Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo iso 140012004 cho công ty tnhh may thuận tiến tại kcn phan thiết, tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.58 KB, 68 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
MỤC LỤC
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 1
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
DANH MỤC BẢNG
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 2
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, con người đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện
đại, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái.
Sự ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn
cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các tác động do các dự án, chính sách không thân
thiện với môi trường gây ra. Việc phá hủy tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên không hợp lý đã trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường hiện tại và
cả trong tương lai.
Ngày nay, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm
đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, việc áp dụng
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 3
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
các bộ tiêu chuẩn quốc tế về môi trường sẽ giúp chúng ta hội nhập dễ dàng và nhanh
chóng hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
ISO 14001 là tiêu chuẩn chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường trong bộ tiêu
chuẩn ISO 14000 do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành và được áp dụng vào Việt
Nam từ năm 1998. Tiêu chuẩn nhằm định hướng cho các doanh nghiệp đưa ra các hoạt
động quản lý môi trường song song với hoạt động quản lý sản xuất, góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp và đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp
đó hòa nhập thuận lợi vào thị trường quốc tế, đồng thời tiêu chuẩn thể hiện một phương


pháp khoa học để tiến hành một cách hiệu quả công tác quản lý môi trường.
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo
ISO 14001 : 2004 cho Công ty TNHH May Thuận Tiến tại KCN Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận” là rất cần thiết với xu thế phát triển ISO 14001 ngày càng tăng nhanh. Đề tài sẽ
đưa ra cơ sở khoa học và quy trình để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường thật
hiệu quả cho Công ty.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 : 2004 cho Công
ty TNHH May Thuận Tiến nhằm giúp tăng cường công tác bảo vệ môi trường cũng như
nâng cao hình ảnh của Công ty và hướng tới phát triển bền vững.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khảo sát, định hướng xây dựng mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001 : 2004 và thiết lập một số thủ tục trong hệ thống văn bản tài liệu cho Công ty
TNHH May Thuận Tiến.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Tìm hiểu tài liệu tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001.
+ Thu thập các dữ liệu về quá trình hoạt động của Công ty TNHH May Thuận Tiến.
+ Khảo sát và đánh giá các vấn đề môi trường tại Công ty TNHH May Thuận Tiến.
+ Tìm hiểu sơ lược quá trình hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000 của công ty và cở sở tích hợp cho hai hệ thống quản lý môi trường và
hệ thống quản lý chất lượng.
+ Xây dựng sổ tay môi trường và một số thủ tục trong hệ thống văn bản tài liệu cho
hệ thống quản lý môi trường tại Công ty.
+ Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho hệ thống quản lý môi trường của Công ty.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 4
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp luận theo mô hình quản lý PDCA
Mô hình quản lý theo chu kỳ PDCA của Deming (Plan – Do – Check – Act /Hoạch

định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động khắc phục) được áp dụng cho tất cả các quá
trình trong tổ chức. Phương pháp luận này có thể áp dụng cho các quá trình quản lý chiến
lược của lãnh đạo đến các hoạt động tác nghiệp đơn giản. Các hệ thống quản lý môi
trường và hệ thống quản lý chất lượng đều dựa trên mô hình quản lý PDCA.
Bảng 1.1: Phương pháp luận về chu kỳ Deming PDCA
Hoạch định
(Plan)
Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần
thiết để đạt được các kết quả phù hợp với
chính sách của tổ chức.
Thực hiện
(Do)
Thực thi các quá trình đã hoạch định.
Kiểm tra
(Check)
Giám sát và đo lường các quá trình dựa trên
các chính sách, mục tiêu, các yêu cầu liên
quan khác và báo cáo kết quả.
Hành động
(Act)
Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục
hiệu quả họat động của các quá trình.
1.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu
Các dữ liệu được thu thập và chọn lọc từ các nghiên cứu, các tài liệu và các trang web
có liên quan.
1.5.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
1.5.4. Phương pháp khảo sát
Tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu về quy trình sản xuất, hệ thống quản lý môi
trường và quản lý chất lượng tại Công ty.

1.5.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Các dữ liệu, số liệu khảo sát từ Công ty được thống kê và xử lý.
1.5.6. Phương pháp so sánh
Tiến hành so sánh giữa các kết quả thực tế thu thập được với lý thuyết và với các tiêu
chuẩn hiện hành.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 5
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
1.5.7. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Tiến hành phân tích và tổng hợp những dữ liệu đã nghiên cứu được, từ đó tiến hành
xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO14001:2004 cho Công ty TNHH May
Thuận Tiến.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1. Giới thiệu về Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
Tổ chức ISO (International Standards Organization) có trụ sở chính tại Geneve (Thụy
Sĩ) là tổ chức quốc tế lớn nhất về lĩnh vực tiêu chuẩn hóa. ISO được thành lập vào năm
1946 với mục đích thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi quốc tế. Đầu tiên ISO chỉ chuyên về các
tiêu chuẩn sản xuất và sản phẩm kỹ thuật; sau đó nó còn đưa ra các tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý chất lượng và hiện nay là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. Đến
đầu tháng 6/2006, ISO đã xây dựng được hơn 15.900 tiêu chuẩn cung cấp các giải pháp
thực tiễn và đem lại lợi ích cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật.
2.1.2. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Có hai tiến hóa lịch sử quan trọng đối với sự ra đời của Hệ thống quản lý môi trường
(HTQLMT), chúng xảy ra đồng thời và song song với nhau, bao gồm:
• Tiến hóa về quản lý môi trường:
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 6
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN

Vào những năm đầu của thập niên 1960, người ta bắt đầu quan tâm đến môi trường
nhưng chưa có xử lý ô nhiễm mà chỉ ở mức pha loãng. Vào những năm của thập niên
1970, 1980, một số luật được ban hành và quy chế tiếp cận xử lý cuối đường ống, phòng
ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải trở nên phổ biến vào những năm cuối thập niên 1980
và đầu thập niên 1990. Các vấn đề môi trường trở thành yếu tố ảnh hưởng đến thị trường,
ảnh hưởng đến chính sách và ảnh hưởng đến đầu tư. Các yếu tố môi trường trở thành yếu
tố đánh giá rủi ro của dự án.
• Tiến hóa về tiêu chuẩn hóa:
Quá trình tiến hóa về tiêu chuẩn hóa nhìn chung xảy ra độc lập đối với quá trình tiến
hóa về quản lý môi trường. Các tổ chức tiêu chuẩn hóa như Tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa (ISO), Viện tiêu chuẩn quốc gia Anh (BSI), Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ
(ANSI)… đã được thành lập và phát triển.
Một số năm gần đây, ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển như Brazil,
Ấn Độ, Hàn Quốc… đã tự xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường ở nước mình, ví dụ
như Tiêu chuẩn của nước Anh là BS 7750, BS 8850; Liên hiệp Châu Âu (EU) thành lập
Ủy ban Nhãn sinh thái vào năm 1992 và hình thành Hệ thống kiểm toán và quản lý sinh
thái (EMAS) vào năm 1993.
Với mong muốn hài hòa các tiêu chuẩn quản lý môi trường của các nước trên phạm vi
thế giới, nhằm mục đích thuận tiện trong buôn bán quốc tế và đẩy mạnh quá trình cải
thiện việc bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp, tháng 01 năm 1993, tổ chức Tiêu
chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã thành lập Ban kỹ thuật 207 (TC.207) để xây dựng bộ tiêu
chuẩn Quản lý môi trường ISO 14000 trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chuẩn về Quản lý
chất lượng ISO 9000. Sau vài chu kỳ kiểm xét, ngày 01/09/1996, ISO đã lần đầu tiên
xuất bản bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chính thức.
2.1.3. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia theo hai hệ thống là đánh giá về tổ chức và đánh giá về
sản phẩm bao gồm sáu lĩnh vực:
• Hệ thống đánh giá về tổ chức bao gồm ba lĩnh vực:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System)
- Kiểm toán môi trường (Environmental Auditting)

- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance Evaluation)
• Hệ thống đánh giá về sản phẩm bao gồm ba lĩnh vực:
- Ghi nhãn hiệu môi trường (Environmental Labelling)
- Đánh giá chu trình vòng đời của sản phẩm (Life Cycle Assessment)
- Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (Environmental
Aspect Product Standard)
Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được tóm tắt như sau:
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 7
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG (EA)
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (EMS)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (EPE)
ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC
DÁN NHÃN MÔI TRƯỜNG (EL)
ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH SỐNG CỦA SẢN PHẨM (LCA)
CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM
(EAPS)
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
ISO 14000 – BỘ TIÊU CHUẨN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 8
Hình 2.1: Tóm tắt bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng với triết lý chung là “cung cấp các công cụ
cho phép tổ chức có thể thiết kế, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý môi trường
mà hệ thống này đáp lại sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát được tiến trình thực hiện các
mục tiêu và chỉ tiêu nâng cao kết quả hoạt động môi trường của tổ chức do bản thân tổ
chức đó đặt ra” (Sheldon, 2006). Tính đến năm 2007, các tiểu ban và nhóm công tác đã
phát triển và hoàn thiện gần 30 tiêu chuẩn thuộc bộ ISO 14000. Danh sách các tiêu chuẩn
được liệt kê trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000

STT Tiêu chuẩn số Tên tiêu chuẩn
1 ISO Guide 64:1997
Hướng dẫn lồng ghép khía cạnh môi trường vào các
tiêu chuẩn sản phẩm
2 ISO 14001:2004
Hệ thống quản lý môi trường: Các yêu cầu và hướng
dẫn sử dụng
3 ISO 14004:2004
Hệ thống quản lý môi trường: Hướng dẫn chung về
nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ
4 ISO 14015:2001
Quản lý môi trường – Đánh giá môi trường cho địa
điểm và tổ chức (EASO)
5 ISO 14020:2000 Ghi nhãn và tuyên bố môi trường – Nguyên tắc chung
6 ISO 14021:1999
Ghi nhãn và tuyên bố môi trường – Tự tuyên bố (Ghi
nhãn môi trường loại II)
7 ISO 14024:1999
Ghi nhãn và tuyên bố môi trường – Ghi nhãn môi
trường loại I – Nguyên tắc và thủ tục
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 9
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
8 ISO 14025:2006
Ghi nhãn và tuyên bố môi trường – Ghi nhãn môi
trường loại III – Nguyên tắc và thủ tục
9 ISO 14031:1999
Quản lý môi trường – Đánh giá kết quả hoạt động môi
trường – Hướng dẫn
10 ISO/TR 14032:1999
Quản lý môi trường – Các ví dụ về đánh giá kết quả

hoạt động môi trường (EPE)
11 ISO 14040:2006
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời – Nguyên tắc
và khuôn khổ
12 ISO 14041:1998
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời – Xác định
mục tiêu, phạm vi và phân tích kiểm kê
13 ISO 14042:2000
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời – Đánh giá
tác động vòng đời
14 ISO 14043:2000
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời – Giải thích
vòng đời
15 ISO 14044:2006
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời – Yêu cầu và
hướng dẫn
16 ISO/TR 14047:2003
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời – Các ví dụ
áp dụng tiêu chuẩn ISO 14042
17 ISO/TR 14048:2002
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời – Format tài
liệu hóa các dữ liệu
18 ISO/TR 14049:2000
Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời – Các ví dụ
áp dụng tiêu chuẩn ISO 14041 trong việc xác định các
mục tiêu, phạm vi và phân tích kiểm kê
19 ISO 14050:2002 Quản lý môi trường – Từ vựng
20 ISO/TR 14061:1998
Thông tin hỗ trợ các tổ chức lâm nghiệp trong việc sử
dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO

14001 và ISO 14004
21 ISO/TR 14062:2002
Quản lý môi trường – Tích hợp các khía cạnh môi
trường vào thiết kế và phát triển sản phẩm
22 ISO 14063 : 2006
Quản lý môi trường – Thông tin liên lạc môi trường –
Hướng dẫn và ví dụ
23 ISO 14064 – 1:2006
Khí nhà kính – Phần 1: Quy định và hướng dẫn cho
cấp độ tổ chức về định lượng và báo cáo các phát thải
và loại bỏ khí nhà kính
24 ISO 14064 – 2:2006
Khí nhà kính – Phần 2: Quy định và hướng dẫn cho
cấp độ dự án về định lượng và báo cáo giảm phát thải
và tăng cường loại bỏ khí nhà kính
25 ISO 14064 – 3:2006
Khí nhà kính – Phần 3: Quy định và hướng dẫn chứng
thực và kiểm định về khí nhà kính
26 ISO 14065:2007
Khí nhà kính – Yêu cầu đối với các cơ quan chứng
thực và kiểm định khí nhà kính sử dụng trong việc
công nhận và các hình thức thừa nhận khác
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 10
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
27 ISO 19011:2002*
Hướng dẫn kiểm toán hệ thống quản lý chất lượng
và/hoặc môi trường
28 ISO 14050:2002 Quản lý môi trường - Từ vựng (Tiêu chuẩn dự thảo)
*Ghi chú: Khi tiêu chuẩn ISO 19011 được ban hành vào năm 2002, loạt tiêu chuẩn về
kiểm toán đánh giá môi trường ISO 14010, 14011 và 14012 đã bị loại bỏ.

2.1.4. Phạm vi của ISO 14000
ISO miêu tả phạm vi của ISO 14000 như sau: “Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu
đối với hệ thống quản lý môi trường, tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và
mục tiêu, có tính đến các yêu cầu luật pháp và thông tin về các tác động môi trường đáng
kể. Tiêu chuẩn này không nêu lên các chuẩn cứ về hoạt động môi trường cụ thể”. ISO
14000 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
- Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường.
- Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố
- Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác.
- Được chứng nhận phù hợp cho hệ thống quản lý môi trường của mình do một tổ
chức bên ngoài cấp.
- Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
2.1.5. Mục đích của ISO 14000
• Mục đích tổng thể:
Hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của
kinh tế xã hội.
• Mục đích cơ bản:
- Hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh và giảm thiểu các tác động môi trường phát
sinh từ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức.
- Tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình
đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng các yêu cầu luật pháp. ISO 14000 cố gắng đạt được mục
đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức “các yếu tố của một hệ thống quản lý môi
trường có hiệu quả”. ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt
động môi trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ
trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức.
2.1.6. So sánh đặc trưng của ISO 14000 và ISO 9000
Mục tiêu của ISO 9000 là cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và
cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng sản phẩm; đồng thời thỏa mãn khách
hàng ở mức tốt nhất; từ đó nâng cao hình ảnh doanh nghiệp đối với khách hàng, đem lại
lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp.

Hệ thống ISO 14000 giúp doanh nghiệp kiểm soát các vấn đề môi trường gây ra từ
hoạt động, dịch vụ của mình; tạo cơ sở để doanh nghiệp luôn đáp ứng được các yêu cầu
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 11
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
của luật pháp, của điạ phương và của khách hàng; tạo môi trường sản xuất an toàn, hỗ
trợ doanh nghiệp sản xuất hiệu quả, sản phẩm chất lượng hơn; đồng thời, giảm chi phí
sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Như vậy, hai hệ thống quản lý này bổ sung cho nhau, cùng hỗ trợ doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất; giúp tạo sự thân thiện với môi trường, với khách hàng, đem lại lợi
nhuận ngày càng cao, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng.
Bảng 2.2: Phân biệt ISO 14000 và ISO 9000
ISO 14000 ISO 9000
Nguồn gốc Bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ Chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO)
ban hành
Khái niệm Đưa ra các chuẩn mực cho hệ
thống quản lý chất lượng, nhằm
cung cấp một hệ thống toàn diện
cho công tác quản lý và cải tiến
mọi khía cạnh có liên quan đến
chất lượng sản phẩm.
Nó không phải là tiêu chuẩn cho
sản phẩm
Đặt ra các yêu cầu cho việc
thiết lập một hệ thống quản lý
môi trường. Tiêu chuẩn này quy
định cơ cấu của một hệ thống
quản lý môi trường mà tổ chức
cần phải xây dựng để có được
chứng nhận chính thức
Phạm vi áp dụng Áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

và cho mọi quy mô hoạt động; có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức
mong muốn
Mục tiêu Có được một hệ thống quản lý
chất lượng tốt, đạt hiệu quả cao;
nhằm cải tiến chất lượng sản
phẩm và thỏa mãn khách hàng ở
mức tốt nhất cho phép.
Sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn
có để tăng năng suất, tạo ra sự
khác biệt với các đối thủ cạnh
tranh, tăng tỉ lệ khách hàng tin
tưởng vào chất lượng sản phẩm.
Thiết lập hệ thống quản lý môi
trường, giúp doanh nghiệp xác
định được các chính sách, mục
tiêu, chỉ tiêu môi trường phù
hợp với hoạt động của doanh
nghiệp. Nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp trong việc bảo vệ môi
trường và kiểm soát ô nhiễm từ
các hoạt động sản xuất của tổ
chức mình, đảm bảo hoạt động
của doanh nghiệp luôn đáp ứng
với yêu cầu luật pháp, yêu cầu
xã hội.
Lợi ích - Tạo nền móng cho sản phẩm có
chất lượng
- Tăng năng suất và giảm giá
thành
- Tăng năng lực cạnh tranh

- Tăng uy tín công ty về chất
lượng sản phẩm
- Giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, giảm rủi ro, giảm sự cố
gây thiệt hại nặng.
- Đáp ứng yêu cầu pháp luật
- Nâng cao hình ảnh doanh
nghiệp
- Đảm bảo với khách hàng về
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 12
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
cam kết môi trường
2.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
2.2.1. Khái niệm về ISO 14001
Thuộc bộ ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001 “Hệ thống quản lý môi trường – Định
nghĩa và hướng dẫn sử dụng” cùng với tiêu chuẩn hướng dẫn kèm theo ISO 14004 “Hệ
thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ
trợ” được phát hành vào ngày 01/09/1996. Phiên bản chỉnh sửa của ISO 14001 được xuất
bản vào cuối năm 2004. Phiên bản mới này nhấn mạnh hơn về tính minh bạch trong các
quá trình, sự cải tiến liên tục của kết quả hoạt động môi trường và đánh giá định kỳ sự
tuân thủ pháp luật.
ISO 14001 xác định tất cả các yếu tố then chốt của một hệ thống quản lý môi trường
và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ ISO 14000 dùng để đánh giá cấp chứng nhận. Tiêu
chuẩn này giới thiệu một khuôn khổ chung mà dựa trên đó tổ chức có thể xây dựng được
cho mình một HTQLMT. Một tổ chức được cấp chứng nhận có thể tuyên bố rằng nó đã
xây dựng được một HTQLMT theo đúng yêu cầu của ISO 14001.
Tiêu chuẩn này tập trung vào quá trình quản lý môi trường thay vì kết quả hay đầu
ra. Chính vì lẽ đó, có thể thấy rằng trong tiêu chuẩn này không hề có bất cứ quy định nào
về chất lượng môi trường hay các giới hạn về chất ô nhiễm. Vì không quản lý đầu ra nên

ISO 14001 không đảm bảo việc tổ chức sẽ đạt được chất lượng môi trường tốt tuyệt đối.
Vì vậy, việc chứng nhận không có nghĩa là tổ chức đã sản xuất thân thiện môi trường.
Tuy nhiên, ISO 14001 đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống có thể tạo ra các kết quả môi
trường được cải tiến liên tục, nhất quán và hợp lý.
Tóm lại, các khái niệm về ISO 14001 được tóm tắt như sau:
• ISO 14001 là:
- Khuôn khổ cho việc quản lý các khía cạnh và tác động môi trường đáng kể.
- Tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt qui mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt
động.
- Tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng.
- Quản lý môi trường dựa trên cơ sở hệ thống.
- Huy động sự tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp từ thấp đến cao,
xác định rõ vai trò, trách nhiệm, lãnh đạo cam kết cung cấp nguồn lực và hỗ trợ động
viên.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 13
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
• ISO 14001 không phải là:
- Tiêu chuẩn về sản phẩm.
- Tiêu chuẩn về kết quả hoạt động môi trường.
- Qui định giá trị giới hạn đối với các chất ô nhiễm.
- Xác định mục tiêu kết quả hoạt động môi trường cuối cùng.
- Bắt buộc áp dụng như các qui định pháp luật khác về quản lý môi trường.
2.2.2. Lợi ích của ISO 14001
• Đối với lĩnh vực môi trường:
- Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết hợp
chặt chẽ với cải tiến liên tục.
- Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.
- Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức doanh nghiệp gây ra.
- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố cho môi trường và hệ sinh thái.
- Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức.
- Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường.
• Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận
- Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng, nâng cao cơ hội tiếp cận
huy động vốn và giao dịch.
- Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế.
- Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần.
- Cải tiến việc kiểm soát các chi phí.
- Tiết kiệm được vật tư và năng lượng.
• Đối với lĩnh vực pháp lý
- Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường.
- Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.
- Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 14
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
- Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền.
- Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp.
2.2.3. Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001
2.2.3.1. Định nghĩa Hệ thống quản lý môi trường
Hệ thống quản lý môi trường là một chu trình liên tục từ lập kế hoạch, thực hiện, xem
xét lại đến cải tiến các quá trình và các hành động của một tổ chức nhằm đạt được các
nghĩa vụ môi trường của tổ chức đó (USEPA, 2001).
Hầu hết các mô hình HTQLMT được xây dựng dựa trên mô hình “Plan, Do, Check,
Act” (lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) của Sheward và Deming (EPA,
2001). Mô hình này đảm bảo các vấn đề môi trường luôn được xác định, kiểm soát và
theo dõi một cách có hệ thống, tạo ra sự cải tiến liên tục của các kết quả hoạt động môi
trường.
Hình 2.1: Mô hình “Plan, Do, Check, Act”
2.2.3.2. Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng tuân theo mô hình

“Plan, Do, Check, Act” nhằm tạo nên sự cải tiến liên tục. Áp dụng cách tiếp cận này, mô
hình HTQLMT ISO 14001 được mở rộng thành 17 yếu tố được nhóm lại trong 5 cấu
phần chính bao gồm chính sách môi trường, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động
khắc phục và xem xét lại của lãnh đạo.
Cải tiến liên tục
Xem xét của lãnh đạo
Kiểm tra
Chính sách môi trường
Lập kế hoạch
Thực hiện & điều hành
Hình 2.2: Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001
Sau đây là phần trình bày sơ lược về các yếu tố trong HTQLMT theo ISO 14001:
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 15
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
• Chính sách môi trường (4.2): Đưa ra bản tuyên bố về các cam kết của tổ chức đối
với môi trường. Chính sách được sử dụng như một khuôn khổ cho việc lập kế
hoạch và hành động.
• Lập kế hoạch (4.3)
- Các khía cạnh và tác động môi trường (4.3.1): Nhận dạng các thuộc tính môi trường
của các sản phẩm, hoạt động và dịch vụ. Xác định xem thuộc tính nào có tác động đáng
kể lên môi trường.
- Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác (4.3.2): Xác định và đảm bảo tiếp cận được
với các quy định pháp luật cũng như các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ.
- Mục tiêu và chỉ tiêu (4.3.3): Thiết lập các mục tiêu môi trường cho tổ chức dựa trên
chính sách môi trường, các tác động môi trường của tổ chức, quan điểm của các bên hữu
quan và các nhân tố khác.
- Chương trình quản lý môi trường (4.3.4): Lên kế hoạch các hành động cần thiết để đạt
được mục tiêu và chỉ tiêu đề ra.
• Thực hiện (4.4)
- Cơ cấu và trách nhiệm (4.4.1): Thiết lập bổn phận và trách nhiệm trong công tác quản

lý môi trường và cung cấp đầy đủ nguồn lực.
- Đào tạo, nhận thức và năng lực (4.4.2): Đảm bảo các nhân viên được đào tạo và có đủ
khả năng thực hiện các trách nhiệm môi trường.
- Thông tin liên lạc (4.4.3): Thiết lập các quy trình thông tin liên lạc nội bộ và với bên
ngoài về các vấn đề quản lý môi trường.
- Tài liệu HTQLMT (4.4.4): Duy trì các thông tin về HTQLMT và các tài liệu liên quan.
- Kiểm soát văn bản (4.4.5): Đảm bảo quản lý hiệu quả các thủ tục và các tài liệu khác
của hệ thống.
- Kiểm soát điều hành (4.4.6): Xác định, lập kế hoạch và quản lý các hoạt động và điều
hành dựa trên chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu.
- Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp (4.4.7): Xác định các tình huống
khẩn cấp có thể xảy ra và xây dựng các thủ tục ngăn ngừa và đối phó.
• Kiểm tra và hành động khắc phục (4.5)
- Giám sát và đo (4.5.1): Giám sát các hoạt động chính và theo dõi kết quả hoạt động.
Tiến hành đánh giá định kỳ sự tuân thủ đối với các yêu cầu pháp luật.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 16
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
- Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa (4.5.2): Xác định, khắc phục
các vấn đề và ngăn ngừa sự tái diễn của chúng.
- Hồ sơ HTQLMT (4.5.3): Duy trì và quản lý các hồ sơ về kết quả hoạt động của
HTQLMT.
- Kiểm toán HTQLMT (4.5.4): Định kỳ kiểm tra lại xem HTQLMT có hoạt động đúng
theo ý muốn không.
• Xem xét lại của lãnh đạo (4.6): Lãnh đạo tổ chức định kỳ xem xét lại HTQLMT
theo cách nhìn cải tiến liên tục.
Các yếu tố này tương tác với nhau tạo nên một khuôn khổ cho cách tiếp cận tổng hợp
và có hệ thống trong việc quản lý môi trường. Kết quả cuối cùng của sự tương tác giữa
các yếu tố này chính là sự cải tiến liên tục của toàn bộ hệ thống. Với sự cải tiến liên tục
của HTQLMT, tổ chức có thể đạt được lợi ích thứ cấp là sự cải tiến liên tục của kết quả
hoạt động môi trường.

2.2.4. Các thuật ngữ quản lý môi trường theo ISO 14001 : 2004
• Chuyên gia đánh giá (Auditor)
Người có đủ năng lực để tiến hành một cuộc đánh giá
• Cải tiến liên tục (Continual improvement)
Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý môi trường nhằm đạt được những cải
tiến trong kết quả hoạt động môi trường tổng thể và nhất quán với chính sách môi trường
của tổ chức.
Chú thích: Quá trình này không nhất thiết phải được tiến hành một cách đồng thời ở
tất cả các lĩnh vực hoạt động.
• Hành động khắc phục (corrective action)
Hành động loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện.
• Tài liệu (document)
Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin.
Chú thích 1: Phương tiện có thể là trên giấy, đĩa từ, bản điện tử hay đĩa quang, ảnh
hay mẫu gốc hay mọi sự kết hợp của chúng.
Chú thích 2: Chấp nhận theo TCVN 9000:2000, 3.7.2.
• Môi trường (environment)
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 17
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức, kể cả không khí, nước, đất,
nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mối quan hệ
qua lại của chúng.
Chú thích: Những thứ bao quanh nói trên ở đây là từ nội bộ một tổ chức mở rộng tới
hệ thống toàn cầu.
• Khía cạnh môi trường (environmental aspect)
Yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức có thể tác
động qua lại với môi trường.
Chú thích: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là khía cạnh có hoặc có thể có một tác
động môi trường đáng kể.
• Tác động môi trường (environmental impact)

Bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường dù là bất lợi hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng
phần do các khía cạnh môi trường của một tổ chức gây ra.
• Hệ thống quản lý môi trường (environmental management system)
HTQLMT/EMS
Một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức được sử dụng để triển khai và áp
dụng chính sách môi trường, quản lý các khía cạnh môi trường của tổ chức.
Chú thích 1: Hệ thống quản lý là một tập hợp các yếu tố liên quan với nhau được sử
dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó.
Chú thích 2: Hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch,
trách nhiệm, thực hành, thủ tục, quá trình và nguồn lực.
• Mục tiêu môi trường (environmental objective)
Mục đích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách môi trường mà tổ chức tự
đặt ra cho mình nhằm đạt tới.
• Kết quả hoạt động môi trường (environmental performance)
Các kết quả có thể đo được về sự quản lý các khía cạnh môi trường của một tổ chức.
Chú thích: Trong khuôn khổ một hệ thống quản lý môi trường, các kết quả có thể đo
được là dựa trên chính sách môi trường, mục tiêu môi trường, chỉ tiêu môi trường của
một tổ chức và các yêu cầu khác về kết quả hoạt động môi trường.
• Chính sách môi trường (environmental policy)
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 18
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Tuyên bố một cách chính thức của lãnh đạo cấp cao nhất về ý đồ và định hướng
chung đối với kết quả hoạt động môi trường của một tổ chức.
Chú thích: Chính sách môi trường tạo ra khuôn khổ cho hành động và định ra các
mục tiêu môi trường, chỉ tiêu môi trường.
• Chỉ tiêu môi trường (environmental target)
Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện đối với một tổ chức hoặc các bộ phận của
nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường và cần phải đề ra, phải đạt được để
vươn tới các mục tiêu đó.
• Bên hữu quan (interested party)

Cá nhân hoặc nhóm liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng từ kết quả hoạt động môi
trường của một tổ chức.
• Đánh giá nội bộ (internal audit)
Một quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản nhằm thu thập các bằng
chứng đánh giá và đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện
các chuẩn mực đánh giá hệ thống quản lý môi trường do tổ chức thiết lập.
Chú thích: Trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với các tổ chức nhỏ, yêu cầu về tính
độc lập có thể được thể hiện bằng việc không liên quan về trách nhiệm với hoạt động
được đánh giá.
• Sự không phù hợp (nonconformity)
Sự không đáp ứng/ thỏa mãn một yêu cầu.
(TCVN ISO 9000:2000, 3.6.2)
• Tổ chức (organization)
Bất kỳ công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan có thẩm quyền hoặc viện, hoặc
một bộ phận hay kết hợp của chúng, dù là được tích hợp hay không, công hoặc tư mà có
các chức năng và quản trị riêng của mình.
Chú thích: Với các tổ chức có nhiều đơn vị hoạt động, thì một đơn vị hoạt động riêng
lẻ cũng có thể được xác định như là một tổ chức.
• Hành động phòng ngừa (preventive action)
Hành động để loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp tiềm ẩn.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 19
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
• Ngăn ngừa ô nhiễm (preventive of pollution)
Sử dụng các quá trình, các biện pháp thực hành, các kỹ thuật, các vật liệu, các sản
phẩm, các dịch vụ hoặc năng lượng để tránh, giảm bớt hay kiểm soát (một cách riêng rẽ
hoặc kết hợp) sự tạo ra, phát thải, hoặc xả thải bất kỳ loại chất ô nhiễm hoặc chất thải nào
nhằm giảm thiểu tác động môi trường bất lợi.
Chú thích: Ngăn ngừa ô nhiễm có thể bao gồm việc giảm thiểu hoặc loại bỏ từ nguồn,
thay đổi quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, thay
thế vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, phục hồi, tái sinh, tái chế và xử lý.

• Thủ tục (procedure)
Cách thức được quy định để tiến hành một hoạt động hoặc một quá trình.
Chú thích 1: Thủ tục có thể được lập thành văn bản hoặc không.
Chú thích 2: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000:2000, 3.4.5.
• Hồ sơ (record)
Tài liệu công bố các kết quả đạt được hoặc cung cấp bằng chứng về hoạt động được
thực hiện.
Chú thích: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000:2000, 3.7.6.
2.2.5. Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO
14001:2004
2.2.5.1. Yêu cầu chung
Tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ
thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và xác định cách
thức để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.
Tổ chức phải xác định và lập thành văn bản phạm vi của hệ thống quản lý môi
trường của mình.
2.2.5.2. Chính sách môi trường
Ban lãnh đạo phải xác định chính sách môi trường của tổ chức và đảm bảo trong
phạm vi đã xác định của hệ thống quản lý môi trường của mình, chính sách đó:
a) phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt động, sản phẩm và
dịch vụ của tổ chức đó,
b) có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm,
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 20
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
c) có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và với các yêu cầu khác mà tổ chức phải
tuân thủ liên quan đến các khía cạnh môi trường của mình,
d) đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường,
e) được lập thành văn bản, được áp dụng và được duy trì,
f) được thông báo cho tất cả nhân viên đang làm việc cho tổ chức hoặc trên danh nghĩa
của tổ chức, và

g) có sẵn cho cộng đồng.
2.2.5.3. Lập kế hoạch
• Khía cạnh môi trường
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:
a) nhận biết các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong
phạm vi đã xác định của hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát và các
khía cạnh môi trường mà tổ chức có thể bị ảnh hưởng, có tính đến các triển khai đã lập
kế hoạch hoặc mới, hoặc các hoạt động, sản phẩm và dich vụ mới hay được điều chỉnh,

b) xác định những khía cạnh môi trường có hoặc có thể có (các) tác động đáng kể tới môi
trường (nghĩa là các khía cạnh môi trường có ý nghĩa).
Tổ chức phải lập thành văn bản thông tin này và cập nhật chúng.
Tổ chức phải đảm bảo rằng các khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được xem xét đến
trong khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường của mình.
• Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:
a) nhận biết và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ
chức tán thành có liên quan đến các khía cạnh môi trường của mình, và
b) xác định cách thức áp dụng các yêu cầu này đối với các khía cạnh môi trường của tổ
chức. Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu về pháp luật tương ứng và các yêu cầu
khác mà tổ chức tán thành cần được xem xét khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống
quản lý môi trường cho mình.
• Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường bằng
văn bản, ở từng cấp và bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức. Các mục tiêu và chỉ
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 21
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
tiêu phải đo được, khi có thể, và nhất quán với chính sách môi trường, bao gồm các cam
kết ngăn ngừa ô nhiễm, tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức
tán thành, và cải tiến liên tục. Khi thiết lập và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu của

mình, tổ chức phải xem xét đến các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức
tán thành, và các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của mình. Tổ chức cũng phải xem xét
đến các phương án công nghệ, các yêu cầu về hoạt động kinh doanh và tài chính của tổ
chức và các quan điểm của các bên hữu quan.
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) chương trình môi trường
để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình. (Các ) chương trình phải bao gồm:
a) việc định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở từng cấp và bộ phận
chức năng tương ứng trong tổ chức, và
b) biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu.
2.2.5.4. Thực hiện và điều hành
• Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Lãnh đạo phải đảm bảo có sẵn các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện, duy trì
và cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Các nguồn lực bao gồm: nguồn nhân lực và kỹ
năng chuyên môn hóa, cơ sở hạ tầng của tổ chức, nguồn lực công nghệ và tài chính.
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn cần được xác định, được lập thành văn bản và được
thông báo nhằm tạo thuận lợi cho quản lý môi trường có hiệu lực. Ban lãnh đạo của tổ
chức bổ nhiệm một (hoặc các) đại diện của lãnh đạo cụ thể, ngoài các trách nhiệm khác,
phải có vai trò, trách nhiệm và quyền hạn xác định nhằm:
a) đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được thiết lập, thực hiện và duy trì phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn này,
b) báo cáo kết quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường cho ban lãnh đạo để xem
xét, kể cả các khuyến nghị cho việc cải tiến.
• Năng lực, đào tạo và nhận thức
Tổ chức phải đảm bảo bất cứ (những) người nào thực hiện các công việc của tổ chức
hay trên danh nghĩa của tổ chức có khả năng gây ra (các) tác động đáng kể lên môi
trường mà tổ chức xác định được đều phải có đủ năng lực trên cơ sở giáo dục, đào tạo
hoặc kinh nghiệm thích hợp và phải duy trì các hồ sơ liên quan. Tổ chức phải xác định
các nhu cầu đào tạo tương ứng với các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi
trường của tổ chức. Tổ chức phải cung cấp việc đào tạo hay tiến hành các hoạt động khác
để đáp ứng các nhu cầu này, và duy trì các hồ sơ liên quan.

SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 22
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để làm cho nhân
viên thực hiện công việc của tổ chức hoặc trên danh nghĩa của tổ chức nhận thức được:
a) tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về môi trường, với các
yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường,
b) các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và các tác động hiện tại hay tiềm ẩn liên quan với
công việc của họ và các lợi ích môi trường thu được do kết quả hoạt động của cá nhân
được cải tiến,
c) vai trò và trách nhiệm trong việc trong việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của
hệ thống quản lý môi trường, và
d) các hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy định.
• Trao đổi thông tin
Đối với các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của mình, tổ chức
phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:
a) trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau của tổ chức,
b) tiếp nhận, lập thành văn bản và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan
bên ngoài.
Tổ chức phải quyết định để thông tin với bên ngoài về các khía cạnh môi trường
có ý nghĩa của tổ chức và phải lập thành văn bản quyết định của mình. Nếu quyết định
thông tin, tổ chức phải thiết lập và thực hiện một (hoặc các) phương pháp đối với thông
tin bên ngoài này.
• Tài liệu
Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường phải bao gồm:
a) chính sách, các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường,
b) mô tả phạm vi của hệ thống quản lý môi trường,
c) mô tả các điều khoản chính của hệ thống quản lý môi trường, tác động qua lại giữa
chúng và tham khảo đến các tài liệu có liên quan,
d) các tài liệu, kể cả các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này, và
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 23

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
e) các tài liệu, kể cả các hồ sơ được tổ chức xác định là cần thiết để đảm bảo tính hiệu lực
của việc lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát các quá trình liên quan đến khía cạnh môi
trường có ý nghĩa của tổ chức.
• Kiểm soát tài liệu
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường và theo yêu cầu của tiêu
chuẩn này phải được kiểm soát. Hồ sơ là một loại tài liệu đặc biệt và phải được kiểm soát
theo các yêu cầu nêu trong 4.5.4.
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để:
a) phê duyệt tài liệu về sự thoả đáng trước khi ban hành,
b) xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu,
c) đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu,
d) đảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng,
e) đảm bảo các tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết,
f) đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được tổ chức xác định là cần thiết cho
việc lập kế hoạch và vận hành hệ thống quản lý môi trường phải được nhận biết và việc
phân phối chúng được kiểm soát, và
g) ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng dấu hiệu nhận biết
thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó.
• Kiểm soát điều hành
Tổ chức phải định rõ và lập kế hoạch các tác nghiệp liên quan đến các khía cạnh môi
trường có ý nghĩa đã được xác định nhất quán với chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi
trường của mình nhằm đảm bảo chúng được tiến hành trong các điều kiện quy định bằng
cách:
a) thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục dạng văn bản nhằm kiểm soát các
tình trạng mà do thiếu các thủ tục này thì có thể dẫn đến sự hoạt động chệch khỏi chính
sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, và
b) quy định các chuẩn mực hoạt động trong (các) thủ tục, và
c) thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường có ý
nghĩa được xác định của hàng hóa và dịch vụ được tổ chức sử dụng và thông tin các thủ

tục và yêu cầu tương ứng có thể áp dụng cho các nhà cung cấp, kể cả các nhà thầu.
• Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 24
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục nhằm xác định rõ
các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và các sự cố tiềm ẩn có thể có (các) tác động đến môi
trường và cách thức tổ chức sẽ ứng phó với các tác động đó. Tổ chức phải ứng phó với
các tình trạng khẩn cấp và sự cố thực tế và ngăn ngừa hay giảm nhẹ các tác động có hại
mà chúng có thể gây ra. Tổ chức phải định kỳ xem xét và khi cần thiết, soát xét lại các
thủ tục về sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp, đặc biệt là sau khi sự
cố hoặc tình trạng khẩn cấp xảy ra.
Tổ chức cũng cần phải định kỳ thử nghiệm các thủ tục sẵn sàng đáp ứng với tình
trạng khẩn cấp khi có thể được.
2.2.5.5. Kiểm tra
• Giám sát và đo lường
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục để giám sát và đo
lường, trên cơ sở các đặc trưng chủ chốt của các hoạt động của mình có thể có tác động
đáng kể đến môi trường. (Các) thủ tục này phải bao gồm việc ghi lại thông tin nhằm
theo dõi kết quả hoạt động môi trường, các kiểm soát điều hành tương ứng và phù hợp
với các mục tiêu và các chỉ tiêu môi trường của tổ chức. Tổ chức phải đảm bảo rằng thiết
bị giám sát và đo lường đã hiệu chuẩn hay kiểm tra xác nhận được sử dụng và được bảo
dưỡng và phải duy trì các hồ sơ liên quan.
• Đánh giá sự tuân thủ
Nhất quán với cam kết tuân thủ của mình, tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì
một (hoặc các) thủ tục về định kỳ đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu luật pháp có thể
được áp dụng.
Tổ chức phải lưu giữ hồ sơ của các kết quả đánh giá định kỳ.
Tổ chức phải đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra. Tổ chức có
thể kết hợp việc đánh giá này với việc đánh giá sự tuân thủ pháp luật đã nêu trong 4.5.2.1
hay thiết lập một (hoặc các) thủ tục riêng.

Tổ chức phải lưu giữ hồ sơ của các kết quả đánh giá định kỳ.
• Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một (hoặc các) thủ tục liên quan đến (các)
sự không phù hợp thực tế và tiềm ẩn và để thực hiện hành động khắc phục và hành động
phòng ngừa. Các thủ tục này phải xác định các yêu cầu để:
a) nhận biết và khắc phục (các) sự không phù hợp và thực hiện (các) hành động để giảm
nhẹ các tác động môi trường của chúng,
SVTH: LÊ NGUYỄN HẢI VÂN Trang 25

×