Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.71 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****

MA ĐỨC TÙNG

QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội - 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****

MA ĐỨC TÙNG

QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Hà Nội - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2020
Tác giả

Ma Đức Tùng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên TS. Nguyễn Thị Liên
Hương đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn “Quản lý của Sở Công
Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc”

của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Viện Thương Mại và
Kinh tế Quốc tế, Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân
đã xây dựng, góp ý và tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới ban Lãnh đạo và các chuyên viên Sở Công
thương tỉnh Cao Bằng đã nhiệt tình cung cấp số liệu và giúp đỡ tơi nhiệt tình
trong q trình nghiên cứu thực trạng tại sở.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Ma Đức Tùng



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................6
DANH MỤC BẢNG, HÌNH.............................................................................7
BẢNG:...............................................................................................................7
Bảng 2.1: Loại hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng giai
đoạn 2016-2019 Error: Reference source not found.........................................7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viêt tắt
XKNS
QLNN
NSXK
UBND
GTGT
VSATTP
HNQT
WTO
XNK
KHCN
XTTM
KKTCK
KTTĐ
KT–XH
XK
NK

Nghĩa tiếng việt
Xuất khẩu nông sản

Quản lý nhà nước
Nông sản xuất khẩu
Ủy ban nhân dân
Giá trị gia tăng
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Hội nhập quốc tế
Tổ chức thương mại thế giới
Xuất nhập khẩu
Khoa học công nghệ
Xúc tiến thương mại
Khu kinh tế cửa khẩu
Kinh tế trọng điểm
Kinh tế- xã hội
Xuất khẩu
Nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG:
Bảng 2.1: Loại hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2016-2019.............................................Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2016-2019.............................Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung quốc qua các
cửa khẩu tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2019. Error: Reference source not
found
Bảng 2.4: Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nơng sản giai đoạn 2016-2019...Error:
Reference source not found
HÌNH:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng..........Error:

Reference source not found
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN của Sở Công thương đối với XKNS..........Error:
Reference source not found


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****

MA ĐỨC TÙNG

QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2020


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Lý do chọn đề tài
Trên thực tế, cơ hội xuất khẩu nông sản, hoa quả tươi của Việt Nam qua các
cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng - Việt Nam)
- Long Bang (Bách Sắc - Quảng Tây -Trung Quốc) rất lớn. Bởi thành phố Bách
Sắc là một trong những trung tâm lớn cung cấp khoảng 30% lượng hàng nông sản

của Trung Quốc, tiêu thụ đến hơn 200 thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải,
Thiên Tân. Ngoài ra, từ năm 2013 thành phố này đã đưa vào sử dụng chuyến tàu
chuyên dùng (đông lạnh) để vận chuyển hàng hóa đi Bắc Kinh với khoảng 6 triệu
tấn/năm. Bên cạnh đó trong năm 2016, Tổng Cục Kiểm tra chất lượng quốc gia
Trung Quốc đã sát hạch nghiệm thu và phê chuẩn cho tỉnh Quảng Tây được tăng
thêm 4 cửa khẩu chỉ định nhập khẩu hoa quả, trong đó có cửa khẩu Long Bang,
Thủy Khẩu đối ứng với cửa khẩu Trà Lĩnh, Tà Lùng của Cao Bằng; đồng thời tỉnh
Quảng Tây cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nông
sản của Việt Nam như: đẩy mạnh phát triển hạ tầng cửa khẩu nhằm giảm ùn tắc
hàng hóa; hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu hoa quả tươi của Việt Nam, cho
phép đưa thêm mặt hàng thanh long, nhãn, măng cụt vào danh mục hỗ trợ nhập
khẩu và doanh nghiệp có thể nhập khẩu các loại hoa quả này qua cửa khẩu biên
giới thông qua phương thức thương mại chính ngạch hoặc tiểu ngạch ...
Từ những nhận định trên, đề tài: “Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao
Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc” được chọn để
nghiên cứu.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn
tỉnh. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quản lý của Sở
Công thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung
Quốc trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao
Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.


ii


- Phân tích thực trạng quản lý của Sở Cơng thương tỉnh Cao Bằng đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc thời gian qua.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở Công
thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề quản lý của Sở Công
thương đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Quản lý nhà nước của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất
khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu với chủ thể quản lý là Sở Công
thương tỉnh Cao Bằng.
- Về thời gian: Luận văn sử dụng các thông tin số liệu từ năm 2016 đến
năm 2019; đề xuất giải pháp, kiến nghị đến năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu
Nguồn thu thập dữ liệu
Phương pháp xử lý dữ liệu
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn gồm 03 Chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về quản lý của Sở Công thương đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh.
Chương 2. Thực trạng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở Công
Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CỦA SỞ
CÔNG THƯƠNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC QUA CÁC CỬA KHẨU CỦA TỈNH
Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản
Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu nông sản


iii

Khái niệm:
Xuất khẩu nông sản là hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của
một quốc gia sang một quốc gia khác, thơng qua đó, hai quốc gia trao đổi hàng
hóa và ngoại tệ và cả hai bên cùng có lợi.
Đặc điểm:
Một là, nơng sản là một loại hàng hố xuất khẩu, được bán trên thị trường
ngồi nước.
Hai là, chủ thể của XKNS (còn gọi là Bên bán) là các công ty, doanh nghiệp
kinh doanh XKNS.
Ba là, người bán và người mua hàng NSXK là những người sống ở các
nước khác nhau, có phong tục, tập quán và những nhu cầu khác nhau đối với
tiêu dùng hàng nông sản.
Bốn là, xuất khẩu (tiêu thụ) là khâu cuối cùng và cũng thu nhiều lợi nhuận
nhất trong chuỗi giá trị của hàng nơng sản.
Năm là, hoạt động XKNS có nhiều nước tham gia. Mỗi nước có thể
thực hiện tất cả các khâu trong chuỗi giá trị hàng NSXK, từ sản xuất, chế
biến, đến XKNS, hoặc chỉ tham gia khâu chế biến và XKNS tùy thuộc vào
khả năng và điều kiện của từng nước.
Khái niệm quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản
Khái niệm QLNN đối với XKNS là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước,
do các cơ quan nhà nước tiến hành thông qua việc sử dụng các chính sách, biện
pháp, cơng cụ của Nhà nước tác động tới hoạt động XKNS nhằm mục tiêu
XKNS bền vững và có hiệu quả cao.

Vai trị quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nơng sản
Góp phần định hướng phát triển nơng nghiệp hàng hóa, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy thương mại nông sản, tạo điều kiện cho thị trường
nơng sản hình thành, phát triển.
Cụ thể hóa những quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, hệ thống các luật,
chính sách chung và đặc thù có liên quan đến sản xuất và XKNS.
Hợp tác và phát triển thêm các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị
kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới, giữ ổn định nền kinh tế của đất nước.
Chức năng quản lý của Sở Công thương đối với xuất khẩu nông sản: Sở
Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công thương, trong đó
có lĩnh vực quản lý xuất khẩu nơng sản.


iv

Nội dung quản lý của Sở Công thương đối với xuất khẩu nông sản
Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý xuất khẩu
nông sản
Tổ chức, phân công và phối hợp trong quản lý xuất khẩu nông sản
Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản
Đánh giá và xử lý vi phạm về xuất khẩu nông sản
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản
Yếu tố khách quan
Yếu tố chủ quan
Kinh nghiệm của một số Sở Công thương địa phương về quản lý xuất khẩu nông
sản và bài học rút ra cho Sở Công thương tỉnh Cao Bằng
Kinh nghiệm của Sở Công thương tỉnh Lào Cai
Kinh nghiệm của Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn
Bài học rút ra cho Sở Công thương tỉnh Cao Bằng

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Khái quát về Sở Công thương tỉnh Cao Bằng và thực trạng xuất khẩu nông
sản sang thị trường Trung Quốc thông qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
Khái quát về Sở Công thương tỉnh Cao Bằng
Vị trí, chức năng
Sở Cơng Thương là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công
thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực.
Sở Cơng Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có
trụ sở tại thành phố Cao Bằng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động
của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh


v

Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Thương mại
Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Sở: Sở Cơng Thương có Giám đốc và khơng q 03 Phó Giám
đốc (Hiện nay Sở Cơng thương tỉnh Cao Bằng có 02 Phó Giám đốc).
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh và các công việc
được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân cơng hoặc ủy quyền.
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
cơng. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Ủy
nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ: Gồm 06 tổ
chức thuộc Sở
Thực trạng xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu
tỉnh Cao Bằng
Đặc điểm thị trường xuất khẩu nông sản Trung Quốc
Thứ nhất, về mức độ tiêu thụ nông sản, Trung Quốc là thị trường lớn nhất
thế giới
Thứ hai, Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam.
Thứ ba, Trung Quốc là thị trường có nhu cầu phong phú, đa dạng và khác
nhau giữa các vùng miền.
Thứ tư, Trung Quốc là thị trường đang phát triển.
Thứ năm, chính sách mậu dịch biên giới của Trung Quốc đã thu hút thương
nhân và doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nơng sản vào Trung Quốc.
Tình hình xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
Trong giai đoạn 2016 - 2019 hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa
bàn tỉnh Cao Bằng gặp nhiều khó khăn nhưng đang có chuyển biến tích cực.
Do tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động phức tạp và suy
thối kinh tế tồn cầu, nên hoạt động thương mại và dịch vụ tại các cửa khẩu trong
khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2016 trở về đây tuy có giảm sút đáng kể so với giai
đoạn 2010-2015.


vi


Các loại hình xuất, nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Cao Bằng:
Xuất, nhập khẩu chính ngạch
Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch
Kho ngoại quan
Tạm nhập, tái xuất
Các loại hình khác (như xuất, nhập khẩu trực tiếp; xuất khẩu tại chỗ; gia
cơng xuất khẩu; ủy thác...)
Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa
khẩu tỉnh Cao Bằng
Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng diễn ra tương đối sơi động và có sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của một
tỉnh có nhiều lợi thế về hoạt động xuất nhập khẩu như Cao Bằng.
Nhóm hàng nơng sản là nhóm hàng xuất khẩu truyền thống, quan trọng
trong tổng thể quan hệ thương mại Việt - Trung.
Phân tích thực trạng quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất
khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
Thực trạng công tác tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về
quản lý xuất khẩu nông sản.
Tham mưu UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt và ban hành các văn bản pháp
luật có liên quan đến xuất khẩu nông sản
Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị và trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản
Phối hợp trong công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu
nơng sản sang thị trường Trung Quốc
Chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản
Thực trạng tổ chức, phân công và phối hợp trong quản lý xuất khẩu nơng sản
Sở Cơng thương có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tham
mưu cho UBND tỉnh Cao Bằng về lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại biên giới đối
với mặt hàng nông sản xuất khẩu, có vai trị điều tiết và quản lý thị trường một cách chặt
chẽ, nhịp nhàng. Kiểm tra, giám sát các hoạt động XKNS nhằm tạo ra cơ chế kiểm tra,

kiểm soát hữu hiệu, nâng cao hiệu quả của QLNN đối với XKNS. Thực hiện đúng các
nguyên tắc QLNN và hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động thực phẩm, đảm bảo
không chồng chéo, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và hợp pháp của các tổ
chức cá nhân tham gia hoạt động XKNS.


vii

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Sở Công thương tỉnh Cao Bằng áp dụng
một hoặc cùng lúc các hình thức phối hợp với các Sở, Ban, Ngành khác.
Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản
Một là, Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan đã được pháp luật quy định và yêu cầu, nội dung cơng tác quản lý nhà
nước về kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh theo từng thời điểm.
Hai là, Việc phối hợp thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý
nhà nước về kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ
quy định pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi để các thương nhân, doanh nghiệp
thực hiện đúng quy định của pháp luật, không gây phiền hà, sách nhiễu đối với các
tổ chức, cá nhân.
Ba là, Trong q trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan có trách nhiệm chủ
động phối hợp hoạt động với cơ quan liên quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng
bộ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Bốn là, Việc tổ chức phối hợp lực lượng thanh tra, kiểm tra và xử lý theo
từng vụ việc căn cứ vào nguồn thông tin và công tác thanh tra, kiểm tra của từng
cơ quan và phải do người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, kiểm tra yêu cầu
bằng văn bản.
Qua đó, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt hàng hóa được tăng cường, đảm bảo
thường xuyên, chặt chẽ không để xảy ra tình trạng lợi dụng thực hiện các hành vi
bn lậu, gian lận thương mại; công tác phối hợp trao đổi thông tin với các lực
lượng chức năng trên địa bàn luôn được chú trọng.

Thực trạng công tác đánh giá và xử lý vi phạm về xuất khẩu nông sản
Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ, Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đã
chủ trì, phối hợp với Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan
tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo của các thương
nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, phát hiện nhiều trường hợp vi phạm quy
định về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc gạo. Do Sở Cơng thương tỉnh
Cao Bằng khơng có chế tài xử phạt hành chính đối với những trường hợp này nên
đối với những vi phạm nhẹ, có thể hồn thiện thì tiến hành nhắc nhở, yêu cầu hoàn
thiện trong thời gian nhất định.
Đối với việc xử lý các vi phạm về vệ sinh an tồn thực phẩm đối với nơng
sản xuất khẩu cịn chưa nghiêm túc, các chế tài xử phạt còn nhẹ, chủ yếu là phạt


viii

hành chính, thiếu tính răn đe. Điều này một phần là do việc quản lý của các ngành
chức năng về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản xuất khẩu
chưa thực sự chặt chẽ.
Đánh giá thực trạng quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất
khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
Kết quả đạt được
Một là, Sở Công thương kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh Cao Bằng tạo
dựng môi trường pháp luật, thể chế tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho
QLNN đối với hoạt động XKNS.
Hai là, các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển XKNS ngày
càng phù hợp hơn với điều kiện của địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ba là, chính sách XKNS trong thời kỳ hội nhập được Chính phủ, các Bộ
ngành thực hiện một cách quyết liệt và linh hoạt để theo kịp với những thay đổi
trên thị trường.

Bốn là, các cơng cụ chính sách XKNS có nhiều chuyển biến tích cực
theo hướng tự do hóa từng bước thị trường nơng sản, khuyến khích XKNS, thể
hiện bằng việc thay đổi, miễn thuế XKNS, mở rộng và từng bước tự do hóa đối
tượng xuất khẩu, xóa bỏ hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, xóa bỏ trợ cấp trực tiếp
dưới mọi hình thức…
Năm là, tổ chức QLNN đối với XKNS ngày càng mang tính chuyên
nghiệp, hướng đến hiện đại và hiệu quả.
Sáu là, việc kiểm tra, giám sát hoạt động QLNN đối với XKNS được
thực hiện thường xuyên và có kết quả tốt, phát hiện kịp thời những sai phạm
trong quá trình quản lý.
Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế
Một là, Hạn chế trong việc tham mưu UBND tỉnh ban hành và thực thi
các văn bản liên quan đến quản lý xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu tỉnh
Cao Bằng.
Hai là, Hạn chế của việc tổ chức, phân công và phối hợp trong quản lý xuất
khẩu nông sản
Ba là, Hạn chế của hoạt động kiểm tra, giám sát xuất khẩu nông sản
Bốn là, Hạn chế của bộ máy quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản
qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng


ix

Ngun nhân
Về khách quan: Cơng tác nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá về thị
trường chưa được cập nhập kịp thời các thay đổi trong chính sách nhập khẩu nông
sản của Trung Quốc. Mặt khác, tuy lực lượng tham gia xuất khẩu nông sản khá
đông nhưng chủ yếu chạy theo lợi ích ngắn hạn nên dễ bị động, lúng túng trong
việc ứng phó sự thay đổi chính sách của phía Trung Quốc. Đặc biệt khi phía Trung

Quốc áp dụng nhiều biện pháp siết chặt việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa
khẩu phụ, lối mở.
Về chủ quan: Bao gồm các nguyên nhân đến từ chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý và một số nguyên nhân khác.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA
SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Dự báo một số mặt hàng nơng sản có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
- Đối với nhóm hàng nơng sản:
+ Hoa quả tươi: Dưa hấu, thanh long, vải thiều, nhãn, chôm chôm
+ Sắn lát, tinh bột sắn, gạo, hạt điều
- Nhóm hàng thủy sản:
+ Thủy sản tươi sống: Tôm hùm, tôm sú, cua, ghẹ
+ Thủy hải sản đông lạnh: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá hố, cá tra,
cá basa
- Nhóm hàng thực phẩm: Cà phê hịa tan, hoa quả sấy khơ (mít sấy)
Như vậy, bên cạnh các mặt hàng nông sản chủ yếu xuất sang thị trường
Trung Quốc qua cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua như: hạt điều,
mía cây, gạo và một số loại nông sản khác, trong thời gian tới dự báo sẽ có thêm
một số mặt hàng nơng sản có tiềm năng xuất qua Trung Quốc qua các cửa khẩu
của tỉnh Cao Bằng.
Phương hướng hoàn thiện quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
Thứ nhất, Cải cách cơ chế chính sách quản lý để đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu nông sản.


x


Thứ hai, đẩy mạnh mậu dịch biên giới.
Thứ ba, Tăng cường công tác dự báo thị trường và sự phối hợp với các
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Thứ tư, Tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản, nâng cao giá trị
hàng nông sản.
Thứ năm, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
Một số giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối
với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
Kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh góp ý đối với các văn bản pháp luật liên
quan đến quản lý xuất khẩu nông sản.
Hồn thiện việc tổ chức, phân cơng và phối hợp trong quản lý xuất khẩu
nơng sản
Hồn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản
qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng
Hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản
Một số kiến nghị
Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành
Đối với UBND tỉnh Cao Bằng
KẾT LUẬN
Qua các nội dung đã trình bày, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm
những vấn đề cơ bản về quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với
XKNS, về nội dung quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của Sở
Công thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung
Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các Sở Công thương ở các tỉnh
khác tương đồng về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để từ đó rút ra bài học cho
Sở Cơng thương tỉnh Cao Bằng.
Luận văn đã nêu khái quát về thực trạng xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu
tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua và công tác quản lý của Sở Công thương đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao

Bằng. Đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ ra những kết quả đạt được,
những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp
phần hồn thiện quản lý nhà nước của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với hoạt
động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****

MA ĐỨC TÙNG

QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HƯƠNG

Hà Nội - 2020


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đơng và

phía Đơng Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía Nam giáp tỉnh Lạng
Sơn và Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Trên tuyến biên
giới đất liền tiếp giáp với các địa phương của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng
Tây (Trung Quốc) dài trên 333 km, Cao Bằng có cửa khẩu quốc tế (Tà Lùng), cửa
khẩu chính (Trà Lĩnh, Sóc Giang), cửa khẩu phụ (Lý Vạn, Hạ Lang, Pò Peo) và
nhiều cặp chợ, điểm thơng quan, lối mở biên giới... đó là những điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, nhất là các hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
Xác định phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới là một trong
những tiềm năng lợi thế nổi bật, trong những năm qua tỉnh Cao Bằng đã huy động,
tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, các cửa
khẩu; xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển thương mại biên giới; tăng
cường giao lưu trao đổi với các địa phương tiếp giáp với Trung Quốc. Kết quả
hoạt động thương mại biên giới có những bước phát triển vượt bậc, kim ngạch
xuất nhập khẩu, thu ngân sách, thu hút đầu tư hàng năm đều tăng. Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2019 đạt hơn 3.126
triệu USD, đạt 53,34% so với giai đoạn 2011 – 2015 (5.860 triệu USD). Trong đó:
kim ngạch xuất khẩu đạt 2.348 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 778 triệu
USD; thu ngân sách đạt 1987 tỷ đồng, tăng 449 tỷ đồng so với giai đoạn 2011 2015. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh đạt 778,71 triệu
USD, tăng 9,41% so với năm 2018.
Tuy nhiên hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu hàng hóa phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu
mặc dù có sự tăng trưởng nhưng chưa ổn định; mặt hàng xuất nhập khẩu còn hạn
chế về số lượng, chưa đa dạng về chủng loại; xuất khẩu hàng hóa chủ yếu qua


2

đường tiểu ngạch theo phương thức trao đổi thương mại của cư dân biên giới nên
tính ổn định khơng cao; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất

nhập khẩu từ các địa phương tham gia kinh doanh và đầu tư tại các cửa khẩu của
tỉnh,..Trong khi đó, những năm gần đây các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng, đặc biệt
là cửa khẩu Trà Lĩnh - một trong bốn cửa khẩu của Việt Nam được lựa chọn để
xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, lượng
hàng xuất nhập khẩu qua đây cịn ít. Nhiều doanh nghiệp chưa biết đến hoặc chưa
tiếp xúc tìm bạn hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu này.
Trên thực tế, cơ hội xuất khẩu nông sản, hoa quả tươi của Việt Nam qua các
cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng - Việt Nam)
- Long Bang (Bách Sắc - Quảng Tây -Trung Quốc) rất lớn. Bởi thành phố Bách
Sắc là một trong những trung tâm lớn cung cấp khoảng 30% lượng hàng nông sản
của Trung Quốc, tiêu thụ đến hơn 200 thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải,
Thiên Tân. Ngoài ra, từ năm 2013 thành phố này đã đưa vào sử dụng chuyến tàu
chuyên dùng (đông lạnh) để vận chuyển hàng hóa đi Bắc Kinh với khoảng 6 triệu
tấn/năm. Bên cạnh đó trong năm 2016, Tổng Cục Kiểm tra chất lượng quốc gia
Trung Quốc đã sát hạch nghiệm thu và phê chuẩn cho tỉnh Quảng Tây được tăng
thêm 4 cửa khẩu chỉ định nhập khẩu hoa quả, trong đó có cửa khẩu Long Bang,
Thủy Khẩu đối ứng với cửa khẩu Trà Lĩnh, Tà Lùng của Cao Bằng; đồng thời tỉnh
Quảng Tây cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nông
sản của Việt Nam như: đẩy mạnh phát triển hạ tầng cửa khẩu nhằm giảm ùn tắc
hàng hóa; hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu hoa quả tươi của Việt Nam, cho
phép đưa thêm mặt hàng thanh long, nhãn, măng cụt vào danh mục hỗ trợ nhập
khẩu và doanh nghiệp có thể nhập khẩu các loại hoa quả này qua cửa khẩu biên
giới thông qua phương thức thương mại chính ngạch hoặc tiểu ngạch ...
Từ những nhận định trên, đề tài: “Quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao
Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc” được chọn để
nghiên cứu.


3


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn
tỉnh. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quản lý của Sở
Cơng thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung
Quốc trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao
Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
- Phân tích thực trạng quản lý của Sở Cơng thương tỉnh Cao Bằng đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc thời gian qua.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở Công
thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề quản lý của Sở Công
thương đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Quản lý nhà nước của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất
khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu với chủ thể quản lý là Sở Công
thương tỉnh Cao Bằng.
- Về thời gian: Luận văn sử dụng các thông tin số liệu từ năm 2016 đến
năm 2019; đề xuất giải pháp, kiến nghị đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn thu thập dữ liệu
Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp trên cơ sở các tài liệu liên quan như:
Niên giám thống kê của tỉnh Cao Bằng các năm 2016-2019; các chiến lược, kế


4

hoạch phát triển kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng; Báo cáo tổng
kết hàng năm của Sở Công thương, Ban quản lý khu kinh tế, cục Hải quan và các
tài liệu trên sách báo, tạp chí và internet…

4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thơng tin, các
cơng trình nghiên cứu trước đây, chủ chương chính sách của Đảng và Chính phủ,
kinh nghiệm của các tỉnh, các số liệu thống kê.
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh để đánh giá kết quả nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu điển hình: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trên
một số loại nông sản xuất khẩu chủ lực là gạo, cao su, hạt điều, cà phê, chè, hồ
tiêu, rau quả... Từ việc nghiên cứu nhóm hàng nơng sản này có thể khái qt hóa
thành mơ thức chung ứng dụng cho các hàng nông sản khác.

5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn gồm 03 Chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về quản lý của Sở Công thương đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh.
Chương 2. Thực trạng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng đối với
xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở Công
Thương tỉnh Cao Bằng đối với xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc.



5

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CỦA SỞ
CÔNG THƯƠNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC QUA CÁC CỬA KHẨU
CỦA TỈNH
1.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu nông sản
Khái niệm:
Theo Nghị định số: 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính
phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp
nơng thơn thì “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, diêm nghiệp”. Nơng sản cịn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt
động làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa
được làm ra từ tư liệu sản xuất là đất. Theo phân loại của tổ chức nông lương Liên
hợp quốc FAO, hàng nơng sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng khác nhau như
nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt sữa,
nhóm hàng nguyên liệu, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm khác. Đặc điểm nổi
bật của mặt hàng nông sản là hoạt động sản xuất mang tính thời vụ; chủng loại rất
phong phú và đa dạng; chất lượng nơng sản có tác động trực tiếp đến sức khỏe con
người; khâu bảo quản và chế biến có vai trị quan trọng quyết định đến chất lượng
nông sản
Xuất khẩu nông sản là hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của
một quốc gia sang một quốc gia khác, thơng qua đó, hai quốc gia trao đổi hàng
hóa và ngoại tệ và cả hai bên cùng có lợi. Đối với nhiều nước, đặc biệt là nước có
nền kinh tế đang phát triển thì XKNS có vai trị quan trọng cho sự phát triển
chung của đất nước. Một quốc gia có thể thực hiện xuất khẩu nhiều mặt hàng mà

mình có lợi thế so sánh so với quốc gia khác. Đối với nhiều nước có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thì hoạt động XKNS làm tăng thu
ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo


6

xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn
định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Đặc điểm:
Một là, nông sản là một loại hàng hoá xuất khẩu, được bán trên thị trường
ngồi nước. Vì vậy, nó cần phải đáp ứng được các nhu cầu của nước nhập khẩu và
người tiêu dùng tại nước nhập khẩu về các chỉ số dinh dưỡng, an tồn thực phẩm,
an tồn kỹ thuật, mơi trường. Nông sản chủ yếu là các hàng tiêu dùng thiết yếu,
việc XKNS chịu sự kiểm soát ngặt nghèo về chất lượng, đặc biệt là vệ sinh an toàn
thực phẩm. Đồng thời, hàng nơng sản có đặc điểm là cầu nhìn chung ít co giãn, do
đó, việc QLNN đối với XKNS phải hướng tới việc ổn định cung.
Hai là, chủ thể của XKNS (còn gọi là Bên bán) là các công ty, doanh nghiệp
kinh doanh XKNS. Các công ty, doanh nghiệp của nước sở tại (cịn gọi là Bên
mua) đóng vai trị trung gian đưa hàng hóa nơng sản từ nơi sản xuất đến người tiêu
dùng. Nếu tổ chức không tốt dễ dẫn đến tranh giành, cạnh tranh không lành mạnh,
bán phá giá… giữa các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ba là, người bán và người mua hàng NSXK là những người sống ở các
nước khác nhau, có phong tục, tập quán và những nhu cầu khác nhau đối với
tiêu dùng hàng nông sản.
Bốn là, xuất khẩu (tiêu thụ) là khâu cuối cùng và cũng thu nhiều lợi nhuận
nhất trong chuỗi giá trị của hàng nông sản. Hoạt động XKNS tuân theo sự điều tiết
của thị trường và được tiến hành trên cơ sở tự do, bình đẳng theo giá cả thị trường.
Trong QLNN, cần điều tiết lợi ích giữa các khâu, phối hợp giữa các cơ quan để
nâng cao giá trị gia tăng của nông sản.

Năm là, hoạt động XKNS có nhiều nước tham gia. Mỗi nước có thể
thực hiện tất cả các khâu trong chuỗi giá trị hàng NSXK, từ sản xuất, chế
biến, đến XKNS, hoặc chỉ tham gia khâu chế biến và XKNS tùy thuộc vào
khả năng và điều kiện của từng nước. Do vậy, đòi hỏi chúng ta cần nâng cao khả
năng dự báo thị trường, cơ chế, chính sách điều hành quản lý hoạt động XKNS
phải linh hoạt để theo kịp với những sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường.

1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản


×