Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty tnhh nam thành, kcn tân tạo, quận bình tân, tp. hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.28 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ SINH HỌC
d&c

ĐỒ ÁN T T NGHI P

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH
CHO CÔNG TY TNHH NHUỘM NAM THÀNH,
KCN TÂN TẠO, Q. BÌNH TÂN, TP. HCM

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH

: 108

GVHD : TS. Đ NG VI T HÙNG
SVTH : NGUYỄN THỊ KHÁNH LY
MSSV : 08B1080042

TP.HCM, 07/2010


LỜI CÁM ƠN
@&?
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của
Quý Thầy, Cô cùng nhiều người thân và bạn bè,
Em xin chân thành cảm ơn:
-

TS. Đặng Viết Hùng – Giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí



Minh, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện đồ án.
-

Q Thầy, Cô Khoa Môi trường – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.

Hồ Chí Minh, đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
-

Ban lãnh đạo công ty TNHH nhuộm Nam Thành đã tận tình giúp đỡ, tạo

điều kiện thuận lợi để em có cơ hội được thực hiện đồ án này.
-

Sự động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần của cha mẹ, người thân và sự đóng

góp ý kiến của bạn bè.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

TP. HCM, tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Khánh Ly


MỤC LỤC
@&?
LỜI CÁM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1 – MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.3. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2
1.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.5.3. Phạm vi thời gian........................................................................................ 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.6.1. Phương pháp luận ....................................................................................... 3
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
1.7. Ý nghóa của đề tài ............................................................................................ 5
1.7.1. Ý nghóa khoa học........................................................................................ 5
1.7.2. Ý nghóa thực tiễn ........................................................................................ 6
Chương 2 – TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
2.1. Định nghóa SXSH ............................................................................................ 7
2.2. Các điều kiện tiên quyết khi áp dụng SXSH ................................................... 8
2.3. Phương pháp luận của một chương trình SXSH............................................... 9
2.4. Các giải pháp SXSH ...................................................................................... 10


2.5. Các lợi ích từ việc thực hiện SXSH ............................................................... 13
2.5.1. Giảm chi phí sản xuất ............................................................................... 13
2.5.2. Giảm chi phí xử lý chất thải ..................................................................... 13
2.5.3. Cơ hội thị trường mới và được cải thiện ................................................... 13
2.5.4. Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp ............................................................. 13
2.5.5. Tiếp cận các nguồn tài chính dễ dàng hơn ............................................... 14

2.5.6. Môi trường làm việc tốt hơn ..................................................................... 14
2.5.7. Tuân thủ các quy định, luật môi trường tốt hơn........................................ 14
2.6. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện SXSH ........................................ 14
2.6.1. Thuận lợi .................................................................................................. 14
2.6.2. Khó khăn .................................................................................................. 15
2.7. Tình hình và xu thế áp dụng SXSH trên thế giới và ở Việt Nam .................. 16
2.7.1. Trên thế giới ............................................................................................. 16
2.7.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 19
2.8. Một số mô hình SXSH trong ngành dệt nhuộm đã được triển khai
tại Việt Nam .................................................................................................. 22
Chương 3 – TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÔNG TY
TNHH NAM THÀNH
3.1. Tổng quan về ngành dệt nhuộm .................................................................... 25
3.1.1. Hiện trạng ngành dệt nhuộm TP. HCM ................................................... 25
3.1.2. Các tác động tới môi trường của ngành dệt nhuộm .................................. 27
3.2. Tổng quan về công ty Nam Thành ................................................................ 29
3.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty ................................................................... 29
3.2.2. Tổng quan về quá trình sản xuất của công ty .......................................... 30
3.2.3. Hiện trạng môi trường tại công ty ........................................................... 32
3.2.4. Nhu cầu sử dụng điện, nước và nhiên liệu tại công ty ............................ 36
3.2.5. Hiện trạng vệ sinh công nghiệp – an toàn lao động tại công ty............... 38


Chương 4 – NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH CHO
CÔNG TY TNHH NHUỘM NAM THÀNH
4.1. Khởi động .......................................................................................................39
4.1.1. Thành lập đội SXSH .................................................................................39
4.1.2. Liệt kê các công đoạn trong quá trình nhuộm vải PES và cotton .............40
4.1.3. Xác định và lựa chọn công nghệ gây lãng phí ..........................................46
4.2. Phân tích các bước công nghệ .........................................................................46

4.2.1. Chuẩn bị sơ đồ công nghệ chi tiết .............................................................46
4.2.2. Cân bằng vật chất – năng lượng................................................................48
4.2.3. Tính toán chi phí theo dòng thải ................................................................56
4.2.4. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH ...........................58
4.2.5. Sàng lọc các giải pháp SXSH....................................................................63
4.3. Lựa chọn các giải pháp SXSH ........................................................................68
4.3.1. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật ..............................................................68
4.3.2. Đánh giá tính khả thi về kinh tế ................................................................71
4.3.3. Đánh giá tính khả thi về môi trường..........................................................74
4.3.4. Lựa chọn các giải pháp để thực hiện .........................................................77
4.4. Lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện các giải pháp SXSH...................................80
Chương 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận ..........................................................................................................85
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
@&?
BVMT

:

Bảo vệ môi trường

BTNMT

:


Bộ Tài nguyên Môi trường

BOD

:

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

:

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

:

Chất thải rắn

CTNH

:

Chất thải nguy hại

ÔN

:


Ô nhiễm

ÔNKK

:

Ô nhiễm không khí

Ô NMT

:

Ô nhiễm môi trường

PES

:

Vải Polyester

QCVT

:

Quy chuẩn Việt Nam

SS

:


Chất rắn lơ lửng

SX

:

Sản xuất

SXSH

:

Sản xuất sạch hơn

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

UNEP

:

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

UNIDO

:


Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc

USD

:

Đơn vị tiền tệ của Mỹ

WHO

:

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
@&?
Bảng 2.1. Kết quả áp dụng SXSH tại một số nước trên thế giới ........................... 18
Bảng 2.2. Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam.... 19
Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng các doanh nghiệp đã tham gia thực hiện
SXSH ở Việt Nam từ năm 1998 – 2006................................................................. 22
Bảng 2.4. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu về SXSH trong ngành Dệt nhuộm ..... 23
Bảng 3.1. Danh mục máy móc, thiết bị tại công ty................................................ 32
Bảng 3.2. Thành phần và tính chất nước thải dệt nhuộm ...................................... 33
Bảng 3.3. Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải do đốt dầu FO .................... 34
Bảng 3.4. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải
do đốt dầu FO ........................................................................................................ 35
Bảng 4.1. Các thành phần trong đội SXSH của công ty ........................................ 39
Bả ng 4.2. Bảng cân bằng nguyên vật liệu tính cho một mẻ sản xuất.................... 49
Bảng 4.3. Bảng cân bằng nước tính cho một mẻ sản xuất ..................................... 52

Bảng 4.5. Chi phí xử lý các dòng thải (tính cho một mẻ sản xuất)........................ 57
Bảng 4.6. Kết quả sàng lọc sơ bộ các giải pháp SXSH ......................................... 64
Bảng 4.7. Tổng kết kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH .................................... 68
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp SXSH ..... 69
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá tính khả thi về kinh tế của các giải pháp SXSH ....... 72
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá tính khả thi về môi trường của các
giải pháp SXSH ..................................................................................................... 75
Bảng 4.11. Kết quả thứ tự ưu tiên các lựa chọn ..................................................... 78
Bảng 4.12. Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ............................................ 80
Bảng 5.1. Tổng kết các kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu ........................ 86


DANH MỤC CÁC HÌNH
@&?

Hình 1.1. Sơ đồ phương pháp luận nghiên cứu ........................................................ 4
Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện SXSH .............................................................. 9
Hình 2.2 Sơ đồ phân loại các giải pháp SXSH ...................................................... 11
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức và quản lý nhân sự của công ty ....................................... 30
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nhuộm vải PES ............................................................. 30
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình nhuộm vải cotton .......................................................... 31
Hình 3.4. Nước chảy tràn trên sàn khi vệ sinh nhà xưởng ..................................... 37
Hình 3.5. Công nhân sử dụng nước sạch để vệ sinh hố thu nước thải .................... 37
Hình 3.6. Rò rỉ hơi tại các van do công nhân vận hành lò hơi ngủ quên
trong khi trực .......................................................................................................... 37
Hình 4.1. Sơ đồ tương quan giữa các bộ phận trong đội SXSH của công ty.......... 40
Hình 4.2. Máy nhuộm Jet đơn................................................................................ 42
Hình 4.3. Giản đồ nhuộm vải PES màu trung bình................................................ 42
Hình 4.4. Giản đồ nhuộm vải cotton màu trung bình............................................. 43
Hình 4.5. Máy căng định hình .............................................................................. 45

Hình 4.6. Sơ đồ quy trình nhuộm vải PES kèm theo dòng thải ............................. 47
Hình 4.7. Sơ đồ dòng năng lượng tổng quát của lò hơi.......................................... 53
Hình 4.8. Sơ đồ cân bằng nhiệt của lò hơi trong một ngày .................................... 56


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững là một trong những mục
tiêu hàng đầu của các ngành công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, một câu hỏi được
đặt ra cho các nhà doanh nghiệp là làm thế nào để giải quyết các vấn đề ô nhiễm
môi trường (ÔNMT) đồng thời vẫn nâng cao hiệu quả kinh tế.
Các giải pháp đang được các doanh nghiệp sử dụng hiện nay thường là xử lý
cuối đường ống (end-of-pipe). Đây là giải pháp vừa đắt tiền vừa không mang lại
hiệu quả lâu dài, thậm chí còn nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một giải pháp hữu hiệu hơn, vừa cải thiện
hiện trạng môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, nâng
cao nâng lực cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt giải pháp này phù hợp với khả
năng tài chính và năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, việc thực hiện SXSH sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì các sản phẩm của Việt Nam
buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường thế
giới. Vì thế, có thể xem việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu với
nước ta hiện nay.
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của xã hội nói chung, ngành dệt nhuộm cũng là một

trong những ngành mũi nhọn của nước ta. Năm 2008, sản lượng công nghiệp
ngành dệt nhuộm đạt tới 1 tỷ mét vải/năm, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau
ngành xuất khẩu dầu thô. Với tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua từ 11 –
GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 1


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

14%, ngành dệt nhuộm đang đóng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả
nước.
Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực đến nền kinh tế, ngành dệt nhuộm
cũng đang gây ra những vấn đề về môi trường cần quan tâm. Nước thải mang độ
kiềm/ độ axít cao, màu đậm, chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, nếu không
được xử lý tốt trước khi thải ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh
hưởng đến sức khỏe dân sinh. Khí thải, nhiệt từ các máy móc vận hành, lò hơi, lò
dầu đã làm cho bầu không khí nóng lên, gây ô nhiễm không khí. Do đó, có thể nói
ngành công nghiệp này đang chịu sự kiểm soát, khống chế về mặt môi trường
ngày càng chặt chẽ.
Hiện nay, Công ty TNHH Nam Thành tuy không nằm trong “Danh sách
Đen” danh mục các công ty gây ô nhiễm nặng nhưng cũng đang tạo nên một số
bức xúc về môi trường. Hơn nữa, ở đây chưa có khái niệm gì về SXSH, họ luôn
cho rằng việc tiêu hao nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất là điều không thể
tránh khỏi, họ chỉ quan tâm đến vấn đề làm sao xử lý chất thải khi nó phát sinh
chứ không nghỉ đến giải pháp ngăn ngừa chất thải phát sinh.
Đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH cho công ty
TNHH nhuộm Nam Thành” nhằm giúp công ty có một cái nhìn mới về SXSH, về
những và lợi ích về mặt kinh tế và môi trường mà SXSH đem lại, góp phần vào sự

phát triển bền vững của công ty.
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
-

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH, phân tích, đánh giá và lựa chọn các

giải pháp khả thi phù hợp với hiện trạng thực tế của công ty TNHH Nam Thành.
-

Xem đồ án này là cơ sở, tài liệu tham khảo cho công ty Nam Thành và các

cơ quan chức năng có thể xem xét vàø triển khai áp dụng SXSH trong thời gian
tới.

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 2


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, đồ án sẽ tập trung nghiên cứu các nội
dung sau:
-

Tổng quan về SXSH, tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam và trên thế giới.

-


Tổng quan về ngành nhuộm.

-

Tìm hiểu về quá trình sản xuất và hiện trạng môi trường tại công ty TNHH

Nam Thành.
-

Xác định các dòng thải, các công đoạn đoạn gây lãng phí nhất, cân bằng vật

chất – năng lượng
-

Phân tích nguyên nhân gây ra dòng thải và đề xuất các giải pháp SXSH.

-

Đánh giá và lựa chọn các giải pháp SXSH có tính khả thi nhất về mặt kinh tế,

kỹ thuật, môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.
-

Lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện các giải pháp SXSH.

1.5. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Công ty TNHH Nam Thành, Đường số 09, Lô số 02, Khu Công nghiệp Tân
Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực hiện đồ án có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
đề xuất các giải pháp SXSH và phân tích, lựa chọn các giải pháp khả thi, phù hợp
với hiện trạng thực tế của công ty để thực hiện được.
1.5.3. Giới hạn thời gian
Đồ án được thực hiện từ ngày 19/04/2010 đến ngày 19/07/2010.
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1. Phương pháp luận
Các bước nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH tại công ty Nam Thành
được tóm tắt theo sơ đồ sau:
GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 3


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

Thu thập tài liệu

Tổng quan về SXSH

Tổng quan về công ty

và ngà nh nhuộm

TNHH Nam Thành

Nghiên cứu đề xuất cá c giải pháp SXSH cho công ty Nam Thành


Khảo sát hoạt động

- Khảo sát hiện trạng sử

- Nghiên cứu, đề xuất

sản xuất; cách thức

dụng nguyên vật liệu, năng

các giải pháp SXSH.

vận hành lò hơi và cấp

lượ ng tại công ty.

- Phân tích, lựa chọn

hơi cho xưởng nhuộm

- Lựa chọn trọng tâm đánh

các giải pháp khả thi

của công ty.

giá SXSH.

phù hợp với hiện trạng
thực tế của công ty.


Tổng hợp tài liệu

Viết báo cáo
Hình 1.1. Sơ đồ phương pháp luận nghiên cứu.

1.6.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập thông tin
-

Thu thập thông tin từ các tài liệu, giáo trình, bài giảng đã được học và tham

khảo, các thông tin được đăng tải trên các webside có liên quan đến SXSH,
đến ngành nhuộm.
-

Thu thập các tài liệu liên quan đến đặc trưng ô nhiễm môi trường của ngành

nhuộm.
GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khaùnh Ly

Trang 4


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

-

Thu thập các thông tin về quy trình sản xuất, nhu cầu sử dụng nguyên vật


liệu, năng lượng và hiện trạng môi trường tại công ty.
b. Phương pháp khảo sát thực tế
-

Khảo sát phương cách quản lý và xử lý chất thải hiện có tại công ty.

-

Khảo sát quá trình quản lý, cách thức nhuộm vải, vận hành lò hơi, cấp hơi

cho quá trình nhuộm.
c. Tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được
-

Tổng hợp, phân tích các tài liệu về nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu – năng

lượng tại công ty.
-

Trên cơ sở phân tích các dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giá SXSH cho

công ty.
d. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Để có thể áp dụng SXSH thì cần phải chứng minh rằng khi áp dụng SXSH
công ty thu được lợi nhuận rõ ràng. Đồng thời xem xét tính khả thi về mặt kinh
tế và môi trường của các giải pháp.
e. Phương pháp trọng số
Dựa vào hệ số để lựa chọn các giải pháp SXSH.
f. Phương pháp chuyên gia

-

Đó là sự chỉ dẫn và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của

các nhóm SXSH trong quá trình nghiên cứu.
-

Đề xuất và lựa chọn các cơ hội SXSH khả thi để thực hiện thông qua việc

trao đổi, thống nhất ý kiến với nhóm SXSH và chuyên gia SXSH.
1.7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.7.1. Ý nghóa khoa học
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở khoa học là các môn học như: kỹ thuật
nhuộm – in hoa, phân tích hệ thống, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, sản
xuất sạch hơn.
GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 5


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

1.7.2. Ý nghóa thực tiễn
Vấn đề ô nhiễm môi trường, tiêu thụ điện, nước rất cao là vấn đề đang được
chú trọng quan tâm trong nhiều ngành công nghiệp nói chung, trong đó có ngành
dệt nhuộm. Do đó, để tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường thì việc áp dụng
SXSH là một yêu cầu cần thiết trong việc giảm thiểu được chất thải và giảm tiêu
tốn nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt.
Giải pháp SXSH đang được thực hiện phổ biến ở nước ngoài và hiện nay

cũng đang được nghiên cứu áp dụng ở nước ta một cách rộng rãi. Đây là một cách
tiếp cận mới trong việc thực hiện sản xuất có hiệu quả cả về kinh tế và môi trường
vì quá trình này luôn đi theo sát với các hoạt động sản xuất thực tế của công ty.
Mặt khác khi doanh nghiệp áp dụng SXSH tạo tiền đề cho việc đạt được ISO
14001 dễ dàng hơn. Thực tế cũng đã có nhiều nhiều cơ sở, doanh nghiệp đạt đạt
được rất nhiều lợi ích sau khi áp dụng SXSH.

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 6


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN

2.1. ĐỊNH NGHĨA SẢN XUẤT SẠCH HƠN
Khái niệm SXSH lần đầu tiên được Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
(UNEP) xây dựng và giới thiệu từ những năm 1990, với định nghóa: “SXSH là việc
áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình
sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi
ro cho con người và môi trường”.
Ø Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo đảm nguyên liệu và năng
lượng; loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả
các chất thải ngay tại nguồn thải.
Ø Đối với sản phẩm: SXSH chú trọng giảm thiểu tác động tiêu cực của sản

phẩm lên môi trường, sức khỏe và sự an toàn:

+

Trong suốt vòng đời của sản phẩm;

+

Từ khâu khai thác nguyên liệu qua khâu sản xuất và sử dụng, đến khâu

thải bỏ cuối cùng của sản phẩm.
Ø Đối với dịch vụ: SXSH kết hợp những lợi ích về môi trường vào thiết kế và
cung cấp dịch vụ.
Bên cạnh đó, SXSH còn có các khái niệm khác như: Giảm thiểu chất
thải/kiểm toán phòng ngừa chất thải; phòng ngừa ô nhiễm; hiệu suất sinh thái; sản
xuất không phế thải; công nghệ sạch/sản xuất sạch; năng suất xanh.v.v…
Nhận xét: Như vậy, điểm khác biệt chính giữa xử lý cuối đường ống (EOP)
và SXSH là thời điểm hành động. EOP là phương pháp tiếp cận tiến hành sau khi
vấn đề đã phát sinh, “phản ứng và xử lý”; trong khi đó, SXSH lại mang tính chủ
động, theo “triết lý dự đoán và phòng ngừa”. Phòng ngừa, như đã được thừa nhận
GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 7


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

rộng rãi, luôn luôn tốt hơn xử lý, theo cách hiểu "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Khi
việc giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua SXSH được tiến hành thì mức tiêu
thụ nguyên liệu thô và năng lượng cũng sẽ giảm theo. SXSH luôn hướng tới hiệu
quả sử dụng đầu vào tiến sát mức 100% trong giới hạn về tính khả thi kinh tế. Một

điểm quan trọng cần nhấn mạnh rằng, SXSH không phải chỉ đơn thuần là vấn đề
thay đổi thiết bị mà còn đề cập tới thay đổi thái độ quan điểm, áp dụng các bí
quyết và cải tiến quy trình sản xuất cũng như cải tiến sản phẩm.
2.2. CÁC ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT KHI ÁP DỤNG SXSH
Ø Tự nguyện, có sự cam kết của ban lãnh đạo: Một chương trình SXSH thành
công là chương trình có sự tự nguyện và cam kết mạnh mẽ từ phía lãnh đạo.
Chương trình này yêu cầu sự tham gia và giám sát trực tiếp cũng như thái độ
nghiêm túc được phản ánh qua hành động, chứ không chỉ trong lời nói.
Ø Có sự tham gia của công nhân vận hành: Những người giám sát và vận
hành cần phải tham gia tích cực ngay từ thời điểm ban đầu của chương trình
SXSH. Công nhân vận hành là những người đóng góp đáng kể trong việc xác định
và thực hiện các giải pháp SXSH.
Ø Làm việc theo nhóm: Để đánh giá SXSH thành công, không thể tiến hành
độc lập, mà phải có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhóm SXSH.
Ø Tiếp cận có hệ thống: Để SXSH trở nên có hiệu quả và bền vững, cầ n phải
xây dựng và đưa vào áp dụng một tiếp cận có hệ thống. Ban đầu, khi làm việc với
một số phần cơ bản có thể sẽ là hấp dẫn vì sẽ đem lại ngay các lợi ích. Nhưng mối
quan tâm này cũng sẽ nhanh chóng nguội đi nếu như không có các lợi ích bền
vững lâu dài. Chính vì vậy, cần phải có thêm thời gian và nỗ lực để đảm bảo tiếp
cận được thực hiện là có hệ thống và có tổ chức.
Ø Phương pháp luận khoa học: Để SXSH bền vững và có hiệu quả, cần phải
áp dụng và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá SXSH.

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 8


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành


2.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH SXSH
Đánh giá SXSH là một quy trình liên tục lặp đi lặp lại, bao gồm 6 bước cơ
bản được minh họa trong hình 2.1 dưới đây:

Bước 1
Khởi động
Bước 6

Bước 2

Duy trì SXSH

Phân tích các
công đoạn SX

Bước 5

Bước 3

Thực hiện các

Đề xuất cá c

giải pháp SXSH

giải pháp SXSH
Bước 4

Lựa chọn các giải pháp SXSH


Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện SXSH.

Œ Bước 1. Khởi động ( Getting Stared) gồm 3 nhiệm vụ
- NV1: Thành lập đội SXSH (Designate CP team)
- NV2: Liệt kê các công đoạn sản xuất (List of process step)
- NV3: Xác định và lựa chọn các công đoạn gây lãng phí (Indentify and
select wasteful unit operation)

• Bước 2. Phân tích các công đoạn (Analysis of process step )
- NV4: Chuẩn bị sơ đồ công nghệ chi tiết (Process flow chart)
- NV5: Cân bằng vật liệu – năng lượng (Make meterial - Enerygy balance)
- NV6: Tính toán chi phí theo dòng thải (Assign cost to waste streams)
- NV7: Phân tích nguyên nhân gây ra dòng thải (Cause analysis)

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 9


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

Ž Bước 3. Đề xuất các giải pháp (SXSH (Development of CP Oppertunities)
Dự a trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và
mô tả các giải pháp SXSH có thể làm được.
- NV8: Xây dựng các cơ hội SXSH (Generating CP options)
- NV9: Lựa chọn các cơ hội có khả năng nhất (Selec workable Opportunities)

• Bước 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH ( Selection of CP options )

- NV10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật (Technical Feasibility)
- NV11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế (Financial Viability)
- NV12: Đá nh giá tính khả thi về môi trường (Environmental Feasibility)
- NV13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện (Select Solutions for
Implementation)

• Bước 5. Thực hiện các giải pháp SXSH (Implaementation of CP options)
- NV14: Chuẩn bị thực hiện (Prepare for Implementation)
- NV15: Thực hiện các giải pháp SXSH (Implement CP Options)
- NV16: Giám sát và đánh giá kết quả (Monitor and Evaluate results)

‘ Bước 6. Duy trì SXSH (Sustainining CP)
- NV17: Duy trì các giải pháp SXSH (Sustain CP)
- NV18: Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá.
(Select new focus area for next CPA). (Tiếp theo đến nhiệm vụ 3 của bước 1)

2.4. CÁC GIẢI PHÁP SXSH
Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các
thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH có
thể được chia thành 3 nhóm sau:

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 10


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

PHÂN LOẠI CÁC GIẢI PHÁP SXSH

Giảm chất thải tại nguồn

Tuần hoàn

Quản lý nội vi

Tận thu, tái sử dụng tại chỗ

Kiểm soát tốt quá trình

Tạo ra sản phẩm phụ

Thay đổi nguyên liệu

Cải tiến sản phẩm

Cải tiến thiết bị

Thay đổi sản phẩm

Công nghệ sản xuất mới

Thay đổi bao bì

Hình 2.2. Sơ đồ phân loại các giải pháp SXSH.

Œ Giảm chất thải tại nguồn
Ø Quản lý nội vi: Đây là kỹ thuật SXSH đơn giản nhất. Quản lý nội vi không
đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi phát hiện các vấn đề
thuộc phạm vi này. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là quản lý nhà xưởng tốt,

khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt các thiết bị khi không sử dụng đểå
tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm
của ban lãnh dạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
Ø Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các đều kiện sản xuất được tối ưu
hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của
quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, tốc độ…, cầ n được giám sát và
duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như đối với quản lý nội vi,
việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như
việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
Ø Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng
bằng các nguyên liệu khác ít độc hại, dễ tái tạo và thân thiện với môi trường hơn.
GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 11


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

Thay đổi nguyên vật liệu cũng có thể mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để
đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
Ø Cải tiến thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít
hơn. Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước
kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng hay lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ
phận cần thiết trong thiết bị.
Ø Sử dụng công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới, hiện đại
và có hiệu quả hơn, giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp
SXSH khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết
kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.


• Tuần hoàn
Ø Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: Là việc thu gom chất thải và sử dụng lại cho
quá trình sản xuất (ví dụ như sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho một quá
trình khác).
Ø Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu gom và xử lý các dòng thải để có thể
trở thành một sản phẩm mới hoặc để bán ra cho các cơ sở sản xuất khác (ví dụ:
lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm
các chất độn thực phẩm).

Ž Cải tiến sản phẩm
Ø Thay đổi sản phẩm: Là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản
phẩm đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm được lượng nguyên liệu và
hoá chất độc hại sử dụng.
Ø Các thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, đồng thời
bảo vệ được sản phẩm. Ví dụ như sử dụng bìa cac-tông cũ thay thế cho các loại
xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 12


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

2.5. CÁC LI ÍCH TỪ VIỆC THỰC HIỆN SXSH
SXSH có ý nghóa đối với tất cả các doanh nghiệp, không kể qui mô lớn hay
nhỏ. SXSH giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chất thải. Các lợi ích này
có thể tóm tắt như sau:
2.5.1. Giảm chi phí sản xuất

SXSH giúp làm giảm việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng trong
quá trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng một
cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc áp dụng SXSH còn có nhiều khả năng thu hồi và tái sử dụng
các phế phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào và chi phí xử lý.
2.5.2. Giảm chi phí chi phí xử lý chất thải
SXSH sẽ làm giảm khối lượng nguyên vật liệu thất thoát đi vào dòng thải và
ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, do đó sẽ làm giảm khối lượng và tốc độ độc hại của
chất thải cuối đường ống, vì vậy chi phí liên quan đến xử lý chất thải sẽ giảm và
chất lượng môi trường của công ty cũng được cải thiện.
2.5.3. Cơ hội thị trường mới được cải thiện
Nhận thức về các vấn đề môi trường của người tiêu dùng ngày càng tăng tạo
nên nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Điều này mở ra cơ hội
thị trường mới và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành cạnh tranh
hơn nếu tập trung nỗ lực vào SXSH.
SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001, mở ra một thị trường mới và khả năng tiếp
cận thị trường xuất khẩu tốt hơn.
2.5.4. Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp
SXSH phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp với hình ảnh "xanh" sẽ được xã hội và các cơ quan chức năng có cái nhìn
thiện cảm hơn vì đã quan tâm đến vấn đề môi trường.
GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 13


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành


2.5.5. Tiếp cận các nguồn tài chính dễ dàng hơn
Hiện nay, các dự án đầu tư cho SXSH bao gồm các thông tin về tính khả thi
về kỹ thuật, kinh tế, môi trường. Đây là cơ sở cho việc tiếp nhận các hỗ trợ của
ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Các cơ quan tài chính quốc tế đã nhận thức rõ
các vấn đề BVMT và xem xét các đề nghị vay vốn từ góc độ môi trường. Việc lập
kế hoạch hành động về SXSH gắn liền với kế hoạch sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp sẽ mang lại ấn tượng tốt về ý thức BVMT của các doanh nghiệp tới
các tổ chức cho vay vốn. Với việc làm này, khả năng tiếp cận với các nguồn hỗ trợ
tài chính của các doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
2.5.6. Môi trường làm việc tốt hơn
Bên cạnh các lợi ích kinh tế và môi trường, SXSH còn cải thiện các điều kiện
an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên. Các điều kiện làm việc thuận lợi
làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâm kiểm soát chất thải tránh lãng
phí, gây ô nhiễm làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sức khoẻ người sản xuất.
2.5.7. Tuân thủ các qui định, luật môi trường tốt hơn
SXSH giúp việc xử lý chất thải hiệu quả và rẻ tiền hơn do lưu lượng và tải
lượng các chất thải giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra các chất thải. Điều này
có ý nghóa đối với môi trường đồng thời dễ dàng đáp ứng, thỏa mãn các tiêu
chuẩn, qui định của luật môi trường đã ban hành.
2.6. NHỮNG THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN SXSH
2.6.1. Thuận lợi
-

Việt Nam đã ký tuyên ngôn quốc tế về SXSH vào tháng 9/1999. Quan điểm

chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam là tăng trưởng nhanh, hiệu quả
và bền vững. Sự bền vững trong phát triển phải dựa trên ba nền tảng là kinh tế, xã
hội và môi trường. Các nền tảng này phải được kết hợp hài hòa với nhau. SXSH là
một cách tiếp cận liên kết được lợi ích của cả ba mặ t đó.


GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 14


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

-

Thủ tướng chính phủ đã có quyết định (4/2003) về “kế hoạch xử lý triệt để

các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng”. Trong đó, chính phủ xác định phải đẩy
mạnh áp dụng các công nghệ sạch và thân thiện với môi trường.
Sự quan tâm của các cơ quan quản lý, của các tổ chức trong và ngoài nước.

-

Các tổ chức quốc tế đã tài trợ tiền, nhân lực và cung cấp những thông tin quý giá
giúp ta triển khai thực hiện SXSH như: Chương trình môi trường của Liên hiệp
quốc “Công nghiệp và môi trường” (UNEPIE); Tổ chức ngân hàng thế giới (WB);
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO); Hội đồng doanh
nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới (WBESD).v.v…
-

Có các dự án thử nghiệm, trình diễn thành công và thuyết phục.

-

Việt Nam đã gia nhập WTO nên sức ép cạnh tranh sản phẩm trên thị trường


quốc tế gia tăng mạnh.
-

Nhận thức, kiến thức về SXSH ngày càng trở nên quen thuộc đối với doanh

nghiệp.
2.6.2. Khó khăn
Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cải
thiện môi trường làm việc và giảm thiểu Ô NMT. Tuy nhiên trong quá trình áp
dụng lại phát sinh các rào cản sau:

Œ Rào cản trong nội bộ doanh nghiệp
Ø Về nhận thức của các doanh nghiệp
-

Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, họ nghó

SXSH là việc rất khó thực hiện, áp dụng tốn kém nhiều nên còn nhiều sự trì trệ
ở cấ p quản lý.
-

Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài, không muốn thay đổi quá trình sản xuất.

-

Thường chú trọng quá mức đối với sản xuất và tập trung vào xử lý cuối

đường ống.
-


Chưa đánh giá cao về giá trị của tài nguyên thiên nhiên.

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 15


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

-

Xem SXSH như là một dự án chứ không phải là một chiến lược được thực

hiện liên tục của công ty.
Ø Về kỹ thuật
-

Thiếu các phương tiện kỹ thuật để đánh giá SXSH hiệu quả.

-

Năng lực kỹ thuật còn hạn chế, hồ sơ ghi chép về sản xuất còn nghèo nàn.

-

Trong rất nhiều trường hợp, các công ty không có đủ cán bộ chuyên môn và

kỹ năng để áp dụng các phương pháp SXSH hoặc không có đủ thông tin về

công nghệ tốt nhất hiện có và công nghệ hấp dẫn về mặt kinh tế.

• Các rào cản từ bên ngoài
-

Thiếu các chuyên gia tư vấn về SXSH cho các ngành công nghiệp khác

nhau.
-

Việc tiếp cận các nguồn tài chính đầu tư cho SXSH còn nhiều thủ tục phiền

hà, rắc rối.
-

Luật môi trường chưa có tính nghiêm minh, việc cưỡng chế thực hiện luật

chưa chặt chẽ. Các qui định về môi trường còn quá tập trung vào xử lý cuối
đường ống.
2.7. TÌNH HÌNH VÀ DỤNG SXSH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.7.1. Trên thế giới
-

Năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra

sáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và
động viên các đối tác quảng bá khái niệm SXSH trên toàn thế giới.
-

Năm 1990 tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các


hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “Công
nghệ và Môi trường”.
-

Năm 1994, có hơn 32 Trung tâm SXSH được thành lập, trong đó có Việt

Nam. Năm 1998, UNEP chuẩn bị tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, chính sách tuyên
bố cam kết về chiến lược và thực hiện SXSH.
GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khaùnh Ly

Trang 16


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

-

SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước như Lithuania, Trung Quốc,

Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Tanzania, Mêhico,… Và đang được công nhận là một cách
tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp.
• Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các công ty triển khai SXSH,
con số này đã tăng lên 30% vào những năm 1990.
• Ở Cộng hòa Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH đã cho thấy
chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả
3

10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000 m /năm. Lợi ích kinh

tế ước tính khoảng 24 tỷ USD/năm.
• Ở Indonesia, bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000
USD/năm (ở nhà máy ximăng). Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho SXSH không
đến một năm.
• Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm tại 51 công ty trong 11 ngành công
nghiệp đã cho thấy SXSH đã giảm được ô nhiễm từ 15-31% và có hiệu quả gấp
5 lần so với các phương pháp truyền thống.
• Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình công ty liên
doanh HERO HONDA Motors (Ấn Độ: 55%, Nhật:45%) và công ty Tehri Pulp
and Perper Limited (bang Musaffarnagar), sau khi áp dụng SXSH đã giảm hơn
giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thụ, giảm 10% lượng
hơi tiêu thụ….Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000USD.

GVHD: TS. Đặng Viết Hùng
SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly

Trang 17


×