Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỌC VI MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.51 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP

----- o0o -----

TH.S TRỊNH THỊ HUYỀN THƯƠNG
(CHỦ BIÊN)

GIÁO TRÌNH

KINH TẾ HỌC VI MƠ

VINH, NĂM 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP

----- o0o -----

TH.S TRỊNH THỊ HUYỀN THƯƠNG

GIÁO TRÌNH

KINH TẾ HỌC VI MƠ
GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA

VINH, NĂM 2011

2



LỜI NĨI ĐẦU

Kinh tế học vi mơ là bộ phận của kinh tế học, là môn khoa học về sự lựa chọn
cho các tác nhân về các vấn đề kinh tế. Kinh tế học vi mô cung cấp các kiến thức nền
tảng về kinh tế, giúp cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mơ và các nhà quản trị
doanh nghiệp, người tiêu dùng hiểu rõ các quy luật và xu hướng phát triển kinh tế, từ
đó, có thể vận dụng lý thuyết kinh tế vào việc ra quyết định khi tham gia vào nền kinh
tế.
Ngoài ra, Kinh tế học vi mơ cịn trang bị các kiến thức cơ bản và cơ sở cho sinh viên
về hoạt động của nền kinh tế thị trường thơng qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản
như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,… Học phần này đề cập đến hành vi của các thành
viên của một nền kinh tế đó là người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ. Đồng thời, học
phần này sẽ trang bị công cụ phân tích để sinh viên nắm bắt và áp dụng cho các mơn học sau
này.
Cuốn giáo trình Kinh tế vi mơ được biên soạn dựa vào chương trình chuẩn của Bộ giáo
dục và Đào tạo và dựa trên cơ sở tham khảo các giáo trình được các tác giả ở các trường Đại
học kinh tế nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Cuốn giáo trình này đặc biệt đáp ứng nhu cầu đào tạo từ xa, được thiết kế theo kết cấu
khoa học bao gồm lý thuyết, tóm tắt, câu hỏi ơn tập, câu hỏi đúng sai, câu hỏi trắc nghiệm, bài
tập tự làm. Với kết cấu trên sẽ giúp cho người học nâng cao chất lượng tự học của minh.
Tập thể tác giả biên soạn cuốn giáo trình gồm:
Th.S Trịnh Thị Huyền Thương chủ biên và biên soạn các chương 1, 5, 6,7.
Th.S Nguyễn Thị Hải Yến biên soạn chương 2.
Th.S Nguyễn Thị Minh Phượng biên soạn chương 3 và 4.
Mặc dù đã cố gắng và cận trọng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn
không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Chúng tơi mong nhận được sự góp ý
của các đồng nghiệp, học viên và độc giả để chỉnh lý cho lần tái bản được hồn thiện
hơn.
NHĨM TÁC GIẢ


3


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm kinh tế học
Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn. Nó nghiên cứu cách thức các xã
hội lựa chọn như thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu
quả và phân phối các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho các thành viên trong xã hội tiêu
dùng cả thời hiện tại và thời tương lai.
Nói cách khác, Kinh tế học là môn khoa học giúp con người hiểu về cách thức
vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia
vào nền kinh tế nói riêng.
1.1.2. Ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích
sử dụng khác nhau. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản là sản xuất
cái gì? sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
- Sản xuất cái gì? Đây là câu hỏi của cầu liên quan đến người tiêu dùng. Điều đó có
nghĩa là dựa vào cầu của thị trường (cầu có khả năng thanh tốn của hộ gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) và điều kiện nguồn lực của doanh nghiệp mà lựa chọn và quyết định
những vấn đề như: sản xuất kinh doanh loại hàng hoá dịch vụ nào, số lượng là bao nhiêu,
chất lượng mẫu mã kiểu dáng như thế nào, bao giờ thì sản xuất và bán ra? trên nguyên tắc:
“thị trường cần cái gì thì doanh nghiệp sản xuất cái đó” hoặc “Chỉ sản xuất cái thị trường
cần chứ khơng sản xuất cái mình có”. Trong đó, giá cả thị trường là thơng tin có ý nghĩa

quyết định đến sự lựa chọn và ra quyết định đúng đắn của người sản xuất.
- Sản xuất như thế nào? Đây chính là câu hỏi của cung liên quan đến người sản
xuất, nghĩa là sản xuất như thế nào để có hiệu quả cao. Muốn vậy Chính phủ và doanh
nghiệp cần phải lựa chọn và quyết định những vấn đề như: sản xuất kinh doanh ở đâu,
giao cho ai sản xuất, sản xuất bằng những loại đầu vào nào, sử dụng công nghệ kỹ
thuật nào thì phù hợp, cách thức phối hợp đầu vào, số lượng sản phẩm sản xuất là bao
nhiêu... Tiêu thức quan trọng nhất để đánh vấn đề này là chất lượng sản phẩm, chi phí
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm và giải quyết vấn đề ô nhiễm mơi trường.
- Sản xuất cho ai? Điều này có nghĩa là: ai sẽ được hưởng lợi từ những hàng hoá,
dịch vụ do Chính phủ và doanh nghiệp tạo ra. Như vậy vấn đề kinh tế cơ bản này gắn liền
hai nội dung: Xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm, phân phối sản phẩm kết hợp với quản
lý vĩ mô để điều chỉnh lợi ích cho các thành viên trong xã hội. Nội dung thứ 3 không trực
tiếp tác động đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả, nhưng lại rất quan trọng, vì qua đó mà
đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức kinh tế xã hội đó và phát hiện cầu mới ở thị trường.
4


1.1.3. Cơ chế hoạt động của nền kinh tế
Để hiểu được cơ chế hoạt động của nền kinh tế chúng ta trừu tượng hố thực tế
và xây dựng một mơ hình đơn giản hố về nền kinh tế. Nền kinh tế bao gồm các bộ
phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với nhau. Nền kinh tế có hai bộ phận cơ
bản sau:
- Người ra quyết định: bất cứ ai hoặc tổ chức nào ra các quyết định lựa chọn.
- Cơ chế phối hợp: sự sắp xếp làm cho sự lựa chọn của các thành viên của nền
kinh tế tương thích với nhau.
Người ra quyết định gồm có:
+ Các hộ gia đình
+ Các doanh nghiệp
+ Chính phủ
Thị trường

hàng hố

Hàng

Tiền - Doanh thu

Tiền- chi tiêu

Hộ gia đình

Hàng

Thuế

Thuế

Doanh nghiệp

Chính phủ
Trợ cấp

Yếu
tố
sản
xuất

Trợ cấp

Tiền – chi phí


Tiền – Thu nhập

Thị trường
yếu tố

Yếu
tố
sản
xuất

Sơ đồ 1.1. Mơ hình nền kinh tế

Hộ gia đình là một nhóm người sống cùng với nhau như một đơn vị ra quyết
định. Tuỳ thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng các vai khác nhau.
- Trong thị trường hàng hố hộ gia đình là người tiêu dùng. Các hộ gia đình
quyết định mua bao nhiêu hàng hố mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá
mà họ có khả năng và sẵn sàng chi trả.
5


- Trong thị trường các yếu tố sản xuất hộ gia đình là người chủ của các nguồn
lực. Họ quyết định cung cấp bao nhiêu các nguồn lực đó cho các doanh nghiệp. Có ba
nguồn lực cơ bản là lao động, vốn và đất đai.
Doanh nghiệp là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và tổ chức kết hợp
các yếu tố đó để sản xuất và bán các loại hàng hố và dịch vụ.
Chính phủ thực hiện hai chức năng cơ bản là sản xuất các hàng hố và dịch vụ
và phân phối lại thu nhập. Thơng thường các Chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật,
hạ tầng cơ sở, an ninh quốc phịng... Chính phủ giới hạn sự lựa chọn của người tiêu
dùng, Chính phủ điều tiết sản xuất và phân phối lại thu nhập.
1.2. Các bộ phận của kinh tế học

Tuỳ thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kinh tế học bao gồm hai bộ
phận cơ bản là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
1.2.1. Kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề
kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình). Nghiên
cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các tác nhân trong sản xuất, tiêu dùng nhằm
tối đa hố lợi ích kinh tế trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan của nền kinh tế
thị trường.
Ví dụ: Hành vi lựa chọn của người quản lý doanh nghiệp khi quyết định số lao
động thuê mướn, số vốn vay, địa điểm kinh doanh, sản lượng sản xuất, nơi tiêu thụ sản
phẩm... để tối đa hoá lợi nhuận. Hành vi lựa chọn của người tiêu dùng khi quyết định
mua bao nhiêu sản phẩm cho phù hợp với khả năng thanh tốn (thu nhập), sở thích thị
hiếu... nhằm tối đa hố lợi ích khi sử dụng hàng hố dịch vụ đó.
1.2.2. Kinh tế vĩ mơ
Kinh tế vĩ mơ là mơn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề
kinh tế cơ bản của một quốc gia. Nó nhấn mạnh tới sự tương tác trong nền kinh tế tổng
thể. Các nội dung chủ yếu: Nghiên cứu về sản lượng, tăng trưởng kinh tế, sự biến động
về giá cả và việc làm, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái… trong
tổng thể nền kinh tế.
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mơ có liên quan mật thiết với nhau vì chúng là 2 bộ
phận của kinh tế học. Nghiên cứu kinh tế vi mô đúng sẽ giúp cho nghiên cứu vĩ mơ
hồn chỉnh. Đồng thời kinh tế tổng thể phát triển lành mạnh ổn định sẽ tạo ra môi
trường thuận lợi cho các hoạt động vi mô ở các doanh nghiệp.
1.3. Các mơ hình kinh tế
1.3.1. Mơ hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy, mệnh lệnh)
Đặc trưng cơ bản nhất của mơ hình này là việc lựa chọn, quyết định 3 vấn đề kinh tế
cơ bản đều do Chính phủ thực hiện (cơ chế mệnh lệnh áp đặt từ trên xuống).
- Ưu điểm: Quản lý tập trung thống nhất việc sử dụng nguồn lực nên đã giải
quyết được nhu cầu công cộng, xã hội và những cân đối lớn của nền kinh tế. Hạn chế
6



phân hố giàu nghèo và đảm bảo sự cơng bằng xã hội.
- Nhược điểm: Bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu và hoạt động kém hiệu
quả. Tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do các cơ quan kế hoạch của Chính phủ
quyết định nên chỉ cần sai sót nhỏ của các nhà kế hoạch sẽ dẫn đến sự bất ổn định cho
nền kinh tế. Người sản xuất và người tiêu dùng kém năng động sáng tạo bởi họ khơng
có quyền lựa chọn. Phân phối mang tính chất bình qn khơng xuất phát từ nhu cầu thị
trường dẫn đến tình trạng thừa thiếu hàng hố một cách giả tạo. Do vậy việc khai thác
sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả, nền kinh tế phát triển chậm.
1.3.2. Mơ hình kinh tế thị trường
Đặc trưng cơ bản của mơ hình này là tất cả 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trường
quyết định, có nghĩa các vấn đề kinh tế cơ bản phải giải quyết thông qua quan hệ cung –
cầu, cạnh tranh trên thị trường (theo sự dẫn dắt của giá thị trường - “Bàn tay vơ hình”).
- Ưu điểm: Người sản xuất và người tiêu dùng được quyền tự do lựa chọn và ra
quyết định trong sản xuất tiêu dùng nên tính năng động, chủ động sáng tạo cao. Kích
thích nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh, công
nghệ kỹ thuật thường xuyên được đổi mới. Phi tập trung hoá các quyền lực trên các
phương diện các quyết định cho các chủ thể sản xuất. Khai thác sử dụng các nguồn lực
có hiệu quả và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Nhược điểm: Do cạnh tranh vì lợi nhuận và coi lợi nhuận là mục tiêu duy nhất
nên dẫn đến ô nhiễm môi trường (tự nhiên, kinh tế, xã hội). Phân hoá giàu nghèo và
bất công xã hội ngày càng tăng. Mâu thuẫn quan hệ kinh tế với quan hệ truyền thống.
Nhiều vấn đề xã hội hết sức nan giải nảy sinh. Phát sinh nhiều rủi ro, tiêu cực...
1.3.3. Mơ hình kinh tế hỗn hợp
Mơ hình kinh tế hỗn hợp là mơ hình vừa phát huy được nhân tố khách quan
(quy luật kinh tế thị trường) lại vừa coi trọng được nhân tố chủ quan (can thiệp của
con người). Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa tác động khách quan của thị trường với vai
trị của Chính phủ.
Ưu điểm của mơ hình này là phát huy được những ưu điểm và hạn chế đến mức

thấp nhất các tồn tại của hai mơ hình trên nên việc khai thác sử dụng các nguồn lực có
hiệu quả hơn, nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Do vậy người ta cho rằng: đây
là mô hình có hiệu quả nhất và được nhiều nước trên thế giới áp dụng (trong đó có
Việt Nam). Tuy nhiên, tuỳ đều kiện cụ thể của mỗi nước mà vận dụng vai trị của thị
trường và chính phủ cho phù hợp.
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng
Nghiên cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các tác nhân trong nền kinh
tế nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngồi phương pháp chung như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử... khi
7


nghiên cứu môn học kinh tế vi mô, người ta thường sử dụng một số phương pháp sau.
Phương pháp mô hình hố
Mơ hình kinh tế là một cách thức mơ tả thực tế đã được đơn giản hoá để hiểu và
dự đoán được mối quan hệ của các biến số. Mơ hình kinh tế có thể được mơ tả bằng
lời, bảng số liệu, sơ đồ, đồ thị hay các phương trình tốn học (Mơ hình 1.1.).
Mục tiêu của mơ hình kinh tế là dự báo hoặc tiên đoán kết quả khi các biến số
thay đổi. Mơ hình kinh tế có hai nhiệm vụ quan trọng. Thứ nhất, chúng giúp chúng ta
hiểu nền kinh tế hoạt động như thế nào bằng cách mơ tả vấn đề nghiên cứu thơng qua
mơ hình đơn giản, chúng ta có thể hiểu sâu hơn một vài khía cạnh quan trọng của vấn
đề. Thứ hai, các mơ hình giả thuyết có thể thiết lập là giá xăng dầu tăng cao trong thời
gian qua đã dẫn tới hiện tượng lượng tiêu thụ xăng dầu giảm.
Cần chú ý rằng mơ hình kinh tế của thế giới thực khơng phải là thế giới thực.
Các mơ hình thường dựa trên những giả định về hành vi của các biến số đã được làm
đơn giản hố so với thực tế. Ngồi ra mơ hình chỉ tập trung vào những biến số quan
trọng nhất để giải thích vấn đề nghiên cứu. Ví dụ về xăng dầu, trong thực tế, các biến
số có thể liên quan đến lượng tiêu thụ xăng dầu bao gồm giá cả xăng dầu, thu nhập của

người tiêu dùng, giá cả hàng hoá khác hay điều kiện thời tiết, ..v.v. Các nhà kinh tế
học phải loại bỏ những biến ít có liên quan hay khơng có ảnh hưởng đến lượng xăng
dầu. Trong trường hợp đơn giản nhất, nhà kinh tế học sẽ loại bỏ sự phức tạp của thực
tế bằng cách giả định chỉ có giá của xăng dầu quyết định đến lượng tiêu thụ xăng dầu
còn các yếu tố khác là không thay đổi.
Phương pháp so sánh tĩnh (với giả thiết là các yếu tố khác không thay đổi)
Đối với các mơn khoa học trong phịng thí nghiệm, việc thực hiện các thia
nghiệm mà chỉ những biến số quan tâm được thay đổi còn các yếu tố khác được giữ
nguyên có vẻ dễ dàng. Tuy nhiên, đối với kinh tế học, phịng thí nghiệm là thế giới
thực, là cuộc sống nên nhìn chung các nhà kinh tế học khó có thể thực hiện được
những thí nghiệm hồn hảo như trong phịng thí nghiệm, các biến số kinh tế học mà
các nhà kinh tế học quan tâm như tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá cả, sản lượng,… luôn
thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố cùng một lúc. Vì thế, muốn kiểm tra giả
thuyết về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường phải sử dụng
các kỹ thuật phân tích thống kê được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác
không thể cố định được.
Quan hệ nhân quả
Các giả thuyết kinh tế thường mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay
đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một hoặc các biến số khác thay đổi theo.
Biến chịu sự tác động được gọi là biến phụ thuộc còn biến thay đổi tác động đến các
biến khác được gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc nhưng
bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngồi mơ hình.
2. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ

2.1. Bản chất của sự lựa chọn kinh tế
8


2.1.1. Thế nào là lý thuyết lựa chọn kinh tế
Lựa chọn kinh tế là sự quyết định con đường phát triển kinh tế phù hơp với xu

hướng phát triển và các mục tiêu kinh tế chung, riêng và khai thác có hiệu quả nguồn
tài nguyên của một tổ chức kinh tế xã hội cụ thể.
Lý thuyết lựa chọn kinh tế dùng để lý giải hoặc giải thích có luận cứ khoa học
cho các quyết định tối ưu của từng tác nhân kinh tế.
2.1.2. Vì sao phải lựa chọn?
Có hai lý do dẫn đến phải lựa chọn đó là: Nhu cầu của con người, xã hội (ý
muốn chủ quan) thì vơ hạn. Trong khi đó nguồn lực (Tài nguyên thiên nhiên, vốn, sức
lao động, thời gian) lại có hạn, khan hiếm. Nguồn lực khan hiếm cũng tuỳ thuộc vào
từng quốc gia, từng tác nhân kinh tế.
2.1.3. Mục tiêu của sự lựa chọn
Tuỳ thuộc vào từng tác nhân kinh tế:
+ Đối với người sản xuất kinh doanh hàng hố dịch vụ thì mục tiêu của sự lựa
chọn là tối đa hoá lợi nhuận (mục tiêu cơ bản nhất), hoặc tối đa hoá doanh thu, hoặc
tăng vị thế trên thị trường, xã hội.
+ Đối với người tiêu dùng: mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hố lợi ích (độ
thoả dụng) trong điều kiện thị trường và nguồn ngân sách hiện có.
+ Đối với Chính phủ: mục tiêu lựa chọn là tối đa hố phúc lợi cơng cộng.
2.2. Ngun tắc tối ưu hóa trong lựa chọn kinh tế
2.2.1. Quy luật khan hiếm
Sự lựa chọn kinh tế xuất phát từ một thự tế đó là sự khan hiếm. Các quốc gia,
các doanh nghiệp và các hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất định. Các nguồn
lực đó bao gồm lao động, vốn, đất đai… Việc sử dụng các nguồn lực đó làm sao phải
đạt hiệu quả cao nhất để tránh sự lãng phí và tổn thất.
2.2.2. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện một sự lựa
chọn về kinh tế hay nói cách khác chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua
(hay thu nhập bị hy sinh) khi lựa chọn phương án sản xuất (hoặc tiêu dùng) này mà
không lựa chọn phương án sản xuất (hoặc tiêu dùng) khác. Đó là quan hệ đánh đổi
giữa phương án đã sản xuất (tiêu dùng) này với phương án sản xuất (tiêu dùng) khác bị
bỏ qua. Trong thực tế thường tồn tại quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng.

- Cách xác định:
+ Bằng hiện vật: Chi phí cơ hội là những hàng hoá và dịch vụ cần thiết nhất bị
bỏ qua để thu được những hàng hoá và dịch vụ khác. Chi phí cơ hội cho việc sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm loại hàng hoá này là sự hy sinh một luợng nào đó sản phẩm
loại hàng hố kia.
Ví dụ: một gia đình có 10m2 đất và quyết định trồng hoa thay cho trồng cây gia
9


vị, thì chi phí cơ hội của việc trồng hoa là lượng rau gia vị bị mất đi (khơng có được).
Ý nghĩa: Làm cơ sở cho việc xác định phương án sản xuất các loại sản phẩm
hàng hố có lợi nhất, khai thác sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao trong từng thời kỳ).
+ Bằng giá trị: Chi phí cơ hội là giá trị tốt nhất bị bỏ qua (hy sinh) khi sản xuất
hoặc tiêu dùng mặt hàng này để chuyển sang sản xuất hoặc tiêu dùng mặt hàng khác.
Thơng thường chi phí cơ hội được xác định bằng giá thị trường của phương án
lựa chọn tốt nhất có thể có mà người ta đã bỏ lỡ.
Ví dụ: Có số liệu thể hiện khả năng sản xuất của một nền kinh tế khi sản xuất 2
hàng hóa là lương thực và phim ảnh như sau:
Bảng 1.1

Phương án

A

B

C

D


E

Số đơn vị lương thực

25

19

13

7

0

Số đơn vị phim ảnh

0

9

17

24

30

Cách 1: Chi phí cơ hội để sản xuất thêm một đơn vi phim ảnh là số đơn vị
lương thực phải hy sinh (thứ tự từ A đến E): 6/9; 6/8; 6/7 và 7/6.
Chẳng hạn: chuyển từ phương án A sang phương án B chúng ta nhận được thêm 9
đơn vị phim ảnh nhưng phải mất đi 6 đơn vị lương thực và vì vậy, để sản xuất thêm 1

đơn vị phim ảnh thì phải hy sinh 6/9 đơn vị lương thực.
Tương tự, chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một đơn vị lương thực thì phải
hy sinh số lượng đơn vị phim ảnh là (từ E đến A): 6/7; 7/6; 8/6 và 9/6
Cách 2: Trong 5 phương án, mỗi phương án đạt tổng giá trị của số lượng lương
thực và số lượng của phim ảnh. Khi giá cả hàng hoá đã xác định trên thị trường, thì
xác định được giá trị của phương án đã chọn và phương án tốt nhất bị bỏ lỡ.
Ngồi ra cịn có cách khác: Xác định chi phí cơ hội của phương án được chọn
đầu tư phát triển bằng giá trị lãi suất bình quân trên thị trường đã bị bỏ lỡ của đồng
vốn đầu tư được tính theo.
- Ý nghĩa: Căn cứ vào chi phí cơ hội, Nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng
lựa chọn và ra quyết định tối ưu trong hoạt động của mình nhằm tối đa hố lợi ích kinh
tế, khai thác có hiệu quả nguồn lực khan hiếm. Khi đó, người ta sẽ chọn phương án có
chi phí cơ hội thấp nhất và chi phí cơ hội đó được tính vào chi phí kinh tế.
2.2.3. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần cho thấy để thu thêm được một số lượng hàng
hoá bằng nhau, xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều hàng hoá khác. Quy luật này giúp
chúng ta tính tốn và lựa chọn sản xuất cái gì, bao nhiêu cho có lợi nhất.
Đường giới hạn khả năng sản xuất (GHKNSX - PPF - Production Possibility
Frontier).
10


Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường biểu diễn các tổ hợp sản lượng
hàng hoá dịch vụ tối đa có khả năng sản xuất được khi sử dụng tồn bộ nguồn lực hiện
có của một tổ chức kinh tế xã hội trong điều kiện cơng nghệ nhất định.
Có thể biểu diễn số liệu ở ví dụ trên như sau:
Lương
thực

A


F●

G●
Phim
0

E
Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất

Để đơn giản cho phân tích chúng ta giả sử một nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại
hàng hoá dịch vụ X và Y. Lúc đó, đường GHKNSX được hiểu là đường mơ tả tất cả
các kết hợp hàng hố dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về
các nguồn lực sản xuất và công nghệ hiện tại.
Khi nghiên cứu về đường GHKNSX người ta rút ra một số kết luận sau:
+ Đường GHKNSX cho biết mối quan hệ đánh đổi trong sản xuất hai hàng hoá
dịch vụ.
+ Việc sản xuất các hàng hố và dịch vụ ln tn theo quy luật chi phí cơ hội
tăng dần nên đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng cong lồi bên ngồi và dốc
xuống phía phải (hệ số gốc của đường PPF tăng dần thể hiện sự thay thế tăng dần)
+ Tất cả những điểm nằm trên đường năng lực sản xuất (A,B,C,D, E) đều có
hiệu quả, đều sử dụng hết nguồn lực hiện có. Nhưng, lựa chọn điểm nào (phương án
nào) là điểm có hiệu quả nhất cịn tuỳ thuộc điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã
hội ở từng thời kỳ cụ thể.
+ Những điểm nằm phía trong đường GHKNSX (G) là điểm khơng hiệu quả vì
khơng sử dụng hết nguồn lực hiện có.
+ Những điểm nằm phía ngồi đường GHKNSX (F) là điểm không thể đạt
được với các nguồn lực có sẵn. Để đạt được cần phải sử dụng các biện pháp huy động
nguồn lực như: đổi mới công nghệ, chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước...
+ Đường GHKNSX cho ta biết: chi phí cơ hội, ba vấn đề kinh tế cơ bản, trình

độ phát triển kinh tế và vai trị của cơng nghệ kỹ thuật... và làm sáng tỏ kinh tế học vi
mô là môn khoa học của sự lựa chọn.
Ở phần trên ta xem xét trạng thái tĩnh của đường PPF, tức là ở tại một trình độ
cơng nghệ và ràng buộc nguồn lực hiện tại. Khi các nhân tố này thay đổi sẽ làm cho
11


đường PPF dịch chuyển, có thể là dịch chuyển song song nếu giá cả, chi phí các hàng
hố khơng thay đổi nhưng cũng có thể khơng song song. Điều này có thể do việc cải
tiến cơng nghệ làm thay đổi xu hướng chi phí cơ hội trong việc sản xuất 2 hàng hố
dịch vụ trên.
Y

Y

PPF

0

0
X

X

Hình 1.2. Sự dịch chuyển đường GHKNSX

2.2.4. Phân tích cận biên - phương pháp lựa chọn tối ưu
Phương pháp tiếp cận cận biên (Lý thuyết biên) là phương pháp quan trọng nhất
khi nghiên cứu.
Nội dung: Nhìn nhận xem xét các quyết định của các tác nhân trong nền kinh tế

đều có điểm dừng tối ưu. Tại đó, người sản xuất tối đa hố lợi nhuận trong sản xuất
kinh doanh; người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích khi sử dụng hàng hố dịch vụ cịn Chính
phủ tối đa hố phúc lợi cơng cộng.
Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên quan đến hai vấn đề cơ bản là: chi phí
và lợi ích của sự lựa chọn. Cả hai biến số lợi ích và chi phí đều thay đổi khi các thành
viên kinh tế đưa ra các sự lựa chọn với quy mô khác nhau. Khi tiến hành lựa chọn, các
tác nhân đều mong muốn tối đa hố lợi ích rịng thơng qua việc so sánh phần lợi ích
thu được và phần chi phí bỏ ra để sản xuất (hoặc tiêu dùng) thêm một đơn vị sản phẩm
hay nói cách khác là mọi thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hố lợi ích rịng
(NSB).
Lợi ích rịng = Tổng lợi ích - Tổng chi phí

Khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn nhà sản xuất so sánh giữa lợi ích thu
được với chi phí bỏ ra để từ đó xác định được mức sản lượng cần thiết để đạt được
mục tiêu tối đa hố lợi nhuận.
Giả sử hàm tổng lợi ích là TB = f(Q), hàm tổng chi phí là TC = g(Q). Điều đó
có nghĩa là lợi ích thu được cũng như chi phí bỏ ra cho một sự lựa chọn phụ thuộc vào
quy mơ của sự lựa chọn đó, tức là Q = ?.
12


Khi đó lợi ích rịng là NSB = TB – TC = f(Q) – g(Q).
NSB đạt giá trị Max khi (NSB)’(Q) = 0
Hay

(NSB)’(Q) = TB’(Q)- TC’(Q) = 0

Gọi MB (Marginal Benifit) ích lợi cận biên là phần ích lợi tăng thêm khi sản
xuất (hoặc tiêu dùng) thêm 1 đơn vị sản phẩm. MC (Marginal Cost) - chi phí cận biên
là phần chi phí tăng thêm khi sản xuất (hoặc tiêu dùng) thêm 1 đơn vị sản phẩm.

Như vậy, NSB đạt giá trị Max khi MB – MC = 0 =>MB = MC
+ Nếu MB > MC thì mở rộng quy mô sản xuất (hoặc tiêu dùng) để tăng thêm
tổng lợi ích kinh tế.
+ Nếu MB < MC thì thu hẹp quy mô sản xuất (hoặc tiêu dùng) để tăng thêm
tổng lợi ích kinh tế.
+ Nếu MB = MC thì quy mô sản xuất (hoặc tiêu dùng) là tối ưu (Q*). Tại đó
tổng lợi ích kinh tế đạt được là cao nhất.
Vậy Q* là điểm dừng tối ưu của người sản xuất (hoặc tiêu dùng) khi lựa chọn
phương án sản xuất (hoặc tiêu dùng) nhằm tối đa hố lợi ích kinh tế.

TĨM TẮT CHƯƠNG I

Kinh tế học là mơn khoa học giúp con người hiểu về cách thức vận hành của
nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh
tế nói riêng.
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích
sử dụng khác nhau. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản là sản xuất
cái gì? sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Nền kinh tế có hai bộ phận cơ bản sau:
- Người ra quyết định: bất cứ ai hoặc tổ chức nào ra các quyết định lựa chọn.
- Cơ chế phối hợp: sự sắp xếp làm cho sự lựa chọn của các thành viên của nền
kinh tế tương thích với nhau.
Kinh tế học bao gồm hai bộ phận cơ bản là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ
mô. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các tác nhân
trong sản xuất, tiêu dùng nhằm tối đa hố lợi ích kinh tế trên cơ sở vận dụng các quy
luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Kinh tế học vĩ mô là môn khoa học nghiên
cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của một quốc gia với các nội
dung chủ yếu: Nghiên cứu về sản lượng, tăng trưởng kinh tế, sự biến động về giá cả và
việc làm, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái… trong tổng thể nền
kinh tế.

13


Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện một sự lựa
chọn về kinh tế hay nói cách khác chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua
(hay thu nhập bị hy sinh) khi lựa chọn phương án sản xuất (hoặc tiêu dùng) này mà
không lựa chọn phương án sản xuất (hoặc tiêu dùng) khác. Chi phí cơ hội tuân theo
quy luật: để thu thêm được một số lượng hàng hoá bằng nhau, xã hội phải hy sinh ngày
càng nhiều hàng hoá khác.
Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường biểu diễn các tổ hợp sản lượng
hàng hố dịch vụ tối đa có khả năng sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực hiện
có của một tổ chức kinh tế xã hội trong điều kiện công nghệ nhất định.
Khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn nhà sản xuất so sánh giữa lợi ích thu
được với chi phí bỏ ra để từ đó xác định được mức sản lượng cần thiết để đạt được
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Như vậy, khi MB = MC, thì Q* là điểm dừng tối ưu của người sản xuất (hoặc
tiêu dùng) khi lựa chọn phương án sản xuất (hoặc tiêu dùng) nhằm tối đa hố lợi ích
kinh tế. Lúc đó, NSB đạt giá trị Max.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Trình bày ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế.
2. Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mơ.
3. Trình bày các mơ hình kinh tế, ưu và nhược điểm của từng mơ hình.
4. Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ minh họa.
5. Trình bày nguyên tắc phân tích cận biên.

CÂU HỎI ĐÚNG, SAI

1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai là

các vấn đề kinh tế của riêng nền kinh tế thị trường.
2. Chi phí cơ hội là tất cả các cơ hội bị mất đi (không nhận được) khi đưa ra một sự lựa
chọn kinh tế.
3. Để thu thêm một loại hàng hóa nào đó, xã hội phải hy sinh một lượng hàng hóa
khác.
4. Vì có tình trạng khan hiếm nên các thành viên trong nền kinh tế phải lựa chọn khi
đựa ra các quyết định kinh tế.
14


5. Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường cong thể hiện khả năng sản xuất có thể
đạt được của một nền kinh tế.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Thực tiễn nhu cầu của con người không được thỏa mãn đầy đủ với nguồn lực hiện
tại có được gọi là vấn đề:
a. Chi phí cơ hội
b. Khan hiếm
c. Kinh tế chuẩn tắc
d. Ai sẽ tiêu dùng
2. Vấn đề khan hiếm tồn tại
a. Chỉ trong các nền kinh tế thị trường
b. Chỉ trong các nền kinh tế chỉ huy
c. Trong tất cả các nền kinh tế
d. Chỉ khi con người không tối ưu hóa hành vi
3. Mỗi xã hội cần giải quyết vấn đề kinh tế nào dưới đây?
a. Sản xuất cái gì?
b. Sản xuất như thế nào?
c. Sản xuất cho ai?

d. Tất cả các vấn đề trên
4. Khi Chính phủ quyết định sử dụng nguồn lực để xây dựng một con đê, nguồn lực đó
sẽ khơng cịn để xây đường cao tốc. Điều này minh họa khái niệm:
a. Cơ chế thị trường
b. Kinh tế vĩ mơ
c. Chi phí cơ hội
d. Kinh tế đóng
5. Một nền kinh tế hỗn hợp bao gồm:
a. Cả nội thương và ngoại thương
b. Các ngành đóng và mở
c. Cả cơ chế thực chứng và chuẩn t.ắc
d. Cả cơ chế mệnh lệnh và thị trường.
6. Chi phí cơ hội của một người đi cắt tóc mất 10.000 đồng là:
15


a. Việc sử dụng tốt nhất 10.000 đồng của người đó vào việc khác
b. Việc sử dụng tốt nhất cả thời gian và 10.000 đồng của người đó
c. Giá trị 10.000 đồng đối với người thợ cắt tóc
d. Giá trị thời gian cắt tóc của người thợ
7. Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các quyết định của hãng và hộ gia đình được gọi là
a. Kinh tế vĩ mô
b. Kinh tế vi mô
c. Kinh tế thực chứng
d. Kinh tế gia đình
8. Điều nào dưới đây khơng được coi là bộ phận của chi phí cơ hội của việc đi học đại học
a. Học phí
b. Chi phí ăn uống
c. Thu nhập lẽ ra có thể kiếm được nếu khơng đi học
d. Tất cả điều trên

9. Sự thật nền kinh tế ln phải đối mặt với:
a. Nhu cầu khơng có giới hạn và nguồn lực hữu hạn
b. Các nhà tư bản ln ln bóc lột những người cơng nhân
c. Cơng đồn ln ln bóc lột những cơng ty
d. Tất cả các đáp án ở trên
10. Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị:
a. Những kết hợp hàng hóa mà nền kinh tế mong muốn
b. Những kết hợp hàng hóa có thể sản xuất của nền kinh tế
c. Những kết hợp hàng hóa khả thi và hiệu quả của nền kinh tế
d. Không câu nào đúng.

BÀI TẬP TỰ LÀM

Bài số 1:

Hùng là sinh viên vừa tốt nghiệp, quyết định đầu tư 100 triệu đồng để mở và
điều hành một cửa hàng internet. Cửa hàng đó tạo ra lợi nhuận 4 triệu đồng mỗi tháng.
Giả sử rằng lãi suất tiền gửi ngân hàng là 1%/tháng. Nếu Hùng đi làm cho công ty A
sẽ có được thu nhập 4 triệu đồng mỗi tháng.
16


a. Hãy xác định chi phí cơ hội của việc mở cửa hàng internet.
b. Hãy đánh giá quyết định mở cửa hàng internet của Hùng.
Bài số 2:

Tỉnh A có hai ngành sản xuất là trồng lạc và trồng hoa. Giả định rằng các nguồn
lực được sử dụng một cách tối ưu. Các khả năng có thể đạt được trong điều kiện đó
được thể hiện như sau:
Khả năng


Lạc (tấn/tháng)

Hoa (triệu bơng/tháng)

A

150

0

B

100

100

C

50

200

D

0

300

a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của tỉnh A.

b. Hãy xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất lạc và hoa ở tỉnh A.
c. Giả sử rằng, tỉnh A áp dụng công nghệ sản xuất mới và điều này làm năng suất
của hai ngành tăng lên gấp 2. Hãy chỉ ra sự ảnh hưởng đó đối với đường PPF
của tỉnh A.
d. Nếu giá của lạc giống tăng (các yếu tố khác không đổi). Hãy cho biết điều này
ảnh hưởng như thế nào đến đường PPF của tỉnh A. Vẽ đồ thị minh họa.
Bài số 3:

Một người tiêu dùng có hàm tổng lợi ích và tổng chi phí như sau:
TB= 200Q – Q2
TC = 200 + 20Q + 0,5Q2
a. Hãy xác định lượng hàng hóa mà người tiêu dùng này mua để tối đa hóa tổng
lợi ích.
b. Hãy xác định lượng hàng hóa mà người tiêu dùng này mua để tối đa hóa lợi ích
rịng.
c. Hãy xác định hướng điều tiết tiêu dùng trong trường hợp Q = 50.

17


CHƯƠNG II

CẦU - CUNG

1. CẦU (DEMAND)

1.1. Khái niệm
Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở
các mức giá khác nhau trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định, khi các yếu tố khác
không thay đổi (Ceteris paribus).

Ceteris paribus: Giả định các yếu tố khác (ngoài yếu tố giá) giữ nguyên không đổi.
Như vậy cầu chỉ xuất hiện khi có đủ hai điều kiện xẩy ra cùng một lúc:
- Người tiêu dùng (người mua) có khả năng thanh tốn: nghĩa là phải có tiền, có đủ
ngân sách.
- Người mua sẵn sàng mua (cần công dụng và giá trị sử dụng của hàng hố, dịch
vụ đó)
Ví dụ: Bạn rất giàu có nhưng bạn khơng muốn mua laptop dù bạn có thừa khả
năng thanh tốn thì cầu về laptop của bạn là bằng 0. Hay bạn rất muốn mua ơtơ nhưng bạn
chỉ có 50 triệu đồng nên khơng thể đủ tiền để mua, vậy cầu về ôtô của bạn cũng bằng 0.
Cần phân biệt giữa cầu và lượng cầu.
Lượng cầu (Quantity demanded - Qd)là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người
tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá nhất định (các yếu tố khác khơng
thay đổi)
Ví dụ: Xét lượng cầu tiêu thụ vải thiều tại một địa phương như sau
Ở mức giá

P1 = 5000 đ/kg → Qd = 20 tấn/ngày
P2 = 7000 đ/kg → Qd = 18 tấn/ngày

Khi biểu thị cầu của hàng hóa hay dịch vụ thơng qua biểu cầu. Nhận thấy cầu là
toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả hàng hóa, dịch vụ tương ứng. Ta có mối
quan hệ giữa lượng cầu và giá cả vải thiều ở ví dụ trên được tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 2.1. Giá và lượng cầu về vải thiều

Giá - P (ngàn đ/kg)

Lượng cầu - Qd (tấn/ngày)

5


20

7

18

9

16

11

14
18


Mối quan hệ trên có thể biểu thị thơng qua đường cầu minh họa dưới đây.
P
11
9

D

7
5

O

14 16 18


Q

20

Đồ thị 2.1. Đường cầu về vải thiều

Như vậy đường cầu (Demand curve) là đường dốc xuống dưới về phía phải. Do
khi hàng hố, dịch vụ giảm xuống, nó sẽ cuốn hút nhiều cá nhân tham gia thị trường
nên lượng cầu tăng lên.
Trong một số trường hợp ngoại lệ thì cũng có đường cầu dốc lên trên về phía
bên trái và diễn ra trong thời điểm rất ngắn (lạm phát, đổi tiền); đường cầu thẳng đứng
khi giá cả có tăng lên bao nhiêu đi nữa thì cầu của người tiêu dùng vẫn là không đổi
(Cầu về muối ăn); hay đường cầu là nằm ngang khi người tiêu dùng vẫn mua với bất
cứ khối lượng nào tại cùng một mức giá (đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo)
1.2. Luật cầu
Cả biểu cầu và đường cầu đều chỉ ra rằng, đối với một hàng hóa hay dịch vụ,
quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lượng cầu khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên
không thay đổi. Quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu phổ biến đối với nhiều
hàng hóa, và gọi là luật cầu:
Luật cầu là quy luật của người mua, phản ánh mối quan hệ nghịch biến giữa
giá và lượng cầu trong một khoảng thời gian nhất định, Ceteris paribus.
Khi giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống thì lượng cầu sẽ tăng lên và ngược lại.
P
P1

P2
(D)
O


Q1

Q2

Q

Hình 2.2. Mối quan hệ giữa lượng cầu và giá

19


1.3. Hàm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
1.3.1. Hàm cầu
Lượng cầu hàng hoá hay dịch vụ trên thị trường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.
Do vậy để biểu diễn mối quan hệ này người ta sử dụng hàm số của cầu ( hàm cầu).
Dạng tổng quát: QD (x,t) = f (P X; I; PY; T; N; E …)
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố, người ta phải cố định các yếu tố
khác (coi như các yếu tố khác không đổi).
Lưu ý:
- Hàm cầu của thị trường về một hàng hoá hay dịch vụ nào đó thường là hàm
phi tuyến nhưng trong thực tế để đơn giản hố người ta thường giả định nó là hàm
tuyến tính: QD = a.P + b, trong đó:
QD lượng cầu của một hàng hố nào đó và chỉ chịu ảnh hưởng của giá cả hàng
hố đó.
a hệ số của giá cả, nó thể hiện sự ảnh hưởng của yếu tố giá cả đến lượng cầu
của hàng hố đó (a<0).
b hằng số, thể hiện sự tác động cố định của các yếu tố khác ngoài giá cả.
Chẳng hạn từ biểu cầu ở ví dụ trên ta phương trình đường cầu: QD = - P + 25
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Giá cả hàng hoá dịch vụ (Price - PX):

Khi giá cả hàng hố hay dịch vụ tăng thì lượng cầu của nó giảm và ngược lại.
Mức độ tác động này cịn phụ thuộc từng loại hàng hố dịch vụ.
Thu nhập của người tiêu dùng (Income - I ):
- Hàng hóa thơng thường (Normal goods): Khi thu nhập người tiêu dùng tăng
thì lượng cầu hàng hố thơng thường tăng ở các mức giá và ngược lại.
Hàng hóa thơng thường gồm hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa
thiết yếu tăng chậm theo mức tăng của thu nhập, hàng hóa xa xỉ tăng nhanh theo mức
tăng của thu nhập và ngược lại.
- Hàng hóa thứ cấp (Inferior goods): Khi thu nhập người tiêu dùng tăng thì
lượng cầu hàng hoá thứ cấp giảm ở các mức giá và ngược lại.
Ví dụ như hàng hóa là xe đạp, tivi đen trắng,…
Giá cả của hàng hố có liên quan (PY):
- Hàng hóa thay thế (Substitute goods) là những hàng hóa có cùng giá trị sử dụng, thỏa
mãn cùng nhu cầu, có thể sử dụng thay thế cho nhau. Khi giá cả hàng hố thay thế tăng lên
hoặc giảm xuống thì lượng cầu hàng có liên quan sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.
Cụ thể:

+ PY tăng lên → QDy giảm → QDx tăng
+ PY giảm xuống → QDy tăng lên → QDx giảm xuống
20



×