Bệnh sán lá gan trâu, bò
Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và
Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò, dê, cừu. Bệnh ở khắp nơi
trên thế giới.
Hiện nay bệnh sán lá gan là một bệnh xảy ra khá phổ biến ở trâu, bò, bệnh
thưởng ở thể mãn tính chỉ làm cho con vật gầy yếu, chậm lớn mà không gây ốm cấp
tính hoặc làm con vật quỵ ngã ngay, chính vì vậy người chăn nuôi thường khống phát
hiện được bệnh từ đó ít quan tâm đến việc phòng bệnh. Chúng tôi xin giới thiệu về
nguyên nhân, triệu chúng và các biện pháp phòng bệnh để người chăn nuôi quan tâm,
chủ động phòng bệnh.
Bệnh sán lá gan là một bệnh gây ra bởi 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và
Fasciola heptica ký sinh ở gan, mật và gây tác hại ở trâu bò, dê cừu. Bệnh ở khắp nơi
trên thế giới. Ở nước ta, bệnh được phát hiện khắp các tỉnh phía Bắc đến Nam. Tỷ lệ
trâu bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35 %, vùng đồng bằng và trâu bò khoảng
40 – 70 %.
Khác với một số ký sinh trùng khác vòng đời của sán lá gan có các giai đoạn
như sau: Sán lá trưởng thành sống trong các ống dẫn mật và túi mật của gan, đẻ trứng
ở đó. Trứng theo ống dẫn mật về ruột rồi thải ra ngoài theo phân. Trứng gặp các điều
kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm sẽ trở thành mao ấu di chuyển được trong nước
ao hồ. Mao ấu tìm và chui vào cơ thể ký chủ trung gian đó là loài ốc có phổi sống phỏ
biến ở hồ ao, ruộng trũng. Mao ấu phát triển thành bào ấu, vĩ ấu và chui ra khỏi ốc.
Vì ấu ra ngoài tự nhiên, rụng đuôi, biến thành “kén” tức là ấu trùng cảm nhiễm. Từ
trứng thành bào ấu cần khoảng 3 tháng để phát triển. Bào ấu trôi nổi trên mặt nước
rồi bám vào cỏ, các loài cây thủy sinh. trâu bò ăn phải thức ăn và nước uống có kén,
sẽ thành sán lá gan. Vào cơ thể ký chủ kén nở thành sán non và đi ngược theo ống
dẫn mật về mật và gan, ở lại đó phát triển thành giai đoạn trưởng thành mất khoảng 3
tháng.
Về dịch tễ học, bệnh sán lá gan là bệnh chung của hầu hết các loài thú đặc biệt
là loài nhai lại, kể cả người. Trâu bò bị nhiễm bệnh nặng hơn và ở tất cả các lứa tuổi.
Bê nghé non bị bội nhiễm sẽ phát bệnh ở thể cấp tỉnh. Trong điều kiện sinh thái ở
nước ta, đàn trâu bò thường bị nhiễm sán lá gan quanh năm. Bởi vì thời tiết ấm áp và
ẩm ướt trên mặt đất làm cho ốc ký chủ phát triển mạnh từ đó lảm môi giới truyền bào
ấu cho trâu bò suốt 12 tháng trong năm. Nhìn chung tất cả các trâu bò nhập nội đều
mắc bệnh sán lá gan, kể cả bò sữa. Trâu bò nhiễm sán khi gặp điều kiện không thuận
lợi vào vụ đông và đầu vụ xuân (làm việc nặng, thời tiêt lạnh, thiếu thức ăn xanh) sẽ
phát bệnh hàng loạt rồi chết, đôi khi tưởng lả một bệnh truyền nhiễm.
Về bệnh lý, sán non trong quá trình di chuyển thường gây hiện tượng tắc ống
dẫn mật, tổn thương niêm mạc ruột non dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và ống
dẫn mật. Sán trưởng thành sống trong ống dẫn mật và túi mật di chuyển gây tổn
thương cơ giới và gây viêm túi mật, viêm gan nhiễm khuẩn. Sán trưởng thành cướp
chất dinh dưỡng và ăn hồng cầu từ gan, mật để sống và phát triển làm cho trâu bò gầy
còm và thiếu máu trầm trọng. Sán trưởng thành trong quá trình ký sinh còn tiết ra
độc tố tác động đến bộ máy tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, rồi viêm ruột cấp tính và
mãn tính làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trâu bò và dẫn đến tử vong do kiệt sức.
Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh sán lá gan, khi trâu, bò bị bệnh thấy con
vật gầy còm, suy nhược thiếu máu, ỉa chảy kéo dài nhưng đôi khi lại thấy con vật ỉa
táo làm cho con vật mất dần khả năng lao tác và sinh sản. Nếu trâu, bò bị bệnh ở thể
cấp tính thấy con vật bỏ ăn, đầy chướng dạ cỏ sau đó ỉa chảy dữ dội, phân lỏng xám
có mùi tanh, niêm mạc nhợt nhạt nhất là ở niêm mạc mắt, miệng, hậu môn. trương
hợp bệnh nặng, chỉ vài ngày sau súc vật bệnh nằm bệt không đi lại được và có thể
chết trong trường hợp mất nước, rối loạn điện giải và kiệt sức. Hiện tượng này
thường xảy ra ở bê nghé non dưới 6 tháng tuổi. Khi trâu bò nhiễm sán gây ỉa chảy
cũng sẽ bị kế phát bệnh khác nhất là bệnh truyền nhiễm. Trong thực tế các trường
hợp kế phát xảy ra nhiều, khi mổ trâu bò chết mới phát hiện trâu bò bị nhiễm sán lá
gan quá nặng.
Để chẩn đoán bệnh sán lá gan cần căn cứ vào các triệu chứng điển hình như ỉa
chảy kéo dài, con vật gầy yếu, nuôi chậm lớn. trường hợp cả vùng bị nhiều nhất là ở
các khu vực có nhiều mương máng, ao hồ thì có thể lấy mẫu phân để tìm trứng sán
(biện pháp này cũng đơn giản không quá cầu kỳ như các bệnh ký sinh trùng đường
máu).
Điêù trị bệnh sán lá gan, hiện nay thường dùng một số thuốc thông thường
nhưng cũng có hiệu quả cao đó là:
- Phác đồ 1: Dùng Dertyl B với liều 6 – 8 mg/kg thể trọng. Thực tế dùng viên
Dertyl B của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet thì dùng 1 viên (viên nén
tròn có màu hồng) tẩy cho 50 kg thể trọng. Cho trâu bò uống vào buổi sáng là tốt
nhất, uống xong có thể cho trâu bò đi chăn thả bình thường.
- Phác đồ 2: Dùng thuốc Benvet 600 của Công ty TNHH Thú y xanh Việt
Nam, viên nén bầu dục có màu trắng tẩy 1 viên cho 60 kg thể trọng. Cho uống vào
buổi sáng sớm trước khi cho trâu bò đi chăn thả.
Hai loại thuốc trên còn dùng để phòng định kỳ hàng năm cho trâu bò, thuốc sử
dụng an toàn có hiệu quả phòng trị bệnh cao.
Để phòng bệnh sán lá gan cần thực hiện 4 quy trình như sau:
- Định kỳ tẩy sán bằng một trong hai loại thuốc trên với 1 - 2 lần/ năm.
- Ủ phân để diệt mầm bệnh và trứng sán
- Diệt ký chủ trung gian dó là các loài ốc bằng biện pháp có thể phun Sunphats
đồng (CuSO
4
) nồng độ 3 – 4 % lên bãi cỏ, cây thủy sinh.
- Nâng cao sức đề kháng cho trâu bò bằng chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cho trâu
bò ăn uống đầy đủ.
Nguyễn Ngọc Sơn
Đơn vị thực hiện: Cty TNHH Cường Thịnh