Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty giày BQ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.31 KB, 71 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
Xã Hội Chủ Nghĩa. Phát triển nền kinh tế thị trường và việc hội nhập vào nền kinh tế
thế giới là một tất yếu. Trải qua suốt chặng đường đổi mới nền kinh tế nước ta đã và
đang hình thành một thị trương kinh tế có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh
nghiệp. Thị trường quảng cáo của Việt Nam được dự đoán trong năm 2009 có mức
tăng trưởng 37%, một mức tăng trưởng gấp 6 lần mức tăng trưởng trung bình của thị
trường quảng cáo thế giới (6%), sự cạnh tranh trên thị trương này sẽ trở nên gay gắt
hơn bao giờ hết, sự xâm nhập của các công ty quảng cáo nước ngoài sẽ càng làm thị
trường này nóng bỏng hơn. Điều này cũng cho thây những thay đổi trong nhận thức
của các doanh nghiệp Việt Nam đối với quảng cáo. Công cụ quảng cáo ngày càng được
khai thác mạnh mẽ, triệt để và trở thành công cụ quan trọng, hiệu quả để các doanh
nghiệp quảng bá cho thương hiệu của mình trên thị trường, tạo dựng một chỗ đứng
vững chắc cho thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Mặt khác nhận
thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với các thông tin quảng cáo cũng đã có những
thay đổi rất lớn. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các thông tin quảng cáo để có thể đạt được
các mục tiêu của doanh nghiệp càng khắt khe hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp khi xây
dựng và thực hiện các chương trình quảng cáo phải đầu tư có tính chiến lược và hợp lý
hơn.
Công ty giày BQ là công ty 100% vốn sở hửu tư nhân có bề dày hơn 5 năm hoạt
động trong lỉnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu các sản phẩm da giày tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu, đã phần nào có được chỗ đứng vững trên thị trường Việt Nam và
dành được tình cảm yêu mến của khách hàng. Quảng cáo đã đóng góp không nhỏ cho
quá trình phát triển đi lên, cho việc quảng bá sản phẩm- thương hiệu, lôi kéo và duy trì
lòng trung thành của khách hàng trong nhiều năm qua của công ty, chúng ta phải thừa
nhận rằng quảng cáo luôn mang lại giá trị lan truyền vô cùng to lớn cho doanh nghiệp.
Tuy vậy các chương trình quảng cáo của công ty BQ vẫn chưa thực sự tạo được những
ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, chưa có tính sáng tạo và còn nhiều điểm còn bất cập
trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình quảng cáo.


SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 1 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
Hơn nữa, sang năm 2010 này, khi mà quảng cáo càng bùng nổ hơn bao giờ hết
cả về số lượng và chất lượng, xu hướng tiêu dùng hàng hoá vì thương hiệu là một tất
yếu.
Các chương trình quảng cáo cần phải có chất lượng, độc đáo, sáng tạo, thu hút
được sự chú ý của khách hàng và cuối cùng là tạo niềm tin thôi thúc khác hàng sử dụng
sản phẩm giày dép của công ty BQ.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH SX-TM BQ được sự hướng dẫn của
anh Phan Hải, hiện nay là thành viên hiệp hội marketing Việt Nam, giám đốc công ty
đồng thời là người sáng lập thương hiệu BQ và thấy giáo hướng dẫn TH.S Đỗ Văn
Tính em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty giày BQ” làm
chuyên đề thực tập. Trong chuyên đề em chủ yếu tập trung nghiên cứu đến thực trạng
hoạt động Quảng cáo của công ty giày BQ. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp cho
việc hoàn thiện chiến lược quảng cáo của công ty BQ để quảng cáo có thể có những
đóng góp hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu và phát triển của công ty giày BQ.
2. Mục đích nghiên cứu
Có thể nói đối với mỗi doanh nghiệp thì hoạt động quảng cáo đóng vai trò rất
quan trọng và cần thiết, tuy nhiên nhiều năm qua, có nhiều doanh nghiệp chưa đưa ra
các kế hoạch và phương pháp quảng cáo mang lại hiệu quả như mong muốn, vì vậy
hoàn thiện chiến lược quảng cáo trong mọi doanh nghiệp có lẻ là điều mà nhiều lãnh
đạo doanh nghiệp mong muốn, vì vậy đề tài này sẽ góp phần cải thiện các chiến lược
quảng cáo của công ty giày BQ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi thời lượng cho phép và kiến thức hạn chế nên đề tài này chỉ áp
dụng cho các hoạt động quảng cáo tại công ty giày BQ mà thực tế đã tìm hiều và có sự
đồng ý của lãnh đạo công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này em chủ yếu sử dụng phương pháp thống kế, phân tích và mô
hình toán...

SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 2 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
5. Ý nghĩa thực tiển của đề tài
Trong đề tài này em chủ yếu phân tích và đánh giá các hoạt động quảng cáo của
công ty giày BQ trong những năm vừa qua, đồng thời qua đó rút ra những ưu và nhược
điểm, điều gì cần được phát huy và loại bỏ để nhằm có các chiến lược quảng cáo hiệu
quả hơn, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, tăng khả năng
bán hàng cho công ty.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu trúc thành 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động Quảng Cáo
Chương II: Tổng quan về công ty và thực trạng hoạt động Quảng Cáo
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động Quảng Cáo tại Công ty
giày BQ.
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 3 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
1.1 Khái niệm về Marketing và quảng cáo
1.1.1 Khái niệm về Marketing
Có nhiều khái niệm xoay quanh đề tài này và có thể nói khái niệm nào cũng nói
lên đúng bản chất vốn có của nó, và chúng ta đi vào từng khái niệm của các tác giả đã
định nghĩa về marketing :
• Tạo ra khách hàng
Chuyển từ quan điểm theo đuổi việc bán hàng sang quan điểm tạo ra khách
hàng. Trước kia, nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ chỉ chạy theo khách hàng, nay họ
biết đi trước, đón đầu để nắm bắt thị hiếu khách hàng, chủ động đáp ứng nhu cầu này.
Thậm chí họ chủ động khơi gợi nhu cầu của khách hàng.
• Chú trọng các mối quan hệ

Marketing truyền thống chỉ chú ý đến các giao dịch còn marketing hiện đại chú
trọng không chỉ giao dịch mà còn là các mối quan hệ với khách hàng. Quan điểm cũ
làm cho việc kinh doanh trở nên thô thiển và thực dụng song không có chiều sâu và sự
bền lâu. Quan điểm mới chú ý xây dựng, vun đắp các quan hệ với khách hàng nên tổng
đầu tư cho giao dịch lại giảm xuống mà hiệu quả tăng lên.
• Chú trọng giành và giữ khách hàng
Như chính Philip Kotler đã nhấn mạnh: "Trong marketing hiện đại, song song
với việc thiết kế một hỗn hợp marketing tốt nhất để bán được hàng, ngày càng có xu
hướng chú trọng hơn đến việc thiết kế hệ thống các mối quan hệ khách hàng tốt nhất
để giành lấy và giữ khách hàng"
• Thỏa mãn và duy trì sự trung thành của khách hàng
Thay vì đánh giá hiệu quả marketing là phục vụ cho bán được nhiều hàng, ngày
nay các tiêu chí đánh giá quan trọng nhất với marketing hiện đại lại là những nhân tố
vô hình, đó là "thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng" và "duy trì tối đa lòng
trung thành của khách hàng".
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 4 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
• Ảnh hưởng của tư tưởng Marketing hiện đại
Tư tưởng marketing hiện đại đã ảnh hưởng đến nhận thức, hành xử của toàn bộ
ngành marketing. Trận chiến mới của các công ty là trạn chiến để giành chỗ trong tâm
trí khách hàng, giành lấy "top of mind" của khách hàng.
Từ thay đổi này đã dẫn đến các phương pháp làm việc mới, các cách tiếp cận
mới, nhân bản và cũng tinh vi hơn.
Hơn thế nữa, tư tưởng marketing hiện đại còn tác động đến cả hành xử của nhà
sản xuất hay cung ứng dịch vụ với các nhà thầu phụ và nhà phân phối của mình. Họ bắt
đầu coi nhà thầu phụ và nhà phân phối là đối tác thay vì coi là khách hàng và đối xử
tương ứng theo nguyên tắc win - win.
• Cách đo lường
Chính vì marketing hiện đại hướng đến và chú trọng các nhân tố vô hình trong
khi thực thi các hành vi marketing nên cũng có những công cụ đo lường mới được áp

dụng để đo đếm mức độ thành công của các chiến dịch marketing. Một vài công cụ vẫn
được nhắc đến là:
• Rating
Do các hãng chuyên nghiên cứu thị trường thực hiện. Ở Việt Nam có TNS và
AcNielsen thực hiện các dịch vụ này. Mục tiêu đo đếm và xếp hạng để đánh giá hiệu
quả của các chiến dịch tài trợ, quảng cáo.
• Monitoring
Theo dõi thông tin theo một chuyên đề nào đó được đặt hàng. Các monitoring
này cũng có thể được thực hiện và bán đại trà.
• Phỏng vấn và Điều tra
Thực hiện theo đơ đặt hàng nhằm vào một mục tiêu, chủ đề rõ rệt. Các phỏng
vấn và điều tra này thường đòi hỏi chi phí cao và một lượng lớn nhân lực thực hiện
cũng như phân tích, lập báo cáo.
1.1.2 Khái niệm về quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ,
công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với
người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 5 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
thông đại chúng để dưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông
tin
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của
người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo
cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Trên thế giới, quảng cáo hiện nay đã phát triển tới những trình độ cao, tuy nhiên
ở Việt Nam - do còn nhiều hạn chế - nên đa số các sản phẩm quảng cáo vẫn còn ở trình
độ thấp. Các sản phẩm quảng cáo để có thể đến với khách hàng tiềm năng cần phải
được truyền tải qua cac hương tiện truyền thông, như: báo in, tạp chí, đài phát thanh,
truyền hình, báo điện tử.
Trong số các phương tiện truyền thông kể trên, có thể nói báo điện tử là loại

hình bắt nhịp được nhanh nhất những biến đổi của làng quảng cáo thế giới trên mạng
Internet. Bên cạnh những tờ báo lớn như VnExpress, Dân trí, VietNamNet, Thanh
Niên,...
Hiện Việt Nam còn rất hiếm những trang quảng cáo gián tiếp. Đây là hình thức
quảng cáo mà người thực hiện đóng vai trò trung gian cung cấp thông điệp quảng cáo
từ nhà sản xuất, cung ứng (các công ty bán sản phẩm) tới người tiêu dùng. Quảng cáo
gián tiếp ở đây có thể ví dụ như Adsense của Google hay là Adbride...
1.1.3 Lịch sử ra đời của quảng cáo
Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai
Cập cổ. Ông ta đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm
3000 trước Công nguyên. -Vài thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở
nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ
trưng bày ở quảng trường thành phố. -Nếu như các bảng quảng cáo đã phát triển nhanh
sau sự ra đời của phương pháp in (bức áp phích đầu tiên do Caxton, người Anh, in từ
năm 1477), thì họa sĩ Pháp J.Chéret (1835-1932) lại là người phát minh ra hình thức
quảng cáo hiện đại. Đó là tờ quảng cáo một buổi biểu diễn năm 1867, gồm một câu
ngắn và một hình ảnh màu mè gây ấn tượng mạnh. -Tuy nhiên, chính họa sĩ Italy
L.Cappiello (1875-1942) mới là người đầu tiên thực sự đề cập tới áp phích quảng cáo
với tấm biển quảng cáo kẹo chocolate "Klaus" của ông năm 1903.
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 6 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
1.1.4 Các phương tiện quảng cáo phổ biến
• Truyền hình
• Báo chí
• Internet
• Phát thanh
• Quảng cáo trực tuyến
• Quảng cáo qua bưu điện
• Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển
• Quảng cáo qua các trang vàng

• Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn
• Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
• Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp
• Quảng cáo truyền miệng
• Quảng cáo từ đèn LED
1.1.5 Đánh giá về môi trường quảng cáo tại Việt Nam
1.1.5.1Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam với quảng cáo
Tuy Quảng cáo chỉ mới xuất hiện trở lại ở Việt Nam từ năm 1990 trở lại đây
trong đời sống kinh tế tiêu dùng của người Việt Nam nhưng theo nghiên cứu mới nhất
của giới chuyên nghành, người tiêu dùng Việt Nam đã hội nhập rất nhanh với xu thế
thời đại. Theo kết quả nghiên cứu của 1000 người tiêu dùng Việt Nam thuộc mọi giới
tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Dương và
Vĩnh Long tiến hành vào cuối năm 2007 đến đầu tháng 2/2008 bởi công ty Quảng cáo
Leo Burnett Việt Nam phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường NFO Viet Nam cho
thấy một số nhóm người tiêu dùng lĩnh hội và cảm nhận các bản tin, hình thức quảng
cáo ở ngang mức giới tiêu dùng ở vài thị trường láng giềng đã quá quen thuộc với
Quảng cáo từ nhiều thập niên trước như Malaysia và Thái Lan. Trong cuộc nghiên cứu
này người ta phát hiện ra 3 đặc điểm về người tiêu dùng Việt Nam liên quan đến
Quảng cáo:
Sự tiếp nhận nhanh thông tin Quảng cáo: Người tiêu dùng Việt Nam khi được
xem khoảng 50 khúc phim Quảng cáo ngắn trên truyền hình thuộc mọi nguồn gốc sản
xuất nội địa và ngoại quốc, giới thiệu sản phẩm bằng những hình ảnh, lời Quảng cáo từ
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 7 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
mức bình thường đến mức rất chìu tượng thì kết quả cho thấy 6/10 người tiêu dùng
Việt Nam đều nắm trọn bản tin.
Hai là, Người tiêu dùng Việt Nam thường yêu nhân vật trong các đoạn phim
Quảng cáo sau đó mới dùng lý lẽ để giải thích tại sao họ thích khúc Quảng cáo ấy và
sản phẩm ấy.
Ba là, Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu mua sản phẩm vì biết đến thương

hiệu. Họ tỏ ra sành sỏi hơn trong chuyện mua sắm, trong việc cảm nhận các Quảng cáo
vì họ đã bắt đầu sành điệu hơn về thương hiệu. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy sự
nhận thức về Quảng cáo giữa người miền Bắc và miền Nam không có sự khác biệt
nhiều mà chỉ có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị khi mà người thành thị nhận
thức tốt hơn người nông thôn rất nhiều. Trong giai đoạn hiện nay những Quảng cáo ít
lời nhưng thú vị thường gây được sự chú ý của người tiêu dùng Việt Nam hơn là các
Quảng cáo dùng quá nhiều lời thuyết minh, phóng đại quá mức về sản phẩm. Những
Quảng cáo được người tiêu dùng Việt Nam cảm nhận và thích thú nhất là quảng cáo
của Heineken( trong nhà hàng Nhật), Tiger beer( cuộc tìm kiếm), Nescafe (Cuộc sống
hàng ngày của một thành viên trong xã hội), Ercsson( Buổi hoà nhạc) và YoMost ( đi
cắm trại), đó là những đánh giá của ông Richard Burrage giám đốc điều hành của công
ty NFO Vietnam. Còn theo ông Phil McDonald thì “ Người tiêu dùng Việt Nam biết
thưởng thức các khúc Quảng cáo hay và dư khả năng nắm bắt bất cứ kiểu cấu trúc sáng
tạo quảng cáo nào”. Cũng theo các chuyên gia này thì chỉ sau 10 năm nữa thì người
tiêu dùng Việt Nam sẽ đạt mức tự vệ chống lại các cơn mưa quảng cáo. Tức là người
tiêu dùng Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ trước các Quảng cáo.
1.1.5.2 Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về Quảng cáo
Nhìn tổng quan trặng đường phát triển của hơn một thập ký qua của quảng cáo
Việt Nam ta có thể thấy được sự phát triển rất nhanh của thị trường này, điều này cho
phần nào thể hiện được sự quan tâm và nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đối
với hoạt độn quảng cáo trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của các doanh
nghiệp. Sự đầu tư vào hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam trong 5
năm trở lại đây cảng trở nên mạnh tay hơn bao giờ hết khi mà trong năm 2004 hai công
ty Việt Nam lọt vào tốp 10 doanh nghiệp có chi phí khuyến mãi lớn nhất Việt Nam là
Tân Hiệp Phát đứng thư 5 với chi phí là 4,9 triệu USD và Vinamilk đứng thứ 8 với chi
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 8 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
phí 3,8 triệu USD, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu/1lần để
thực hiện một đoạn Quảng cáo trên Tivi và được duy trì với tần số cao trong thời gian
vài tháng, có doanh nghiệp còn thực hiện cả một đoạn phim ngắn 5 phút giới thiệu về

doanh nghiệp trên truyền hình. Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt
đầu nhận thức được sức mạnh và tầm quan trọng của Quảng cáo và trên thực tế cũng
đã có rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đã có những mẫu Quảng cáo hay như của
Biti’s hay Bita's… Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng các doanh nghiệp của Việt Nam
đại đa số họ vẫn chỉ coi Quảng cáo là một cái gì đó thứ yếu trong doanh nghiệp và việc
Quảng cáo có cũng được và không có cũng không sao, đa phần các doanh nghiệp Việt
Nam thực hiện các quảng cáo chỉ nhằm mục đích gây dựng sự chú y, bắt mắt, thú vị
chứ chưa thực sự đi vào bản chất của vấn đề là tạo một chỗ đứng trong tâm trí người
khách hàng tiềm năng. Với các doanh nghiệp Việt Nam thì đa số họ cho rằng việc tạo
chỗ đứng trong tâm trí khách hàng không quan trọng bằng việc tạo chỗ đứng trên thị
trường vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi thiết kế các chương trình Quảng cáo
thường có các lỗi sau:
Chọn phương tiện tuỳ tiện: ví dụ như nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng công
nghiệp nhằm tới khách hàng là các doanh nghiệp mà vẫn chạy các Quảng cáo trên
truyền hình, điều này thật quá lãng phí khi phải bỏ ra vài chục triệu đồng cho 30 giây
Quảng cáo mà khách hàng mục tiêu lại không nhiêu người xem truyền hình
Tần suất Quảng cáo: các doanh nghiệp Việt Nam thường thích hoặc làm ăn
được thì tung ra nhiều Quảng cáo còn nếu không hoạc hết thì bỏ ngay mà không quan
tâm đến tác động của Quảng cáo, họ ít có các chiến lược rõ ràng.
Thông điệp Quảng cáo: Thông điệp quảng cáo thì mơ hồ, dài dòng hoặc quá
thô sơ. Ví dụ như trên tấm biển lớn chỉ có tên nhãn hiệu và một câu khẩu hiệu biểu
tượng gây khó hiểu hoặc hình mầu nền quá màu mè làm loãng hình ảnh thương hiệu
trong khi lại có địa chỉ và số điện thoại liên hệ không ai đọc được và nhớ nổi khi đi qua
đường.
Nội dung quảng cáo: Nội dung thì quá ôm đồm, thiếu đồng bộ, tản mạn, ý
tưởng không mạnh, không mạch lạc, không có điểm nhấn. Ví dụ hình ảnh, nhân vật
quảng cáo không thống nhất khi quảng cáo trên báo và truyền hình, kịch bản lãng mạn
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 9 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
không nhấn vào được ý đồ cần quảng cáo khiến người tiêu dùng không tiếp thu và ghi

nhớ được. Kết quả không tạo được hiệu ứng cộng hưởng trong Quảng cáo.
Tóm lại trên đây là những lỗi mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải
trong quá trình thiết lập các chương trình Quảng cáo nên các chương trình Quảng cáo
của các doanh nghiệp Việt Nam thương kém hiệu quả. Do vậy trong tương lai các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải có được cái nhìn sâu sắc hơn nữa về quảng cáo và
đưa ra các chiến lược quảng cáo lâu dài, phù hợp với khách hàng mục tiêu hơn.
1.1.5.3 Đóng góp của quảng cáo
Từ những phân tích trên cho thấy trải qua suốt trạng đường lịch sử phát triển
của mình Quảng cáo đã có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự đóng góp của Quảng cáo đối với các doanh nghiệp
Việt Nam thể hiện rất rõ thông qua tốc độ phát triển của thị trường trong những năm
gần đây khi và tống độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo luôn ở mức cao và năm
2010 tốc độ tăng của thị trường Quảng cáo dự đoán đạt mức 38%. Quảng cáo đã giúp
cho các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hơn trong việc quảng bá thương hiệu,
sản phẩm tới khách hàng mục tiêu, giúp cho việc nhắc nhở duy trì sự ghi nhớ của
khách hàng về các thương hiệu của các doanh nghiệp, duy trì lòng trung thành của
khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới…
Chúng ta có thể nhận thấy 80% thị phần đang nằm trong tay hơn 20 công ty
quảng cáo nước ngoài. Con số thống kê mà Hiệp hội Quảng cáo đưa ra sáng nay không
làm người trong cuộc ngạc nhiên mà đặt ra câu hỏi: Làm gì để tháo gỡ khó khăn và
giúp 1.000 doanh nghiệp trong nước trụ vững ngay trên sân nhà.
Theo giới chuyên môn, ngành quảng cáo Việt Nam hình thành từ 10 năm nay, khi Mỹ
bắt đầu bãi bỏ cấm vận. Lúc đó, các công ty quảng cáo nước ngoài đã đi cùng với
những tập đoàn sản xuất hàng hoá lớn như Unilever, CocaCola, Pepsi và thổi một
luồng sinh khí mới vào ngành công nghiệp non trẻ này. Các công ty quảng cáo Việt
Nam khi ấy chỉ nhận gia công lại các chương trình như sản xuất và lên kế hoạch truyền
hình, phát sóng. Dần dần, thông qua học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp nước ngoài,
các công ty quảng cáo trong nước lớn mạnh và bắt đầu nhận làm những hợp đồng trọn
gói.
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 10 Lớp B13QTH

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
“Các công ty quảng cáo Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Họ nhanh chóng
tích luỹ kinh nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài và áp dụng nhanh chóng những
khái niệm về quảng cáo vào thị trường Việt Nam”, Phó chủ tịch Phòng Thương mại
châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) Christian De Ruty nhận định. Theo ông, thuận lợi
lớn nhất của ngành quảng cáo đó là các công ty tư nhân ở Việt Nam ngày một hiểu rõ
tầm quan trọng cũng như sức mạnh của quảng cáo đối với sự sống còn của sản phẩm.
Tuy nhiên, có một thực tế là trong số hơn 1 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo mỗi năm
tại Việt Nam, các công ty trong nước chỉ đóng góp 10-20%. Trên 80% còn lại thuộc về
số ít những tập đoàn quảng cáo lớn trên thế giới. “Tại thị trường nội địa, nếu chỉ tính
mảng gia công, thực hiện những công đoạn cuối cùng của quá trình quảng cáo thì các
doanh nghiệp trong nước chiếm tới 90%. Nhưng nếu tính những hợp đồng quảng cáo
lớn nhất, trọn gói thì các doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới 90%”, Giám đốc Công ty
cổ phần giải pháp thị trường Hoàng Gia, Ông Hoàng Hải Âu thừa nhận. Nguyên nhân
chính, theo Ông Âu, là do các tập đoàn quốc tế chưa tin vào trình độ nghiệp vụ của các
công ty quảng cáo Việt Nam, vì vậy họ chỉ thuê các công ty nước ngoài. Rất ít doanh
nghiệp Việt Nam nhận được hợp đồng quảng cáo cho những tập đoàn như vậy, và nếu
có cũng chỉ là hợp đồng phụ (sub-contract) thầu lại của một đối tác nước ngoài. “Trong
khi đó, khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, họ tin vào
chất lượng quảng cáo trong nước nhưng lại không đủ tiền để trang trải mọi chi phí”
Ông này cho biết thêm. Cũng như Ông Âu, nhiều người trong ngành đều thừa nhận
trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp quảng cáo trong nước đang là một hạn chế
không nhỏ. Ở Việt Nam chưa có trường lớp nào đào tạo chính quy về chuyên ngành
này. Bản thân các công ty khi nhận người đều phải đào tạo lại từ đầu nên phát triển
nhân sự rất chậm. Cũng vì hạn chế về chuyên môn, nhiều đơn vị chỉ dám nhận làm
từng phần, và chỉ mang tính chất gia công nhiều hơn. “Rất nhiều công ty tự gọi là
quảng cáo nhưng thực chất họ chỉ đang gia công quảng cáo. Giai đoạn quan trọng
trước đó là nghiên cứu và xây dựng, sáng tác ra lôgô của các thương hiệu thì không
mấy người tham gia. Đưa sản phẩm vào hoạt động truyền thông đơn giản hơn nhiều”,
giám đốc một công ty quảng cáo khác nhận xét. Nhận thức của các doanh nghiệp sản

xuất hàng hoá và dịch vụ chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của quảng cáo cũng là một
hạn chế. Đại diện Công ty Goldsun, ông Võ Văn Quang cho rằng, có một thực tế là
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 11 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
trên thị trường quảng cáo Việt Nam hiện nay, nhiều khi người mua cũng không biết
mình phải mua cái gì. “Lắm khi mình đến một công ty đặt vấn đề hoạch định chiến
lược thương hiệu thì họ không hiểu gì và cứ nghĩ chuyện đó phải do công ty quảng cáo
xây dựng hộ. Nếu như các công ty quảng cáo quốc tế làm việc trên cơ sở hợp đồng độc
quyền và hưởng một mức phí khoảng 17,65% thì tại Việt Nam, các khách hàng không
hiểu chuyện đó, họ vẫn chỉ mua bán theo từng dịch vụ cụ thể ví dụ như một chương
trình PR, một đoạn phim…”, ông nói. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đang trở
thành một vấn đề bức xúc của các công ty làm quảng cáo. “Mức thuế áp dụng với các
doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiện rất cao (28%), nó được duy trì từ những năm 90
của thế kỷ trước, khi quảng cáo còn là ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Hồi đó, các
tập đoàn quốc tế mới vào Việt Nam, họ trả cho quảng cáo bằng mức kinh phí làm tại
đất nước của họ, một biển tấm lớn họ có thể tới 40.000-100.000 USD. Trong khi đó,
tiền thuê đất, thuê chỗ quảng cáo chỉ vài triệu đồng mỗi năm”, ông Hoàng Hải Âu tâm
sự với VnExpress. Theo ông, vào thời điểm hiện nay, một biển tấm lớn như vậy giỏi
lắm cũng chỉ ký được một hai chục nghìn đôla mà tiền thuê đất đã chiếm gần hết. Vậy
mà chính sách thuế vẫn không hề thay đổi. “Thuế cao, cạnh tranh gay gắt, lợi nhuận ít
đi dẫn đến tái đầu tư kém hơn. Muốn khuyến khích quảng cáo phát triển thành một
ngành công nghiệp quan trọng thì đào tạo phải tốt, chính sách đúng”, ông kiến nghị. Ở
tầm vĩ mô, Tổng thư ký Hiệp hội quảng cáo Việt Nam Trần Nguyên Đán cho rằng,
ngành quảng cáo vẫn chưa được đánh giá một cách đúng mực. “Phát triển kinh tế, đẩy
mạnh xuất khẩu thì không thể thiếu quảng cáo. Lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế
không hề nhỏ. Ví dụ, để làm ra 1 tỷ USD, ngành thủy sản phải chi tới 60% cho tàu bè,
đánh bắt, chế biến… nhưng quảng cáo chỉ mất chưa đến 10%.Vậy mà không ít người
nghĩ nó như một tệ nạn và đặt ra những rào cản để hạn chế”, ông bức xúc. Cũng theo
ông Đán, ngành quảng cáo luôn bị những khống chế về mặt chính sách, dù đã có hẳn
một pháp lệnh cũng với những nghị định hướng dẫn riêng nhưng các doanh nghiệp

trong ngành luôn bị làm khó dễ bới những quy định riêng của mối địa phương. Nếu
như TP HCM có quy định cấm quảng cáo ngoài trời thì ở Đà Nẵng lại phân biệt mức
phí trên không với mức phí dưới nước. “Còn ở Hà Nội, các thủ tục làm giấy phép
quảng cáo đôi khi khó quá. Vì vậy, mới có chuyện các nhà quảng cáo phải tồn tại bằng
cách dựng biển không phép. Chúng tôi chỉ mong các địa phương làm đúng luật mà
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 12 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
thôi”, ông tâm sự với VnExpress. Cùng chung nỗi bức xúc này, Tổng giám đốc Công
ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Việt Nam (Vinexad) Nguyễn Thanh Thản cho
VnExpress biết thêm, mới đây chính phủ lại có văn bản mới quy định quảng cáo
thương mại và hội chợ triển lãm phải do Bộ Thương mại quản lý, trong khi Bộ Văn
hoá Thông tin cũng đang quản lý lĩnh vực này. “Qua quá nhiều cửa, mất nhiều thời
gian, chúng tôi làm sao đáp ứng được yêu cầu của khách hàng”, ông nói. Cũng theo
Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, khung pháp lý của Việt Nam chưa theo sát hoạt động
xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm
hiểu sâu hơn về bản chất, tính chuyên nghiệp cũng như đóng góp của quảng cáo đối
với kinh tế để đưa ra những quyết định sát thực hơn.
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 13 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
2.1 Các đặc điểm chung của Công ty
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty TNHH SX-TM BQ được thành lập ngày 30 tháng 4 năm 2005 với tên
gọi ban đầu là Công ty TNHH Bảo Quang. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm giáy dép , túi xách, ví, thắt lưng bằng da, quần áo...
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH SX-TM BQ
Địa chỉ trụ sở chính: 246 Ông Ích Khiêm - thành phố Đà Nẵng
Slogan: “Phong cách thời trang gia”

Logo: ghép hai chử BQ (Best Quality) - với ý nghĩa chất lượng tốt nhất
Hình 1: Logo công ty BQ
Bí quyết kinh doanh: “ Quý khách hài lòng xin nói với mọi người ,chưa hài lòng
hãy nói với chúng tôi”
Điện thoại: 05113821789 - Fax: 05113821789
Email:
Website: www.bq-vn.com
Số tài khoản: 24323989 tại ngân hàng ACB Đà Nẵng - Chi Nhánh Cầu Vòng
Số lượng nhân viên: 120 người
Vốn điều lệ: 2000.000.000 đồng (hai tỷ đồng)
Các địa điểm kinh doanh của công ty:
- Cửa hàng BQ 209 Lê duẩn - Đà Nẵng
- Cửa hàng BQ 49 Nguyễn Văn Thoại - Đà Nẵng
- Cửa hàng BQ 183 Hoàng Diệu - Đà Nẵng
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 14 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
- Cửa hàng BQ (Biti’s) 246 Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng
Công ty TNHH SX-TM BQ có tư cách pháp nhân. Được sử dụng con dấu riêng
theo quy định của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật việt nam quy
định. Nhìn chung từ khi thành lập bước đầu đến nay công ty đã gặp không ít khó khăn
về cơ sở vật chất kỷ thuật, máy móc thiết bị, tài chính, nguồn nhân lực...tuy nhiên công
ty cũng đã sớm khắc phúc và ổn định tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, triển khai
mở rộng đại lý, thị trường khắp các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.
Từ ngày đi vào hoạt động đến nay, công ty luôn chấp hành tốt những chính sách
theo quy định của nhà nước và địa phương. Thực hiện việc nộp ngân sách khá tốt.
Là một Công ty tư nhân chưa có nhiều tên tuổi, trên đường phát triển, ban lãnh
đạo Công ty là những người có nhiều kinh nghiệm và giữ vai trò chủ chốt trong Công
ty có nhiểu nhiều năm kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giày dép như
Biti’s nên bước đầu nhưng khó khăn đã được giải quyết và Công ty đang dần phát
triển, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước đạt mức tăng trưởng 30%.

Bên cạnh việc quan tâm đến các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và mở rộng
kênh phân phối ,đại lý khắp thị trường Miền Trung - Tây Nguyên, Công ty cũng
thường xuyên chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH SX-TM BQ với chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh các
loại giáy dép, túi xách, quần áo, ví nịt bằng da...được quyền mở rộng kinh doanh, liên
doanh liên kết với đối tác trong và ngoài nước.
Tổ chức thu mua giáy dép, túi xách, ví nịt bằng da từ nguồn hàng hoá có uy tín
và chất lượng, tiếp cận thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
Tiếp cận thị trường để theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đang
kinh doanh và phân phối
Tổ chức chặt chẽ cơ sở vật chất, tiền vốn, nhân lực nhằm thúc đẩy hoạt động
kinh doanh ngày càng phát triển, chấp hành tốt các chính sách về quản lý kinh tế, các
chế độ quản lý tài chính. Công ty luôn cung cấp các sản phẩm giáy dép, ví nịt, túi xách
hợp thời trang và chất lượng. công ty cũng luôn chú trọng các hoạt động chăm sóc
khách hàng, khuyến mãi nhằm mục đích tăng doanh thu bán hàng, xây dựng thương
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 15 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
hiệu BQ ngày một vững mạnh không chỉ với thị trường miền trung - tây nguyên, và cả
nước mà công ty cũng đang tính đến phương án xuất khẩu đi các nước trên thế giới.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức kinh doanh.
2.1.3.1 Tổ chức mạng lưới kinh doanh tại công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY
Công ty TNHH BQ
Ghi
chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Công ty:

- Có nhiệm vụ điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của các cửa hàng.
- Nhận xét tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh, nhanh chóng đưa ra những
quyết định kịp thời và hiệu quả.
- Cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng và đại lý của công ty
Các cửa hàng:
- Cung cấp sản phẩm của công ty đến với khách hàng, là cầu nối giữa công ty
với người tiêu dùng trực tiếp.
- Nghiên cứu thị trường về các sản phẩm và bào về công ty để đặt hàng.
- Chăm sóc khách hàng.
- Nhân viên bán hàng có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức trưng bày sản phẩm.
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 16 Lớp B13QTH
Cửa hàng BQ1 Cửa hàng BQ2 Cửa hàng BQ3 Cửa hàng BQ4
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
2.1.3.2. Đặc điểm bộ máy quản lý
• Sơ đồ bộ máy quản lý
Ghi chú: :Quan hệ trực tuyến
:Quan hệ chức năng
*. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động
kinh doanh, nhanh chóng đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả. Giám đốc là
người chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức có thẩm quyền về tất cả các hành vi
của mình trong việc điều hành hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: tham mưu cho giám đốc, đồng thời là kế toán trưởng, được
phân công quản lý phụ trách các công việc về hoạt động kinh doanh của công ty, theo
dõi và quản lý các cửa hàng, được quyền thay giám đốc giải quyết các vấn đề nằm
trong giới hạn quyền lực của mình khi giám đốc đi vắng.
- Phòng hành chính: giúp giám đốc về công tác hành chính, xây dựng phương
án bố trí, sắp xếp nhân viên, quản lý hồ sơ nhân viên, làm thủ tục tiếp nhận nghỉ hưu,
thôi việc, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật nhân viên, chịu trách nhiệm tiếp
khách và hội nghị trong công ty.

SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 17 Lớp B13QTH
Giám Đốc
P.Giám Đốc
P.Kế toán
P.Kinh Doanh - MKT P.Hành chính
Cửa hàng 1
Cửa hàng 2
Cửa hàng 3
Cửa hàng 4
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ lên kế hoạch phân phối tiêu thụ các sản
phẩm , giám sát việc bán hàng của nhân viên bán hàng, quản lý hệ thống kho hàng, lên
kế hoạch phân phối sản phẩm.
- Phòng marketing: có nhiệm vụ lên kế hoạch, ngân sách cho các hoạt động
marketing của công ty, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới.
- Phòng kế toán: nghiên cứu tổng hợp thông tin trên thị trường các mặt hàng mà
công ty đang kinh doanh, đồng thời xem xét quản lý một cách có hiệu quả đồng vốn
kinh doanh của công ty, phản ánh chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tham mưu cho giám đốc , cung cấp các thông tin quan trọng cho giám đốc kiểm tra
việc sử dụng chứng từ ghi sổ, theo dõi thường xuyên các khoản nợ, quản lý vốn, cơ sở
vật chất ở công ty, định kỳ lập báo cáo gửi lên ban giám đốc.
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty
2.2.1 Môi trường vĩ mô
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Nền kinh tế nước ta sau hơn nhiều năm đổi mới từ khi chuyển sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, ngày càng
ổn định và vững chắc.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cao (8,5% năm 2007) và bền
vững trong đó ngành công nghiệp đạt mức bình quân 18% năm.

Các yếu tố như lạm phát, lãi trần trong những năm qua tương đối ổn định nhờ
sự can thiệp của Nhà nước, song tỷ giá hối đoái biến động đang là vấn đề khó khăn cho
các doanh nghiệp.
Năm 2008, nền kinh tế Việt nam tiếp tục hứa hẹn nhiều thành tựu mới, khi làn
sóng đầu tư và tài trợ vốn tiếp tục được gia tăng, tình hình sản xuất và tiêu thụ có
những chuyển biến tích cực, đặc biệt tình hình tăng trưởng 6 tháng đầu năm có nhiều
khả quan.
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 18 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
2.2.1.2. Môi trường nhân khẩu
Dân số Việt nam có khoảng 86 triệu người, là một trong 12 quốc gia đông nhất
thế giới hiện nay với tốc độ tăng dân số hàng năm khá cao (0,5%) và đà tăng trưởng
kinh tế nhanh làm cho tỷ lệ dân cư có nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm tiêu dùng,
trong đó có giày dép ngày càng tăng. Không những thế, trong những năm gần đây với
sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước cho sự phát triển kinh tế. cuộc sống của con người
không chỉ ăn no, mặc ấm mà phải an ngon, mặc đẹp, từ đó nhu cầu về các sản phẩm
thời trang cao cấp như giày dép có xu hướng sử dụng tăng. Do vậy, đây thực sự là một
thị trường rộng lớn và có tiềm năng phát triển mạnh đối với ngành công nghiệp sản
xuất giày dép.
2.2.1.3 Môi trường công nghệ
Sau chiến tranh thế giới thứ II, tốc độ thay đổi công nghệ tăng lên rất cao, đặc
biệt là trong những năm gần đây. Sự thay đổi công nghệ có thể sẽ làm cho các sản
phẩm hiện tại của Công ty bị lạc hậu chỉ sau một đêm, đồng thời nó cũng tạo ra hàng
loạt về các sản phẩm mới. Một trong những tác động quan trọng nhất của sự thay đổi
công nghệ đó là chiều cao của rào cản hội nhập và định hình lại cấu trúc ngành. Hiện
nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO do đó chiều cao của các
rào cản hội nhập đã bị thấp xuống. Chính vì thế đây là một thách thức rất lớn đối với
những công ty có quy trình công nghệ chưa cao, nhưng cũng là cơ hội rất tốt đối với
những công ty có khả năng cạnh tranh cao trên thương trường.
2.2.1.4 Môi trường chính trị - pháp luật

Đặc trưng nổi bật về sự tác động của môi trường chính trị pháp luật đối với các
hoạt động kinh doanh thể hiện ở mục đích, thể chế chính trị hướng tới. Thể chế chính
trị giữ vai trò định hướng, chi phối các hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, các
công ty cần phân tích cẩn thận các triết lý, các chính sách liên quan mới của quản lý
nhà nước như luật chống độc quyền, luật thế, các ngành lựa chọn để điều chỉnh hay ưu
tiên, luật lao động là những lĩnh ực trong đó các chính sách quản lý nhà nước có thể tác
động đến hoạt động và khả nang sinh lợi của công ty.
Nhìn chung trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia
có tình hình an ninh chính trị ổn định và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày
càng được nâng cao. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư của
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 19 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
nước ngoài vào công ty, và tạo cơ hội để đẩy nhanh tiến trình xuất khẩu sang các thị
trường quốc tế.
2.2.1.5. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên nước ta có nhiều thuận lợi cho việc thực hiện các kế hoạch
kinh doanh hàng năm.
Vị trí nước ta rất thuân lợi cho việc phát triển kinh tế, có đường giao thông
đường biển, đường hàng không Quốc tế đi qua và là cửa ngõ ra biển của các nước
Đông Nam Á, vị trí này tạo điều kiện phát triển việc xuất khẩu hàng hóa.
Công ty TNHH SX-TM BQ nằm ở khu vực miền Trung là một khu vực phát
triển chậm, mức sống nhân dân còn thấp. Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển của Công ty. Tuy nhiên do nằm ở khu vực miền Trung nên thuận lợi cho việc mở
rộng thị trường ở hai miền Nam và Bắc, vì đây là trục giao thông quan trọng.
2.2.1.6 Phân tích ngành
Kinh tế Việt Nam: 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt hơn 2 tỷ USD
Riêng trong tháng 7/2009, xuất khẩu da giày của cả nước đạt 400 triệu USD.Theo Hiệp
hội da giày Việt Nam, trong 7 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt gần 2,5
tỷ USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2008. Như vậy, trong những tháng còn lại
của năm, ngành da giày phải hoàn thành hơn 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, trung

bình mỗi tháng, ngành phải đạt kim ngạch 420 triệu USD. Để đạt được mục tiêu này,
hiện các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh da giày đang tiến hành tăng sản lượng trở
lại. Nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh phương thức bán hàng
Xuất khẩu da giày sang Pháp tăng 1,6% Hiện giày dép là một trong 5 mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Pháp và dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Trong
khi kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm giảm 8,8% so
với cùng kỳ năm ngoái thì xuất khẩu da giày sang Pháp lại tăng 1,6%, đạt gần 274 triệu
USD. Hiện giày dép là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào
Pháp và dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, cơ hội
xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam sang thị trường Pháp trong thời gian tới là
rất lớn. Gần đây, lần đầu tiên một đoàn DN thuộc Tổng Liên đoàn Da và Da sống của
Pháp đã đến TP Hồ Chí Minh tìm hiểu thị trường, cơ hội hợp tác với các DN ngành da
giày Việt Nam. Các DN da của Pháp cho rằng, với 80% nguyên phụ liệu phải nhập
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 20 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
khẩu, Việt Nam đã và đang là một thị trường rất tiềm năng đối với ngành da của pháp,
6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đạt hơn
1,1 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu khoảng 635 triệu USD, tăng gần 9% so với
cùng kỳ năm trước.
Theo các số liệu trên ta nhận thấy là sản phẩm da giày Việt Nam ngày càng có
điều kiện xuất khẩu qua các thị trường tiềm năng như Mỹ, Pháp, Đức...tăng giá trị kim
ngạch xuất khẩu cho ngành công nghiệp giáy da, vốn được xem là một trong các sản
phẩm chủ lực về xuất khẩu hàng năng của nước ta.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái, ít nhiều có ảnh hưởng đến các
Các doanh nghiệp trong ngành da giày cũng có sự chuẩn bị tốt cho nền kinh tế trong
thời kỳ suy thoái, bên cạnh đó việc tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã và nâng
cao chất lượng, đồng thời có các chiến lượng tiếp thị sản phẩm mãnh mẽ nên sản phẩm
da giày vẩn có thể khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.
Về việc phát triển thị trường trong nước, nhiều công ty cũng đã chú trọng đến công tác
tiếp thị, hổ trợ khách hàng và tăng các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích việc

mua sắm.
Theo đó các doanh nghiệp hưởng ứng tham gia các hôi chợ thương mại, tung ra
nhiều chương trình vào các sự kiện trong năm để tăng khả năng bán hàng cho doanh
nghiệp.
Như vậy có thể nói ngành công nghiệp da dày có vai trò tương đối quan trọng
trong việc đóng góp vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo được việc
làm ổn định cho nhiều lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước năm sau cao hơn
năm trước.
* Nhận xét:
Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm giày dép trên
cả nước có chiều hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng, điều này xuất phát từ
việc nhu cầu hướng đến các sản phẩm có chất lượng và mẫu mã đa dạng ngày càng
cao, theo đó các sản phẩm tiêu thụ thị trường trong nước cũng tăng mạnh đáng kể,
chiếm tỷ lện khá cao trên tổng doanh thu từ việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hàng
năm.
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 21 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
2.2.2 Môi trường vi mô
• Nghiên cứu mô hình 5 áp lực của Forter
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Có thể nói những năm gần đây thị trường da giày việt nam có những bước đột
phá mới, sản phẩm của chúng ta đã có mặt trên khắp các thị trường trong và ngoài
nước, bên cạnh đó việc gia nhập tổ chức thương mại thế gới WTO cũng đã tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho hàng hoá nước ngoài vào việt nam, làm nên một cuộc sạnh
tranh hàng ngoài và hàng nội không cân sức vốn lâu nay người việt nam ta thường hay
“xín ngoại”, và vì thế công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh được với các
sản phẩm giày da nhập ngoại từ hồng kông, trung quốc và đài loan, đa số các sản phẩm
xuất xứ từ những khu vực này thường nhái nhản mác của các thương hiệu lớn như
D&G, LV (Luisviton), GUCCI, Valentino,...bên cạnh đó hầu hết các sản phẩm này
thường là hàng nhập qua biên giới nên không chịu thuế, nên gián thấp hơn hàng sản

xuất trong nước, lại một lần nữa hàng nội địa lại bị cạnh tranh với “hàng ngoại” về giá,
nếu như nhận thức khách hang chưa cao thì trong một điều kiện nào đó các sản phẩm
của công ty lại gặp rất nhiều khó khăn.
Không chỉ ảnh hưởng bởi các đối thủ cạnh tranh nhập khẩu vào Việt Nam, một
số nhà sản xuất khác có bề dày kinh nghiệm, có thế mạnh về các nguồn lực khác cũng
gây cho công ty nhiều sự cạnh tranh mạnh mẽ, điển hình như Công ty sản xuất hàng
tiêu dùng Bình Tiên với thương hiệu Biti’s, hoặc Công ty hàng tiêu dùng bình tân với
thương hiệu Bita’s, hay là giày Thượng Đình, giày Anh Tuấn đó cũng là một số nhà
sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm giày dép có năng lực và các nguồn lực khác có thể
cạnh tranh với BQ hiện tại.
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 22 Lớp B13QTH
Đối thủ tiềm ẩn
Khách hàng
Đối thủ cạnh
tranh hiện tại
Nhà cung cấp
Sản phẩm thay thế
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
2.2.2.2 Khách hàng
Ngày có nhiều nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên thị trường nên sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt, ngoài các chiến lược quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi thì chiến
lược về giá bán cũng là điều mà các công ty sản xuất nhắm đến, vì vậy khách hàng có
nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm của các nhà cung cấp khách nhau với nhiều ưu đãi.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế bị ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, thu nhập của đông đảo người dân có phẩm giảm sút, vì vậy khách hàng cũng ngày
càng giảm các hình thức mua sắm, và cách chi tiêu cũng dè chừng, khách hàng luôn tỏ
ra phàn nàn về giá quá cao...đó cũng là một áp lực buộc công ty phải cắt giảm lợi
nhuận để hạ giá thành sản phẩm hổ trợ khách hàng.
2.2.2.3 Nhà cung cấp
Ngày càng xuất hiện nhiều nhà sản xuất, kinh doanh, khủng hoảng tài chính

cũng làm cho nguồn ngyên liệu để sản xuất bị tăng giá, chưa kể là các sản phẩm cao
cấp thường phải nhập khẩu nguyên liệu, như vậy trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhà
cung cấp cũng yêu cầu tăng giá nguyên liệu, phí vận chuyển cũng bị tăng lên nhiều so
với những năm trước do giá nhiên liệu tăng cao trong thời gian vừa qua. Vì vậy cùng
với nhiều chi phí phát sinh khác thì chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến
việc đưa ra giá bán và giảm lợi nhuận của công ty.
2.2.2.4 Sản phẩm thay thế
Hiện nay nhu cầu về thời trang có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là trong
giới trẻ, nên một số sản phẩm thời trang mới ra đời, tuy nhiên với các sản phẩm đang
cung cấp và nhắm và các nhóm khách hàng mục tiêu nên nhìn chung nguy cơ sản phẩm
thay thế cạnh tranh thì không nhiều, ngoại trừ một số lớp trẻ thay vì mua giày dép thì
mua bốt, nhưng số này rất ít, nên công ty không gặp khó khăn khi cạnh tranh cho các
sản phẩm mới thay thế.
2.2.2.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ hiện tại, công ty cũng phải tính đến
việc cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh mới trong tương lai, với môi trường thuận
lợi như hịên nay thì việc xuất hiện thêm một vài nhà sản xuất và kinh doanh là điều dể
xảy ra.
• Nhận xét:
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 23 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
Thị trường miền trung vốn lâu nay ít ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp lớn ở 2 miền Nam Bắc, tuy nhiên những năm gần đây vì
khoảng cách về địa lý đã không còn là vấn đề quá lớn đối với các doanh nghiệp, đại lý
và nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị là các nơi bán hàng tốt cho các nhà
sản xuất.
Với thị trường tại Đà Nẵng và trải dài các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên, công
ty giày BQ đã sớm chinh phục các khách hàng tại điạ phương và có mạng lưới kinh
doanh rộng khắc thông qua các đại lý trãi dài từ Quảng Bình và tận Đaklak.
Ngay từ khi thành lập Công ty và cho ra thương hiệu BQ, ban lãnh đạo công ty

đã xác định hướng đi cho doanh nghiệp là xây dựng và phát triển thương hiệu BQ đồng
hành với sự hài lòng tuyệt đối với mọi khách hàng, lợi ích khách hàng luôn được công
ty đánh giá cao và đáp ứng tối đa, hàng năm công ty luôn lập quỹ để khuyến mãi, tiếp
thị và chăm sóc khách hàng, ngoài các dịch vụ hậu mãi như tặng quà, bản hành sản
phẩm sau khi bán, tư vấn cách sử dụng...công ty còn đưa ra các chương trình chăm sóc
khách hàng chu đáo bằng cách tặng quà vào các ngày lể, sinh nhật, và tặng quà cho
thành viên của công ty, khách hàng thân thiết.
Sớm nhận thực được tầm quan trọng của thương hiệu nên ngay từ khi mới tung
ra các sản phẩm đầu tiên đến nay công ty có hệ thống bán hàng khắp cả nước thì mọi
khách hàng nghỉ đến các sản phẩm cùa BQ là nghỉ đến sự hài lòng tuyệt đối “quý
khách hài lòng xin nói với mọi người, chưa hài lòng xon nói với chúng tôi” đây là
phương châm phục vụ của BQ dành cho khách hàng của mình.
Sự nổ lực của ban lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên đã có sự
đền đáp xứng đáng, ngoài việc nhận được sự đón nhận của khách hàng gần xa, công ty
cũng nhận được các giải thưởng đáng khích lệ như cúp vàng hội nhập, cúp vàng hàng
việt nam chất lượng cao, cúp vàng chất lượng do người tiêu dùng bình chọn...
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày được mở rộng,
doanh thu không ngừng tăng cao trong những năm gần đây, ước đạt năm sau cao hơn
năm trước trên 20%.
“ Công ty chúng tôi đang nổ lực hết mình vì sự hài lòng của khách hàng, đáp
ứng mọi nhu cầu về sản phẩm da giày có chất lượng và mẫu mã phong phú mà giá cả
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 24 Lớp B13QTH
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Đỗ Văn Tính
phải chăng là mục tiêu BQ đang hướng đến” Ông Phan Hải, giám đốc và là người sáng
lập thương hiệu BQ cho biết.
2.3 Các nguồn lực của công ty
2.3.1 Nguồn nhân lực
Bảng 1. Cơ cấu lao động tại công ty BQ
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Công nhân 40 50 50 50 60 50
Nhân viên bán hàng 26 32,5 34 34 40 33,34
Nhân viên văn phòng 10 12,5 10 10 12 10
Quản lý 4 5 6 6 8 6,67
∑ Số lao động 80 100 100 100 120 100
Theo trình độ
Đại học 6 7,5 7 7 8 6,67
Cao đẳng 8 10 9 9 12 10
THCN 26 32,5 34 34 40 33,34
THPT 40 50 50 50 60 50
Theo giới tính
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(người)

Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Nam 10 8 20 20 30 25
Nữ 70 92 80 80 90 75
Tổng 80 100 100 100 120 100
( Nguồn : Số liệu phòng Nhân sự )
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng nhân sự công ty ngày càng tăng lên từ 80
người năm 2006 đến 120 người năm 2008, trình độ nhân sự cũng được tăng lên đáng
kể, nhìn chung nhân sự của công ty phẩn bổ đều nhau qua các năm, tập trung nhiều
nhất là công nhân sản xuất và nhân viên bán hàng.
Phân bổ theo giới tính nguồn nhân lực cũng rõ rệt, đa số tập trung vào nữ.
Xác định nhân lực là một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp, nên ngay từ khi
mới thành lập ban lãnh đạo công ty đã thống nhất phương án lập kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng cho công ty.
Thông qua các trường đại học ở miền trung, các trung tâm đào tạo có chất lượng
kết hợp với kế hoạch đào tạo ngắn hạn của công ty, vì vậy toàn bộ nhân sự của công ty
hơn 120 người đều được đào tạo nghiệp vụ và kỷ năng chuyên nghiệp, qua đó nhân
SVTH: Nguyễn Thanh Hải Trang 25 Lớp B13QTH

×