Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Luận văn thạc sỹ - Chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.43 KB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

NGƠ CHÍ KIÊN

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HỒNG HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HÀ NỘI, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

NGƠ CHÍ KIÊN

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HỒNG HÀ

Chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm
Mã ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH

HÀ NỘI, năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp cho bất
kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bấy kỳ một chương trình đào
tạo cấp bằng nào khác.
Tơi cũng xin cam kết thêm rằng bản Luận văn này là nỗ lực cá nhân của bản
thân tôi. Các kết quả thu thập, phân tích, kết luận cũng như các đề xuất trong luận
văn này (ngồi các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Tác giả luận văn

Ngơ Chí Kiên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Kinh tế quốc dân, các
Quý thầy cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt
q trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới PGS. TS
Nguyễn Văn Định đã khuyến khích, chỉ dẫn cho tôi trong thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các phòng ban tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà, và Tổng Công ty Bảo
hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hỗ trợ tơi trong q trình
thực hiện luận văn này.
Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên,
hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
BẢNG:
Bảng 2.1: Thị phần của các DNBH tại Việt Nam năm 2019....................................67
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanhtại BIDV Chi nhánh Hồng Hà năm
2017-2019..............................................................................................71
Bảng 2.3: Số lượng hợp đồng bảo hiểm tại BIDV Chi nhánh Hồng Hàtừ năm
2015-2019.............................................................................................77
Bảng 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm gốc tại BIDV Chi nhánh Hồng Hàtừ năm
2015-2019..............................................................................................78
Bảng 2.5: Doanh thu của các sản phẩm bancassurance triển khai tại BIDV Chi
nhánh Hồng Hà từ năm 2015-2019........................................................79
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ
bancassurance tại BIDV Chi nhánh Hồng Hà.........................................81
HÌNH:
Hình 2.1: Cơ cấu vốn góp tại Tổng Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam BIDV.................63
Hình 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2017-2019..........................................68
Hình 2.3 : Cơ cấu danh mục đầu tư của BIC...........................................................68
Hình 2.4: Lợi nhuận trước thuế của BIC năm 2017-2019........................................68
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy quản trị tại BIC...............................................................63
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIC................................................................64
Sơ đồ 2.3: Mơ hình hoạt động tại BIDV Chi nhánh Hồng Hà.................................70
Sơ đồ 2.4: Hệ thống kênh phân phối của BIC..........................................................72


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

NGƠ CHÍ KIÊN


CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HỒNG HÀ

Chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm
Mã ngành: 8340201

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI

HÀ NỘI, năm 2020


8

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIỚI THIỆU CHUNG
Lí do chọn đề tài
Bancassurance phát triển đầu tiên tại Châu Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà
Lan, Bỉ...) và sau đó lan rộng sang Mĩ, Canada và các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động
bancassurance (theo số liệu của Swiss Re, hiện tại có 80% đến 95% ngân hàng tại
các nước Châu Âu, và 100% ngân hàng tại Pháp tham gia vào hoạt động
bancassurance, con số này chiếm khoảng 20% tại Mĩ).
Tại Việt Nam, mặc dù Bancassurance không còn là khái niệm mới mẻ nhưng
hoạt động liên kết này vẫn đang ở những bước phát triển đầu tiên và hứa hẹn nhiều
tiềm năng. Việc các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam phát triển các mơ
hình bancassurance là hồn tồn hợp lý do có rất nhiều lợi thế về thị trường, thương
hiệu, cơ sở vật chất, tiềm lực.. Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam là một trong bốn ngân hàng Việt Nam lớn nhất cả nước, hoạt động
bancassurance tại đây cũng được cho là đang phát triển mạnh mẽ và đạt được những

thành tựu đáng kể. Tuy nhiên hoạt động Bancassurance của bản thân các
bancassurance tại một số chi nhánh trực thuộc chưa thật sự hiệu quả hoặc phát triển
chưa tương xứng với tiềm năng thực tế do việc khai thác thị trường tiềm năng tại các
chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn rất nhiều vướng mắc, chưa đạt
được chất lượng tương xứng với quy mô họat động, Chi nhánh Hồng Hà thuộc
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là chi nhánh bán lẻ có quy mô, thị
trường lớn, họat động Bancassurance tại đây đã và đang phát triển mạnh mẽ và đạt
được những kết quả khá cao, dẫn đầu khu vực Hà Nội trong một vài năm trở lại đây.
Đứngtrướcthực tế này, tác giả lựa chọn đề tài: “Chất lượng hoạt động
bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Hồng Hà”.


9

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu cụ thể:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng hoạt động bancassurance
ở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đánh giá chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Về không gian :
Luận văn tập trung nghiên cứu về chất lượng hoạt động bancassurance tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hồng Hà.
- Về thời gian:
Luận án chủ yếu đánh giá hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hồng Hà trong giai đoạn từ năm 2015 đến

năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Cách thức tiếp cận giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra
Loại và nguồn dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu
Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 3 chương :
Chương 1: Cơ sở khoa học về chất lượng hoạt động bancassurance của
Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động bancassurance tại Tổng
Công ty Bảo hiểm BIDV và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Hồng Hà.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Hồng Hà.


10

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái quát về bancassurance
Lịch sử hình thành và phát triển của bancassurance
Hiện nay, Bancassurance được coi như là một kênh trong chiến lược phát
triển các sản phẩm của các Công ty Bảo hiểm. Việc ra đời các sản phẩm
Bancassurance cũng đem lại nhiều cơ hội và đa dạng hoá các dịch vụ sản phẩm hơn
so với các sản phẩm truyền thống của Ngân hàng. Bancassurance phát triển nhanh
và mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là do những ưu điểm vượt trội và

lợi ích mà nó mang lại cho ngành bảo hiểm.
Sự phát triển của bancassurance tại các thị trường bảo hiểm có được là nhờ
sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển của các tập đồn kinh tế, nhu cầu
về một dịch vụ tài chính “trọn gói” của công chúng, tác động của cạnh tranh cũng
như tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ. Phát triển bancassurance đem lại
lợi ích thiết thực cho tất cả các bên liên quan: ngân hàng, bảo hiểm và khách hàng.
Đứng trên khía cạnh vĩ mô, sự phát triển của bancassurance cũng đem lại sự ổn định
và phát triển lành mạnh cho thị trường tài chính của các quốc gia.
Khái niệm và đặc điểm của bancassurance
“Bancassurance là sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng để tối đa hóa dịch
vụ và lợi nhuận của các bên”; Kênh phân phối bancassurane được xác định là “kênh
phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua Ngân hàng, phân phối các sản phẩm bảo
hiểm đến các khách hàng của Ngân hàng”.
Các mơ hình bancassurance
Mơ hình liên doanh
Mơ hình tập đồn dịch vụ tài chính
Chất lượng hoạt động bancassurance của công ty bảo hiểm và Ngân hàng
thương mại


11

Bancassurance với sự phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm và Ngân hàng
thương mại
Quan điểm về chất lượng hoạt động Bancassurance ở doanh nghiệp bảo hiểm
và Ngân hàng thương mại
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bancassurance của doanh nghiệp
bảo hiểm và Ngân hàng thương mại
Các nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động bancassurance của doanh
nghiệp bảohiểm và Ngân hàng thương mại

Các nhân tố khách quan
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Môi trường pháp lý
- Văn hóa tiêu dùng
- Đối thủ cạnh tranh
Các nhân tố chủ quan
- Đối tác
- Thị trường mục tiêu của bancasurance
- Sản phẩm và công nghệ
- Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng hoạt động bancassurrance của Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí
Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Chất lượng hoạt động bancassurance ở Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt
Nam – PVI
Một là, Tổng Cơng ty đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều NHTM. Với


12

các đối tác có quan hệ mật thiết, PVI cũng nhanh chóngthực hiện ký kết thỏa thuận
mới, nâng tầm hợp tác. Số lượng đại lý bancassurance cũng ngày càng tăng. Do đó,
nghiệp vụ bancassurance đã phần nào tận dụng được các ưu thế này.
Hai là, số lượng khách hàng qua nghiệp vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng
Bancassurance ngày càng tăng lên, tính trong cả giai đoạn 2016 tới 2018, Tổng
Công ty đã phân phối được trên 86.790 khách hàng qua nghiệp vụ này.
Ba là, doanh số thu phí bảo hiểm và lợi nhuận từ kênh này không ngừng tăng
lên, đặc biệt Tổng Công ty đã tận dụng được lợi thế của các NHTM liên kết để mở
rộng khách hàng, gia tăng doanh thu.
Bốn là, các sản phẩm bảo hiểm triển khai qua kênh ngân hàng khá đa dạng

và phong phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Qua đánh giá khảo sát, nhìn
chung cũng có nhiều yếu tố của Tổng công ty được khách hàng đánh giá cao như
chính sách sản phẩm, thủ tục gọn nhẹ, độ tin cậy cao…
Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động bancassurance cho Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam – BIDV
Hoạt động bancasuarance tại BIDV đạt được hiệu quả cao như vậy là do BIC
đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp phải kể đến:
- Ra mắt ứng dụng di động BIC Online:
Đây là một trong những nỗ lực của BIC trong việc bắt kịp xu hướng phát
triển công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. BIC
Online ra đời góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, rút ngắn thời gian
giải quyết bồi thường, chi trả bảo hiểm, qua đó, mang tới những trải nghiệm tốt nhất
cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của BIC.
- Mạng lưới hoạt động rộng khắpđất nước
Tính đến hết năm 2019 BIC đã có 26 Cơng ty thành viên với 158 Phòng kinh
doanh và hơn 1.500 đại lý bảo hiểm trên toàn quốc, tập trung nhiều tại các thành
phố lớn nơi có nhiều chi nhánh lớn của BIDV hoạt động. Điều đó cho phép BIC
đồng hành, khai thác tốt hơn các nhu cầu bảo hiểm đối với chính nền khách hàng
của Ngân hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tại BIC luôn phối hợp chặt chẽ với các
cán bộ kinh doanh tại BIDV để hỗ trợ tư vấn về sản phẩm bảo hiểm trong quá trình


13

làm việc với khách hàng vay vốn, khách hàng tiền gửi có nhu cầu bảo hiểm.
- Đào tạo:
Nhận thức rõ đào tạo là giải pháp quan trọng để giúp cho người lao động
nâng cao trình độ chun mơn, đáp ứng yêu công việc, trong năm 2019, tổng số
lượt cán bộ BIC được tham gia đào tạo là 8.387 lượt, bao gồm cả chương trình đào
tạo do Trụ sở chính tổ chức theo kế hoạch chung của Tổng Công ty, các chương

trình đào tạo nội bộ tại các cơng ty thành viên BIC và các khóa đào tạo/khảo sát
phối hợp với Ngân hàng BIDV.
Không chỉ tổ chức các buổi đào tạo đối với cán bộ nhân viên của DNBH,
BIC còn triển khai các khóa đào tạo cho cán bộ Ngân hàng để bản thân cán bộ
hiểu về các sản phẩm bảo hiểm, tư vấn trực tiếp tới chính những khách hàng của
Ngân hàng.
- Chính sách hoa đồng:
BIC đưa ra chính sách hoa hồng phù hợp, triển khai chi trả chính sách hoa
hồng kịp thời tới trực tiếp cán bộ bán sản phẩm, tạo động lực cho cán bộ Ngân hàng
tích cực chào bán sản phẩm bảo hiểm tới khách hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HỒNG HÀ
Khái quát về Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển
Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm sau 6 năm của liên doanh và
kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 55 năm qua của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt nam, sau khi đi vào hoạt động, BIC tiếp tục thực hiện
chiến lược cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp
trong tổng thể các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói của BIDV tới khách hàng.


14

Mục tiêu phát triển đến năm 2025 của BIC là
Phát triển BIC trở thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ nằm trong Top 3
công ty tỷ suất sinh lời cao nhất của thị trường Việt Nam và Top 3 công ty về doanh
thu qua kênh Bancassurance.

Tăng trưởng quy mô, mở rộng hoạt động gắn liền với tăng trưởng bền
vững, kiểm sốt chất lượng bồi thường, đảm bảo an tồn, hiệu quả.
Duy trì mức định hạng tín nhiệm quốc tế nằm trong nhóm các cơng ty bảo
hiểm dẫn đầu của Việt Nam. Áp dụng kỹ năng quản trị hiện đại nhằm tối ưu hóa vận
hành cơng ty, xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới hiệu quả cao.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, phát triển đa dạng các sản phẩm,
dịch vụ bảo hiểm - ngân hàng; nâng cao kỹ năng, tính chun nghiệp theo thơng lệ,
phát triển kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng - Bancassurance là lợi thế vượt
trội trong cạnh tranh.
Kết quả hoạt động
Thị trường bảo hiểm năm 2019 tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Ước tính
doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường năm 2019 đạt 160,2 nghìn tỷ đồng, tăng
20,3% so với năm 2018, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ đạt
107,8 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 52,4 nghìn tỷ
đồng, tăng 11,6%.
Tính đến hết năm 2019, BIC đạt được những kết quả trong hoạt động kinh
doanh như sau:
- Doanh thu phí bảo hiểm của BIC đến hết năm 2019
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính
- Lợi nhuận trước thuế
Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Hồng Hà
Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Hồng Hà là một trong số các chi nhánh của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV. Được chính thức thành lập từ ngày
01/11/2013, BIDV Chi nhánh Hồng Hà tiền thân là 1 trong 3 chi nhánh chuyên bán


15


lẻ, đối tượng khách hàng phục vụ ban đầu là các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh
và các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại thời điểm thành lập, BIDV Chi nhánh Hồng Hà chỉ có 1 phịng khách
hàng, 4 phịng giao dịch trực thuộc là PGD Phố Huế (nay là PGD 55B Cửa Nam),
PGD Tuệ Tĩnh, PGD Tam Trinh, PGD Cầu Dền (nay là PGD Cầu Dền), 4 phòng tác
nghiệp với tổng số 63 cán bộ nhân viên.
Mơ hình hoạt động
 Về phân cơng điều hành tại BIDV Chi nhánh Hồng Hà:
- Đồng chí Giám đốc Chi nhánh: Trực tiếp chỉ đạo hoạt động theo chức năng
nhiệm vụ đã được ban hành của các phòng: Phòng Quản lý nội bộ, Phòng Quản lý rủi ro.
- Đồng chí Phó giám đốc Chi nhánh 1: Trực tiếp chỉ đạo hoạt động theo chức
măng nhiệm vụ đã được ban hành của các phòng: Phòng Khách hàng doanh nghiệp,
Phòng giao dịch Tuệ Tĩnh, Phòng giao dịch Hàm Long.
- Đồng chí Phó giám đốc Chi nhánh 2: Trực tiếp chỉ đạo hoạt động theo chức
măng nhiệm vụ đã được ban hành của các phòng: Phòng Khách hàng cá nhân,
Phòng giao dịch 55B Cửa Nam, Phịng Quản trị tín dụng.
- Đồng chí Phó giám đốc Chi nhánh 3: Trực tiếp chỉ đạo hoạt động theo chức
măng nhiệm vụ đã được ban hành của các phòng: Phòng giao dịch khách hàng,
Phòng giao dịch Tam Trinh, Phòng giao dịch Cầu Dền, Phòng giao dịch Tân Mai.
Kết quả hoạt động
Những năm qua, BIDV Chi nhánh Hồng Hà đã đạt được nhưng bước phát
triển mạnh mẽ . Các chỉ tiêu quan trọng như: dư nợ tín dụng cuối kỳ, huy động vốn
cuối kỳ, lợi nhuận trước thuế, số lượng khách hàng cá nhân lũy kế…. không ngừng
gia tăng qua các năm.
Trên đà phát triển nền khách hàng tổ chức của năm 2018, đến năm 2019 số
liệu huy động vốn, dư nợ tín dụng tăng đều, ổn định so với các năm trước đó. Đặc
biệt, thu dịch vụ ròng tăng 48,87% và lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng
42,35% so với năm 2018. Điều đó cho thấy, Chi nhánh đang có kết quả hoạt động
tốt, thu phí dịch vụ hiệu quả trên nền khách hàng hiện hữu.



16

Thực trạng kênh phân phối bancassurance của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà
Tổ chức kênh phân phối
Với lợi thế là đơn vị thành viên của một ngân hàng thương mại lớn – BIDV,
có hệ thống mạng lưới và khách hàng rộng khắp trên toàn quốc, BIC phát triển
mạng lưới phân phối theo cả hai hướng phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
- Hệ thống kênh phân phối trực tiếp của BIC gồm hai kênh: kênh phân phối
thông qua hội sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch bởi nhân viên của BIC. Hiện tại
BIC có 26 công ty thành viên và 158 phòng kinh doanh trên cả nước. Kênh phân
phối trực tiếp thứ hai của BIC là kênh phân phối trực tuyến (E-bussiness). Kênh này
bắt đầu được đưa vào khai thác từ tháng 8/2011 nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác
bảo hiểm bán lẻ.
- Hệ thống kênh phân phối gián tiếp của BIC được thực hiện qua ba kênh đại
lý, môi giới và kênh bancassurance.
Sản phẩm phân phối
Trước những lợi ích mà bancassurance mang lại, các DNBH cũng ln tìm
cách đẩy mạnh hoạt động bancassurance với sự ra đời của các sản phẩm bảo
hiểm ưu việt với nhiều lợi ích đi liền với các sản phẩm ngân hàng. Chính vì vậy,
những năm tới đây sẽ là thời kỳ cạnh tranh khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp
triển khai bancassurance. Đứng trước thách thức đó, BIC đã và đang khơng
ngừng nghiên cứu, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm liên quan đến hoạt động tín
dụng, huy động tiết kiệm, dịch vụ thẻ để gia tăng tiện ích cho khách hàng. Các
sản phẩm bancassurance chủ đạo của BIC được triển khai tại BIDV Chi nhánh
Hồng Hà bao gồm:
+ Sản phẩm BIC Bình An – Bảo hiểm người vay vốn
+ Sản phẩm BIC HomeCare:
+ BIC Bảo An Doanh Nghiệp - Bảo hiểm dành cho người quản lý doanh nghiệp



17

+ BIC Card Shield - Bảo hiểm dành cho chủ thẻ quốc tế hạng bạch kim BIDV
+ BIDV BIC Card Shield - Bảo hiểm chủ thẻ ghi nợ nội địa BIDV
- Các sản phẩm khác
Đánh giá chất lượng hoạt động của bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà
Kết quả đạt được
Với những sự quyết liệt trong chỉ đạo của lãnh đạo Chi nhánh, cùng sự quyết
tâm, nhiệt huyết với công việc của đội ngũ cán bộ nhân viên, hoạt động
bancassurance tại BIDV Chi nhành Hồng Hà đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận trong suốt các năm vừa qua.


18

Để đánh giá kết quả hoạt động của bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà, tác giả đánh giá trên các yếu tố:
- Số hợp đồng và Tốc độ tăng trưởng số hợp đồng qua bancassurance tại
Chi nhánh.
- Doang thu và Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc qua
bancassurance tại Chi nhánh.
- Sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng hoạt động bancassurance tại
Chi nhánh.
Nhìn chung, doanh thu phí bảo hiểm tại BIDV Chi nhánh Hồng Hà tăng
đều qua các năm.
Doanh thu phí bảo hiểm bancassurance phản ánh hiệu quả khai thác kênh
bancassurance của Chi nhánh. Như vậy, trong các năm qua với hướng đi đúng đắn,

khai thác bảo hiểm tại Chi nhánh ngày càng hiệu quả, doanh thu tăng trưởng tốt.
Xu hướng chung của sự tăng trưởng doanh thu các sản phẩm bancassurance
tại BIDV Chi nhánh Hồng Hà là sự đa dạng về sản phẩm triển khai. Trong giai đoạn
2015-2016, doanh thu phí bảo hiểm tập trung chính ở sản phẩm BIC Bình an dành
cho người vay vốn, nhưng ở các năm tiếp theo, doanh thu các sản phẩm bảo hiểm
khác đều gia tăng đáng kể, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo
hiểm nói chung tại BIDV Chi nhánh Hồng Hà. Tương lai hứa hẹn sẽ có nhiều sự
thay đổi về cơ cấu doanh thu các sản phẩm bancassurance triển khai tại Chi nhánh.
Thơng qua kết quả khảo sát sự hài lịng của khách hàng cho thấy nhìn chung
khách hàng hài lịng với các sản phẩm bancassurance của BIC tại BIDV Chi nhánh
Hồng Hà, sản phẩm bảo hiểm của BIC đa dạng, linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng, chính sách bảo hiểm đảm bảo quyền lợi cho quý khách; sản phẩm
bảo hiểm được cung ứng cho quý khách hàng đúng theo cam kết; khách hàng cảm


19

thấy tin cậy của các sản phẩm bảo hiểm của BIC cam kết cũng như uy tín của BIC;
thủ tục tham gia bảo hiểm tinh giản, gọn nhẹ; thời gian cung ứng sản phẩm bảo
hiểm nhanh gọn cũng như chính sách giá cả của sản phẩm. Những nội dung này đều
được đánh giá cao và cho điểm ở mức độ hài lịng.
Ngồi ra cịn một số hạn chế như sau:
- Một là, nhân viên ngân hàng tư vấn bảo hiểm giải đáp và tư vấn chưa
chuyên nghiệp, nội dung này được các khách hàng đánh giá ở mức độ bình thường,
thể hiện sự chưa hài lòng.
- Hai là, khách hàng đánh giá sự quan tâm, lắng nghe nhu cầu từ phía cán
bộ ngân hàng tư vấn chưa được đánh giá cao, chính vì vậy mức điểm ở mức
bình thường.
- Bên cạnh đó, BIC giải quyết mọi thắc mắc, khiếu nại trong quá trình tham
gia bảo hiểm chưa tốt, thực tế có trường hợp bồi thường chậm, thủ tục giải quyết

bồi thường khi sự việc bảo hiểm xảy ra còn phức tạp. Chính vì vậy, BIC cần củng
cố lại điều này.
Hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế còn tồn tại
Một là, mặc dù doanh thu phí cũng như số lượng hợp đồng bảo hiểm tăng
đều các năm nhưng chỉ có 17,4% khoản vay tại Chi nhánh là triển khai bán chéo sản
phẩm bảo hiểm. Điều đó cho thấy Chi nhánh cũng như BIC chưa khai thác được hết
tiền năng khách hàng hiện hữu tại đây.
Hai là, mặc dù các sản phẩm bancassurance của BIC tương đối đa dạng và
phong phú nhưng sản phẩm triển khai tại Chi nhánh mới chỉ tập trung ở sản phẩm
BIC Bình an dành cho khách hàng vay vốn. Doanh thu phí bảo hiểm tập trung chính
ở sản phẩm BIC Bình an trong khi doanh thu phí của các sản phẩm khác còn rất
khiêm tốn.
Nguyên nhân của hạn chế
a) Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất: Trong chỉ tiêu kinh doanh được phân giao, bảo hiểm không phải


20

chỉ tiêu bắt buộc phải hoàn thành mà chỉ là chỉ tiêu được cộng điểm.
- Thứ hai: Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế
- Thứ ba: Sự e ngại trong việc chia sẻ thông tin khách hàng tại Ngân hàng
- Thứ tư: Hoạt động marketing còn chưa được đẩy mạnh


21

- Thứ năm, công nghệ thông tin áp dụng trong hoạt động bancassurance của
BIC còn nhiều hạn chế.

b) Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất: Đối thủ cạnh tranh
- Thứ hai: Về hệ thống pháp luật
- Thứ ba: Sự liên kết thơng tin cịn yếu:
- Thứ tư: Ngun nhân từ phía khách hàng
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE Ở
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
HỒNG HÀ
Định hướng phát triển hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà
BIDV Chi nhánh Hồng Hà là một chi nhánh cịn khá trẻ, có thời gian hoạt
động gần 07 năm và có nhiều tiềm năng để phát triển. Bên cạnh việc phát triển
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, Chi nhánh luôn xác định bancassurance cũng là
một trong những sản phẩm bán chéo cần được thúc đẩy tăng trưởng trong thời
gian tới. Cơ sở để phát triển hoạt động bancassurance tại BIDV Chi nhánh Hồng
Hà bao gồm:
Cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa BIC và BIDV
 Vị trí trụ sở Chi nhánh
 Tiềm năng khách hàng
 Nguồn nhân lực trẻ, năng động
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bancassurance tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hồng Hà
Về tổ chức kênh phân phối
Về sản phẩm phân phối


22


Về nhân sự
Về ứng dụng công nghệ
Kiến nghị
Kiến nghị đối với Tổng công ty bảo hiểm BIC
Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Hồng Hà

KẾT LUẬN CHUNG
Bancassurance là kênh phân phối không cịn xa lạ ở những nước có thị
trường tài chính phát triển. Kể từ khi ra đời, kênh phân phối bancassurance có tốc độ
phát triển nhanh và đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt
động bancassurance vẫn còn mới mẻ, để đạt được hiệu quả cao thì địi hỏi phải có sự
đầu tư, nghiên cứu và những bước đi phù hợp. Chính vì vậy để triển khai tốt hoạt động
này, việc nghiên cứu, đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
bancassurance tại Việt Nam có ý nghĩa thiết thực đối với ngành dịch vụ tài chính tại
Việt Nam nói chung, ngành ngân hàng và bảo hiểm Việt Nam nói riêng.
Thông qua nghiên cứu đề tài, tác giả đã giải quyết được các nội dung cơ bản
sau đây:
Một là, công trình nghiên cứu đã hệ thống hố những vấn đề lý luận về
bancassurance, khái niệm Bancassurance, mơ hình bancassurance, sản phẩm của
bancassurance. Tiếp đó đi sâu vào phân tích phát triển dịch vụ bancassurance của
DNBH như nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
bancassurance;
Hai là, phân tích tình hình phát triển dịch vụ bancassurance của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà, từ đó chỉ ra được
những thành công, đưa ra các hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế. Đặc biệt
đề tài đã khảo sát được ý kiến đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm
phân phối qua kênh bancassurance của BIC triển khai tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồng Hà .



23

Ba là, trên cơ sở các đánh giá này đểđề xuất một số giải pháp phát triển dịch
vụ bancassurance của bảo hiểm BIC tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Hồng Hà trong giai đoạn 2020 - 2023. Các giải pháp cụ thể bao
gồm: Hồn thiện quy trình phối hợp giữa Bảo hiểm BIC và ngân hàng; Đẩy mạnh
hoạt động marketing, quảng cáo và xúc tiến bán hàng; Đầu tư công nghệ dành riêng
cho bancassurance; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bốn là, đề tài nghiên cứu đưa ra giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan
quản lý Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý cho hoạt động
Bancassurance phát triển trong giai đoạn tới.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

NGƠ CHÍ KIÊN

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HỒNG HÀ

Chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm
Mã ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH


HÀ NỘI, năm 2020


25

GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lí do chọn đề tài
Trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, để duy trì sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm
(DNBH), các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước phải luôn nâng cao chất
lượng hoạt động, không ngừng cải tiến quản lý điều hành, nâng cao trình độ nguồn
nhân lực, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm,... Ðồng thời phải có những
thay đổi trong chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing và chiến lược phân phối
sản phẩm. Một trong những thay đổi nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ngân hàng tại Việt Nam trong một vài năm qua là sự xuất hiện và phát triển của các
mơ hình liên kết giữa các DNBH với các NHTM trong việc phát triển và phân phối
các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance).
Bancassurance phát triển đầu tiên tại Châu Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà
Lan, Bỉ...) và sau đó lan rộng sang Mĩ, Canada và các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động
bancassurance (theo số liệu của Swiss Re, hiện tại có 80% đến 95% ngân hàng tại
các nước Châu Âu, và 100% ngân hàng tại Pháp tham gia vào hoạt động
bancassurance, con số này chiếm khoảng 20% tại Mĩ).
Tại Việt Nam, mặc dù Bancassurance khơng cịn là khái niệm mới mẻ nhưng
hoạt động liên kết này vẫn đang ở những bước phát triển đầu tiên và hứa hẹn nhiều
tiềm năng. Việc các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam phát triển các mơ
hình bancassurance là hồn tồn hợp lý do có rất nhiều lợi thế về thị trường, thương
hiệu, cơ sở vật chất, tiềm lực.. Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam là một trong bốn ngân hàng Việt Nam lớn nhất cả nước, hoạt động
bancassurance tại đây cũng được cho là đang phát triển mạnh mẽ và đạt được những
thành tựu đáng kể. Tuy nhiên hoạt động Bancassurance của bản thân các
bancassurance tại một số chi nhánh trực thuộc chưa thật sự hiệu quả hoặc phát triển



×