Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
Phân tích tài chính
Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm
GVHD: Th.S Lê Đạt Chí
SVTH : Nguyễn Xuân Thanh TC13
Nguyễn Thị Vũ Quyên TC13
Lê Thị Diệu Linh TC15
Nguyễn Hồng Vinh TC15
Trần Ngọc Dũng TC15
Nguyễn Thúy Quỳnh TC15
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2008
1
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
2
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VỂ CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM
A. PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC
Thế giới
Việt Nam
B. TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY
Giới thiệu
Lĩnh vực hoạt động
Chiến lược phát triển
Vị thế công ty
Triển vọng phát triển
Đối thủ cạnh tranh
C. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn
đầu tư
Phân tích khả năng sinh lợi
Phân tích chỉ số tài chính
Phân tích dòng tiền
Phân tích triển vọng
Định giá công ty
D. PHÂN TÍCH SWOT
Điểm mạnh
Điểm yếu
Cơ hội
Thách thức
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
IMEXPHARM
(Imexpharm Pharmaceutical Joint Stock Company)
Trụ sở chính: 04 Đường 30/04, Phường 1, Thị xã
Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Điện thoại: (84-67) 851620
Fax: (84-67) 853106
Website: www.imexpharm.com
Email:
Giấy CNĐKKD: 5103000003 do Phòng ĐKKD, Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp cho đăng ký
lần đầu ngày 01/08/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 4
ngày 14 tháng 04 năm 2006.
Vốn điều lệ: 92,387,500,000 VND
Số lượng cổ phiếu niêm yết: 9,238,750 cổ
phiếu
Mệnh giá cổ phiếu: 10,000 đồng/cổ phiếu
Mã cổ phiếu: IMP
Nơi niêm yết : trung tâm giao dịch chứng
khóan Tp.HCM
Tổng Quan Ngành Dược Việt Nam
Trần Ngọc Dũng TCDN15
Lê Thị Diệu Linh TCDN15
Hình thành và phát trin
trong th i gian khá dài trên
20 nm, ngành d c Vi t
Nam ã tr thành m t
ngành có quy mô trong nn
KT và ang là m t lnh v c
kinh doanh hp dn, tc
Tỷ trọng chi tiêu ngành dược đạt 1.63% GDP: Năm
2006, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong nước đạt
trên USD 950 triệu ( VND 15,200 tỷ) và chiếm gần
1.63% GDP. Tỷ trọng này là khá nhỏ nếu so sánh với
các nhóm ngành lớn trong nền kinh tế như: thủy sản,
ngân hàng, vận tải,… nhưng so sánh về tỷ lệ với một
3
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
4
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Đối thủ cạnh tranh
Thị phần các doanh nghiệp
trong ngành. Ngành dược
phẩm chưa có những đại gia
thực sự lớn chi phối , chiếm thị
phần lớn. Miếng bánh của
ngành vẫn được chia phần cho
nhiều doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp lớn trong
ngành:
Cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài khi gia nhập
WTO
Những DN lớn như Dược Hậu Giang có thị phần
doanh số sản xuất và thị phần doanh thu trong ngành
lần lượt là : 6% và 4% , Mekophar (5% và 3%),
Imexpharm là 5% và thị phần rất nhỏ còn lại cho
những doanh nghiệp khác.Điều này đã cho thấy một
kết quả là trong ngành dược phẩm chưa có những đại
gia thực sự lớn chi phối , chiếm thị phần lớn . Miếng
bánh của ngành vẫn được chia phần cho nhiều doanh
nghiệp .
Công ty Doanh thu Tỷ trọng
Dược Hậu Giang 373 tỷ 6%
Mekophar 332 tỷ 5%
Imexpharm 300 tỷ 5%
Domesco 259 tỷ 4%
Dược Bình định 220 tỷ 3%
Traphaco 212 tỷ 3%
Dược Hà tây 200 tỷ 3%
DN khác 4404 tỷ 71%
Các doanh nghiệp lớn trong ngành:
10 doanh nghiệp dược đứng đầu về doanh thu có tổng
doanh thu đạt 2680 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 40% so
với toàn ngành.
Dược hậu giang, Imexpham, Mekophar, Domesco là
4 công ty luôn có doanh thu dẫn đầu và chiếm 29%
tổng doanh thu của các công ty sản xuất thuốc tân
dược trong nước. Tỷ suất lợi nhuận của các công ty
dược đầu ngành khá hấp dẫn( ROE thường >30%).
Do đó ngày càng có nhiều các công ty dược mới gia
nhập ngành.
Cạnh tranh với các công ty sản xuất dược nước ngoài
cũng là một nhân tố tác động rất mạnh đến sự đến sự
tồn tại, phát triển và phân hoá chứa năng của các
công ty trong ngành. Đẩy mạnh chức năng phân phối
sẽ là một xu hướng phổ biến do các kam kết WTO
của Việt Nam không mở của cho các công ty dược
nước ngoài trong khâu phân phối.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân Tích Tỷ Suất Sinh Lợi Trên Vốn Đầu Tư
Nguyễn Hồng Vinh TCDN15
Nguyễn Xuân Thanh TCDN13
Lê Thị Diệu Linh TCDN15
Nguyễn Thị Vũ Quyên TCDN13
5
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Bảng Dupon năm 2006
6
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Phân tích Dupon ROA nhận ra
rằng, trong năm 2007 tổng chi phí
của doanh nghiệp có sự điều
chỉnh giảm nhẹ, đồng thời doanh
thu trong năm lai tăng. Tác động
kép này tác động làm TSSL trên
doanh thu tăng lên 10.2% so với
năm 2006 chi đạt 8.05%
2006 2007
+/- so với
2006
GVHB
367,26
0 317,571 -13.5%
CPBH
98,69
9 134,897 36.7%
CPQLDN &
CP khác
23,23
2 29,712 27.9%
Nguyên nhân của gia tăng mạnh
trong thu nhập ròng không phải
vì gia tăng mạnh trong thi phần,
nó xuất phát từ việc cắt giảm cho
phí và tăng nhẹ của doanh thu
thuần.
Tăng lên trong TSSL trên
doanh thu, nhưng khả năng
hiệu suất sử dụng tài sản của
công ty lại đi ngược lại, chỉ đạt
được 1.43 so với 1.72 trong
năm 2006.
Với 2 bảng Dupon năm 2006 và năm (ước tính) 2007, ta
dễ dàng nhận ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản của IMP đã
gia tăng đáng kể, từ 13.88% trong năm 2006 lên 14.47%.
theo ước tính thì trong năm 2007, hiệu suất sử dụng tài
sản của công ty có sự giảm sút tuy nhiên bù đắp lại đó là
sự gia tăng mạnh trong tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
của công ty.
Trong năm 2007, đã có sự điều chỉnh giảm đáng kể chi
phí giá vốn hàng bán của công ty khi cắt giảm được chi
phí này đến 49.7 tỷ (tương đương giảm 13.5%) so với
năm 2006. Ngược lại với việc điều chỉnh giảm trong
doanh thu đó là sự gia tăng trong chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp (tăng gần 42.7tỷ), lý giải cho
điều này đó chính là chiến lược đẩy mạnh các chương
trình tiếp thị và phát triển thương hiệu của công ty trong
thời gian qua. Tổng hợp những sự tăng giãm trong
những khoản đó Imexpharm vẫn thu được khoản điều
chỉnh giảm khoản 7tỷ tương đương với 1.4%.
Bên cạnh kết quả giảm chi phí cũng có một gia tăng
trong doanh thu. Tác động kép tăng doanh thu giảm chi
phí này làm cho thu nhập ròng của công ty trong năm
2007 tăng 27% so với năm 2006. Tuy nhiên gia tăng
trong doanh thu không đồng bộ với tốc độ gia tăng của
doanh thu (tăng 2%), điều này cho thấy nguyên nhân gia
tăng doanh thu và thu nhập không xuất phát từ gia tăng
trong thị phần, nó xuất phát từ việc điều chỉnh trong các
chi phí của doanh nghiệp. Chính những nguyên nhân đó
làm cho chỉ số TSSL trên doanh thu gia tăng đáng kể
10.2% so với 8.02% năm 2006, khả năng sinh lợi tính
trên doanh thu của công ty được cải thiện rất tốt trong
năm 2007.
Tăng lên trong TSSL trên doanh thu, nhưng khả năng
hiệu suất sử dụng tài sản của công ty lại đi ngược lại, chỉ
đạt được 1.43 so với 1.72 trong năm 2006. Đi theo bảng
Dupon thì ta nhận thấy khoản tiền mặt của công ty trong
năm nay gia tăng đáng kể, tăng 23.9 tỷ (tương đương
26.7%), lượng tiền mặt dư thừa có thể đem lại cho doanh
nghiệp một khả năng thanh toán rất tốt, giúp công ty
thực hiện các khoản chi trả hàng ngày. Điều đáng quan
tâm hơn đó chính là sự gia tăng các khoản phải thu, khi
khoản này tăng đến 36.2 tỷ (tương đương 63.8%). Việc
7
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
2006 2007
+/- so với
2006
Tiền mặt 67,607
89,50
0 32.4%
Khoản phải thu 56,767
92,96
0 63.8%
Hàng tồn kho 129,765
130,89
4 0.9%
Khác 8,282
10,87
1 31.3%
Tổng tài sản lưu
động 262,421
324,22
5 23.6%
Hiệu suất sử dụng tài sản của
công ty khá thấp, không có sự gia
tăng đồng bộ giữa tài sản tăng
thêm và doanh thu thuần qua 2
năm 2006 và 2007.
Kết quả thu được là TSSL trên
tổng tài sản của IMP đạt được
14.47% vẫn cao hơn năm 2006
(13.8%).
gia tăng khoản phải thu cho thấy doanh nghiệp trong
năm đã gia tăng chính sách bán chịu và những chính
sách quan hệ với các chi nhánh phân phối, điều này phù
hợp với chiến lược kinh doanh của công ty trong năm
2007.
Chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản thấp cho ta nhận xét
công ty vẫn chưa tận dụng tối đa nguồn tài sản của mình
để tạo ra doanh thu. Nếu công ty muốn gia tăng chỉ tiêu
TSSL trên tài sản, công ty cần chú ý đên hiệu suất sử
dụng tài sản của mình.
IMP
2007 2006 2005
Doanh thu thuần 529,978 525,406 337,334
Thu nhập ròng 53,699 42,276 26,493
Tài sản 371,038 304,670 314,932
TSSL trên doanh thu 10.13% 8.05% 7.85%
Hiệu suất sử dụng TS 1.428 1.725 1.071
ROA 14.47% 13.89% 8.41%
Hiệu suất sử dụng tài sản phụ thuộc vào 2 nhân tố chính
là doanh thu thuần và tổng tài sản. Trong năm 2007,
trong khi doanh thu chỉ tăng nhẹ 0.87% nhưng lại đưa
đến 13.5% gia tăng trong thu nhập ròng, lượng doanh
thu đó lại được tạo ra trên một số lượng tài sản tăng cao
hơn gần 22%.
Tuy nhiên với sự gia tăng mạnh của TSSL trên doanh
thu đã đem lại cho Imexpharm TSSL trên tổng tài sản
khá tốt, đạt 14.47%, cao hơn so với năm 2006 13.8%.
Mở rộng hơn khi ta so sánh giữa imexpharm và các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp để thấy rõ khả năng cạnh tranh
của công ty như thế nào.
IMP DHG DMC
Quý III 2007 2006 2005 Quý III 2007 2006 2005 Quý III 2007 2006 2005
TSSL trên doanh thu 13.49% 8.05% 7.85% 10.33% 8% 8% 8.08% 7.40% 6.40%
Hiệu suất sử dụng TS 0.959 1.725 1.071 0.971 1.798 1.896 0.946 1.734 2.131
ROA 12.94% 13.89% 8.41% 10.03% 14.38% 15.17% 7.64% 12.83% 13.64%
8
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Mở rộng so sánh với các đối thủ
cạnh tranh của IMP, từ vị thế
thua kém so với DHG và DMC
trong khả năng thu được TSSL
trên tài sản trong, đến quí
III/2007,IMP đạt ROA 12.94%
vượt qua cả DHG.
So sánh với 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là DHG và
DMC trong năm 2005 và 2006 về TSSL trên tài sản
ROA. Năm 2005, trong khi chỉ tiêu TSSL trên doanh
thu của IMP gần như ngang bằng với DHG và cao hơn
so với DMC thì ngược lại chỉ số hiệu suất sử dụng tài
sản của IMP lại rất thấp, thấp hơn nhiều so với 2 đối
thủ cạnh tranh. Chính vì lý do đó kéo ROA của IMP
chỉ đạt 8.41% kém rất xa so với DHG và DMC lần
lược là 15.17% và 13.64%.
Nhược điểm hiệu suất sử dụng tài sản thấp của IMP
được cải thiện đáng kể trong năm 2006 tăng từ 1.071
lên 1.725 gần như ngang bằng với các đối thủ cạnh
tranh, khả năng sử dụng tài sản của công ty đã tốt hơn
rất nhiều. Chỉ số ROA tăng mạnh 13.89% rút ngắn
khoảng chênh lệch so với DHG là 14.38% và đặc biệt
là cao hơn so với DMC là 12.83%.
ROA
QIII/07 2006 2005
IMP
12.94% 13.89% 8.41%
DHG
10.03% 14.38% 15.17%
DMC
7.64% 12.83% 13.64%
Đặc biệt hơn khi đến quý III/2007, chỉ số ROA của
Imexpharm đạt được 12.49% đã vượt qua cả DHG
10.03% và DMC 7.64%. Imexpharm đã chọn cho
mình một hướng đi đúng đắng, từ chổ thua kém nhiều
so với những đối thủ cạnh tranh đến nay Imexpharm
đã vượt qua những đối thủ trực tiếp của mình trong
việc sử dụng nguồn tài sản để đem lại doanh thu cho
doanh nghiệp.
Đây được xem như là một bằng chứng cho khả năng
quản trị doanh nghiệp của công ty khá tốt, công ty
đang cố gắng tối ưu hoá khả năng sử dụng tài sản của
mình. Để duy trì tốc độ gia tăng ROA này qua các
năm, IMP cần thiết phải đổi mới hệ thống máy móc,
trang thiệt bị của doanh nghiệp, loại bỏ đi những máy
móc không đạt hiệu quả trong công ty.
IMP
2007 2006 2005
Doanh thu thuần 529,978 525,406 337,334
Thu nhập ròng 53,699 42,276 26,493
Tài sản 371,038 304,670 314,932
TSSL trên doanh thu 10.13% 8.05% 7.85%
Hiệu suất sử dụng TS 1.428 1.725 1.071
ROA 14.47% 13.89% 8.41%
9
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Cắt giảm chi phí giá vốn hàng bán
nhưng vẫn đảm bảo được gia tăng
trong doanh thu. vấn đề còn lại
của IMP là quản trị khả năng sử
dụng tài sản của doanh nghiệp
một cách tối ưu hơn nữa.
Để có thể cải thiện chỉ số ROA so với những đối thủ
cạnh tranh, công ty có thể thông qua TSSL trên doanh
thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Để gia tăng TSSL trên
doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải gia tăng doanh
thu thuần, giảm các chi phí giá vốn hàng bán và chi
phí bán hàng, dường như đó là điều khó khăn đối với
doanh nghiệp trong thời điểm này khi giá nguồn
nguyên vật liệu không ngừng leo thang qua các năm,
mặc khác công ty đang trong giai đoạn quảng bá hình
ảnh của công ty nên chi phí bán hàng tăng mạnh trong
năm. Thực tế cho thấy rằng trong năm 2007 công ty đã
cải thiện khả tốt khả năng TSSL trên doanh thu của
mình bằng những điều chỉnh giảm trong chi phí giá
vốn hang bán. Như vậy vấn đề ở đây là công ty IMP
nên cố gắng gia tăng chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản
của mình hơn nữa. Quản trị lại tài sản, đặc biệt là các
khoản mục tiền mặt và các khoản phải thu, nhằm đem
lại một khả năng sử dụng tài sản tối ưu hơn nữa.
IMP DHG DMC
Quý III 2007 2006 2005 Quý III 2007 2006 2005 Quý III 2007 2006 2005
Vốn cổ phần thường 265,592 234,176 168,807 653,696 170,441 130,967 451,844 220,830 156,281
Tổng tài sản 349,317 304,671 314,932 878,151 482,847 292,257 599,753 380,219 266,645
TSSL trên doanh thu 13.49% 8.05% 7.85% 10.33% 8% 8% 8.08% 7.40% 6.40%
Hiệu suất sử dụng TS 0.959 1.725 1.071 0.9715 1.798 1.896 0.946 1.734 2.131
Đòn bẩy 1.315 1.301 1.866 1.343 2.833 2.232 1.327 1.722 1.706
ROA 12.94% 13.89% 8.41% 10.03% 14.38% 15.17% 7.64% 12.83% 13.64%
ROCE 17.02% 18.07% 15.69% 13.48% 40.75% 33.85% 10.15% 22.09% 23.27%
Mối quan hệ giữa TSSL trên
vốn cổ phần và TSSL trên tài
sản sẽ cho thấy mức độ thành
công của công ty trong việc sử
dụng đòn bẩy tài chính của một
công ty.
Khả năng sử dụng đòn bẩy tài
chính của công ty IMP còn hạn
chế so với những đối thủ cạnh
tranh khác.
Một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng trong
phân tích tài chính một công ty chính là tỷ suất sinh
lợi trên vốn cổ phần – ROCE. Đây là mối quan tâm
chính của các cổ đông thường, họ chỉ có quyền trên
phần lợi nhuận còn lại sau khi đã chi trả tất cả các
nguồn tài trợ. Mối quan hệ giữa TSSL trên vốn cổ
phần và TSSL trên tài sản sẽ cho thấy mức độ thành
công của công ty trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính
của công ty.
Lợi ích từ tấm chắn thuế và đòn bẩy tài chính luôn là
một vũ khí lợi hại để các công ty kích tỷ suất sinh lợi
trên vốn cổ phần tăng mạnh. Tuy năm 2006 IMP có
chỉ số ROA tốt hơn so với DMC nhưng nhờ khả năng
sử dụng nợ tốt trong cơ cấu vốn, tận dụng được lợi ích
từ tấm chắn thuế đã đem lại cho DMC chỉ số ROCE
10
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Trong năm 2007, có sự tái cấu
trúc nguồn vốn của các công ty
ngành dược. các công hạn chế
việc sử dụng nợ và gia tăng tỷ lệ
vốn cổ phần. điều này đưa IMP
vượt qua các đối thủ của mình
trong so sánh khả năng sinh lợi
trên vốn cồ phần ROCE
(17.02%) .
Công ty cố gắng theo đuổi
chính sách tài chính bằng cách
duy trì nguồn vốn lành mạnh,
an toàn, giảm thiểu việc sử
dụng nợ trong tài trợ.
tốt hơn hẳn so với IMP ( DMC 22.09% so với IMP
18.07%). Rõ nét hơn đó là DHG, trong 2006 với lượng
vốn cổ phần thấp hơn rất nhiều so với IMP, nhưng
tổng tài sản lại tăng lên gần gấp đôi so với năm 2005
cho thấy tỷ lệ sử dụng nợ của công ty là rất cao, đem
lại cho DHG 1 đòn bẩy chung cao hơn rất nhiều 2.833
so với 1.301 của IMP, điều này đã đem lại cho cổ
đông của DHG một con số rất khả quan ROCE đến
40.75%.
ROCE
QIII/07 2006 2005
IMP
17.02% 18.07% 15.69%
DHG
13.48% 40.75% 33.85%
DMC
10.15% 22.09% 23.27%
Nhà quản trị của IMP đã không tận dụng được khả
năng vay nợ của mình, công ty duy trì nguồn tài trợ
bằng cổ phần nhiều hơn, hạn chế việc sử dụng nợ
trong tài trợ. Nhà quản trị của công ty đã không mạo
hiểm trong việc vay nợ của mình, đây được xem như
một hạn chế của IMP so với 2 đối thủ trực tiếp này
trong 2 năm 2005 và 2006.
Trong quý III/2007, tuy ROCE của Imexpharm đã
vượt qua những đối thủ cạnh tranh khác (17.02% cao
hơn cả DHG) nhưng không phải vì khả năng sử dụng
nợ của công ty được cải thiện mà do sự sụt giảm trong
khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của DHG và
DMC, cả hai đối thủ cạnh tranh đã có tái cấu trúc lại
nguồn vốn của mình khi gia tăng tỷ lệ sử dụng nguồn
vốn cổ phần so với sử dụng nợ như những năm trước
đây. Điều này đã kéo chỉ số đòn bẩy của DHG và
DMC sụt giảm ngang bằng với IMP.
ROCE = ROA x đòn bẩy chung
Công ty IMP luôn theo đuổi chiến lược tài chính an
toàn, công ty vẫn duy trì một nguồn vốn ổn định và
lành mạnh đồng nghĩa với việc công ty không gia tăng
khả năng vay nợ của mình quá mức, đồng thời theo
đuổi chính sách không ngừng nâng cao giá trị cho các
cổ đông. Để có thể đạt được cùng lúc 2 mục tiêu quan
trọng đó, IMP chỉ có thể gia tăng chỉ số ROCE thông
qua gia tăng ROA bằng cách gia tăng doanh thu thuần,
11
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Thông qua nguồn lợi nhuận giữ
lại, công ty vẫn duy trì tốc độ
tăng trưởng vốn cổ phần khá
cao qua các năm mà không cần
nguồn tài trợ từ bên ngoài.
IMP
2007 2,006
Thu nhập ròng 53,699 42,276
Tỷ lệ chi trả cổ tức 20% 20%
Cổ tức cổ phần thường 10,740 8,455
VCP thường bình quân 252,518 200.313
ROCE 19.69% 18.07%
Tốc độ tăng trưởng VCP 17.01% 16.88%
Tỷ lệ tăng trưởng duy trì 15.76% 14.46%
tận dụng tối ưu hơn nữa tài sản của công ty, loại bỏ
những tài sản không đem lại năng suất cao, tiêu hao
nhiều nguyên vật liệu sản xuất, từ đó tạo cơ sở hạ giá
thành sản xuất tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Công ty vẫn có thể đảm bảo 1 tốc độ tăng trưởng ổn
định bằng việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại. Công
ty duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định qua các năm
là 20%, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại là 80%. Ta có thể tính
được tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần mà không cần
phát hành thêm là :
(Thu nhập ròng - cổ tức cổ phần ưu đãi - cổ tức cổ
phần thường) / vốn cổ phần thường bình quân
Nguồn vốn tài trợ rẽ nhất, an toàn nhất mà mỗi doanh
nghiệp có thể tận dụng được đó là tận dụng nguồn lợi
nhuận giữ lại
Mặc dù công ty chưa tận dụng tốt được lợi thế mang
lại từ tấm chắn thuế khi sử dụng nợ nhưng ta cũng có
thể thấy lợi thế từ việc chuyển đổi cơ cấu vốn, được
thể hiện qua:
Tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần của công ty trong 2
năm 2006 là 16.88% và tăng lên 17.01% trong năm
2007, cho thấy được nguồn tài trợ ổn định của công ty
và nếu như tỷ lệ này được duy trì cho những năm tiếp
thì điều này có thể giúp công ty mở rộng đầu tư sản
xuất.
Bên cạnh đó, công ty còn cho thấy tốc độ tăng trưởng
nội tại trong 2 năm qua là khá tốt : 14.46% năm 2006
và lên đến 15.76% năm 2007. Chúng ta đã biết tỷ lệ
lợi nhuận giữ lại là nguồn tài trợ có chi phí sử dụng rẻ
nhất và công ty đang tận dụng lơi thế này. Những chỉ
số này đảm bảo cho công ty luôn duy trì sử dụng một
nguồn vốn lành mạnh, an toàn nhưng vẫn đảm bảo
được cho lợi ích của các cổ đông.
12
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Phân Tích Khả Năng Sinh Lợi
Nguyễn Thị Vũ Quyên TCDN13
Nguyễn Hồng Vinh TCDN15
Thu nhập chủ yếu của các công
ty sản xuất như Imexpharm
thường là doanh thu bán hàng.
Doanh thu hàng sản xuất chiếm
70% trong doanh thu bán hàng.
Tăng 12% so với năm 2005.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu
trong năm 2006 rất cao lên đến
Doanh thu có độ nhạy cảm với các chi phí rất lớn.
Nhất là chi phí giá vốn hàng bán bán (chi phí nguyên
vật liệu, chi phí sản xuất, ). Thu nhập chủ yếu của các
công ty sản xuất như Imexpharm là doanh thu bán
hàng.
2006 2005
Doanh thu bán hàng 527,283,500,415 339,164,891,589
Doanh thu hàng sản xuất 369,033,452,837 186,231,874,600
Doanh thu hàng nhượng quyền 122,567,360,711 109,245,436,461
Doanh thu hàng nhập khẩu 20,885,665,474 22,317,013,400
Doanh thu hàng xuất khẩu 3,274,459,741 7,729,002,366
Doanh thu khác 11,522,561,652 13,641,564,762
Các khoản giảm trừ 1,877,480,946 1,830,445,920
Hàng bán bị trả lại 1,877,480,946 1,830,445,920
Doanh thu thuần 525,406,019,469 337,334,445,669
Tỷ trọng doanh thu hàng sản xuất trong năm 2006
chiếm 70% trong tổng doanh thu bán hàng, tăng gần
100% so với 2005, doanh thu hàng nhượng quyền
cũng chiếm khoảng 23% trong năm 2006, tăng 12% so
với năm 2005. Hoạt động sản xuất kinh doanh đang
trong giai đoạn khá tốt, doanh thu chủ yếu là từ hoạt
động chính của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong năm 2006 rất cao
lên đến 56% do sự nổ lực của lãnh đạo và nhân viên
công ty trong việc hoàn thiện hơn hệ thống quản lý và
13
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
56%, Tốc độ tăng trưởng doanh
thu trong năm 2006 rất cao lên
đến 56%
hệ thống sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm
kiếm đối tác và khách hàng mới đã đưa đến kết quả
khả quan cho công ty. Tốc độ tăng trưởng doanh thu
trong năm 2006 rất cao lên đến 56%. Điều này thể
hiện công ty đã điều phối trong chi phí và doanh thu
rất tốt. Việc cắt giảm chi phí trong năm 2007, đặc biệt
là chi phí giá vốn hàng bán đã làm lợi nhuận gia tăng
IMP
Đơn vị:tỷ VNĐ 2005 2006 2007
Giá Trị %DTT Giá Trị %DTT Giátrị %DTT
Giá vốn hàng bán 217,980 64.62% 367,260 69.90% 307,387 58.00%
CPBH & QLDN 8,035 24.09% 111,512 21.21% 153,694 29.00%
Chi phí hoạt động TC 8,956 2.66% 3,757 0.71% 4,583 0.86%
DHG
Đvi:tỷ đồng 2005 2006 Tích luỹ quí III/2007
Giá Trị %Dtthuần Giá Trị %Dtthuần Giátrị %Dtthuần
Giá vốn hàng bán 299,403 54.04% 402,747 46.39% 415,754 71.29%
CPBH & QLDN 194,850 35.17% 367,834 42.37% 338,257 58.00%
Chi phí hoạt động TC 5,684 1.03% 11,214 1.29% 16,482 2.83%
Công ty đang có kế hoạch mở
rộng hoạt động sản xuất và có
những dự án mới đang trong
quá trình xây dựng.
Năm 2006 doanh thu thuần đạt 525,406 tỷ tăng hơn so
với 2005 là 55,75%, trong đó: kim ngạch xuất khẩu
đạt 185 USD, hàng chương trình quốc gia 133,691 tỷ,
nộp ngân sách 33,102 tỷ đồng. Doanh thu ước tính
năm 2007 là 529,987 tỷ đồng tương ứng là 0,87%.
Đvt: tỷ đồng 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu BH và cung cấp DV 285 325 339 527 532
Doanh thu thuần 284 323 337 535 530
Lợi nhuận ròng 24 31 24 42 54
Công ty đang trong giai đoạn tập trung mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh với các kế hoạch như nâng
cao năng lực sản xuất các nhà máy hiện đại, xây dựng
thêm nhà máy mới, phát triển hệ thống phân phối, đa
dạng ngành nghề kinh doanh, trong năm 2007 công ty
đã có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất kháng sinh
chích tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tại
Bình Dương dự kiến đưa vào hoạt động năm 2008…
14
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
khi thực hiện hoàn tất sẽ đưa công ty vào giai đoạn
tăng trưởng mới và tăng tốc vào năm 2010.
IMP
Đơn vị : tỷ đồng 2005 2006 2007
Giá Trị %DTT Giá Trị %DTT Giá Trị %DTT
Doanh thu thuần 337,334 100% 525,406 100% 529,978 100%
LN gộp 119,354 35.38% 158,146 30.10% 222,591 42.00%
Các khoản phải thu 81,187 24.07% 56,766 10.80% 92,960 17.54%
Hàng tồn kho 144,272 42.77% 130,013 24.75% 130,893 24.70%
LN từ HĐKD 29,906 8.86% 44,305 8.43% 58,714 11.08%
LN thuần 24,135 7.15% 42,275 8.05% 53,699 10.13%
Đồng thời ta cũng có thể so sánh với các công ty cùng ngành như Dược Hậu Giang để thấy
rõ hơn tình hình của công ty.
DHG
Đơn vị : tỷ đồng 2005 2006 Tích luỹ quí III/2007
Giá trị %DTT Giá trị % DTT Giá trị % DTT
Doanh thu thuần 554,030 100% 868,191 100% 853,120 100.00%
Lợi nhuận gộp 254,927 46.01% 465,444 53.61% 437,365 51.27%
Các khoản phải thu 79,039 14.27% 166,639 19.19% 243,458 28.54%
LN từ HĐKD 54,499 9.84% 86,910 10.01% 87,767 10.29%
LN thuần 55,387 10.00% 87,059 10.03% 88,108 10.33%
Giá vốn hàng bán giảm trong
năm 2007, chỉ còn khoảng 58%
trong doanh thu, dấu hiệu đáng
mừng, dẫn đến lợi nhuận trong
năm tăng 25% so với năm 2006,
mặc dù doanh doanh số chỉ
tăng 0,87%.
Đây là cơ sở của sự chuyển dịch
đồng thời là một trong những
lưu ý khi dự báo bảng báo cáo
IMP là một trong những công ty dược có doanh thu
cao nhất Việt Nam sau Dược Hậu Giang và Mekophar
trong năm 2005 và 2006
Doanh thu
ĐVT: Tỷ đồng 2005 2006
Dược Hậu Giang 804 554
Mekophar 494 336
Imexpharm 472 337
Domesco 256 568
DN khác 171 11565
Bên cạnh doanh thu một yếu tố có tính quyết định ảnh
hưởng đến lợi nhuận là giá vốn hàng bán và các chi
phí. Xét về nguồn nguyên vật liệu, nguyên vật liệu chủ
yếu của công ty là các dược liệu chiếm tỷ trọng 58%
trong cơ cấu giá thành các loại sản phẩm của công ty
2006 2005
Giá vốn hàng sản xuất
244,515,636,5
47
95,082,415,57
7
Giá vốn hàng nhượng quyền
89,433,415,91
9
83,805,628,44
1
Giá vốn hàng nhập khẩu
20,330,952,01
3
21,576,607,86
6
Giá vốn hàng xuất khẩu 1,571,545,890 4,091,188,022
15
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
kết quả kinh doanh và trong
định giá.
Công ty xác định chiến lược
cạnh tranh bằng chất lượng sản
phẩm và dịch vụ không cạnh
tranh bằng giá cả
So với các đối thủ cạnh tranh
thì IMP có những nổ lực được
ghi nhận, chỉ tính đến quý III,
GVHB của IMP tới 71,29% còn
Giá vốn khác
11,159,715,41
8
12,781,680,84
7
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 249,011,424 643,400,615
Cộng 367,260,277,211 217,980,921,368
Giá vốn hàng bán của IMP tăng cùng với sự tăng
trưởng của doanh số, và đặc bịêt sự gia tăng trong giá
vốn hàng sản xuất.
Giá vốn hàng bán công ty qua các năm 2004 – 2006
rất cao và đây cũng là cơ cấu giá thành của chung
ngành dược, dẫn đến khó khăn về chi phí đối với
ngành nói chung và công ty nói riêng. Sự tăng giá của
nguyên vật liệu dược phẩm, vật tư ngành nhựa giấy
ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt
động của công ty.
Do giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá cao trong
doanh thu bán hàng do đó lợi nhuận gộp chiếm trong
doanh thu chỉ khoảng 36% trong năm 2006, dẫn đến
lợi nhuận thuần đạt được không cao.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp
nổ lực tìm kiếm các nguồn cung cấp mới trong năm
2007, và thực tế trong năm 2007, giá vốn hàng bán
trong doanh thu bán hàng giảm đáng kể chỉ chiếm
khoảng 58% trong doanh thu, nhờ vậy mà lợi nhuận
ròng tăng khoảng 25% trong năm 2007 khoảng 54 tỷ.
Sự biến động của giá nguyên vật liệu ảnh hưởng tất
yếu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giá
vốn của các công ty mà trong thời gian qua với đầy
những bất ổn về chính trị, thiên tai của thế giới cũng
như Việt Nam làm giá cả càng tăng cao. Tuy nhiên
trong năm 2007 chi phí về giá vốn hàng bán của công
ty giảm đi đáng kể, còn khoảng 58%. Đây là một điểm
16
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
IMP chỉ 58%.
Lợi nhuận trên doanh thu của
IMP tương đương với DHG
trong quý III năm 2007, khoảng
10%. Mặc dù doanh thu chỉ
tăng khoảng 0.87%. Chứng tỏ
lợi nhuận biên trong daonh thu
cao hơn nhiều so với DHG.
quan trọng làm giảm đi chi phí công ty, đồng thời làm
tăng khả năng sinh lợi của công ty. Gía vốn hàng bán
của công ty trong năm 2007 giảm đi một cách đáng kể
như vậy là do công ty tìm được nguồn nguyên vật liệu
trong nước với giá cả trong nước rẻ hơn so với giá
ngoại nhập (chất lượng nguyên vật liệu không bị suy
giảm), và tránh đi tình trạng bị ép giá và ảnh hưởng
của tỷ giá hối đoái.
Năm 2006 tỷ trọng giá vốn hàng bán nhìn chung các
doanh nghiệp dược đều tăng cao, IMP tăng từ 217,980
tỷ đồng 2005 lên 367,260 tỷ đồng năm 2006 tương
ứng khoảng 69,9% doanh số nhưng với những nổ lực
của mình công theo giá trị ước tính con số này sẽ giảm
xuống còn 307,387 tỷ đồng tương ứng là 58% trên
doanh thu thuần. Nguyên nhân là do công ty xác định
chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và
dịch vụ không cạnh tranh bằng giá cả nên giá vốn và
giá bán bình quân đều cao hơn sản phẩm khác được
sản xuất trong nước. So với đối thủ thì giá vốn của
công ty cao hơn ví như Dược Hậu Giang giá vốn hàng
bán chỉ chiếm khoảng 46% trên doanh thu nhưng đó
chỉ là kết quả năm 2006 còn tính cho đến thời điểm
hết quí III/ 2007 thì giá vốn hàng bán của DHG chiếm
khá cao khoảng 71,29% trên doanh thu tương đương
là 415,754 tỷ đồng cao hơn nhiều so với IMP và thậm
chí cao hơn cả năm 2007 thể hiện một bước tiến của
công ty trong việc hạn chế bớt chi phí.
Ngoài ra sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài vừa là khó khăn vừa là
thách thức giúp công ty nổ lực củng cố và phát triển
hơn.
Từ sự thay đổi của giá vốn doanh thu giá cả nguyên
vật liệu dẫn đến lợi nhuận gộp cũng có nhiều thay đổi.
Lợi nhuận gộp năm 2005 là 119,354 tỷ đồng chiếm
35,38%, 2006 là 158,146 tỷ đồng tương ứng 30,1% và
theo giá trị ước tính 2007 là 222,591 tỷ tương ứng
42% cho thấy lợi nhuận gộp tăng lên đáng kể. Ở đây
không những lợi nhuận gộp tăng mà lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh và lợi nhuận thuần cũng tăng mạnh
từ 2005 cho đến 2007. LN từ hoạt động kinh doanh
tăng từ 8,86% năm 2005 giảm còn 8,43% năm 2006
và đạt 10,08% năm 2007 tương ứng là 58,714 tỷ đồng.
Theo đó lợi nhuận thuần cũng tăng từ 7,15% năm
17
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Quảng cáo tiếp thị đóng một vai
trò quan trọng trong sự phát
triển chung và lâu dài trong
doanh nghiệp
Nhận thức người dân trong quá
trình bảo vệ sức khoẻ chưa
được quan tâm thoả đáng.
2005 lên 8,05% năm 2006 và đạt 10,13% năm 2007
tương ứng 53,699 tỷ đồng gấp đôi lợi nhuận năm
2005. LN từ hoạt động kinh doanh và LN thuần tăng
cao là do công ty biết quản lý và sử dụng hợp lý các
chi phí. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì đầu tư mở
rộng nên doanh thu của công tăng thấp chỉ có 0,87%
nhưng các khoản lợi nhuận đều tăng cao so với 2006.
So với IMP thì DHG tổng lợi nhuận gộp năm 2005 là
254,627 tỷ đồng, năm 2006 là 465,444 tỷ đồng tính
đến quí III/2007 và 437,365 tỷ đồng tương ứng là
45,96%, 53,61% và 51,52% trên doanh thu là doanh
nghiệp có kết quả lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận sau
thuế năm 2006 đạt 87,059 tỷ đồng tăng 57,21% so với
2005 và tính cho đến quí III/2007 là 88,108 tỷ chiếm
10,33%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của IMP
trong 2006 chiếm khoảng 8,43 % trong khi các Dược
Hậu Giang là 10,03% năm 2006 và theo giá trị ước
tính năm 2007 của IMP là 10,135 so với 10,33% đạt
được cho đến quí III/2007 của DHG và lợi trước thuế
của IMP trong 2006 là 44,6 tỷ trong khi đó DHG là 87
tỷ, Mekophar là 63 tỷ, Domesco là 54 tỷ song với sứ
mệnh tiên phong của mình lợi nhuận của công ty hy
vọng sẽ được tăng lên. Còn về các chi phí thì nhìn
chung chi phí của công ty tương đương với chi phí của
các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và sản phẩm
do công ty sản xuất ra có khả năng cạnh tranh tốt trên
thị trường.
Vì đặc điểm của ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ con người nên các chương trình quảng cáo tiếp
thị cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra
doanh thu vì thế công đã và đang tiếp tục đẩy mạnh
các chương trình tiếp thị quảng bá thương hiệu và tổ
chức sự kiện như các chương trình khuyến học, tặng
thuốc, các chương trình hội thảo tạo dựng hình ảnh
thương hiệu tốt trong lòng người tiêu dùng mở rộng
trong nước và nước ngoài nên chi phí bán hàng cũng
chiếm một tỷ lệ khá lớn trên doanh thu. Ở đây cũng có
một vấn đề thách thức đối với ngành dược nói chung
và IMP nói riêng vì thực tế tình hình sử dụng thuốc ở
việt nam còn nhiều hạn chế chưa nói đến việc đại bộ
phận người dân là nông dân hầu như là không biết rõ
về tác dụng và càng không biết về nguồn gốc. Mọi
người hầu như là ra các đại lý thuốc nêu triệu chứng
18
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
IMP đang trong quá trình xây
dựng thương hiệu và chi phí tài
trợ khoảng 25.05% doanh thu
năm 2007
Công ty chủ yếu tài trợ bằng
vốn cổ phần nên chi phí tài
chính không cao và có xu
hướng giảm trong những năm
gần đây, khoảng 0,86% trên
daonh thu năm 2007.
Các khoản phải thu tăng 18,3%
trong 2 năm 2005-2006, theo
ước tính năm 2007 khoảng
17,4% trên doanh thu. Chính
sách bán chịu hiệu quả đã làm
gia tăng đáng kể số vòng quay
hàng tồn kho năm 2006. So với
các đổi thủ IMP vẫn chiếm một
và được bán xong cầm về sử dụng mà hầu như không
biết đó là từ đâu và của công ty nào. Và chính tình
hình đó cũng dẫn đến tình trạng giá thuốc khó kiểm
soát tại việt nam. Vì thế các công ty dược phải nâng
cao các hình thức quảng cáo tuyên truyền hình ảnh và
tác dụng của nó đến mọi người để vừa phát triển vừa
ngăn chặn bớt những tiêu cực trên.
Và đi đầu trong lĩnh vực này của các công ty dược
Việt Nam, DHG vẫn là doanh nghiệp đi đầu trong
công tác xây dựng thương hiệu với mạng lưới phân
phối rộng khắp và quảng cáo rầm rộ. Nó chiếm
khoảng 18,78% trên doanh thu năm 2006 so với
35,93% của DHG song công ty có xu hướng tăng chi
phí này lên trong năm 2007 cụ thể là 25,05% tương
ứng 83,955 tỷ đồng.
Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp thì
không cao. Chi phí tài chính thì có xu hướng giảm hơn
vào năm 2006 chỉ chiếm 0,71% trên doanh thu và tiếp
tục giảm trong năm 2007 còn 0,86% trên doanh thu là
do công ty đã giảm một phần lớn hầu như hết các
khoản vay nợ cả dài hạn lẫn ngắn hạn, còn chi phí
quản lý doanh nghiệp thì không biến động nhiều qua 2
năm chủ yếu là chi phí cho công nhân viên. Công ty
đã thực hiện tốt các khoản nợ đã thanh toán đúng hạn
và đầy đủ các khoản nợ.
Ngoài ra công ty luôn thực hiện nghiêm túc việc nộp
thuế như thuế nhập khẩu, VAT, thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của nhà nước
2003 2004 2005 2006 2007
Các khoản phải thu ngắn hạn 83,468 53,906 81,188 56,767 92,960
Hàng tồn kho 110,772 145,439 144,273 130,014 131,143
Các khoản phải thu/doanh thu 29.30% 16.70% 24.10% 10.80% 17.50%
Hàng tồn kho/doanh thu 67.40% 66.80% 68.10% 36.00% 42.70%
Bên cạnh doanh thu tăng 55,75% thì các khoản phải
thu cũng tăng 18,3% trong 2 năm 2005-2006 và
chiếm 24,07% năm 2005 giảm xuống 10,8% năm
2006 và có tăng trở lại 17,54% trên doanh thu theo
ước tính năm 2007. Trong đó các khoản phải thu bao
gồm phải thu từ khách hàng chiếm 51,88% trên doanh
số tương ứng 42,123 tỷ trên 81,187 tỷ đồng năm 2005
và 87,78% tương ứng 49,833 tỷ trên 56,766 tỷ đồng
năm 2006, trả trước cho người bán 33,880 tỷ năm
2005 và được công ty cắt giảm còn 6,259 tỷ năm
19
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
vị thế tốt.
Hàng tồn kho còn chiếm tỷ
trọng khá cao khoảng 25%
doanh thu trong 2 năm 2006-
2007.
2006. Mà nguyên nhân là do công ty có lượng khách
hàng rất đông là các bệnh viện trung tâm y tế sử dụng
vốn ngân sách nhà nước nên để khuyến khích việc
mua hàng công ty cho khách hàng gối đầu nên nợ phải
thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải
thu.
Các khoản phải thu của Dược Hậu Giang đến 19,19%
doanh thu năm 2006 cao hơn IMP trong khi đó khoản
phải thu năm 2005 của IMP lại cao hơn nhiều so với
DHG và tính đến quí III/2007 con số này lại càng tăng
cao hơn chiếm 28,54% doanh thu nhưng hy vọng cuối
năm con số này sẽ giảm. Với tốc độ tăng trưởng doanh
thu cũng khoảng 56,7%. Trong đó phải thu khách
hàng chiếm 81,7% năm 2005 và 92,57% năm 2006
tương ứng 67,547 tỷ đồng trên 79,039 tỷ đồng năm
2005 và 154,257 tỷ trên 166,639 tỷ đồng năm 2006.
Tuy nhiên điều đáng lo lắng ở công ty là lượng hàng
tồn kho quá cao chiếm 42,77% trên doanh thu năm
2005 và giảm đáng kể trong năm 2006 và giữ ổn đinh
đến năm 2007 chiếm khoản 24,7% trên doanh thu.
Vòng quay hàng tồn kho của DHG là 2,94 lần trong
2005 và 3,43 lần trong 2006 còn IMP là 2,34 lần trong
2005 và 4,04 lần trong 2006. Hàng tồn kho chủ yếu là
nguyên vật liệu chiếm khoản 43,8% năm 2005 và
57,76% năm 2006. Do giá trị nguyên vật liệu cao nên
giá trị hàng tồn kho cao, tuy nhiên công ty nên tìm
cách hạn chế lượng hàng này vì nó có thể gây ảnh
hưởng đến khả năng thanh khoản của công ty.
Theo phân tích trên, khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai còn nhiều triển vọng. Một
lần nữa để chứng minh khả năng sinh lợi của công ty đảm bảo dòng lợi nhuận thu về trong
tương lai, chúng ta đi vào tìm hiểu sự tạo ra tiền mặt của công ty như thế nào.
Phân Tích Các Chỉ Số Tài Chính Cơ Bản
Nguyễn Hồng Vinh TCDN15
Lê Thị Diệu Linh TCDN15
Nguyễn Xuân Thanh TCDN13
CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN 2005 2006 2007
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn 2.03 3.72 3.38
Hệ số thanh toán nhanh 1.01 1.87 2.01
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/tổng tài sản 0.46 0.23 0.26
20
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu 0.87 0.3 0.36
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 2.349 4.049 4.049
Doanh thu thuần/Tổng tài sản 1.07 1.72 1.43
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 7.79% 7.95% 10.13%
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sỡ hữu 15.98% 18.16% 19.65%
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 8.41% 13.88% 14.47%
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần 8.87% 8.43% 10.13%
Khả năng chuyển đổi từ tài sản
sang tiền mặt của công ty tốt
thể hiện qua chỉ số thanh toán
hiện hành và nhanh tăng đều
qua các năm.
Nợ của công ty là nợ ngắn hạn,
hang tồn kho trong năm 2007
tăng 6.3 tỷ so với 2006 và chỉ số
thanh toán đã giúp công ty giải
quyết tốt vấn đề này.
Tiền mặt tạo ra đủ để công ty
trang trải các khoản nợ và chi
phí nguyên vật liệu.
Công ty đã thực hiện tốt chính
Khả năng thanh toán tăng đều qua các năm thể hiện
được việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà công
ty không phát sinh thua lỗ tốt. Do công ty sử dụng cấu
trúc là 80% là vốn cổ phần, 20% nợ; chi phí giá vốn
hàng bán của công ty giảm đáng kể so với các công ty
cùng ngành (Cụ thể: Năm 2005 – 2006 chi phí giá vốn
hàng bán của công ty trên 50% doanh thu, năm 2007
chi phí giá vốn hàng bán giảm xuống còn 40% doanh
thu).
Nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, hệ số thanh
toán hiện tại cho thấy công ty có khả năng trả các
khoản nợ ngắn hạn. Hàng tồn kho năm 2007 tăng
khoảng 6.3 tỷ (tăng khoảng 4,87%) so với 2006, vì
vậy để thấy được rõ hơn khả năng thanh toán của công
ty ta phải xem xét khả năng thanh toán nhanh của
công ty.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán trong 3 năm của công ty
tăng đều nên công ty có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để
thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu và
các chủ nợ của công ty hàng năm.
Nợ trên vốn cổ phần và nợ trên vốn chủ sỡ hữu giảm
đáng kể trong 2 năm 2006 và 2007 do công ty vừa
thực hiện chiến lược tái cấu vốn với chiến lược giảm
nợ (đặc biệt là nợ dài hạn của công ty rất ít, công ty
chủ yếu vay nợ ngắn hạn).
Vòng quay hàng tốn kho của công ty tăng mạnh vào
năm 2006-2007 thể hiện công ty đã áp dụng tốt chính
sách bán chịu, gia tăng vòng quay hàng tồn kho để làm
tăng doanh thu của công ty. Thuốc là một sản phẩm
đặc biệt, có liên quan đến sức khoẻ của con người vì
vậy các công ty dược phải điều chỉnh vòng quay hàng
tồn kho của công ty cho phù hợp với sản phẩm nhằm
21
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
sách bán chịu làm tăng doanh
thu và lợi nhuận ròng của công
ty tăng nhanh qua các năm thể
hiện khả năng tăng lợi nhuận
trong các năm tới.
làm gia tăng vị thế và mức độ tín nhiệm của khách
hàng đối với công ty.
Doanh thu thuần trên tổng tài sản tăng năm 2006
(1.72) xuống còn (1.43) vào năm 2007 thể hiện hiệu
suất sử dụng tài sản cố định của công ty chưa tốt.
Trong năm 2007 công ty gia tăng thêm 15 tỷ đồng cho
việc mua sắm tài sản cố định, vì vậy trong những năm
tiếp theo công ty sẽ có khả năng gia tăng lợi nhuận tốt.
Phân Tích Dòng Tiền
Nguyễn Xuân Thanh TCDN13
Nguyễn Thúy Quỳnh TCDN15
Báo cáo dòng tiền
Dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005-2007,
thuyết minh báo cáo tài chính để lập bảng báo cáo dòng tiền của công ty theo phương pháp
gián tiếp
2006 2007E
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận ròng
42,278 53,699
Điều chỉnh cho các khoản
10,001 16,488
Khấu hao tài sản cố định
6,188 10,184
Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư
1,430 5,326
Chi phí lãi vay
2,383 978
Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động
52,279 70,187
Các khoản phải thu ngắn hạn
24,421 (36,193)
Hàng tồn kho
14,259 (1,129)
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
394 (0.01)
Tiền lãi vay đã trả
(2,383) (978)
Tài sản ngắn hạn khác tăng
(2,071) (2,589)
Thuế thu nhập đã nộp
(5,872) (4,838)
Phải trả người bán giảm
(14,021) 30,663
Các khoản nợ ngắn hạn khác phải trả giảm
9,639 (8,581)
Lợi nhuận khác từ hoạt động kinh doanh
2,808 210
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
79,453 46,752
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định
(15,732) (14,674)
Các tài sản dài hạn khác
(5,759) 962
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
(21,491) (13,712)
Dòng tiền hoạt động tài chính
Thặng dư vốn cổ phần và nhận vốn góp
51,218 8,387
Tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận được
(73,607) 5,245
Các quỹ và nguồn kinh phí
8,489 (20,317)
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
(33,414) (3,425)
22
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Lưu chuyển dòng tiền hoạt động tài chính
(47,314) (10,109)
Gia tăng ròng trong tiền mặt
10,648 22,930
Tiền và tương đương tiền đầu năm 55,922 66,570
Tiền và tương đương tiền cuối năm 66,570 89,500
23
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
24
Phân tích công ty dược phẩm Imexpharm
Khả năng tài chính của công ty
khá tốt.
Lợi nhuận ròng tăng đều qua
các năm. Trong năm 2007 lợi
nhuận ròng tăng 27% so với
2006.
Trong năm doanh nghiệp đã
vay một khoản tiền lưu và
thanh toán trong cuối năm
khoảng 50 tỷ đồng.
Dòng tiền để đáp ứng cho việc chi tiêu vốn của công
ty khá tốt. Trong 2 năm 2006 – 2007 công ty đã mở
rộng sản xuất, mua mới một số tài sản cố định để
phục vụ cho quá trình sản xất. Trong năm 2006 công
ty đã tăng khả năng trả nợ lên, làm cho các khoản nợ
dài hạn giảm đi đáng kể, và đến năm 2007 nợ của
công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Dòng tiền mặt tạo ra
qua các năm tăng lên cho thấy khả năng tài chính ty
khá của công tốt.
Các chỉ tiêu của bảng lưu chuyển tiền tề được ta tổng
hợp trong bảng sau đây:
Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Lợi nhuận ròng 30,478 24,135 42,278 53,699
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 3239 -14684 79453 46751
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư -5794 -6589 -21491 -13711
Lưu chuyển dòng tền hoạt động tài chính 2305 72179 -47314 -10109
Gia tăng ròng trong tiền mặt -250 50906 10648 22930
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp năm 2007 tăng
27% so với năm 2006 và tăng hơn gấp 2 lần năm
2005 nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp giảm đáng kể (giảm 41%) so với năm
2006 chỉ còn 46.7 tỷ, mức độ đầu tư trong năm 2007
thấp hơn so với 2006 nên dòng tiền từ hoạt động đầu
tư giảm khoảng 36,2%; trong năm 2006 công ty tái
cơ cấu vốn bằng cách thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn và dài hạn lên đến khoảng 73 tỷ do đó chi phí lãi
vay của doanh nghiệp trong năm 2007 giảm đi đáng
kể tư 2,4 tỷ xuống gần 1 ty ( giảm 59%), nhưng bên
cạnh đó chi phí tài chính của công ty tăng lên từ 3,8
tỷ lên 4,6 tỷ (tăng khoảng 22%).
Nguyên nhân là do trong năm doanh nghiệp đã vay
một khoản tiền lưu và thanh toán trong cuối năm
khoảng 50 tỷ đồng. Chi trả cổ tức và lợi nhuận cho
chủ sỡ hữu tăng lên làm cho dòng tiền từ hoạt động
tài chính của công ty giảm. Từ những tác động trên
làm cho tiền mặt ròng trong công ty tăng lên khoảng
19% (2006 so với 2005) và tăng 34,36% (2007 so
với 2006).
25