo? Bác lái xe này thật chăm chỉ vì sáng sớm mọi người
cịn đang ngủ mà đã dậy lái xe đi chở hàng rồi". Với cách nhận xét như vậy,
cháu Bảo rất sung sướng, cả lớp đã vỗ một tràng pháo tay ròn rã khen bạn Bảo,
qua đó ta thấy trẻ thoải mái hơn và muốn cố gắng hơn.
Khi dạy trẻ nhận xét tranh của bạn, hay giới thiệu tranh của mình, tơi đã
gợi mở, hướng dẫn trẻ cách nhận xét về nội dung, mầu sắc, bố cục tranh muốn
nhận xét đầy đủ phải quan sát kỹ tác phẩm của bạn. Nếu chưa hồn thiện thì gợi
14


ý cho trẻ vẽ thêm một vài chi tiết để bức tranh đẹp hơn. Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ
biết nhận xét tranh của mình rồi biết nhận xét tranh của bạn. Vẽ xong, tơi cịn
cho trẻ đặt tên cho bức tranh của mình. Với phương pháp như vậy, những câu trả
lời đơn điệu, sơ sài thụ động như: "Bạn vẽ đẹp ạ tơ mầu đúng ạ, khơng chờm ra
ngồi ạ." đã được thay thế bằng những lời nhận xét có cảm xúc, mang tính nghệ
thuật cao hơn.
g. Thống nhất với giáo viên trong lớp và phụ huynh sắp xếp lại không
gian trong lớp.
Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết phải tạo điều kiện cho trẻ
được sống trong một khơng gian đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ. Vì vậy, tơi đã
thống nhất cùng giáo viên trong lớp sắp xếp, trang trí lớp đẹp, thống mát, các
góc chơi ln được trang trí thay đổi theo theo từng chủ đề, cô và trẻ làm tranh
bằng những nguyên vật liệu khác nhau như: Len, vải vụn, lá cây, vỏ trứng, các
loại hột và trang trí lớp bằng chính những tác phẩm đó, tạo cho trẻ những cảm
giác mới lạ, thích thú và tự hào. Phụ huynh cũng rất phấn khởi khi thấy những

tác phẩm của chính con em mình được trang trí tại các góc chơi của lớp. Việc
tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học vẽ, gia đình các bé cũng đóng vai trị vơ cùng
quan trọng. Ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh, tôi cũng kết hợp nhấn
mạnh tầm quan trọng của mơn tạo hình. Bởi vì, nó khơng những có tác dụng về
kỹ năng vẽ, cách cảm nhận nghệ thuật về một sản phẩm tạo hình mà qua mơn
vẽ, cịn hướng trẻ tới những giá trị: Chân - Thiện – Mỹ một cách toàn diện.
Bên cạnh đó bản thân tơi cũng thường xun trao đổi, tuyên truyền, giúp
phụ huynh chọn thời điểm để dạy trẻ vẽ có hiệu qủa cao nhất. Cần hướng dẫn trẻ
vẽ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khuyến khích phụ huynh tích cực
cho trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh, để tích luỹ kinh nghiệm, vốn sống cho
trẻ. Ngồi ra, tơi cịn vận động phụ huynh ủng hộ giấy trắng, các nguyên vật liệu
thiên nhiên như: len, vải vụn, vỏ trứng đó là nguồn học liệu phong phú cho cô và
trẻ làm đồ dùng, đồ chơi và rèn kỹ năng cho trẻ.
h. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ.
Năm học 2018 - 2019 là năm học ứng dụng công nghệ thông tin một cách
rộng dãi, vì vậy để tăng cường tài liệu phục vụ mơn vẽ, tơi thường xun sưu
tầm hình ảnh trên mạng để dạy trẻ:
Ví dụ: Bài ''Vẽ con vật trong gia đình bé"
15


Tơi sưu tầm hình ảnh của các con vật, chúng đang được bé chăn (có gà,
vịt, ngan, chó.) và cho trẻ quan sát trên máy chiếu, trong chương trình
powerpoint, vì vậy trẻ rất hứng thú, gây được ấn tượng sâu sắc với trẻ nên sản
phẩm của trẻ rất sáng tạo, ngộ nghĩnh, các con vật được thể hiện với nhiều dáng
vẻ khác nhau.
Hay bài: "Vẽ người thân trong gia đình bé" tơi cho trẻ xem những hình
ảnh về các gia đình của các bạn trong lớp trên chương trình Powerpoint, trẻ thảo
luận rất sôi nổi. Kết quả bài vẽ của trẻ đẹp, sáng tạo, nhiều bức tranh còn thể
hiện được cảnh sinh hoạt của gia đình rất đa dạng và phong phú.

4.5. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sau một năm thực hiện tôi thấy đề tài rất phù hợp khi ứng dụng tại trường
mầm non .............. và các trường mầm non trong huyện.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Tài liệu tham khảo
+ Mô đun MN25: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực
phát triển thẩm mĩ.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
- Đội ngũ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội
7. Đánh giá lợi ích thu được:
Sau 1 năm thực hiện đề tài tơi đã thấy được tính hiệu quả từ các biện pháp
mà tôi đưa ra như sau:
Mức độ đánh giá
Nội dung

Trẻ yêu thích, hào
hứng tham gia vào
hoạt động vẽ, biết
trân trọng cái đẹp.

Tổng số trẻ
khảo sát
(trẻ)

38

Đạt
(trẻ)


Tỷ lệ
(%)

38

100

Chưa
đạt

Tỷ lệ
(%)

(trẻ)

0

0

16


Trẻ có thể phối hợp
các kỹ năng vẽ, tơ
màu để tạo thành
bức tranh đẹp.

38

35


92,1

3

7,9

Bố cục tranh cân đối

38

32

84,2

6

15,8

Trẻ có thể nói lên ý
tưởng và tạo ra sản
phẩm theo ý thích.

38

33

86,8

5


13,2

Trẻ biết nhận xét sản
phẩm của mình của
bạn.

38

36

94,7

2

5,3

Khảo sát kỹ năng và hứng thú ở trẻ để biết được rằng trẻ nào làm tốt và trẻ
nào chưa làm tốt để có biện pháp rèn cho trẻ vào các hoạt động và trẻ tỏ ra rất
hứng thú
Cô chuẩn bị đồ dùng đa dạng và phong phú cho trẻ qua đó đã lơi cuốn
được trẻ vào giờ học, huy động nguồn nguyên vật liệu tự nhiên từ phụ huynh
như: lá cây, rơm, các loại hột hạt.
Cho trẻ sử dụng những chất liệu và nguyên vật liệu khác nhau. Ngoài việc
chỉ vẽ bằng giấy thì khi trẻ được vẽ trên những nguyên liệu khác như: mo cau,
quả dừa, nan tre đã tạo cho trẻ sự mới lạ nên trẻ hoạt động rất tích cực trong các
giờ học vẽ. Các sản phẩm trẻ tạo ra bằng các nguyên liệu và màu vẽ khác nhau
rất sinh động.
Thường xun thay đổi hình thức vào bài. Có rất nhiều các hình thức vào
bài khác nhau và muốn tạo được hứng thú tích cực cho trẻ tơi đã liên tục thay

đổi các hình thức vào bài để những kiến thức tôi mang đến cho trẻ không bị
nhàm chán. Trẻ tích cực hoạt động cùng cơ hơn.
Phát triển khả năng vẽ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong giờ hoạt động
ngồi trời trẻ cũng có thể cầm phấn để vẽ, trong các tiết học cũng ln được cơ
giáo tích hợp hoạt động tạo hình cho trẻ.
Ngồi vẽ đẹp ra trẻ đã biết giới thiệu sản phẩm của mình và biết nhận xét
sản phẩm của bạn. Biết bức tranh của bạn và của mình đẹp ở chỗ nào và chưa
đẹp ở chỗ nào. Không chê sản phẩm của trẻ mà chỉ gợi ý để lần sau trẻ cố gắng.
thống nhất và phối hợp với phụ huynh và giáo viên trong lớp sắp xếp lại không
17


gian trong lớp. Muốn trẻ tạo ra sản phẩm đẹp thì phải tạo điều kiện cho trẻ sống
ở trong khơng gian đẹp. Phối hợp với phụ huynh dạy thêm trẻ vẽ ở nhà.
Mỗi tiết dạy tôi đều cố gắng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
nên trẻ rất hứng thú.
Đối với hiệu quả và lợi ích thu được từ các biện pháp đã thực hiện trẻ lớp
5TA trường mầm non .............. đã đạt:
- Trẻ biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên
nhiên để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài
hòa, bố cục cân đối.
- Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục.
- Trẻ nói được ý tưởng tạo hình và tạo ra sản phẩm tạo hình theo ý thích.
- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình.
Từ đó ta thấy được trẻ đã đạt được mục tiêu giáo dục của độ tuổi theo
chương trình giáo dục mầm non.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu: Khơng có
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật

và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
.............., ngày 10 tháng 04 năm 2019
NGƯỜI NỘP ĐƠN

..............

18


19



×