Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ







Nguyễn Quốc Đạt



PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU HỎI
CHO HỆ THỐNG HỎI ĐÁP TIẾNG VIỆT





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Công nghệ thông tin





HÀ NỘI – 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ








Nguyễn Quốc Đạt




PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂU HỎI
CHO HỆ THỐNG HỎI ĐÁP TIẾNG VIỆT



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY



Ngành: Công nghệ thông tin
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Phạm Bảo Sơn




HÀ NỘI – 2009













To My Family

Phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt Nguyễn Quốc Đạt



i


Lời cảm ơn
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn của tôi là tiến
sĩ Phạm Bảo Sơn. Thầy đã hướng dẫn, hỗ trợ cũng như truyền đạt những kinh nghiệm
quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Bùi Thế Duy. Thầy đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn: Nguyễn Quốc Đại, Nguyễn Bá Đạt, Phạm
Đức Đăng, Trần Bình Giang. Những người bạn cùng thực tập với tôi trong phòng thí
nghiệm. Các bạn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến bổ ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn hai bạn: Ngô Thị Thảo và Tạ Thị Bích Huyền đã
giúp đỡ tôi trong lúc tôi khó khăn.
Xin cám ơn những người bạn đã luôn ở bên cạnh đã quan tâm, động viên và

ủng hộ tôi.
Con cảm ơn bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc và động viên con. Con
cảm ơn bố mẹ rất nhiều.

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2009
Nguyễn Quốc Đạt



Phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt Nguyễn Quốc Đạt



ii


Tóm tắt
Thay vì trả về một danh sách các tài liệu liên quan chứa đựng các từ có trong câu hỏi
giống như các cỗ máy tìm kiếm, thì hệ thống hỏi đáp đưa ra câu trả lời chính xác đáp lại
mong muốn của người dùng. Phân tích câu hỏi là thành phần đầu tiên của bất kỳ một hệ
thống hỏi đáp nào. Mục tiêu của thành phần này là tạo ra một bộ biểu diễn trung gian để
sử dụng trong phần còn lại của hệ thống. Trong khóa luận này, chúng tôi xin giới thiệu
một phương pháp phân tích câu hỏi. Phương pháp của chúng tôi đem lại một kết quả
khả quan, góp phần xây dựng nên một hệ thống hỏi đáp tiếng Việt.
Phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt Nguyễn Quốc Đạt



iii



Mục lục
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách từ viết tắt v
Danh sách hình vẽ vi
Danh sách bảng viii
Chƣơng 1. Giới thiệu 1
Chƣơng 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thống hỏi đáp 3
2.1. Phân loại câu hỏi 3
2.1.1. Sự phân loại câu hỏi 4
2.1.2. Phân loại câu hỏi dựa trên loại câu trả lời 5
2.1.3. Giới thiệu các phương pháp phân loại câu hỏi 6
2.1.4. Phân loại câu hỏi sử dụng mô hình biểu thức chính quy 6
2.1.4.1. Giới thiệu về biểu thức chính quy 6
2.1.4.2. Phân loại câu hỏi sử dụng biểu thức chính quy 9
2.1.5. Phân loại câu hỏi sử dụng mô hình ngôn ngữ 10
2.1.5.1. Phân lớp câu hỏi sử dụng mô hình unigram 11
2.1.5.2. Phân lớp câu hỏi sử dụng mô hình bigram 13
2.1.5.3. Kết hợp hai mô hình unigram và bigram 14
2.1.6. Kết hợp mô hình ngôn ngữ với mô hình biểu thức chính quy 15
2.1.7. Phân loại câu hỏi sử dụng các thuật toán học máy 16
2.2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thống hỏi đáp sử dụng cơ sở dữ liệu 18
2.2.1. Các hệ thống so khớp mẫu 18
2.2.2. Các hệ thống dựa trên cú pháp 20
2.2.3. Các hệ thống sử dụng văn phạm ngữ nghĩa 22
2.3. Chú giải ngữ nghĩa phục vụ phân tích câu hỏi trong các hệ thống hỏi đáp 26
Chƣơng 3. GATE 28
3.1. Giới thiệu GATE 28

Phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt Nguyễn Quốc Đạt



iv


3.2. Trích chọn thông tin trong GATE 31
3.3. JAPE 33
3.3.1. Giới thiệu về JAPE 33
3.3.2. Thiết lập lựa chọn 33
3.3.3. Khớp mẫu 34
3.3.3.1. Thành phần thay thế (Macro) 35
3.3.3.2. Ngữ cảnh trong văn phạm 36
3.3.4. Một ví dụ đơn giản về JAPE 36
3.3.5. Sử dụng độ ưu tiên 37
3.3.6. Sử dụng Java cho JAPE 37
Chƣơng 4. Phƣơng pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt 38
4.1. Kiến trúc hệ thống 38
4.2. Tiền xử lý 42
4.2.1. Xác định cụm từ để hỏi chuẩn trong câu hỏi ngôn ngữ tự nhiên 43
4.2.2. Tạo chú giải ngữ nghĩa cho các từ đặc biệt 47
4.3. Phân tích cú pháp 49
4.3.1. Xác định cụm danh từ trong câu hỏi 49
4.3.2. Mối quan hệ 54
4.4. Phân tích ngữ nghĩa 58
4.4.1. Phân loại câu hỏi 58
4.4.2. So khớp mẫu 63
4.4.2.1. Cấu tạo của câu hỏi 65
4.4.2.2. Bộ biểu diễn trung gian của câu hỏi 71

Chƣơng 5. Kết quả thực nghiệm 76
Chƣơng 6. Kết luận và hƣớng phát triển 80
Phụ lục A. Chƣơng trình nhúng Java vào JAPE 82
Phụ lục B. Bảng nhãn từ loại tiếng Việt 84
Phụ lục C. Danh sách câu hỏi thực nghiệm 86
Tài liệu tham khảo 90


Phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt Nguyễn Quốc Đạt



v


Danh sách từ viết tắt
ANNIE
API
GATE
IE
JAPE
NER
A New-Nearly Information Extraction
Application Program Interface
General Architecture for Text Engineering
Information Extraction
Java Annotations Pattern Engine
Named Entity Recognitioin
SRW
Sematically Related Words












Phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt Nguyễn Quốc Đạt



vi


Danh sách hình vẽ
Hình 2-1: Văn phạm mô tả cấu trúc cú pháp câu 20
Hình 2-2: Cây cú pháp trong một hệ thống dựa trên cú pháp 20
Hình 2-3: Một văn phạm ngữ nghĩa 22
Hình 2-4: Cây cú pháp-ngữ nghĩa trong một văn phạm ngữ nghĩa 23
Hình 2-5: Cây cú pháp ngữ nghĩa của câu hỏi: “Tìm các sinh viên học ít nhất 2 môn do
giáo viên A dạy?” 25
Hình 2-6: Kiến trúc của Aqualog 27
Hình 3-1: Kiến trúc của GATE 28
Hình 3-2: Chú giải ngữ nghĩa trong GATE 30
Hình 4-1: Kiến trúc chung của một hệ thống trả lời ngôn ngữ tự nhiên 38
Hình 4-2: Các module của thành phần xử lý câu hỏi ngôn ngữ tự nhiên 39

Hình 4-3: Đầu ra của module phân tích câu hỏi tiếng Việt 41
Hình 4-4: Giao diện GATE khi sử dụng Coltech.NLP.Tokenizer 42
Hình 4-5: Một số từ để hỏi đã được xác định lại bằng cách sử dụng JAPE 44
Hình 4-6: Kiểu chú giải TokenVn cho những từ đặc biệt 47
Hình 4-7: Kiểu chú giải TokenVn sau khi đã thay đổi giá trị của đặc trưng category 48
Hình 4-8: Cụm danh từ trong một số câu hỏi tiếng Việt 49
Hình 4-9: Từ mang ý nghĩa so sánh trong câu hỏi tiếng Việt 52
Hình 4-10: Một ví dụ về kiểu chú giải Danhngu 53
Hình 4-11: Ví dụ về “mối quan hệ” 54
Hình 4-12: Tách từ trong câu hỏi: “Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Quốc Đại có quê ở
Hà Tây phải không?” 55
Hình 4-13: Kiểu chú giải Moiquanhe 57
Phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt Nguyễn Quốc Đạt



vii


Hình 4-14: Một ví dụ về kiểu chú giải Tudehoi 58
Hình 4-15: Ví dụ về bộ biểu diễn trung gian của câu hỏi 64
Hình 4-16: Một ví dụ về kiểu chú giải Maucauhoi 72
Hình 4-17: Đầu ra của một câu hỏi có cấu tạo dạng Unknterm 73
Hình 4-18: Đầu ra của một câu hỏi có cấu tạo dạng And 74
Hình 4-19: Đầu ra của một câu hỏi có cấu tạo dạng AffirmNeg_3Term 75
Hình 5-1: Ví dụ về một phần câu hỏi được khớp mẫu 77
Hình 5-2: Kết quả phân tích đúng - câu hỏi thỏa mãn tiêu chí 2 78
Hình 5-3: Ví dụ về câu hỏi thỏa mãn tiêu chí 3 78
Hình 5-4: Một ví dụ về phân tích sai – câu hỏi thỏa mãn tiêu chí 1 nhưng không thỏa
mãn tiêu chí 2 79

Hình A-1: Chương trình nhúng Java vào JAPE 83
Hình B-1: Nhãn từ loại trong tiếng Việt được dùng trong bộ tách từ trong
Coltech.NLP.Tokenizer 85










Phương pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt Nguyễn Quốc Đạt



viii


Danh sách bảng
Bảng 4-1: Cấu tạo của cụm danh từ trong câu hỏi tiếng Việt 50
Bảng 4-2: Cấu trúc cụm danh từ được mô tả trong văn phạm JAPE 51
Bảng 5-1: Kết quả đánh giá 77


Chương 1. Giới thiệu Nguyễn Quốc Đạt





1


Chƣơng 1. Giới thiệu
Những cỗ máy tìm kiếm hiện nay trả về một danh sách gồm rất nhiều các tài liệu liên
quan tới câu hỏi của người sử dụng. Nó yêu cầu người sử dụng phải lướt qua các tài
liệu này để tìm kiếm thông tin cần thiết. Điều này gây ra sự không hài lòng của người
dùng khi thời gian dành cho việc tìm kiếm là không nhiều.
Các hệ thống hỏi đáp được tạo ra để giải quyết vấn đề nêu trên. Hệ thống hỏi
đáp đưa ra một câu trả lời chính xác đáp ứng mong muốn của người sử dụng. Thành
phần xử lý câu hỏi là thành phần đầu tiên trong bất cứ một hệ thống hỏi đáp nào.
Nhiệm vụ của thành phần này là tạo ra một biểu diễn trung gian của câu hỏi để dùng
trong các thành phần còn lại của hệ thống.
Những nghiên cứu về hệ thống hỏi đáp trên thế giới đã phát triển, được ứng
dụng từ lâu và đem lại nhiều lợi ích. Nhưng tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu
về hệ thống hỏi đáp. Bởi vậy, trong khóa luận này, chúng tôi giới thiệu: “Phương
pháp phân tích câu hỏi cho hệ thống hỏi đáp tiếng Việt” nhằm mục đích góp phần
tạo ra một hệ thống hỏi đáp tiếng Việt.
Trong khóa luận của mình, chúng tôi đề xuất một phương pháp phân tích câu
hỏi tiếng Việt dựa trên các chú giải ngữ nghĩa. Phương pháp của chúng tôi tạo ra một
biểu diễn trung gian của mỗi câu hỏi đầu vào thông qua một loạt các quá trình xử lý
như: tiền xử lý, phân tích cú pháp, phân tích ngữ nghĩa, phân loại câu hỏi. Mỗi bộ biểu
diễn trung gian của câu hỏi chứa đựng: dạng (nguyên tắc) cấu tạo của câu hỏi, phân
lớp của câu hỏi, các từ khóa có trong câu hỏi cũng như những ràng buộc ngữ nghĩa
giữa các từ khóa đó.
Phương pháp của chúng tôi đem lại một kết quả khả quan trong việc phân tích
các câu hỏi ngôn ngữ tự nhiên. Ngoài phương pháp của mình, chúng tôi còn nghiên cứu
và tìm hiểu những lý thuyết liên quan đến phân tích câu hỏi trong các hệ thống hỏi đáp.
Chương 1. Giới thiệu Nguyễn Quốc Đạt





2


Phần còn lại của khóa luận được trình bày như sau: tại chương 2 chúng tôi giới
thiệu về một số phương pháp phân loại câu hỏi và các kỹ thuật phân tích câu hỏi ngôn
ngữ tự nhiên trong một số hệ thống hỏi đáp đã có. Tiếp theo, chúng tôi giới thiệu về
GATE (General Architecture Text Engine) [45][40] là một hệ thống chú giải ngữ
nghĩa được ứng dụng rất nhiều trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên ở chương 3. Sau đó, tại
chương 4, chúng tôi trình bày về phương pháp của mình. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra
một số kết quả thực nghiệm ở chương 5 và kết luận ở chương 6.
Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




3


Chƣơng 2. Phân tích câu hỏi
trong các hệ thống hỏi đáp
Phân tích câu hỏi là thành phần đầu tiên cho một hệ thống hỏi đáp. Nó sinh ra một biểu
diễn của câu hỏi để dùng trong phần còn lại của hệ thống. Phân tích câu hỏi ở mức độ
đơn giản nhất chính là phân loại câu hỏi. Sau đó, những kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự
nhiên được sử dụng để nhận biết chính xác các từ khóa cũng như các ràng buộc ngữ
nghĩa trong câu hỏi nhằm mục tiêu đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
2.1. Phân loại câu hỏi

Vấn đề xử lý câu hỏi ngôn ngữ tự nhiên trong hệ thống hỏi đáp có thể trở nên dễ dàng
hơn bằng cách thực hiện phân loại [30]. Điều này có nghĩa là, quá trình tìm ra sự khác
nhau hoặc giống nhau giữa các câu hỏi là cơ sở cho sự tổng quát sau đó [8].
Chúng ta định nghĩa phân loại câu hỏi là nhiệm vụ ánh xạ một câu hỏi cho
trước vào một trong lớp. Nghĩa là với một câu hỏi đầu vào, quá trình phân loại sẽ
đưa ra lớp tương ứng của câu hỏi, các lớp này cung cấp những ràng buộc ngữ nghĩa
dựa trên câu trả lời mong muốn.
Sự kết hợp của các từ nhằm tạo ra một câu hỏi dường như là vô tận. Phương
pháp trả lời tất cả các câu hỏi, mà hệ thống hỏi đáp có thể bắt gặp, nằm ngoài khả năng
tính toán hiện nay. Một hướng tiếp cận, cố gắng làm cho vấn đề này trở nên dàng hơn,
là khái quát hóa các câu hỏi thành một số lượng hữu hạn các lớp câu hỏi. Với cách làm
như vậy, vấn đề sẽ bớt phức tạp hơn. Tính phức tạp được giảm đi bao nhiêu còn phụ
thuộc vào phương pháp phân loại được sử dụng để làm đơn giản hóa vấn đề. Nhưng có
một mặt không tốt của việc phân loại câu hỏi đó là luôn luôn mất một vài thông tin
trong câu hỏi, điều này dẫn đến một hệ thống trả lời câu hỏi có thể đưa ra câu trả lời
sai hoặc không đưa ra bất kỳ một câu trả lời nào.
Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




4


2.1.1. Sự phân loại câu hỏi
Hầu hết các cách phân loại hiện nay phân loại câu hỏi dựa trên các từ để hỏi và/hoặc
một số từ khóa trong các câu hỏi dựa trên cơ sở tri thức hiện có. Phân loại dựa trên từ
để hỏi chuẩn (trong tiếng Anh là: who, what, when, where, why, how) không cho biết
bất cứ thông tin về câu hỏi ngoại trừ loại câu trả lời mong muốn. Trong khi câu hỏi
còn cho biết nhiều thông tin liên quan đến cơ sở tri thức và các thông tin này vô cùng

có ích để tìm câu trả lời cho câu hỏi, thì cách phân loại dựa trên từ để hỏi chuẩn không
đưa ra bất cứ mối quan hệ ngữ nghĩa nào giữa các câu hỏi và cơ sở tri thức.
Sử dụng các từ khóa với mục đích phân loại câu hỏi làm tăng sự phức tạp cho
hệ thống. Hầu hết các hệ thống sử dụng hướng tiếp cận này thực hiện tốt trong một
miền mà có không nhiều sự phức tạp. Tuy nhiên, đây không phải là một phương pháp
tồi. Trong thực tế, nhiều hệ thống đã đưa ra những kết quả tốt với cách phân loại dựa
trên từ khóa nhưng không hệ thống nào hoàn thành việc hiểu đúng ngữ nghĩa của câu
hỏi được hỏi.
Hệ thống phân loại các câu hỏi cần dựa trên các kiểu thông tin có trong câu hỏi
và loại câu trả lời mong muốn. Hơn nữa, hệ thống cần thực hiện phân loại một cách
hoàn toàn độc lập với cơ sở tri thức. Hướng phân loại dựa hoàn toàn vào cơ sở tri thức
đáng lẽ rất quan trọng, bởi vì một câu hỏi được hỏi sẽ được phân loại theo cùng một
cách dù tri thức mà hệ thống có là gì đi chăng nữa. Điều đó không có nghĩa là một câu
hỏi sẽ có nhiều nghĩa khác nhau, do đó nó có nhiều câu trả lời khác nhau phụ thuộc
vào ngữ cảnh của câu hỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng đó chỉ là một kết quả
của một cách mà cơ sở tri thức hiểu câu hỏi. Và những câu trả lời được đưa ra có thể
hoàn toàn khác từ một cơ sở tri thức khác.
Ví dụ, cùng một câu hỏi được hỏi tới hai người khác nhau, chẳng hạn như, cùng
một câu hỏi “Can I have a shot?” được hỏi tới một ông bác sĩ và một anh bồi bàn
trong quán rượi. Câu hỏi sẽ được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ông bác sĩ sẽ nghĩa
là “tiêm thuốc”, còn người phục vụ sẽ nghĩ là “ly rượi”.
Bởi vậy cùng một câu hỏi nhưng sẽ bị phân vào các lớp khác nhau giống như ví
dụ trên.
Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




5



2.1.2. Phân loại câu hỏi dựa trên loại câu trả lời
Các câu hỏi chứa đựng thông tin liên quan đến loại câu trả lời mong muốn. Thông tin
này rất quan trọng đối với hệ thống hỏi đáp, bởi vì nó xác định hình thức của một câu
trả lời hợp lý và sẽ có những xử lý cần thiết để đưa ra câu trả lời đó cho câu hỏi. Câu
trả lời của câu hỏi có thể có các loại sau:
Không đƣợc xử lý (Unprocessed)- các câu trả lời chỉ đơn thuần là tìm kiếm
trong miền tri thức để đưa ra thông tin được hỏi.
Số - các câu hỏi mà có câu trả lời là một con số, chúng thường yêu cầu một số
phép tính toán để thu được câu trả lời. Ví dụ, “số lượng sinh viên của lớp k50 khoa
học máy tính là bao nhiêu?”. Những con số này không có nhiều ý nghĩa, vì thế một hệ
thống hỏi đáp thông minh sẽ trả về một số kiểu đơn vị kèm theo câu trả lời.
Câu hỏi đúng sai (Boolean) - đó là dạng câu hỏi mà muốn một câu trả lời là
Đúng hoặc Không (Sai), yêu cầu xử lý cơ sở tri thức.
Lời chỉ dẫn (Intructions) - một câu hỏi phức tạp, ví dụ như một danh sách các
bước để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc là một giải thích. Ví dụ, “Làm thế nào để đi từ
thành phố Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh?”, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào ngữ
cảnh, nhưng nó nên là một danh sách các bước giúp chúng ta có thể đi từ thành phố Hà
Nội vào thành phố Hồ Chí Minh.
Các bảng tóm tắt (Summaries) – dữ liệu thô được sắp xếp để đưa ra tất cả các
thông tin liên quan thành một chủ đề đặc biệt. Ví dụ, “What does Nguyễn Quốc Đạt
like?”, câu trả lời mong muốn sẽ là bảng tóm tắt của tất cả những dữ liệu về Nguyễn
Quốc Đạt, mà cơ sở tri thức chứa đựng, có liên quan tới ngữ cảnh của câu hỏi.
Xác định kiểu của câu trả lời mong muốn từ một câu hỏi chỉ bằng cách tìm
kiếm các từ để hỏi: who, what, when là một nhiệm vụ hết sức cơ bản, dễ dàng phân
tích và thực thi bởi vì số lượng từ để hỏi là giới hạn.


Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt





6


2.1.3. Giới thiệu các phƣơng pháp phân loại câu hỏi
Định nghĩa các lớp của câu hỏi là bước đầu tiên trong việc phân loại. Bước xử lý tiếp
theo là sửa đổi câu hỏi để tạo ra mẫu rõ ràng hơn. Ví dụ các câu hỏi dạng “Who is
sb.?” luôn luôn hỏi về tiểu sử của một người mà không quan tâm đến tên của người
xuất hiện trong câu hỏi. Nói cách khác, điều quan trọng ở đây là biết câu chứa đựng
một thực thể PERSON. Chúng ta không quan tâm đến thực thể này. Vì thế chúng ta có
thể thay đổi câu hỏi thành “Who is <PERSON>?” mà không làm mất thông tin có
ích để xác định loại câu hỏi.
Có nhiểu phương pháp phân loại câu hỏi như sử dụng mô hình ngôn ngữ
[23][17], hoặc các thuật toán học máy [24] như SVM (Support Vector Machine) [37],
hoặc nguyên lý Entropy cực đại [16][41],… Phương pháp được áp dụng trong các hệ
thống phân loại đầu tiên, và thường được kết hợp để sử dụng trong các hệ thống phân
loại hiện nay là phương pháp phân loại sử dụng mô hình biểu thức chính quy [17].
2.1.4. Phân loại câu hỏi sử dụng mô hình biểu thức chính quy
2.1.4.1. Giới thiệu về biểu thức chính quy
Một biểu thức chính quy thường gọi một mẫu, tức là một biểu thức mà mô tả một tập
các xâu. Chúng thường được dùng để đưa ra một biểu diễn ngắn gọn của một tập hợp
mà không phải liệt kê các phần tử. Ví dụ mẫu [Dd][Aa]t sẽ biểu diễn một tập hợp gồm
4 xâu: “dat”, “DAt”, “dAt”, “Dat”. Hầu hết các hệ thống hình thức đều cung cấp các
toán tử dưới đây để tạo ra các biểu thức chính quy:
* Lặp 0 hoặc nhiều lần của một biểu thức chính quy cho trước. Ví dụ: ab* sẽ
khớp với các xâu “a”, “ab”, “abb”, “abbb”, …
+ Lặp ít nhất 1 lần của một biểu thức chính quy cho trước. Ví dụ biểu thức chính
quy ab+ sẽ khớp với ký tự „a‟ được theo sau ít nhất một ký tự „b‟, nghĩa là

biểu thức này sẽ khớp với các xâu: “ab”, “abb”, “abbb”, … mà không khớp
với xâu “a”.
? Lặp 0 hoặc 1 lần. Biểu thức chính quy: ab? Chỉ khớp với “a” hoặc “ab”.
Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




7


*?, +? Định tính của "*" và “+” là tham lam, có nghĩa chúng khớp với nhiều chữ nhất
có thể có. Trong một số trường hợp, hoạt động như vậy là không mong muốn.
Ví dụ, biểu thức chính quy <.*> sẽ khớp với cả xâu “<H1>title</H1>” mà
không phải là “<H1>”. Thêm dấu ? vào đằng sau các toán tử: *, + chúng sẽ
thực hiện khớp mẫu tối thiểu, có nghĩa là khớp với số lượng ít chữ nhất có thể.
Khi sử dụng biểu thức <.*?> để khớp trên xâu “<H1>title</H1>” thì biểu
thức sẽ khớp với “<H1>” mà không phải là cả xâu.
{m} Cho phép lặp lại đúng m lần của biểu thức chính quy cho trước. Ví dụ, a{6} sẽ
khớp với đúng 6 ký tự ‗a‘ là “aaaaaa”.
{m,n} Lặp từ m đến n lần của biểu thức chính quy cho trước. Ví dụ a{3,5} sẽ khớp
với xâu có từ 3 đến 5 ký tự „a‟. Thiếu m thì sẽ lặp từ 0 đến n lần, còn nếu thiếu
n thì sẽ lặp ít nhất là m lần.
| A | B là một biểu thức chính quy, với A và B là hai biểu thức chính quy bất kỳ.
Biểu thức này là một biểu thức chính quy chỉ khớp với A hoặc B.
"." (dấu chấm) Khớp với tất cả các ký tự trừ ký tự xuống dòng „\n‟.
^ (dấu mũ) Khớp từ ký tự đầu một xâu.
$ Khớp đến cuối xâu.
\ Đây là một ký tự đặc biệt cho phép khớp các ký tự như „*‟, „?‟,…bằng cách
thêm ký tự này vào đằng trước, \* sẽ khớp với „*‟.

[] Được sử dụng để xác định một tập các ký tự. Các ký tự có thể được liệt kê
riêng lẻ hoặc một dãy các ký tự có thể được nhận biết bằng cách cho hai ký tự
và phân chia chúng bởi ‗-‘. Ví dụ, [bac] sẽ khớp với ba ký tự ‗a‟, „b‟, „c‟; [a-z]
sẽ khớp với tất cả ký tự viết thường từ a đến z. Nếu ký tự ^ là ký tự đầu tiên
trong tập các ký tự thì biểu thức sẽ khớp với bất cứ ký tự nào không nằm trong
tập các ký tự đó. Ví dụ, [^5] sẽ khớp với bất cứ ký tự nào ngoại trừ „5‟ và [^^]
sẽ khớp với bất cứ ký tự nào ngoại trừ „^‟.
(biểu_thức) Khớp với bất cứ biểu thức chính quy nào bên trong hai dấu ngoặc đơn.
Một số ký tự đặc biệt:
Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




8


\d Khớp với chữ số số bất kỳ, \d chính là [0-9].
\D Khớp với ký tự bất kỳ mà không phải là chữ số.
\w \w chính là [a-zA-Z0-9] khớp với các ký tự viết thường, viết hoa và chữ số.
\W \W chính là [^a-zA-Z0-9].
\s Khoảng trắng (space)
\S Ký tự bất kỳ không phải là khoảng trắng, \S chính là [^\s].
Ví dụ áp dụng: biểu thức chính quy <a[^>]*>.*?</a> sẽ khớp với các siêu liên kết.















Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




9


2.1.4.2. Phân loại câu hỏi sử dụng biểu thức chính quy
Ý tưởng cơ bản của hệ thống phân loại áp dụng mô hình biểu thức chính quy [17] là
xác định lớp của câu hỏi dựa trên mẫu câu, bao gồm các từ để hỏi, dãy các từ nào đó
và một số từ thể hiện lớp của các câu hỏi đặc biệt. Những mẫu đó được định nghĩa bởi
biểu thức chính quy.
Ví dụ, một câu hỏi bắt đầu với từ “where” là một câu hỏi về vị trí. Đối với từ
“what ” chúng ta có thể tìm một số từ khóa để đưa ra xác định của chúng ta, chẳng
hạn như trong câu hỏi “what” mà có các từ “agency”, “company” và “university” thì
các câu hỏi đó liên quan đến một lớp tổ chức. Sau đây là một số biểu thức chính quy
sử dụng cho các lớp nào đó của các câu hỏi:
Các câu hỏi bắt đầu với từ “what” và hỏi về một thực thể con người:
(actor | actresse? | attorne(y | ie) | teacher | …. senator)s?
Các câu hỏi mà bắt đầu với từ “how” và hỏi về một thực thể đo lường:
long | short | wide | far | close | big.* (diameter | radius)

Hướng tiếp cận này rất hiệu quả và hữu ích trên một số các mẫu câu hỏi. Nhưng
có nhiều trường hợp khó khăn khi sử dụng mẫu. Chẳng hạn như, câu trả lời cho câu
hỏi “who” có thể là một người, một tổ chức, thậm chí là một địa điểm nào đó. Ví dụ:
“Who is the largest producer of laptop computers in the world?”, chúng ta dễ dàng
nhận thấy đây là một câu hỏi về một tổ chức nhưng hệ thống của chúng ta không xác
định được chính xác khi chỉ dựa trên mẫu câu hỏi.
Từ ví dụ trên, chúng ta cần có thêm các thông tin ngữ nghĩa trong câu hỏi. Hiện
nay, thông tin ngữ nghĩa có thể được xác định bởi biểu thức chính quy thông qua văn
phạm JAPE trong GATE [45]. Chúng ta sẽ tìm hiểu về GATE sâu hơn ở chương 3 và
áp dụng thực tế được trình bày trong chương 4. Tuy nhiên, trong mô hình biểu thức
chính quy hiện tại, các thông tin ngữ nghĩa lại không xuất hiện trong mô hình biểu
thức chính quy. Có một cách để giải quyết vấn đề này là xây dựng một tập mẫu đầy đủ
và chính xác hơn nhưng cách này tốn rất nhiều công sức của con người. Thay vì xây
đựng một mô hình mẫu câu hỏi ngày càng lớn chúng ta hướng tới một phương pháp
linh hoạt và tự động hơn: sử dụng mô hình ngôn ngữ [23][17].
Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




10


2.1.5. Phân loại câu hỏi sử dụng mô hình ngôn ngữ
Mô hình ngôn ngữ [23][17]là phân bố xác suất trên tập dữ liệu huấn luyện. Chúng ta
xây dựng một mô hình ngôn ngữ cho mỗi lớp của các câu hỏi mẫu (chúng ta đã xác
định các lớp trong bước đầu tiên khi thực hiện phân loại). Khi có một câu hỏi mới ,
chúng ta sẽ tính xác suất , nghĩa là tính xác suất để thuộc vào lớp . Và lớp
của là thỏa mãn:


Vì đã được xác định, nên chúng ta chỉ cần xác định tính xác suất .
Giải thiết rằng một truy vấn bao gồm từ: . Chúng ta có:

Thông thường, mô hình n-gram được tạo ra để đơn giản hóa phép tính:

Công thức trên có nghĩa là xác suất xuất hiện của một từ trong lớp chỉ phụ
thuộc vào từ đằng trước.
Mô hình ngôn ngữ hơn mô hình biểu thức chính quy ở tính linh hoạt. Biểu thức
chính quy được soạn thảo theo các luật cứng (hard-coded), nó cần phải sửa đổi để giải
quyết những trường hợp mới. Trong khi đó, mô hình ngôn ngữ có thể tự động sửa đổi.
Với một tập hợp dữ liệu huấn luyện lớn, sự thực thi của mô hình ngôn ngữ sẽ được cải
thiện.
Mô hình n-gram [23] là mô hình ngôn ngữ trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên dựa
trên thống kê, n-gram là một dãy con gồm phần tử liên tiếp nhau của một dãy các
phần từ cho trước. Ví dụ với đầu vào : ―Ba học sinh đi đá bóng‖
“Ba”, “học”, “sinh”, “đi”, “đá”, “bóng” gọi là các 1-gram hay unigram.
“Ba học”, “học sinh”, “sinh đi”, “đi đá”, “đá bóng” gọi là các 2-gram hay bigram.
Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




11


2.1.5.1. Phân lớp câu hỏi sử dụng mô hình unigram
Áp dụng mô hình unigram ta có:

Chúng ta cần ước lượng xác suất của một từ w xuất hiện trong lớp là .
Gọi là số lần xuất hiện của dãy trong

lớp C. Chúng ta có thể thấy rằng:

Vậy, làm thế nào giải quyết trường hợp tồn tại các từ mà không bao giờ xuất
hiện trong lớp . Chúng ta không muốn chúng có xác suất là 0, vì thế các xác suất
bằng 0 của một số từ phải được gán giá trị khác 0 và xác suất của những từ khác sẽ
được điều chỉnh phù hợp.
Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Đơn giản nhất đó là sử dụng một
hằng số nhỏ để gán cho các xác suất của tất cả các từ không xuất hiện trong lớp C,
trong khi xác suất của các từ khác thì bị giảm đi phù hợp. Gọi là số lượng
các từ không xuất hiện trong lớp và là mức độ làm mịn. Chúng ta có công thức
làm mịn để loại bỏ xác suất bằng 0 như sau:

Còn một cách khá phổ biến đó là sử dụng phương pháp làm mịn Good-Turing
[13]. Phương pháp làm mịn Good-Turing ước lượng xác suất cho các từ mà số lần xuất
hiện nhỏ hoặc không xuất hiện, theo ước lượng Good-Turing, được tính theo
công thức sau đây:

Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




12


Gọi là cỡ của tập dữ liệu chuẩn, là số lượng các từ mà xuất hiện đúng
lần trong .Ta có , , được tính theo các công thức dước đây:


M là số lớn nhất thỏa mãn:

trong đó
Và:













Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




13


2.1.5.2. Phân lớp câu hỏi sử dụng mô hình bigram
Áp dụng mô hình bigram ta có công thức:

Chúng ta cần xác định xác suất có điều kiện .

Gọi là số lượng các từ không bao giờ xuất hiện đằng sau
trong lớp C, và S là mức độ làm mịn. Khi đó, công thức làm mịn để loại bỏ xác suất 0

được chỉ ra trong 2 trường hợp dưới đây.
Xét trường hợp 1: , khi đó xác suất cho tất cả ẩn là S. Vì thế

Xét trường hợp 2: , khi đó tất cả các là ẩn. Vì thế
là giống nhau cho mọi :

Sử dụng mô hình Back-Off [22], chúng ta cũng có thể loại bỏ các xác suất 0.
Mô hình Back-Off được phát triển để dùng trong mô hình bigram thay cho ước lượng
Good-Turing. Ý tưởng của mô hình Back-Off là chỉ cho phép tỉ lệ thuận
với khi sự xuất hiện của trong lớp C lớn hơn một số nào đó.
Mặt khác chúng ta sử dụng để ước lượng . Ta có công thức:


Chương 2. Phân tích câu hỏi trong các hệ thông hỏi đáp Nguyễn Quốc Đạt




14


α là một sự trừ hao để trừ những xác suất của các bigram xuất hiện nhiều lần và
chúng ta giảm tương tự như trong Good-Turing.
β được lựa chọn để thỏa mãn công thức sau: , đây là một
hàm của .
K nên là một số nhỏ và chúng ta nhận thấy rằng K = 0 đưa ra sự thực hiện tốt
nhất cho dữ liệu.
2.1.5.3. Kết hợp hai mô hình unigram và bigram
Để có thể đánh giá chính xác hơn, chúng ta kết hợp 2 mô hình unigram và bigram với
nhau. Công thức tính xác suất như sau:


Các giá trị khác nhau cho λ sẽ được kiểm tra, giá trị nào tốt nhất sẽ được chọn.











×