KỸ THUẬT NUÔI CÁ
RÔ ĐỒNG
SVTH: Trần Thanh Sang
1
Giới Thiệu Chung:
• Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong
môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy
vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan,
Campuchia, Lào và Việt Nam (Khoa và Hương, 1993; Rainboth,
1996; Long và ctv, 1998; Khánh, 1999). Khả năng thích nghi với môi
trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá có thể hô hấp bằng
khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong
điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Khoa và Hương, 1993).
Cá rô đồng dể nuôi, có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương
dăm và có giá trị thương phẩm cao. Hiện nay cá rô đồng là một trong
những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở
các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, gần đây đang phát triển
nhiều ở vùng Miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, do nguồn cá giống
ngoài tự nhiên không đủ cung cấp cho các hệ thống nuôi, vì vậy, việc
duy trì và phát triển nghề nuôi cá rô đồng thông qua hoạt động sinh
sản nhân tạo, chủ động tạo nguồn cá giống, góp phần cải thiện thu
nhập cho người nông dân ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và các
vùng lân cận là điều thật cần thiết. Tuy nhiên, liên hệ đến hoạt động
nghiên cứu cá rô đồng, hiện chỉ có một số công trình nghiên cứu về
đặc điểm sinh thái, sinh học và phân tích hiệu quả kinh tế của đối
tượng này được thu thập tại Đồng Bằng Sông Cửu Long bởi các tác
giả như Khoa, Hương, 1993 và Trung, 1998, Khánh, 1999; Triều,
2002 và gần đây là Tính, 2003. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu
đồng thời so sánh hiệu quả của việc sử dụng những loại kích dục tố
khác nhau trong hoạt động kích thích cá sinh sản và sự tăng trưởng
của cá trong hệ thống nuôi làm cơ sở hoàn thiện quy trình kỹ thuật
sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá rô đồng, làm tư liệu phổ biến cho
người dân trong vùng là hoạt động thật sự cấp thiết hiện nay.
Cá Rô đồng (Anabas testudineus)
a) Đặc điểm hình thái
• Cơ thể cá Rô đồng
có hình oval rất
cân đối, toàn thân
phủ vây lược, mép
ngoài của vẩy có
chấm sắc tố đen,
xám tro hoặc xám
nhạt. Mắt lớn và ở
phía trước hai bên
đầu. Vây chẳn và
SVTH: Trần Thanh Sang
2
vây lẻ đếu có gai cứng, xương nấp mang có răng cưa, vây đuôi tròn không
chia thùy.
b) Phân bố
• Cá Rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá sống trong môi trường nước
ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy,
mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam.
• Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá Rô đồng rất tốt, đặc
biệt cá có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, cá có thể tồn tại
và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên. Cá Rô
đồng thường thích sống ở những nơi có mực nước tương đối nông (0,5 –
1,5 m) và tĩnh, nhiều cây cỏ thủy sinh và giàu chất đáy giàu mùn bã hữu cơ.
c) Đặc điểm dinh dưỡng
• Cá rô đồng là loài ăn tạp thiên về động vật đáy cỡ nhỏ. Lúc còn nhỏ
cá thích ăn những loài động vật phù du cỡ nhỏ như: bọn giáp xác, ấu
trùng tôm cá Khi trưởng thành cá có thể ăn nhiều loại thức ăn
nhưng ưa thức ăn ưa thích là động vật đáy như: giun ít tơ, ấu trùng
côn trùng. Ngoài ra cá có thể ăn mầm non thủy thực vật, thức ăn chế
biến, phụ phẩm nông nghiệp.
d) Đặc điểm sinh trưởng
• Cá Rô đồng có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá
trị thương phẩm cao, cá dể nuôi, có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm
( khối lượng cá lớn nhất bắt gặp ở U Minh Thượng là 0,432kg ). Trong các
ao nuôi đầy đủ thức ăn, sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lượng từ 60 – 80
g/con. (Theo Nguyễn Văn Kiểm, 2005)
e) Đặc điểm sinh sản
• Cá Rô đồng là một trong những loài cá có tuổi thành thục lần đầu khá sớm.
Khối lượng cá thành thục nhỏ nhất đã bắt gặp ngoài tự nhiên là 25g/con.
• Cá sinh sản tự nhiên vào đầu mùa mưa, tập trung từ tháng 6 – 7. Cá di
chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa
lớn đầu mùa như ruộng, ao, đìa, nơi có chiều cao cột nước 30 - 40cm để
sinh sản. Dòng nước là yếu tố kích thích cá đẻ. Cá không có tập tính giữ
con. Sức sinh sản của cá Rô đồng dao động từ 300.000 – 700.000 trứng/kg
cá cái. Trứng cá thuộc loại trứng nổi, trứng cá Rô thành thục thường có
màu trắng ngà hoặc hơi vàng và đường kính trứng sau khi trương nước từ
1,2 – 1,3mm ( Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
SVTH: Trần Thanh Sang
3
II. Nội Dung
1) Nuôi vỗ cá bố mẹ
o Ao nuôi vỗ
• Có diện tích từ vài chục đến 300 m
2
; có thể nuôi vỗ trong bể xi măng,
nhưng ở diện tích quá nhỏ số lượng cá nuôi không nhiều, hiệu quả kinh tế
không cao, ao quá lớn khi đ á nh bắt cá cho đẻ thu không hết cá thành thục
gây lãng phí.
• Ao nuôi vỗ phải chủ động cấp thoát nước vì môi trường nuôi vỗ dễ bị ô
nhiễm do cung cấp thức ăn.
• Quanh bờ ao có lưới chắn cao cách mặt đất 0,2 - 0,3m giữ không cho cá ra
ngoài.
• Trước khi nuôi vỗ, ao phải được cải tạo bằng các biện pháp như: bơm cạn
nước, bắt hết cá tạp, lấp hang mọi, nạo vét bùn đáy ao nhưng còn chừa lại
lớp bùn dày 15 – 20 cm, vệ sinh sạch cây cỏ quanh bờ ao, bón vôi 7 – 10
kg/100 m
2
.
• Sau khi phơi ao từ 3 – 5 ngày tiến hành lấy nước vào, nước phải lọc qua lớp
lưới nhằm ngăn không cho cá tạp theo nước vào ao, 3 ngày sau có thể tiến
hành thả cá nuôi vỗ.
• Cá bố mẹ: Cá mập, khỏe, không dị hình, có trọng lượng từ 50 – 100 g/con.
• Tỷ lệ cá đực/cái: Cá thả nuôi theo tỷ lệ 1 cá đực: 1 cá cái. Cá đực, cái nuôi
chung.
• Mật độ: Cá được nuôi với mật độ 1 kg/m
2
.
2) Thức ăn
• Thành phần: cám 50% + bột cá 50%, có thể thay bột cá bằng cá tươi xay
nhuyễn hay cá phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản.
• Khẩu phần: 5 – 7% so với trọng lượng đàn cá/ ngày.
• Cách cho ăn: thức ăn được kết dính bằng bột gòn theo tỷ lệ 10 kg thức ăn
trộn với 50 g bột gòn, cho nước vào và vò thành viên đặt trong sàn ăn. Sàn
ăn được đặt cố định quanh bờ ao, khoảng cách giữa hai sàn ăn là 7 – 10 m.
3) Thay nước
Thức ăn có nguồn gốc động vật chiếm tỷ lệ cao nên môi trường
ao nuôi dễ bị nhiễm bẩn, do đ ó ao nuôi tốt nhất thay nước theo
thủy triều hàng ngày, những ao xa khó lấy nước, định kỳ 7 - 10
ngày thay 1/2 lượng nước.
Sau 3 tháng nuôi vỗ, có thể tiến hành cho cá sinh sản được.
SVTH: Trần Thanh Sang
4
Mỗi ngày cho ăn 2 lần, sáng sớm và chiều mát.
4) Chọn cá bố mẹ
Cần chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật dị hình
Cá cái: Cá phải có bụng to và mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục hơi
lồi và có màu hồng.
Cá đực: Cá đực thon dài, lỗ sinh dục hơi khuyết, khi vuốt nhẹ gần lỗ
sinh dục thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.
Sau khi chọn cá bố mẹ xong ta tiến hành cân cá cái và cá đực
5) Kích thích sinh sản
Chuẩn bị cho cá sinh sản
Bể cá đẻ có thể là bể xi măng, bể composite, hoặc thau nhựa Rửa sạch
dụng cụ cho đẻ, lấy nước sạch với chiều sâu 20 - 40cm.
Cho cá sinh sản
Các loại hormon dùng để kích thích cá rô đồng sinh sản như: HCG, LH-
RHa, và não thùy thể cá chép với các mức liều lượng khác nhau qua các
nghiệm thức sau
Nghiệm thức
Bể Composite
1 2 3 4 5
HCG (UI/kg)
LH-RH (μg/kg)
Não thùy (mg/kg)
1500
40
8
2000
50
9
2500
60
10
3000
70
11
3500
80
12
Bảng 1: Kích thích cá rô đồng sinh sản bằng các loại hormone với liều lượng
khác nhau
o Bằng phương pháp tiêm một liều quyết định duy nhất để kích thích
cá cái sinh sản, riêng cá đực liều sử dụng chỉ bằng 1/3 đến 1/2 liều
sử dụng cho cá cái. Tỷ lệ cá đực và cái sinh sản là 1:1.
Phương tiện cho cá đẻ
Có thể cho cá đẻ trên bể xi măng có diện tích vài m
2
, chiều sâu mức nước
0,2 – 0,5m, hoặc cho đẻ trong thau có thể tích 20 lít.
Bể hoặc thau bố trí cho cá đẻ phải đặt nơi yên tĩnh, thoáng mát và có mái
che nếu cho cá đẻ vào ban ngày.
Bố trí cho cá đẻ: Sau khi tiêm kích dục tố xong thả cá vào bể hoặc thau đã
vệ sinh và cho nước sạch vào, có thể bố trí cho đẻ với nhiều cặp cá bố mẹ
trên cùng một bể xi măng hoặc bố trí riêng từng cặp trong thau.
SVTH: Trần Thanh Sang
5
Tỷ lệ đực/cái: Bố trí 1 cá đực cho 1 cá cái, trường hợp cá đực nhiều có thể
bố trí 3 cá đực cho 2 cá cái, cá đực nhiều rất tốt cho sự thụ tinh.
Mật độ: Có thể thả chung 3 – 4 kg/m
3
nước hoặc cho 1 - 2 cặp cá vào trong
một thau.
Các dấu hiệu nhận biết cá sinh sản hay không: Khi thả cá vào bể đẻ nếu
sau 2 – 3 giờ cá rượt đuổi nhau, mặt nước gợn sóng là dấu hiệu cá sẽ đẻ, lúc
này cần theo dõi cá nhảy ra ngoài do những con chưa sẵn sàng tham gia
sinh sản phải bắt thả trở lại; ngược lại cá không rượt đuổi nằm im một chỗ,
đây là dấu hiệu cá sẽ không đẻ.
Thời gian hiệu ứng
Trong điều kiện nhiệt độ 26 – 28
0
C cá sẽ đẻ sau khi tiêm kích dục tố 8 – 10
giờ.
Dấu hiệu cá đẻ xong: khi thấy cá không còn rượt đuổi bắt cặp, cá nằm im
hoặc bơi phân tán, lúc này tiến hành thu trứng chuyển đi ấp.
6) Ấp trứng
Bể ấp
- Có thể dùng bể xi măng hoặc thau cho cá đẻ để ấp trứng.
Dụng cụ ấp trứng phải vệ sinh sạch, đặt nơi thoáng mát để
dễ chăm sóc và quản lý. Cá sinh sản xong, tiến hành dùng
vợt bằng lưới mùng vớt trứng chuyển qua thau hoặc bể khác
có nước sạch để ấp.
- Nếu dùng bể, thau vừa cho cá sinh sản xong để ấp, phải
chuyển trứng và cá bố mẹ sang nơi khác, vệ sinh sạch cho
nước mới vào và cho trứng vào ấp. Trường hợp không có
phương tiện dự phòng để chuyển trứng đi, sau khi chuyển
cá bố mẹ về ao nuôi vỗ, có thể thay 2/3 thể tích nước cũ và
tiến hành ấp trứng. Hình thức này trứng bị hao hụt do việc
di chuyển cá bố mẹ đi sẽ làm bể trứng và điều kiện vệ sinh
môi trường không đảm bảo.
Nước sử dụng: Sử dụng nước sông hoặc nước máy đều phải để lắng
sau 24 giờ vì nếu sử dụng trực tiếp nước sông phù sa sẽ ảnh hưởng
đến hô hấp của phôi, nước máy có chất sát trùng làm chết phôi.
Mật độ ấp
- 3.000 trứng/lít nước trong điều kiện nước tĩnh.
- 6.000 trứng/ lít nước có sục khí.
Chăm sóc trứng: Trong suốt quá trình ấp trứng không thay nước.
Nếu trường hợp ấp không có sục khí mà tỷ lệ trứng không thụ tinh
(trứng có màu trắng đục) cao có thể làm nhiễm bẩn môi trường do
trứng ung, trường hợp này xảy ra thay ½ lượng nước, ngược lại nếu
có sục khí không cần thay nước.
Thời gian nở: Ấp trứng trong điều kiện nhiệt độ 26,5 – 28
0
C sau 17
giờ 30 cá sẽ nở, 3 ngày sau khi cá nở chuyển đi ương.
SVTH: Trần Thanh Sang
6
Kỹ thuật nuôi các rô đồng từ bột thành giống
a. Điều kiện bể ương
Ao đất
Diện tích: Cá rô có thể sống và phát triển tốt trong điều kiện
diện tích lớn hay nhỏ. Nếu sử dụng ao có diện tích quá nhỏ
hiệu quả kinh tế kém và khó tạo ổn định môi trường, nhưng
ao quá lớn chăm sóc quản lý phức tạp, do đó nên chọn ao
ương có diện tích từ 300 – 1.000 m
2
.
Điều kiện ao ương: Ao phải có cống chủ động cấp thoát nước
khi cần, chiều sâu mức nước trong ao từ 1,2 - 1,5 m; mặt ao
thoáng để không ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu vào nước
tạo điều kiện cho phiêu sinh vật phát triển, đây là loại thức ăn
tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của cá con. Trên bờ ao không
có bụi rậm để các loài địch hại như rắn, ếch… không nơi ẩn
nấp hạn chế việc sát hại cá ương nuôi.
Trước khi thả cá ương nuôi tiến hành cải tạo ao bằng các biện
pháp giống như ao nuôi vỗ cá bố mẹ, nhưng sau khi lấy nước
vào 1/3 ao phải tiến hành bón phân tạo màu nước bằng 3 loại
phân:
Phân vô cơ: Sau khi lấy nước vào ao đủ yêu cầu tiến hành
bón phân đạm urê và super phosphate:
+ Tỷ lệ N/P=2/1
+ Liều lượng 200 g/100 m
3
nước.
+ Cách bón: hòa tan phân trong nước và rải đều khắp mặt ao.
Phân xanh: Gồm những loại lá cây họ đậu hoặc lá so đũa.
+ Liều lượng: 10 – 15 kg/100 m
2
ao.
+ Cách bón: sau khi cho nước vào ao đủ yêu cầu, bón phân
xanh làm nhiều bó và dùng cây dìm xuống đáy ao không cho
nổi lên mặt nước.
Bón phân chuồng: Ủ cho hoai mục
+ Liều lượng 25 – 30 kg/100 m
2
ao.
+ Cách bón: rải đều ở mặt đáy ao trong lúc phơi ao. Bón xong
phân chuồng mới lấy nước vào. Sau khi bón phân 3 - 5 ngày
nước ao có màu xanh đọt chuối non, tiến hành thả cá ương
nuôi và nâng mực nước lên từ từ, sau 5 - 7 ngày mực nước
cao đạt yêu cầu.
Bể xi măng
Có thể dùng bể xi măng hoặc đào hố trên mặt đất có lót nilon
để ương cá, diện tích khoảng vài chục mét vuông, phải giữ
được nước, không rò rỉ; chiều sâu mức nước 0,5 - 0,7 m.
Vị trí bể ương : không có mái che, đặt ở nơi cao ráo tiện việc
thoát nước.
SVTH: Trần Thanh Sang
7
Chuẩn bị bể ương : trước khi ương, bể phải được chùi rửa
sạch phơi nắng 1 ngày sau đó cho nước sạch vào bể, ngày
hôm sau có thể tiến hành cho cá vào ương. Bể ương không
cần bón phân do diện tích nhỏ khi cho ăn thức ăn chế biến
trong những ngày đầu cá dễ bắt gặp thức ăn nên không bị đói,
sau 3 ngày màu nước xanh do thức ăn dư thừa tạo điều kiện
cho tảo phát triển.
Mật độ, cách thả cá bột và thức ăn
Mật độ: Thả ương với mật độ 1.500 – 2.000 con/m
2
.
Cách thả cá bột xuống ao: Thả bao nilon có chứa cá xuống
ao 15 - 20 phút cho nhiệt độ bên trong bao chứa cá và bên
ngoài ao cân bằng, tiến hành mở miệng bao, người thả cá đi
lùi về phía sau cho cá ra từ từ đến khi hết cá trong bao.
Thức ăn
- Thức ăn chế biến :
+ Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 : cho cá bột ăn lòng đỏ trứng
vịt (gà) và sữa bột đậu nành.
Khẩu phần : 3 lòng đỏ trứng + 100 g sữa bột đậu nành cho
10.000 con cá bột / ngày.
Cách cho ăn: lòng đỏ luộc chín nghiền ra thành bột hòa tan
trong nước, đậu nành ngâm trong nước 24 giờ xay nhuyễn
thành bột. Khi cho ăn hòa tan thức ăn trong nước và rải đều
lên mặt ao. Mỗi ngày cho ăn 3 lần, 7 giờ sáng, 11 giờ trưa và
17 giờ chiều.
+ Ngày thứ 8 đến ngày thứ 30: cho ăn cám, tấm + bột cá
(hoặc cá tươi).
Tỷ lệ 30% cám + 70% bột cá.
Khẩu phần: 300 - 500 g/10.000 cá/ngày.
Cách cho ăn : thức ăn nấu chín, vò viên và đặt trong sàn ăn.
Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng sớm và chiều mát, mỗi lần 1/2
khối lượng.
+ Ngày thứ 30 đến ngày thứ 60: cho cá ăn cám + bột cá (hoặc
phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản).
Tỷ lệ 40% cám + 60% bột cá.
Khẩu phần: 3 - 5% so với trọng lượng đàn/ngày.
Cách cho ăn giống như giai đoạn ngày thứ 8 đến 30.
- Thức ăn tự nhiên: gồm phiêu sinh động - thực vật phát triển
trong ao do dinh dưỡng của phân bón và thức ăn chế biến bị
thất thoát trong quá trình cho ăn. Phiêu sinh vật phù du là
SVTH: Trần Thanh Sang
8
nguồn thức ăn tươi sống rất tốt cho sự phát triển của cá do
đó trong ao ương luôn duy trì màu nước xanh.
Chăm sóc và quản lý
• Đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu của cá, nếu
thiếu thức ăn cá sẽ phát triển không đồng đều và cá lớn sẽ ăn cá nhỏ làm
giảm tỷ lệ sống.
• Trong quá trình ương hạn chế thay nước nếu môi trường không bị ô nhiễm,
hoặc lượng nước bị thất thoát do bốc hơi hay rò rỉ. Tuy nhiên để kích thích
sự hoạt động bắt mồi của cá cũng như thay đổi điều kiện sinh thái của môi
trường nên định kỳ 10 - 15 ngày thay 1/3 lượng nước trong ao.
• Trên mặt ao, bể thả rau muống 1/10 diện tích nhằm hấp thu một phần chất
dinh dưỡng tránh ô nhiễm môi trường và hạn chế sự phát triển quá mức của
tảo.
• Hàng ngày trước khi cho cá ăn, phải vệ sinh sàn ăn và kiểm tra nếu cá ăn
hết thức ăn thì hôm sau tăng lượng thức ăn, nếu cá ăn thừa thì giảm lượng
thức ăn. Đây cũng là biện pháp tránh gây ô nhiễm cho môi trường do thức
ăn thừa tạo nên và tiết kiệm thức ăn.
• Thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của cá để có biện pháp phòng
ngừa dịch bệnh và địch hại sát hại cá ương.
• Thường xuyên dọn sạch cây cỏ trên bờ ao, kiểm tra cống để sửa chữa kịp
thời tránh cá cũng như nước thất thoát do cống hư.
Tốc độ tăng trưởng: Sau 60 ngày tuổi cá đạt chiều dài 3 - 5 cm và có trọng lượng
1 - 2 g/con.
Tỷ lệ sống: Với các biện pháp kỹ thuật ương nuôi như trên tỷ lệ sống đạt 15 -
30%.
Kỹ thuật nuôi cá thịt
Điều kiện ao nuôi
Diện tích : 500 – 1.000 m
2
, có thể nuôi ở diện tích lớn hơn.
Sâu 1,2 - 1,5 m.
Do thức ăn động vật chiếm tỷ lệ cao nên môi trường dễ bị nhiễm bẩn, do đó
ao nuôi phải gần nguồn nước và có cống để chủ động cấp thoát nước.
Mặt ao phải thoáng, không có bóng cây che, bờ ao không bụi rậm.
Bờ ao cao hơn mực nước cao nhất trong năm là 0,5 m nên có lưới bao
quanh có chiều cao 0,2 - 0,4 m phòng ngừa cá ra ngoài, đặc biệt cần lưu ý
trong giai đoạn cá chuẩn bị sinh sản.
Trước khi thả cá, ao phải được cải tạo bằng các biện pháp kỹ thuật như ao
ương cá giống nhưng không cần phải bón phân.
SVTH: Trần Thanh Sang
9
Sau khi cải tạo 3 - 5 ngày tiến hành thả cá nuôi.
Cá giống
Kích cỡ: Cá giống nuôi thành cá thịt có kích thước 3 - 5 cm, có trọng lượng
trung bình 300 - 500 con/kg.
Tiêu chuẩn: Cá mập, khoẻ, không xây xát, không dị hình, không bệnh tật,
tương đối đồng cỡ.
Mật độ nuôi: Đây là loài cá có cơ quan thở khí trời nên có thể sống trong
điều kiện môi trường chật hẹp; nhưng khi nuôi ở mật độ cao để cá phát
triển tốt ao phải chủ động cấp thoát nước. Ao có thể thả nuôi mật độ 30 - 40
con/m
2
.
Thả cá nuôi: Thời điểm thả cá nuôi trong năm : trong điều kiện sản xuất
giống nhân tạo, cá rô có thể thả nuôi quanh năm nếu chủ động được nước
và con giống, trong một ao có thể nuôi 2 vòng trong năm.
Cách thả cá nuôi
Thả cá vào ao nuôi lúc sáng sớm hay chiều mát nhằm tránh nhiệt độ cao
của môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến cá do cá bị mệt trong quá trình vận
chuyển.
Thả cá :
+ Nếu vận chuyển bằng bao nilon có bơm oxy, trước khi thả cá ra, thả bao
nilon trên mặt nước 10 - 15 phút tạo cân bằng nhiệt độ nước bên trong bao
và ngoài ao nuôi tránh cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ. Khi thả, mở miệng
bao cho cá ra từ từ.
+ Nếu vận chuyển bằng phương tiện hở như thau, xô… Trước khi thả cho
nước vào từ từ đến khi nước ngập đầy dụng cụ chứa, cho cá tự bơi ra đến
hết.
+ Không được đứng trên bờ ao đổ cá xuống làm cá bơi hỗn loạn, do sự biến
đổi đột ngột môi trường những cá yếu không thích nghi kịp có thể chết
hoặc ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng khi nuôi.
Thức ăn
Cho cá rô ăn gồm: cám, tấm + bột cá (cá tươi hoặc các phế phẩm của nhà
máy chế biến thủy sản) xay nhỏ, cách cho ăn như sau :
Thành phần: 60% cám + 40% bột cá hay cá tươi xay …
Khẩu phần: 5 - 7% trọng lượng đàn cá/ngày.
Cách cho ăn: thức ăn được kết dính bằng bột gòn hay nấu chín, vò viên và
đặt trong sàn ăn. Sàn ăn được đặt cố định trong ao, nên đặt nhiều sàn ăn
tránh sự cạnh tranh làm thức ăn rơi rớt do lượng cá tập trung nhiều vào một
chỗ, khoảng cách giữa hai sàn ăn 5 - 7 m. Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng sớm
và chiều mát, mỗi lần 1/2 khẩu phần ngày.
Chăm sóc và quản lý
Thường xuyên kiểm tra cống, lưới bao quanh bờ ao nếu có hư rách phải sửa
vá ngay, đặc biệt chú ý vào giai đoạn mang trứng cá có thể dùng nắp mang
leo lên bờ thoát ra ngoài.
SVTH: Trần Thanh Sang
10
Trên mặt nước ao thả 1/10 diện tích rau muống hay bèo lục bình để hấp thu
dinh dưỡng dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong ao.
Thường xuyên kiểm tra tình hình ăn thức ăn của cá để điều chỉnh cho hợp
lý, biện pháp này áp dụng như kỹ thuật ương cá giống.
Nước trong ao rất dễ bị nhiễm bẩn do thức ăn tạo nên, do đó tốt nhất nên
thay nước hàng ngày theo thủy triều, nếu ao xa nguồn nước định kỳ 10 - 15
ngày thay 1/2 lượng nước trong ao.
Hàng ngày kiểm tra tình hình hoạt động của cá để phát hiện sớm nếu có
dịch bệnh xảy ra.
Thu hoạch
Sau 4 - 5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 50 - 100 g/con, tiến hành thu hoạch
bằng hai cách :
Thu hết một lần : tát cạn ao, bắt hết cá. Ao được cải tạo lại chuẩn bị cho
việc nuôi đợt tiếp.
Thu tỉa : có thể dùng lưới kéo hay tát cạn bắt những con cá lớn có giá trị
thương phẩm cao để bán, những con cá còn nhỏ để lại nuôi tiếp. Hình thức
này hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn do con giống lớn, thời gian nuôi lần
sau ngắn, nhưng do lượng cá còn lại ít nên chuyển sang nuôi ở một ao khác
có diện tích nhỏ hơn để tận dụng ao cũ thả nuôi giống mới với số lượng
lớn.
Năng suất : cá nuôi trong ao năng suất có thể đạt 2,5 đến trên 10
tấn/ha/năm.
Một số lưu ý trong phòng bệnh cho cá nuôi
Nguyên nhân cá bị bệnh: Cá mắc bệnh là kết quả tương tác giữa ba nhân tố:
Môi trường - Tác nhân gây bệnh - Ký chủ (bản thân cá).
Yếu tố môi trường: sự biến động lớn về nhiệt độ, pH, và hàm lượng oxy
thấp sẽ gây sốc hoặc làm cho cá suy yếu.
Tác nhân gây bệnh: bao gồm bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn, nấm),
bệnh ký sinh trùng (nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác, ), và các
sinh vật gây nguy hiểm cho cá (côn trùng nước, cá dữ, rắn, ếch, chim, )
làm tổn thương đến cá tạo điều kiện cho bệnh ký sinh hay bệnh truyền
nhiễm phát triển.
Yếu tố ký chủ: sức đề kháng của cá đối với bệnh.
Yếu tố con người - kỹ thuật nuôi: Vận chuyển, đánh bắt làm tổn thương cá -
Quản lý chăm sóc không tốt, mật độ thả nuôi quá cao.
Để hạn chế dịch bệnh xảy ra cho cá cần làm tốt các khâu
Cải tạo ao nuôi: nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển và tạo môi trường
thuận lợi cho cá phát triển.
SVTH: Trần Thanh Sang
11
Chọn giống tốt và xử lý cá: không nên thả cá mật độ quá dầy, tốt nhất thả 1
- 2 con/m
2
. Cỡ cá thả từ 250 - 300 con/kg; cá khoẻ, không dị hình, không bị
xây sát. Cá khi mới mang về tắm trong nước muối, pha 15 g muối trong 1
lít nước, ngâm cá trong 15 phút (lưu ý không được để cá thiếu oxy trong
khi đang ngâm cá).
Chuẩn bị tốt vào thời điểm giao mùa hay mùa mưa bão: vào thời điểm giao
mùa khả năng chống bệnh của cá yếu, các mầm bệnh dễ phát triển, cá dễ bị
nhiễm bệnh. Bón vôi quanh bờ vào đầu mùa mưa, dọn cỏ quanh bờ.
Thay nước: khi thay nước cần lưu ý phải đảm bảo nguồn nước tốt, chỉ thay
nước khi cần thiết để tránh làm sốc cá; mỗi lần thay chỉ nên thay khoảng 20
– 30 % tổng lượng nước trong ao nuôi.
Chăm sóc cá tốt để tăng sức đề kháng bệnh, cho cá ăn đầy đủ về số lượng
thức ăn cũng như thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo. Vào những ngày
thời tiết xấu nên giảm lượng cho ăn và tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng.
Một số bệnh thường gặp và cách khắc phục
Bệnh trắng đuôi, thối đuôi (20 – 30 ngày tuổi): trộn ampi và cotin vào mỡ,
tạt khắp ao.
Bệnh do nấm thủy mi (nấm nước ở cá)
Bệnh nấm thủy mi gây tác hại lớn đối với nhiều loài cá nuôi ở giai đoạn cá
con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh
khi nhiệt độ xuống thấp (18 - 200C), đặc biệt khi cá bị xây xát (do đánh bắt
hoặc vận chuyển) hoặc do viêm nhiễm ngoài da (do bệnh ghẻ lở hoặc do ký
sinh trùng ký sinh).
Dấu hiệu bệnh lý : khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da cá xuất hiện vùng
trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như
bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để cá bệnh trong nước dễ quan sát
hơn).
Cách phòng trị : dùng xanh Malachite liều lượng 1 - 2 g/m3 nước tắm cho
cá trong thời gian 30 phút hoặc liều lượng 0,1 - 0,2 g/m3 nước tắm cho cá
trong 24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục trong 3 - 5 ngày hoặc dùng muối
ăn liều lượng 2 - 3 kg/m3 nước tắm cá trong 24 giờ, tắm cá liên tục trong 3
- 5 ngày.
Để phòng bệnh nấm thủy mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi
vụ nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi.
Bệnh lở loét
Bệnh xuất hiện ở các loài cá lóc, rô đồng, cá trê, lươn, …
Dấu hiệu bệnh lý: những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động
lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc
các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần
lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những
SVTH: Trần Thanh Sang
12
con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẩu các cơ quan nội
tạng hầu như không biến đổi.
Cách phòng trị :
+ Dùng vôi tạt xuống ao với liều lượng 2 kg/100 m 3 , 2 tuần 1 lần.
+ Hoặc dùng muối ăn với liều lượng 2 - 3% tắm cho cá 5 - 15 phút.
+ Hoặc dùng thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian
10 - 30 phút.
+ Dùng kháng sinh có chứa Oxytetracyline, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên
tục 5 ngày.
MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG CÓ HIỆU QUẢ KINH TẾ:
Nuôi Ghép Thâm Canh
Chúng ta có thể dựa vào đặc tính sinh học của cá rô đồng để nuôi ghép
thêm một vài đối tượng nuôi khác để tăng thêm thu nhập, tận dụng triệt để
diện tích mặt nước, tận dụng chất thải của đối tượng khác để làm thức ăn
cho cá… Chúng ta có thể áp dụng một số mô hình như: Lúa- Cá, Heo-Cá,
Cá-Vịt, Cá- Cá.
Một mô hình nuôi ghép thâm canh với mục tiêu mang lại lợi nhuận cao,
giảm thiểu dịch bệnh và thân thiện với môi trường hiện đang được áp dụng
phổ biến ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, đó chính là
mô hình nuôi Ếch - Cá.
Kỹ thuật nuôi ghép thâm canh Ếch – Cá
A/ Thiết bị nuôi gồm:
Ao đất: khoảng 500 – 1000 m
2
.
Lưới rào xung quanh ngăn địch hại và cá thất thoát ra ngoài.
Giai lưới loại ( 2x3 m hay 3x4 m ): 4 mặt lưới xung quanh giai loại lưới
mịn, 1 mặt lưới đáy giai loại lưới có lỗ lớn sao cho phân Ếch lọt được ra
ngoài.
Cây cắm giai
Cầu cho ếch ăn.
Lưới che mát Ếch.
B/ Bố trí nuôi:
SVTH: Trần Thanh Sang
13
Với diện tích ao nuôi 1000 m
2
, người nuôi chỉ bố trí khu vực nuôi Ếch
chiếm khoảng 2/3 diện tích ao nuôi ( 700 m
2
). Ngoài ra người nuôi cần bố
trí phân luồn các giai nuôi Ếch hợp lý để thuận tiện khi thu hoạch.
C/ Phương pháp nuôi:
Đối với nuôi ếch, tỷ lệ đồng đều quyết định tỷ lệ sống cao và lợi nhuận cao.
Vì vậy, tôi chia ra làm 2 giai đoạn nuôi:
Giai đoạn 1: Nuôi trên bể.
Ếch giống 30 ngày tuổi được nuôi trên bể và chăm sóc cẩn thận sau 2 tuần
mới đưa xuống ao nuôi. Giai đoạn ếch còn nhỏ đòi hỏi chăm sóc kỹ và theo
dõi và lựa khi ếch phân đàn nhiều. Do đó nuôi trên bể dễ dàng chăm sóc
hơn.
Giai đoạn 2: sau khi nuôi trên bể ếch được 2 tuần ( cỡ ngón chân cái ) rồi
bố trí đưa xuống ao. Lưu ý: ếch đưa xuống ao phải đồng cỡ hoặc lệch nhau
một tí.
D/ Xác định đối tượng nuôi ghép thâm canh:
Việc xác định đối tượng cá nào để nuôi ghép vừa có hiệu quả kinh tế mà
vừa cải thiện môi trường nuôi tốt là điều rất quan trọng.
Xét về cá có giá trị kinh tế cao gồm có: cá Lăng, Bống Tượng, Thác Lác, cá
Lóc, cá Rô Đồng, cá Sặc Rằn,… Nhưng trong đó cá Rô Đồng là loại cá có
sức chịu đựng môi trường và mật độ nuôi cao ( 20 – 100 con/m
2
), thời gian
nuôi ( 4 – 6 ) tháng đạt ( 10 – 12 con/kg ), giá cá thị trường giao động
( 25.000 đ/kg – 40.000 đ/kg ). Mật độ nuôi cá Sặc Rằn ( 9 -10 con/m
2
), giá
thị trường ( 25.000 đ/kg – 40.000 đ/kg ), cở cá thu hoạch ( 9 -10 con/kg ),
thời gian nuôi ( 9 – 12 tháng ).
Ngoài cá ra trong 1 số loại thuỷ sản nước ngọt Ếch cũng là 1 loài có giá trị
kinh tế đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi.
SVTH: Trần Thanh Sang
14
Ếch thương phẩm có thời gian nuôi ngắn: 2,5 – 3 tháng đối với nuôi trên bể
xi măng, 2 – 2,5 tháng đối với nuôi trong giai dưới ao.
Bảng 1: So sánh nuôi Ếch trên bể xi măng và nuôi trong giai dưới ao
Trong giai đoạn
dưới ao
Trên bể xi măng
Mật độ ( min- max) 100 – 180 60 – 90
Thời gian nuôi
( tháng )
2 – 2,5 2,5 – 3
FCR 1,3 – 1,4 1,4 – 1,6
Công chăm ( người ) 2 – 3 1 - 2
Chi phí hoạt động nuôi Ít Nhiều
Lợi nhuận Cao Thấp
Ngoài những loài nuôi ghép có tính thu nhập chính còn có những
loài nuôi ghép có tính thu nhập phụ nhằm hổ trợ làm sạch môi trường nuôi
tốt hơn như: cá Chép, Trắm Cỏ, Mùi, Rô Phi, …. Những loài này sẽ làm
cho môi trường nuôi thêm phần tốt hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải tính toán mật độ thả từng loài cho hợp
lý nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về môi trường ao nuôi.
E/ Mật độ thả nuôi ghép thâm canh:
Bảng 2: Mô hình nuôi ghép Ếch – Cá ( Rô Đồng, Mùi, Rô Phi )
Đối Tượng nuôi
Mật độ nuôi
( Min – Max )
Mục đích lợi nhuận
Thời gian nuôi
( tháng )
SVTH: Trần Thanh Sang
15
Ếch 100 – 180 con/m
2
Thu nhập chính 2 – 2,5
Cá Rô Đồng 20 – 60 con/m
2
Thu nhập chính 4 - 6
Cá Mùi 4 con/m
2
Thu nhập phụ 9 – 12
Rô Phi 2 con/m
2
Thu nhập phụ 7 - 9
Bảng 3: Mô hình nuôi ghép Ếch – Cá ( Sặc Rằn, Mùi, Rô Phi )
Đối Tượng nuôi
Mật độ nuôi
( Min – Max )
Mục đích lợi nhuận
Thời gian nuôi
( tháng )
Ếch 100 – 180 con/m
2
Thu nhập chính 2 – 2,5
Cá Sặc Rằn 10 con/m
2
Thu nhập chính 9 – 12
Cá Mùi 4 con/m
2
Thu nhập phụ 9 – 12
Rô Phi 2 con/m
2
Thu nhập phụ 7 - 9
Xét về 2 mô hình nuôi ở bảng 2 và bảng 3 thì mô hình nuôi bảng 2 có khả
thi hơn. Vì cá Rô Đồng thời gian nuôi ngắn hơn cá Sặc Rằn chỉ cần 2 vụ nuôi Ếch
thì người nuôi có thể tẩy dọn ao rồi bắt đầu đưa vào vụ nuôi kế tiếp, việc tẩy dọn
ao góp phần giảm dịch bệnh cho các đối tượng nuôi trong ao.
Tuy nhiên người nuôi cần phải cân nhắc lượng ếch thả nuôi để điều chỉnh
mật độ cá thả xuống ao nhằm tiêu thụ lượng phân ếch một cách hiệu quả và tối đa.
Hoặc trong quá trình nuôi người nuôi nhận thấy lượng phân ếch không đủ cung
cấp cho cá thì người nuôi phải cung cấp thêm thức ăn vừa đủ nhằm mục đích để cá
ăn hết phân ếch.
Phân tích lợi nhuận
Ao nuôi có diện tích 1000 m
2
Ếch = 2/3 S
Ao
Rô đồng Rô phi Mùi
Diện tích thả nuôi 560m
2
trong
700m
2
1000 m
2
Mật độ ( con/m
2
) 140 70 2 4
Số lượng giống (con) 78.400 70.000 2.000 4.000
SVTH: Trần Thanh Sang
16
Tỷ lệ sống ( % ) 80 80 80 80
Số lượng giống sống
còn lại (con)
62.720 56.000 1600 3200
Sản lượng ( kg ) 10.453 4.666 280 560
Giá tiền trên 1 kg 28000 - 35000 28.000 14.000 14.000
Thành tiền 292.684.000 130.648.000đ 3.920.000đ 7.840.000đ
FCR 1.3
Lượng cám tiêu thụ (
kg)
13589
Tiền cám (đ) 122.301.000
Tiền giống (đ) 62.720.000 14.000.000 500.000 1.000.000
Chi phí hoạt động
nuôi
50.000.000
Tiền thuê nhân công
(đ)
18.000.000
Thời gian nuôi
( tháng )
2 -2,5 4 - 5 6 6
Lợi nhuận (đ) 39.663.000 116.648.000 3.420.000 1.000.000
Tổng lợi nhuận (đ) 160.731.000
III. Kết luận
Nuôi ghép thâm canh là mô hình nuôi góp phần tăng năng xuất nuôi trong
diện tích ao và làm giảm giá thành sản phẩm. ngoài ra còn giảm thiểu dịch bệnh và
cải thiện chất lượng sản phẩm, làm giảm ô nhiễm môi trường xung quanh do hoạt
động nuôi gây nên. Mô hình trên góp phần giảm thiểu được rủi ro do việc nuôi
chuyên canh cá rô đồng với mật độ cao, đem lại lợi nhuận cao và hợp lý cho người
nuôi, tận dụng được triệt để diện tích sản xuất, tận dụng được triệt để nguồn thức
ăn, và chất thải của vật nuôi khác để nuôi cá, từ đó giữ cho môi trường nuôi ít biến
động nên giảm thiểu những bất lợi do sự biến động môi trường gây nên, đồng thời
áp dụng những kỹ thuật nuôi với cường độ cao nhất nên làm tỉ suất giữa lợi nhuận(
profit) / chi phí cao.
SVTH: Trần Thanh Sang
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT( DƯƠNG NHẬT LONG,
2003)
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC( TRƯƠNG QUỐC PHÚ,2006
GIÁO TRÌNH BỆNH HỌC THỦY SẢN( BÙI QUANG TỀ, 2004)
CÁC WEBSITE: WWW.VIETLINH.VN
SVTH: Trần Thanh Sang
18
www.khuyennongtphcm.com
/> /> />SVTH: Trần Thanh Sang
19