Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Những thách thức chính tác động đến quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ hà nội,khoá luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 100 trang )


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI'.
NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN
Q TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện

: Tăng Thị Thúy Hằng

Lớp

: K18QTDNB

Khóa học

: 2015 - 2019

Mã sinh viên

: 18A4030090

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Vân Hà

Hà Nội, tháng 05 năm 2019

íf




HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI'.
NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN
Q TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP CÔNG NGHỆ TẠI HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện

: Tăng Thị Thúy Hằng

Lớp

: K18QTDNB

Khóa học

: 2015 - 2019

Mã sinh viên

: 18A4030090

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Vân Hà

Hà Nội, tháng 05 năm 2019



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hồn thành, bên cạnh những nỗ lực của bản thân,
em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giảng viên trong khoa Quản trị kinh doanhHọc Viện Ngân Hàng, những người đã trang bị, truyền đạt những kiến thức cần
thiết để giúp em hồn thành khóa luận.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Nguyễn Vân
Hà người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm để em hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này. Qua sự hướng dẫn của cô, em không chỉ học được nhiều kiến thức bổ
ích mà cịn học ở cơ các phương pháp nghiên cứu, thái độ và tinh thần làm việc
nghiêm túc.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Bizen Việt Nam,
đã truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu và cung cấp tài liệu, giải thích
những vấn đề có liên quan để giúp em hồn thành khóa luận đúng thời hạn theo quy
định.
Do thời gian thực tập tại Công ty và kinh nghiệm về thực tế của em cịn hạn
chế nên khóa luận này khơng thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong
được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cơ để khóa luận này được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày.. ..tháng.. ..năm 2019
Sinh viên

Tăng Thị Thúy Hằng

i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng khóa luận “ Những thách thức chính tác động đến q
trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tại Hà Nội” là

cơng trình nghiên cứu của em dưới sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn Nguyễn Vân
Hà khoa Quản trị kinh doanh- Học Viện Ngân Hàng và sự hỗ trợ cung cấp thông tin
từ công ty cổ phần Bizen Việt Nam.
Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong khóa luận có chỉ rõ nguồn trích dẫn
trong danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra của cá nhân.
Em xin chịu toàn bộ trách nhiệm nếu có bất kỳ sự gian lận và thiếu trung thực
nào.
Hà Nội, ngày .. .tháng.. .năm 2019
Sinh viên

Tăng Thị Thúy Hằng

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG THÁCH THỨC TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA DNKN CÔNG NGHỆ.............8
1.1. Khái niệm Khởi nghiệp.....................................................................................8
1.1.1. Khái niệm “Khởi nghiệp:...............................................................................8
1.1.2. Khái niệm “Startup”:......................................................................................9
1.1.3. Phân biệt “Khởi nghiệp” và “Startup” tại Việt Nam.....................................11
1.2. Các giai đoạn khởi nghiệp............................................................................... 12
1.3. Quá trình phát triển sản phẩm của DNKN công nghệ:....................................14
1.4. Khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam:............................................................. 17

1.5. Thách thức trong kinh doanh:......................................................................... 20
1.6. Các mơ hình lý thuyết nghiên cứu về thách thức của doanh nghiệp khởi
nghiệp:20
1.6.1. Nghiên cứu “Startup Companies: Life Cycle and Challenges”....................20
1.6.2. Nghiên cứu “A Study On Problem Faced by Startup Companies in
Bangalore” .. 22
1.6.3. Nghiên cứu “Key Challenges in Early-Stage Software Startups”:...............25
1.7. Mơ hình đề xuất:............................................................................................. 27
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 33
2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu............................................................... 33
2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo.................................................................... 33
2.3. Thiết kế mẫu:.................................................................................................. 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................... 35
2.5. Phương pháp xử lý thông tin:......................................................................... 36
2.6. Thiết kế bảng câu hỏi...................................................................................... 36
2.7. Định nghĩa các biến nghiên cứu...................................................................... 38
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu....................................................................... 39

iii


DANHCỨU
MỤC................................................................
VIẾT TẮT
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN
40
3.1. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha :.....................40
3.2. Xác định các nhân tố (thách thức) ảnh hưởng bằng phương pháp EFA:.........44
3.3. Phân tích tương quan:.....................................................................................51
3.4. Phân tích hồi quy:........................................................................................... 53

3.5. Phân tích kết quả nghiên cứu:......................................................................... 56
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC
CHO DNKN CƠNG NGHỆ TẠI HÀNỘI..........................................................59
4.1. Giải pháp từ phía bên ngồi doanhnghiệp....................................................... 59
4.2. Những giải pháp từ bên trong doanh nghiệp...................................................64
4.2.1. Giải phápứng phó với nhữngthách thức về nhân sự:..................................64
4.2.2. Giải phápứng phó với nhữngthách thức liên quan đến thị trường:.............68
4.2.3. Giải phápứng phó với nhữngthách thức liên quan đến sảnphẩm:...............71
4.2.4. Giải phápứng phó với nhữngthách thức về tài chính:................................73
KẾT LUẬN............................................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Tên viết tắt

Nguyên nghĩa

CEO

Giám đốc điều hành

CTCP

Công ty Cô phần

ĐMST

Đôi mới sáng tạo

DN


Doanh nghiệp

DNKN

Doanh nghiệp khởi nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

KH & CN

Khoa học và Công nghệ

iv


v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Ket quả thang đo......................................................................sản phẩm
40
Bảng 3.2: Kết quả thang đo.....................................................................thị trường
41
Bảng 3.3: Kết quả thang đo.......................................................................tài chính
42
Bảng 3.4: Kết quả thang đo.........................................................................nhân sự
43

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett.....................................................45
Bảng 3.6: Bảng kết quả principal componentsvới phép quay varimax....................46
Bảng 3.7: Kết quả phân tích EFA lần 1:..................................................................47
Bảng 3.8: Kết quả phân tích EFA lần 2:..................................................................48
Bảng 3.9: Thành phần phân tích nhóm nhân tố:......................................................49
Bảng 3.10: Kết quả phân tích tương quan giữa biến phụ thuộcvà biến độc lập mới:
52
Bảng 3.11: Kết quả tổng hợp của mơ hình hồi quy...............................................54
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định ANOVA về sự phù hợp củamơ hình......................54
Bảng 3.13: Kết quả mơ hình..................................................................................55

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỊ MƠ HÌNH
Mơ hình 1.1: Vịng đời khởi nghiệp (Life of startups).............................................12
Mơ hình 1.2: Quy trình phát triển sản phẩm (Product stages)..................................14
Mơ hình 1.3: Thách thức chính ảnh hưởng đến quá trình khởi nghiệp trong nghiên
cứu của Aidin Salamzadeh & Hiroko Kawamorita Kesim.......................................21
Mơ hình 1.4: Thách thức doanh nghiệp phải đối mặt theo nghiên cứu của Dr.C.
Kandasamy..............................................................................................................22
Mô hình 1.5: Bốn nhóm thách thức ảnh hưởng đến q trình phát triển sản phẩm
của DNKN cơng nghệ theo nghiên cứu của Carmine Giardino & nhóm cộng sự ... 26
Mơ hình 1.6 : Mơ hình các nhân tố (thách thức) ảnh hưởng....................................28
Mơ hình 3.1: Mơ hình kết quả hồi quy....................................................................54

vii


PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài:
Tính đến thời điểm hiện nay số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã lên đến
hàng trăm ngàn doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi . Trong đó, thành phố Hà Nội đã
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 3.591 doanh nghiệp (thống kê đến
ngày 28/02/2019) thành lập mới (tăng 11% về số lượng doanh nghiệp so với cùng
kỳ năm trước). Nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lên
257.872 doanh nghiệp, theo số liệu thống kê từ Cơ sở kế hoạch và đầu tư thành phố
Hà Nội.
Năm 2016 được chính phủ lựa chọn làm năm “quốc gia khởi nghiệp” với
mục tiêu tạo ra làn sóng đầu tư thứ hai dưới đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đến
năm 2018 số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp tục tăng. Và một nghiên cứu vừa
được công bố tại Diễn đàn Khởi nghiệp trẻ 2018 cho biết, Việt Nam đang đứng đầu
thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp.
Khảo sát về tinh thần khởi nghiệp (AGER) 2018 tại 45 quốc gia với 50.861
người từ 14 tuổi trở lên vừa được công bố bởi sự phối hợp thực hiện của Tập đồn
Amway, Đại học Technische Universitat Munchen (TUM) và cơng ty nghiên cứu
thị trường GFK. Đáng chú ý, theo báo cáo này, Việt Nam đứng đầu thế giới về Chỉ
số tinh thần khởi nghiệp (AESI) và đứng thứ hai về Thái độ tích cực đối với khởi
nghiệp.
Cụ thể, 91% người Việt được hỏi cho biết họ xem chuyện bắt đầu một công
việc kinh doanh mới như một cơ hội nghề nghiệp đáng ao ước. 95% có thái độ tích
cực với tinh thần khởi nghiệp, làm chủ. Đồng thời, 96% cho rằng họ hồn tồn cảm
thấy thoải mái với việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, 76%
trả lời lý do muốn khởi nghiệp là để được độc lập trong kinh doanh và tự chủ trong
công việc kinh doanh của mình. Để được độc lập trong kinh doanh là lý do chính
người Việt muốn khởi nghiệp.
Và một điều đặc biệt nữa, đó là từ một quốc gia nơng nghiệp, Việt Nam đang
nhanh chóng trở thành trung tâm công nghệ của khu vực. Số lượng người sử dụng





i

1


internet và truy cập website qua công nghệ không dây ngày càng cao, thiết bị di
động ngày càng thông dụng,... là những điều kiện thúc đẩy tình hình khởi nghiệp
của công ty công nghệ (liên quan đến Blockchain - Fintech; Trending
Technologies: AI, Big Data, Machine Learning, Embedded, Robots, Iot ...; Website
/Mobile Technologies; Cloud, Server, Architecture, Cybersecurity, Data Science;
...) tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều doanh nhân, việc khởi nghiệp
(Startup) hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, đa số doanh nghiệp
khởi nghiệp thường non trẻ, nguồn tài chính khơng có nhiều, đội ngũ nhân sự chỉ là
những người làm chun mơn. Do đó, những kiến thức về thủ tục hành chính, pháp
lý. đang khiến những doanh nghiệp khởi nghiệp còn gặp nhiều lúng túng. Nên
việc nhận ra được các thách thức đặc biệt là trong giai đoạn đầu, để các công ty
khởi nghiệp hạn chế và phòng tránh là điều hết sức cấp thiết.
Chính vì vậy, nhằm cung cấp một bức tranh tổng quan về hiện trạng của các
doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tại Hà Nội hiện nay, khám phá những nguyên
nhân gây ra các rào cản cho các doanh nghiệp đó cũng như đưa ra các đề xuất để
hạn chế những nguy cơ, đối phó với những thách thức chính tác động đến doanh
nghiệp khởi nghiệp về công nghệ trong giai đoạn đầu, em đã lựa chọn đề tài
“Những thách thức chính tác động đến q trình phát triển của doanh nghiệp
khởi nghiệp công nghệ tại Hà Nội”.
Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các cơng trình nghiên cứu quốc tế:
Nghiên cứu “Mapping technology startup ecosystem in Viet Nam” (2015)
của tác giả Nguyen Huong tại đại học Turku University of Applied Sciences đã đưa
ra cái nhìn sâu sắc về hệ sinh thái cho các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Việt
Nam. Thông qua việc phân tích từng bước phát triển của hệ sinh thái đó trong thập
kỷ qua tác giả đã có những phát hiện mới mẻ và liệt kê ra được những hạn chế đồng
thời đưa ra được các khuyến khích cho việc thực hiện. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ
tập trung viết về những vấn đề liên quan đến các thành phần chính của hệ sinh thái,
sự tương tác và mục tiêu trong hệ sinh thái đó. Nó chưa làm rõ được những khó
khăn mà các cơng ty khởi nghiệp đó gặp phải.

2


Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation
Creates Radically Successful Businesses”, đã nghiên cứu và thấy được hầu hết các
công ty khởi nghiệp đều thất bại. Nhưng nhiều trong số những thất bại đó có thể
phịng ngừa được. Cuốn sách của ông đưa ra một cách tiếp cận mới đang được áp
dụng trên toàn cầu, thay đổi cách thức các công ty được xây dựng và các sản phẩm
mới được tung ra. Liệu những cách thức giải quyết những khó khăn đó có phù hợp
và được áp dụng tốt tại Việt Nam hay không?
Tác giả Aidin Salamzadeh và Hiroko Kawamorita Kesim đã nghiên cứu đề
tài “Startup Companies: Life Cycle and Challenges” và giải thích cũng như khái
niệm hóa các cơng ty khởi nghiệp bằng cách xây dựng vòng đời của chúng. Vòng
đời bao gồm ba giai đoạn chính: đó là giai đoạn bootstrapping, giai đoạn hạt giống
(seed stage) và giai đoạn sáng tạo (creation stage). Hơn nữa, nghiên cứu còn kết
luận rằng trong số ba luồng nghiên cứu chính về khởi nghiệp, lý thuyết
Entrepreneurship là lý thuyết nổi trội nhất. Cuối cùng, nghiên cứu đã xem xét bốn
thách thức chính mà các cơng ty khởi nghiệp có thể phải đối mặt. Tuy nhiên, các
thách thức đó chưa được nghiên cứu kỹ.

Trong nghiên cứu “Key Challenges in Early-Stage Software Startups” của
Carmine Giardino & nhóm cộng sự (2015) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hai
chiều bằng cách tích hợp các khảo sát trực tuyến và nhiều nghiên cứu trường hợp.
Đưa ra được danh sách 10 thách thức hàng đầu ảnh hưởng đến giai đoan học tập &
phát triển sản phẩm (Learning stages và Product stages). Tuy nhiên, các thách thức
có thể khơng chính xác bởi các yếu tố theo ngữ cảnh, chẳng hạn như loại sản phẩm,
bối cảnh cạnh tranh, .v.v. Để giảm thiểu mối đe dọa này, họ đã nhóm chúng thành 4
thách thức liên quan (gồm sản phẩm; thị trường; tài chính và nhân sự) cho phép lý
luận rộng hơn liên quan đến các yếu tố cản trở sự thành công của doanh nghiệp khởi
nghiệp phần mềm.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều những nghiên cứu khoa học về các
doanh nghiệp khởi nghiệp, thường liên quan đến sinh viên như đề tài về “Khởi
nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” của nhóm sinh viên Nguyễn
Thu Thủy, Trịnh Thị Khánh Huyền, Nguyễn Duy Hùng tại trường đại học Kinh tế

3


Quốc dân, hay đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của
sinh viên khối ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành
phố Cần Thơ” của 3 tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền và Mai Võ Ngọc
Thanh. Đây là những nghiên cứu điển hình đã phân tích, đánh giá thực trạng khởi
nghiệp của sinh viên và đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức, thúc
đẩy sự phát triển khởi nghiệp của sinh viên.
Nghiên cứu “Huy động vốn cho các doanh nghiệp startup: thực trạng và giải
pháp” (2016) của Ths. Trần Thị Thanh Huyền đã chỉ ra được những khó khăn của
các doanh nghiệp Startup trong quá trình huy động vốn và rút ra các bài học kinh
nghiệm cho họ. Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu khác về “Thực trạng việc huy
động vốn của các Startup trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam” và “Nghiên cứu

về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà đầu tư của Startup tại Hà Nội”
của 2 nhóm sinh viên nghiên cứu tại Học viện Ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên,
những bài nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến phương diện huy động vốn cịn về
những thách thức trong các khía cạnh khác của Startup thì chưa được đề cập. (Trần
Thị Thanh Huyền,2016)
Cuốn sách Gam7.No8 “Launching để kích hoạt chiến dịch marketing bùng
nổ” được các tác giả Lê Quốc Vinh (Chairman, Le Group of Company; Co-founder,
Elite PR School), Hồ Cơng Hồi Phương (Planning Director, Dentsu One) hay
Thanyachat Auttanukune (Marketing Director, Wipro Unza; Co-founder, The
Coffee House) đã đưa ra quan điểm của mình về bối cảnh ra đời, chiến lược sản
phẩm mới và cách để thị trường đón nhận sản phẩm hay ý tưởng mới của thương
hiệu. Nó trả lời cho câu hỏi làm thế nào để tạo được sự tác động thực sự mạnh mẽ,
một chiến dịch Launching thực sự bùng nổ để làm bật lên thương hiệu và sản phẩm
giữa thị trường ngày càng bão hịa?
Tất cả các cơng trình nói trên ở đâu đó cũng đã nói lên một số thách thức mà
doanh nghiệp khởi nghiệp gặp phải, song chưa thực sự đào sâu về các thách thức
cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp trong quá trình phát triển sản phẩm trong giai
đoạn đầu. Vì vậy, bài khóa luận này sẽ làm rõ những thách thức đó và đưa ra các
giải pháp thực tế hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam
trong giai đoạn đầu tiên.

4


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những thách thức chính tác động đến q trình phát
triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tại Hà Nội.
Khách thể nghiên cứu: các chủ doanh nghiệp và cấp quản lý doanh nghiệp
công nghệ trên địa bàn Hà Nội. (Bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp, startup và
các những doanh nghiệp công nghệ đã thành công. Bởi tất cả các công ty đều trải

qua giai đoạn khởi nghiệp)
Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài được điều tra, nghiên cứu và thực hiện trên khu vực địa bàn Hà Nội
từ tháng 3/2019 đến tháng 5/2019.
+ Thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát lấy ý kiến online và offline qua bảng
hỏi trong giai đoạn từ giữa tháng 3/2019 đến cuối tháng 4/2019.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài khóa luận nhằm vào các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Xác định các tiêu chí đánh giá về những thách thức chính tác động đến quá
trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp cơng nghệ tại Hà Nội.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về các vấn đề trong giai đoạn nghiên cứu
và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tại thành phố Hà
Nội.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy doanh nghiệp khởi
nghiệp về công nghệ vượt qua những thách thức trong giai đoạn đầu.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
- Những thách thức nào tác động đến quá trình phát triển sản phẩm của
doanh
nghiệp khởi nghiệp công nghệ trong giai đoạn đầu?
- Thực trạng tác động của những thách thức đó lên quá trình phát triển sản
phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp cơng nghệ?
- Có những đề xuất, kiến nghị gì nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản
phẩm
của doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ trong giai đoạn đầu tại Hà Nội?
Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Cách tiếp cận:

5



Khóa luận được nghiên cứu tại bàn về cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên
cứu để có cái nhìn khách quan, cơ bản về những thách thức của các doanh nghiệp
khởi nghiệp cơng nghệ.
Sau đó, phỏng vấn sâu 5- 10 doanh nhân và nhà quản lý của doanh nghiệp
khởi nghiệp tại Hà Nội để đưa ra được phiếu khảo sát chất lượng nhất.
Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi 150 doanh nhân của các cơng ty cơng
nghệ. Từ đó, đưa ra được kết quả phân tích và xác định được những khó khăn nào là
khó khăn điển hình nhất trong quá trình ra mắt sản phẩm của doanh nghiệp khởi
nghiệp tại Hà Nội. Đưa ra kết luận trực quan nhất để giải quyết những khó khăn,
thách thức đó.
6.2. Nguồn thông tin/ dữ liệu:
Số liệu thứ cấp: Các tài liệu, sách báo, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu
trước đây và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp: thu thập theo 2 cách sau đây:
- Điều tra khảo sát: Thực hiện nghiên cứu khảo sát 150 doanh nhân của công
ty công nghệ trên địa bàn Hà Nội. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên ý kiến đóng
góp, tìm hiểu từ tài liệu thứ cấp và bài phỏng vấn sâu với doanh nhân khởi nghiệp.
Bảng hỏi sẽ gồm 2 phần: thông tin chung về cuộc khảo sát và phần câu hỏi liên
quan đến những thách thức của doanh nghiệp công nghệ trong giai đoạn đầu.
- Phỏng vấn sâu: đối tượng là một số doanh nhân khởi nghiệp công nghệ trên
địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, phỏng vấn thêm một số cán bộ quản lý của trung tâm
hỗ trợ khởi nghiệp. Phỏng vấn nhằm làm rõ hơn các lý do, những thách thức, thực
trạng; đồng thời tìm hiểu các mong muốn, để xuất của doanh nhân khởi nghiệp về
công nghệ với hoạt động kinh doanh của họ.
6.3. Phương pháp phân tích thơng tin/ dữ liệu:
Các dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích và xử lý thơng qua 2 phương
pháp phân tích là định tính và định lượng. Phân tích định lượng sử dụng cơng cụ
phân tích thống kê dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS20. Phân tích định tính
được sử dụng kết hợp để phân tích thơng tin thu được từ phỏng vấn sâu, cùng với

phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, .... Để rút ra nhận xét và kết luận cho
vấn đề nghiên cứu.

6


Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
các bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận án được bố cục theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về những thách thức chính tác động đến q trình phát
triển sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Một số giải pháp giải quyết những thách thức cho DNKN công
nghệ tại Hà Nội.

7


CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VỀ NHỮNG THÁCH THỨC TÁC
ĐỘNG ĐẾN Q TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA
DNKN CƠNG NGHỆ

1.1. Khái niệm Khởi nghiệp
1.1.1. Khái niệm “Khởi nghiệp:
“Khởi nghiệp” hiểu nôm na là bắt đầu (khởi) một nghề nghiệp, sự nghiệp
(nghiệp).
Hai từ “khởi nghiệp” đã được sử dụng từ nhiều chục năm nay, trước cả khi
khái niệm “startup” hình thành ở Thung lũng Silicon bên Hoa Kỳ. Thậm chí cách
đây cả 2500 năm Khổng Tử đã nói “tam thập nhi lập” để khuyên người ta bắt đầu

khởi nghiệp, lập nghiệp ở tuổi 30. Nhưng cũng có khá nhiều nhận định khác về 2 từ
này.
Tại Việt Nam, có nhiều nguồn cho rằng: "Khởi nghiệp (tiếng Anh là Startup) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói
chung, nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai
đoạn lập nghiệp" - định nghĩa này theo NIIC (Trung tâm sáng tạo và ươm tạo
doanh nghiệp - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) là chưa chính xác vì "Startup"
theo định nghĩa phổ biến hiện nay trên thế giới là 1 hình thức Khởi nghiệp có đặc
điểm là có khả năng lặp lại và tăng trưởng nhanh (và tại một số văn bản của Việt
nam đang hiểu Startup là tương đương loại hình Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo).
(Nguyễn Thị Hà Thanh, 2018)
Cũng chưa có từ tiếng Anh tương đương với từ Khởi nghiệp trong các từ
điển Việt - Anh.
Trong thực tế cũng vậy, mặc dù Khởi nghiệp đã trở thành từ khóa được nhắc
đến rất nhiều trong vài năm trở lại đây, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau chưa
thống nhất. Chỉ cần gõ "google" sẽ thấy được rất nhiều kết quả, trong đó có nhiều
bài viết tổng hợp (khơng biết từ đâu vì hầu hết các bài viết này khơng trích dẫn
nguồn gốc/thơng tin tác giả rõ ràng), cũng có một số ít bài viết ghi nhận lại cách
hiểu của 1 doanh nhân nào đó nhưng cũng ít ghi rõ phóng viên nào là người phỏng
vấn, viết bài. Hiện có 3 luồng quan điểm như sau:

8


• Có quan điểm thì xem khởi nghiệp là tất cả các hoạt động Kinh doanh bao
gồm cả hoạt động lập nghiệp, bắt đầu vận hành 1 hoạt động kinh doanh, bn bán
nào đó khơng phân biệt quy mơ. Theo đó mở 1 quán café cũng là khởi nghiệp; mở 1
cửa hàng bán thực phẩm online trên facebook cũng là khởi nghiệp, ...
• Có quan điểm thì gắn liền Khởi nghiệp với Startup 1 loại hình tổ chức
khởi nghiệp có những đặc điểm riêng thường gắn liền với yếu tố ứng dụng cơng
nghệ, có khả năng nhân rộng và tăng trưởng nhanh - hình thức này thường được

phân biệt với hình thức kinh doanh truyền thống (SME), lập nghiệp bn bán nhỏ
(Small Bussiness).
• Cũng có những cách hiểu rộng hơn khi xem Khởi nghiệp là làm chủ được
bản thân, là khả năng tạo ra giá trị mới, theo đó tìm được 1 cơng việc ổn định và có
thu nhập ni sống bản thân, gia đình cũng được gọi là khởi nghiệp.
1.1.2. Khái niệm “Startup”:
Thuật ngữ “Startup” được mọi người bàn tán ngày càng nhiều trong những
năm trở lại đây. “Startup” như để chỉ những dự án non trẻ, mạo hiểm, và thường
ứng dụng cơng nghệ. Vậy, “Startup” là gì?
Hiện nay, ngay cả trong tiếng anh cũng chưa có định nghĩa nào được chấp
nhận chính thức. Rất nhiều người có các quan điểm khác nhau về “Startup”. Theo
Adora Cheung người đồng sáng lập và là CEO của Homejoy_một trong những
Startup hấp dẫn nhất US Startup năm 2013 thì “Startup is a state of mind. It’s when
people join your company and are still making the explicit decision to forgo
stability in exchange for the promise of tremendous growth and the excitement of
making immediate impact.” (Tạm dịch: Startup như một trạng thái tinh thần. Khi
mọi người tham gia công ty của bạn và đưa ra những quyết định dứt khốt, rõ ràng
thay vì chấp nhận sự ổn định để đổi lấy lời hứa cho sự tăng trưởng vượt trội và kích
thích những ảnh hưởng quyết định khác).
Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation
Creates Radically Successful Businesses” có nói: A startup is “a human institution
designed to create new products and services under conditions of extreme
uncertainty” (dịch: startup “là một tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích

9


tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc
chắn”).
Từ điển Heritage của Mỹ nói rằng “Startup” là “một doanh nghiệp hay cơng

việc kinh doanh vừa mới đi vào hoạt động - A business or undertaking that has
recently begun operation: grew from a tiny startup to a large corporation”. Nhưng
cái khó ở đây khơng biết rõ được “mới” là bao nhiêu. Điều đó khiến cho nhiều
người hiểu lầm cho rằng Startup có tuổi đười chỉ 1-2 năm.
Theo Paul Graham - lập trình viên và nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng với vai
trò sáng lập viên của Y - Combinator (quỹ đầu tư mạo hiểm chỉ đầu tư cho các ý
tưởng mới) - nhận định: “Một cơng ty 5 năm tuổi cũng có thể là một Startup”.
Theo Merriam Webster, “Startup” được hiểu là một doanh nghiệp mới ra đời
vẫn còn non nớt (a fledgling business enterprise). Còn hiểu theo nghĩa rộng là một
hành động khởi tạo để đi vào hoạt động (the act or an instance of setting in
operation or motion). Cũng theo từ điển này, một doanh nhân khởi nghiệp
(Entrepreneur) được xem là người khởi tạo một doanh nghiệp và sẵn sàng đón nhận
những rủi ro hay mất mát để tìm kiếm lợi nhuận. (a person who starts a business and
is willing to risk loss in order to make money).
Một định nghĩa khác về “Startup” của Steve Blank được chấp nhận rộng rãi
là “một tổ chức được tạo thành để tìm kiếm mơ hình kinh doanh có khả năng tái lặp
và nhân rộng” (A startup is an organization formed to search for a repeatable and
scalable business model). Thay vì định nghĩa khởi nghiệp là các ý tưởng công nghệ
mới, ông cho rằng startup theo cách thức kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức
khởi nghiệp phải có mơ hình kinh doanh có khả năng nhân rộng dễ về số lượng và
quy mô với tốc độ nhanh chóng. Tuy vai trị của cơng nghệ hay đổi mới mơ hình
kinh doanh được nhắc đến thường xun, “startup” vẫn là một mơ hình kinh doanh
sáng tạo hơn các mơ hình kinh doanh thơng thường, và đa số có sự giúp đỡ của
cơng nghệ để khi lặp đi lặp lại hoạt động kinh doanh vẫn tạo ra sản phẩm, dịch vụ
đưa đến người dùng. Từ những phân tích trên, “entrepreneurship” hay “startup”
trong các nghiên cứu trên thế giới có thể định nghĩa là khởi nghiệp dựa trên đổi mới
sảng tạo (ĐMST) hay khởi nghiệp dựa trên công nghệ.

10



Nhìn chung, các định nghĩa trên đều có một số điểm chung về “Startup” đó
là: Startup là một tổ chức con người cùng thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng
không chắc chắn thành cơng và nó khơng đưa đến lợi ích tức thời mà còn tiêu tốn
rất nhiều nguồn lực, đa phần thất bại trước khi có được một dự án, sản phẩm thành
công. Nhưng một khi đã thành công, sản phẩm của “Startup” có thể tạo ra nhiều lợi
ích một cách dài hạn, có thể nhân rộng, trở thành vĩ đại.
1.1.3. Phân biệt “Khởi nghiệp” và “Startup” tại Việt Nam
Ơng Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT CTCP FPT. “Tơi muốn nói rõ một
biên giới giữa chữ Startup và Entepreuner. Một bên là khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo, một bên được hiểu là lập nghiệp. Người khác bán phở, bạn cũng bán phở thì dù
thành cơng cũng khơng thể gọi là khởi nghiệp!”. Ơng Bình lấy ví dụ về Uber hay
Grap - những hãng taxi được coi là lớn nhất nhì thế giới nhưng khơng hề có một
chiếc taxi nào - là điều chưa từng xảy ra. Đây cũng là cơ hội lớn đối với các bạn trẻ
khởi nghiệp Việt Nam khi nghĩ đến Startup và nền kinh tế chia sẻ (Sharing
Economy). Tương tự như vậy, các bạn bán phở, bán cà phê, ... có thể gọi là lập
nghiệp chứ không thể gọi là khởi nghiệp.
"Khởi nghiệp hay lập nghiệp thường gắn liền với các DN vừa và nhỏ phục
vụ nhu cầu trong nước trong khi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lại có đặc thù khác
biệt" ơng Bùi Thế Duy - Chánh văn phòng Bộ KH&CN - phân biệt: "Khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo (startup) phải dựa trên một cơng nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức
kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới. Tức là các DN khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo phải có gì đó khác biệt khơng chỉ với các DN ở trong nước,
với tất cả các công ty trước đây và cả với các DN khác trên thế giới. Vì đặc điểm đó
nên DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và
ngồi nước để phát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google chả hạn, thế nên chỉ
trong 2-3 năm đã phát triển để trở thành các tập đoàn lớn".
Theo dự thảo “Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ” được Quốc hội nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thơng qua vào tháng
6 năm 2017, thì Khởi nghiệp và Startup được định nghĩa như sau:

• Khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình
thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy
chứng

11


nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khốn.

• Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo
ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản
lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có
khả năng tăng trưởng nhanh.
Có thể thấy rằng “Startup” là một trong những loại hình, cách thức mà người
ta có thể lựa chọn để “khởi nghiệp”. Thuật ngữ Startup được phổ biến vào những
năm 1990, khi sự hình thành và ra đời cùng với sự thành công rực rỡ của các công
ty Công nghệ cuối thế kỷ 20. Và một sự thật hiển nhiên, đó là tất cả các công ty đều
trải qua giai đoạn khởi nghiệp. Dù đó là Apple, Google, Microsoft, Valse, ...
Trong bài khóa luận này, em sẽ sử dụng định nghĩa của “Luật hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ” do Nhà nước Việt Nam ban hành. Khóa luận sẽ dựa trên việc
khảo sát các doanh nghiệp khởi nghiệp và bao gồm cả doanh nghiêp khởi nghiệp
sáng tạo để đưa ra cái nhìn khách quan nhất về những thách thức mà họ gặp phải
trong giai đoạn đầu.

1.2. Các giai đoạn khởi nghiệp
Trong nghiên cứu “Startup Companies: Life Cycle and Challenges” của
Aidin Salamzade & Hiroko Kawamorita Kesim, họ đã đưa ra mơ hình về Vịng đời
khởi nghiệp (Lifecycle of startups) như sau:

•Individual effort

•Family and friends
'Team work
'Va Iuation
'Average Investrnerrt
'Accelerators,
Incubators, etc.

•Low investment
•Angel investors

BBootStrappi

'Organizational
area πgernents
'Co "Poratefinance
'Higb investment
'Venture capital

Creation stage

n
g

Figure 1. Lifecycle of startups (source: self-elaborated)
Mơ hình 1.1: Vịng đời khởi nghiệp (Life of startups)
Theo nghiên cứu này vòng đời của công ty khởi nghiệp bao gồm 3 giai đoạn:
12


Concept/

Seed

----►

Product
Development

----►

Alpha /Beta
Test

----►

Launch/
1st Ship

1.3. Q
J Giai
trìnhđoạn
phát Bootstrapping:
triển sản phẩm của
Đó doanh
là giainghiệp
đoạn mà
khởiviệc
nghiệp
kinhcơng
doanh
nghệ

chỉ tồn tại
trong suy
cách khác
đó chỉ là ý tưởng, ý đồ kinh doanh. Giai đoạn này
> nghĩ
Q hay
trìnhnói
“Learning
stages”:
cịn được gọi là giai đoạn "khai sinh" doanh nghiệp mới. Mục đích của giai đoạn
Nghiên
cứu
“Why
early-stage
software
startups
A thi
behavioral
này là định
vị liên
doanh
để tăng
trưởng; bằng
cách chứng
minhfail:
tính khả
của sản
phẩm, khả năng
quản
lý sự

tiền
mặt,
đội ngũ
và quản
lý,giai
và khả
khách
framework”
đã tìm
hiểu
thất
bạixây
củadựng
hai cơng
ty khởi
nghiệp
đoạnnăng
đầu và
chỉ
hàng chấp nhận. Doanh nghiệp có thể sẽ phải dựa vào nguồn vốn vay mượn từ gia
ra
mộtbạn
số bè,
thách
đối mặt
bê quá
“Learning”.
đình,
haythức
các mà

nhàhọ
đầuphải
tư thiên
thầndođểbỏvượt
qua trình
giai đoạn
này. Jason Cope
tác giả
củađoạn
“Entrepreneurial
learning
fromđược
failure:
An vàinterpretative
J Giai
hạt giống: Doanh
nghiệp vừa
hình thành
tồn tại một
cách hợp pháp. Các sản phẩm và dịch vụ được xây dựng và thử nghiệm ngồi thị
henomenological
trường. Doanh nghiệp đã có những khách hàng đầu tiên. Trong giai đoạn kinh
analysis” đã nghiên cứu cơ chế Learning (ví dụ: học về một điểm mạnh, điểm yếu,
doanh này, những đòi hỏi về vốn và thời gian tìm kiếm thị trường được đánh giá
kỹ
v.v.) doanh
và kháinghiệp
niệm hóa
hơn
về Learning

process
những
khánăng,
cao. Chủ
phảisâu
họcsắc
cách
khảo
sát "tính thực
tế" từ
những
nhuthất
cầubại.
từ
phíaphương
khách hàng
thểLean
mang
lại lợinhấn
nhuận
và chắc
rằng việc
kinhkhía
doanh
đang

pháp có
luận
Startup
mạnh

rằng chắn
“Learning”
là một
cạnh

đi đúng hướng. Đối với hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp, giai đoạn này là một
yếu
tố quan
với chắc
bất kỳ
startup
Theo lớn
Ries,
công
mớinghiệp
thành thất
lập
mớ hỗn
độn trọng
và rất đối
không
chắn.
Mộtnào.
số lượng
cáccác
công
ty ty
khởi
bại trong
này. Đây

cũngHọ
là giai
nghiệp
hướng
gọi
không
tồngiai
tại đoạn
để “Make
stuff’.
tồn đoạn
tại đểcác
họcdoanh
hỏi cách
xây
dựngđến
mộtviệc
doanh
vốn đầu tư và sự hỗ trợ của các tổ chức tăng tốc khởi nghiệp, vườn ươm,..
nghiệp bền vững. Quá trình học tập (Learning) có thể được chia thành bốn giai đoạn
J Giai đoạn Creation: Trong giai đoạn này các khoản doanh thu và khách
theo
trình
triển nghĩa
của khách
hiệnnhững
hoặc thời
quancơsátmới
một
vấnnhư

đề
hàng quy
có thể
tăngphát
lên đồng
với sựhàng:
xuất phát
hiện của
cũng
những thách
thức mới.đánh
Lợi nhuận
sinh
kéo evaluation);
theo tính cạnh
(Problem
Definition);
giá vấn
đề trưởng
(Problem
xáctranh
địnhcũng
giải tăng.
pháp
Thử thách khốc liệt nhất trong giai đoạn này mà doanh nghiệp phải đối mặt với đó
(Solution
definition);
đánh
giáquy
giảimơ

pháp
ra,ứng
Steven
chính là cạnh
tranh đểvàmở
rộng
và (solution
vận hànhevaluation).
như thế nàoNgồi
để đáp
với
khối
lượng
bán
hàng

lượng
khách
hàng
ngày
càng
tăng.
Để
làm
được
điều
đó
địi
G. Blank cũng cho rằng q trình học tập (Learning stages) đầu tiên có liên quan
hỏi chủ doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý hiệu quả cao và có thể lên kế

trong việc tìm hiểu vấn đề / giải pháp. Điều đáng nhấn mạnh là các giai đoạn
hoạch kinh doanh mới, xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong q trình kinh doanh.
Learning
khơng
độc lập.
Cáckhởi
cơngnghiệp
ty khởi
trảiổnqua
nhiều vịng
Trải qua giai
đoạndiễn
này,radoanh
nghiệp
có nghiệp
thể phátcần
triển
định.
các dựng
doanhđểnghiệp
nghiệp
trảibền
quavững
3 giai
đoạn
lặp tìm Hầu
hiểu hết
về xây
tìm ra khởi
mơ hình

kinhđều
doanh
của
họ. này. Ở mỗi
giai đoạn các doanh nghiệp khởi nghiệp đều phải đối mặt với những thách thức
> tùy
Qvào
trình
phát
triển
sảnvàphẩm
(Product
stages):
khác nhau
từng
loại
hình
đặc thù
của doanh
nghiệp đó.
Trong nghiên cứu “The Four Steps to the Epiphany” của Steven G. Blank đã
phân tích rằng mỗi công ty đưa một sản phẩm mới ra thị trường đều sử dụng một số
hình thức của Mơ hình phát triển sản phẩm (Hình 1.2). Xuất hiện vào đầu thế kỷ
XX, mơ hình này lấy sản phẩm làm trung tâm này mơ tả một q trình phát triển
trong các ngành sản xuất. Nó được chấp nhận bởi ngành cơng nghiệp hàng tiêu
dùng đóng gói vào những năm 1950 và lan sang ngành kinh doanh công nghệ vào
cuối
thế kỷ XX. Nó đã trở thành một phần khơng thể thiếu trong văn hóa khởi nghiệp.

13



Mơ hình 1.2: Quy trình phát triển sản phẩm (Product stages)

14


• Concept and Seed stage
Trong giai đoạn này, những người sáng lập xác đinh rõ niềm đam mê và tầm
nhìn của họ đối với công ty và biến chúng thành một tập hợp các ý tưởng quan
trọng, nhanh chóng trở thành một kế hoạch kinh doanh.
Tiếp theo, các vấn đề xung quanh sản phẩm cần được xác định: Khái niệm
sản phẩm hoặc dịch vụ là gì? Có thể xây dựng nó hay khơng? Việc nghiên cứu kỹ
thuật có cần thiết nghiên cứu thêm để đảm bảo sản phẩm được xây dựng hay
khơng? Các tính năng và lợi ích của sản phẩm là gì?
Thứ hai, khách hàng sẽ là ai và họ sẽ được tìm thấy ở đâu? Dữ liệu thống kê
và nghiên cứu thị trường cộng với các cuộc phỏng vấn khách hàng tiềm năng xác
định liệu các ý tưởng có khả thi hay khơng.
Bước ba thăm dị làm thế nào sản phẩm cuối cùng sẽ tiếp cận khách hàng và
kênh phân phối tiềm năng. Ở giai đoạn này, các công ty bắt đầu nghĩ về đối thủ của
họ là ai, và họ khác nhau như thế nào. Họ vẽ biểu đồ định vị đầu tiên của mình và
sử dụng nó để giải thích cơng ty và lợi ích của nó cho các nhà đầu tư mạo hiểm.
• Product Development
Trong giai đoạn hai, phát triển sản phẩm, mọi người ngừng nói và bắt đầu
làm việc. Các bộ phận tương ứng vào việc của họ khi công ty bắt đầu chuyên mơn
hóa theo chức năng. Kỹ thuật tập trung vào việc xây dựng sản phẩm; thiết kế sản
phẩm, chỉ định bản phát hành đầu tiên và thuê một nhân viên để xây dựng sản
phẩm. Tạo các biểu đồ phương pháp đường dẫn quan trọng chi tiết, với các mốc
quan trọng. Với thơng tin đó trong tay, sẽ ước tính kỹ thuật về ngày giao hàng và
chi phí phát triển.

Trong khi đó, bộ phận Marketing điều chỉnh quy mô của thị trường được xác
định trong kế hoạch kinh doanh (thị trường là tập hợp các cơng ty có thuộc tính
chung) và bắt đầu nhắm mục tiêu đến những khách hàng đầu tiên. Trong một cơng
ty khởi nghiệp có tổ chức tốt, bộ phận marketing thậm chí có thể điều hành một
hoặc hai nhóm tập trung trên thị trường mà họ nghĩ rằng họ đang tham gia và chuẩn
bị Tài liệu Yêu cầu Tiếp thị (Marketing Requirements Document) cho Kỹ thuật. Bộ
phận marketing bắt đầu xây dựng một bản demo bán hàng, viết tài liệu bán hàng
(thuyết trình, bảng dữ liệu) và thuê một công ty quảng cáo (PR agency).

15


×