Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỀU LUẬN đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác và liên hệ trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.53 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
KHOA QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH
-------------------------

TIỀU LUẬN
HỌC PHẦN 2: CƠNG TÁC QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH

Chủ đề: Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm
của người khác và liên hệ trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay
Họ và tên

:Nguyễn Thị Hoài Oanh

Mã số sinh viên : 2056110037
Lớp

: QHCT- TTQT K40
Hà Nội, tháng 9 năm 2021


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề…………………………………………..1
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát về danh dự nhân phẩm và tội phạm xâm hại danh dự,
nhân phẩm ………………………………………………………….2
1.1.

Các khái niệm cơ bản ……………………………………………2

1.2.



Phân loại các tội phạm xâm hại danh dư, nhân phẩm của người
khác ................................................................................................3

II.

Thực trạng và nguyên nhân tình hình tội phạm xâm hại danh
dự, nhân phẩm của người khác

2.1.

Thực trạng tình hình tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của
người khác ......................................................................................5

2.2.

Nguyên nhân tình hình tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của
người khác ......................................................................................7

II.

Giải pháp giải quyết tình hình tội phạm xâm hại danh dự
nhân phầm người khác và liên hệ trách nhiệm sinh viên

2.1.

Giải pháp giải quyết tình hình tội phạm xâm hại danh dự, nhân
phẩm người khác ...........................................................................9

2.2.


Liên hệ trách nhiệm sinh viên trong giải quyết tình hình tội phạm
xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác.....................................15

C. PHẦN KẾT LUẬN ………..................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………...17


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của vấn đề
“ Danh dự là sự tự trọng mình và tơn trọng sự đẹp đẽ của cuộc đời. Danh dự

là thi vị cuộc sống” . Danh dự và nhân phẩm được ví như sinh mệnh của một con
người, vì nếu như mất đi danh dự và nhân phẩm con người chỉ tồn tại trong nỗi ê
chề và chết dần, chứ khơng có được cuộc sống trọn vẹn. Danh dự, nhân phẩm của
một con người không cùng lúc xuất hiện ngay khi con người đó được sinh ra mà
nó được hình thành thơng qua q trình sinh trưởng, phát triển và hồn thiện của
mỗi con người. Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá
nhân với tính cách là một con người; mỗi con người ln có những phẩm chất nhất
định, những phẩm chất này sẽ làm nên giá trị của cá nhân. Quá trình xây dựng và
bảo vệ nhân phẩm của cá nhân tạo nên danh dự của con người. Và khi có được
danh dự, nhân phẩm của con người sẽ được nâng cao. Có thể nói, nhân phẩm và
danh dự là những thước đo chuẩn mực giá trị của một con người, và rất có tầm
quan trọng đối với cuộc đời mỗi người.
Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông
tin, chất lượng cuộc sống của con người dần được cải thiện, ngày càng có nhiều

cơ hội cho mỗi người tự tin thể hiện cá tính của bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh sự
năng động hiện hữu ấy, việc thể hiện bản thân không đúng chuẩn mực sẽ bị mọi
người đánh giá, xúc phạm danh dự của bản thân. Hoặc đôi khi, sự bốc đồng của
bản thân cũng khiến chúng ta trở thành thủ phạm gây nên “tội ác” vơ hình đó. Các
tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội, khơng chỉ xâm hại đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của con người
mà còn làm tổn thương tinh thần người bị hại cũng như gia đình họ. Những hành
vi này cịn có tác động xấu đến xã hội, nhiều vụ án gây phẫn nộ, gây bức xúc, nhức
nhối trong dư luận. Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người không chỉ


2

diễn ra trong cộng đồng hay nơi làm việc mà cịn có thể diễn ra ngay tại chính gia
đình người bị hại. Trong thời gian qua, tính chất và mức độ của các hành vi xâm
phạm nhân phẩm, danh dự con người ngày càng nghiêm trọng, báo động về sự
xuống cấp đạo đức của một bộ phận người dân, ảnh hưởng lớn đến trật tự văn hoáxã hội trong cộng đồng.
Trước tầm quan trọng của danh dự, nhân phẩm đối với cuộc đời mỗi người
và tình hình báo động về sự xâm hại danh dự và nhân phẩm người khác hiện nay,
là những lí do để em lựa chọn đề tài “ Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại
danh dự và nhân phẩm và liên hệ trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay” làm đề tài
tiểu luận kết thúc học phần 2 mơn Giáo dục Quốc phịng- an ninh.

B. PHẦN NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT VỀ DANH DỰ NHÂN PHẨM VÀ TỘI PHẠM XÂM
HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM

1.1.


Các khái niệm cơ bản

Danh dự, nhân phẩm của con người là những yếu tố về tinh thần, bao gồm
phẩm giá, giá trị, sự tơn trọng, tình cảm u mến của những người xung quanh,
của xã hội đối với người đó. “Danh dự” là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa
trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp và là cái nhằm mang lại danh dự, nhằm tỏ
rõ sự kính trọng của xã hội, của tập thể. “Nhân phẩm” là phẩm giá con người, là
giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người, mỗi con người
ln có những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này sẽ làm nên giá trị của
cá nhân. Danh dự và nhân phẩm là hai khái niệm ln có mối quan hệ quy định
lẫn nhau.Quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của cá nhân tạo nên danh dự
của một con người.


3

“Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người” là làm cho người
đó bị xúc phạm, bị coi thường trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội
tùy thuộc vào vị thế, vai trò và nhiệm vụ, tuổi tác của người đó và mức độ của
hành vi phạm tội. Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là những
hành vi có lỗi xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về danh dự nhân phẩm
của người khác. Danh dự nhân phẩm con người là một trong những quyền bất khả
xâm phạm. Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 ( viết tắt là Hiến pháp năm 2013) quy định: “ Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm,
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hinh thức đối xử nào khác
xâm phạm thân thể, sức khoẻm xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
“Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người” là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực

trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm và danh
dự được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và bảo vệ.
1.2.

Phân loại các tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác

Các tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân
phẩm, danh dự của con người. Theo đó, pháp luật hình sự Việt Nam quy định
nhóm tội này từ điều 111 đến điều 122 –Bộ luật hình sự.
• Tội hiếp dâm ( Điều 111 – Bộ luật hình sự): là hành vi dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. Chủ thể trong


4

xét xử thực tiễn là nam giới, nữ giới chỉ tham gia với vai trò là người đồng
phạm như người tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức.
• Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 – Bộ luật hình sự): là hành vi dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
trái với ý muốn của nạn nhân hoặc hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi.
• Tội cưỡng dâm (Điều 113 – Bộ luật hình sự): là hành vi dùng mọi thủ đoạn
khiến người lệ thuộc mình (lệ thuộc có thể về kinh tế, về công tác,…) hoặc
người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Trường
hợp một người dùng thủ đoạn dụ dỗ, hứa hẹn khiến người phụ nữ lệ thuộc
hoặc trong tình trạng quẫn bách thuận tình giao cấu thì hành vi khơng cấu
thành tội này.

• Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 – Bộ luật hình sự): là hành vi dùng mọi
thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc
đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu.
• Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 – Bộ luật hình sự): là hành vi của người
đã thành niên giao cấu thuận tình với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Đây là trường hợp hành vi giao cấu có sự đồng ý, chấp nhận của nạn nhân
mặc dù người phạm tội khơng có bất kỳ thủ đoạn nào để ép buộc khống
chế. Trường hợp chủ thể dùng tiền hoặc tài sản để trao đổi lấy việc giao
cấu thuận tình với nạn nhân thì khơng cấu thành tội này.
• Tội dâm ơ với trẻ em (Điều 116 – Bộ luật hình sự): là những hành vi có
tính chất kích thích tình dục chứ khơng có mục đích giao cấu nạn nhân.
Chủ thể của tội phạm trong tội này là người đã thành niên.
• Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117 – Bộ luật hình sự): là hành
vi cố ý lây truyền bệnh cho người khác của người biết mình bị nhiễm HIV.


5

Hành vi này có thể được thực hiện bằng bất kỳ phương thức nào như dùng
chung kim tiêm, quan hệ tình dục,…
II.

THỰC TRẠNG VÀ NGUN NHÂN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC

2.1.

Thực trạng tình hình tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của
người khác


Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin cùng internet là một cuộc
cách mạng cơng nghệ kì tích, đem lại hiệu quả tốt đẹp cho cuộc sống con người.
Một mặt, phương thức biểu đạt của con người đã phát triển đến một tầm cao mới,
vươn ra khỏi biên giới quốc gia, tạo điều kiện cho sự tự do ngơn luận, xóa mờ lằn
ranh của các nền văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái
của sự phát triển nhanh chóng của internet chính là vơ số hành vi xâm phạm quyền
con người ẩn dưới tên giả, hình ảnh giả. Chỉ cần một thiết bị thơng minh như
smartphone, máy tính,… có kết nối internet, con người có thể dễ dàng tạo lập tài
khoản trên mạng xã hội với những thông tin giả mạo, sau đó sử dụng tài khoản
đấy để đi lừa người khác hoặc phục vụ những mục đích khơng chính đáng khác
nhằm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Vì lí do đó, khơng ít cá
nhân đã lạm dụng quyền tự do ngơn luận ở trong mơi trường khó xác định được
danh tính người phát ngơn, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các nền tảng mạng xã
hội, các chức năng ẩn danh trình duyệt… để thực hiện hành vi xâm phạm danh dự,
nhân phẩm của người khác. Những hành vi này thường khó bị phát hiện và điều
tra một cách rốt ráo, bởi lẽ, việc chứng minh chủ thể thực hiện và hậu quả của thiệt
hại đều khá khó khăn và thiếu tính chính xác. Một hình thức bôi nhọ danh dự, nhân
phẩm khá phổ biến nhưng chủ thể thực hiện hành vi thường rất ít khi phải đối mặt
với chế tài của pháp luật chính là những hội nhóm trên facebook như: hội nhóm
bóc “phốt” các cơng ty, cửa hàng, hội nhóm antifans của nghệ sĩ… Bên cạnh đó,


6

nhiều đối tượng được thuê mướn để lập các tài khoản giả mạo trên mạng xã hội,
hoặc những tài khoản phụ mà khơng ai biết chính xác danh tính của người lập, để
tiến hành các hành vi bôi nhọ, vu khống, xúc phạm người khác, gây ảnh hưởng
đến uy tín của cá nhân, tập thể. Rõ ràng, hầu hết những hành vi này đều để lại
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với đời sống cá nhân người bị hại, gây
nên những ảnh hưởng về công việc và tổn thương tinh thần.

Thực tế cho thấy, nhiều cá nhân đã và đang lợi dụng quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí để thơng tin gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người khác.
Có rất nhiều cách để họ lan thông tin nhằm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác như đăng bài viết, video hoặc livestream… trên mạng xã hội. Họ
cho rằng bản thân có quyền tự do ngơn luận nên có thể nói những điều mình thích
nhưng lại qn mất rằng, việc thực thi quyền tự do ngôn luận cũng bị giới hạn nếu
xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Cần lưu ý rằng, việc
đăng thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được
đăng trên phương tiện nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện
đó. Chẳng hạn, nếu một tờ báo điện tử đăng thông tin làm ảnh hưởng đến một
người nào đó, thì thơng tin đó phải được gỡ bỏ và cải chính trên tờ báo đó, nếu
thơng tin đang được cất giữ thì phải hủy bỏ.
Những hành vi nguy hiểm xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhức
nhối nhất hiện nay có thể kể đến một số hành vi xâm phạm như: Đăng clip “nóng”
của người khác lên mạng xã hội; bịa đặt, lan truyền thông tin nhằm hạ thấp phẩm
giá của người khác; đánh đập, chửi bới, xé quần áo người khác nơi cơng cộng…
Có thể thấy, những hành vi này khơng chỉ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy
tín của người khác mà còn làm băng hoại đạo đức, gây mất ổn định trật tự trong
xã hội.


7

2.2.

Nguyên nhân tình trạng xâm hại danh dự nhân phẩm người khác

Thứ nhất, như đã đề cập, nguyên nhân của việc xâm hại danh dự, nhân phẩm
người khác là do sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng nên cách mạng công
nghiệp 4.0. Không thể phủ nhận, nền kinh tế thị trường đem lại lợi nhuận cao cho

nền kinh tế, giúp cải thiện đời sống vật chất cho con người, bên cạnh đó khiến một
số bộ phận giới trẻ hình thành lối sống hưởng thụ, xa hoa, truỵ lạc, sa đà vào nhiều
tệ nạn xã hội, méo mó đạo đức dẫn đến những hành vi bạo lực xâm phạm đến danh
dự, nhân phẩm người khác. Sự xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống
làm mất đi nhiều truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta cũng từ đó mà ra.
Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần cũng đã gia tăng tốc độ phân tầng xã hội,
tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó
có một số người làm giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặt khác khơng ít
người khơng có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống bị
tác động bởí những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội.
Thứ hai, tàn dư của những hiện tượng xã hội tiêu cực của chế độ phong
kiến cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tâm lý con người ngày nay, gây
nên nhiều hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Trong xã hội cũ,
danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ bị xem nhẹ, khinh thường, từ đó tác
động đến một số người ngày nay vẫn giữ tư tưởng đó và mặc nhiên chà đạp lên
danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em, qua một số trường hợp đáng thương
tâm như bạo hành gia định, tội cưỡng hiếp, ấu dâm,…
Thứ ba, do những sơ hở, thiếu sót trong các mặt cơng tác quản lí của Nhà
nước, các cấp, các ngành. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp
luật kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở


8

cho tội phạm hoạt động phát triển. Sự chậm đổi mới chủ trương chính sách về kinh
tế xã hội và pháp luật đã bộc lộ những sơ hở khiến cho một số đối tượng lợi dụng
để hoạt động phạm tội. Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức
năng nói chung và của ngành cơng an nói riêng cịn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu
sót; thể hiện trên nhiều mặt. Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán
bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một

số cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp
tội phạm. Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ,
thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải
tạo phạm nhân. Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra, tội
phạm ẩn cịn nhiều. Hoạt động điều tra, xử lí tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả
chưa cao, xử lí chưa nghiêm minh. Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức
năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan
chưa thực sự khoa học, hiệu quả vận hành chưa cao.
Thứ tư, các hoạt động giáo dục hoặc tuyên truyền về đấu tranh phòng chống
xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác chưa diễn ra thật sự mạnh mẽ và đạt
hiệu quả như mong đợi. Người dân vẫn chưa ý thức được tác hại đến từ lời nói
tưởng chừng như vơ hại có thể gây ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm người khác,
chưa hiểu về luật an ninh mạng và lại càng chưa hiểu tầm quan trọng về danh dự
và nhân phẩm để giữ giá trị cho mình và cho người . Trong q trình xâm hại
danh dự, nhân phẩm người khác vơ hình trung chúng ta cũng đang tự đánh mất
danh dự và nhân phẩm của bản thân.
Thứ năm, cơ sở vật chất, nguồn lực phục vụ cho cơng tác phịng ngừa các tội
xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người vẫn còn hạn chế, nhiều địa phương,
đặc biệt vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế - xã hội ở nhiều huyện, xã vẫn còn


9

đặc biệt khó khăn, vì thế kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và các kỹ năng phòng ngừa các tội xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là cấp cơ sở
gặp nhiều khó khăn. Kinh phí dành mua sách pháp luật ở một số xã chưa có, thậm
chí có nhiều xã còn thờ ơ với tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật do
các cấp phát về... Hiện nay, việc sách, tài liệu, báo pháp luật giá bán còn cao, việc
vận chuyển đến sách báo pháp luật đến các xã chi phí quá cao, nên việc cung cấp

những tài liệu cần thiết để phục cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các
xã cịn khó khăn...
III.

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM HẠI
DANH DỰ NHÂN PHẦM NGƯỜI KHÁC VÀ LIÊN HỆ TRÁCH
NHIỆM SINH VIÊN

3.1.

Giải pháp giải quyết tình hình tội phạm xâm hại danh dự, nhân
phẩm người khác

Thứ nhất, các biện pháp phòng ngừa các tội phạm xâm phạm nhân phẩm,
danh dự người khác cần đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới, phải bao trùm và
thống nhất trên mọi phương diện của xã hội.
Về kinh tế- xã hội: Các biện pháp về kinh tế - xã hội là biện căn bản, có ảnh
hưởng rất lớn về mặt xã hội nhằm hạn chế và loại trừ dần những nguyên nhân làm
phát sinh tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, cho nên để phòng
ngừa tội xâm phạm ở các địa phương trong thời gian tới cần phải tập trung vào
những nội dung sau: Trước hết, cần nâng cao đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội
ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nônglâm- ngư sang tập trung các ngành công nghiệp- dịch vụ. Phổ cập kiến thức đến
những hộ dân ở miền núi, nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo và


10

bất bình đẳng xã hội. Các địa phương huy động, lồng ghép các nguồn lực xã hội
để đẩy mạnh đầu tư ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn, nhằm
giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chế độ, chính

sách với người có cơng, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo. Nâng cao dân trí
bằng việc tăng cường mở các lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở các địa phương, đặc biệt ưu tiến đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
người dân ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần có chính
sách xố mù chữ cho phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội học tập cho trẻ
em thông qua các biện pháp miễn giảm học phí, hỗ trợ cơ sở vật chất; mở các lớp
tình thương cho trẻ em mồ cơi, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong đó, đặc biệt
chú trọng gắn kiến thức văn hoá cho học sinh với giáo dục kỹ năng sống để trẻ
em, phụ nữ tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại.
Về văn hố - giáo dục: Có một đặc điểm chung giữa những loại tội phạm
xâm hại danh dự- nhân phẩm trong thời gian qua, chủ yếu là nhóm người có trình
độ dân trí cịn thấp, trình độ học vấn cịn thấp, có nhân thân xấu hoặc có những
đặc điểm đạo đức, tâm lý lệch chuẩn, cùng với, hủ tục của một số đồng bào dân
tộc thiểu trên địa bàn còn phổ biến là điều kiện cho các loại tội phạm thực hiện
hành vi của mình. Hơn nữa, nhận thức của người dân về mức độ nghiêm trọng của
những vụ việc này là chưa cao, họ chưa có ý thức về tầm quan trọng của danh dự,
nhân phẩm cũng như mức độ tổn thương của các hành vi xâm hại nên có tâm lý e
ngại, xấu hổ cho nên không dám tối giác tội phạm (đặc biệt tội xâm phạm tình
dục). Vì vậy, cần tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
tội phạm và vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm và vi phạm pháp luật về xâm
phạm danh dự, nhân phẩm nói riêng trong cộng đồng dân cư, xác định đây là
nhiệm vụ thường xuyên, liên tục cần được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức,
đa dạng, phong phú, có nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng, vùng


11

miền và địa phương. Bên cạnh đó, cần kếp hơp đổi mới hình thức, nội dung, biện
pháp tuyên truyền phù hợp với từng vùng, miền, từng đối tượng, coi trọng các biện
pháp truyền thống như: Truyền miệng, in ấn tờ rơi, pa nơ, áp phích, tranh ảnh biếm

họa, nhất là tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của các thơn, bản, khu
phố... Và điều quan trọng nhất đó là cần nâng cao kỹ năng của mọi tổ chức, công
dân trong phát hiện, phòng ngừa, xử lý đối với những biểu hiện, hành vi và hậu
quả tác hại của tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm đối với mỗi cá nhân, gia
đình và tồn xã hội.
Đối với mỗi gia đình phải thực hiện tốt việc xây dựng gia đình văn hố, thực
hiện nếp sống văn hố văn mình là hành lang để bảo vệ hạnh phúc bền vững cho
các gia đình; các thành viên gia đình thường xuyên chăm sóc, quan tâm đến nhau,
con cháu vâng lời ơng bà, cha mẹ; ơng bà, cha mẹ chăm sóc, giáo dục con cháu
mình về đạo đức, lễ phép, tác phong, phẩm hạnh theo triết lý “tiên học lễ, hậu học
văn”; kiểm sốt chặt chẽ để con cháu khơng sử dụng những sản phẩm văn hoá
phẩm đồi truỵ, khiêu dâm, v.v..
Đối với cộng đồng phải thường xuyên phát động phong trào “toàn dân đồn
kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư”, xố bỏ những phong tục, tập qn
khơng cịn phù hợp; thực hiện tốt phong trào “quản lý, giáo dục, giúp đỡ những
người lỗi lầm tại cộng đồng, dân cư” và phong trào “quần chúng bảo vệ an ninh
Tổ quốc”; v.v..
Sự giáo dục cần được đầu tư từ nhiều bộ phận. Đối với mỗi gia định cần phải
quan tâm và có chiến lược giáo dục con cháu hiệu quả, tạo nên một gia đình có
truyền thống, nền nếp gia phòng để con cháu phấn đấu để xứng đáng với truyền
thống của gia đình. Giáo dục bằng cách cách nêu gương cua cha mẹ, anh chị trong
gia định của như lối sống, ứng xử đúng mực của mình người xung quanh để từ đó
con cái học tập, noi theo; cha mẹ phải gương mẫu trong mọi lời nói, hành động,


12

tránh xa các vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, v.v... Bên cạnh
việc yêu thương, giáo dục thương yêu con cháu, các gia đình cũng phải nghiêm
khắc để giúp con cháu nhận ra những sai phạm và sửa chữa và không mắc phải

những sai phạm đó sau này.
Đối nhà trường cần chú trọng đến giáo dục cả đạo đức lẫn kiến thức; lồng
ghép nội dung giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho học sinh; giáo dục cho
học sinh (đặc biệt bé gái) biết cách phịng vệ và tránh những nguy cơ có thể dẫn
đến các hành vi xâm phạm tình dục và bn bán người.
Đối với đoàn thể xã hội (Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân) tăng
cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục để mọi người cảnh giác trước các hành
vi phạm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người. Trong đó, Đồn thanh
niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tăng cường giáo dục hội
viên và nhân dân trên địa bàn, tình hình tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
con người trên địa bàn tỉnh; phổ biến những nội dung pháp luật liên quan đến tội
xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người như Bộ luật Hình sự, để người dân
nâng cao cảnh giác và từ đó nhận thức rõ các hình thức, thủ đoạn của loại tội phạm
này; Đồn thanh niên tiếp tục phát huy tốt tinh thần xung kích, tình nguyện; thơng
qua hình thức sân khấu hóa với những tiểu phẩm về tuyên truyền phòng, chống tội
phạm, trong đó đặc biệt tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, từ đó
nhằm nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về các vấn đề pháp luật. Ngoài ra,
trong bối cảnh phát triển khoa học, công nghệ hiện nay, đặc biệt cơng nghệ thơng
tin, truyền thống, các đồn thể nhân dân cần tuyên truyền và hướng dẫn người dân
những kỹ năng cần thiết khi sử dụng Internet, Facebook, Mail, …để khơng mắc
phải những sai sót đặc biệt lộ thông tin cá nhân, để không bị đối tượng xấu lợi
dụng, khống chế (đặc biệt liên qua đến tội mua bán người và tội làm nhục người
khác).


13

Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự xã hội ở các địa
phương. Cần tăng cường hiệu quả quản lý hành chính về an ninh, trật tự như: Tăng
cường các biện pháp quản lý giáo dục đối với các đối tượng có tiền án, tiền sự, có

biểu hiện vi phạm pháp luật tại cộng đồng; tăng cường trách nhiệm của chính
quyền các cấp trong việc quản lý nhân khẩu, hộ tịch, tạm trú, tạm vắng trên địa
bàn dân cư của tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số; quản lý các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện và các loại hình
dịch vụ khác có liên quan đến tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người.
Tăng cường tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trong đấu tranh,
phòng ngừa tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
Chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
đặc biệt pháp luật hình sự trên địa bàn; cùng với đó, chính quyền các cấp cần phải
đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên
truyền chiều sâu ở các địa bàn dân cư nhằm nâng cao cảnh giác cho cộng đồng
trước những thủ đoạn của tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, đặc
biệt là các tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô, tội mua
bán người (phụ nữ và trẻ em). Ngồi ra, chính quyền các cấp phối hợp với các tổ
chức đồn thể tích cực vận động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác tội phạm,
chủ động hỗ trợ các lực lượng chức năng tấn công trấn áp tội phạm.
Lực lượng Công an cần phải tăng cường hợp tác với quần chúng nhân dân,
phối hợp với các cơ quan chức năng và các đoàn thể trong việc tiếp nhận tin báo
tố giác về các tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người để phát hiện, ngăn
chặn và xử lý kịp thời; thực hiện tốt công tác “dân vận”, hợp tác với quần chúng
nhân dân để nhân dân nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết về các tội xâm
phạm danh dự nhân phẩm của con người, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh,
tố giác tội phạm.


14

Thứ ba, cần phân chia nhiệm vụ của từng bộ phận chức trách, nâng cao năng
lực chủ thể phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ở
các địa phương.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phòng ngừa các tội xâm phạm danh dự,
nhân phẩm của con người, đặc biệt ở vùng sâu,vùng xa, trước hết, cần phải đảm
bảo số lượng cán bộ, công chức, chiến sĩ Cơng an thực hiện phịng ngừa các tội
phạm này, đặc biệt, cần tăng cường cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các địa phương. Đồng thời tăng cường đầu
tư trang bị, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ hiện đại phục vụ hoạt động phịng ngừa,
đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ, kỹ năng, bản lĩnh chính trị, kiến thức về văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức và chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ này.
Trong đó đặc biệt chú trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiên nhiệm vụ
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, lực lượng Công an xã và cán bộ Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các chủ thể lực phòng ngừa các tội
xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ở các địa phương.
Các cơ quan chức năng ở các địa phương tăng cường thực hiện công tác
phòng ngừa tội phạm, gắn phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ. Tiếp tục
đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
nhất là tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, các nhóm đối tượng
có nguy cơ phạm tội và nguy cơ bị xâm hại cao, gắn với phong trào xây dựng khu
dân cư văn hóa, khơng có tội phạm, tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội khác ở địa phương.


15

Các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện kế hoạch, chương trình hành
động đã ký kết giữa các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị; thường xuyên tổ chức sơ
kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả cơng tác phối hợp đấu
tranh phịng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong tình hình mới. Củng cố và

nhân rộng các mơ hình quần chúng tham gia đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở theo
hướng “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải”.
Nâng cao tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về tội phạm và tệ nạn xã hội, khơng để
hình thành địa bàn phức tạp; ba ngành Công an - Viện Kiểm sát - Tịa án tăng
cường cơng tác phối hợp trong điều tra, tuy tố, xét xử và thi hành án đối với tội
phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, đồng thời tổ chức xét xử lưu động các vụ
án điểm phục vụ cơng tác phịng ngừa tội phạm này.
3.2. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống tội phạm
xâm hại danh dự, nhân phẩm
Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, là thế hệ may mắn được
tiếp cận công nghệ thông tin và những tinh hoa của nền giáo dục, hơn ai hết
chúng ta phải là những người có nhận thức đúng đắn về danh dự nhân phẩm của
bản thân để khơng có những hành vi sai lệch, vi phạm chuẩn mực đạo đức cộng
đồng. Để đạt được những nhận thức đó, chúng ta phải ra sức học tập, cập nhật
kiến thức hằng ngày bao gồm những kiến thức về phát luật phòng ngừa tội phạm
xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác. Cần nhân rộng, phổ cập rộng rãi những
kiến thức mà bản thân đã lĩnh hội tới mọi người xung quanh để giảm thiểu
những hành vi khơng hay nêu trên. Hơn nữa, sinh viên cần tích cực tích luỹ kinh
nghiệm bằng việc trực tiếp tham gia những hoạt động phòng chống tội phạm,
tham gia vào các ban, đội, tổ chức thanh niên tình nguyện xung kích tiến hành


16

tuần tra, kiểm soát và bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực trường lớp mà môi
trường sống xung quanh. Tích cực tố giác nhũng trường hợp tiêu cực như những
hành vi nghiện ma tuý, lô đề, cơ bạc, các mối quan hệ nam nữ khơng lành
mạnh… có thể là nguy cơ dẫn đến những vi phạm xâm hại danh dự và nhân
phẩm của người khác.

Khi tố giác những trường hợp vi phạm đó, cũng cần phải dũng cảm cung
cấp những thông tin liên quan đến vụ việc phục vụ cho việc điều tra của các cơ
quan chức năng, có thể lựa chọn hình thức cơng khai hoặc bí mật nhưng hãy
dũng cảm tố giác những gì bạn biết để sớm đưa cơng lý ra ánh sáng, địi lại danh
dự, nhân phẩm cho người bị hại, đồng thời đưa ra hình phạt thích đáng cho
những tội phạm xâm hại nạn nhân.
C. KẾT LUẬN
Bác Hồ từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người”, vì vậy mỗi cá nhân hãy tự hồn thiện chính mình bằng cách bảo vệ danh
dự và nhân phẩm của chính bản thân, để tự vươn lên hái quả ngọt trong cuộc đời
mình. Danh dự và nhân phẩm gắn với sinh mệnh của mỗi người và được ví như
sự sống còn trong cuộc đời mỗi người. Nhận thức được tầm quan trọng của danh
dự và nhân phẩm, mỗi cá nhân sẽ tự hình thành cho mình một lối sống đẹp để
không xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác cũng như đánh mất danh dự,
nhân phẩm của chính bản thân mình. Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của
con người đang diễn ra hiện nay cũng đã để lại rất nhiều hậu quả to lớn, không chỉ
là để lại vết thương lòng đau thương trong mỗi nạn nhân mà còn là sự hối hận
muộn màng khi những tội phạm đó có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự,
đánh mất cả thanh xn và thậm chí là cả cuộc đời. Ngày này, nhà nước và lực


17

lượng công an cùng những ban ngành liên quan đều cố gắng phấn đấu để giảm
thiểu tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác nên mỗi công dân cũng
tự trang bị những kiến thức và kĩ năng để hỗ trợ cùng nhà nước bảo vệ danh dự,
nhân phẩn bản thân, cộng đồng xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Giáo dục quốc phịng và an ninh” tập 2, Tổ Giáo dục Quốc

phòng và An ninh, Nxb Giáo dục Việt Nam
2. Nguyễn Đình Cương (2015), Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của
con người theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn
tỉnh Đắk Lắk), Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà
Nội, tr. 10.
3. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009).
4. Ths. Nguyễn Hữu Mạnh “ Phòng ngừa tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm của con người nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo tinh thần
Hiến pháp 2013” , Nghiên cứu trao đổi trên báo Công an nhân dân
5. Báo Luật “ Bàn về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm trong môi
trường Internet”
/>


×