Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 1
CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU
I. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Thuận An được xác định là một địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế
của tỉnh Bình Dương. Thuận An năm trong vùng trọng điểm về phía Nam (gồm Tp
HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương). Đây là khu vực dẫn đầu về
phát triển kinh tế của cả nước. Huyện có khả năng tiếp cận với quá trình đô thị hóa
đang diễn ra mạnh mẽ ở các nơi khác. Các loại hình công nghiệp dịch vụ phát triển
mạnh, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, tập trung trên địa bàn huyện.
Cùng với sự phát triển công nghiệp, là sự gia tăng dân số cơ học, do có rất nhiều lực
lượng lao động công nghiệp từ những tỉnh ngoài đến làm việc trong các khu công
nghiệp trong khu vực.
Nhằm tạo điều kiện ổn định về nơi ở lâu dài giúp các lực lượng lao động công
nghiệp yên tâm và gắn bó với nơi làm việc, đòi hỏi huyện Thuận An phải có chính sách
ưu tiên đầu tư xây dựng các khu nhà ở và dịch vụ hiện đại, hoàn chỉnh về hạ tầng cơ sở.
Do đó dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư Vĩnh Phú II xã Vĩnh Phú_diện tích 47,47 ha
tại xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương là hoàn toàn cần thiết nhằm giải
quyết nhu cầu nhà ở, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Bình Dương nói chung
và huyện Thuận An nói riêng.
Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá…nhằm tạo cảnh quan đẹp thì
việc thu gom xử lý chất thải cũng phải được quan tâm một cách đồng bộ. Các chất thải
cần phải được thu gom và xử lý triệt để nhằm tránh tình trạng xả thải trực tiếp ra môi
trường mà chưa được xử lý.
Trong đó, nước thải là một trong những thành phần chiếm lượng lớn. Khi thải
trực tiếp ra môi trường không những gây ô nhiễm môi trường tự nhiên xung quanh mà
còn làm mất mỹ quan khu dân cư, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng
dân cư lân cận nguồn thải. Do vậy, đề tài “Tính toán thiết kế Hệ thống xử lý nước thải
cho Khu dân cư Vĩnh Phú II, Công suất 1.000 m
3
/ngày” được lựa chọn làm đồ án kết
thúc khóa học.
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 2
Hình 1.2 Phối cảnh Khu dân cƣ Vĩnh Phú II
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Dựa trên những thông số của nước thải sinh hoạt đầu vào nghiên cứu thiết kế hệ
thống xử lý nước thải mới trước khi xây dựng Khu dân cư, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải
nước thải ra môi trường theo QCVN 14:2008/BTNMT – Cột A.
I.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Nội dung đồ án tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau:
- Tổng quan về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt.
- Tìm hiểu vị trí địa lý, tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường
tại huyện Thuận An của Khu dân cư Vĩnh Phú II.
- Tính toán thiết kế hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư.
- Đưa ra các phương án xử lý và chọn phương án xử lý hiệu quả nhất từ đó tính toán
thiết kế hệ thống xử lý nước thải của khu dân cư.
I.4. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu dân cư, tìm hiểu thành
phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải
cho các khu dân cư qua các tài liệu chuyên ngành.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập
và đưa ra công nghệ xử lý phù hợp.
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 3
- Phƣơng pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và
đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
- Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị
trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.
- Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc công nghệ xử
lý nước thải.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu cần
thiết cho đề tài một cách thích hợp. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 19/04/2010 đến
ngày 22/07/2010
I.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
- Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn đề ô
nhiễm môi trường do nước thải Khu dân cư.
- Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho người dân cũng như Ban quản lý
Khu dân cư.
- Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp, sinh
viên tham quan, học tập.
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 4
CHƢƠNG II
TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƢ VĨNH PHÖ II
II.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN-KDC VĨNH PHÖ II
Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư Vĩnh Phú II tại xã Vĩnh Phú – huyện Thuận
An – tỉnh Bình Dương do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 135 làm
chủ đầu tư là một trong những Khu dân cư có quy mô lớn và hiện đại. Hiện dự án đã
được phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng của UBND tỉnh Bình Dương và
hiện đang được tiến hành các bước tiếp theo để đưa dự án vào triển khai thực hiện.
Khu Dân Cư Vĩnh Phú II cách bưu điện trung tâm Q1- 9 km, cách ngã tư Bình
Phước 3 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm năng động của Bình Dương, giáp ranh
Tp.HCM (nằm giữa Quận 12 và Thủ Đức) - nơi tập trung nhiều KCN, nhà máy… như
KCN Việt Nam-Singapore, KCX Linh Trung, Number One, Bệnh viện Quốc tế
Giáp với vùng trái cây Lái Thiêu nổi tiếng, Khu du lịch sinh thái Dìn Ký, Khu
du lịch Phương Nam, Thanh Cảnh có nhiều cây xanh, khí hậu trong lành với sông
rạch bao quanh tạo thành một quần thể dân cư có môi trường sống trong lành, an sinh,
xanh sạch.
Khu dân cư bao gồm: 146 lô biệt thự diện tích 360 – 500m
2
, 893 lô nhà phố và
liên kết diện tích từ 120 – 140m
2
; Khu chung cư 5 tầng, hệ thống Trung tâm thương
mại, hành chính, trường học cấp 1,2…
Quy mô: Khu dân cư Vĩnh Phú II rộng 47.47 ha.
Hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, rộng rãi, hiện đại: đường 14m – 24m, hệ thống
điện, cấp thoát nước, viễn thông… được bố trí ngầm và được kết nối trực tiếp với hạ
tầng của tỉnh Bình Dương.
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 5
Hình 2.1 Mặt bằng phân lô, bố trí tổng thể của KDC Vĩnh Phú II
II.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN THUẬN AN
II.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Thuận An nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Bình Dương về
các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị. Huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bình Dương :
- Phía Bắc giáp thị xã Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên.
- Phía Nam giáp Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp huyện Hóc Môn lấy ranh giới theo sông Sài Gòn.
- Phía Đông giáp huyện Dĩ An.
Diện tích đất tự nhiên huyện Thuận An là 8.425,82 ha. Trong đó, diện tích đất nông
nghiệp là 3.904,89 ha (46.34%). Diện tích đất trồng cây hàng năm là 1.659,05 ha
chiếm 42.49% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây lâu năm là
1.133,80 ha (29.04%).
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 6
II.2.2 Điều kiện khí hậu
Huyện Thuận An nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang
tính chất chung là nóng ẩm mưa nhiều rất thích hợp cho các loại cây ăn trái nhiệt đới.
Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt :
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (dương lịch)
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 (dương lịch) năm sau.
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu về khí hậu của huyện Thuân An
Chỉ tiêu
Giá trị
Đơn vị
Nhiệt độ trung bình hàng năm
26 – 27
0
C
Nhiệt độ tối cao
38,3
0
C
Nhiệt độ tối thấp
12,0
0
C
Tổng tích ôn
9000 – 95000
0
C
Độ ẩm trung bình hàng năm
76,7
%
Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất
91,0
%
Độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất
58,2
%
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm
999
mm
Lượng mưa bình quân năm
1970,5
mm
Tôc độ gió trung bình năm
2,15
m/s
(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Thuân An, 2005)
a. Chế độ mƣa
Nét đặc trưng của khí hậu huyện Thuận An là có lượng mưa lớn, nhưng phân bố
không đều, chia làm hai mùa rõ rệt. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa (chiếm 85%
tổng lượng mưa cả năm). Hầu như không có mưa vào những tháng mùa khô. Lượng
mưa trung bình hàng năm của huyện là 1970,5 mm. Có năm lượng mưa tăng lên
2683mm (năm 1952) nhưng có năm lượng mưa chỉ có 137mm (năm 1962). Số ngày
mưa trong năm là 134 ngày.
b. Lƣợng bốc hơi nƣớc
Tổng bức xạ hàng năm của huyện là khá cao và ổn định với
- Tầng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm khoảng 1100 – 1500 Kcal/năm.
- Cán cân bức xạ từ 65 – 75 Kcal/cm
3
cả năm.
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 7
- Trung bình tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2200 – 2600 giờ. Mùa khô
chiếm 55 – 60% tổng số giờ nắng trong năm. Số giờ nắng cao nhất là 9,4 giờ.
- Lượng bốc hơi nước của vùng là khá cao 999mm, lượng bốc hơi nước hàng
tháng trong mùa khô cao hơn mùa mưa.
c. Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí bình quân năm: 76,6%
- Độ ẩm không khí thấp nhất: 58,2%
- Thời kỳ độ ẩm cực đại vào các tháng mùa mưa, cực tiểu vào các tháng mùa
khô. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm khoảng 26 – 26
0
C.
d. Chế độ gió
- Vận tộc gió trung bình 2,15m/s. gió thổi điều hòa, đổi chiều rõ rệt theo mùa.
- Hướng gió thịnh hành trong mùa khô là hướng Tây Bắc.
- Hướng gió chủ yếu trong mùa mưa, đồng thời cũng là hướng gió chính chủ đạo
thổi qua huyện là hướng Tây Nam.
Ngoài các yếu tố khí hậu bình thường trên địa bàn huyện không xảy ra các điều
kiện khí hậu bất lợi như bão, gió nóng, sương muối, động đất… Nhìn chung các yếu tố
khí hậu trên địa bàn huyện Thuận An tuân theo một quy luật tương đối ổn định, điều
hòa và không chịu ảnh hưởng của các thiên tai lớn, không ảnh hưởng mạnh đến sản
xuất nông nghiệp cũng như trong xây dựng và đời sống.
II.2.3 Điều kiện thủy văn
a. Nguồn nƣớc mặt
Huyện Thuận An nằm trên dòng chảy của con sông Sài Gòn, nên chịu ảnh
hưởng chính của con sông này. Sông bắt nguồn từ đồi núi Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước)
có độ cao 200 – 250 m. trên lưu vực sông là công trình Hồ Dầu Tiếng, với sức chứa
1,1 tỷ m
3
, cấp nước cho tỉnh Tây Ninh, Tp HCM và Long An, đồng thời con đưa nước
xuống sông Sài Gòn để đẩy mặn vào mùa khô và gia tăng lượng nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp. Đoạn sông chảy qua tỉnh Bình Dương dài 140km, qua các huyện
Thuận An, Bến Cát và thị xã Thủ Dầu Một. Trong đó, đoạn sông chảy qua huyện
Thuận An dài 12km. Lưu lượng trung bình 85m
3
/s, độ dốc nhỏ chỉ 0,7%.
Do huyện Thuận An nằm ở hạ lưu sông nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế
độ triều Biển Đông.
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 8
- Ảnh hưởng của triều biển: do cao trình của mặt nước của khu vực (trung bình
0,5 – 0,9m) các tháng 10, 11, 12/2003 đến tháng 01, 02/2004 mực nước sông Sài Gòn
biến động từ 1,23m – 1,27 m (trên báo động 1), đỉnh triều cao nhất là tháng 11/2002
vào giữa tháng và cuối tháng nên thường ngập.
- Ảnh hưởng của lũ: có 6 xã nằm ven sông Sài Gòn nên hàng năm đều chịu ảnh
hưởng của lũ sông Sài Gòn. Thời gian ngập triều nhiều nhất là vào đầu tháng 9 đến
cuối tháng 10 dương lịch; nước ngập phổ biến từ 0,4 – 0,6 m; thời gian ngập trung
bình 3 – 5 ngày, có khi kéo dài đến 7 ngày. Mùa mưa cũng là mùa xả lũ của hồ Dầu
Tiếng nên 6 xã ven sông Sài Gòn thường bị ngập cao và lâu hơn mỗi khi có xả lũ hoặc
lũ trùng với các đợt triều cường nhiều nhất là vào tháng 10, 11 hàng năm.
- Chất lượng nước tưới: chất lượng nguồn nước tưới trong nông nghiệp cũng như
trong sinh hoạt ngày càng suy giảm. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là nước
thải của một số nhà máy, khu Công Nghiệp trên địa và do nước thải từ chăn nuôi của
các hộ gia đình. Tuy lượng mưa lớn nhưng lại tập trung theo mùa, mùa mưa chiếm
khoảng 85% tổng lượng mưa, ngược lại mùa khô chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm.
Nước sông Sài Gòn thường bị nhiễm mặn vào mùa khô và nhiễm phèn vào thời điểm
chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô, do đó việc sử dụng nước sông Sài Gòn vào
sinh hoạt và sản xuất trong thời kỳ này có phần hạn chế.
b. Nguồn nƣớc ngầm
Nguồn nước ngầm của huyện tương đối dồi dào gồm 2 dạng:
- Nước ngầm mạch nông: được khai thác rông rãi bằng các giếng đào ở độ
sâu 8 – 15m, lưu lượng khai thác từ 0,02 – 2,4 l/s.
- Nước ngầm mạch sâu: được khai thác bằng các giếng khoan ở độ sâu 30 –
39m, lưu lương khai thác từ 0,1 – 2,22 l/s.
Nguồn nước ngầm này được khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả, với mục
đích phục vụ nông nghiệp, nông nghiệp, tránh khô hạn vào mùa khô gây ảnh hưởng
đến năng sản xuất.
II.2.4 Địa hình
Địa hình huyện Thuận An có độ cao trung bình so với mực nước là 20m, độ dốc
phổ biến là 0 – 3
0
, địa hình tương đối bằng phẳng. Toàn huyện có hai kiểu địa hình :
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 9
- Địa hình bằng thấp: có độ cao trung bình từ 10 – 15m gồm các xã ven sông Sài
Gòn như: An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định và hai thị trấn An Thạnh và Lái Thiêu.
- Địa hình thoải: có độ cao trung bình 25 – 30m gồm các xã như: Bình Chuẩn,
Bình Hòa, Thuận Giao, An Phú.
Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Thuận An – Bình Dƣơng
Đất đai
Theo kế hoạch điều tra và thống kê đất đai của Phân việc quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp, đất đai huyện mang những nét đặc trưng sau:
Gồm 3 loại đất chính
1. Đất phù sa ven dông nhiễm phèn nhẹ (Vp)
- Tổng diện tích là 1.402 ha chiếm tỉ lệ 56,6%. Loại đất này phần bố tập trung ở
các xã, thị trấn Anh Thạnh, Hưng Định, Bình Nhâm, Lái Thiêu.
- Thành phần cơ giới : đất thịt
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 10
2. Đất phèn (Sp)
- Tổng diện tích là 633 ha chiếm tỷ lệ 32,2% diện tích đất toàn huyện.
- Phân bố ở 2 xã Vĩnh Phú, An Sơn, thường gặp ở dạng đất thấp trũng ven sông
Sài Gòn.
- Thành phần cơ giới: đất thịt
3. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
- Tồng diện tích là 220 ha chiếm tỉ lệ 11,2% (tập trung các xã vùng gò), chỉ
chiếm một phần nhỏ ở thị trấn An Thạnh.
Trong 3 loại đất trên thì phù sa ven sông nhiễm phèn nhẹ được lập líp đóng vai trò
quan trọng nhất vì đất líp có diện tích lớn và tính chất lý hóa học tốt nhất. Đất phèn tuy
có diện tích lớn nhưng ở địa hình thấp và đất có chứa nhiều độc tố muốn khai thác
trồng cây ăn quả phải lập líp, đầu tư thủy lợi và cần nhiều năm để cải tạo tính chất đất.
Đất nâu vàng phù sa cổ hiện nay được tân dụng để lập thổ cư và xây dựng cơ bản.
II.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THUẬN AN
II.3.1 Hiện trạng phát triển kinh tế
Huyện Thuận An nằm trong hạt nhân của vùng kinh tế trong điểm phía Nam (gồm
Bình Dương; Đồng Nai; Bà Rịa – Vũng Tàu và Tp HCM). Đây là khu vực năng động
dẫn đầu về phát triển kinh tế cả nước. Đó là điều kiện thuận lợi để Thuận An hội nhập
vào nền kinh tế chung đang ngày càng phát triển của khu vực. Nền kinh tế của huyện
hiện đang tăng trưởng với tôc độ cao. Bình quân hàng năm là 25,4%. Tổng GDP bình
quân đầu người đạt xấp xỉ 28 triệu đồng/năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp
tăng bình quân là 38,8%, dịch vụ tăng 28,8%, nông nghiệp giảm 2,7%. Trong những
năm qua cơ cấu kinh tế huyện Thuận An có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2. So sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm
Đơn vị tính: %
Năm
Tổng số
Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ
2001
100
4,7
80,4
14,6
2002
100
3,9
79,8
16,3
Tính tốn thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Cơng suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 11
2003
100
3,9
80,1
16,6
2004
100
2,9
80,2
16,9
2005
100
2,3
80,6
17,1
Ngành sản xuất cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng rất
nhanh. Trong khi đó, ngành dịch vụ mặc dù giá trị tổng sản lượng hàng năm đều tăng
nhưng khơng theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành cơng nghiệp và tiểu thủ cơng
nghiệp. Ngành nơng nghiệp năm giảm đáng kể so với năm 2000. Tỷ trọng giữa các
ngành cơng nghiệp, thương mại – dịch vụ và nơng nghiệp tương ứng là 77,8% - 21,2%
- 1%.
Hình 2.3. Tỷ lệ các ngành cơng nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ, nơng nghiệp
a. Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp
Ngành cơng nghiệp của huyện phát triển tương đối ổn định qua các năm, cơ cấu
cơng nghiệp ngày càng đa dạng. Ngồi các ngành nghề truyền thống như gốm sứ, vật
liệu xây dựng và chế biến thì các ngành nghề khác như cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ
phàn mềm, điện tử,… có xu hướng tăng nhanh.
Giá trị sản xuất cơng nghiệp từ năm 2001 đến năm 2005 đã tăng nhanh vượt bậc
từ 5.137,794 triệu đồng đến 19.389,965 triệu đồng. Mức tăng trưởng nhanh chóng của
ngành cơng nghiệp, cho thấy sự chuyển mình của nền kinh tế huyện. Với hàng loạt các
khu cơng nghiệp được thành lập và đưa vào hoạt động trong thời gian gần đây đã đem
78%
21%
1%
Bảng tỷ trọng giữa các ngành công
nghiệp, thương mại - dòch vụ, nông nghiệp
Công Nghiệp
Thương Mại - Dòch Vụ
Nông nghiệp
Tính toán thiết kế HTXLNT cho KDC Vĩnh Phú II, Công suất 1000 m
3
/ngày
GVHD : Th.S Võ Hồng Thi
SVTH : Nguyễn Thị Kim Hoan Trang 12
lại nguồn thu nhập khá lớn cho kinh tế gia đình của người dân ở đây cũng như thu
nhập của cả huyện.
Các loại hình doanh nghiệp chủ yếu của huyện:
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp có vốn nước ngoài
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2001 – 2005
STT
Năm
Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng)
1
2001
5.137,794
2
2002
7.293,118
3
2003
9.945,283
4
2004
14.444,715
5
2005
19.389,965
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận An)
b. Nông nghiệp
Trong một vài năm trở lại đây thì diện tích vườn cây ăn trái lâu năm bị giảm
mạnh do sự suy giảm năng suất và chết cây ăn trái trên diện rộng của huyện. Nhiều hộ
gia đình đã chuyển sang chăn nuôi. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang có xu
hướng giảm: năm 2005 giảm 69,16 ha so với năm 2005, đó là do sự phát triển nhanh
chóng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của các xã, thị trấn Lái Thiêu, An
Thạnh, Bình Hòa, An Phú, Bình Chuẩn, Thuận Giao, Vĩnh Phú, đất nông nghiệp đã
chuyển dần sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh dịch vụ, đất công trình công cộng.
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005
(đơn vị: triệu đồng)
Năm
2000
2001
2002
2003
20004
2005
Tổng giá trị
131,430
74,709
78,030
76,202
73,343
74,810
Trồng trọt
57,000
40,832
38,170
33,727
32,878
28,274
Chăn nuôi
73,330
33,247
39,380
41,975
39,978
46,088
Dịch vụ nông nghiệp
1,100
630
480
500
487
448
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận An)