Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.25 KB, 112 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC
XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
HÀ NỘI – CTCP (HANCORP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2020

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC
XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
HÀ NỘI – CTCP (HANCORP)

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:



PGS.TS. TRỊNH THỊ ÁI HOA

HÀ NỘI - 2020

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của cá nhân tôi. Các dữ liệu và tài liệu được sử dụng trong luận văn này đều có
nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình nghiên cứu trung thực của cá
nhân tôi.
Học viên
Nguyễn Hùng Cường


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành nhất, tơi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân.Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới cơ giáo PGS.TS.Trịnh Thị Ái Hoa
người đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và làm
luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên của Tổng công ty
xây dựng Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và đóng góp những ý kiến q báu
trong q trình tơi làm luận văn.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ và tạo điều
kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa học.
Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn của tôi cũng không thể tránh khỏi

những sai sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cơ giáo để
cơng trình nghiên cứu của tơi được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Hùng Cường

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BDCC

Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng


BXD
CC1
CTCP
DICCORP
DN
DNNN
HĐQT
HĐTV
HANCORP
HUD
IDICO

Bộ Xây dựng
Tổng công ty xây dựng số 1
Công ty cổ phần
Tổng công ty đầu tư phát triển xây dựng

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Hội đồng quản trị
Hội đồng thành viên
Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị
Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp

Việt Nam
LICOGI
Tổng công ty LICOGI
NHTM
Ngân hàng thương mại
SDC
Tổng công ty Sông Đà
SONGHONG Tổng công ty Sông Hồng
CORP
SXKD
TSCĐ
UBND
VIWASEEN

Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định
Ủy ban nhân dân
Tổng công ty đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội giai đoạn 2017-2019.....56
Bảng 2.2. So sánh các hợp đồng tư vấn thiết kế của Hancorp vớicác đối thủ cạnh

tranh năm 2019.....................................................................................59
Bảng 2.3. Tổng hợp tiến độ hoàn thành cơng trình củaTổng cơng ty xây dựng Hà
Nội trong giai đoạn 2017-2019.............................................................60
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng sản phẩm xây dựngcủa Tổng
công ty xây dựng Hà Nội.....................................................................61
Bảng 2.5. Tổng hợp giá một số gói thầu hỗn hợp của Tổng công tyxây dựng Hà Nội
giai đoạn 2017-2019.............................................................................63
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát đánh giá về giá sản phẩm xây dựngcủa Tổng công ty
xây dựng Hà Nội..................................................................................64
Bảng 2.7. Năng lực tài chính của Hancorp trong các năm 2017-2019.................... 44
Bảng 2.8. So sánh năng lực tài chính của Tổng công ty xây dựng Hà Nộivới đối thủ


cạnh tranh năm 2019............................................................................67
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực tài chính củaTổng cơng ty xây
dựng Hà Nội.........................................................................................69
Bảng 2.10. So sánh số lượng máy móc thiết bị của Tổng công ty xây dựngHà Nội
với đối thủ cạnh tranh...........................................................................71
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá về tình hình máy móc thiết bịvà cơng nghệ
của Tổng cơng ty xây dựng Hà Nội......................................................73
Bảng 2.12. Cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng cơng ty tính đến 31/12/2019.............74
Bảng 2.13. Số lượng công nhân kỹ thuật theo nghề của Tổng công ty....................76
Bảng 2.14. So sánh cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng công ty xây dựngHà Nội với
đối thủ cạnh tranh tính đến 31/12/2019................................................78
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát đánh giá về nguồn nhân lực củaTổng công ty xây dựng
Hà Nội..................................................................................................79


Bảng 2.16. Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực marketing củaTổng công ty xây
dựng Hà Nội.........................................................................................82

Bảng 2.17. So sánh quy mô nguồn vốn của Tổng công ty xây dựng Hà Nộivới một
số đối thủ cạnh tranh trong nước năm 2019..........................................84
Bảng 2.18. So sánh quy mô nguồn nhân lực của Tổng công ty xây dựng Hà Nộivới
một số đối thủ cạnh tranh trong nước năm 2019..................................84
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty xây dựng Hà Nội..............................55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC
XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
HÀ NỘI – CTCP (HANCORP)

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2020
8


9

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Lý do lựa chọn đề tài
Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HANCORP) là doanh nghiệp Nhà

nước thuộc Bộ Xây dựng, là một trong những doanh nghiệp đầu ngành
trong lĩnh vực thi công xây lắp. Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành,
HANCORP đã đạt được những thành tựu quan trọng trong môi trường cạnh
tranh gay gắt. Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước,
HANCORP phải không ngừng đổi mới tổ chức hoạt động kinh doanh có
hiệu quả, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị
phần, tạo lập các yếu tố cần và đủ để hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, phạm vi, tính chất cạnh tranh của từng doanh
nghiệp sẽ mở rộng và khốc liệt hơn. Ngay trên sân nhà, HANCORP khơng
chỉ có “đối thủ” là các doanh nghiệp, các tổng công ty trong nước như Tổng
công ty Sông Đà, Vinaconex, HUD, UDIC, Him Lam, Nam Cường, Văn
Phú… mà cịn có cả những tập đồn kinh tế, tàichính hùng mạnh của châu
lục làm chủ các dự án lớn như GamudaLand,Kepland, Ciputra,
KeangNam... Mặt khác, trong tương lai không xa, HANCORP sẽ mở rộng
không gian kinh doanh lĩnh vực xây dựng và bất động sản sang một số
nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myama... và để đứng vững được
trong cơ chế thị trường,mở rộng thị phần, phát triển thương hiệu... khơng có
con đường nào khác là nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ cách đặt vấn đề
đó, với tư cách là cán bộ hiện cơng tác tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội,
tôi chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng
công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp)” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu vềnăng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp
9


10

của doanh nghiệp xây dựng.

- Phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây
lắp củaTổng công ty xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019.

10


11

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh trong lĩnh vực xây
lắp choTổng công ty xây dựng Hà Nội trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
+ Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian chủ
yếu 3 năm 2017-2019; Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 6/2020; Định
hướng và giải pháp đến năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp xử lý dữ liệu
Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp
tạiTổng công ty xây dựng Hà Nội.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực xây lắp cho Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC

XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
Cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng
Khái niệm doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng là đơn vị kinh tế cơ sở có thể hoạt động riêng lẻ
hoặc liên ngành, trong đó có các bên tham gia sản xuất ra sản phẩm xây dựng hoặc

11


12

dịch vụ có liên quan đến xây dựng bao gồm: đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh,
nhà đầu tư; doanh nghiệp nhận thầu xây lắp; các doanh nghiệp tư vấn thiết kế và thi
cơng cơng trình xây dựng; các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết
bị xây dựng; các doanh nghiệp cung ứng.
Phân loại doanh nghiệp xây dựng
Trong nền kinh tế thị trường sự đa dạng, phong phú của loại hình doanh
nghiệp xây dựng là một tất yếu khách quan. Có thể chia doanh nghiệp xây dựng
theo các tiêu thức sau:
* Theo quyền sở hữu đối với vốn của doanh nghiệp:
* Theo quy mô sản xuất kinh doanh: Quy mô của doanh nghiệp xây dựng thường
được đánh giá thông qua vốn đầu tư, TSCĐ và số lượng lao động cho doanh nghiệp.
* Theo ngành kinh tế kỹ thuật trong xây dựng:
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
Thứ nhất, sản xuất xây dựng là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo
đơn đặt hàng.
Thứ hai, nơi sản xuất sản phẩm xây dựng cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm
Thứ ba, các dự án của các doanh nghiệp xây dựng thường có khối lượng lớn,
giá trị lớn, thời gian thi công dài.

Thứ tư, sản xuất xây dựng thường diễn ra ngồi trời, chịu tác động của các
yếu tố mơi trường trực tiếp, do vậy thi cơng xây lắp mang tính chất thời vụ.
Thứ năm, ngành xây dựng có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động
sản nên cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng thay đổi theo từng giai đoạn
đầu tư và chịu sự ràng buộc của Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản.
12


13

Cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng
Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh của doanh nghiệp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp về sản
phẩm dịch vụ cung ứng để tồn tại và phát triển, mở rộng thêm thị phần, nâng cao uy
tín và lợi thế của doanh nghiệp trên thương trường nhằm mục tiêu gia tăng thêm
nhiều lợi nhuận.
Các loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Có nhiều tiêu thức được sử dụng làm căn cứ để phân loại cạnh tranh. Trong đó
phổ biến thường dựa vào chủ thể tham gia thị trường, mức độ, tính chất cạnh tranh
trên thị trường và phạm vi ngành.
* Căn cứ vào hình thái và tính chất của cạnh tranh trên thị trường:
*Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế có 2 loại cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của doanh nghiệp xây dựng
Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng là: “khả năng sử dụng và
kết hợp các nguồn lực, khả năng của doanh nghiệp nhằm duy trì và tạo ra lợi thế
cạnh tranh trong hoạt động xây dựngnhằm đạt được kết quả hoạt động kinh
doanhcao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh
doanh”. Khái niệm này không chỉ đề cập tới các yếu tố nội lực của mỗi doanh
nghiệp xây dựngđược tính bằng các nguồn lực về tài chính, nhân lực, tổ chức quản

trị, thơng tin thị trường,… một cách riêng biệt mà còn thể hiện sự tổ chức, phối hợp
sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh và đạt mục tiêu
của doanh nghiệp một cách bền vững trong mơi trườngđộng.
Các tiêu chí đánh giá kết quả cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của doanh
nghiệp xây dựng
Lợi nhuận
Thị phần
Vị thế của doanh nghiệp
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của doanh
nghiệp xây dựng
Yếu tố sản phẩm
13


14

Yếu tố giá cả
Hoạt động marketing
Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của doanh
nghiệp xây dựng
Năng lực tài chính
Máy móc thiết bị và công nghệ
Nguồn nhân lực
Năng lực Marketing
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của
doanh nghiệp xây dựng
Nhóm nhân tố thuộc mơi trường vi mơ (mơi trường ngành)
Nhóm nhân tố thuộc mơi trường vĩ mô
Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của một số
doanh nghiệp xây dựng và bài học rút ra cho Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp xây dựng
Bài học cho Tổng công ty xây dựng Hà Nội
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
LĨNH VỰC XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI
Tổng quan về Tổng cơng ty xây dựng Hà Nội
Q trình hình thành và phát triển của Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Tổng công ty xây dựng Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng,
có bề dày truyền thống trên 55 năm hoạt động trong ngành xây dựng, được hình
thành và phát triển qua các mốc lịch sử chính sau:
Thành lập từ năm 1958 đến nay với hơn 55 năm kinh nghiệm, Tổng Công ty
xây dựng Hà Nội đã trở thành một trong những Tổng công ty xây dựng hàng đầu tại
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây lắp các cơng trình cơng
cộng, văn hố, dân dụng, cơng nghiệp và cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát
triển chung của đất nước. Hiện tại, Tổng cơng ty có 08 chi nhánh (01 chi nhánh đặt
14


15

tại thành phố Hồ Chí Minh), 05 cơng ty con, 28 cơng ty liên kết cả trong nước và
nước ngồi. Tổng công ty xây dựng Hà Nội không ngừng đầu tư máy móc thiết bị,
nâng cao trình độ quản lý và xây lắp, áp dụng khoa học công nghệ xây dựng tiên
tiến nhằm đáp ứng xu thế phát triển chung trong thời đại cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước, đảm bảo tiến độ, chất lượng cơng trình thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Kết quả hoạt động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội giai đoạn 2017-2019
Trên cơ sở định hướng phát triển chung của đất nước, tình hình kinh tế –

chính trị thế giới, HANCORP xác định năm 2018 sẽ là một năm nhiều đổi mới với
các DN trong việc thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh công tác sắp xếp đổi mới DNNN giai đoạn 2016 – 2020. Tổng công ty đã xác
định nhiệm vụ tập trung vào ngành nghề sản xuất chính là xây lắp và kinh doanh
BĐS. Trong đó, kế hoạch sản xuất kinh doanh được thông qua với giá trị 3.264 tỷ
đồng tăng 7,1% so với năm 2017, doanh thu đạt 2.915 tỷ đồng tăng 23,5% so với
năm 2017, lợi nhuận trước thuế 130 tỷ đồng, công tác đầu tư phát triển dự kiến
1.043 tỷ đồng.Theo đó, Tổng cơng ty sẽ tập trung đầu tư vào các dự án nhà ở
chính sách, nhà cho người thu nhập thấp của một số thành phố lớn như Hà Nội,
TP.Hồ Chí Minh… và các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Cũng nhờ sự
nỗ lực cố gắng, đoàn kết của cả tập thể ban lãnh đạo, người lao động Hancorp
mà các chỉ tiêu về doanh thu; giá trị đầu tư thực hiện cũng đạt được những kết
quả đáng khích lệ.
Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp tại Tổng công ty xây
dựng Hà Nội
Thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của
Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Về chất lượng và cơ cấu sản phẩm
Về giá sản phẩm xây dựng
15


16

Thực trạng các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp
của Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Về năng lực tài chính
Về máy móc thiết bị và công nghệ
Về nguồn nhân lực
Về năng lực Marketing

Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây
lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Về khách hàng (chủ đầu tư)
Về đối thủ cạnh tranh
Về nhà cung cấp
Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng
công ty xây dựng Hà Nội
Ưu điểm
Hạn chế
Nguyên nhân của hạn chế
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP
TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI
Mục tiêu và định hướng phát triển của Tổng công ty xây dựng
Hà Nội đến năm 2025
Mục tiêu phát triển của Tổng công ty xây dựng Hà Nội đến năm 2025
Định hướng phát triển của Tổng công ty xây dựng Hà Nội đến năm 2025
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp
cho Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Giải pháp về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp
16


17

Giải pháp về các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp
KẾT LUẬN
Hệ thống hóa những lý luận về doanh nghiệp xây dựng và năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp xây dựng. Luận văn đã đưa ra quan điểm riêng về năng

lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng. Đặc biệt, luận văn đã nêu ra được
những yếu tố tố cấu thành và yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp xây dựng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp xây dựng. Những nội dung này sẽ tạo cơ sở luận cho những phân tích
đánh giá thực trạng ở Chương 2 cũng như các giải pháp đề cập trong Chương 3.
Luận văn đã phân tích và đánh giá được thực trạng về năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 20172019 dựa trên các yếu tố cấu thành, yếu tố quyết định và nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực xây lắp đã nêu ở
chương 1. Từ đó rút ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhtrong lĩnh vực xây lắp cho Tổng
công ty xây dựng Hà Nội trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong những ý kiến góp ý, chỉnh sửa để tác giả có thể
tiếp tục hồn thiện và rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau.

17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC
XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
HÀ NỘI – CTCP (HANCORP)

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRỊNH THỊ ÁI HOA

HÀ NỘI - 2020
18


19

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là yếu tố không thể thiếu
trong tất cả các nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội và trong lĩnh
vực xây dựng không phải là ngoại lệ.Cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển, cạnh
tranh lành mạnh có thể góp phần nâng cao lợi ích xã hội thông qua việc giảm giá và
tăng cường chất lượng dịch vụ. Trong hội nhập kinh tế thì áp lực cạnh tranh giữacác
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng lại càng lớn. Chính vì vậy, các
doanh nghiệpxây dựngln phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
để tồn tại, chiếm ưu thế hơn so với các đối thủ của mình và phát triển bền vững.
Dưới góc độ lý thuyết thì năng lực cạnh trạnh ln là mối quan tâm hàng đầu không
chỉ của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu cả
trong vàngồi nước.Có khá nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh trạnh của doanh
nghiệp, tuynhiên khái niệm về năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp vẫn chưa có
sự thống nhất giữa các nhà nghiêncứu. Bên cạnh đó, các nhân tố tác động đến năng
lực cạnh trạnh của DN cũng được tiếp cận theonhiều hướng nghiên cứu khác nhau,
đặc biệt có rất ít các nghiên cứu về năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp trong lĩnh
vực xây dựng ở cả trong và ngồi nước.Dưới góc độ thực tiễn, ở Việt Nam cũng

như các nước trên thế giới, cácdoanh nghiệp xây dựng có vai trị đặc biệt quan trọng
góp phầntăng trưởng GDP cho đất nước vàthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội của
đất nước. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thì hiện nay ngành xây dựng là
một ngành có khả năng dẫn dắt nền kinh tế và đem lại nguồn thu nhập quốc dân
rấtlớn.Chính vì vậy mà vai trị của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng
hơn.Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà ngành xây dựng là ngành có tính thời
đại. Khi quy mô và yêu cầu của thị trường thay đổi, nhà đầu tư ln hướng tới việc
tìm kiếm, lựa chọn cơ cấu đầu tư danh mục theo các ngành nghề trọng điểm, các
doanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử phát triển ổn định và có sức cạnh tranh cao.
Mặt khác, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, năng lực cạnh tranh của
19


20

doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp nắm được lợi thế, tạo ra năng suất và chất
lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, và phát triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện năng lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi khắt khe
của khách hàng, tạo ra lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp. Chính vì vậy,
nâng cao năng lực cạnh tranh đang trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng mà bất
kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm.Trong bối cảnh này, sự cạnh cạnh giữa
các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng cũng khơng nằm
ngồi quy luật.

20


21


Tổng công ty xây dựng Hà Nội (HANCORP) là doanh nghiệp Nhà
nước thuộc Bộ Xây dựng, là một trong những doanh nghiệp đầu ngành
trong lĩnh vực thi công xây lắp. Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành,
HANCORP đã đạt được những thành tựu quan trọng trong môi trường cạnh
tranh gay gắt. Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước,
HANCORP phải không ngừng đổi mới tổ chức hoạt động kinh doanh có
hiệu quả, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị
phần, tạo lập các yếu tố cần và đủ để hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, phạm vi, tính chất cạnh tranh của từng doanh
nghiệp sẽ mở rộng và khốc liệt hơn. Ngay trên sân nhà, HANCORP khơng
chỉ có “đối thủ” là các doanh nghiệp, các tổng công ty trong nước như Tổng
công ty Sông Đà, Vinaconex, HUD, UDIC, Him Lam, Nam Cường, Văn
Phú… mà cịn có cả những tập đồn kinh tế, tàichính hùng mạnh của châu
lục làm chủ các dự án lớn như GamudaLand,Kepland, Ciputra,
KeangNam... Mặt khác, trong tương lai không xa, HANCORP sẽ mở rộng
không gian kinh doanh lĩnh vực xây dựng và bất động sản sang một số
nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myama... và để đứng vững được
trong cơ chế thị trường,mở rộng thị phần, phát triển thương hiệu... khơng có
con đường nào khác là nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ cách đặt vấn đề
đó, với tư cách là cán bộ hiện cơng tác tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội,
tôi chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng
công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp)” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ của mình.

21


22

2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Năng lực cạnh tranh là một chủ đề nghiên cứu khơng phải là mới, nó đã được
rất nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu từ góc độ một doanh nghiệp, một ngân
hàng cho đến một ngành, một lĩnh vực và bao quát cho cả một quốc gia. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu ở mỗi thời kỳ khác nhau lại có những đóng góp khác nhau và có ý
nghĩa thực tiễn cũng khác nhau.Một sốcơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp tác giả tham khảo đó là:
Lê Hồng Dương (2010) với luận văn thạc sĩ “Nâng cao khả năng cạnh tranh
trong đấu thầu xây lắp của Tổng cơng ty đầu tư xây dựng Cấp thốt nước và Môi
trường Việt Nam (VIWASEEN)” đã hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh trong lĩnh
vực đấu thầu xây lắp, giới thiệu các công cụ Marketing để cạnh tranh trong đấu thầu
xây lắp, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
của Tổng cơng ty Viwaseen, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp cho Tổng công ty Viwaseen trong thời gian tới.
Đỗ Văn Hằng (2015) với luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh
trong đấu thầu xây dựng của Cơng ty cổ phần cơng trình giao thơng Hải Phịng” đã
phân tích và dánh giá năng lực cạnh tranh hiện có, tiềm năng và các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng, từ đó
đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng cho
cơng ty cổ phần cơng trình giao thơng Hải Phòng trong thời gian tới.
Lê Anh Cường (2015) với luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Tổng công ty xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phịng” đã tổng hợp, bổ sung, hệ thống
hóa một số nội dung lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Trên
cơ sở phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới
năng lực cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Lũng Lơ - Bộ Quốc phịng, luận văn
đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty.
Phan Thanh Huyền (2015) với luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh
tranh trong xây dựng cơng trình dân dụng củaCơng ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Hải Thạch” đã xây dựng được khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
22



23

xây dựng nói chung, đồng thời phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh trong
xây dựng của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hải Thạch từ đó chỉ ra được
điểm mạnh, điểm yếu của cơng ty. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp giải quyết
những tồn tại của công ty nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây
dựng cho công ty.Tuy nhiên các giải pháp tác giảđưa ra chưa phân định được rõ
từng nhóm giải pháp trong từng thời kỳ cụ thể.
Lương Vũ Hiệu (2015) với luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1”đã hệ thống hóa được những vấn đề lý
thuyết cơ bản về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp gồm: khái niệm, vai trò, các chỉ
tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến nănglực cạnh tranh doanh nghiệp. Đồng
thời, luận văn cịn phân tích đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho công ty. Tuy nhiên, các giải pháp tác giả đưa ra mang tính định
hướng chứ chưa cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của công ty.
Phạm Viết Thắng (2020) với luận văn thạc sĩ “Năng lực cạnh tranh tư vấn
thiết kế cơng trình giao thơng tại Cơng ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn
La”đã phân tích một cách chi tiết thực trạng năng lực cạnh tranh tư vấn thiết kế
cơng trình giao thơng tại Cơng ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La thông
qua các yếu tố cấu thành và yếu tố quyết định nănglực cạnh tranh trong lĩnh vực tư
vấn thiết kế, từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu về nănglực cạnh tranh trong
lĩnh vực tư vấn thiết kế các cơng trình giao thơng của cơng ty cổ phần tư vấn đầu tư
giao thông Sơn La. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nănglực
cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn thiết kế cơng trình giao thông cho công ty cổ phần
tư vấn đầu tư giao thơng Sơn La đến năm 2025.
Tóm lại,với các cách tiếp cận khác nhau, tổng quan các cơng trình nghiên
cứu đã phân tích, bàn luận các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh trong các
lĩnh vực đấu thầu xây dựng, tư vấn thiết kế cơng trình giao thơng…. Tại các công ty

xây dựng khác nhau.Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tác giả thì cho đến nay chưa có
một cơng trìnhnào nghiên cứu về vấn đề năng lực cạnh tranh tranh trong lĩnh vực
23


24

xây lắp của Tổngcông ty xây dựng Hà Nội (HANCORP). Vì vậy, nghiên cứu của
tác giả là khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu khác.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu vềnăng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp
của doanh nghiệp xây dựng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây
lắp củaTổng công ty xây dựng Hà Nộitrong giai đoạn 2017-2019.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh trong lĩnh vực xây
lắpchoTổng công ty xây dựng Hà Nội trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
-Phạm vi nghiên cứu:
+Về không gian: Nghiên cứu tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
+Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian chủ yếu
3 năm 2017-2019; Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 6/2020;Định hướng và
giải pháp đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thực hiện thu thập các dữ liệu: gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

- Dữ liệu thứ cấp được thu thập nhằm phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong giai đoạn
2017-2019. Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, tác giả có thể thu thập các dữ
liệu thứ cấp phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn từ rất nhiều nguồn khác
nhau như: từ Bộ Xây dựng, tạp chí Xây dựng hay chính Tổng cơng ty xây dựng Hà
Nội. Ngồi ra, nguồn dữ liệu thứ cấp nhằm tổng quan các cơng trình nghiên cứu
trong nước và hệ thống hóa lý luận về các vấn đề liên quan của luận văn được tổng
hợp từ nguồn sách báo, tạp chí, luận văn, luận án và hội thảo chuyên ngành được
tác giả thu thập trực tiếp tại thư viện Quốc gia Hà Nội và thư viện điện tử của các
24


25

trường đại học lớn trong nước như: đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Thương mại,
đại học Ngoại thương….
- Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp điều tra, khảo sát trong
tháng 6/2020thông qua bảng hỏi đối với các nhà quản trị cấp cao, cấp trung, cấp cơ
sở và kế tốn trưởng của Tổng cơng ty xây dựng Hà Nội.Trong đó, tổng số phiếu
phát ra là 106 phiếu và số phiếu thu về hợp lệ là 102 phiếu.
+ Nhà quản trị cấp cao bao gồm: Hội đồng quản trị của Tổng công ty (Chủ
tịch và các thành viên); Ban Tổng Giám đốc của Tổng công ty (Tổng Giám đốc và
các Phó tổng Giám đốc); Ban kiểm sốt của Tổng cơng ty (trưởng ban và các kiểm
sốt viên).
+ Nhà quản trị cấp trung bao gồm: Trưởng các phòng, ban chức năng tham
mưu của Tổng công ty; Hội đồng quản trị của các đơn vị hạch tốn phụ thuộc,
cơng ty con, công ty liên kết, công ty đầu tư tài chính; Giám đốc của các đơn vị
hạch tốn phụ thuộc, công ty con, công ty liên kết, công ty đầu tư tài chính;
Trưởng các Ban quản lý dự án/Ban điều hành thi cơng cơng trình, văn phịng đại
diện của Tổng công ty.

+ Nhà quản trị cấp cơ sở hay còn gọi là nhà quản trị cấp thấp, là những
người tương tác trực tiếp với nhà quản trị cấp trung bao gồm: Phó trưởng phịng,
ban chức năng tham mưu của Tổng cơng ty; Phó Giám đốc của các đơn vị hạch tốn
phụ thuộc, cơng ty con, cơng ty liên kết, cơng ty đầu tư tài chính; Phó trưởng các
Ban quản lý dự án/Ban điều hành thi cơng cơng trình, văn phịng đại diện của Tổng
cơng ty.
+ Kế tốn trưởng của Tổng cơng ty, các đơn vị hạch tốn phụ thuộc, công ty
con, công ty liên kết, công ty đầu tư tài chính.

25


×