Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
LỜINÓIĐẦU
Hiện nay kinh tế thị trường đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, đưa mỗi đất nước phát triển. Tuy nhiên bên
cạnh đó, sự bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng. Dù là một
nước xã hội chủ nghĩa hay nước tư bản thì quyền con người vẫn luôn được đặt
lên hàng đầu. Do vậy các quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ quyền
con người, trong đó có BHXH. Có thể nói BHXH là một chính sách xã hội
không thể thiếu được của một quốc gia: “Tất cả mọi người với tư cách là thành
viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đóđược đặt trên cơ sở sự thoả
mãn các quyền về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhu cầu cho nhân cách và sự tự do
phát triển con người” (Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948- Đại hội đồng
Liên hợp quốc). Là một nước xã hội chủ nghĩa, với bản chất là nhà nước của
dân, do dân, vì dân, BHXH đã vàđang ngày càng trở thành một công cụ hữu hiệu
đểđất nước ta chống lại những khiếm khuyết do nền kinh tế thị trường mang lại,
bảo vệ quyền con người vàđã thể hiện được tính ưu việt của chếđộ ta-chếđộ xã
hội chủ nghĩa. Nhưng để hoạt động được đòi hỏi BHXH phải có một nguồn tài
chính nhất định. Đó là quỹ BHXH. Làm thế nào để nguồn quỹ này được dồi dào,
lớn mạnh, làm thế nào để có thểđảm bảo cân đối quỹđược lâu dài, đó là câu hỏi
khó giải đáp không chỉđối với BHXH nói riêng mà cảđất nước nói chung.
Trước đây quỹ BHXH nước ta thuộc ngân sách Nhà nước, người lao động
không phải đóng BHXH nhưng vẫn được hưởng. Từ khi quỹ BHXH tách khỏi
ngân sách Nhà nước trở thành một nguồn quỹđộc lập thì quỹ thực hiện theo
nguyên tắc cóđóng-có hưởng. Tuy nhiên do Nhà nước chỉ hỗ trợ khi cần thiết
(thường là khi quỹ thâm hụt), cho nên quỹ vẫn phải chi trả chếđộ cho các đối
tượng là người lao động có thời gian tham gia công tác trước ngày 1/1/1995
không phải đóng BHXH, bộ phận này chiếm số lượng rất lớn trong lực lượng lao
Đềán chuyên nghành
1
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
động, do vậy ảnh hưởng rât nhiều đến việc bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Nếu ngân
sách không cấp kinh phíđể chi cho đối tượng này thì quỹ BHXH sẽ nhanh bị
thâm hụt. Nhưng xác định nguồn ngân sách Nhà nước cấp như thế nào cho phù
hợp là một vấn đề rất khóđối với các chuyên gia trong ngành BHXH.
Chính vì tầm quan trọng của việc xác định nguồn ngân sách Nhà nước cấp
cho quỹ BHXH nên em chọn đề tài “Công tác quản lý thu, chi quỹ Bảo Hiểm Xã
Hội”.
Đềán chuyên nghành
2
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
CHƯƠNG I:
MỘTSỐVẤNĐỀLÝLUẬNCHUNGVỀ
BẢOHIỂMXÃHỘI
I. BẢNCHẤTCỦABẢOHIỂMXÃHỘI
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở vàđi lại. Để
thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản
phẩm cần thiết. Khi sản phẩm này được tạo ra ngày càng nhiều thìđời sống con
người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy,
việc thoả mãn nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào
chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con
người cũng gặp thuận lợi, cóđầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sống bình thường.
Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh
làm cho con người bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác.
Chẳng hạn, bất ngờ bịốm đau tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi
già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm.v.v..Khi ở vào những
trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi,
trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như:
cần được khám chữa bệnh vàđiều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần có
người chăm sóc nuôi dưỡng.v.v..Bởi vậy, muốn tồn tại vàổn định cuộc sống, con
người và xã hội,loàI người phải tìm ra và thực tếđã tìm ra nhiều cách giải quyết
khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng; đi vay, đi xin hoặc
dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v.v…Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn
thụđộng và không chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển việc, thuê mướn nhân công trở nên phổ
biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải
Đềán chuyên nghành
3
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một thu nhập nhất định để họ
trang trải những nhu cầu cần thiết khi không may bịốm đau, tai nạn, thai
sảnv.v…Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ
không phải chi một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải
bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không mong muốn. Vì thế mâu thuẫn
chủ thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ phải thực hiện cam
kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động đến nhiều mặt
đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước phải đứng ra can thiệp vàđiều hoà
mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng cường vai trò của Nhà nước, mặt
khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng
tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người
làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành quỹ tiền tệ tập trung
trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi
cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến
bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người
lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng
được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi vàđược bảo vệ, sản xuất
kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì
vậy,nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh
chóng.Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên
được thế giới quan niệm là bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Như vậy Bảc
hiểm là sự bảo đảm thay thế hoặc bùđắp một phần đối với người lao dộng khi họ
gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên
cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống
cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Đềán chuyên nghành
4
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
Với cách hiểu như trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội
dung chủ yếu sau:
-BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là
trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động trong cơ chế thị trường, mối quan
hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát
triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng
của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.
Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao
động và diễn ra giữa 3 bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH, bên được BHXH.
Bên tham gia BHXH có thể chỉ có thể là người lao động hoặc cả người lao động
và người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm BHXH) thông thường
là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là
người lao động vàđình họ khi cóđủ các điều kiện cần thiết.
- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động mất việc làm trong
BHXH có thể là những rủi rongẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người
như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hoặc cũng có thể là những
trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản. Đồng thời
những biến cốđó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động.
- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp những
biến cố, rủi ro đó sẽđược bùđắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung
được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia bảo hiểm đóng góp là chủ yếu,
ngoài ra còn được hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- Mục tiêucủa BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người
lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu
này đãđược tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau:
Đềán chuyên nghành
5
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
+Đền bù cho cho người lao động những khoản thu nhập bị mất đểđảm bảo
nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ.
+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật.
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu sống của dân cư và các nhu
cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
Với những mục tiêu trên, BHXH đã trở thành một trong những quyền con
người vàđược Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn
Nhân quyền ngày 10/12/1948 rằng: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên
của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội, quyền đóđược đặt cơ sở `trên sự
thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự
do phát triển con người”. Ở nước ta, BHXH là một bộ phận quan trọng trong
chính sách bảo hiểm xã hội. Ngoài BHXH, chính sách bảo đảm xã hội còn có
cứu trợ xã hội vàưu đãi xã hội.
Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội về thu nhập và các
điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của xã hội, trong những trường
hợp bị bất hạnh, rủi ro, đói nghèo, không đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối
thiểu của bản thân và gia đình. Sự giúp đỡ này được thể hiện bằng các nguồn
quỹ dự phòng của Nhà nước, bằng tiền hoặc vật đóng góp của các tổ chức xã hội
và những người hảo tâm.
Ưu đãi xã hội là sựđãi ngộđặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước,
của xã hội nhằm đền đáp công lao đối với nhưng người hay một bộ phận xã hội
có nhiều cống hiến cho xã hội. Chẳng hạn những người có công với nước, liệt sỹ
và thân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh. Đều làđối tượng được hưởng đãi ngộ của
Nhà nước, của xã hội, ưu đãi xã hội tuyệt nhiên không phải là sự ban ơn, bố thí,
mà nó là một chính sách xã hội có mục tiêu chính trị-kinh tế -xã hội, góp phần
Đềán chuyên nghành
6
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
củng cố thể chế chính trị của Nhà nước trước mắt và lâu dài, đảm bảo sự công
bằng xã hội.
Mặc dù có nhiều điểm khác nhau của đối tượng và phạm vi, song BHXH,
cứu trợ xã hội vàưu đãi xã hội đều là những chính sách xã hội không thể thiếu
được của mỗi quốc gia. Những chính sách nàyluôn bổ sung cho nhau, hỗ trợ
nhau và tất cảđều góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
II. ĐỐITƯỢNG BHXH
BHXH ra đời vào giữa những năm thế kỷ 19, khi nền công nghiệp và kinh
tế hàng hoá bắt đầu phát triển mạnh mẽở các nước châu Âu. Từ năm 1883 ở
nước Phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm y tế. Một số nước
châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới cóđạo luật về BHXH.
Tuy ra đời lâu như vậy nhưng đối tượng của BHXH vẫn có nhiều quan
điểm chưa thống nhất. Đôi khi còn nhầm lẫn giữa đối tượng BHXH với đối
tượng tham gia BHXH.
Chúng ta đều biết, BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm
hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc mất đi khả năng lao động, mất
việc làm vì các nguyên nhân nhưốm đau, tai nạn, già yếu. Chính vì vậy, đối
tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc
mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người
lao động tham gia BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động.
Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước màđối tượng
này có thể là tất cả hoặc 1 bộ phận những người lao động nào đó.
Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối
với các viên chức nhà nước, những người làm công hưởng lương.Việt Nam cũng
Đềán chuyên nghành
7
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
không vượt ra khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng
giữa tất cả những người lao động.
Nếu xem xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người lao
động còn có người sử dụng người lao động và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ
của Nhà nước. Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm
của họđể bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH nhận
sựđóng góp của người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm
quản lý, sử dụng quỹđể thực hiện mọi công việc về BHXH đối với người lao
động. Mối quan hệ ràng buộc này chính làđặc trưng riêng có của BHXH. Nó
quyết định sự tồn tại, hoạt động và phát triển của BHXH một cách ổn định và
bền vững.
III. CHỨCNĂNGCỦA BHXH
BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây:
- Thay thế hoặc bùđấp một phần thu nhập cho người lao động tham gia
bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động
hoặc mất việc làm.Sự bảo đảm thay thế hoặc bùđắp này chắc chắn sẽ xảy
ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽđến với tất cả mọi người lao
dộng khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn
mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu
nhập, người lao động cũng sẽđược hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng
phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng
phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết
định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những những
người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH.
Đềán chuyên nghành
8
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm
hoặc mất thu nhập. Số lượng người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số
những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật sốđông bù sốít, BHXH
thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại
giữa những người có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang
làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc v.v…Thực hiện chức năng này
có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái làm việc, nâng cao năng suất
lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia lao
động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền
công. Khi bịốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về giàđã có BHXH trợ
cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ luôn
được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó người lao động luôn yên tâm, gắn
bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từđó, họ rất tích cực trong lao động
sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu
hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao
động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa
người lao động và xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và
người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền
lương, tiền công, thời gian lao động.v.v…Thông qua BHXH, nhưng mâu thuẫn
đó sẽđược điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có
BHXH mà mình có lợi vàđược bảo vệ. Từđó làm cho họ hiểu hơn và gắn bó lợi
ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải
chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn vềđời sống
Đềán chuyên nghành
9
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế,
chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn.
IV. QUANĐIỂMCƠBẢNVỀBẢOHIỂMXÃHỘI
Khithực hiện BHXH, các nước đều phải lựa chọn hình thức, cơ chế và mức
độ thoả mãn các nhu cầu BHXH phù hợp với tập quán, khả năng trang trải
vàđịnh hướng phát triển kinh tế -xã hội của nước mình. Đồng thời, phải nhận
thức thống nhất các quan điểm về BHXH sau đây:
1. Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng
nhất trong chính sách BHXH.
Mục đích chủ yếu của chính sách này nhằm đảm bảo đời sống cho người
lao động và gia đình họ, khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do bị
giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Ở nước ta, BHXH nằm trong hệ
thống các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực chất, đây là một trong
những loại chính sách đối với con người nhằm đáp ứng một trong những quyền
và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao
động, an toàn xã hội.v.v... Chính sách BHXH còn thể hiện trình độ văn minh,
tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia.
Trong một chừng mực nhất định, nó còn thể hiện tính ưu việt của một chếđộ xã
hội. Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ làđộng lực to lớn phát
huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
2. Người sử dụng lao phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người
lao động.
Người sử dụng lao động thực chất là các tổ chức là các tổ chức, các doanh
nghiệp và các cá nhân có thuê mướn lao động. Họ phải có nghĩa vụđóng góp vào
Đềán chuyên nghành
10
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
quỹ BHXH và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chếđộ BHXH đối với người
lao động mà mình sử dụng theo đúng luật pháp quy định. Người sử dụng lao
động muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh thì ngoài việc phải chăm lo
đểđầu tưđể có máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến còn phải chăm lo
tay nghề vàđời sống cho người lao động mà mình sử dụng. Khi người lao động
làm việc bình thường thì phải trả lương cho họ. Khi họ gặp rủi ro, bịốm đau, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp..v.v..trong đó có rất nhiều trường hợp gắn với
quá trình lao động với những điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp thì phải
có trách nhiệm BHXH cho họ. Chỉ có như vậy, người lao động mới yên tâm, tích
cực lao động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao
năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
3. Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH,
không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp.
Điều đó có nghĩa là mọi người lao động trong xã hội đều được hưởng
BHXH như tuyên ngôn nhân quyền đã nêu, đồng thời đình đẳng về nghĩa
vụđóng góp và quyền lợi trợ cấp BHXH. Người lao động khi gặp rủi ro không
mong muốn và không phải hoàn toàn hay trực tiếp do lỗi của người khác thì
trước hết đó là rủi ro của bản thân. Vì thế, nếu muốn được BHXH tức là muốn
nhiều người khác hỗ trợ cho mình là dàn trải rủi ro của mình cho nhiều người
khác thì tự mình phải gánh chịu trực tiếp và trước hết. Điều đó có nghĩa là bản
thân người lao động phải có trách nhiệm tham gia BHXH để tự bảo hiểm cho
mình.
Tuy nhiên, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động vè BHXH còn tuỳ
thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi nước. Nhìn chung, khi sản xuất phát triển, kinh
tế tăng trưởng, chính trịổn định thì người lao động tham gia vàđược hưởng trợ
cấp BHXH ngày càng đông.
Đềán chuyên nghành
11
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
4. Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố
- Tình trạng mất khả năng lao động
- Tiền lương lúc đang đi làm
- Tuổi thọ bình quân của người lao động
- Điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên về nguyên tắc mức trợ cấp BHXH phảI thấp hơn mức lương lúc
đang đi làm, nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu.
Quan điểm này vừa phản ánh tính cộng đồng xã hội vừa phản ánh nguyên
tắc phân phối lại quỹ BHXH cho người lao động tham gia BHXH. Trợ cấp
BHXH là loại trợ cấp thay thế tiền lương. Mà tiền lương là khoản tiền mà người
sửdụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện được những công việc
nào đó. Nghĩa là chỉ người lao động có sức khoẻ bình thường, có việc làm bình
thường và thực hiện được những công việc nhất định mới có tiền lương. Khi đã
bịốm đau, tai nạn hay tuổi già không làm việc được mà trước đó có tham gia
BHXH thì chỉ có trợ cấp BHXH và trợ cấp đó không thể bằng tiền lương do lao
động tạo ta được. Nếu mức trợ cấp bằng hoặc cao hơn tiền lương thì không một
người lao động nào phải cố gắng tìm kiếm việc làm và tích cực làm việc để có
lương, mà ngược lại sẽ lợi dụng BHXH đểđược nhận trợ cấp. Hơn nữa cách lập
quỹ BHXH theo phương thức dàn trảI rủi ro BHXH bằng tiền lương lúc đang đi
làm. Và như vậy thì chẳng khác gì người lao động bị rủi ro qua rủi ro của mình
để dàn trải hết cho những người khác.
5. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực
hiện chính sách BHXH.
Bởi vì BHXH là một bộ phận cấu thành lên các chính sách xã hội, nó vừa
là nhân tốổn định, vừa là nhân tốđộng lực phát triển kinh tế xã hội. Cho nên, vai
trò của nhà nước là rất quan trọng. Thực tếđã chỉ rõ nếu không có sự can thiệp
Đềán chuyên nghành
12
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
của nhà nước, nếu không có sự quản lý vĩ mô của nhà nước thì mối quan hệ giữa
người lao động và người sử dụng lao động sẽ không được duy trì bền vững.
Hơn nữa, BHXH được thực hiện qua một quy trình, từ việc hoạch định
chính sách, đảm bảo vật chất đến việc xét trợ cấp…. Vì vậy nhà nước quản lý
toàn bộ quy trình này, hay có giới hạn về mức độ và phạm vi.
Trước hết, phải khẳng định rằng việchoạch định chính sách BHXH là khâu
đầu tiên quan trọng nhất. Sự quản lý của nhà nước về vấn đề này thể hiện ở việc
xây dựng các dựán luật, các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện.
Sau đó là hướng dẫn kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính
sách.
Đối với việc đảm bảo vật chất cho BHXH thì vai trò của nhà nước phụ
thuộc vào chính sách BHXH do nhà nước quy định. Có những mô hình vềđảm
bảo vật chất cho BHXH do ngân sách nhà nước cung cấp thì vai trò quản lý nhà
nước là trực tiếp và toàn diện, nếu nguồn bảo đảm trợ cấp do người sử dụng lao
động, người lao động và nhà nước đóng góp thì nhà nước tham gia quản lý.
Để quản lý BHXH, nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và
bộ máy tổ chức. Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới, việc quản lý vĩ mô
BHXH đều được nhà nước giao cho Bộ Lao động hoặc Bộ xã hội trực tiếp điều
hành.
V. QUỸBẢOHIỂMXÃHỘI
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà
nước.
Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng góp,
- Người lao động đóng góp,
Đềán chuyên nghành
13
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm,
- Các nguồn khác (như các cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi đầu
tư phần quỹ nhàn dỗi).
Trong nền kinh tế hàng hoá, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH cho
người lao động được phân chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động
trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro, mà là
lợi ích giữa hai bên. Về phía người sử dụng lao động, sựđóng góp một phần
BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt haị kinh tế do phải chi ra một
khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao dộng mà mình thuê mướn.
Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạo được mối
quang hệ tốt đẹp giữa chủ- thợ. Về phía người lao động, sựđóng góp một phần để
BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình,
vừa cóý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ.
Mối quan hệ chủ-thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích. Vì thế,
cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thể thiếu
được sự tham gia đóng góp của Nhà nước. Trước hết các luật lệ của Nhà nước về
BHXH là những chuẩn mực pháp lý mà cả người lao động và người lao động
đều phải tuân theo, những tranh chấp chủ- thợ trong lĩnh vực BHXH có cơ sở
vững chắc để giải quyết. Ngoài ra, bằng nhiều hình thức, biện pháp mức độ can
thiệp khác nhau, Nhà nước không chỉ tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ
BHXH chắc chắn vàổn định. Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ bảo BHXH
đều được hình thành từ các nguồn nêu trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và
mức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau.
Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao
động hiện vẫn còn hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng phải căn cứ vào
mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan doanh nghiệp. Quan điểm thứ hai
Đềán chuyên nghành
14
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
lại nêu lên, phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của của người lao động được
cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế kinh tế quốc dân để xác định mức đóng
góp.
Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động
phải chịu toàn bộ chi phí cho chếđộ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế
và trợ cấp gia đình, các chếđộ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao
động cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nước khác lại quy
định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý
BHXH.
Đềán chuyên nghành
15
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
Mức đóng góp BHXH ở một số nước trên thế giới
Tên nước Chính phủ
Tỷ lệđóng góp
của người lao
động so với tiền
lương (%)
Tỷ lệđóng góp
của người sử
dụng lao động
so với quỹ
lương (%)
CHLB Đức Bù thiếu 14,8-18,8 16,3-22,6
CH Pháp Bù thiếu 11,82 19,68
Inđônêxia Bù thiếu 3,0 6,5
Philipin Bù thiếu 2,85-9,25 6,85-8,05
Malaixia Chi toàn bộ chếđộ
thai sản, ốm đau
9,5 12,75
( Nguồn: BHXH ở một số nước trên thế giới)
Ở nước ta, từ 1962 đến 1987, quỹ BHXH chỉđược hình thành từ 2 nguồn :
các xí nghiệp sản xuất vật chất đóng góp 4,7% quỹ lương của xí nghiệp phần còn
lại do ngân sách Nhà nước đài thọ. Thực chất không tồn tại qỹu BHXH độc lập.
Từ năm 1988 đến nay các đơn vị sản xuất kinh doanh tựđóng góp 15% quỹ
lương của đơn vị. Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường,
Chính phủ ban hành Nghịđịnh 43/CP ngày 26/01/1993 vàĐiều lệ BHXH được
ban hành kèm theo Nghịđịnh 12/CP ngày 26/01/1995, trong các văn bản này đều
quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương của những
người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó 10% để chi trả các chếđộ hưu trí,
tử tuất và 5% để chi các chếđộốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.
- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chếđộ hưu trí
và tử tuất.
Đềán chuyên nghành
16
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm đểđảm bảo thực hiện các chếđộ BHXH đối
với người lao động.
- Các nguồn khác.
Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết
định sự cân bằng thu chi quỹ BHXH. Vì vậy quỹ này phải được tính toán một
cách khoa học. Trong thực tế, việc tính phí BHXH là một nghiệp vụ quan trọng
chuyên sâu của BHXH và người ta thường sử dụng các phương pháp toán học
khác nhau để xác định. Khi tính phí BHXH, có thể có những căn cứ tính toán
khác nhau :
- Dựa vào tiền lương và thang lương để xác định mức trợ cấp BHXH, từđó
có cơ sở xác định mức đóng phí.
- Quy định mức phí BHXH trước rồi từđó xác định mức hưởng.
- Dựa vào nhu cầu khách quan của người lao động để xác định mức hưởng
BHXH này có thể xác định được mức phí phải đóng.
Mặc dù chỉ thuần tuý mang tính kỹ thuật nhưng xác định phí BHXH lại khá
phức tạp vì nó liên quan đến cả người lao động, người sử dụng lao động và nhà
nước. Liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của người lao động vàđiều kiện
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, khi xác định phí BHXH phải
đảm bảo các nguyên tắc : cân đối thu chi, lấy sốđông bù sốít và có dự phòng.
Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH vàđiều
chỉnh sao cho tối ưu nhất.
Phí BHXH xác định theo công thức :
P = f1 + f2 + f3
Trong đó : P- Phí BHXH
f1- Phí thuần tuý trợ cấp BHXH
Đềán chuyên nghành
17
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
f2- Phí dự phòng
f3- Phí quản lý
Phí thuần tuý trợ cấp BHXH cho tất cả các chếđộ ngắn hạn và dài hạn. Đối
với các chếđộ BHXH ngắn hạn việc đóng và hưởng BHXH xảy ra trong thời
gian ngắn ( thường là 1 năm) như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ. Vì vậy,
sốđóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm. Đối với các chếđộ
BHXH dài hạn như : hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp nặng quá trình đóng và quá trình hưởng BHXH tương
đối độc lập với nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Cho nên, sự
cân bằng giữa đóng góp và hưởng trợ cấp BHXH phải được dàn trải trong cả thời
kỳ dài. Vì thế, ngoài phí thuần tuý phải có phí dự phòng đểđảm bảo quỹ BHXH
có dự trữđủ lớn.
Như vậy, để xác định được mức phí phải đóng góp và mức hưởng BHXH
phải dựa vào nhiều yếu tố và nhiều thông tin khác nhau về nguồn thông tin khác
nhau về nguồn lao động, cơ cấu nguồn lao động theo độ tuổi, giới tính, ngành
nghề. Ngoài ra còn phải xác định và dự báo được tuổi thọ bình quân của quốc
gia; xác suất ốm đau tai nạn, tử vong của người lao động.
Đềán chuyên nghành
18
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
CHƯƠNG II:
CÁCGIAIĐOẠNPHÁTTRIỂNCỦA BẢOHIỂM
XÃHỘI VIỆT NAM
I. GIAIĐOẠN 1961-1995
1. Giai đoạn khởi đầu sự phát triển của BHXH ở nước ta
Sau ngày hoà bình lặp lại, từ năm 1960, sau khi hoàn thành kế hoạch 3 năm
cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội miền Bắc bước vào kế hoạch dài hạn
5 năm lần thứ nhất. Lực lượng công nhân viên chức lúc này càng ngày tuyển
dụng càng đông hơn để phục vụ cho yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hôịở miền
Bắc, trước tình này, Nhà nước cần thiết phải bổ sung chính sách bảo hiểm xã hội
cho phù hợp với tình hình vàđáp ứng được mục tiêu không ngừng cải thiện đời
sống cho công nhân viên chức. Vì vậy, ngày 27/12/1961 Chính phủ ban hành
điều lệ tạm thời theo Nghịđịnh số 218/Chính về các chếđộ bảo hiểm xã hội cho
công nhân viên chức nhà nứoc. Điều lệ quy định:
+ Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là công nhân viên chức nhà nước,
lực lượng vũ trang.
+ Đã hình thành nguồn để chi trả cho các chếđộ bảo hiểm xã hội trong ngân
sách Nhà nước. Nguồn hình thành trên cơ sởđóng góp của xí nghiệp, còn lạI do
ngân sách nhà nước cấp. Mức đóng góp của các xí nghiệp là 4,7% so với tổng
quỹ lương. Trong đó 1% để chi cho các chếđộ dài hạn và 3,7% chi cho 3 chếđộ
ngắn hạn. Đối với phần ngân sách Nhà nước, hàng năm Quốc hội thông qua ngân
sách cấp cho việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho công nhân viên chức
làm việc trong khu vực Nhà nước.
+ Áp dụng 6 chếđộ xã hội là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu chí, và tử tuất cho công nhân viên chức.
Đềán chuyên nghành
19
Nguyễn Thị Hương Lớp BảoHiểm 42A
Tiếp đến, ngày 18/9/1985, cùng với việc cải tiến chếđộ tiền lương, Hội
đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghịđịnh số 236/HĐBT về việc bổ sung, sửa đổi
chếđộ bảo hiểm xã hội cho công nhân chức Nhà nước và lực lượng vũ trang
trong giai đoạn này thể hiện những vấn đề trọng tâm là:
Thứ nhất,đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là công nhân viên chức nhà
nước và lực lượng vũ trang. Lực lượng này đến năm 1985 chiếm khoảng 12%
lực lượng lao động xã hội. Còn lại 88% lao động làm việc ở các đơn vị sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh chưa được tham gia.
Thứ hai,nguồn tài chính để thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội một phần
do các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng và còn lại do ngân sách nhà nước cấp.
Mức đóng theo quy định Nghịđịnh số 218/CP và 4,7% nay được nâng lên 13%so
với tổng quỹ lương của xí nghiệp. Trong đó, Bộ Lao động -Thương Binh và Xã
hội được giao quản lí 8% để chi trả 3 chếđộ mất sức lao động, hưu trí, và tử tuất,
còn lại 5%do Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam quản lýđể chi trả 3 chếđộốm
đau, thai sản, tai nạn, lao động và bệnh nghề nghiệp. Mặc dù, Nghịđịnh 236/
HĐBT quy định khá chặt chẽ trách nhiệm của xí nghiệp, nhưng thời gian này do
các đơn vị sản xuất gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ, nên hầu hết nộp thiếu hoặc
không nộp được dẫn đến tình trạng thu không đủ chi, phần ngân sách nhà nước
cấp năm sau cao hơn năm trước. Đến năm 1993 trởđi, Ngân sách nhà nước cấp
bù tới 92,7% trong tổng số tiền chi bảo hiểm xã hội (xem Bảng 1)
Đềán chuyên nghành
20